ĐTC Biển Đức XVI: Bài Giảng Chúa Nhật Lễ Lá 16/3/2007
Anh Chị Em thân mến,
Năm nào cũng thế, đoạn Phúc Âm cho Chúa Nhật Lễ Lá thuật lại cho chúng ta biến cố Chúa Giêsu vào thành Gia Liêm. Cùng với các môn đệ của mình và một đám đông khách hành hương, Người đã từ đồng bằng Galilêa tiến lên Thành Thánh. Như những bước tiến của việc tiến lên này, các vị thánh ký đã truyền đạt lại 3 lần Chúa Giêsu loan báo về cuộc khổ nạn của Người, đồng thời sử dụng điều này để phác họa việc tiến lên nội tâm cũng có thể xẩy ra trong cuộc hành trình ấy. Chúa Giêsu đang tiến lên đền thờ này – hướng về nơi Thiên Chúa, như Sách Nhị Luật viết, muốn “thiết lập nơi cư trú” của danh Ngài (cf 12:11; 14:23). Vị Thiên Chúa đã tạo dựng nên đất trời đã cống hiến một danh xưng, Ngài đã làm cho Ngài trở thành dễ gọi, Ngài thực sự hầu như làm cho Ngài trở thành khả chạm đối với con người. Không có một nơi chốn nào có thể chất chứa Ngài, tuy nhiên, hay chính xác hơn, vì thế, chính Ngài tạo cho Ngài một danh xưng, để nhờ đó, Ngài, Vị Thiên Chúa chân thực, có thể được tôn kính theo bản vị ở đó như là Vị Thiên Chúa ở giữa chúng ta.
Theo câu truyện về Chúa Giêsu 12 tuổi, chúng ta biết rằng Người đã yêu mến đền thờ như nhà Cha của Người, như nhà thân phục của Người. Giờ đây Người trở lại đền thờ này một lần nữa, thế nhưng cuộc hành trình này không phải chỉ có thế: Mục đích tối hậu của việc Người tiến lên đây là cây thập tự giá. Chính việc tiến lên này đã được thư gửi giáo đoàn Do Thái diễn tả như là một cuộc tiến lên cái lều không do tay con người làm ra, tiến tới trước nhan Thiên Chúa. Cuộc tiến lên tới sự hiện diện của Thiên Chúa băng ngang qua thập tự giá. Nó là một cuộc tiến lên tới một “tình yêu thương cho đến cùng” (cf Jn 13:1), và như thế tiến tới ngọn núi đích thực của Thiên Chúa, tới địa điểm tột đỉnh của mối liên hệ giữa Thiên Chúa và con người.
Trong việc tiến vào Thành Gia Liêm, dân chúng tôn vinh Chúa Giêsu như Con Vua Đavít bằng những lời của Thánh Vịnh 118 (117) về thành phần hành hương: “Hoan hô Con Vua Đavít! Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến! Hoan hô trên các tầng trời cao thẳm!” (Mt 21:9). Thế rồi Người đã đến đền thờ này. Thế nhưng ở đó, nơi có nơi gặp gỡ giữa Thiên Chúa và loài người, Người đã thấy dân chúng buôn bán súc vật và đổi chác tiền bạc, sự dụng chốn nguyện cầu thành nơi thương mại. Thật ra những con vật được bán ở đó để làm vật hy sinh trong đền thờ. Và bởi vì không được sử dụng bạc cắc trong đền thờ là vật có những tiêu biểu về vị hoàng đế, những tiêu biểu phản lại với Vị Thiên Chúa chân thực mà cần phải đổi tiền thay thế cho các thức bạc cắc không có những hình ảnh ngẫu tượng.
Thế nhưng, tất cả những điều này có thể thực hiện ở nơi khác: Nơi chốn mà bấy giờ bị chiếm cứ trở thành như một thứ thánh cung đối với dân ngoại. Vị Thiên Chúa của Yến Duyên thật sự là Vị Thiên Chúa của tất cả mọi dân tộc. Và cho dù các dân ngoại có thể không tiến sâu vào mạc khải, họ cũng liên kết mình ở thánh cung này với lời nguyện cầu cùng vị Thiên Chúa duy nhất ấy. Vị Thiên Chúa của Yến Duyên, Vị Thiên Chúa của tất cả mọi người, bao giờ cũng đợi chờ việc nguyện cầu của họ, việc tìm kiếm của họ, việc van xin của họ. Thế nhưng bấy giờ, cái thánh cung ấy bị chiếm cứ bởi bán buôn thương mại, một thứ buôn bán thương mại được hợp thức hóa bởi thẩm quyền hữu trách, một thứ thẩm quyền cũng nhúng tay vào việc kiếm chác từ những thành phần buôn bán.
Thành phần buôn bán đang thực hiện một cách đúng đắn theo chỉ thị có hiệu lực, thế nhưng, tự bản chất chỉ thị ấy là những gì bại hoại. Bức Thư gửi cho Giáo Đoàn Côlôsê viết: “Lòng tham lam là việc sùng bái ngẫu tượng”. Chính việc sùng bái ngẫu tượng này xẩy ra trước mắt Chúa Giêsu và chính vì thế Người đã trích dẫn lời tiên tri Isaia: “Nhà của Ta được gọi là nhà cầu nguyện” (Mt 21:13; x Is 56:7) và Giêrêmia: “Nhưng các người đã biến nó thành một hang trộm cắp” (Mt 21:13; Jer 7:11). Chống lại chỉ thị được hiểu một cách tồi tệ này, Chúa Giêsu, bằng một cử chỉ ngôn sứ của mình, đã bênh vực cái cấp trật đích thực của sự vật vốn có trong Lề Luật và các Tiên Tri.
Là Kitô hữu, tất cả những điều ấy cần phải làm cho chúng ta hôm nay suy nghĩ: phải chăng niềm tin của chúng ta tinh tuyền và cởi mở đủ để, bắt đầu từ nó, thành phần “dân ngoại” – những người ngày nay đang tìm kiếm và đang thắc mắc – cũng có thể trực giác thấy ánh sáng của một Vị Thiên Chúa duy nhất, có thể liên kết mình với lời cầu nguyện của chúng ta trong những cung thánh của niềm tin để rồi nhờ việc tìm kiếm của mình họ có thể trở thành những người thờ phượng? Phải chăng việc nhận thức rằng lòng tham lam là việc tôn thờ ngẫu tượng cũng chạm tới cả tâm can chúng ta và những việc làm trong đời sống của chúng ta? Chẳng lẽ chúng ta cũng chẳng để cho các thứ ngẫu tượng thậm chí thấm nhập vào cả thế giới đức tin của chúng ta hay sao? Chúng ta có sẵn sàng để cho Chúa cứ tiếp tục thanh tẩy chúng ta, cho Ngài ra tay đánh đuổi cho khỏi chúng ta và Giáo Hội những gì phản ngược lại với Ngài hay chăng?
Tuy nhiên, trong việc thanh tẩy đền thờ, còn có một cái gì đó ngoài việc chống lại với những thứ lạm dụng. Một giây phút mới mẻ trong lịch sử đã được tiên báo trước đó. Những gì Chúa Giêsu đã loan báo cho người phụ nữ Samaritanô liên quan tới vấn đề của chị về việc tôn thờ bấy giờ đã bắt đầu: “Đã đến lúc, mà đến vào lúc này đây, các kẻ tôn thờ đích thực sẽ tôn thờ Cha trong tinh thần và chân lý; vì Cha là Đấng muốn có những người tôn thờ như thế” (Jn 4:23). Đã chấm dứt thời gian hiến tế xúc vật cho Thiên Chúa. Việc hiến tế thú vật bao giờ cũng là một việc thay thế cùng khốn, một cử chỉ hướng về một cách thức thực sự của việc tôn thờ Thiên Chúa. Bức thư gửi Giáo Đoàn Do Thái, khi nói về đời sống và hoạt động của Chúa Giêsu, đã cống hiến một đoạn như câu tâm niệm của bài Thánh Vịnh 40 (39) như sau: “Ngài đã không ưng hiến tế hay lễ dâng, song đã ban cho tôi một xác thân” (Heb 10:5). Thân xác của Chúa Kitô, bản thân Chúa Kitô, đã thay chỗ cho những hy tế máu me cùng những cúng tế thực phẩm. Chỉ có “tình yêu cho đến cùng”, chỉ có tình yêu thương đối với con người mà Người đã hoàn toàn hiến mình cho Thiên Chúa, đó là việc tôn thờ đích thực, là hy tế đích thực. Việc tôn thờ trong tinh thần và chân lý nghĩa là việc tôn thờ hiệp thông với Người Đấng là chân lý; việc tôn thờ hiệp thông với thân xác của Người được Thánh Linh liên kết chúng ta vào.
Các vị thánh ký nói với chúng ta rằng trong vụ án chống lại Chúa Giêsu, thành phần làm chứng gian đã xuất hiện và cho rằng Chúa Giêsu đã nói: “Tôi có thể phá hủy đền thờ Thiên Chúa và tái thiết lại trong 3 ngày” (Mt 26:61). Trước Chúa Kitô bị treo trên cây thập tự giá, có một số kẻ châm biếm đã nhắc lại những lời ấy, mỉa mai rằng: “Ngươi là kẻ sẽ phá hủy đền thờ và tái thiết nó trong ba ngày hãy tự cứu mình đi” (Mt 27:40). Thánh Gioan, trong trình thuật về việc thanh tẩy đền thờ của mình, đã tường thuật đoạn nói thực sự ấy, vì chúng thực sự phát xuất từ môi miệng của chính Chúa Giêsu. Để đáp lại yêu cầu muốn thấy một dấu lạ là những gì Chúa Kitô cần phải chứng thực về mình, Chúa Giêsu đã trả lời rằng: “Các người hãy phá hủy đền thờ này đi và nội trong ba ngày Tôi sẽ tái thiết nó lại” (Jn 2:18f). Thánh Gioan ghi thêm rằng, khi nghĩ lại biến cố này sau phục sinh, các môn đệ đã hiểu rằng Chúa Giêsu đã nói về đền thờ thân thể của Người” (Jn 2:21f). Không phải là Chúa Giêsu là người phá hủy đền thờ; nó bị hủy hoại bởi thái độ của những ai biến nơi hội ngộ của muôn dân với Thiên Chúa thành “một hang trộm cắp”, thành một nơi bán buôn thương mại.
Thế nhưng, bao giờ cũng thế từ khi Adong sa ngã, việc thất bại của con người lại trở thành một cơ hội cho một dấn thân còn cao cả hơn nữa nơi tình của Thiên Chúa thương yêu chúng ta. Thời điểm của ngôi đền thờ bằng đá này, thời giờ của các thứ hy tế bằng xúc vật đã lui vào quá khứ: Sự kiện Chúa Giêsu bấy giờ ra tay đánh đuổi thành phần bán buôn thương mại không chỉ ngăn cản việc lạm dụng, mà còn cho thấy tác động mới mẻ của Thiên Chúa nữa. Ngôi đền thờ mới đã được hình thành đó là chính Chúa Giêsu Kitô, trong Người tình yêu Thiên Chúa đã đến với nhân loại. Người là ngôi đền thờ mới sống động qua đời sống của Người. Người, Đấng đã vượt qua thập giá và đã phục sinh, là nơi chốn sống động của tinh thần và sự sống hiện thực hóa việc tôn thờ đích thực. Như thế, việc thanh tẩy đền thờ, như tột đỉnh của việc Chúa Giêsu long trọng tiến vào thành Gia Liêm là dấu hiệu cho thấy cả việc hủy hoại cần phải có của lâu đài cung điện ấy lẫn lời hứa hẹn về một tân đền thờ: lời hứa về một vương quốc hòa giải và yêu thương được thiết lập trong mối hiệp thông với Chúa Kitô vượt ra ngoài hết mọi biên cương bờ cõi.
Thánh Mathêu, với bài Phúc Âm chúng ta nghe trong năm nay, ở cuối trình thuật về Chúa Nhật Lễ Lá, sau việc thanh tẩy đền thờ, đã tường thuật những biến cố nho nhỏ có một tính chất ngôn sứ và một lần nữa giúp chúng ta thấy được rõ ràng ý muốn thực sự của Chúa Giêsu. Ngay sau những lời Chúa Giêsu nói về nhà cầu nguyện của muôn dân, vị thánh ký này tiếp tục thế này: “Kẻ mù người quà đã kéo lại với Người trong đền thờ và Người đã chữa lành họ”. Chưa hết, Thánh Mathêu nói với chúng ta rằng trẻ em đã lập lại lời công bố được thành phần hành hương hô lên trong việc Chúa Giêsu tiến vào thành phố này: “Hoan hô Con Vua Đavít” (Mt 21:14f).
Chúa Giêsu đã tỏ ra thái độ ngược lại lòng nhân từ của mình để làm cho tốt đẹp lại việc buôn bán súc vật. Đó thực sự là việc thanh tẩy đền thờ. Người đã không đến như là một kẻ phá hoại; Người không đến bằng thanh kiếm của một nhà cách mạng. Người đã đến với tặng ân chữa lành. Ngài đã dấn thân cho những ai bởi tật bệnh của mình bị đẩy đến cùng đời mình và đến lề xã hội. Chúa Giêsu mạc khải Thiên Chúa khi Người yêu thương, và cho thấy quyền năng của Người là quyền năng yêu thương. Bởi thế Người mới nói với chúng ta những gì bao giờ cũng là yếu tố của việc đích thực tôn thờ Thiên Chúa, đó là việc chữa lành, việc phục vụ, sự thiện hảo làm cho lành mạnh trở lại.
Thế rồi cũng có nhóm trẻ em tiến lên kính bái Chúa Giêsu như là Con Vua Đavít và hô lên rằng” Hoan Hô”. Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ của Người rằng, để vào vương quốc của Thiên Chúa, các vị phải hoán cải và trop73 nên như trẻ nhỏ. Chính bản thân Người, Đấng ôm trọn toàn thể thế giới này, đã biến mình thành bé nhỏ để đến với chúng ta, để dẫn chúng ta về với Thiên Chúa. Để nhận biết Thiên Chúa, chúng ta cần phải từ bỏ cái kiêu hãnh làm mù quáng chúng ta, làm cho chúng tax a lìa Thiên Chúa, như thế Thiên Chúa là đối thủ của chúng ta. Để gặp gỡ Thiên Chúa, cần phải có thể thấy được bằng cõi lòng. Chúng ta cần phải học biết cách nhìn bắng một tâm can trẻ trung không bị ngăn trở bởi những thành kiến và mù lòa bởi các thứ lợi lộc. Có thế, nơi những ai bé nhỏ là thành phần nhận biết Ngài bằng một con tim tự do và cởi mở ấy, Giáo Hội đã nhìn thấy hình ảnh của thành phần tín hữu thuộc mọi thế kỷ cái hình ảnh riêng của mình.
Quí bạn thân mến, vào giờ phút này chúng ta hãy liên kết mình với cuộc nghênh rước của giới trẻ bấy giờ – một cuộc nghênh rước qua suốt giòng lịch sử. Cùng với giới trẻ của toàn thế giới chúng ta hãy tiến lên gặp gỡ Chúa Giêsu. Chúng ta hãy để cho Người dẫn dắt chúng ta đến cùng Thiên Chúa, hãy học từ chính Thiên Chúa cách thức làm người. Cùng với Người, chúng ta tri ân cảm tạ Thiên Chúa, vì với Chúa Giêsu, Con Vua Đavít, Người đã ban cho chúng ta một nơi chốn an bình và hòa giải bao gồm toàn thế giới. Chúng ta hãy nguyện cầu cùng Người để cả chúng ta nữa cùng Người và bắt đầu từ Người trở thành những sứ giả của hòa bình, nhờ đó, vương quốc của Người sẽ trị đến trong chúng ta và quanh chúng ta.
Amen
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 16/3/2008