Bài Giáo Lý 115 (Thứ Tư 18/8/2004)
Về Việc Hạ Sinh Thần Linh của Một Đức Vua
(Thánh Vịnh 109 [110] – cho Kinh Tối Chúa Nhật, Tuần Thứ Hai)
1. Theo một truyền thống cổ thời thì bài Thánh Vịnh 109 (110), bài vừa được
công bố, là một yếu tố chính của giờ kinh tối Chúa Nhật. Bài này xuất hiện vào
mỗi một Chúa Nhật thuộc 4 tuần lễ Phụng Vụ Giờ Kinh. Cái ngắn ngủi của bài này,
đặc biệt là câu thứ 6 bị loại trừ khỏi phụng vụ Kitô, một câu có tính cách
nguyền rủa, không có nghĩa là thiếu mất những khó khăn về việc dẫn giải và thích
nghĩa. Bài này được trình bày như là một bài Thánh Vịnh vương giả, liên quan đến
triều đại Đavít, và có lẽ liên quan đến lễ nghi đăng quang của vị vương chủ. Tuy
nhiên, truyền thống Do Thái và Kitô Giáo đã thấy nơi vị vua được xức dầu này
hình bóng của Đấng Được Xức Dầu tuyệt hảo, là Đấng Thiên Sai, là Đức Kitô.
Theo quan điểm này thì bài Thánh Vịnh đây trở thành một bài ca ngời sáng được
phụng vụ Kitô Giáo dâng lên Dấng Phục Sinh vào ngày trọng lễ để tưởng nhớ đến
cuộc vượt qua của Chúa.
2. Bài Thánh Vịnh 109 (110) này có hai phần, cả hai phần này đều được đánh
dấu bằng một lời sám thần linh. Lời sấm thứ nhất (xem câu 1-3) được ngỏ cùng vị
vương chủ vào ngày đăng quang trọng thể “ngự bên hữu” Thiên Chúa, tức là gần hòm
bia giao ước trong đền thờ Giêrusalem. Việc tưởng nhớ đến “việc hạ sinh” thần
linh của vị vua này là một phần của lễ nghi chính thức trong việc đăng quang của
vị vua ấy và có môt giá trị tiêu biểu về việc tấn phong cũng như việc giám hộ
đối với dân Do Thái, một vị vua là viên sĩ quan của Thiên Chúa trong việc bênh
vực công lý (xem câu 3).
Khi Kitô hữu đọc lại bài Thánh Vịnh này thì “việc hạ sinh” ấy trở thành thực sự
nơi việc cho thấy Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa đích thật. Đó là những gì
xẩy ra nơi việc Kitô giáo sử dụng một bài Thánh Vịnh nổi tiếng khác có tính cách
thiên sai vương giả, đó là bài thứ hai của Sách Thánh Vịnh, trong đó có lời sấm
thần linh thế này: “Con là con Ta, hôm nay Ta là cha của con” (Ps 2:7).
3. Lời sấm thứ hai của bài Thánh Vịnh 109 (110), trái lại, có một nội dung
tư tế (xem câu 4). Chính thức ra thì vị vua cũng thi hành cả những phận vụ tôn
thờ nữa, không theo giòng dõi tư tế Lêvi, mà là một thứ liên hệ khác: đó là theo
giòng dõi tư tế Melchizedek, vị tư tế vương chủ Salem, một Giêrusalem trước khi
có dân Do Thái (xem Gen 14:17-20).
Theo quan điểm Kitô giáo thì Đấng Thiên Sai trở thành mô phạm cho một thiên chức
tư tế trọn hảo và tối thượng. Phần chính của bức Thư gửi cộng đoàn Do Thái đã
tôn tụng thừa tác vụ tư tế này “theo giòng dõi Melchizedek” (5:10), nhìn nhận
thừa tác vụ ấy được hoàn toàn hiện thực nơi con người của Đức Kitô.
4. Lời sấm thứ nhất được trích lại mấy lần trong Tân Ước để cử hành tính
chất thiên sai của Chúa Giêsu (see Matthew 22:44; 26:64; Acts 2:34-35; 1
Corinthians 15:25-27; Hebrews 1:13). Chính Chúa Kitô, trước vị thượng tế cũng
như trước Hội Đồng Do Thái, đã minh nhiên đề cập đến bài Thánh Vịnh này, khi
loan báo rằng Người sẽ “ngự bên hữu Quyền Năng thần linh, như được nói đến trong
bài Thánh Vịnh 109:1 (Mark 14:62; see 12:36-37).
Chúng ta sẽ trở lại với bài Thánh Vịnh này trong cuộc chúng ta hành trình qua
những bài Thánh Vịnh về Phụng Vụ Giờ Kinh. Để kết thúc bài trình bày ngắn gọn
của chúng ta về bản thánh thi ca thiên sai này, chúng ta cần nhấn mạnh đến ý
nghĩa Kitô học của nó.
5. Chúng ta làm điều này với bản tổng luận của Thánh Âu Quốc Tinh. Trong bài
“Dẫn Giải về Bài Thánh Vịnh 109” được chia sẻ trong Mùa Chay năm 412, thánh nhân
đã trình bày cho thấy bài Thánh Vịnh này như là một lời tiên tri thực sự về
những lời hứa hẹn thần linh về Chúa Kitô. Vị Giáo Phụ lừng danh này của Hội
Thánh đã nói: “Cần phải nhận biết Người Con duy nhất của Thiên Chúa, Đấng đã đến
giữa loài người để mặc lấy con người và trở thành con người bằng một bản tính
được mặc lấy: Người chết đi, sống lại và lên trời, ngự bên hữu Cha và thực thi
tất cả những gì Người đã hứa nơi loài người…. Bởi thế, tất cả những điều ấy đã
được nói tiên tri và loan báo trước, được vạch ra như đích điểm phải đến, hầu
Người không gây ra tình trạng kinh hãi bởi việc Người đến bất ngờ, trái lại,
Người được chấp nhận bằng đức tin và niềm mong đợi. Bài Thánh Vịnh này gồm tóm
những lời hứa hẹn ấy; nó nói tiên tri, một cách chắc chắn và rõ ràng, về Chúa
của chúng ta và là Chúa Giêsu Kitô Cứu Thế, một bài thánh vịnh chúng ta không
thể đặt vấn đề về chuyện Chúa Kitô đã được loan báo” ("Esposizioni sui Salmi"
[Commentaries on the Psalms], III, Rome, 1976, pp. 951,953).
6. Giờ đây chúng ta hãy dâng lời nguyện cầu của chúng ta lên Cha của Chúa Giêsu
Kitô, Vị Vua duy nhất và là vị tư tế toàn hảo hằng hữu, nhờ đó Người sẽ làm cho
chúng ta trở thành một dân tộc của các vị tư tế và các vị ngôn sứ của bình an và
yêu thương, một dân tộc hát ca chúc tụng Chúa Kitô Vua và tư tế, Đấng đã bị sát
tế để hòa giải nơi bản thân mình, nơi thân thể duy nhất của mình, toàn thể nhân
loại, khi kiến tạo nên một con người mới (xem Eph 2:15-16).
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến vào ngày Thứ Tư,
18/8/2004.
ĐTC cám ơn về chuyến tông du Lộ Đức
Sau buổi triều kiến chung hôm này, Thứ Tư 18/8/2004, tại nhà nghỉ mát của mình
ở, với 3 ngàn tham dự viên, ĐTC với sức khỏe hồi phục đã nói bằng tiếng Pháp
rằng: “Sáng nay, Tôi xin cảm tạ Thiên Chúa vì lòng nhân hậu của Ngài đã cho Tôi
được đến hành hương tại Lộ Đức.
“Tôi cám ơn Đức Trinh Nữ về bầu không khí rất tĩnh lặng và đầy nguyện cầu ở nơi
cuộc gặp gỡ này, Tôi lấy làm cảm kích nhớ lại đông đảo giáo lữ, trong đó, trước
hết là thành phần bệnh nhân, đến tìm kiếm ơn an ủi và niềm hy vọng gần bên Đức
Mẹ”.
“Chớ gì tất cả thành phần giới trẻ hiện diện bấy giờ nhớ đến cuộc hành hương ấy
để tìm thấy sức mạnh để trở thành những con người nam nữ tự do trong Chúa Kitô”.
ĐTC cũng không quên cám ơn đồng hương Balan của Ngài đã cầu nguyện cho Ngài
“trong chuyến tông du Lộ Đức của Tôi. Tôi đã xin anh chị em cầu nguyện từ ngày
đầu tiên giáo triều của Tôi và Tôi bao giờ cũng tin tưởng vào anh chị em”.