Bài 117 (Thứ Tư 15/9/2004)

  

Ngày Cưới của Con Chiên


(Ca Vịnh Khải Huyền 19, Kinh Tối Chúa Nhật, Tuần Thứ Hai)


 

1.     Sách Khải Huyền thắm nhuộm những bài ca vịnh dâng lên Thiên Chúa, Vị Chúa của vũ trụ và của lịch sử. Vậy chúng ta đã nghe bài ca vịnh xuất hiện ở mỗi một tuần lễ trong bốn tuần của phụng vụ giờ kinh chiều.

 

Bài thánh thi ca này nhuộm thắm lời “Alleluia”, một lời theo ngôn ngữ Do Thái nghĩa là “chúc tụng Chúa” và, có cái lạ là, trong tân Ước nó chỉ xuất hiện ở đoạn Khải Huyền này mà thôi, lập đi lập lại tất cả là 5 lần. Phụng vụ chỉ chọn một số câu từ bài ca vịnh ở Đoạn 19. Theo ý nghĩa diễn đạt của đoạn này thì chúng có một giọng điệu ở trên thiên đình, vang lên bởi một “đám rất đông”: Nó giống như là một ca đoàn hùng tráng xuất phát từ tất cả thành phần được tuyển chọn, những người chúc tụng Chúa trong vui mừng và lễ hội (x. Rev 19:1).


2.     Bởi thế, Giáo Hội trên trần thế này đã rung nhịp điệu bài ca chúc tụng của mình với bài ca chúc tụng của người công chính đã được hưởng kiến vinh quang Thiên Chúa. Bởi thế giữa lịch sử và trường sinh có một liên hệ về truyền đạt: Nó có khởi điểm từ phụng vụ trên trần thế của cộng đồng giáo hội và đích điểm của nó ở trên trời, nơi anh chị em chúng ta đi trước chúng ta trên con đường đức tin đã đạt tới.


Trong mối hiệp thông chúc tụng này chính thực có 3 đề tài được đề cập tới. Trước hết là những đại đặc tính của Thiên Chúa, đó là “ơn cứu độ’ của Ngài, “vinh hiển” của Ngài và “quyền năng” của Ngài (câu 1, x. c 7), tức là siêu việt tính và quyền năng cứu độ. Cầu nguyện là việc chiêm ngưỡng vinh quang thần linh của một mầu nhiệm khôn thấu, của một đại dương ánh sáng và yêu thương là Thiên Chúa.


Sau nữa, bài ca vịnh này tôn tụng “Vương Quốc” của Chúa, tức là dự án thần linh cứu chuộc nhân loại. Lập lại đề tài về đấng cứu tinh của những bài Thánh Vịnh được gọi là những bài Thánh Vịnh về Vương Quốc của Thiên Chúa (x các TV 46, 95-96), Sách Khải Huyền này loan báo rằng “Chúa đã thiết lập triều đại của Ngài” (Rev 19:6), Đấng can thiệp vào lịch sử bằng tối thượng quyền của mình.


Triều đại này thực sự được trao phó cho tự do của con người, một quyền tự do làm nay sinh thiện ác, thế nhưng cái niêm ấn tối hậu là ở nơi các quyết định của Đấng Quan Phòng Thần Linh. Sách Khải Huyền đúng là cử hành cái đích điểm chi phối lịch sử bằng việc làm hiệu năng của Thiên Chúa, bất chấp giông ba bão tố, thương tích và tàn hại gây ra bởi sự dữ, con người và Satan.


Ở một đoạn khác, Sách Khải Huyền đã xướng lên rằng: “Chúng tôi dâng lời tạ ơn Ngày, Lạy Chúa là Thiên Chúa toàn năng, Đấng đang có và đã có. Vì Ngài đã name được đại quyền uy và đã thiết lập triều đại của Ngài” (11:17).


3.     Đề tài thứ ba của bài thánh thi ca này là một đề tài thông dụng của Sách Khải Huyền cũng như của cách thức biểu hiệu nơi cuốn sách này: “Vì ngày cưới của Con Chiên đã tới, hôn thê của Người đã sẵn sàng” (19:7). Như chúng ta sẽ có dịp chia sẻ kỹ hơn trong những bài suy niệm tới về bài ca vịnh này, đích điểm tối hậu mà cuốn sách Thánh Kinh cuối cùng này dẫn chúng ta tới là cuộc gặp gỡ hôn thê giữa vị Thiên Thần là Chúa Kitô với vị hôn thê tinh tuyền và rạng ngời là nhân loại được cứu chuộc.
Lời diễn đạt “ngày cưới của Con Chiên đã đến” là lời diễn đạt ám chỉ giây phút tột đỉnh, giây phút “phu thê”, như bài ca vịnh nói, về tính cách thân tình giữa tạo sinh và Tạo Hóa, trong niềm vui và an bình của ơn cứu độ.


4.     Chúng ta hãy kết luận bằng những lời từ một trong những bài diễn văn của Thánh Âu Quốc Tinh dẫn giải và đề cao Ca Vịnh Alleluia về nghĩa thiêng liêng của nó: “Chúng ta cùng nhau hòa ca lời này, và cùng cảm mến hướng về lời ấy, chúng ta hãy khuyến khích lẫn nhau chúc tụng Thiên Chúa. Thiên Chúa có thể được chúc tụng với một lương tâm an bình bởi con người không vấp phạm bất cứ sự gì làm phiền lòng Ngài. Hơn nữa, về vấn đề lúc này đây là lúc chúng ta đang lữ hành trên trần gian, chúng ta haut ‘Alleluia’ như là một niềm ủi an để kiên cường bản thân mình trong cuộc sống; lời ‘Alleluia’ mà chúng ta giờ đây thốt lên giống như bài ca của kẻ lữ thữ; trong việc bước đi trên con đường kiệt sức này, chúng ta có khuynh hướng tiến về quê hương là nơi nghỉ ngơi, là nơi tất cả mọi âu lo hiện nay không còn nữa, mà chỉ có duy lời ‘Alleluia’ (No. 255,1: "Discorsi" [Discourses], IV/2, Rome, 1984, p. 597).

Anh Chị Em thân mến,


Trong bài ca vịnh hôm nay của Sách Khải Huyền, chúng ta thấy được việc sử dụng thường xuyên lời Alleluia, một lời trở thành như một cầu nối liên kết tất cả mọi kẻ được tuyển chọn vào việc chúc tụng Chúa trong hân hoan và niềm tri ân cảm tạ. Bài ca vịnh này diễn tả Giáo Hội trên thế gian liên kết bài ca tạ ơn với tiếng của kẻ lành trên trời, những vị không ngừng chiêm ngưỡng vinh hiển của Thiên Chúa. Nhờ đó, giữa lịch sử và vĩnh hằng có một giao liên về truyền đạt, hiệp nhất phụng vụ trời đất vào một bài ca chung tiếng chúc tụng. “Mối hiệp thông chúc tụng” này nhắc nhở tín hữu về ba đề tài chính yếu, đó là quyền năng và vinh hiển của Thiên Chúa, là vương quốc của Ngài ban phát ơn cứu độ cho nhân loại, và là mối liên hệ phu thê giữa Con Chiên là Chúa Kitô với vị hôn thê tinh tuyền và rạng ngời của mình là nhân loại được cứu chuộc. Chớ gì bài Alleluia chung của chúng ta luôn ủi an và kiên cường chúng ta trong cuộc lữ thữ trần gian này.



Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến vào ngày Thứ Tư, 15/9/2004.