Bài 128 (Thứ Tư 1/12/2004)



Thiên Chúa là Đấng Bênh Vực Người Nghèo
 

(Thánh Vịnh 71 [72]: 1-11, Kinh Tối Thứ Năm, Tuần Thứ Hai)



1.     Phụng vụ giờ kinh chiều với những bài Thánh Vịnh và ca vịnh chúng ta đang tuần tự diễn giải đây đang cho thấy troing hai giai đoạn một trong những bài Thánh Vịnh được người Do Thái và truyền thống Kitô giáo yêu chuộng nhất, đó là bài Thánh Vịnh 71 (72), một bài ca cung đình được các Vị Giáo Phụ của Giáo Hội suy tư và cắt nghĩa theo chiều hướng thiên sai.

Chúng ta vừa nghe tác động cao cả đầu tiên của lời nguyện cầu long trọng ấy (câu 1-11). Lời nguyện cầu này được bắt đầu bằng việc chung tiếng kêu cầu cùng Thiên Chúa để Ngài ban cho vị vương chủ tặng ân thiết yếu cho việc cai trị nhân lành, cho đức công minh chính trực. Nhất là liên can đến thành phần nghèo khổ là những người, trái lại, thường trở thành nạn nhân của quyền lực.

Điều đáng chú ý ở đây là việc Thánh Vịnh gia đặc biệt nhấn mạnh tới vấn đề dấn thân về luân lý trong việc cai trị dân chúng theo công lý và lề luật: “Ôi Thiên Chúa, xin ban cho đức vua phán quyết của Ngài; cho con đức vua đức công minh của Ngài; / Để người cai quản dân Ngài cách công minh chính trực… Để người bênh vực thành phần bị đàn áp trong dân”.

Là Chúa Tể cai trị thế giới theo đức công minh (x Ps 35[36]:7), mà vị vua này, vị là hiện thân của Ngài trên mặt đất, theo quan niệm thánh kinh cổ kính, cần phải thuận hợp với hành động Thiên Chúa của mình.

2.     Nếu các quyền lợi của thành phần nghèo khổ bị vi phạm thì đó là không phải chỉ là một hành động thi hành sai trái về chính trị và bất chính về luân lý mà thôi. Theo Thánh Kinh, một hành động phạm đến Thiên Chúa cũng là hành động gây ra việc vi phạm về tôn giáo, vì Chúa là Đấng bảo hộ và bênh đỡ của thành phần nghèo khổ và thành phần bị đàn áp, của thành phần góa bụa và côi cut (x Ps 67[68]:6), tức là của những ai không có các bảo vệ viên trên đời.

Thật là dễ hiểu làm thế nào mà truyền thống đã thay thế hình ảnh thường không được hài lòng của thành phần vua chúa thuộc giòng dõi Đavít – từ ngay cuộc sụp đổ của nền quân chủ Giuđa (thế kỷ thứ 6 trước công nguyên), bằng hình ảnh rạng ngời vinh hiển của Đấng Thiên Sai, theo chiều hướng của niềm hy vọng được tiên báo do tiên tri Isaia bày tỏ: “Người sẽ phân sử người nghèo bằng đức công minh, và phán quyết đúng đắn đối với thành phần sầu khổ của đất nước” (11:4). Hay, theo lời tiên tri Giêrêmia loan báo: “Này đây, Chúa phán. Những ngày ấy đang đến, khi Ta sẽ làm phát sinh một chồi công chính cho Đavít; / Là đức vua, ông sẽ trị vì và cai quan cách khôn ngoan, ông sẽ làm những gì công minh và chính trực trong đất nước” (23:5).

3.     Sau lời khẩn nguyện thiết tha và nhiệt tình xin tặng ân công chính này, bài Thánh Vịnh nới rộng chân trời, chiêm ngưỡng triều đại vương giả của vị thiên sai theo chiều hướng phát triển về cả thời gian lẫn không gian. Thật vậy, một mặt là việc kéo dài của triều đại này trong lịch sử được đề cao (câu 5,7). Những hình ảnh của một loại vũ trụ trở nên sống động, ở chỗ chẳng những ngày tháng liên tục theo nhịp mặt trời và mặt trăng, mà còn theo nhịp khiù hậu thời tiết nắng mưa và hoa nở.

Một vương quốc phong phú và yên hàn bởi thế bao giờ cũng mang đặc tính của những giá trị nống cốt, đó là công lý và hòa bình (câu 7). Những giá trị này là những dấu hiệu cho thấy Đấng Thiên Sai đến với lịch sử của chúng ta. Theo quan điểm ấy, việc dẫn giải của các Vị Giáo Phụ của Giáo Hội mới sáng tỏ, những vị thấy nơi Đấng Thiên Sai vương giả này dung nhan Chúa Kitô, một Đức Vua hằng hữu và đại đồng.

4.     Do đó, Thánh Cyrilô Alexandria, trong “Explanatio in Psalmos” của mình, đã nhận định rằng phán quyết Thiên Chúa ban cho đức vua cũng là phán quyết được Thánh Phaolô nói tới, đó là “dự án vào thời điểm viên trọn trong việc hiệp nhất tất cả mọi sự trong Người” (Eph 1:10). Thật thế, “vào những ngày của Người, đức công minh sẽ trổ sinh và hòa bình sẽ lan tràn”, như thể nói rằng “vào những ngày của Chúa Kitô, nhờ đức tin, công lý sẽ xuất hiện cho chúng ta, và trong việc chúng ta hướng về Thiên Chúa hòa bình đã trở nên dồi dào”. Thật vậy, chúng ta thực sự là thành phần “đáng thương” và là “con cái của người nghèo” được vị vua này giải cứu và cứu độ: ở chỗ, trước hết, nếu “Người gọi những vị Tông Đồ thánh thiện là ‘đáng thương’, vì các vị nghèo khó trong tinh thần, thì Người cũng đã cứu chúng ta vì chúng ta là ‘con cái của thành phần nghèo’, công chính hóa và thánh hóa chúng ta trong đức tin bởi Thần Linh” (PG, LXIX, 1180).

5.     Đàng khác, Thánh Vịnh gia cũng diễn tả cả về lãnh vực không gian cho thấy sự trung thành với công lý và hòa bình của vị vua Thiên Sai ấy (câu 8-11). Chiều kính đại đồng hiện lên bao trùm từ Biển Đỏ hay Biển Chết tới Địa Trung Hải, từ sống Euphrates, “Con Sông” lớn ở đông phương, cho đến rận cùng trái đất (x câu 8), kể cả Tarsis cùng các hải đảo cũng được nhắc đến, những vùng nay tây phương xa xôi nhất theo địa dư thánh kinh cổ thời (câu 10). Nó là một cái nhìn bao quát tất cả bản đồ của thế giới được biết đến thời bấy giờ, một cái nhìn bao gồm cả các dân tộc Ả Rập và dân du mục, các vương chủ ở những đất nước xa xôi, thậm chí cả các kẻ thù, trong một thứ bao gồm đại đồng thường được xướng lên bởi các Bài Thánh Vịnh (46:10; 86:1-7) cũng như các vị tiên tri (x Is 2:1-5; 60:1-22; Mal 1:11).

Bởi thế, cái ấn tín lý tưởng cho nhãn quan này thực sự được cấu thành bởi các lời lẽ của vị tiên tri Zechariah, những lời được các Phúc Âm sau đó áp dụng vào Chúa Kitô: “Ôi nữ tử Sion, hãy hớn hở vui mừng! Hãy la lớn tiếng lên, Ôi nữ tử Giêrusalem! Này đây vua của ngươi đang đến với ngươi; Người là vua chiến thắng và vinh thắng…. Ta sẽ tiêu diệt chiến xa nơi Ephraim và chiến mã nơi Giêrusalem; và cung tên trận địa sẽ bị bẻ gay, Người sẽ truyền ban hòa bình cho các dân tộc; quyền thống trị của Người bao rộng từ biển này đến biển kia; và từ Con Sông ấy tới tận cùng trái đất” (Zechariah 9:9-10; see Matthew 21:5).

Anh Chị Em thân mến,

Chúng ta đã nghe một trong những “Bài Thánh Vịnh cung đình” được dân Do Thái và truyền thống Kitô Giáo mến chuộng. Nó nhấn mạnh đến việc quyết tâm sống đoan chính về luân lý về phía vị vương chủ, thành phần được kêu gọi để cai trị theo lề luật và công bằng. Là Chúa Tể cai trị thế giới trong chân lý và công lý (x Ps 35:7), như một vị vua, hình ảnh tiêu biểu của Ngaiụ trên thế gian, theo quan điểm thánh kinh, cần phải phản ảnh tác động của Thiên Chúa.

Thật là dễ hiểu được tại sao Truyền Thống đã nhìn thấy nơi bài Thánh Vịnh này lời tiên tri nói về việc Chúa Kitô đến, Đấng Thiên Chúa được hứa ban, khi đọc thấy những lời ấy những tính chất của một vương quốc hằng hữu và đại đồng của Vương Quốc Chúa Kitô.
 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến vào ngày Thứ Tư, 1/12/2004.