“Giáo Hội vang lên Nỗi Lòng của Chúng Ta Mong Đợi Thiên Chúa”
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI – Bài Giảng Kinh Tối Áp Chúa Nhật 1 Mùa Vọng 2/12/2006 tại Đền Thờ Thánh Phêrô
Anh Chị Em thân mến,
Lời tiền xướng đầu tiên của việc cử hành tối hôm nay hiện lên như mở màn cho Mùa Vọng và âm vang như lời tiền xướng cho cả phụng niên. Chúng ta hãy nghe lời ấy lại một lần nữa: ‘Hãy loan báo cho các dân nước rằng Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ của chún g ta đang đến’.
Mở màn cho một tân phụng niên, phụng vụ kêu mời Giáo Hội hãy lập lại lời loan báo của mình cho tất cả mọi dân nước và tóm lời loan báo ấy vào hai chữ, đó là ‘Chúa đến’. Những lời rất ngắn gọn này có một mãnh lực tái khơi động hơn bao giờ hết.
Chúng ta hãy trầm lắng chút xíu để suy nghĩ: lời loan báo này không ở quá khứ thể – Thiên Chúa đã đến – hay tương lai thể – Thiên Chúa sẽ đến – mà trong hiện tại thể – ‘Thiên Chúa đang đến’.
Nhìn kỹ hơn, thì đây là một thứ hiện tại liên tục, tức là một tác động hằng liên tục: nó đã xẩy ra, nó hiện đang xẩy ra và nó sẽ xẩy ra nữa. ‘Thiên Chúa đang đến’ trong bất cứ giây phút nào.
Động từ ‘đến’ xuất hiện ở đây như là một động từ về thần học, thật sự là thần học, vì nó nói lên một cái gì đó thuộc về chính bản tín h của Thiên Chúa.
Việc loan báo rằng ‘Thiên Chúa đang đến’, bởi thế, tương đương thuần túy với việc loan báo chính Thiên Chúa vậy, qua một trong những đặc tính thiết yếu và nổi bật của Ngài, đó là việc Ngài là Vị Thiên Chúa đang đến.
Mùa Vọng kêu gọi tín hữu hãy nhận thức được sự thật này và hãy tác hành một cách thích đáng. Nó vang lên như một lời kêu gọi hữu ích qua những ngày, những tuần và những tháng lập đi lập lại rằng: Hãy tỉnh thức! Hãy nhớ rằng Thiên Chúa đang đến! Không phải là hôm qua, không phải là ngày mai, mà là hôm nay, là lúc này đây!
Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất, ‘vị Thiên Chúa của Abraham, Isaac và Giacóp’, không phải là vị Thiên Chúa ở đâu đó trên Trời, chẳng quan hệ gì tới chúng ta và lịch sử của chún g ta, mà Ngài là vị Thiên Chúa đang đến.
Ngài là một Người Cha không bao giờ thôi nghĩ đến chúng ta, và hoàn toàn tôn trọng tự do của chún g ta, muốn gặp gỡ chúng ta và viếng thăm chúng ta; Ngài muốn đến, muốn ở giữa chúng ta, muốn ở với chúng ta.
Việc Ngài ‘đến’ được thúc đẩy bởi ý định muốn giải thoát chúng ta khỏi sự dữ và sự chết, khỏi tất cả những gì làm ngăn trở chúng ta được hưởng hạnh phúc đích thật. Thiên Chúa đến để cứu độ chúng ta.
Các vị Giáo Phụ của Hội Thánh nhận định là việc Thiên Chúa ‘đến’ – liên tục và thực sự là hoàn toàn tự nhiên như chính hữu thể của Ngài – được tập trung vào hai lần đến chính yếu của Chúa Kitô, đó là việc Người Nhập Thể và trở lại trong vinh quang vào ngày cùng tháng tận (cf. Cyril of Jerusalem, Catechesis 15,1: PG 33, 870). Mùa Vọng làm sống động toàn thể cái đối cực này.
Những ngày đầu tiên này n hấn mạnh đến niềm mong đợi việc Chúa Đến Lần Cuối Cùng, như các bài đọc của buổi cử hành tối này cho thấy.
Thế nhưng, với Lễ Giáng Sinh sắp tới, vấn đề chính ở đây là việc tưởng niệm biến cố ở Bêlem, nhờ đó chúng ta có thể nhận thấy nó như là lúc ‘thời điểm viên trọn’.
Giữa hai lần đến ‘được tỏ hiện ’ ấy, còn có thể thấy được lần đến thứ b a, lần đến được Thánh Bênađô gọi là ‘lưng chừng’ và ‘kín đáo’, và là lần đến xẩy ra ở nơi các linh hồn tín hữu và thực sự là một ‘cây cầu nối’ giữa lần đến thứ nhất và lần đến sau cùng.
Thánh Bênađô viết: ‘Vào lần đến đầu tiên, Chúa Kitô là cuộc cứu chuộc của chúng ta; vào lần đến cuối cùng, Người sẽ tỏ mình cho chúng ta thấy Người như là sự sống của chúng ta là nơi chúng ta hoan hưởng nghỉ ngơi và an ủi’ (Discourse 5 on Advent, 1).
Mẹ Maria bao giờ cũng là kiểu mẫu cho việc Chúa Kitô đến ấy, một việc đến chúng ta có thể gọi là một ‘cuộc nhập thể thiêng liêng’. Như vị Trinh Mẫu này đã suy niệm trong lòng mình Lời hóa thành nhục thể thế nào, hết mọi linh hồn cũng như toàn thể Giáo Hội cũng được kêu gọi trong cuộc hành trình trần thế của mình đời chờ Chúa Kitô là Đấng đang đến để đón nhận Người bằng một đức tin và đức mến mời mẻ hơn bao giờ hết.
Phụng vụ Mùa Vọng như thế chiếu giãi ánh sáng cho thấy cách thức Giáo Hội vang lên nỗi lòng của chúng ta mong đợi Thiên Chúa, một nỗi niềm mong đợi đã được ghi khắc sâu xa trong lịch sử nhân loại; tiếc thay, niềm mong đợi này thường bị dập tắt đi hay bị sai lệch đi theo những chiều hướng khác.
Như là một Thân Mình được mầu nhiệm liên kết với Chúa Kitô là Đấu, Giáo Hội là một bí tích, tức là một dấu hiệu và là một dụng cụ hiệu nghiệm của việc đợi chờ Thiên Chúa này vậy.
Cộng đồng Kitô Giáo có thể, cho đến độ chỉ có Người biết, làm cho Việc Đến Lần Cuối Cùng của Người mau đến, khi giúp cho nhân loại tiến lên nghênh đón vị Chúa đang đến.
Và Giáo Hội thực hiện điều này, trước tiên, song không phải là tất cả, bằng việc nguyện cầu.
Sau đó là ‘các việc thiện’ là những gì thiết yếu và bất khả tách biệt khỏi việc nguyện cầu, như kinh nguyện cho Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng công bố, và là lời kinh nguyện chúng tax in Cha Trên Trời khơi động trong chúng ta ‘ước muốn thực hiện các việc lành’ để tới với Chúa Kitô là Đấng đang đến.
Theo chiều hướng ấy thì Mùa Vọng đặc biệt thính hợp là mùa sống hiệp thông với tất cả những ai – tạ ơn Chúa là họ rất n hiều – hy vọng một thế giới công chính hơn và huynh đệ hơn.
Nơi cuộc dấn thân cho công lý ấy, dân chúng thuộc hết mọi quốc tịch và văn hóa, thành phần tín hữu và vô tín ngưỡng, có thể gặp nhau ở một mức độ nào đó. Thật vậy, họ tất cả đều được thúc đẩy bởi cùng một ước muốn chung, cho dù động lực của họ có khác nhau, thấy được một tương lai công lý và hòa bình.
Bình an là mục tiêu mà toàn thể nhân loại đều khát vọng! Đối với thành phần tín hữu thì ‘bình an’ là một trong những danh xưng đẹp nhất của Thiên Chúa, Đấng muốn cho tất cả mọi người con cái của Ngài hòa hợp với nhau, như tôi đã có dịp nhắc lại trong chuyến hành hương Thổ Nhĩ Kỳ trong mấy ngày qua.
Bài thánh ca hòa bình đã vang lên trên Trời khi Thiên Chúa trở thành con người và được hạ sinh bởi một người nữ khi thời gian viên trọn (x Gal 4:4).
Bởi vậy chún g ta hãy bắt đầu Mùa Vọng mới này – một thời điểm được vị Chúa của thời gian ban cho chúng ta – bằng việc làm tái bừng lên nơi lòng mình niềm mong đợi vị Thiên Chúa đang đến và niềm hy vọng là Danh Ngài sẽ được cả sáng, Vương Quốc công lý và an bình của Ngài trị đến, ý muốn của Ngài được thể hiện dưới đất cũng như trên Trời.
Chúng ta hãy để Trin h Nữ Maria là Mẹ của Vị Thiên Chúa đang đến và là Mẹ của Niềm Hy Vọng, hướng dẫn chúng ta trong việc đợi chờ này.
Chớ gì Mẹ, vị chúng ta sẽ mừng Vô Nhiễm vào mấy ngày tới đây, giúp cho chúng ta để chúng ta được thánh đức và vô nhiễm trong tình yêu mến trước việc Chúa Giêsu Kitô của chúng ta đến, Đấng cùng với Cha và Thánh Linh, được chúc tụng và tôn vinh đến muôn thuở muôn đời. Amen.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh Vatican
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2006/documents/hf_ben-xvi_hom_20061202_i-vespri-avvento_en.html