Hội Nghị Quốc Tế về Nữ Giới Bụi Đời

 

Biện Pháp của Giáo Hội Công Giáo Trong Việc Giúp Đỡ Thành Phần Phụ Nữ Bụi Đời

Sau đây là bản văn đúc kết của Hội Nghị Quốc Tế đầu tiên về Việc Chăm Sóc Mục Vụ Để Giải Thoát Nữ Giới Bụi Đời, một hội nghị được tổ chức và diễn tiến ở Rôma trong thời khoảng 20-21/6/2005, do Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Giúp Thành Phần Di Dân và Du Hành khởi xướng.

Biến Cố Diễn Tiến

Cuộc hội nghị này được tổ chức ở Rôma tại Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Giúp Thành Phần Di Dân và Du Hành. Ngoài các vị cao cấp của hội đồng này, còn có sự tham dự của 5 viên chức thuộc Phân Bộ này; 2 vị Giám Mục; các vị linh mục, tu sĩ và giáo dân; các đại biểu thuộc các Hội Đồng Giám Mục thuộc 19 quốc gia ở Âu Châu: Albania, Germany, Belgium, Bosnia-Herzegovina, the Czech Republic, Denmark (Nordic countries), Scotland, Slovenia, Spain, Estonia, Holland, Hungary, England, Ireland, Italy, Montenegro, Poland, Portugal và Switzerland; các đại biểu thuộc các châu lục khác, bao gồm cả các chuyên gia, từ Democratic Republic of Congo, India, Nigeria và Thailand. Hiện diện trong hội nghị này còn có các vị đại biểu thuộc Hiệp Hội Chư Bề Trên Tổng Quyền USG (Union of Superiors General) và Hiệp Hội Quốc Tế Chư Bề Trên Tổng Quyền IUSG (International Union of Superiors General); CELAM; Hiệp Hội Chư Cộng Đồng Gioan XXIII; Đạo Binh Đức Mẹ; các vị đại diện thuộc các hiệp hội khác đang thi hành việc tông đồ về lãnh vực này; và 1 vị đại diện từ cơ quan Bác Ái Quốc Tế Caritas Internationalis.

Sauk hi ngỏ lời nồng hậu chào đón, vị Chủ Tịch của Hội Đồng này làĐHY Stephen Fumio Hamao, đã khai mạc tiến trình hội nghị bằng cách nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vấn đề, một vấn đề kêu gọi chú trọng và hoạt động mục vụ của Giáo Hội hoàn vũ và các Giáo Hội riêng.

ĐTGM Agostino Marchetto, Bí Thư của Phân Bộ này đã trình bày chủ đề và các vấn đề của hội nghị, đồng thời cũng nêu lên tiêu chuển thẩm định cùng các khóa mục vụ hoạt động liên quan đến vấn đề của hội nghị. Trong bài diễn từ của mình, với nhan đề “Thành Phần Phụ Nữ Bụi Đời Ngày Nay, Một Thách Đố Về Mục Vụ”, ngài đã nhấn mạnh đến cả một lãnh vực tông đồ bao rộng và quan trọng, một việc tông đồ cũng đòi hỏi những tác nhân mục vụ mới. Ngài đồng thời đề cập tới mối quan tâm về con người mà trong số đó có nhiều người đang sống trong một tình trạng không được tôn trọng về các thứ nhất quyền tối thiểu của họ, cũng như trình trạng thân thể của họ trở thành đối tượng cho việc buôn bán và buôn người.

Những bài nói sau đó được trình bày bởi thành phần tham dự viên tham dự hội nghị đã gây chú ý tới những khía cạnh khác nhau về tình trạng hiện nay của thành phần phụ nữ bụi đời. Giáo Hội nhìn họ bằng một tấm lòng cảm thương và một cảm quan đón nhận của Kitô giáo, và nêu lên việc quan tâm đến các giá trị về tinh thần cũng như về thần học cho một việc dấn thân về mục vụ chứng tỏ cho thấy Thiên Chúa rộng lượng bao dung đối với họ, vì mọi người đều biết đến nhiều thảm trạng nằm sâu dưới tầng lớp cảm nghiệm ấy. Điều này đã gây nên mối quan tâm đặc biệt đối với tình trạng gia tăng thê thảm nơi số nữ giới và em gái bị khai thác tình dục, tạo nên một nhu cầu khẩn trương đối với hoạt động mục vụ vượt ra ngoài cả những khởi động chấp nhận đáng khen và bao dung hiện nay cũng như tình trạng khó khăn hiện tại bao gồm những hoạt động ấy nơi các cơ cấu giáo hội đang có. 

Bà Mariette Grange, đại biểu của Ủy Ban Di Dân Công Giáo Quốc Tế ICMC (International Catholic Migration Commission), đã khai triển đề tài “Việc Buôn Người, Đặc Biệt Chú Trọng Đến Nữ Giới Bị Buôn Bán Làm Điếm”, trong khi đó thì bản tường trình của Giáo Sư Mario Pollo về “Nhãn Quan Toàn Diện Từ Một Cuộc Soạn Dọn Nghiên Cứu”, đã cho thấy tổng quan về tình hình này, một bản tường trình đúc kết từ những hồi đáp cho bản thẩm vấn được gửi đến cho thành phần tham dự viên. Kết quả cho thấy là thiếu hụt một cách nào đó về khía cạnh mục vụ đặc biệt hơn. Sau hết, cha Oreste Benzi, lãnh đạo Hiệp Hội Chư Cộng Đồng Gioan XXIII đã góp ý kiến về đề tài: “Đối Với Một Thừa Tác Mục Vụ Cứu Chuộc và Giải Phóng”.

Sáu chuyên viên đã tham dự vào hội nghị bàn tròn là dì Eugenia Bonetti, ISMC ở IUSG; cha Ottavio Cantarello, SC, Giám Đốc Cộng Đồng “Samuel”, đại diện Hội Đồng Chư Bề Trên Chính Ý Quốc; Cô Nile Ní Chochlín, thuộc Hội Đồng Đạo Binh Đức Mẹ; dì Lalini Gunawardene, RGS; dì Michelle Lopez, RGS thuộc Trung Tâm Mạch Nguồn Sự Sống, và bác sĩ Paolo Ramonda, Phó Chủ Tịch Hiệp Hội Chư Cộng Đồng Gioan XXIII. Cuộc họp bàn tròn này đặc trách việc viết bản “hướng dẫn việc chăm sóc mục vụ đặc biệt”.

Vào cuối cuộc hội nghị này, một hội nghị bao gồm việc trao đổi tin tức, ý kiến mục vụ, kinh nghiệm làm việc và những cuộc điều tra sâu rộng, còn cứu xét và công nhận những sáng kiến hay ho chú trọng tới những tình trạng khác nhau đang xẩy ra ở các quốc gia khác nhau. Khi tái xác nhận ý hướng của mình trong việc theo đuổi hoạt động được đúc kết trong những ngày gặp gỡ này, bằng tinh thần hợp tác và mức độ điều hợp, thành phần tham dự viên đã xem xét các mẹo mực và sách lược cho tương lai, và những phương pháp học cùng với các mục tiêu được tóm lại ở những đúùc kết và khuyến dụ sau đây:

Những Đúc Kết: Một số điểm chính

1.     Việc làm điếm là một hình thức nô lệ tân tiến.

Cần phải nhìn nhận là việc khai thác tình dục, làm điếm và buôn người tất cả đều là những hành động bạo lực phạm đến nữ giới và vì thế là những gì phạm đến phẩm giá nữ giới và trầm trọng vi phạm đến nhân quyền. Con số nữ giới bụi đời đã gia tăng kinh khủng khắp thế giới vì những lý do phức tạp khác nhau về kinh tế, xã hội và văn hóa.

Ở một số trường hợp thành phần nữ giới trong cuộc đã bị vi phạm một cách bệnh hoạn hay bị lạm dụng tình dục từ thuở bé. Có những người bị đẩy đến chỗ làm điếm để có đủ phương tiện sinh sống cho mình hay gia đình của mình. Một số tìm kiếm hình ảnh một người cha hay một thứ liên hệ yêu thương với một nam nhân. Kẻ khác đang cố gắng trang trải những khoản nợ nần vô lý. Một số rời bỏ tình trạng nghèo khổ xứ sở của mình, tin rằng việc làm được cung cấp ở ngoại quốc sẽ làm thay đổi đời sống của họ. Vấn đề hiển nhiên đó là việc khai thác tình dục nữ giới đang thấm nhập vào tầng lớp xã hội trên thế giới này là hậu quả của nhiều hệ thống tổ chức bất công.

Nhiều người nữ bụi đời, thành phần làm điếm ở thế giới được gọi là Thế Giới Thứ Nhất xuất thân từ các miền Thế Giới Thứ Hai, Thứ Ba và Thứ Tư. Ở Âu Châu và các nơi khác, nhiều người trong số nữ giới đến từ các thế giới không phải thế giới thứ nhất ấy được buôn bán từ các quốc gia khác để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ gia tăng. Tuy nhiên, không phải là tất cả mọi người được buôn người ấy đều làm điếm và không phải tất cả những điếm nữ đều là thành phần bị buôn người. Tình trạng con người nô lệ không phải là vấn đề mới mẻ. Tổ Chức Lao Công Quốc Tế ILO (International Labor Organization) ước lượng là hiện nay có 12.3 triệu người nô lệ đang bị bắt buộc phải lao động, và khoảng 2.4 triệu người trong số này là nạn nhân của thứ “kỹ nghệ” buôn người, một kỹ nghệ kiếm được lợi tức hằng năm ở vào khoảng 10 tỉ Mỹ kim.

2.     Mối Liên Hệ giữa Vấn Đề Di Dân, Nhân Quyền và Buôn Người

Dần dần người ta đã thấy được mối liên hệ giữa vấn đề di dân, nhân quyền và buôn người, và đã nhận ra và phân tách các hình thức bao rộng của việc buôn người (như việc ràng buộc nợ nần, nô lệ, khai thác tình dục hoặc lao công). Định nghĩa về vấn đề buôn người được sử dụng trong Nghị Định của LHQ trong Vấn Đề Ngăn Ngừa và Triệt Hạ cùng Trừng Phạt Việc Buôn Người Nhất Là Phụ Nữ và Trẻ Em là một trong những câu định nghĩa đáng được chấp nhận nhất. Bản Nghị Định này, cũng như Bản Nghị Quyết của Hội Đồng Âu Châu về Hoạt Động Chống Việc Buôn Người, thấy việc này như là một thứ vi phạm nặng nề đến nhân quyền và là một vi phạm đến phẩm giá con người.

Vì vấn đề những người di dân đáp ứng được những nhu cầu về kinh tế trong khi đó những người bị lậu chuyển hay buôn chuyển lại gặp nhiều tổn thương nói chung, mới có những vấn đề khác nhau quan trọng giữa việc di dân và buôn người cùng lậu người. Những chính sách phát triển đại thể thực sự thường để cho nữ giới rơi vào tình trạng nợ nần và thất nghiệp. Họ di dân để kiếm sống và giúp đỡ gia đình hay cộng đồng của họ. Dù sao các nỗ lực để ngăn chặn việc buôn người và lậu người cũng không được coi thường ước muốn của nữ giới trong việc họ di dân để cải tiến cuộc sống của họ cũng như của gia đình cùng con cái của họ.
 

3.         Nguyên nhân việc làm điếm

Để phác họa một đáp ứng hiệu nghiệm về mục vụ – mục đích của cuộc họp quốc tế này – cần phải biết đến những yếu tố thúc đẩy hay lôi kéo người phụ nữ đi làm điếm, những mưu mẹo được thành phần làm mối và thành phần khai thác nắm giữ những người phụ nữ ấy trong bàn tay của họ, những kiểu cách di chuyển từ các nước xuất phát tới các nước nhắm tới và những phương sách có tổ chức để giải quyết nhu cầu đòi hỏi. Cộng đồng quốc tế và nhiều tổ chức phi chính phủ khắp thế giới đang càng ngày càng tìm cách ngăn chặn những hoạt động tội ác và bảo vệ những người bị buôn bán. Những tổ chức này cần phải khai triển những sự can thiệp rộng rãi khác nhau liên quan tới vấn đề ngăn ngừa và phục hồi.

4.         Ai là nạn nhân?

Cô nàng là một con người, trong nhiều trường hợp kêu gọi sự giúp đỡ, vì việc bán thân trên hè phố không phải là những gì cô nàng tự ý muốn làm. Cô nàng bị xâu xé, bị chết về tâm lý và tâm linh. Mỗi một con người đều có một truyện đời riêng, nhưng chính yếu đều là một cuộc đời bị vật vã, bị lạm dụng, ngờ vực, mặc cảm, sợ hãi, thiếu cơ hội vươn lên. Mỗi người đều chịu đựng những vết thương sâu đậm cần được chữa lành. Họ tìm kiếm những gì? Họ tìm kiếm các mối liên hệ, yêu thương, an ninh, lòng cảm mến, được chấp nhận, và một tương lai tốt đẹp hơn cho tương lai của chính họ cũng như của gia đình họ. Họ muốn thoát khỏi cảnh nghèo khổ và thiếu cơ may, và họ muốn xây dựng tương lai.

5.         Ai là “thân chủ”?

Thành phần “hưởng thụ” cũng có những vấn đề trầm trọng, vì, ở một nghĩa nào đó, cả anh chàng nữa cũng bị nộ lệ. Phần đông ở vào tuổi trên 40, thế nhưng con số đang gia tăng ở vào giữa tuổi 16 đến 24 cũng dính dáng đến vấn đề này. Việc nghiên cứu rõ ràng cho thấy rằng nam nhân càng ngày càng tìm kiếm các việc làm điếm vì những lý do đô hộ hơn là thỏa mãn tình dục. Trong các mối liên hệ về xã hội và riêng tư, họ cảm thấy bị mất đi cái mãnh lực cùng với nam nhân tính và không thể phát triển được những liên hệ hỗ tương và tôn trọng. Họ tìm kiếm các việc làm điếm vì những việc này cống hiến cho họ một cái cảm nghiệm được thống trị và kiểm soát một nữ nhân ở một khoảnh khắc thời gian nào đó.

Thành phần “thân chủ” này cần phải bị xã hội lên án hơn nữa và cần phải đối diện với những thứ nghiêm trị của luật pháp. Anh chàng cũng cần phải được giúp đỡ để đương đầu với những vấn đề sâu xa của anh chàng, và tìm những cách thức khác để giải quyết các nhu cầu riêng tư của anh chàng. Chi tiền cho việc làm tình với điếm nữ không giải quyết được các vấn đề xuất phát từ tình trạng cảm thấy cô đơn lẻ loi, tâm trạng thất vọng hay thiếu thốn những mối liên hệ chân tình.

6.         Các mối liên hệ giữa nam nhân và nữ giới

Mối liên hệ giữa nam và nữ bất bình đẳng vì việc bạo lực hay mối đe dọa bạo lực cống hiến chon am nhân đặc ân và quyền năng, có thể làm cho nữ nhân câm nín và thụ động. Nữ giới và trẻ em thường bị đẩy ra ngoài hè phố vì bạo động họ cảm thấy từ thành phần nam nhân trong nhà, thành phần đã cai trị gia đình bằng võ lực là tình trạng thể hiện các ý hệ và cấu trúc xã hội. Những nữ nhân đáng thương cũng tham gia vào việc đàn áp và bạo lực đối với thành phần nữ giới khác, ở chỗ họ thường tham gia vào các tổ chức tội phạm liên quan tới việc làm gia tăng vấn đề làm điếm.

Vai Trò của Giáo Hội

7.         Giáo Hội có trách nhiệm mục vụ trong việc cổ võ thứ nhân phẩm của con người bị khai thác ở hành động làm điếm cũng như trong việc vận động để giải phóng họ cùng hỗ trợ họ về kinh tế, giáo dục và huấn luyện. Giáo Hội cần phải tiếp tục bênh vực các thứ quyền lợi hợp lý của nữ giới.

8.         Ngoài việc đáp ứng các nhu cầu mục vụ đối vớio thành phần nữ giới bụi đời, Giáo Hội cần phải lên tiếng bài bác những thứ bất công và vi phạm đến nữ giới ở bất cứ nơi nào và ở bất cứ trường hợp nào xẩy ra cho họ. Giáo Hội cũng cần phải kêu gọi tất cả mọi con người nam nữ thành tâm thiện chí hãy dấn thân bảo trì nhân phẩm bằng việc chấm dứt vấn đề khai thác tình dục.

9.         Cần phải thực hiện một thứ liên kết trong Giáo Hội và nơi các hội dòng, các phong trào giáo dân, các cơ cấu và các hội đoàn trong việc tỏ ra cho thấy “tính cách hữu hình” hơn nữa cũng như tỏ ra chú trọng hơn nữa tới việc chăm sóc mục vụ cho nữ giới bị khai thác làm điếm, mà không bỏ qua việc rao giảng tin mừng hoàn toàn giải thoát trong Chúa Giêsu Kitô.

10.       Trong việc đáp ứng các nhu cầu của nữ giới qua khắp các thế kỷ, những dòng tu nữ đặc biệt đã liên tục chú trọng tới những dấu chỉ thời đại, khám phá ra tính cách vững chắc và thích hợp nơi đặc sủng của mình ở nhiều môi trường xã hội mới. Ngày nay các nữ tu trên khắp thế giới, bằng việc trung thành phản ảnh Lời Chúa và giáo huấn của Giáo Hội về xã hội, đang tìm kiếm những đường lối mới để làm chứng một cách ngôn sứ cho phẩm vị của nữ giới. Họ làm việc này bằng cách cung cấp hàng loạt dồi dào các dịch vụ ở những đơn vị quảng bá, những trung tâm gửi gấm, những nhà trọ và những nhà an toàn, các chương trình huấn luyện và giáo dục nữ giới bụi đời. Các phần tử thuộc các dòng chiêm niệm tỏ ra mối liên kết của mình bằng việc hỗ trợ nguyện cầu, và khi có thể, bằng việc trợ giúp về tài chính.

11.       Các chương trình huấn luyện cho thành phần tác nhân mục vụ là những gì cần thiết để phát triển khả năng và phương sách hầu ngăn chặn vấn đề làm điếm và buôn người. Đó là những đường lối quan trọng liên quan tới các vị linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân trong vấn đề ngăn  ngừa và tái hội nhập thành phần nạn nhân. Cần phải thực hiện việc hợp tác và thông đạt với nhau giữa các Giáo Hội xuất phát thành phần nữ giới bụi đời và Giáo Hội thành phần nữ giới bụi đời này được đưa tới để làm điếm.

Những Hoạch Định Tổng Quát

12.       Hoạt động của Giáo Hội trong việc giải thoát nữ giới bụi đời

Để giải quyết nạn mãi dâm cần phải có biện pháp đa chiều kích. Cần phải bao gồm cả nam nhân lẫn nữ giới trong việc tương biến, và các quyền lợi của con người cần phải là cốt lõi của bất cứ biện pháp nào. Tất cả mọi Kitô hữu được kêu gọi tỏ tình đoàn kết với những ai bị dính vào cuộc sống bụi đời. Ở bất cứ trường hợp nào, nam nhân đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp đạt đến tình trạng bình đẳng về giống tính liên quan tới tính cách hỗ tương và khác biệt chính đáng. Thành phần khai thác (thường là nam nhân) đóng vai “thân chủ”, thành phần buôn người, thành phần du khách làm tình v.v. cần được giáo dục về cả bậc thang các giá trị nhân bản lẫn về nhân quyền. Họ cũng cần phải được nghe thấy Giáo Hội, nếu quốc gia không làm, rõ ràng lên án hành động xấu xa và bất chính của họ.

13.       Vai trò của các hội đồng giám mục

Các Hội Đồng Giám Mục ở những quốc gia có dính dáng tới nạn mãi dâm là nạn gây ra bởi vấn đề buôn bán con người cần phải thực hiện nhiệm vụ lên án cái tai ương xã hội này. Cũng cần phải phát động việc tôn trọng, hiểu biết, thương cảm và thái độ lên án đối với thành phần nữ giới bị dính dáng tới nạn mãi dâm nghề làm điếm.

Các vị linh mục và thành phần tác nhân mục vụ cũng cần được khuyến khích để đương đầu về mục vụ với tình trạng nô lệ ấy.

14.       Vai trò của các dòng tu

Các dòng tu cần phải mạnh mẽ về niềm tin tưởng và liên kết lực lượng để truyền đạt, giáo dục và hành động. Họ phải nhấn mạnh đến các giá trị của việc tương kính, về các mối liên hệ lành mạnh gia đình và cộng đồng, cùng với nhu cầu cần phải quân bình và hòa hợp trong những mối liên hệ liên cá nhân giữa nam nhân và nữ giới. Các dự án khác nhau do các dòng tu bảo trợ nhắm đến việc giúp nữ giới bị sa cơ lỡ bước vào nghề làm điếm hồi hương và tái hội nhập vào xã hội cần phải được ủng hộ thích hợp về tài chính. Cũng nên có những cuộc gặp gỡ của những hiệp hội dòng tu hoạt động ở những phần khác nhau trên thế giới để hỗ trợ thành phần nữ giới bị sa cơ lỡ bước vào nghề mãi dâm.

Việc tham gia và hỗ trợ của hàng giáo sĩ trong số các hoạt động khác là vấn đề quan trọng, cả về việc huấn luyện cho giới trẻ, nhất là những nam nhân trẻ tuổi, cũng như việc phục hồi “thành phần hưởng thụ” của vấn đề trao đổi tình dục.

15.       Việc hợp tác

Cần phải thực hiện việc hoàn toàn hợp tác nơi các cơ quan công tư nếu muốn hoàn toàn tẩy chay việc khai thác tình dục.

Cũng cần phải hợp tác với các phương tiện truyền thông xã hội đại chúng để bảo đảm việc truyền thông xác thực về vấn đề này.

Giáo Hội cần phải yêu cầu áp dụng luật pháp để bảo vệ nữ giới khỏi tại họa mãi dâm và buôn người. Cũng cần phải vận động các đường lối hiệu nghiệm chống lại việc quảng cáo hình ảnh mất phẩm giá của nữ giới. 

Cộng đồng Kitô hữu cần phải đương đầu với việc hoạt động với các thẩm quyền quốc gia và địa phương trong việc giúp tìm kiếm những đường lối khác để sống cho thành phần nữ giới bụi đời.

16.       Hành sử với thành phần nạn nhân và thành phần “thân chủ”

Đối với thành phần nạn nhân thì tiến trình chữa lành là một tiến trình lâu dài và khó khăn. Các nạn nhân cần phải được giúp đỡ trong việc tìm kiếm một căn nhà, một khung cảnh gia đình và một cộng đồng họ cảm thấy được đón nhận và yêu thương và là nơi họ có thể bắt đầu tái thiết đời sống của họ cũng như tương lai của họ. Điều này sẽ giúp cho họ có thể lấy lại được niềm tự hào và tin tưởng, niềm vui sống và bắt đầu một cuộc sống mới mà không cảm thấy bị tai tiếng xấu.

Việc giải phóng và tái hội nhập cần đến sự chấp nhận và cảm thông của cộng đồng. Tiến trình chữa lành được hỗ trợ bởi tình yêu chân chính cũng như bởi việc tạo nên những cơ hội khác nhau có thể giúp vào việc làm hoàn trọn những ước muốnj sâu xa của thành phần nữ giới trẻ trung đang tìm kiếm an sinh, tin tưởng và cơ hội sống tốt đẹp hơn. Kho tàng của một đức tin (x Mt 6:21) còn tồn tài, bất chấp mọi sự hay được tái nhận thức, là những gì sẽ giúp rất nhiều, cùng với ý thức về tình yêu Thiên Chúa, một Thiên Chúa nhân hậu và yêu thương cao cả.

Thành phần “thân chủ” cần đến cả việc hiểu biết và huấn luyện liên quan tới giống tính, việc tôn trọng, phẩm giá, các giá trị liên cá nhân và mọi lãnh vực của các mối liên hệ và dục tính. Trong một xã hội mà tiền bạc và giầu sang là những giá trị chủ yếu thì những mối liên hệ thích hợp và việc giáo dục tính dục là những gì cần thiết đối với việc hình thành một cách toàn diện các nhóm dân chúng khác nhau. Loại giáo dục này có thể cho thấy bản chất đích thực của những mối liên hệ liên cá nhân không theo chiều hướng cái tôi hay khai thác mà là theo phẩm giá con người, thành phần cần phải được tôn trọng và cảm nhận như tặng ân Trời ban. Theo chiều hướng ấy thành phần tín hữu cần phải nhớ rằng tội lỗi cũng là một xúc phạm đến Thiên Chúa, cần phải hết sức tránh lánh nhờ ơn Chúa giúp.

17.       Việc giáo dục và nghiên cứu

Khi chú trọng tới nhóm người đối tượng ấy cần phải giải quyết vấn đề nạn mãi dâm, mà không bỏ qua nhãn quan của Kitô giáo về đời sống, với các nhóm trẻ ở học đường, giáo xứ và gia đình để khai triển nhũng tư tưởng đứng đắn về những mối liên hệ nhân bản, về giống tính, về việc tôn trọng, về phẩm giá, về nhân quyền và về tính dục. Dĩ nhiên, thành phần huấn luyện viên và giáo dục viên cần phải chú ý tới môi trường về văn hóa ở những nơi họ hoạt động. Tuy nhiên, họ không được để cho họ có một thứ cảm quan lung túng ngại ngần làm ngăn trở họ trong việc dấn thân đối thoại một cách thích hợp về những đề tài ấy để giúp vào việc nhận thức và quan tâm tới vấn đề sử dụng và lạm dụng tình dục và tình yêu.

Mối liên kết giữa bạo lực và “chế độ phụ hệ” cùng tác dụng của cả hai thứ này trên nữ giới cần phải được khám phá ra và suy nghĩ ở mọi tầng cấp xã hội, nhất là liên quan tới những tác dụng của chúng đối với đời sống gia đình. Những sự hàm chứa cụ thể của việc bạo lực tại gia cần phải được rõ ràng điểm danh ở cả trường hợp nam nhân và nữ giới.

Hiện tượng phức tạp này về dung nhan nữ giới của vấn đề di dân cần phải được nghiên cứu làm sao để vừa tôn trọng cả phẩm giá lẫn quyền lợi của họ.

Việc giáo dục và nâng cao nhận thức là những gì quan trọng để ngăn chặn tình trạng bất công về giống tính và để kiến tạo tình trạng bình đẳng theo chiều hướng hỗ tương và những khác biệt chính đáng. Cả nam nhân và nữ giới cần phải nhận thức về cách thức nữ giới bị khai thác và cần biết đến quyền lợi cũng như trách nhiệm của họ.

Đặc biệt nam giới cần những thúc đẩy chú trọng tới vấn đề vi phạm đến nữ giới, vấn đế tính dục, vấn đề vi khuẩn và hội chứng liệt kháng, vấn đề làm cha và vấn đề gia đình, vấn đề tôn trọng và chăm sóc cho nữ giới và các em gái, vấn đề hỗ tương tính nơi các mối liên hệ, cùng vấn đề khảo sát cũng như nhận định về các tiêu chuẩn truyền thống của vai trò nam nhân.

Giáo Hội cần dạy và truyền bá giáo huấn về luân lý và xã hội, giáo huấn cho thấy những hướng dẫn rõ ràng về tác hành và kêu gọi dấn thân hoạt động cho công lý. Việc hoạt động ở các cấp độ khác nhau cho việc giải phóng nữ giới bụi đời, ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế, là hành động của vai trò Kitô hữu đích thực, một diễn tả tình yêu đích thực Kitô giáo (x 1Cor 13:3). Cần phải thực hiện việc phát triển lương tâm Kitô giáo và xã hội cho dân chúng bằng việc rao giảng Phúc Âm cứu rỗi, bằng việc giảng dạy và bằng những việc huấn luyện khác nhau.

Việc huấn luyện các chủng sinh, tu sĩ nam nữ và linh mục trẻ là những gì cần thiết để họ có những khả năng và thái độ cần thiết trong việc hoạt động một cách cảm thương với cả nữ giới bị sa cơ lỡ bước vào nghề mãi dâm lẫn thành phần “thân chủ” của họ.

18.       Việc cung cấp dịch vụ

a)         Giáo Hội có thể cống hiến một số dịch vụ dồi dào khác nhau cho thành phần nạn nhân hành nghề mãi dâm, như nhà trọ, giới thiệu, chăm sóc sức khỏe, điện thoại khẩn trương, hỗ trợ pháp lý, khuyên giải, huấn nghệ, giáo dục, phục hồi bản chất, các cuộc vận động bênh chữa và hiểu biết, bảo vệ trước những thứ đe dọa, liên hệ với gia đình, hỗ trợ việc tự nguyện trở về và tái hội nhập vào quốc gia nguyên thủy của họ, hỗ trợ việc xin giấy thông hành để ở lại nếu không thể hồi hương. Trong bất cứ trường hợp nào thì việc gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô, Người Samaritanô Nhân Lành và là Đấng Cứu Thế, là một yếu tố rất ư là quan trọng của việc giải thoát và cứu chuộc cho cả thành phần nạn nhân của nạn mãi dâm (x Acts 2:21, 4:12; Mk 16:16; Rm 10:9; Phil 2:11; 1Thess 1:9-10).

b)         Những ai hoạt động trực tiếp với nữ giới bị buôn làm nghề mãi dâm cần phải đặc biệt khéo léo đối xử với họ để không đưa họ đến chỗ hiểm nguy.

c)         Tiến đến với nữ giới và các em nữ bụi đời là một việc làm phức tạp và cần thiết. Việc ngăn ngừa và các hoạt động nâng cao ý thức cần phải xẩy ra ở các quốc gia khởi xuất, các quốc gia chuyển tiếp và các quốc gia mục tiêu của thành phần nữ giới bị buôn làm nghề mãi dâm. Những khởi động tái hội nhập là điều quan trọng ở các quốc gia xuất phát thành phần nữ giới này, nếu họ trở về đó. Cần phải thực hiện việc bênh chữa và việc móc nối với nhau.

d)         Các khía cạnh về pháp lý của vấn đề mãi dâm và buôn người – cấm đoán, luật lệ, hủy bỏ – cần phải được thi hành áp dụng ở hết mọi quốc gia. Cần phải chia sẻ những gương thực hành tốt đẹp (như ở Thụy Điển chẳng hạn).

e)         Những dự phóng được phác họa của Giáo Hội có tính cách đa chiều kích sẽ cống hiến những dấu hiệu hữu hình của mối quan tâm giáo phận hay giáo xứ cùng việc dấn thân của họ.

Khuyến Dụ Tổng Kết

Đối với các vị giám mục

19.       Bao gồm trong những cuộc viếng thăm tòa thánh ngữ niên của mình các đề tài về việc khai thác tình dục, việc muôn người và việc lậu người.

20.       Đề nghị các vị giám mục hãy khuyến khích việc cổ võ và bảo vệ nhân phẩm của nữ giới và thành phần vị thành niên trong các bức thư mục vụ của các vị.

Đối với các cộng đồng địa phương

21.       Cần phải có những trường học và các giáo xứ cung cấp vấn đề giáo dục và các chương trình nhận thức về tính dục, tương kính và các mối liên hệ liên cá nhân lành mạnh, nhất là giữa nam nhân và nữ giới, theo chiều hướng của Lời Chúa cũng như theo giáo huấn luân lý của Giáo Hội.

22.       Việc huấn luyện và các chương trình huấn luyện chuyên nghiệp cho các tác nhân mục vụ cần phải trở thành một phần trong việc sửa soạn cho thừa tác vụ của họ.

23.       Cần phải củng cố những hệ thống hoạt động giữa tất cả các nhóm dính dáng tới việc cung cấp việc chăm sóc mục vụ, chẳng hạn, thành phần tình nguyện viên, các hiệp hội, các dòng tu, các tổ chức phi chính quyền và các nhóm đại kết và liên tôn.

Đối với các dòng tu, hàng giáo sĩ giáo phận, các hội nghị tu trì quốc gia

24.       Việc giáo dục cùng những chương trình ý thức về việc khai thác tình dục nữ giới và trẻ em cần phải được cống hiến ở các chủng viện và gồm tóm trong các chương trình huấn luyện khởi đầu và liên tục của các dòng tu nam nữ.

25.       Các Cuộc Hội Nghị Tu Trì Quốc Gia được khuyến khích trong việc chỉ định một người phục vụ như là mối giây liên kết hệ thống trong và ngoài xứ sở về lãnh vực mục vụ này.

Đối với xã hội nói chung

26.       Việc khai thác tình dục nữ giới và trẻ em là một vấn đề của toàn thể xã hội chứ không phải chỉ là vấn đề đối với nữ giới.

27.       Cần phải chú trọng tới thành phần “thân chủ” như là một yếu tố của hệ thống của thành phần hưởng thụ nằm trong vấn đề giao thương tình dục.

Cần phải sử dụng ngôn từ thích đáng và ngữ học khi nói đến hiện tượng khai thác tình dục và mãi dâm.

Xã hội có trách nhiệm cung cấp những phương tiện khác để sinh sống cho thành phần tìm cách “rời bỏ cuộc sống bụi đời”.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit ngày 11/7/2005