NGÀY LIÊN TÔN HỘI NGỘ

CẦU CHO HÒA BÌNH THẾ GIỚI:

CỬ HÀNH

Xin Thiên Chúa ban cho cuộc hội ngộ hôm nay đây sinh hoa kết trái hòa bình cho toàn thế giới là những gì tất cả chúng ta đều hết lòng mong ước”.

Trên “chuyến xe lửa hòa bình” 7 toa chở khoảng 250 tham dự viên khởi hành từ Vatican lúc 8 giờ 40 sáng ngày Thứ Năm 24/1/2002, để cử hành Ngày Cầu Nguyện Cho Hòa Bình Thế Giới. Tới nơi, ĐTC đã đi trên chiếc Giáo Hoàng Xa của Ngài đến Công Trường Thánh Phanxicô để tiếp đón các vị đại diện và phái đoàn của các vị đến tham dự ngày này. Ngài đã ngỏ lời cùng các vị như sau:

Diễn Từ của ĐTC Khai Mạc Ngày Liên Tôn Hội Ngộ Cầu Cho Hòa Bình Thế Giới:

Cám ơn quí vị đã nhận lời mời của Tôi để đến tham dự vào cuộc hội ngộ nguyện cầu cho hòa bình ở Assisi đây. Cuộc hội ngộ này làm cho chúng ta nhớ đến cuộc hội ngộ ở đây vào năm 1986, và, theo một nghĩa nào đó, nó là một tiếp nối quan trọng cho biến cố đó. Nó cũng có cùng một mục đích, đó là nguyện cầu cho hòa bình, một hòa bình trước hết là tặng ân của Thiên Chúa cần phải được liên lỉ nguyện cầu thiết tha và tin tưởng mới có. Ở vào những lúc đặc biệt lo âu cho vận mạng thế giới, chúng ta càng cảm thấy rõ ràng hơn bao giờ hết là mỗi người chúng ta cần phải dấn thân trong việc bảo vệ và cổ võ sự thiện căn bản là hòa bình.

“Tôi xin đặc biệt chào mừng Đức Thượng Phụ Bartholomeos I và đoàn tùy tùng của Ngài; Thượng Phụ Antioch và tất cả quí vị Đông Phương, Đức Ignatius IV; Thượng Phụ Công Giáo Giáo Hội Assyria Đông Phương, Đức Mar Dinkha IV; TGM giáo phận Tirana, Durres và toàn quốc Albania, Đức Anastas; các vị đại diện các Đức Thượng Phụ Giáo Hội Alexandria, Jerusalem, Moscow, Serbia, Romania và các Giáo Hội Chính Thống ở Bulgaria, Cyprus và Balan; các vị đại diện các Giáo Hội Cổ Đông Phương, Giáo Hội Thượng Chủ Syro-Orthodox ở Antioch, Giáo Hội Tông Phái Armenia, Giáo Hội Công Giáo Armenia ở Cilicia, Giáo Hội Chính Thống ở Ethiopia, Giáo Hội Chính Thống Syro-Malankar. Tôi xin chào mừng vị đại diện ĐTGM George Carey ở Canterbury, rất nhiều quí vị đại diện của các Giáo Hội và cộng đồng giáo hội, những khối liên bang và liên minh Kitô giáo Tây Phương; vị tổng thư ký của Hội Đồng Đại Kết Các Giáo Hội; các tôn vị đại diện của thế giới Do Thái Giáo cũng đến tham dự với chúng tôi trong ngày đặc biệt cầu cho hòa bình này.

“Tôi cũng xin hết lòng thân ái chào mừng các vị môn đồ của các tôn giáo khác: qúi vị đại diện Hồi Giáo đến từ Albania, Saudi Arabia, Bosnia, Bulgaria, Egypt, Jerusalem, Jordan, Iran, Iraq, Lebanon, Libya, Morocco, Senagal, USA, Sudan và Turkey; qúi vị đại diện Phật Giáo đến từ Taiwan và Great Britain; quí vị đại diện Aán Giáo đến từ Aán Độ; quí vị đại diện Tôn Giáo Cổ Truyền Phi Châu đến từ Ghana và Benin; và quí vị đại biểu Nhật Bản đại diện cho những đạo giáo và phong trào khác nhau; quí vị đạo Sikh đến từ Aán Độ, từ Singapore và Great Britian; quí vị đại biểu của Khổng Giáo, Zoroastria và Jain. Qúi khách thân mến, Tôi không thể kể hết tên mọi người, nhưng Tôi muốn đón mừng tất cả mọi quí vị, một lần nữa Tôi xin cám ơn qúi vị đã nhận lời đến tham dự ngày quan trọng này.

“Tôi cũng xin cám ơn các ĐHY và GM có mặt nơi đây; nhất là ĐHY Edward Egan, TGM Nữu Ước, thành phố đã bị ảnh hưởng kinh hoàng bởi những biến cố của ngày 11/9. Tôi xin chào mừng qúi vị đại diện hàng giáo phẩm của những xứ sở đặc biệt đang cần đến hòa bình”.

Để kết thúc, ĐTC cũng chào mừng cả ĐHY Lorenzo Antonetti, đại diện tòa thánh cho Đền Thờ Thánh Phanxicô Assisi; các nữ tu Phanxicô; Thủ Tướng Ý Quốc Silvio Berlusconi; quí vị công quyền hiện diện khác, và tất cả những ai tham dự vào cuộc hội ngộ này, nhất là giới trẻ: “các bạn trẻ đã canh thức suốt đêm qua. Xin Thiên Chúa ban cho cuộc hội ngộ hôm nay đây sinh hoa kết trái hòa bình cho toàn thế giới là những gì tất cả chúng ta đều hết lòng mong ước”.

Danh sách của các vị tham dự Ngày Liên Tôn Hội Ngộ Cầu Cho Hòa Bình Thế Giới .

Qua lời chào mừng của ĐTC tại Assisi, chúng ta thấy Ngài liệt kê quan khách đến tham dự ngày lịch sử này. Vì lý do chính xác của tin liệu, chúng tôi muốn ghi nhận lại biến cố lịch sử này một cách đầy đủ, kể cả danh sách của tham dự viên, một danh sách gồm (hơn 221 vị: 33 Giáo Hội Chính Thống Đông Phương, 18 vị Giáo Hội Cải Cách Tây Phương, 11 vị Do Thái Giáo, 31 vị Hồi Giáo, 28 vị Phật Giáo, 6 vị Nhật Giáo, 1 vị Khổng Giáo, 1 vị Giainismo, 10 vị Sikhismo, 5 vị Aán Giáo, 1 vị Zoroastrianesimo, 3 vị Cổ Giáo Phi Châu, 66 vị Công Giáo và 7 vị Chính Quyền Dân Sự) đã được nguồn tin Zenit phổ biến cho ấn bản Ý Ngữ ngày 23/1/2002 như sau:

            Giáo Hội Chính Thống Đông Phương (33 vị)

              Patriarcato Ecumenico

            - Sua Santità Bartholomaios I, Patriarca Ecumenico

            - Sua Eminenza Gennadios, Arcivescovo-Metropolita dei Greci Ortodossi in Italia, Esarca dell´Europa Meridionale

            - S.E. Emmanuel, Vescovo di Reghion, Direttore dell´Ufficio della Chiesa Ortodossa presso la Comunità Europea

            - Diacono Stefanos, Diacono patriarcale

            - Sig. Nikolas Manghinas

            - Sig. Basilios Karaghiorghis

                Patriarcato Greco ortodosso d´Alessandria e di tutta l´Africa

            - S.E. George [Vladimirou], Vescovo di Nilopolis, Vicario Patriarcale in Alessandria  

              Patriarcato Greco ortodosso d´Antiochia e di tutto l´Oriente

            - Sua Beatitudine Ignace IV Hazim, Patriarca greco ortodosso d´Antiochia e di tutto l´Oriente

            - S.E. Lukas El Khoury, Vescovo Ausiliare del Patriarca

            - S.E. Gabriel Saliby, Metropolita dell´Europa Occidentale e Centrale

            - Sig. Dimitri Yamanoglu, Segretario, al seguito del Metropolita Saliby

              Patriarcato Greco ortodosso di Gerusalemme

            - Rev.mo Archimandrita Nikolaos Nikodimos Farmakis

            - Rev.mo P. Rafaele Apostolos Anagnostakis

                 Patriarcato ortodosso di Mosca

            - S.E. Pitirim, Metropolita di Volokolamsk e Juriev, Vicario Patriarcale di Mosca

            - S.E. Innokentij, Vescovo di Korsoun

            - S.E. Hilarion, Vescovo di Kerchen

               Patriarcato ortodosso di Serbia

            - S.E. Jovan, Metropolita di Zagabria e Ljubljana

               Patriarcato ortodosso di Romania

            - S.E. Ioan Salagean, Vescovo di Harghita e Covasna

               Patriarcato ortodosso di Bulgaria

            - Rev.mo Arciprete Ivan Petkin, Vicario Episcopale per l´Europa Centrale e Occidentale                 

               Chiesa ortodossa di Cipro

            - S.E. Vasilios, Vescovo di Trimithus, Vicario dell´Arcivescovo greco ortodosso di Nea Justiniana e tutta Cipro

            - Prof. Christos Economou

               Chiesa ortodossa di Polonia

            - Rev.mo Archimandrita Jerzy [Pankowski]

                 Chiesa ortodossa d´Albania

            - Sua Beatitudine Anastas, Arcivescovo di Tirana, Durres e di tutta l´Albania

            - Rev. P. Jani Trebicka, Segretario Generale del Santo Sinodo

               Patriarcato Siro ortodosso d´Antiochia

            - S.E. Mor Gregorios Yohanna Ibrahim, Metropolita di Aleppo

                 Chiesa Apostolica Armena

            - S.E. Khajak Barsamian, Primate della Diocesi Orientale degli Stati Uniti d´America

                 Catholicossato Armeno di Cilicia

            - S.E. Oshagan Choloyan, Arcivescovo Prelato della Costa Orientale degli Stati Uniti d´America e Canada

              Chiesa ortodossa d´Etiopia

             - Rev.mo P. Abba G. Egziabher G. Selassie, Rettore della Comunità Etiopica di Roma

            - Dr. Tarekegne Taka, Presidente dell´Associazione della Comunità Etiopica in Italia

                 Chiesa Ortodossa Sira del Malankar (India)

            - S.E. Thomas Mar Athanasius, Vescovo di             Chengannur

             - Rev. Dr. Mathew Baby, Orthodox Syrian Seminary, Kottayam

                 Chiesa Assira dell´Oriente

- Sua Santità Mar Dinkha IV, Catholicos Patriarca della

- S.E. Mar Bawai Ashur Soro, Vescovo Assiro di Seattle, Segretario Generale della

                 Commissione interecclesiale per le relazioni ecumeniche

            Giáo Hội Cải Cách Tây Phương (18 vị)

                 Comunione Anglicana

            - S.E. Richard Garrard, Vescovo Assistente per la Diocesi d´Europa della Chiesa d´Inghilterra, Direttore del       Centro Anglicano in Roma

                 Federazione Luterana Mondiale

            - Rev. Dr. Ismael Noko, Segretario Generale della Federazione Luterana Mondiale

            - S.E. Munib A. Younan, Vescovo Luterano di Gerusalemme

                 Alleanza Mondiale delle Chiese Riformate

            - Rev. Dr. Setri Nyomi, Segretario Generale dell´Alleanza Mondiale delle Chiese Riformate

                 Chiesa Presbiteriana di Scozia

            - Rev.mo John D. Miller, Moderatore

                 Consiglio Metodista Mondiale

            - Rev.mo Sunday Mbang, Presidente del Consiglio Metodista Mondiale

            - Rev. Dr. George Freeman, Segretario Generale del Consiglio Metodista Mondiale

                 Christian Church (Disciples of Christ)

            - Rev. Alvin O. Jackson, Moderatore, Pastore della National City Christian Church a Washington

            - Dr. David M. Thompson, Moderatore del Disciples Ecumenical Consultative Council e primo             Vice Presidente della World Convention of Churches of Christ

                 Pentecostali

            - Rev. Dr. Cecil M. Robeck, Co-Presidente della Commissione internazionale di dialogo           cattolica-pentecostale

                 Alleanza Battista Mondiale

            - Rev. Denton Lotz, Segretario Generale dell´Alleanza Battista Mondiale

                 Federazione Battista Europea

            - Rev. Pastore Italo Benedetti, Unione Battista Italiana

                 Conferenza Mennonita Mondiale

            - Dr. Mesach Krisetya, Presidente della Conferenza Mennonita Mondiale

                 The Salvation Army

            - Capitano Pascal Lemasle, Quartiere Generale per l´Italia dell´Esercito della

                 Salveoãa

            - Capitano Frederick Wong, Quartiere Generale per l´Italia dell´Esercito della Salveoãa

                 Friends World Committee for Consultation (Quaccheri)

            - Ms. Hamsa Eichler, del Vienna Quaker Group

                 Moravian Church (Chiesa Morava)

             - Rev. Angetile Yesaya Musomba, Direttore della Unity Board

                 della Chiesa Morava - Unitas Fratrum

                 World Council of Churches (Consiglio Ecumenico delle Chiese)

            - Rev. Konrad Raiser, Segretario Generale del Consiglio Ecumenico delle Chiese

            Do Thái Giáo (11 vị)

                 - Rabbino Joseph H. Ehrenkranz, Direttore del Center for Christian-Jewish Understanding (Stati Uniti  d´America)

             - Prof. Dr. Leon Feldman, Segretario dell´International Committee for Interreligious Consultations (Stati Uniti     d´America)

            - Rabbino Ron Kronish, Direttore dell´International Coordinating Council in Israel (Gerusalemme)

            - Rabbino Alan Placey, Responsabile per le questioni interreligiose, Ufficio del Rabbino Capo             della United   Hebrew Congregations of the British Commonwealth of Nations (Londra)

            - Rabbino Capo David Rosen, Presidente, International Council of Christians and Jews (Gerusalemme)

            - Rabbino Israel Singer, Presidente del Governing Board, World Jewish Congress (Stati Uniti d´America)

            - Gran Rabbino Samuel-René Sirat, del Concistoro Centrale (Francia)

            - Rabbino Arthur Schneier, Presidente, Appeal of Conscience Foundation (Stati Uniti d´America)

            - Rabbino Henry I. Sobel, Senior Rabbi, Congregação Israelita Paulista (São Paulo)    

            - Dott. Maram Stern, Segretario Generale aggiunto, World Jewish Congress, Bruxelles

             - Rabbino Prof. Elio Toaff, Rabbino Capo emerito di Roma (Italia)

            Hồi Giáo (31 vị)

            - Prof. Hamid Ahmad Al-Rifaie, Arabia Saudita

            - Dr. Mohammad Sammak, Libano

            - S.E. Dr. Mahid Mutilan, Presidente Ulama League, Filippine

            - Msr. Mutilan, Filippine

            - S.E. Dr. Kamil Al-Sharif, Giordania

            - Dr. Ali Wahby El Samman, Egitto

            - S.E. Imam Wallace Deen Mohammed, Stati Uniti d´America

            - Imam Abdul Karim Hasan, Stati Uniti d´America

            - S.A.R. Principe El Hassan bin Talal, Giordania

            - Hojjatoleslam Ghomi, Iran

            - Hojjatoleslam ´Alami, Iran

            - S.E. Gran Muftì Mustafa Ceric, Bosnia

            - Dr. Ifet Mustafic, Bosnia

            - S.E. Gran Muftì Selim Myumyum Mehmed, Bulgaria

            - Dr. Nikolay Pankov, Bulgaria

            - Shaikh Abdel Salam E.H. Abushukhaidem, Gerusalemme

            - Shaikh Saad A.M. Darwish, Gerusalemme

            - Dr. Main Badawi Ibrahim Dweik, Gerusalemme

            - Dr. Mohammed Ahmed Sharif, Libia

            - Dr. Mansour Tantush, Libia

            - S.E. Gran Muftì Kafiz Sabri Kochi, Albania

            - Mr. Bujar Mullahi, Albania

            - S.E. Reshat Bardhi, Albania

            - Mr. Edmond Brahimaj, Albania

            - S.E. Imam Mahmoud Hammad Ibrahim Sheweitah, Italia

            - Shaikh Ahmed Khalifa Niasse, Senegal

            - Prof. Ahmed Abd al Rahman Mohammed, Sudan

            - Dr. Ridvan Caarkir, Turchia - Mr. Abdul Chapor Mohammed Taha Al-Qaysi, Iraq

            - Mr. Yassin Hikmat Taha Ibrahim, Iraq

            - Dr. Mohammed Yassef,      Marocco

            Phật Giáo (28 vị)

            - Geshe Tashi Tsering, Rappresentante del Dalai Lama, Gran Bretagna

            - Most Ven. Yi I, Rappresentante Fo Kuang Shan

            - Taiwan, Capo Delegazione

            - Ven. Chueh Yann

            - Ven. Chueh Ru

            - Most Ven. Gensho Hozumi, Rinzai Zen, Giappone

            Federazione Buddista Giapponese (Giappone)

            - Monst Ven. Chiko Iwagami, Capo Delegazione

            - Mr. Yuki Kashiwagi

            - Dr. Kenneth Kenichi Tanaka

            - Dr. Satoru Eguchi

            Tendai (Giappone)

            - Most Ven. Kojun Handa, Capo Delegazione

            - Most Ven. Ryoko Nishioka

            - Ms. Hatsuko Handa

            - Ven. Ejun Ota

            - Ven. Tetsuen Saito

            - Ven. Yuigyo Okubo

            - Ms. Yumiko Nishioka

            - Mr. Uchiyama

            - Mr. Yoshihiro Kitagawa

            Rissho Kosei-kai (Giappone)

            - Rev. President Nichiko Niwano, Capo Dlegazione

            - Rev. Hideyuki Kobayashi

            - Dr. Koichi Kawamoto

            - Mr. Yasutomo Sawahata

            - Ms. Megumi Hirota

            - Mr. Junichi Kazawa

            Myochikai (Giappone)

            - Rev. Keishi Miyamoto, Capo Delegazione

            - Mr. Fumitoshi Hongo

            - Ms. Yasuko Waki

            - Mr. Shoro Fujita

            Tenrikyo (4 vị)

            - Rev. Zensuke Nakata, Capo Delegazione

            - Rev. Noriaki Nagao

            - Rev. Hideo Yamaguchi

            - Dr. Ikuo Higashibaba

            Shintoismo (Nhật Giáo: 6 vị)

               Oomoto

            - On. Yasumi Hirose, Capo Delegazione

            - Mr. Mitsuo Yamazaki

            - Mr. Masamichi        Tanaka

            - Mr. Katsuya Kimura

            - Mr. Kimio Matsumoto

            - Mr. Akira Naruo

            Khổng Giáo (1 vị)

            - Ven. Chang Gyon Choi, Presidente del Centro Nazionale per il Confucianesimo, Corea

            Giainismo (1 vị)

             - Mr. Harshad Nandlal Sanghrajka, Gran Bretagna

            Sikhismo (10 vị)

            - Mr. Harbans Singh, Singapore

            - Bhai Sahijb Mohinder Singh, Capo Delegazione, Gran Bretagna

            - Mr. Sewa Singh Mandla, Gran Bretagna

            - Mr. Gurcharan Singh Chandan, Gran Bretagna

            - Jethadar Joginder Vedanti, India

            - Baba Amar Singh, India

            - Sardar Prithipal Singh, India

            - Manjinder Singh, India

            - Jasdev Singh Rai, India

            - Kamaljit Singh, India

            Aán Giáo (5 vị)

             - Shri Krishnarajav Vanavarayar, India

            - Mrs. Karuna Vanavarayar, India

            - Mrs. Dhanashree Srinivas Talwalkar, India

            - Prof. Raj Krishan Srivastava, India

            - Swamiji Agnivesh, India

            Zoroastrianesimo (1 vị)

            - Ervad Rustom Bhedwar, Gran Bretagna

            Tôn Giáo Truyền Thống Phi Châu (3 vị)

            - Komfo Afua Serwah Mensah, Ghana

            - Mr. Gasseto Ainadou, Benin

            - Mr. Alexander André Paqui, Benin

            Giáo Hội Công Giáo Rôma (66 vị chính thức có tên, trừ 3 tổ chức cuối cùng)

            Các Đấng Bậc Tòa Thánh

            - Card. Angelo Sodano, Segretario di Stato di Sua Santità

            - Card. Roger Etchegaray, Presidente emerito del Pontificio Consiglio della Giustizia e della Pace

            - Card. Nasrallah Pierre Sfeir, Patriarca di Antiochia dei Maroniti

            - Card. Ignace Moussa I Daoud, Prefetto della Congregazione per le Chiese Orientali

            - Card. Carlo Maria Martini, Arcivescovo di Milano

            - Card. Francis Arinze, Presidente del Pontificio Consiglio per il Dialogo Inter-Religioso

            - Card. Jozef Tomko, Prefetto emerito della Congregazione per l´Evangelioãazione dei Popoli

            - Card. Silvano Piovanelli, Arcivescovo emerito di Firenze

            - Card. Eduardo Martínez Somalo, Prefetto della Congregazione per gli Istituti di vita consacrata e le Società di vita apostolica

            - Card. Achille Silvestrini, Prefetto emerito della Congregazione per le Chiese Orientali

            - Card. Michele Giordano, Arcivescovo di Napoli

            - Card. Camillo Ruini, Vicario Generale di Sua Santità per la Diocesi di Roma

            - Card. Vinko Puljic, Arcivescovo di Vrhbosna (Bosnia ed Erzegovina)

            - Card. Salvatore De Giorgi, Arcivescovo di Palermo

            - Card. Polycarp Pengo, Arcivescovo di Dar-es-Salaam (Tanzania)

            - Card. Paul Shan  Kuo-hsi, Vescovo di Kaohsiung (Taiwan)

            - Card. Giovanni Battista Re, Prefetto della Congregazione per i Vescovi

            - Card. Severino Poletto, Arcivescovo di Torino

            - Card. Cormac Murphy-O´Connor, Arcivescovo di Westminster (Gran Bretagna)

            - Card. Edward Michael Egan, Arcivescovo di New York (Stati Uniti d´America)

            - Card. Lubomyr Husar, Arcivescovo Maggiore di Lviv degli      Ucraini (Ucraina)

            - Card. Edward Idris Cassidy, Presidente emerito del Pontificio Consiglio per la Promozione dell´Unità dei Cristiani - Card. Luigi Poggi, Archivista emerito di Santa Romana Chiesa

             - Card. Lorenzo Antonetti, Delegato Pontificio per la Patriarcale Basilica di S. Francesco in Assisi

            - Card. François Xavier Nguyên Van Thuân, Presidente del Pontificio Consiglio della Giustizia e             della Pace

            - Card. Sergio Sebastiani, Presidente della Prefettura degli Affari Economici della Santa Sede           

            - Card. José Saraiva Martins, Prefetto della Congregazione delle Cause dei Santi

            - Card. Crescenzio Sepe, Prefetto della Congregazione per l´Evangelioãazione dei Popoli

            - Card. Walter Kasper, Presidente del Pontificio Consiglio per la Promozione dell´Unità dei Cristiani

            - Sua Beatitudine Raphặl I Bidawid, Patriarca di Babilonia dei Caldei

            - S.E. Leonardo Sandri, Sostituto per gli Affari Generali della Segreteria di Stato

            - S.E. Jean-Louis Tauran, Segretario per i Rapporti con gli Stati della      Segreteria di Stato

            - S.E. Marc Ouellet, Segretario del Pontificio Consiglio per la Promozione dell´Unità dei         Cristiani

            - S.E. Giampaolo Crepaldi, Segretario del Pontificio Consiglio della Giustizia e della Pace

            - S.E. Michael Louis Fitzgerald, Segretario del Pontificio Consiglio per il Dialogo Inter-           Religioso

            - S.E. Paolo Romeo, Nunzio Apostolico in Italia

            - S.E. Paolo Sardi, Nunzio Apostolico con Incarichi speciali

            - S.E. Josip Bozanic, Arcivescovo di Zagreb (Croazia)

            - S.E. Amédée Grab, Vescovo di Chur, Presidente del Consiglio delle Conferenze Episcopali d´Europa

            - S.E. Simon Ntamwana, Arcivescovo di Gitega (Burundi)

            - S.E. Víctor Manuel Lĩpez Forero, Arcivescovo di Bucaramanga (Colombia)

            - S.E. Fernando R. Capalla, Arcivescovo di Davao (Filippine)

            - S.E. Johannes Sudiarna Hadiwikarta, Vescovo di Surabaya (Indonesia)

            - S.E. Joseph Bagobiri, Vescovo di Kafanchan (Nigeria)

            - S.E. Andrew Francis, Vescovo di Multan (Pakistan)

            - S.E. Augustin Misago, Vescovo di Gikongoro  (Rwanda)

            - S.E. Juan María Uriarte Goiricelaya, Vescovo di San Sebastián (Spagna)

            - S.E. Oswald Thomas Colman Gomis, Vescovo di Anuradhapura (Sri Lanka)

            - S.E. Fouad Twal, Vescovo di Tunis (Tunisia)

           

            Các Đoàn Thể và Viên Chức

            - Chiara Lubich, Opera di Maria (Focolarini)

            - Andrea Riccardi, Comunità di Sant´Egidio

            - Jesús Carrascosa, Comunione e Liberazione

            - Kiko Argüello, Cammino Neocatecumenale

            - Paola Bignardi, Azione Cattolica Italiana

            - Frère Denis, Comunità di Taizé

            - Suor Nirmala, Superiora Generale Missionarie della Carità

            - Suor Raymonde-Andrée, Superiora Generale Piccole Sorelle di Gesù   

            - Padre Angelo Panigatti, Barnabiti

            - Padre Giuseppe Moretti, Barnabiti

            - Dr. William F. Vendley, Conferenza Mondiale delle Religioni per la Pace

            - Dr. Peter P. Stewart, Thanksgiving Square, USA

            - S.E. Sami Elia Gargis, Direttore per gli Affari cristiani, Ministero Awqaf, Iraq

            - Prof. Mario Agnes, Direttore de "L´Osservatore Romano"

            - Dott. Joaquín Navarro-Valls, Direttore della Sala Stampa della Santa Sede

            - Padre Pasquale Borgomeo, Direttore della Radio Vaticana

            - Padre Federico Lombardi, Direttore Generale ad interim del Centro Televisivo Vaticano

            Các Tổ Chức khác:

            - Vescovi Membri del Consiglio Permanente della Conferenza Episcopale Italiana

            - Membri della Commissione della Conferenza Episcopale Italiana per l´Ecumenismo e il

                 Dialogo

            - Arcivescovi e Vescovi dell´Umbria, di diverse Diocesi dell´Italia, di Taiwan, del Viêt Nam e

                 di altri Paesi.

            Chính quyền dân sự (7 vị)

            - S.E. il Signor Carlo Azeglio Ciampi, Presidente della Repubblica Italiana, e Seguito

            - S.E. il Signor Silvio Berlusconi, Presidente del Consiglio dei Ministri, e Seguito

            - On. Pier Ferdinando Casini, Presidente della Camera dei Deputati

            - On. Pietro Lunardi, Ministro per le Infrastrutture e i Trasporti, e Seguito

            - On. Giuliano Urbani, Ministro per i Beni e le Attività Culturali

            - On. Gianni Letta, Sottosegretario alla Presidenza del Consiglio dei Ministri

            - On. Paolo Bonaiuti, Sottosegretario alla Presidenza del Consiglio dei Ministri

 

 

Diễn Từ của ĐTC cho Ngày Liên Tôn Hội Ngộ Cầu Cho Hòa Bình Thế Giới

 

Sau khi ĐTC đã ngỏ lời chào mừng quí vị quan khách tham dự viên Ngày Liên Tôn Hội Ngộ Cầu Cho Hòa Bình Thế Giới, ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Chủ Tịch Hội Đồng Công Lý và Hòa Bình của Tòa Thánh giới thiệu phần chứng từ hòa bình của các vị đại diện. Sau đó, từng vị đại diện này đọc bản chứng từ hòa bình của mình, giữa mỗi vị đều có nhạc xen kẽ. Kết thúc phần nghi thức đầu tiên này là diễn từ của ĐTC.

 

1.         “Chúng ta đến Assisi bằng một cuộc hành hương hòa bình. Chúng ta có mặt nơi đây, với tư cách là đại diện các tôn giáo khác nhau, để xét mình trước Thiên Chúa về việc chúng ta dấn thân xây dựng hòa bình, để xin Ngài ban cho chúng ta tặng ân hòa bình này, cũng như để minh chứng cho niềm khát vọng chung của chúng ta mong muốn thấy được một thế giới chính trực và hợp đoàn hơn. Chúng ta muốn thực hiện phần của mình trong việc làm sao tránh khỏi những đám mây mù khủng bố, hận thù, xung đột vũ khí là những gì trong mấy tháng vừa qua đã đặc biệt trở thành một điềm dữ xuất hiện ở chân trời loài người. Vì lý do này, chúng ta muốn lắng nghe nhau: chính điều này đã là một dấu hiệu hòa bình rồi vậy, chúng ta tin tưởng là như thế. Trong việc chúng ta lắng nghe nhau đã có sẵn câu giải đáp cho những vấn đề rắc rối vốn khiến cho chúng ta phải lo âu. Điều này cũng giúp vào việc xua tan những bóng tối ngờ vực nhau và hiểu lầm nhau nữa.

“Bóng tối sẽ không bị đẩy lui bởi vũ khí; tối tăm bị tan biến bởi những tia sáng ngời chiếu soi. Mấy ngày trước đây Tôi đã nhắc nhở quí vị trong phái đoàn ngoại giao các nước có liên hệ với Tòa Thánh là hận thù chỉ được chế ngự bởi yêu thương mà thôi.    

2.         “Chúng ta hội họp nhau ở Assisi đây, nơi mà mọi sự cho chúng ta thấy về một vị tiên tri đặc biệt của hòa bình mang danh Phanxicô. Ngài được kính yêu chẳng những bởi Kitô hữu mà còn bởi nhiều tín đồ khác cũng như bởi những người, mặc dù hết sức rời xa đạo nghĩa, vẫn cho việc hòa giải và hòa bình giống như những hoài bảo về công lý của ngài.

       

“Ở nơi đây, ‘người nghèo thành Assisi’ này muốn mời gọi chúng ta, trước hết, hãy dâng lên Thiên Chúa bài ca tạ ơn về các tặng ân của Ngài. Chúng ta chức tụng Thiên Chúa về vẻ đẹp của vũ trụ và trái đất, một ‘khu vườn’ tuyệt diệu Ngài đã ký thác cho con người nam nữ để họ canh tác và trông coi nó (x Gen 2:15). Người ta cần phải nhớ rằng họ tìm thấy mình nơi ‘chậu hoa’ vũ trụ mênh mông này, một chậu hoa được Thiên Chúa dựng nên cho họ. Điều quan trọng là con người phải nhận ra rằng không phải chính mình họ hay các thứ vật chất mà họ say mê theo đuổi là ‘tất cả moị sự’. Chỉ có Thiên Chúa mới là ‘tất cả moị sự’ mà thôi, để rồi cuối cùng mọi người phải trả lẽ với Ngài về chúng. Chúng ta chúc tụng Thiên Chúa, Đấng Tạo Thành và là Chúa của vũ trụ này, về tặng ân sự sống, nhất là sự sống con người, một sự sống đã nở ra trên trái đất này bởi dự án mầu nhiệm của lòng Ngài thiện hảo. Sự sống dưới mọi hình thức được ký thác một cách đặc biệt cho việc trông coi của con người.

“Chúng ta ngày nào cũng lấy làm bỡ ngỡ nhận thấy những hình thức biểu lộ khác nhau nơi sự sống con người, từ tính cách hỗ tương nam nữ, đến tính cách đa dạng của những tặng ân chuyên biệt ở những nền văn hóa và truyền thống khác nhau làm nên một hoàn vũ muôn mầu muôn sắc về ngôn ngữ, văn hóa và nghệ thuật. Tính cách đa dạng này được ấn định để hình thành một liên khối, trong mối liên hệ và trao đổi làm cho tất cả mọi người thêm phong phú và vui thỏa.

“Chính Thiên Chúa đã đặt để nơi lòng con người một xu hướng bản năng hướng về một cuộc sống bình an và thái hòa. Ước vọng này còn sâu xa hơn và quyết liệt hơn bất cứ thúc động bạo lực nào; chính nó là ước vọng mà chúng ta cùng nhau qui tụ lại để tái xác nhận ở nơi đây, tại Assisi này. Chúng ta làm điều ấy với ý thức rằng chúng ta đang đóng vai cảm thức sâu xa nhất của hết mọi con người.

 “Lịch sử bao giờ cũng biết đến những con người nam nữ, chính vì là những tín hữu, đã chứng tỏ mình là chứng nhân cho hòa bình. Bằng gương sống của mình, họ dạy cho chúng ta biết rằng chúng ta có thể xây dựng giữa cá nhân và các dân tộc những cây cầu dẫn chúng ta đến với nhau và cùng nhau bước đi trên những nẻo đường hòa bình. Chúng ta nhìn đến họ để lấy hứng khởi cho việc dấn thân phục vụ nhân loại. Họ khiến cho chúng ta cảm thấy hy vọng là chúng ta sẽ không thiếu vắng những con người nam nữ của hòa bình, nh74ng con người có khả năng chiếu tỏa ánh sáng yêu thương và hy vọng trên thế giới cũng ở vào lúc vừa mở màn cho một thiên niên kỷ đây.

3.         “Hòa bình! Nhân loại bao giờ cũng cần đến hòa bình, hơn bao giờ hết, nhất là lúc này đây, lúc xẩy ra sau những biến cố thê thảm đã làm tiêu hao mất niềm tin vào nó, cũng như lúc phải đối diện với những sôi bỏng liên tục của cuộc xung khắc tàn bạo khiến cả thế giới phải lo âu. Trong Sứ Điệp viết cho Ngày 1/1, Tôi đã nhấn mạnh đến hai ‘cột trụ’ nâng đỡ nền hòa bình, đó là quyết tâm thực hiện công lý và sẵn lòng thứ tha cho nhau.

“Trước hết là công lý, bởi vì không thể nào có hòa bình thực sự nếu thiếu lòng tôn trọng phẩm vị của con người cũng như của các dân tộc, thiếu lòng tôn trọng quyền lợi và nhiệm vụ của mỗi người cũng như thiếu lòng tôn trọng trong việc phân phối công bằng những thiện ích và những gánh nặng giữa cá nhân cũng như nơi toàn khối xã hội. Chúng ta không bao giờ được quên rằng những tình trạng đè nén và tẩy chay thường là nguồn gốc gây ra bạo động và khủng bố. Còn cả vấn đề thứ tha nữa, vì công lý của con người lại tùy thuộc vào sự yếu hèn cũng như vào áp lực của cái tôi cá nhân và đoàn thể. Chỉ có thứ tha mới chữa lành các thương tích của tấm lòng và mới hoàn toàn hàn gắn những liên hệ đã bị đổ vỡ nơi loài người.

“Nếu chúng ta đi theo đường lối này, chúng ta cần phải khiêm nhượng và can đảm. Cuộc qui tụ của chúng ta hôm nay đây, theo chiều hướng liên hệ với Thiên Chúa, cống hiến cho chúng ta cơ hội để tái xác nhận rằng chúng ta chỉ có thể tìm thấy việc hiệp nhất giữa công lý và tình thương nơi Thiên Chúa mà thôi. Ngài tuyệt đối trung thành với chính mình Ngài và với con người, cho dù con người có lạc xa Ngài đi nữa. Đó là lý do tại sao tôn giáo là để phục vụ hòa bình. Nhiệm vụ của các tôn giáo, nhất là của các vị lãnh đạo tôn giáo, là nuôi dưỡng nơi con người của thời đại chúng ta một cảm quan mới mẻ về sự khẩn thiết trong việc xây dựng hòa bình.

4.         “Điều này đã được nhìn nhận bởi những ai tham dự vào cuộc hội ngộ liên tôn ở Vatican vào tháng 10 năm 1999. Họ xác nhận là các truyền thống tôn giáo có những nguồn lực cần thiết để có thể vượt qua tình trạng phân mảnh cũng như để phát triển mối tương thân và quí trọng nhau giữa các dân tộc. Vào dịp này, họ cũng nhìn nhận rằng những xung đột thê thảm thường là hậu quả bởi một liên kết bất chính giữa tôn giáo và những xu hướng quốc gia, chính trị và kinh tế, hay với những thứ liên hệ khác. Cùng nhau qui tụ lại nơi đây, một lần nữa, chúng ta tuyên bố là bất cứ ai dùng tôn giáo để nung nấu bạo lực đều phản nghịch lại với ước nguyện sâu xa nhất và chân thực nhất của tôn giáo.

“Bởi thế, vấn đề chính yếu là con người và các cộng đồng tôn giáo phải minh nhiên và dứt khoát loại trừ bạo lực, tất cả mọi thứ bạo lực, bắt đầu từ thứ bạo lực nấp dưới hình thức tôn giáo, thậm chí dám lấy danh Thiên Chúa để phạm đến con người. Phạm đến con người kể như là phạm đến Thiên Chúa. Tôn giáo không phải là mục tiêu để biện minh cho việc con người sử dụng bạo lực chống lại con người.

5.         “Đến đây Tôi đặc biệt hướng về anh chị em Kitô hữu của Tôi. Vị Chúa và Tôn Sư của chúng ta là Đức Giêsu Kitô kêu gọi chúng ta hãy trở thành những tông đồ của hòa bình. Chính Người đã ban bố Câu Luật Vàng vốn quen thuộc với đức khôn ngoan cổ kính, đó là ‘Bất cứ điều gì các con muốn người ta làm cho các con, các con cũng hãy làm cho họ như vậy’, và giới răn của Thiên Chúa trao cho Moisen là: ‘Các người hãy yêu thương tha nhân như bản thân mình’. Người đã làm cho những khoản lề luật này nên trọn nơi điều răn mới, đó là ‘Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con’ (Jn 13:34).

“Nơi cuộc tử giá của Người trên đồi Golgota, Chúa Giêsu đã mang nơi xác thịt của mình những thương tích của tình Thiên Chúa xót thương loài người. Khi làm chứng cho dự án yêu thương của Cha trên trời, Người đã trở nên ‘hòa bình của chúng ta, Đấng đã làm cho cả hai chúng ta thành một, và đã phá đổ bức tường phân rẽ của hận thù’ (Eph 2:14).

               

Cùng với Phanxicô, vị thánh đã thở bầu không khí của miền đồi núi này và đã bước đi những con đường của phố thị này, chúng ta hãy nhìn thẳng vào mầu nhiệm Thập Giá, một cây cứu độ được vấy máu cứu chuộc của Chúa Kitô. Đời sống của Thánh Phanxicô, Clara và vô vàn các vị thánh và tử đạo Kitô giáo khác đều đã được đánh dấu bằng mầu nhiệm Thập Giá. Bí mật của các vị chính là dấu hiệu chiến thắng này của yêu thương xóa bỏ hận thù, của thứ tha thay vì trả đũa, của sự thiện bù đắp sự dữ. Chúng ta được kêu gọi tiến lên theo bước chân của các vị, để thế giới lúc nào cũng khao khát bình an của Chúa Kitô.

6.         “Nếu hòa bình là tặng ân của Thiên Chúa và phát xuất từ Ngài, thì nơi chúng ta tìm kiếm nó và xây dựng nó không phải là ở mối liên hệ sâu xa và thân mật với Thiên Chúa hay sao? Bởi thế, để xây dựng hòa bình của trật tự, của công lý và của tự do, trước hết chúng ta cần phải quyết tâm thực hiện việc cầu nguyện, đó là cởi mở, lắng nghe, trao đổi và hiệp nhất với Thiên Chúa, nguồn mạch chính của hòa bình chân thực.

“Cầu nguyện không phải là việc thoát ly lịch sử cùng với những rắc rối của nó. Trái lại, đó là chọn giáp mặt với thực tại, không phải tự bản thân chúng ta, mà bởi sức mạnh từ trời, một sức mạnh của chân lý và yêu thương bắt nguồn từ chính Thiên Chúa. Đối đầu với cái gian tà của sự dữ, con người đạo nghĩa sẽ cậy dựa vào Thiên Chúa, Đấng tuyệt đối chỉ muốn những điều tốt lành. Họ có thể cầu xin với Ngài cho được can đảm để đương đầu với cả những vấn đề khó khăn nhất, theo ý thức trách nhiệm của mình, chứ không bao giờ chịu thua định mệnh hay nhường bước cho những phản ứng nổi loạn.

7.             “Hỡi anh chị em từ các phần đất khác nhau trên thế giới qui tụ lại nơi đây. Chốc nữa đây chúng ta sẽ đi đến những nơi đả được ấn định để nài xin Thiên Chúa ban tặng ân hòa bình cho toàn thể nhân loại. Chúng ta hãy cầu xin cho được ơn nhìn ra con đường hòa bình, ơn biết sống thật sự mối liên hệ với Thiên Chúa và với nhau. Chúng ta hãy xin Thiên Chúa mở lòng con người ra trước sự thật về chính Ngài cũng như sự thật về con người. Chúng ta chỉ có một mục tiêu và có cùng một ý định, nhưng chúng ta cầu nguyện bằng những đường lối khác nhau, tôn trọng những truyền thống tôn giáo của nhau. Cả ở điểm này nữa cũng chất chứa một ý nghĩa sâu xa hơn, đó là chúng ta muốn chứng tỏ cho thế giới thấy rằng động lực đích đáng để cầu nguyện chẳng những không đưa đến tình trạng chống đối nhau, lại càng không đưa đến hành động khinh dể nhau, mà trái lại, còn đưa đến một cuộc trao đổi xây dựng, một cuộc trao đổi mà mỗi người, không theo chiều hướng tương đối hay hòa đồng gì cả, càng nhận thức sâu xa hơn nữa nhiệm vụ làm chứng và loan báo của mình.

 “Đây là lúc chúng ta phải cương quyết thắng vượt những xu hướng hận thù là những gì đã không phải là không từng xẩy ra nơi lịch sử về đạo giáo của loài người. Thật vậy, khi những xu hướng này nại đến tôn giáo là chúng chứng tỏ cho thấy bộ mặt trẻ con về tôn giáo của chúng. Trái lại, cảm thức về đạo giáo chân thực phải đưa đến một cảm nhận nào đó về mầu nhiệm Thiên Chúa, nguồn mạch của sự thiện hảo, một mầu nhiệm là mạch nguồn cho lòng tôn trọng và sự hòa hợp giữa các dân tộc, bởi vì, tôn giáo thực sự là chất giải độc chính yếu cho bạo lực và xung khắc vậy (xem Sứ Điệp Hòa Bình 2002, 14).

Hôm nay đây, cũng như hôm 27/10/1986, Assisi một lần nữa đã trở thành ‘con tim’ của đám người rất đông đảo muốn lên tiếng kêu gọi hòa bình. Từ hôm qua tới tối nay, nhiều người hiệp ý cầu nguyện cho hòa bình với chúng ta, ở những nơi thờ phượng, gia đình, cộng đồng, trên khắp thế giới. Họ là những người già lão, trẻ em, người lớn, giới trẻ: một đám dân không ngừng tin tưởng rằng cầu nguyện có khả năng mang lại hòa bình.

“Chớ gì hòa bình đặc biệt cư ngụ nơi tâm hồn của những thế hệ đang lên. Hỡi giới trẻ của Ngàn Năm Thứ Ba, hỡi giới trẻ Kitô giáo, hỡi giới trẻ của mọi tôn giáo, Tôi xin các bạn hãy như Phanxicô Assisi, trở thành những ‘gác viên’ hiền lành và can đảm canh giữ lâu đài hòa bình chân thực, một lâu đài hòa bình được dựng xây trên công lý và thứ tha, trên chân lý và tình thương!

“Chúng ta hãy tiến vào tương lai giơ cao ngọn đèn hòa bình. Thế giới cần đến ánh sáng của ngọn đèn hòa bình ấy!

Kết thúc bài diễn từ của mình, vào lúc gió thổi mạnh khắp nơi, ĐTC đã trích lại ý nghĩa lời của Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô trong Phúc Âm Thánh Gioan: “Thần Linh thổi đâu thì thổi theo như ý của Ngài” để nói lên niềm hy vọng là Vị Thần Linh này sẽ dẫn dắt tất cả những ai đến cầu nguyện tại Assisi hôm nay. Sau đó, Ngài mời tất cả mọi thành phần tham dự viên đến địa điểm ấn định để cầu nguyện cho hòa bình thế giới. ĐTC chủ toạ buổi cầu nguyện của Kitô giáo tại hạ tầng Đền Thờ Thánh Phanxicô. Sau khi đoàn kiệu Kitô giáo tiến đến bàn thờ, xông hương Sách Phúc Âm và ĐTC bắt đầu nghi thức. Trước hết là một đại diện đọc bài Sách Thánh. Tiếp đến là 3 lời cầu cho hòa bình rồi tới giây phút thinh lặng, đoạn ĐTC bắt Kinh Lạy Cha và mọi người hợp lời nguyện chung. Sau hết ca đoàn cất tiếng hát khi phái đoàn Kitô giáo rời Đền Thờ. ĐTC mời quí đại diện đi dùng bữa trưa ở phòng ăn của Nữ Tu Viện Thánh Phanxicô, phái đoàn tùy tùng dự bữa trưa ở một địa điểm khác. 3 giờ 30 chiều, tại Hạ Tầng Công Trường Thánh Phanxicô, 13 vị đại diện tôn giáo đọc Bản Liên Tôn Đồng Tâm Tuyên Ngôn Hòa Bình bằng các ngôn ngữ khác nhau.

Đây là Bản Liên Tôn Đồng Tuyên Ngôn Hòa Bình

13 Vị đại diện tôn giáo đã lần lượt đọc Bản Liên Tôn Đồng Tuyên Ngôn Hòa Bình thứ tự như sau:

Đức Thượng Phụ Bartholomew I, Giáo Chủ Contantinopoli:

Mở:     “Qui tụ lại tại Assisi đây, chúng tôi cùng nhau suy nghĩ về hòa bình, một tặng ân của Thiên Chúa và là một công ích của toàn thể nhân loại. Cho dù có thuộc về những truyền thống tôn giáo khác nhau đi nữa, chúng tôi cũng xác nhận rằng hòa bình đòi chúng tôi phải biết yêu thương tha nhân của nhau, hợp với Khuôn Vàng Thước Ngọc là hãy làm những gì anh em muốn người khác làm cho mình. Với niềm xác tín này, chúng tôi sẽ không ngừng hoạt động lãnh nhận trọng trách xây dựng hòa bình. Bởi thế:

Mục Sư Konrad Raiser, Tổng Thư Ký của Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới, đại diện Giáo Hội Cải Cách Tây Phương:

1.         “Chúng tôi quyết tâm lên tiếng công bố niềm xác tín mạnh mẽ của chúng ta là bạo lực và khủng bố không hợp với Tinh Thần đích thực của tôn giáo, và khi chúng tôi lên án mọi phương sách gây bạo lực và chiến tranh vì danh Thiên Chúa hay tôn giáo, chúng tôi cũng quyết tâm thực hiện mọi sự có thể để nhổ tận gốc những căn rễ gây ra khủng bố.

Vị đại diện đạo Sikh, Bhai Sahioài Mohinder Singh

2.         “Chúng tôi quyết tâm giáo dục cho dân chúng biết tôn trọng và quí mến lẫn nhau, để góp phần vào việc mang lại một cuộc sống chung an bình và huynh đệ giữa những con người thuộc về các nhóm chủng tộc, văn hóa và tôn giáo khác nhau.

TGM Chính Thống Pitirim ở Moscow

3.         “Chúng tôi quyết tâm bồi dưỡng một thứ văn hóa đối thoại, để làm tăng thêm việc hiểu biết và tin tưởng nhau hơn giữa cá nhân với nhau cũng như nơi các dân tộc, vì những việc này là những điều kiện tiên quyết cho hoà bình chân thực.

TGM Chính Thống Jovan ở Serbia

4.         “Chúng tôi quyết tâm bảo vệ quyền mọi người được sống một đời sống xứng đáng với bản chất văn hóa riêng của họ cũng như được tự ý lập gia đình riêng của mình

Vị đại diện Hồi Giáo, Sheikh Abdel Salam Abushukhadaem

5.         “Chúng tôi quyết tâm thực hiện việc đối thoại thẳng thắn và nhẫn nại, không coi những khác biệt của chúng tôi như là chướng ngại bất khả thắng vượt, trái lại, chúng tôi nhìn nhận rằng việc tiếp cận khác biệt của nhau có thể trở thành cơ hội để hiểu biết nhau hơn.

ĐGM Chính Thống Vasilios ở Cypriot

6.         “Chúng tôi quyết tâm tha thứ cho nhau những lỗi lầm và tổn thương nơi quá khứ cũng như hiện tại, và nâng đỡ nhau trong nỗ lực chung để chế ngự vị kỷ và tự đắc, hận thù và bạo lực, cũng như để học lấy kinh nghiệm đã qua là hòa bình mà thiếu công lý không phải là hòa bình đích thực.

Vị đại diện Khổng Giáo người Đại Hàn, Chang-Gyou Choi

7.         “Chúng tôi quyết tâm đứng về phía thành phần nghèo khổ và vô dụng, lên tiếng bênh vực những ai không có tiếng nói và khôn ngoan hoạt động để thay đổi những tình trạng này, với niềm xác tín là không ai có thể một mình hạnh phúc được.

Vị đại diện Hồi Giáo, Hojjatoleslam Ghomi

8.         “Chúng tôi quyết tâm lấn át tiếng kêu gào của những ai không chịu từ bỏ bạo lực và sự dữ, và chúng tôi muốn vận dụng mọi nỗ lực để cống hiến cho con người nam nữ của thời đại chúng ta một niềm hy vọng thực sự về công lý và hòa bình

Vị đại diện Phật Giáo người Nhật, Thượng Tọa Nichiko Niwano

9.         “Chúng tôi quyết tâm khuyến khích tất cả mọi nỗ lực trong việc phát triển mối thân hữu giữa các dân tộc, vì chúng tôi xác tín rằng nếu các dân tộc không biết đoàn kết và thông cảm với nhau thì tình trạng tiến bộ về kỹ thuật chỉ làm cho thế giới càng có nguy cơ bị hủy hoại và diệt vong mà thôi.

Vị đại diện Do Thái Giáo, Tôn Sư Rabbi Samuel-René Sirat

10.       “Chúng tôi quyết tâm thôi thúc các vị lãnh đạo quốc gia phải vận dụng mọi nỗ lực để kiến tạo và củng cố một thế giới hợp đoàn và bình an trong công lý, ở bình diện quốc gia cũng như quốc tế.

Tiến Sĩ  Mesach Krisetya thuộc Hội Nghị Quốc Tế Mennonite

Kết      Chúng tôi, những con người thuộc các truyền thống đạo giáo khác nhau, sẽ không ngừng công bố là hòa bình và công lý bất khả tách biệt, và hòa bình trong công lý là con đường duy nhất cho loài người tiến về một tương lai hy vọng. Trong một thế giới, nhờ hệ thống bao rộng của các phương tiện truyền thông xã hội, đang mở rộng các biên giới, đang thu lại cách quãng, và đang liên hệ với nhau hơn bao giờ hết này, chúng tôi xác tín rằng, tình trạng an sinh, tự do và hòa bình không bao giờ được bảo đảm bởi võ lực mà là bằng lòng tin tưởng nhau. Xin Thiên Chúa chúc lành cho những quyết tâm này của chúng ta và ban công lý cùng hòa bình cho thế giới.

ĐTC Gioan Phaolô II, đại diện cho Giáo Hội Công Giáo Rôma:

Không bao giờ còn bạo lực nữa! Không bao giờ còn chiến tranh nữa! Không bao giờ còn khủng bố nữa! Chớ gì hết mọi tôn giáo hãy nhân danh Thiên Chúa để mang lại công lý và hòa bình, thứ tha và sự sống cùng yêu thương đến cho thế giới này!”

Tiếp theo phần Liên Tôn Đồng Tuyên Ngôn Hòa Bình này là nghi thức đốt nến để thắp “sáng hy vọng”, bắt đầu từ ĐTC rồi tới từng vị đại diện tôn giáo. ĐTC và các vị đại diện đặt cây đèn của mình trên một trụ đèn ba nhánh và trụ đèn này sẽ được đặt tại Đền Thờ Thánh Phanxicô để vĩnh viễn ghi niệm biến cố lịch sử chưa từng có ấy.

Sau hết, ĐTC đến chúc bình an cho tất cả mọi vị đại diện trước khi nói mấy lời tạ từ. Cuối cùng, “chiếc xe lửa hòa bình” đã chở 250 vị đại diện tôn giáo từ Assisi về lại Vatican, chấm dứt một biến cố lịch sử muôn đời đáng ghi nhớ: Ngày Liên Tôn Hội Ngộ Cầu Cho Hòa Bình Thế Giới 24/1/2002 tại Assisi.

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL)