"Hỡi Mẹ trinh nguyên, trước sự ngỡ ngàng của tất cả mọi tạo vật, Mẹ đã hạ sinh Đấng Hóa Công”

 

 

 

 

ĐTC Biển Đức XVI: Bài Giảng Lễ Mẹ Thiên Chúa và Ngày Hòa Bình Thế Giới lần thứ 41 ngày 1/1/2008 tại Đền Thờ Vatican

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Hôm nay, chúng ta bắt đầu một tân niên và hướng về niềm hy vọng Kitô Giáo; chúng ta hãy bắt đầu bằng việc kêu cầu Phúc Lành thần linh xuống trên nó và, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, nài xin tặng ân hòa bình: cho gia đình của chúng ta, cho thành thị của chúng ta, cho toàn thể thế giới. Với niềm hy vọng này, tôi gửi lời chào đến tất cả anh chị em đang hiện diện nơi đây, trước hết là các Tôn Vị Lãnh Sự thuộc Phái Đoàn Ngoại Giao làm việc với Tòa Thánh đã qui tụ lại với cuộc cử hành dịp Ngày Giới Trẻ Thế Giới này. Tôi gửi lời chào ĐHY Tarcisio Bertone, vị Quốc Vụ Khanh của tôi và ĐHY Renato Raffaele Martino cùng toàn thể phần tử thuộc Hội Đồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình. Tôi đặc biệt biết ơn họ về việc họ nỗ lực phổ biến Sứ Điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới với chủ đề cho năm nay là “Gia Đình Nhân Loại, một Cộng Đồng của Hòa Bình”.

 

Hòa Bình. Trong Bài Đọc Thứ Nhất trích từ Sách Dân Số, chúng ta đã nghe tiếng kêu cầu: “Chúa… ban hòa bình cho các người” (6:26); chớ gì Chúa ban hòa bình cho mỗi một người trong anh chị em, cho gia đình của anh chị em và cho toàn thế giới. Tất cả chúng ta đều khao khát sống trong hòa bình thế nhưng hòa bìn h thực sự, thứ hòa bình được loan báo bởi các Thiên Thần vào đêm Giáng Sinh, không phải chỉ là một thứ chiến thắng của nhân loại hay là hoa trái của những thỏa thuận về chính trị; trước hết và trên hết, nó là một tặng ân thần linh cần phải được liên lỉ nài xin, đồng thời cũng là một việc dấn thân cách nhẫn nại, luôn dễ dạy với các mệnh lệnh của Chúa. Năm nay, trong Sứ Điệp của tôi cho Ngày Hòa Bình Thế Giới hôm nay, to 6i đã muốn nhấn mạnh đến mối liên hệ chặt chẽ giữa gia đình và việc xây dựng hòa bình trên thế giới. Gia đình tự nhiên, được xây dựng trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, là “cái nôi của sự sống và yêu thương”, và là “vị thày hòa bình tiên khởi bất khả thiếu”. Đó chính là lý do gia đình là “‘tác nhân’ căn bản của hòa bình”, và “việc chối bỏ hay thậm chí hạn chế các quyền lợi của gia đình, bằng cách làm lu mờ đi sự thật về con người, đều là những gì đe dọa tới chính những nền tảng của hòa bình” (cf. 1-5). Vì nhân loại là một “đại gia đình”, nếu muốn sống trong hòa bình thì nó không thể nào lại không được tác động bởi các thứ giá trị làm nền tảng cho cộng đồng gia đình. Một trùng hợp quan phòng của các biến cố khác nhau xẩy ra thúc đẩy chúng ta trong năm nay nỗ lực hơn nữa trong việc chiếm đạt hòa bình trên thế giới. Sáu mươi năm trước đây, vào năm 1948, Tổng Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã ban hành “Bản Tuyên Ngôn Chung về Nhân Quyền”; 40 năm trước đây, vị Tiền Nhiệm Phaolô khả kính của tôi cử hành Ngày Hòa Bình Thế Giới đầu tiên; ngoài ra, năm nay, chúng ta sẽ kỷ niệm 25 năm việc Tòa Thánh chuẩn phê “Bản Hiến Chương về Quyền Lợi Gia Đình”. Tôi muốn  lập lại nơi đây những gì tôi đã đích xác viết ở xuối sứ điệp này: “Theo chiều hướng của những biến cố ý nghĩa này, tôi mời hết mọi người nam nữ hãy có một cảm quan thuộc về một gia đình nhân loại duy nhất cách sống động hơn nữa, và nỗ lực làm cho việc chúng sống của nhân loại càng ngày càng phản ảnh niềm xác tín ấy, một niềm xác tín thiết yếu cho việc thiết lập hòa bình chân thực và lâu bền” (khoản 15).

 

Giờ đây chúng ta tự nhiên nghĩ tới Đức Mẹ là Vị chúng ta hôm nay kêu cầu như Mẹ của Thiên Chúa. Chính Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã chuyển sang ngày 1 tháng 1 Lễ Mẹ Thiên Chúa này, một lễ trước kia được cử hành vào ngày 11/10. Thật vậy, trước cuộc canh tân phụng vụ xẩy ra sau Công Đồng Chung Vaticanô II, thì lễ nhớ Chúa Giêsu chịu phép cắt bì xẩy ra vào ngày thứ 8 sau ngày sinh của Người – như một dấu hiệu phục tùng lề luật, việc Người chính thức gia nhập Dân Chúa – thường được dùng để cử hành ngày đầu năm và Lễ Thánh Danh Giêsu được cử hành vào Chúa Nhật sau đó. Chúng ta nhận thấy được một ít dấu vết cho những việc cử hành này tron g đoạn Phúc Âm vừa được công bố, trong đó, Thánh Luca nói rằng 8 ngày sau khi sinh, Hài N hi lãnh nhận phép cắt bì và được đặt tên là “Giêsu”, “tên Thiên Chúa đã nói tới trước khi Người được thụ thai trong cung dạ (Mẹ của Người)” (Lk 2:21). Bởi thế, ngày lễ hôm nay, một lễ có ý nghĩa đặc biệt về Thánh Mẫu, cũng vẫn có một nội dung sâu đậm về Kitô học, vì, chúng ta có thể nói, nó liên quan tới Người Con là Chúa Giêsu, Thiên Chúa thật và là Người thật, trước cả Người Mẹ nữa.

 

Tông Đồ Phaolô đã nói tới mầu nhiệm về vai trò làm mẹ thần  linh của Mẹ Maria trong Thư ngài gửi tín hữu Galata. Ngài viết, “đến lúc thời điểm nên trọn, Thiên Chúa đã sai Con của Ngài, được hạ sinh bởi một người phụ nữ, được sinh ra theo lề luật “ (4:4). Chúng ta thấy mầu nhiệm Nhập Thể của Lời Thần Linh và vai trò Mẹ Thần Linh của Mẹ Maria được tóm gọn trong mấy chữ, đó là đặc ân trọng đại của Vị Trinh Nữ này chính là được làm Mẹ của Người Con là Thiên Chúa.  Bởi thế, vị trí hợp lý nhất và thích đáng nhất của lễ Thánh Mẫu này là tám ngày sau Giáng Sinh. Thật vậy, vào đêm Bêlem, khi “Mẹ hạ sinh con trái đầu lòng” (Lk 2:7), thì các lời tiên  tri liên quan đến Đấng Thiên Sai đã được nên trọn. “Vị trinh nữ sẽ thụ thai và hạ sinh một con trai”, tiên  tri Isaia đã tiên  báo (7:14): “Này đây, trinh nữ sẽ thụ thai và hạ sinh một con trai”, Thiên Thần Gabiên đã nói với Mẹ Maria như thế (Lk 1:31); chưa hết, một Thiên Thần Chúa, được Thánh Ký Mathêu thuật lại, đã xuất hiện với Thánh Giuse trong một giấc chiêm bao mà bảo đảm với ngài rằng: “Đừng sợ nhận Maria làm vợ mình, vì Đấng được thụ thai trong lòng người là bởi Thánh Thần; người sẽ hạ sinh một con trai” (Mt 1:20-21).

 

Tước hiệu “Mẹ Thiên Chúa”, cùng với tước hiệu “Trinh Nữ Diễm Phúc”, là tước hiệu cổ nhất đưa đến tất cả mọi tước hiệu khác tôn kính Đức Mẹ, và là tước hiệu được tiếp tục kêu cầu từ đời nọ đến đời kia ở Đông phương cũng như Tây phương. Đầy giẫy những bài thánh ca và có cả một kho tàng kinh nguyện nơi truyền thống Kitô Giáo liên quan tới mầu nhiệm làm mẹ thần linh của Mẹ, chẳng hạn như câu tiền xướng Thánh Mẫu cho mùa Giáng Sinh được chúng ta nguyện cầu bằng những lời lẽ như sau: “Alma Redemptoris mater, Tu quae genuisti, natura mirante, tuum sanctum Genitorem, Virgo prius ac posterius – Hỡi Mẹ trinh nguyên, trước sự ngỡ ngàng của tất cả mọi tạo vật, Mẹ đã hạ sinh Đấng Hóa Công”. Anh chị em thân mến, hôm nay chúng ta hãy chiêm ngắm Mẹ Maria, Người Mẹ trinh nguyên của Người Con Cha Duy Nhất; chúng ta hãy học nơi Mẹ việc đón nhận Con Trẻ được sinh ra cho chúng ta ở Bêlem. Nếu chúng ta nhận ra nơi Con Trẻ được hạ sinh bởi Mẹ này Con Hằng Hữu của Thiên Chúa và chấp nhận Người là Đấng Cứu Thế duy nhất của chúng ta, chúng ta mới có thể được gọi và chúng ta mới thực sự là con cái của Thiên Chúa: là những người con nơi Người Con. Thánh Tông Đồ viết: “Thiên Chúa đã sai Con Ngài, được hạ sinh bởi người nữ, được sinh ra theo lề luật, để cứu chuộc những ai sống dưới lề luật, nhờ đó, chúng ta được thừa nhận là con cái” (Gal 4:4).

 

Thánh Ký Luca lập lại mấy lần rằng Đức Mẹ đã âm thầm suy niệm những biến cố phi thường này, những biến cố Thiên Chúa muốn Mẹ tham dự vào. Chúng ta cũng nghe thấy điều này trong đoạn Phúc Âm ngắn được Phụng Vụ chọn đọc cho chúng ta hôm nay: “Maria giữ tất cả những điều ấy mà ngẫm nghĩ trong lòng” (Lk 2:19).

 

Động từ Hy Lạp sumbállousa, được sử dụng ở đây, theo nghĩa đen, nghĩa là “chấp nối lại với nhau” và làm cho chúng ta nghĩ về một mầu nhiệm cao cả được khám phá ra từ từ. Mặc dù Con Trẻ này nằm trong máng cỏ giống như tất cả mọi con trẻ khác trên thế giới, đồng thời Người lại hoàn toàn khác hẳn, ở chỗ Người là Con Thiên Chúa, Người là Thiên Chúa, là Thiên Chúa thật và là người thật. Mầu nhiệm này – mầu nhiệm Nhập Thể của Lời và mầu nhiệm Làm Mẹ thần linh của Đức Maria – là những gì cao cả và thật sự vượt xa tầm hiểu biết của nguyên trí khôn của con người.

 

Tuy nhiên, bằng việc học từ nơi Mẹ, chúng ta có thể hiểu bằng con tim của mình những gì con mắt của chúng ta và trí khôn của chúng ta không thể tự mình thấy được hay hiểu được. Thật vậy, đây là một tặng ân cao cả mà chỉ có đức tin chúng ta nhận lãnh mới chấp nhận nó, trong khi chúng ta không hoàn toàn hiểu được nó. Và chính vì cuộc hành trình đức tin này mà Mẹ Maria đã đến gặp gỡ chúng ta như là hỗ trợ viên và hướng dẫn viên. Mẹ là Mẹ vì Mẹ đã sinh ra Chúa Giêsu trong xác thịt; Mẹ là Mẹ vì Mẹ hoàn toàn gắn bó với ý muốn của Chúa Cha. Thánh Âu Quốc Tinh đã viết: “Vai trò làm mẹ thần linh sẽ chẳng có giá trị đối với Mẹ nếu Chúa Kitô không cưu mang Mẹ trong lòng của Người, một số phận còn hạnh phúc hơn là giây phút Mẹ cưu mang Người nơi xác thịt” (De Sancta Virginitate, 3, 3). Và trong lòng của mình, Mẹ Maria tiếp tục trân quí, “chắp nối với nhau” những biến cố sau đó Mẹ được chứng kiến và đóng vai chính, ngay cả cái chết trên Thập Giá và cuộc Phục Sinh của Chúa Giêsu Con Mẹ.

 

Anh chị em thân mến, chỉ bằng việc ngẫm nghĩ trong lòng, tức là bằng việc chắp nối lại với nhau và tìm cách liên kết tất cả những gì chúng ta cảm nghiệm thấy, mà, khi noi theo Mẹ Maria, chúng ta mới có thể đi sâu vào mầu n hiệm của một Vị Thiên Chúa làm người vì yêu thương và là Đấng kêu gọi chúng ta theo Người trên con đường yêu thương: một tình thương yêu được thể hiện hằng ngày bằng việc quảng đại phục vụ anh chị em của mình. Chớ gì tân  niên này mà chúng ta đang tin  tưởng bắt đầu hôm nay đây trở thành một thời gian  gia tăng kiến thức của cõi lòng là đức  khôn ngoan của các vị thánh nhân. Chún g ta hãy nguyện cầu, khi chúng ta nghe thấy trong Bài Đọc Thứ Nhất rằng Chúa “tỏ rạng dung nhan cũa Ngài” trên  chúng ta, “và tỏ lòng ưu ái” chúng ta (x Num 6:24-7), cùng chúc lành cho chúng ta. Chúng ta có thể tin tưởng như thế, nếu chúng ta không bao giờ thôi tìm kiếm dung nhan của Ngài, nếu chúng ta không bao giờ lùi bước trước thất đảm và ngờ vực , nếu trong nhiều khốn khó gặp phải chúng ta luôn gắn bó với Ngài, chúng ta sẽ cảm nghiệm thấy quyền  năng tình yêu của Ngài và tình thương của Ngài. Chớ gì Con Trẻ mềm yếu hôm nay được Đức Trinh Nữ tỏ cho thế giới thấy làm cho chún g ta thành những con người xây dựng hòa bình, thành những nhân chứng của Người, Vị Hoàng Tử Hòa Bình. Amen!

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

 

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2008/documents/hf_ben-xvi_hom_20080101_world-day-peace_en.html