Thứ Tư 30/11/2005
“Một Bài Quốc Ca Sầu Thương”
(
Thánh Vịnh 136 [137] cho Kinh Tối Thứ Ba, Tuần Thứ Bốn)
1. Vào ngày Thứ Tư đầu tiên trong Mùa Vọng này, thời điểm phụng vụ của sự thinh lặng, tỉnh thức và nguyện cầu để sửa soạn cho Giáng Sinh, chúng ta suy niệm về baiàThánh Vịnh 136 (137), bài thánh vịnh đã trở thành nổi tiếng ở câu Latinh mở đầu của nó là “Super flumina Babylonis”. Bài thánh vịnh này gợi lên cho thấy thảm trạng dân Do Thái đã sống trong thời kỳ Giaêrusalem bị phá hủy xẩy ra vào năm 586 BC, và cuộc lưu đầy sau đó ở Babylon. Chúng ta đang đối diện moat bài quốc ca sầu thương mang dấu vết của một nỗi nhung nhớ nứt rain về những gì bị mất mát.
Lời kêu cầu sâu xa cùng Chúa trong việc giải thoát thành phần tín trung của Ngài kkhỏi cảnh làm tôi Babylon cũng bày tỏ những niềm hy vọng và trông mong ơn cứu độ là những gì chúng ta bắt đầu cuộc hành trình Mùa Vọng.
Phần thứ nhất của bài Thánh Vịnh (1-4) có một bối cảnh là miền đất lưu đầy, với những con sông và kênh đào là nguồn nước tưới dội đồng bằng Babylon, thủ phủ của thành phần Do Thái bị phát vãng. Nó như là một tiên báo tiêu biểu của những trại tiêu diệt mà dân Do Thái – trong thế kỷ vừa kết thúc – bị dẫn đến với cuộc hành quyết tử vong bỉ ổi, một cuộc hành quyết vẫn còn là một nỗi ô nhục bất khả xóa mờ nơi lịch sử của nhân loại.
Phần thứ hai của bài Thánh Vịnh này (5-6) tràn đầy những nhung nhớ về Sion, một thành đô đã khuất bóng nhưng vẫn còn tiếp tục sống nơi tâm can của thành phần bị lưu đầy.
2. Bao gồm ở những lời của thánh vịnh gia này là bàn tay, môi lưỡi, cuống họng, tiếng nói và châu lệ. Bàn tay là những gì bất khả châm chước cho người chơi đàn lia. Thế nhưng, bàn tay này vẫn bị tê liệt (câu 5) bởi sầu thương, nhất là vì cây đàn lia đã bị treo trên cây dương liễu.
Người ca sĩ cần đến lưỡi môi, thế nhưng, giờ đây nó lại dính vào cuống họng (câu 6). Những bài hát về Sion là những bài ca vịnh về Cúa (câu 3-4), chúng không phải là những bài hát dân ca hay những màn trình diễn dân ca. Chỉ nơi phụng vụ và trong tình trạng dân được tự do chúng mới cất lên trời cao mà thôi.
3. Thiên Chúa, Đấng nắm toàn quyền tối hậu của lịch sử, theo đức công minh của mình, Ngài hiểu được và chấp nhận tiếng kêu của thành phần nạn nhân, những tiếng kêu có những lúc chất chứa những giọng điệu đầy chát chúa.
Chúng ta theo Thánh Âu Quốc Tinh để suy niệm sâu xa hơn về bài thánh vịnh của chúng ta đây. Nơi việc suy niệm này, vị Giáo Phụ của Giáo Hội ấy nêu lên một yếu tố bất ngờ có tính cách hết sức hợp thời: Thánh nhân biết rằng cũng trong số thành phần cư ngụ ở Babylon có những người dấn thân cho hòa bình cũng như cho thiện ích của cộng đồng này, bất chấp sự kiện là họ không có cùng một niềm tin tưởng của thánh kinh, và họ không biết đến niềm hy vọng về một Thành Đô Vĩnh Cửu như chúng ta khát mong. Họ có một tia ao ước về một cái gì đó vô tri, về một cái gì đó cao cả nhất, về siêu việt thể, về một cuộc cứu chuộc thực sự.
Thánh nhân nói rằng trong số thành phần bách hại, trong số những kẻ vô tín ngưỡng, có những người có được tia ước vọng ấy, như là một thứ niềm tin, một thứ hy vọng, tới độ trở thành khả dĩ đối với họ trong những hoàn cảnh họ sống động. Với niềm tin tưởng vào một thực tại vô danh này, họ thực sự đang tiến về thành Giêrusalem chân thực, về Chúa Kitô. Bằng việc mở màn này của niềm hy vọng, việc mở màn của niềm hy vọng cũng có giá trị đối với cả thành phần Babylon nữa – như thánh Âu Quốc Tinh gọi họ - vì những ai chưa biết Chúa Kitô, thậm chí không biết cả Thiên Chúa nữa, và là những người dù sao cũng ước muốn cái vô danh, cái hằng hữu, thánh nhân khuyên dụ chúng ta là đừng nhìn chỉ ở những thứ vật chất của giây phút hiện tại, mà là hãy kiên trì tiến đến với Thiên Chúa. Chỉ có niềm hy vọng cao cả này chúng ta mới có thể biến đổi thế giới này một cách chân chính mà thôi.
Thánh Âu Quốc Tinh nói như thế bằng những lời lẽ sau đây: “Nếu chúng ta là những công dân của Giêrusalem…. Và chúng ta phải sống trên trái đất này, thì chúng ta cần chẳng những hát những gì bài Thánh Vịnh xướng lên mà còn sống những gì ấy nữa: Điều này đạt được bằng một ước vọng sâu xa của cõi lòng, hết sức sốt sắng ước mong Thành Đô Vĩnh Hằng”.
Khi đề cập tới “thành đô trần thế được gọi là Babylon”, thánh nhân thêm là nơi thành đô này, “có những con người, được tác động bởi lòng quyến luyến nó, tìm cách bảo toàn được tình trạng an bình, thứ an bình tạm bợ, mà không nuôi dưỡng niềm hy vọng khác trong tâm can của họ ngoài niềm vui được hoạt động cho hòa bình. Chúng ta thấy họ thực hiện mọi nỗ lực để trở thành hữu dụng cho xã hội trần thế. Tuy nhiên, nếu họ dấn thân với một lương tâm trinh trắng vào những việc làm ấy, Thiên Chúa sẽ không để cho họ bị nguy tử với Babylon, tiền định họ trở thành công dân Giêrusalem, tuy nhiên, với điều kiện là khi sống ở Babylon, họ không tỏ ra vinh vang, không tìm cách phô trương và ngạo mạn lỗi thời… Ngài nhín thấy việc phục vụ của họ và tỏ cho họ thấy thành đô khác, là nơi họ thực sự trong mong và hướng tất cả mọi nỗ lực của họ hướng về” ("Esposizioni sui Salmi" [Commentaries on the Psalms] 136, 1-2: "New Augustinian Library," XXVIII, Rome, 1977, pp. 397, 399).
Chúng ta hãy cầu cùng Chúa, xin Ngài khơi lên trong tất cả chúng ta nỗi ước vọng này, việc cởi mở với Thiên Chúa, và những ai chưa biết Thiên Chúa cũng được tình yêu của ngài chạm tới, nhờ đó, tất cả chúng ta cùng nhau hành trình tiến về thành đô sau cùng và ánh sáng của Thành Đô ấy cũng chiếu soi thời đại chúng ta và thế giới chúng ta.
Anh Chị Em thân mến,
Bài Thánh Vịnh 136, chủ đề của bài giáo lý tuần này, là bài ai ca về việc thành Giêrusalem bị hủy hoại và về cuộc lưu đầy ở Babylon, một lời nguyện cầu chân thành xin được giải thoát và là một lời bày tỏ niềm ước vọng về Thánh Đô.
Bài Thánh Vịnh này gợi lên hình ảnh Babylon như là một chốn nô lệ và sầu thương được coi như là dấu báo tiêu biểu cho những cảnh tượng kinh hoàng của những trại tử thần ở thế kỷ vừa qua, nơi dân Do Thái đã bị diệt chủng.
Trong nỗi sầu muộn của mình, thành phần bị lưu đầy không còn cất tiếng hát “những bài ca về Chúa”, những bài ca chỉ có thể dâng lên Thiên Chúa trong tự do và trong môi trường nguyện cầu phụng vụ.
Trong Mùa Vọng này, Giáo Hội đọc bài Thánh Vịnh này, với lời van nài của bài thánh vịnh mong được giải thoát cùng với nỗi khát mong nhung nhớ về Thánh Đô, như là một bày tỏ của niềm Giáo Hội hy vọng nguyện cầu cho việc Chúa Kitô đến.
Như Thánh Âu
Quốc Tinh nói với chúng ta, chúng ta được kêu gọi chẳng những để hàt bài Thánh
Vịnh này, mà còn sống nó nữa, bằng việc nâng lòng mình lên theo nỗi khát vọng
sâu xa tha thiết về một Giêrusalem thiên đình.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 30/11/2005