Thứ Tư 12/10/2005
“Tôn Giáo Thánh Kinh là Men Công Lý và Đoàn kết”
(
Thánh Vịnh 121 [122]: - Kinh Tối Thứ Bảy, Tuần Thứ Ba)
1. Bài ca vịnh chúng ta vừa nghe và thưởng thức như một lời nguyện cầu là một trong những “bài thăng ca” tuyệt vời nhất và cảm kích nhất. Đó là bài Thánh Vịnh 121 (122), một cuộc cử hành linh động và đông đảo ở Giêrusalem, Thành Thánh là nơi đoàn hành hương tiến lên.
Thật vậy, ngay ở lời mở đầu, có hai giây phút được con người tín trung sống cùng một lúc, đó là giây phút của một ngày con người ấy chấp nhận lời mời gọi “tiến lên nhà Chúa” (câu 1), và giây phút hân hoan tới “cổng” thành Giêrusalem (câu 2); bấy giờ chân của con người này cuối cùng đã bước trên mảnh đất thánh dấu yêu đó. Chính lúc bấy giờ, môi miệng bật lên bài ca hân hoan tôn kính Sion, nơi được hiểu theo ý nghĩa thiêng liêng sâu xa của nó.
2. “Được xây lên như một thành phố, có tường bao quanh” (câu 3), tiêu biểu cho an ninh và bền vững, Giêrusalem là tâm điểm của mối hiệp nhết 12 chi tộc Yến Duyên, những chi tộc qui tụ về nó như trung tâm đức tin và việc tôn thờ của họ. Thật vậy, ở đó, họ tiến lên “để cảm tạ thánh danh Chúa” (câu 4), ở nơi mà “lề luật của Yến Duyên” (Deut 12:13-14; 16:16) được thiết lập như là cung thánh hợp lệ và toàn hảo duy nhất.
Còn một
thực tại khác ở Giêrusalem cũng là dấu hiệu của việc Thiên Chúa hiện diện nơi
dân Yến Duyên, đó là “các ngôi báu của nhà Đavít” (x Ps 121[122]:5), tức là
triều đại Đavít trị vì, một diễn đạt tác động thần linh nơi một lịch sử dẫn đến
Đấng Thiên Sai (2Sam 7:8-16).
3. “Những ngôi báu của nhà Đavít” đồng thời cũng được gọi là “những ngai tòa phán quyết” (x Ps 121[122]:5), vì vua cũng là vị thẩm phán tối cao. Bởi thế, Giêsusalem, thủ đô về chính trị, cũng là ngia tòa pháp lý tối cao, nơi cuối cùng giải quyết các cuộc tranh cãi: nhờ đó, khi rời Sion, khách hành hương Do Thái trở về với thôn làng của mình trở nên công chính và an bình hơn.
Bài thánh vịnh này bởi vậy đã phán họa một bức tranh lý tưởng về Thành Thánh theo phận vụ về tôn giáo và xã hội của nó, khi cho thấy tôn giáo theo thánh kinh không phải là những gì trừu tượng hay tư riêng, mà là men công lý và kết đoàn. Mối hiệp thông với Thiên Chúa cần phải được kèm theo mối hiệp thông an hem với nhau nữa.
4. Giờ đây chúng ta sang đến lời cầu khẩn cuối cùng (x câu 6-9). Tiết điệu của lời cầu khẩn này được đánh dấu bằng tiếng Do Thái “shalom”, “bình an”, theo truyền thống được hiểu là chính tên gọi của Thành Thánh này, “Jerushalejim”, được hiểu là “thành đô hòa bình”.
Như đã biết, shalom là chữ ám chỉ đến mối bình an thiên sai, một mối an bình chất chứa nơi nó niềm vui, thịnh vượng, thiện hảo, phong phú. Thật vậy, trong lời tạ từ cuối cùng được khách hành hương ngỏ cùng đền thờ, cùng “nhà của Chúa là Thiên Chúa chúng ta”, “sự thiện hảo” được thêm vào với thiện hảo: “Tôi sẽ tìm kiếm sự thiện hảo của Ngài” (câu 9). Như thế, chúng ta thấy trước được lời chào của dòng Phanxicô: “Bình an và thiện hảo!”. Nó là niềm hy vọng của ân phúc nơi tín hữu yêu mến Thành Thánh, nơi thực tại về thể lý tường thành và dinh thự của họ là chốn đời sống của người dân sinh động, nơi tất cả mọi anh em và bạn hữu. Nhờ đó, Giêrusalem sẽ trở nên một ngôi nhà của hòa hợp và an bình.
5. Chúng ta kết thúc bài suy niệm của chúng ta về bài Thánh Vịnh 121 (122) bằng việc suy tư được gợi ý bởi các vị Giáo Phụ là thành phần Giêrusalem cổ là dấu hiệu cho một Giêrusalem mới, cũng được “thiết dựng như một thành phố mạnh mẽ thắt chặt với nhau”. Thành phố này – Thánh Grêgôry Cả nhắc lại trong “Các Bài Giảng về Tiên Tri Êzêkiên” – “đã có kiến trúc cao cả của nó nơi những tập tục của các thánh nhân. Nơi một dinh thự, tảng đá này đỡ tảng đá kia, vì tảng đá này được đặt trên tảng đá kia, và tảng đá này đỡ một tảng đá nọ là tảng đá đỡ tảng đá khác. Chính nơi đường lối ấy mà trong Hội Thánh mỗi người nâng đỡ nhau và được nhau nâng đỡ. Việc gắn bó nâng đỡ nhau hỗ tương ấy, nhờ đó, qua họ, ngôi nhà đức ái được thiết dựng. Đó là lý do tại sao Thánh Phaolô đã khuyên nhủ rằng ‘Hãy mang lấy gánh nặng của nhau, và hãy chu toàn lề luật của Chúa Kitô’ (Gal 6:2). Nhấn mạnh đến quyền lực của lề luật này, ngài nói rằng: ‘Tình yêu là việc làm trọn lề luật’ (Rm 13:10). Thật vậy, nếu tôi không cố gắng để chấp nhận anh em như anh em là, và anh em không cố gắng để chấp nhận tôi như tôi là, thì ngôi nhà bác ái không thể mọc lên giữa chúng ta, thành phần cũng được thắt cột bằng tình yêu thương hỗ tương và nhẫn nại”. Và, để hoàn trọn hình ảnh ấy, không được quên rằng “có một nền tảng nâng đỡ toàn thể sức nặng của kiến trúc, đó là Đấng Cứu Chuộc của chúng ta, vị duy nhất chấp nhận hoàn toàn tất cả mọi tập tục của chúng ta. Thánh Tông Đồ đã nói về Người rằng: ‘Không có một nền tảng nào khác được ai đặt xuống hơn được cái nền tảng đã được đặt đó là Chúa Giêsu Kitô’ (1Cor 3:11). Cái nền mang những tảng đá và không được hạ sinh bởi những tảng đá; tức là, Đấng Cứu Chuộc của chúng ta mang lấy gánh nặng của tất cả mọi lỗi lầm của chúng ta, nhưng trong ngài không có lỗi trong việc khoan dung” (2,1,5: "Opere di Gregorio Magno" [Works of Gregory the Great] III/2, Rome, 1993, pp. 27,29).
(Tóm Kết bằng và cho Tiếng Anh)
Bài Thánh Vịnh 121, chủ đề của bài giáo lý tuần này, là một trong những “bài thăng ca” được xướng lên bởi đoàn hành hương xưa kia tiến đến Thành Thánh Giêrusalem. Thánh Vịnh gia chúc tụng Giêrusalem như một thành trì kiên cố, tâm điểm cho mối hiệp nhất đức tin và việc tôn thờ của dân Yến Duyên, và là ngai tòa phán quyết của nhà Đavít. Là một thành của thánh đức, công lý và đoàn kết xã hội, Giêrusalem như thế trở thành nơi hiệp thông và an bình giữa dân Chúa.
Bài thánh vịnh
này lên đến tột đỉnh ở lời nguyện cầu cho hòa bình ở Giêrusalem và cầu xin cho
Thành Thánh niềm an bình của đấng thiên sai – shalom – một niềm an bình là tặng
ân của Thiên Chúa. Truyền thống Kitô giáo, trong việc vang vọng lời nguyện cầu
thành tâm này, đã thấy nơi Giêrusalem trần thế ấy hình ảnh Giêrusalem thiên đình,
mầu nhiệm của Hội Thánh, được xây dựng bằng các tảng đá sống và được xây trên
tình yêu cứu độ của Chúa Kitô Cứu Chuộc.
Đaminh
Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo Zenit ngày 12/10/2005