Bài 106 (Thứ Tư 12/5/2004)
 


Bài Thánh Thi Ca Tạ Ơn Được Thoát Khỏi Bàn Tay Tử Thần

(Thánh Vịnh 29 [30] – Kinh Tối Thứ Năm, Tuần Thứ Nhất)



1.     Sau khi cơn ác mộng chết chóc đã bị đánh tan nơi mình thì từ tấm lòng của con người nguyện cầu thốt lên lời tạ ơn tha thiết và dịu dàng dâng lên Thiên Chúa. Đó là thứ cảm tình phát hiện mãnh liệt tụ bài Thánh Vịnh 29[30], bài Thánh Vịnh vừa vạng vọng chẳng những vào tai của chúng ta mà chắc hẳn vào cả lòng chúng ta nữa.

Bài thánh thi ca tạ ơn này có nhiều vẻ đẹp về văn chương và bao gồm một loạt những thứ tương phản được bộc lộ một cách biểu hiệu cuộc giải thoát do Chúa thực hiện. Bởi thế, việc đi xuống “hố” ngược lại với việc đưa “lên khỏi Âm Phủ” (câu 4); “cơn giận” của Thiên Chúa “trong giây lát” được thay thế bằng “ân huệ” suốt “một đời” (câu 6), việc “khóc than” trong đêm tối được tiếp theo bởi “niềm hân hoan” nnvào buổi sáng (ibid); “than khóc” được tiếp nối bằng “nhẩy múa”, mặc “áo nhặm” được tiếp theo bằng mặc lấy “niềm vui” (câu 12).

Bóng đêm tử thần qua đi, bình minh của một ngày mới xuất hiện. Vì lý do này, truyền thống Kitô giáo đã đọc bài Thánh Vịnh này như là một bài ca vượt qua. Điều này được chứng thực bằng lời trích dẫn mở đầu mà ấn bản sách phụng vụ của giờ kinh tối lấy từ John Cassian, một đại bỉnh bút đan sĩ thời thế kỷ thứ 4: “Chúa Kitô dâng lời tạ ơn Cha vì cuộc phục sinh vinh hiển của Người”.

2.     Con người cầu nguyện hằng dâng lên “Chúa”, không ít hơn 8 lần, hoặc là để loan báo rằng họ sẽ chúc tụng Ngài (câu 2 và 13), hay là để lập lại tiếng kêu dâng lên Ngài trong cơn thử thách (câu 3 và 9) cũng như trong cuộc ra tay cứu thoát của Ngài (câu 2, 3, 4, 8 và 12), hoặc để kêu cầu tình thương của Ngài một lần nữa (câu 11). Ở đoạn khác con người cầu nguyện kêu mời tín hữu hãy hát lên những bài thánh thi ca để tạ ơn Chúa (câu 5).

Những cảm giác giao động liên tục giữa ký ức kinh hoàng về cơn ác mộng trải qua và niềm vui của việc giải phóng. Dĩ nhiên cơn nguy hiểm qua đi thì trầm trọng nên nó vẫn làm cho họ cảm thấy rùng mình; ký ức về nỗi khổ đã qua vẫn còn hiện lên và sống động; nước mắt mới được lau khô cách đó không lâu. Thế nhưng giờ đây bình minh của một ngày mới đã xuất hiện; tử thần được thay thế bằng ánh quang của một sự sống liên tục.

3.     Như thế bài Thánh Vịnh này cho thấy rằng chúng ta không bao giờ được rơi vào cạm bẫy của một thứ bối rối thất vọng đầy tối tăm khi mà mọi sự dường như không còn nữa. Dĩ nhiên là người ta không được rơi vào cái ảo tưởng có thể tự cứu lấy mình bằng khả năng riêng của mình. Thật vậy, vị tác giả Thánh Vịnh đã bị cám dỗ bởi kiêu hãnh tính và tự mãn tính: “Tỏ ra tự mãn, có lần tôi đã nói rằng ‘tôi sẽ không bao giờ bị chấn động’” (câu 7).

Các vị Giáo Phụ cũng suy nghĩ về cơn cám dỗ hiện lộ vào những lúc được phúc hạnh này, và các vị thấy được nơi cuộc thử thách một tiếng gọi thần linh hãy sống khiêm nhượng. Chẳng hạn những gì vị giám mục ở Ruspe là Fulgentius (467-532) đã nói trong Bức Thư thứ 3 của ngài ngỏ cùng tu sĩ Proba, trong đó ngài đã nhận định về đoạn Thánh Vịnh này bằng những lời lẽ như sau: “Vị tác giả Thánh Vịnh đã nói rằng có những lúc ông ta cảm thấy hãnh diện vị khỏe mạnh, như thể đó là nhân đức của ông ấy, và trong tình trạng ấy ông đã khám phá ra mối nguy hiểm của một thứ bệnh rất trầm trọng. Thật vậy, ông nói: ‘Trong tình trạng thịnh vượng của mình tôi nói rằng ‘tôi sẽ không bao giờ bị dời chuyển’. Và vì nói như thế mà ông đã bị sự nâng đỡ của ân sủng thần linh bỏ mặc, và bị xiểng niểng, khi lao đầu xuống tình trạng bệnh hoạn của mình, ông tiếp tục nói: ‘Trong sự thiện hảo của Ngài, Ôi Chúa, Chúa đã đặt con trên một ngọn núi an toàn, song khi Chúa ẩn mặt đi thì con bị lũng đoạn’. Ngoài ra, để chứng tỏ cho thấy sự trợ giúp của ân sủng thần linh, cho dù họ đã có đó, nhưng vẫn phải lêu cầu một cách khiêm nhượng và liên tục, ông nói tiếp: ‘Lạy Chúa, con kêu lên cùng Chúa, tôi xin Chúa giúp đỡ tôi cùng’. Không ai lại đi xin trợ giúp mà lại không nhìn nhận mình thiếu thốn, hoặc nghĩ rằng mình có thể giữ lấy những gì mình có chỉ cần tin tưởng duy vào nhân đức riêng của mình” (Fulgentius of Ruspe, "Le Lettere" (The Letters), Rome, 1999, p. 113).

4.     Sau khi thú nhận bị cám dỗ chiều theo tính kiêu hãnh khi còn trong lúc thịnh vượng, vị tác giả Thánh Vịnh nhớ lại cơn thử thách sau đó mà thưa cùng Chúa rằng: “khoi Ngài ẩn mặt đi thì tôi rùng mình kinh hãi” (câu 8). Bấy giờ con người cầu nguyện nhớ lại đường lối họ nài xin cùng Chúa (x các câu 9-11): Họ đã kêu lên, đã xin giúp đỡ, đã nguyện cầu cho khỏi tử thần, khi nêu lên lý do là tử thần không có lợi gì cho Thiên Chúa cả, vì kẻ chết nkhông còn làm sao có thể nchúc tụng Thiên Chúa và không còn lý do để công bố lòng tín trung với Thiên Chúa khi bị Ngài bỏ mặc.

Chúng ta thấy cũng luận điệu này nơi bài Thánh Vịnh 87, bài Thánh Vịnh mà con người cầu nguyện, một con người gần đất xa trời, đã kêu xin cùng Chúa rằng: ‘Tình yêu của Ngài phải chăng được loan báo trong mồ mả, lòng tín trung của Ngài nơi mộ bia?” (Ps 87:12). Vua Hezekiah cũng thế, bị lâm trọng bệnh và được chữa lành đã thưa cùng Chúa: “Vì chẳng phải là thế gian đã dâng lời chúc tụng Chúa, hay tử thần đã chúc tụng Chúa… Kẻ sống, kẻ sống dâng lời tạ ơn Ngài” (Is 38:18,19).

Như thế Cựu Ước đã bày tỏ cho thấy một ước muốn thiết tha của nhân loại muốn thấy Thiên Chúa chiến thắng trên tử thần, và nói đến những trường hợp tương tự đạt được chiến thắng này: dân chúng nnnbị đe dọa trước cái chết vì đói khát trong sa mạc, những tù nhân thoát khỏi án tử hình, thành phần bệnh nhân được chữa lành, những thủy thủ được cứu khỏi bị đắm tầu (x Ps 106 [107]: 4-32). Tuy nhiên, chúng là những chiến thắng chưa kết thúc. Sớm hay muộn, tử thần đều khống chế.
Tuy nhiên, bất chấp mọi sự, ước mong chiến thắng vẫn còn và cuối cùng trở nên niềm hy vọng phục sinh. Việc thỏa nguyện ước vọng quyền lực này hoàn toàn được bảo đảm bằng cuộc phục sinh của Chúa Kitô là biến cố không bao giờ chúng ta có thể tạ ơn Chúa cho vừa.

Anh chị em thân mến,

Bài Thánh Vịnh 29, được hát mở đầu cho buổi triều kiến chung hôm nay là một bài thánh thi ca tạ ơn vì được giải thoát khỏi tử thần. Vị tác giả Thánh Vịnh đã hết sức cho thấy cái tương phản giữa tình trạng sầu muộn trước đó của ông với niềm vui được phục hồi sự sống, niềm hy vọng và quyền tự do. Cuộc khủng hoảng của ông đã khiến ông có thể tiến từ cái ảo ảnh tự mãn đến lòng tin tưởng sâu xa vào Chúa, Đấng bao giờ cũng trung thành với những lời Ngài hứa hẹn.

Bài Thánh Vịnh này là một sự khích lệ đừng bao giờ thất vọng về quyền lực cứu độ của Thiên Chúa, ngay cả khi phải đối diện với tử thần. Giáo Hội đọc bài Thánh Vịnh này theo ánh sáng cuộc vượt qua của Chúa Kitô từ sự chết mà vào sự sống khi Phục Sinh, một cuộc phục sinh làm hoàn trọn ước vọng sâu xa nhất của hết mọi con tim con người, bằng việc cống hiến niềm hy vọng phục sinh và sự sống đời đời.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến vào ngày Thứ Tư, 12/5/2004.