ÁNH SÁNG SỰ SỐNG

 

 

 Ánh Sáng Sự Sốnglà tựa đề chung cho bộ Giáo Lý

 

Ngoài ý nghĩa sâu xa của lời Chúa nói ấy, như phần Dẫn Nhập (cho cuốn Giáo Lý Chỉ Nam này) trình bày, ở đây bốn chữ ấy còn có nghĩa là tất cả những kiến thức đức tin (“ánh sáng”) cần thiết để có thể xứng đáng lãnh nhận các bí tích ân sủng (“sự sống”) (xem Tông Huấn Catechesi Tradendae, số 23 và 33). Do đó, bộ Giáo Lý “Aùnh Sáng Sự Sống” này có đầy đủ bảy Bí Tích (xem Bản Tổng Dẫn Giáo Lý Directorium Catechisticum Generale, các khoản 56-57, 95).

 

Giáo lý liên quan đến đức tin, tức đến phần rỗi đời đời, đến sự sống trường sinh, nên giáo lý là môn học sống đạo chứ không phải môn học thường thức như môn vật lý hay toán đố, học biết thì có lợi song không học cũng chẳng chết. Các chân lý đức tin được tổng hợp và trình bày trong Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo không phải là một mớ kiến thức khoa học làm thỏa mãn óc tò mò và tính ham hiểu biết của con người, mà là chính cảm nghiệm thần linh sống động truyền đạt (xem 1Gioan 1:1-3) qua giòng lịch sử như “một giòng sông chảy nước ban sự sống” (Khải Huyền 22:1).

 

Vì “các chân lý đức tin được tổng hợp và trình bày trong Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo không phải là một mớ kiến thức khoa học… mà là chính cảm nghiệm thần linh sống động…” như thế, nên đức tin không phải chỉ là việc “nhận biết” (Gioan 17:3) “Thiên Chúa là Thần Linh” (Gioan 4:24) bằng trí khôn của con người, mà là bằng toàn thể bản thân con người. Ở chỗ, con người phải vận dụng tất cả ý muốn tự do của mình để có thể “chấp nhận” (Gioan 1:12) “tất cả sự thật” (Gioan 16:13) vô cùng thần linh siêu việt mà Thiên Chúa muốn mạc khải cho con người biết, về Ngài là ai đối với con người và Ngài muốn gì nơi con người, trong Chúa Giêsu Kitô, Con Ngài, Đấng “đã tỏ Cha ra” (Gioan 1:18) cho riêng Giáo Hội của Người (xem Gioan 14:22, 15:5, 17:6, 8).

 

Bởi vậy, việc dạy Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo là việc truyền đạt cái cảm nghiệm đức tin thần linh của mình, hơn là dạy học một mớ kiến thức đức tin suông (xem Tông Huấn Catechesis Tradendae, số 58), và việc học hỏi Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo cũng vậy, không phải chỉ là việc học biết những gì cần thiết để được lãnh nhận bí tích, cho bằng việc làm cho “đức tin tuân phục” (Rôma 1:5) của mình sống động hơn (cũng Tông Huấn trên, số 20, 33, 37), cũng là làm cho “ơn cứu độ gần hơn lúc chúng ta mới chấp nhận đức tin” (Rôma 13:11), qua một cảm thức đức tin càng ngày càng sâu xa khi đến với Chúa nơi các Bí Tích Thánh, “cho đến lúc đạt tới tầm vóc viên trọn của Chúa Kitô là đầu” (Eâphêsô 4:15).

 

Ngoài ra, (như đã đề cập tới ở các đoạn trước), Kitô hữu không phải chỉ là thành phần theo Chúa Kitô mà còn là làm chứng cho Người và truyền giáo nữa. Bởi thế, nếu không thực sự cảm nghiệm được Đức Tin Tông Truyền của mình, nhất là trong thời điểm khủng hoảng tâm linh và phá sản văn hóa hiện nay, Kitô hữu chẳng những sẽ không thể hoàn tất được sứ mệnh truyền giáo làm nên bản tính Kitô giáo của mình mà còn nguy hiểm đến đờiï sống đạo và phần rỗi của họ nữa (xem Tông Huấn Catechesis Tradendae, số 25).

 

Chính vì giáo lý là môn học sống đạo, môn học về ân sủng, môn học lớn lên trong ơn thánh như thế, chứ không phải là môn học hiểu suông, mà chủ đề của mỗi cuốn trong Bộ Giáo Lý Các Cấp này mới cần phải lập lại nhan đề “Aùnh Sáng Sự Sống” của toàn bộ sách và được xác định thêm bằng hai chữ nói lên nội dung chính yếu của từng cấp giáo lý sinh, như: tái sinh (thành chủ đề của cấp này là Ánh Sáng Sự Sống Tái Sinh), phục sinh, dưỡng sinh, tiến sinh, hiệp sinh, chứng sinh, truyền sinh, nhân sinh, trường sinh và nghiệm sinh.

 

 

 “Aùnh Sáng Sự Sống” được soi dẫn tùy trình độ giáo lý.

 

Nếu “Chúa Giêsu càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan và ân sủng trước mặt Thiên Chúa và loài người” (Luca 2:52) thế nào, thì Ơn Thánh hay Đức Tin cũng là hạt giống thần linh được gieo mảnh đất con người Kitô hữu, một hạt giống thần linh cũng phải được tiến triển theo tuổi đời cũng là tuổi khôn của họ như vậy (xem Tông Huấn Catechesis Tradendae, số 20; Bản Tổng Dẫn Giáo Lý Directorium Catechisticum Generale,  77).

 

Bởi thế, Bộ Giáo Lý Ánh Sáng Sự Sống này được chia làm 10 cấp, mỗi cấp hai năm, mỗi năm một tập, (trừ cấp 1 cho dự tòng và tân tòng, và cấp 10 cho giáo lý sinh hoàn tất các cấp giáo lý và muốn trở thành giáo lý viên), cho lứa tuổi từ 6 tới hết 21, thứ tự (đã được liệt kê Tổng Quan ở trang 3) như sau:

Cấp 1 cho dự tòng và tân tòng:    Giáo Lý Đức Tin và Bí Tích Rửa Tội (cuốn 2);

Cấp 2 từ 6 đến hết 7 tuổi:                    Giáo Lý Đức Cậy và Bí Tích Hòa Giải (cuốn 3);

Cấp 3 từ  8 đến hết 9 tuổi:                   Giáo Lý Đức Mến và Bí Tích Thánh Thể (cuốn 4);

Cấp 4 từ 10 đến hết 11 tuổi:            Giáo Lý Nội Tâm và Bí Tích Phụng Vụ (cuốn 5);

Cấp 5 từ 12 đến hết 13 tuổi:            Giáo Lý Thần Linh và Bí Tích Thêm Sức (cuốn 6);

Cấp 6 từ 14 đến hết 15 tuổi:            Giáo Lý Tông Đồ và Bí Tích Giáo Hội (cuốn 7);

Cấp 7 từ 16 đến hết 17 tuổi:            Giáo Lý Tận Hiến và Bí Tích Chức Thánh (cuốn 8);

Cấp 8 từ 18 đến hết 19 tuổi:            Giáo Lý Hôn Nhân và Bí Tích Hôn Phối (cuốn 9);

Cấp 9 từ 20 đến hết 21 tuổi:            Giáo Lý Cánh Chung và Bí Tích Xức Dầu (cuốn 10);

Cấp 10 cho giáo lý viên:          Chia sẻ Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo (cuốn 11).     

 

Cấp 10 thực sự là cấp đặc biệt dành cho thành phần mãn khóa toàn Bộ Giáo Lý này và muốn trở thành một giáo lý viên, hay cho những ai đã thông thạo giáo lý và muốn truyền đạt cảm nghiệm đức tin (Aùnh Sáng Sự Sống Nghiệm Sinh) cho đồng đạo của mình (xem Tông Huấn Catechesis Tradendae, số 43; Bản Tổng Dẫn Giáo Lý Directorium Catechisticum Generale,  76, 114).

 

Tuy nhiên, vì mỗi địa phương cho phép lãnh nhận Bí Tích Xưng Tội và Rước Lễ Lần Đầu cũng như Thêm Sức không đồng nhất với nhau, do đó, lịch trình dạy giáo lý có thể được áp dụng uyển chuyển thế này. Nếu nơi nào cho Xưng Tội và Rước Lễ Lần Đầu vào 7 hay 8 tuổi, thay vì vào năm 10 tuổi cho kỹ lưỡng hơn, thì dạy giáo lý Cấp 2 cho các em xong, có thể dạy đại quan cho các em biết tất cả những gì thiết yếu về Bí Tích Thánh Thể của Cấp 3 vào dịp riêng, như dịp cấm phòng cho các em để dọn lòng các em lên Rước Lễ Lần Đầu. Cũng thế, nếu nơi nào cho lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức năm 15 hay 16 tuổi, thay vì 14, thì, nếu cần, cũng có thể dạy giáo lý Cấp 6 cho các em trước Cấp 5; ngoài ra, nếu muốn giữ tiếp tục thứ tự (cấp 5 trước cấp 6) như trong Bộ Giáo Lý Các Cấp Ánh Sáng Sự Sống này cũng được.

 

 

“Aùnh Sáng Sự Sống” được truyền đạt theo bố cục giáo lý. 

 

Trước hết, về số bài mỗi năm, hay mỗi tập cho một cấp giáo lý, gồm có 33 bài, mỗi bài một tuần, (sau khi trừ đi 12 tuần cho 3 tháng nghỉ hè, chừng 5 tuần cho các ngày lễ đặc biệt trong năm như Tết, Giáng Sinh, Quan Thày v.v. và 2 tuần cho thi bán niên và thi cuối năm, tùy nghi).

 

Sau nữa, về nội dung của mỗi bài giáo lý bao gồm những tiết mục: thứ nhất là phần thường được trích dẫn nguyên một câu trong Cuốn Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo hiện đại (1992), theo thứ tự thích hợp với cấp tuổi giáo lý của giáo lý sinh; thứ hai là phần giải thích câu Giáo Lý chủ yếu này, theo ngữ vựng, thần học, triết học, tâm lý, xã hội, văn hóa (xem Bản Tổng Dẫn Giáo Lý Directorium Catechisticum Generale, khoản 83 và 88); thứ ba là phần sinh hoạt theo ý nghĩa câu giáo lý, như đố vui, ca hát, nhất là kể truyện thánh (cùng khoản 83 Bản Tổng Dẫn Giáo Lý), và thứ bốn là phần vấn đáp ôn bài (cùng Bản Tổng Dẫn Giáo Lý, khoản 75).

Xin Mẹ Maria là Đấng “có phúc vì đã tin những lời Chúa phán cùng Mẹ sẽ được thực hiện” (Luca 1:45) giúp chúng con sống đức tin như Mẹ, bằng cách “nghe và giữ lời Chúa” (Luca 11:28), qua cảm nghiệm đức tin tông truyền và qua việc “dự phần vào” (Gioan 13:8) Các Bí Tích Thánh, để Kitô hữu chúng con được có thể “đạt đến tầm vóc viên trọn của Chúa Kitô là đầu” (Ephêsô 4:15; xem Tông Huấn Catechesis Tradendae, số 25).

 

 

Cùng Mẹ Ngợi Khen Chúa

TGP Los Angeles 25-3-1999

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL