Thứ Tư 10/8/2005
“Tâm Can của tôi không huyênh hoang”
(
Thánh Vịnh 131 [130] - Kinh Tối Thứ Ba, Tuần Thứ Ba)
1. Chúng ta đã nghe chỉ một ít lời, chứng 30 lời theo nguyên ngữ Do Thái, của bài Thánh Vịnh 131(130). Tuy nhiên, những lời ấy lại là những lời rất hay chuyển đạt một đề tài được yêu chuộng đối với tất cả mọi văn thứ văn chương về đạo giáo, đó là tính cách con trẻ thiêng liêng. Tự nhiên chúng ta nghĩ đến Thánh Thérése Lisieux, đến “Con Đường Thơ Ấu” của chị, đến việc chị “sống bé nhỏ” để được Chúa Giêsu bồng bế trên tay (cf. Story of a Soul, Manuscript "C", p. 208).
Thật vậy, hình ảnh rõ ràng về một người mẹ với người con ở giữa bài Thánh Vịnh này là dấu hiệu về tình yêu thương dịu dàng và từ mẫu của Thiên Chúa, như Tiên Tri Hôsêa trước đây đã diễn tả: “Khi Yến Duyên còn là một con trẻ thì Ta đã yêu thương nó…. Ta đã lôi kéo nó bằng những sợi nhân nhân bản, với những liên kết yêu thương; Ta đã âu yếm nó như kẻ ôm ẵm một thơ nhi vào lòng… Ta cúi xuống dưỡng nuôi đứa con của Ta” (Hos 11:1,4).
2. Bài Thánh Vịnh này được bắt đầu bằng việc diễn tả một thái độ hoàn toàn trái ngược với tính cách trẻ con, một tính cách con trẻ mà vì quá biết được tính mỏng dòn của mình nên tin tưởng vào sự giúp đỡ của người khác. Trái lại, những gì nổi bật của bài Thánh Vịnh này là con tim kiêu hãnh, là ánh mắt ngạo mạn và “những gì cao cả… quá siêu việt đối với tôi” (Ps 131[130]:1). Đó là một bức minh họa về con người kiêu kỳ, thành phần được ngôn ngữ Do Thái diễn tả là “kiêu hãnh” và “ngạo mạn”, thái độ cao ngạo của những ai coi thường người khác, coi những người ấy là tầm thường.
Cái khuynh hướng lớn nhất của thành phần cao ngạo này, thành phần muốn nên như Thiên Chúa này, thành phần nắm trong tay quyền quyết định lành dữ này (x Gen 3:5), đó là những gì hoàn toàn bị loại trừ bởi con người nguyện cầu, con người muốn sống khiêm tốn và tự động tin tưởng vào một Chúa duy nhất.
3. Vậy chúng ta sang tới hình ảnh bất khả quên lãng về người mẹ và người con. Bản văn theo nguyên ngữ Do Thái không nói về một đưa nhỏ sơ sinh mà là một đứa nhỏ đã được “cai sữa” (Ps 131[130]:2). Bấy giờ, ở Cận Đông cổ thời, có lệ cử hành đặc biệt đánh dấu đứa nhỏ chính thức thôi bú, thường vào khoảng 3 tuổi (cf. Gn 21: 8; I Sam 1: 20-23; II Mc 7: 27).
Đứa nhỏ được Thánh Vịnh gia đề cập tới bấy giờ gắn bó với người mẹ bằng một liên hệ sâu xa và riêng tư nhất, do đó, không phải chỉ là những liên hệ về thể lý và theo nhu cầu bú mớm mà thôi. Nó là một ràng buộc ý thức hơn nữa, mặc dù có trực tiếp và tự nhiên. Đó là bài Dụ Ngôn lý tưởng về “tính cách con trẻ” thực sự về một tinh thần không phó mình cho Thiên Chúa một cách mù quáng và tự động, mà là thanh thản và hữu trách.
4. Tới đây, lời tuyên xưng tin tưởng của con người nguyện cầu bao gồm cả cộng đồng nữa: “Ôi Yến Duyên, hãy hy vọng nơi Chúa cả hiện tại lẫn tới muôn đời” (Ps 131[130]:3). Nơi thành phần toàn thể dân chúng đang được hưởng an ninh, sự sống và an bình từ Thiên Chúa ấy thì hy vọng bấy giờ bừng nở và vươn từ hiện tại đến tương lai, “giờ đây và cho tới muôn đời”.
Thật là dễ dàng tiếp tục lời nguyện cầu bằng việc làm cho các tiếng nói khác trong những bài Thánh Vịnh vang lên, những bài Thánh Vịnh được linh hứng bởi cùng một niềm tin tưởng nơi Thiên Chúa: “Tôi được trao phó cho Ngài từ khi mới sinh, từ trong lòng mẹ Ngài là Thiên Chúa của tôi” (Ps 22[21]:11). “Cho dù cha mẹ có bỏ rơi tôi thì Chúa cũng sẽ đón nhận tôi” (Ps 27[26]:10). “Vì Ngài là hy vọng của tôi, Ôi Chúa; Ôi Thiên Chúa, Ngài là niềm tin tưởng của tôi từ tuổi trẻ. Tôi lệ thuộc vào Ngài từ ngày mới sinh; từ trong lòng mẹ Ngài là sức mạnh của tôi” (Ps 71[70]:5-6).
5. Niềm tin tưởng khiêm cung, như chúng ta thấy, ngược lại với sự kiêu hãnh. Một tác giả thời thế kỷ thứ 4 và 5 là John Cassian đã cảnh giác tín hữu về sự nguy hiểm của thứ thói xấu này, thứ thói xấu “hủy hoại đi tất cả mọi nhân đức nói chung, và không chỉ tấn công thành phần hững hờ và thành phần yếu kém, mà chính yếu còn tấn công cả những kẻ mạnh mẽ muốn tiến lên tới chóp đỉnh nữa”.
Tác giả này viết tiếp: “Đó là lý do tại sao Thánh Vương Đavid canh chừng lòng mình một cách hất sức thận trọng như thế, cho tới độ ngài sợ công bố trước Đấng biết hết mọi thứ bí mật nơi lương tâm của ngài: “Lạy Chúa, chớ gì lòng tôi không kiêu căng, mắt tôi không ngạo mạn; xin đừng để tôi tìm kiếm những điều cao cả ngoài năng sức của tôi’… Tuy nhiên, khi biết rõ được khó khăn biết bao việc giữ lòng mình như thế ngày cả với những kẻ trọn lành, ngài đã không cậy dựa vào khả năng riêng mình mà thôi, nhưng nài xin Chúa bằng những lời nguyện cầu để Chúa giúp ngài tránh được những mũi phi lao của kẻ thù và không bị những mũi tên ấy gây thương tích: ‘Xin đừng để chân của kẻ kiêu hãnh vượt bắt tôi’ (Ps 36[35]:12)” (Le Istituzioni Cenobitiche, XII, 6, Abbey of Praglia, Bresseo di Teolo, Padua, 1989, p. 289).
Cũng thế, có một vị Tổ Phụ Sa Mạc lão thành ẩn danh đã truyền lại cho chúng ta lời nói âm vang bài Thánh Vịnh 130[131] như sau: “Tôi không bao giờ vượt quá hàng ngũ của tôi để bước lên cao hơn, tôi cũng chẳng hề bị bối rối bởi bị hạ nhục, vì tôi tập trung mọi tư tưởng của tôi vào điều này, đó là vào việc nguyện cầu xin Chúa hãy lột bỏ tôi khỏi con người cũ” (I Padri del Deserto. Detti, Rome, 1980, p. 287).
Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL,
theo http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/audiences/index_en.htm