Chương II

 
CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
 

 

CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG

 

103-     Sau khi đã cẩn thận cứu xét tình hình cần phải tiến hành việc phổ biến chương trình hoạt động, nhất là bằng cuốn hướng dẫn vấn đề giáo lý. Chương trình hoạt động phải xác định những mục tiêu, các phương tiện cho sinh hoạt mục vụ giáo lý, cũng như các tiêu chuẩn để các sinh hoạt này theo, và các mục tiêu này phải xác định làm sao để chúng ăn khớp với các mục tiêu và tiêu chuẩn của chung Giáo Hội mà lại hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu địa phương.

 

Trong việc phác họa chương trình hoạt động ấy, người ta phải hết sức chú ý đến những phần vụ của các cơ cấu thực sự thuộc giáo hội, như các giáo xứ, các cộng đồng riêng biệt của tín hữu, và các tổ chức làm việc tông đồ; đến cơ cấu gia đình; đến các tổ chức giáo dục, như  học đường của cả trong lẫn ngoài Kitô Giáo; và đến tất cả mọi hình thức nhóm hội về xã hội và văn hóa khác nữa.

Các điểm chính yếu nhất của bất cứ một chương trình hoạt động nào như thế là ở tại những mục đích cần phải đạt được cũng như ở tại các phương tiện cần phải sử dụng tới vậy.

 

CÁC MỤC ĐÍCH CẦN PHẢI ĐẠT

 

104-     Các mục đích cần phải đạt được trong lãnh vực hoạt động mục vụ có thể khác nhau về mức độ cũng như về kiểu cách, tùy theo những nơi chốn và nhu cầu khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các mục đích này đều phải liên hệ tới việc phát triển đức tin và luân lý nơi Kitô hữu, cũng như phải liên hệ tới việc thắt chặt mối tương giao giữa họ đối với Thiên Chúa và tha nhân. Chẳng hạn chúng phải đề ra những mục tiêu như thành phần người lớn phải có được một đức tin chín chắn, như giáo huấn Kitô Giáo phải được dạy cho các nhóm chuyên về khao học và kỹ thuật, như gia đình phải làm sao có thể thực thi các nhiệm vụ Kitô Giáo của mình, như việc có mặt của Kitô Giáo phải gây tác dụng cho công cuộc biến đổi xã hội.

 

Vì thường có nhiều các mục đích nên cần lưu ý chung là chúng phải được xác định thời điểm hoàn thành, và phải được hoàn thành tùy theo thứ tự ưu tiên của các mục tiêu.

 

Cũng là một việc làm có lợi khi phải đối chiếu các mục đích về mục vụ được đề ra cho một vùng với các mục đích tương tự nhất với mình về địa dư hay về văn hóa do Hội Đồng Giám Mục đề ra.

 

CÁC PHƯƠNG TIỆN CẦN PHẢI DÙNG

 

105-     Các phương tiện chính cần phải được sử dụng là: các học viện giáo lý là những cơ cấu cần phải được đề cao hay hỗ trợ; các chương trình dạy; các sách giáo khoa (xem Chương 5 về phần nói về điều này); các dụng cụ sinh hoạt; các chỉ dẫn và phương pháp (xem phần 4). Lãnh vực tìm kiếm các phương tiện có thể khó xác định được. Tuy nhiên vấn đề này luôn luôn cần phải nhớ rằng: các phương tiện được đề ra bao giờ cũng phải đáp ứng một cách thích thuận với các mục tiêu thiêng liêng cần phải đạt tới.

 

CÁC QUI TẮC

 

106-     Các qui tắc có thể được ban hành liên quan đến vấn đề giáo lý thì nhiều và khác nhau tùy theo mục đích cần phải đạt tới. So sánh với các qui tắc khác thì những qui tắc để dọn mình cho tín hữu lãnh nhận các bí tích có một tầm quan trọng đặc biệt. Chẳng hạn, những qui tắc này bao gồm cả những qui tắc dạy giáo lý dự tòng cho người lớn, giúp trẻ em lãnh nhận bí tích, và giúp các gia đình sửa soạn cho việc con cái họ lãnh nhận bí tích rửa tội.

 

Để đạt được hiệu qủa, tất cả các qui tắc như thế, về số lượng không cần nhiều, về tính chất thì giản dị, và đề ra những tiêu chuẩn hướng ngoại hơn hướng nội.

 

Như đã rõ, không một qui tắc riêng biệt nào có thể vượt những luật lệ tổng quát cũng như thói lệ chung của Giáo Hội mà không được Tòa Thánh chuẩn nhận.

 

VIỆC PHÂN CHIA VÀ ĐỀ CAO CÁC TRÁCH NHIỆM

 

107-     Trước hết, phải chú trọng đến việc phân chia rõ ràng và hiệu nghiệm các việc làm và trách nhiệm. Chẳng hạn như việc làm sáng tỏ ý nghĩa riêng nơi các trách nhiệm của gia đình Kitô hữu, trách nhiệm của các đoàn thể tín hữu, trách nhiệm của thành phần giáo sĩ, trách nhiệm của các giáo lý viên, là một việc làm hết sức quan trọng. Tuy nhiên, việc phân phối lực lượng vốn có như thế cũng chưa đủ để thỏa đáng; mà còn phải phấn khích và đề cao mỗi ngày một hơn việc nỗ lực theo trách nhiệm của tất cả mọi tín hữu. Phải để ý đến việc làm cho cộng đồng Kitô hữu mỗi ngày ý thức được phận vụ của mình, phận vụ phải trở thành một dấu hiệu cho thấy đức khôn ngoan và tình yêu của Thiên Chúa được tỏ ra cho chúng ta nơi Đức Kitô. Để đạt được điều này, toàn thể cộng đồng cũng như từng phần tử của cộng đồng tín hữu nên được thông báo cho biết, bao nhiêu có thể, những gì cần phải làm vào thời điểm xứng hợp, cũng như tất cả mọi người trong cộng đồng nên được mời gọi để tích cực dự phần vào việc đảm trách các dự án, vào việc quyết định và vào việc thực hiện những gì đã được quyết định.

 

Trong việc dọn chương trình sinh hoạt giáo lý, phải để ý kỹ đến sự kiện là đôi khi có những công việc khác nhau sẽ trở thành bất tiện và cần phải đặt lại vấn đề. Chẳng hạn như trường hợp có thể gặp trục trặc trong vấn đề thay đổi từ ngữ, và trong vấn đề nẩy lên các ý tưởng mới liên quan đến mối liên hệ giữa việc giáo dục với việc tông đồ. Gặp những trường hợp như vậy, cần phải hết sức tránh tất cả những gì có thể không đáng gây ra rắc rối.

 

Sau hết, tất cả mọi hoạt động giáo lý cần phải được cung cấp với một sự hỗ trợ cân xứng về vấn đề tài chính.