Thứ Tư 26/10/2005
“Dự án cứu độ
trước hết được nên trọn nơi Người Con”
(
Ca Vịnh Philiphê 2:6-11 - Kinh Tối Thứ Bảy, Tuần Thứ Ba)
1. Một lần nữa, theo diễn tiến của Phụng Vụ Giờ Kinh Tối với những bài thánh vịnh và ca vịnh khác nhau, chúng ta đã nghe vang vọng bài thánh ca lạ lùng và thiết yếu được Thánh Phaolô cho vào Bức Thư gửi Kitô hữu Philiphê (2:6-11).
Trong quá khứ, chúng ta đã nhấn mạnh rằng bài ca vịnh này bao gồm một chuyển động lưỡng diện: chuyển động đi xuống và chuyển động đi lên. Ở chuyển động đầu, Chúa Giêsu Kitô, từ ánh quang rạng ngời của thần tính là những gì thuộc về Người theo bản tính, đã chọn đi xuống cảnh nhục nhã của “cái chết trên thập tự giá”. Như thế, Người tự tỏ mình ra Người thật là người và là Đấng Cựu Chuộc, qua việc thực sự và hoàn toàn tham dự vào thực tại đau thương và chết chóc của chúng ta.
2.
Chuyển động thứ hai, chuyển động đi lên, cho thấy vinh quang vượt qua của Chúa
Kitô, mộït vinh quang sau khi tử nạn tái bộc lộ trong ánh rạng ngời xuất phát từ
thần tính uy nghi của Người.
Chúa Cha,
Đấng đã chấp nhận tác động vâng phục của Người Con nơi cuộc nhập thể và khổ nạn,
giờ đây “tôn vinh” Người trên tất cả mọi sự, như bản Hy Lạp dịch. Việc tôn vinh
ấy được thể hiện chẳng những qua việc Người ngự bên hữu Thiên Chúa mà còn bằng
việc ban cho Chúa Kitô một “danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu” (câu 9) nữa. Vậy,
theo ngôn ngữ thánh kinh, “danh hiệu” ám chỉ yếu tính thực sự và phận vụ riêng
biệt của một con người; nó cho thấy thực tại sâu xa và thực sự của họ. Chúa Cha
đã ban cho Người Con, Đấng đã vì yêu thương hạ mình cho đến chết, một phẩm vị
khôn sánh, một “Danh xưng” cao quí nhất, danh xưng “Chúa”, xứng hợp với chính
Thiên Chúa.
3. Thật
vậy, việc loan báo đức tin – đồng thanh nhất tiếng cả ở trên trời, dưới thế và
trong lòng đất đều cúi đầu tôn thờ – là những gì rõ ràng và hiển nhiên: “Đức
Giêsu Kitô là Chúa” (câu 11). Bản Hy ngữ xác nhận Đức Giêsu là “Kyrios”, một
tước hiệu đúng là vương giả, một tước hiệu theo bản dịch Thánh Kinh Hy Lạp có
liên quan tới danh xưng của Thiên Chúa đã mạc khải cho Moisen, một danh xưng
linh thánh bất khả thưa thốt.
Như thế, một đàng là việc nhìn nhận vai trò chúa tể phổ quát của Đức Giêsu Kitô, Đấng được toàn thể tạo vật tôn kính, Đấng được thấy như là một chủ thể cần phải quì xuống dưới chân của Người. Tuy nhiên, đàng khác, việc tung hô đức tin lại tuyên xưng Đức Kitô vẫn còn thân phận thần linh, do đó cho thấy rằng Người là Đấng đáng tôn thờ.
4. Nơi bài thánh ca này, chi tiết liên quan tới cái ô nhục của thập giá (x 1Cor 1:23), ngay cả trước khi nhân tính thực sự của Lời hóa thành nhục thể (x Jn 1:14), được đan kết và đạt tới tuyệt đỉnh ở biến cố Phục Sinh. Việc tùng phục hiến tế của Người Con được Cha đáp ứng tôn vinh sau đó, Đấng liên kết mình với việc tôn thờ của loài người cũng như của tạo vật. Cái đặc thù của Chúa Kitô xuất phát từ vai trò làm Chúa của một thế giới được cứu chuộc, một thế giới được trao ban cho Người vì việc trọn vẹn phục tùng của Người “cho đến chết”. Dự án cứu độ trước hết được nên trọn nơi Người Con, và tín hữu được mời gọi – trước hết trong phụng vụ – loan truyền dự án này và sống hoa trái của dự án ấy.
Đó là mục đích chúng ta được bài thánh ca Kitô học này dẫn tới, bài thánh ca được Giáo Hội suy tư qua các thế kỷ, được hát lên và hướng dẫn cuộc sống: “Trong anh chị em hãy có thái độ như thế trong Đức Giêsu Kitô” (Phil 2:5).
5. Giờ
đây chúng ta hãy lắng nghe bài suy niệm được Thánh Gregory Nazianzen đã khôn
khéo viết về bài thánh ca của chúng ta đây. Trong một bài thơ tôn vinh Chúa Kitô,
vị đại Tiến Sĩ Giáo Hội ở thế kỷ thứ 4 này tuyên bố rằng Chúa Giêsu Kitô “đã
không lột bỏ bản thân mình bất cứ yếu tố nào làm nên thần tính của Người, tuy
nhiên, mặc dù là thế, Người đã cứu độ tôi như là một người chữa lành, vị đã cuí
xuống trên các thương tích hôi thối của tôi…. Người thuộc về giòng tôhôi thối
của tôi…. Người thuộc về giòng tộc của Đavít, nhưng Người lại là Đấng Tạo Thành
của Adong. Người có xác thịt, nhưng cũng là một kẻ xa lạ đối với thân thể. Người
được hạ sinh bởi một người mẹ, nhưng lại là một vị trinh mẫu; Người được cắt bì,
nhưng cũng vĩ đại. Và Người được đặt nằm trong máng cỏ, nhưng ngôi sao lại dẫn
đường cho Ba Vua, những vị đã đến dâng cho Người những lễ vật và quì xuống trước
mặt Người. Là một vật tử vong Người đã đối chọi với ma quỉ, nhưng Người đã trở
thành vô địch; Người làm chủ tên cám dỗ sau cuộc chiến tam diện…. Người là thí
vật, nhưng cũng là vị thượng tế; Người là vật hiến tế song cũng là Thiên Chúa.
Người hiến dâng lên Thiên Chúa máu của Người và nhờ đó thanh tẩy toàn thế giới.
Cây thập tự giá đưa Người lên khỏi mặt đất, nhưng tội lỗi lại bị các cây đinh
đâm thủng…. Người đã viếng thăm kẻ chết, nhưng đã sống lại từ âm ti và phục sinh
nhiều người đã chết. Biến cố tiên khởi chính là tình trạng cùng cực của con
người, thế nhưng biến cố thứ hai cho thấy cái phong phú của hữu thể vô hình… của
Người Con bất tử mặc lấy thân phận trần gian, vì Người yêu thương anh chị em” (Carmina
Arcana, 2: "Collana de Testi Patristici" [Collection of Patristic Texts] LVIII,
Rome, 1986, pp. 236-238).
Cuối buổi
suy niệm này, tôi muốn nhấn mạnh hai câu cho cuộc sống của chúng ta.
Trước hết, câu Thánh Phaolô khuyên nhủ, đó là “Trong anh chị em hãy có thái độ như thế trong Đức Giêsu Kitô”. Hãy học tập cho có cùng một cảm thức như Chúa Giêsu, trong việc làm cho cách suy tư, quyết định, tác hành của chúng ta hợp với những cảm thức của Chúa Kitô. Chúng ta hãy đi con đường này nếu chúng ta muốn các cảm thức của chúng ta hợp với những cảm thức của Chúa Giêsu. Chúng ta hãy đi theo đường ngay nẻo chính.
Câu khác là của Thánh Gregory Nazianzen: “Người, Chúa Giêsu, yêu thương anh chị em”. Lời êm ái này là niềm an ủi lớn lao cho chúng ta, nhưng đồng thời cũng là một trách nhiệm cao cả, từ ngày này đến ngày kia.
Anh Chị Em thân mến,
Bài ca vịnh hôm
nay được trích từ Bức Thư gửi Kitô hữu Philiphê. Sau khi diễn tả việc hạ mình
của Con Thiên Chúa nơi việc Nhập Thể, nhất là nơi cuộc tử nạn của Người trên cây
thập tự giá, bài ca vịnh liên cho thấy việc Người được tôn vinh.
Việc hy
sinh phục tùng của Chúa Kitô được Chúa Cha chấp nhận, Đấng đặt Người ở bên hữu
Ngài; Người được công nhận ở phẩm vị thần linh của Người, được ban cho “danh
hiệu vượt trên mọi danh hiệu, và được loan báo bởi các ca đoàn thiên cung như là
“Kyrios”, Chúa của thế giới được cứu chuộc.
Phụng vụ của Giáo Hội tiếp tục hát bài ca chúc tụng này. Chúng tôi tôn thờ Chúa
Kitô, Đấng có một lối sống phục vụ thấp hèn, vâng lời và tử nạn được biến thành
ánh quang rạng ngời của vinh hiển thần tính. Nơi Người, lịch sử cứu độ được hoàn
toàn nên trọn.
Như Thánh
Gregory Nazianzen đã dẫn giải: “Người đã hiến dâng lên Thiên Chúa máu của Người
nhờ đó thanh tẩy toàn thế giới”. Chúng ta hãy lắng nghe lời mời gọi của bài ca
vịnh này, và hãy noi gương bắt chước đức khiêm nhượng và tình yêu thương của
Chúa Giêsu Kitô, và theo Người là Chúa và Đấng Cứu Thế của chúng ta.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 26/10/2005