HỌC VIÊN GIÁO LÝ

 

 

Quyền Học Giáo Lý

 

1.      Theo quan điểm thần học, mọi người đã lãnh nhận phép rửa, bởi chính vì việc đã được rửa ấy, có quyền lãnh nhận từ Giáo Hội sự hướng dẫn và giáo huấn khiến cho họ là người nam hay nữ có thể tham dự vào đời sống Kitô hữu thực sự; (CT:14)

 

2.      Và theo quan điểm nhân quyền, mọi người có quyền tìm kiếm chân lý tín ngưỡng và tự do theo đuổi chân lý này, tức là, “về phía cá nhân hay về phía các đoàn thể xã hội không bị áp bức và bất cứ quyền lực con người nào”, tới độ, về vấn đề tín ngưỡng này, “không ai bị bắt buộc tác hành ngược lại với lương tâm của mình hay bị ngăn cản làm theo lương tâm mình” (Tuyên Ngôn Dignitatis Humanae về tự do tôn giáo, đoạn 2: AAS 58, năm 1966, trang 930). (CT:14)

 

3.      Tất cả mọi tín hữu có quyền được học hỏi giáo lý; tất cả mọi vị chủ chăn có nhiệm vụ phải cung cấp vấn đề giáo lý cho họ. (CT: 64)

 

Buộc Học Giáo Lý

 

4.      Cần phải nhắc lại rằng không một ai trong Giáo Hội của Chúa Giêsu Kitô được phép chuẩn chước cho mình việc học hỏi giáo lý. Điều này áp dụng cho cả những chủng sinh trẻ và tu sĩ trẻ, cũng như cho tất cả những ai được kêu gọi đảm trách công việc làm mục tử và làm giáo lý viên. Họ sẽ hoàn thành công việc này hết sức tốt đẹp nếu họ là những học viên khiêm hạ của Giáo Hội, một truyền đạt viên giáo lý cao cả cũng là một thụ lãnh sinh giáo lý tuyệt vời. (CT: 45)

 

 

Nhờ Học Giáo Lý

 

5.      Nghệ thuật sư phạm làm bật lên việc đáp ứng chủ động nơi thành phần học giáo lý hợp với điều kiện chung của đời sống Kitô hữu, một đời sống tín hữu chủ động đáp lại các tặng ân của Thiên Chúa bằng lời cầu nguyện, bằng việc lãnh nhận các bí tích và tham dự phụng vụ thánh, bằng việc chấp nhận các trách nhiệm trong Hội Thánh cũng như trong xã hội, và bằng việc thi hành đức bác ái. (DCG: 75)

 

6.      Những ai học giáo lý, nhất là thành phần người lớn, cũng có thể góp phần một cách chủ động trong việc phát triển vấn đề giáo lý. Bởi thế, họ phải được hỏi xem họ đã hiểu sứ điệp Kitô Giáo thế nào và họ có thể tự mình cắt nghĩa sứ điệp Kitô Giáo ấy ra sao. Để rồi, kết qủa của việc vấn đáp với những gì học hỏi theo Huấn Quyền của Giáo Hội phải được so sánh lại với nhau, và chỉ chấp nhận những gì hợp với đức tin mà thôi. Nhờ cách này mới có các phương trợ hiệu lực trong việc truyền đạt cách hiệu nghiệm sứ điệp Kitô Giáo chân thật duy nhất. (DCG: 75)

 

Nhóm Học Giáo Lý

 

7.      Trong vấn đề giáo lý của trẻ em, chia nhóm sẽ giúp cho việc giáo dục các em trong việc giao tiếp nhau, cả trong trường hợp trẻ em tham dự các lớp giáo lý chung với nhau, cũng như trong trường hợp những em được họp lại thành một nhóm nhỏ để tham dự một sinh hoạt nào đó. (DCG: 76)

8.      Đối với thành phần thanh thiếu niên và mới trưởng thành, việc chia nhóm phải được coi là hết sức khẩn thiết. Ở trong một nhóm với nhau, thành phần thanh thiếu niên hay người mới trưởng thành mới biết được mình và có được sự nâng đỡ cũng như phấn khích. (DCG: 76)

 

9.      Trong trường hợp người lớn, ngày nay việc chia nhóm có thể được coi như là một điều kiện cho vấn đề giáo lý là vấn đề nhắm đến việc bồi dưỡng cảm quan cùng nhau phải có trách nhiệm Kitô Giáo. (DCG: 76)

 

10.  Trong những nhóm thanh thiếu niên hay người lớn, giáo lý có tính cách học hỏi chung. (DCG: 76)