Bài 109 (Thứ Tư 2/6/2004)
Lời nguyện cầu của bệnh nhận cũng như của con người lẻ loi cô độc
(Thánh Vịnh 40 [41] – Kinh Tối Thứ Sáu, Tuần Thứ Nhất)
1. Một trong những lý do tại sao chúng ta hiểu được và yêu mến bài Thánh Vịnh 40 (41) chúng ta vừa nghe đó là sự kiện chính Chúa Giêsu đã trích dẫn bài Thánh Vịnh này: “Thày không nói tất cả chúng con. Thày biết những ai Thày đã chọn. Thế nhưng, để kinh thánh được nên trọn, ‘kẻ đồng bàn với ta giơ gót đạp ta’” (Jn 13:18).
Đó là đêm cuối cùng đời sống trần gian của mình, đêm ở trong Nhà Tiệc Ly Chúa Giêsu sắp trao miếng bánh mỏng manh cho Giuđa là kẻ phản nộp Người. Người đã nghĩ đến câu ấy của bài Thánh Vịnh, là câu thực ra là lời thỉnh cầu của một bệnh nhân bị bạn bè của mình bỏ rơi. Nơi lòi cầu nguyện cổ kính này, Chúa Giêsu đã thấy được những cảm xúc và ngôn từ để bày tỏ nỗi sầu thương sâu xa của Người.
Giờ đây chúng ta sẽ cố gắng theo dõi và tìm hiểu tất cả vấn đề của bài Thánh Vịnh này, một vấn đề thoát ra từ miệng lưỡi của một con người chắc chắn chịu đựng bệnh hoạn của mình, nhất là chịu khổ cực bởi “các kẻ thù” (câu 6-9) dã tâm đay nghiến, thậm chí bị phản bội bởi một “người bạn” (câu 10).
2. Bài Thánh Vịnh 40 (41) bắt đầu bằng một thứ phúc đức. Kẻ nhận được phúc đức này là một người bạn đích thực, “người quan tâm đến kẻ nghèo”: Ai sẽ được Chúa tưởng thưởng vào ngày đau khổ của mình, khi họ nằm “trên giường bệnh” (câu 2-4).
Tuy nhiên, trọng tâm của lời thỉnh nguyện này lại ở đoạn sau, đoạn người bệnh lên tiếng nói (câu 5-10). Người ấy bắt đầu nói bằng việc xin Chúa thứ tha, như quan niệm Cựu Ước truyền thống cho rằng hết mọi đớn đau là do bởi lỗi lầm liên hệ: “Lạy Chúa, xin xót thương tôi; xin hãy chữa lành tôi vì tôi đã phạm tội mất lòng Ngài” (câu 5; x Ps 37[38]}. Đôi với người Do Thái xưa thì bệnh hoạn là một tiếng gọi lương tâm hãy thực hiện việc ăn năn hoán cải.
Mặc dù nó là một quan niệm bị Chúa Kitô là Đấng Mạc Khải tối hậu phủ lấp đi (x Jn 9:1-3), đau khổ tự nó còn chất chứa một giá trị sâu xa và là một cách thức thanh tẩy, một cuộc giải phóng nội tâm, một cuộc thăng hóa tâm hồn. Nó mời gọi con người thắng vượt cái nông nổi, hão huyền, cái tôi, tội lỗi mà tha thiết phó mình hơn nữa cho Thiên Chúa cũng như cho ý muốn cứu độ của Ngài.
3. Thế rồi thành phần gian ác nhập cuộc, những kẻ đến viếng thăm bệnh nhân chẳng những không an ủi lại còn tấn công người bệnh (câu 6-9). Những lời lẽ của họ đay nghiến tâm can của con người nguyện cầu, con người trải qua một thứ hiểm độc ác ôn . Chính cảm nghiệm này cũng xẩy ra với nhiều con người nghèo hèn, những con người bị bỏ rơi quên lãng và cảm thấy mình là một gánh nặng cho chính các phần tử trong gia đình của mình. Nếu nhận được lời an ủi naòo thì có lẽ họ liền nhận ra giọng điệu dối trá và giả hình của nó.Ngoài ra, như chúng ta đã nói, con người nguyện cầu cảm thấy cái lạnh lùng dửng dưng và đay nghiến thậm chí của cả thành phần bạn hữu (câu 10), thành phần trở nên những nhân vật thù ghét. Vị tác giả Thánh Vịnh áp dụng cử chỉ “giơ gót chân” của họ, một hành động đe dọa của một người sắp sửa đạp kẻ bị bại hay là một tác lực của viên kỵ binh lấy gót chân đạp con ngựa của mình để tấn công đối phương.
Thật là đắng cay khi có kẻ đạp “bạn bè” là người được tin tưởng, người theo ngôn ngữ Do Thái nghĩa là “con người của hòa bình”. Chúng ta nghĩ tới bạn bè của ông Gióp là những người thân hữu một đời đã trở thành một cuộc hiện diện lạnh lùng và thù hận (x Job 19:1-6). Nơi con người cầu nguyện của chúng ta đây thì tiếng nói của đám đông dân chúng bị lãng quên và nhục nhã nơi tình trạng yếu đau và yếu đuối của họ, bao gồm cả tiếng nói của những người cần phải giúp đỡ họ.
4. Lời cầu nguyện của bài Thánh Vịnh 40 (41), tuy nhiên, không chấm dứt ở nhận định lu mờ này. Con người cầu nguyện tin tưởng rằng Thiên Chúa sẽ xuất hiện ở chân trời, tỏ tình yêu thương của Ngài ra một lần nữa (câu 11-14). Ngài sẽ ban cho họ ơn trợ giúp và nhận lấy bệnh tình của họ trong cánh tay Ngài, thành phần lại “ở trước nhan” Chúa của mình (câu 13), tức là, theo ngôn ngữ thánh kinh, sẽ sáng lại cảm nghiệm của phụng vụ ở đền thờ.
Bài Thánh Vịnh có đặc tính đớn đau này bởi thế được kết thúc bằng một tia sáng và hy vọng. Theo chiều hướng ấy người ta mới hiểu được tại sao Thánh Ambrôsiô, khi dẫn giải về mối phúc đức mở đầu (câu 2), đã thấy trước nơi phúc đức ấy lời mời gọi hãy suy niệm về cuộc khổ nạn cứu độ của Chúa Kitô là những gì dẫn đến phục sinh. Vị Giáo Phụ của Giáo Hội khuyên đọc bài Thánh Vịnh này như sau: “Phúc cho ai nghĩ về tình trạng khổ cực và nghèo khổ của Chúa Kitô là Đấng vốn giầu sang dã trở thành nghèo nàn vì chúng ta. Người giầu có nơi Vương Quốc của Người, nhưng nghèo nàn nơi xác thịt, vì Người đã mặc lấy xác thịt này của người nghèo… bởi thế Người không chịu khổ nơi tình trạng giầu sang của mình mà là nơi trạng thái bần cùng của chúng ta. Vì vậy mà không phải thần tính viên mãn… mà là xác thịt chịu đựng khổ đau. Thế nên, hãy cố gắng đi sâu vào ý nghĩa nghèo khổ của Chúa Kitô, nếu anh em muốn trở nên giầu có! Hãy cố gắng thấu hiểu được ý nghĩa của nỗi yếu đuối của Người, nếu anh em muốn chiếm đạt ơn cứu độ! Hãy cố gắng thấu triệt ý nghĩa thập tự giá của Người, nếu anh em không muốn hổ ngươi vì thập giá; hãy hiểu thấu ý nghĩa thương tích của Người nếu anh em muốn chữa lành vết thương của anh em; hãy thấu hiểu ý nghĩa cái chết của Người, nếu anh em muốn chiếm hưởng sự sống đời đời; hãy hiểu thấu y ù nghĩa của việc Người được chôn táng, nếu anh em muốn được phục sinh” ("Commento a Dodici Salmi" [Commentary on Twelve Psalms]: Saemo, VIII, Milan-Rome, 1980, pp. 39-41).
Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay việc chúng ta suy niệm nhắm đến bài Thánh Vịnh 40, một lời nguyện cầu của bệnh nhận cũng như của con người lẻ loi cô độc. Thật vậy, đó là bài Thánh Vịnh được Chúa Giêsu trích dẫn trong Bữa Tiệc Ly về việc Người bị bội phản bởi một trong những vi tông đồ của Người.
Mặc dù mang đặc tính buồn sầu hiển nhiên nơi bài Thánh Vịnh này, cũng vẫn thấy được một niềm vui thiêng liêng sâu xa, khi nhận thấy rằng dau khổ có thể là duờng lối để thanh tẩy, đến cuộc giải phóng nội tâm cũng như đến việc thăng hóa tâm hồn.
Đó là lý do tại sao vị đại Thánh Ambrôsiô đã giải thích bài Thánh Vịnh này như là một tia sáng và hy vọng báo trước cho chúng ta, khi kêu gọi chúng ta hãy suy niệm về cuộc khổ nạn của Chúa, Đấng cứu độ chúng ta khỏi tội lỗi và dẫn chúng ta đến chỗ cùng Người phục sinh.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến vào ngày Thứ Tư, 2/6/2004.
Kỷ Niệm 25 năm Chuyến Tông Du Lịch SửHôm nay, khi kết thúc bài giáo lý về Thánh Vịnh trên đây tại Quảng Trường Thánh Phêrô, ĐTC đã nói bằng tiếng Balan về ngày kỷ niệm chuyến tông du đầu tiên về quê hương của Ngài 25 năm về trước, cuộc tông du đã làm biến đổi lịch sử Đông Âu.
“Hôm nay là ngày kỷ niệm 25 năm lần đầu tiên với tư cách là Giáo Hoàng Tôi đã hôn đất Balan. Tâm tư của Tôi luôn luôn nghĩ lại những ngày này và Tôi tạ ơn Chúa về ngọn gió Thánh Linh đã thổi qua mảnh đất ấy tạo nên một cuộ cthay đổi sâu xa. Tôi cầu xin Chúa chúc lành cho quê hương xứ sở của chúng ta cunõng như cho toàn thể nhân dân Balan”.
Trong cuộc tông du 2-10/6/1979 của mình, Ngài đã đọc 36 bài diễn từ. Tối thiểu từ 10 trong số 35 triệu người dân đã được đích thân thấy Ngài, ở 9 thành phố, làng mạc và đền thánh Ngài đã đến thăm.
Bắt đầu năm 1979, ông Edward Gierek, bí thư đầu tiên của Đảng Lao Động Thống Nhất Của Balan, đã nói chuyện điện thoại với lãnh tụ Nga Sô bấy giờ là Leonid Brezhnev, nhân vật đã khuyên can ông hãy cản trở việc viếng thăm của vị giáo hoàng này.
Trong tác phẩm “Giáo Hoàng Gioan Phaolô II” của Tad Szulc, Gierek tiết lộ là, khi thấy vị bí thư này bất đồng ý kiến với mình, vị lãnh đạo khối liên bang Nga Cộng liền nói: “Vậy thì đồng chí cứ làm theo ý muốn của mình, miễn là đàng chí và Đảng của đồng chí sau này đừng có hối hận”.