Bài 52 (Thứ Tư 2/10/2002)
Lòng Tin Tưởng Thiên Chúa Là Đá Tảng Cuộc Đời
(Ca Vịnh 26 Isaia, Kinh Ban Mai, Thứ Ba, Tuần Thứ Ba)
1.- Có những tiếng nói khác nhau được qui hợp lại trong Sách Tiên Tri Isaia, những tiếng nói đã kéo dài trong một khoảng thời gian bao rộng cũng như ở tất cả mọi thời, mang tên tuổi và cho thấy hứng khởi của một vị đại chứng nhân của Lời Chúa, vị đã sống ở thế kỷ thứ tám trước Công Nguyên.
Trong cuốn sách lớn đầy những lời tiên tri này, cuốn sách đã được Chúa Giêsu mở ra và đọc trong hội đường ở chốn thôn làng Nazarét của Người (xem Lk 4:17-19), có một loạt những đoạn, từ đoạn 24 đến đoạn 27, những đoạn được các nhà học giả đặt cho cho một cái tên chung là “cuộc đại khải thị của tiên tri Isaia”. Thật vậy, một loạt những đoạn thứ hai nhỏ hơn ở các đoạn 34-35. Nơi những trang thường nhiệt liệt và đầy những biểu hiệu này nổi lên một diễn tả thi ca mãnh liệt cho thấy phán quyết thần linh trên lịch sử, cũng như cho thấy lòng mong đợi cứu độ nơi thành phần công chính.
2.- Như trường hợp Khải Thị của Thánh Gioan, thường có hai thành đô đối ngược nghịch đảo nhau: phản đô, được hiện thân ở một số thủ đô lịch sử của thời ấy, và thánh đô, nơi qui tụ thành phần tín nghĩa.
Đúng, bài ca vịnh chúng ta vừa nghe loan báo, được trích từ Đoạn 26 của sách Tiên Tri Isaia thực sự là một hân hoan cử hành của thành đô cứu độ. Thành đô cứu độ này mọc lên vững mạnh và hiển vinh, vì chính Chúa đã đặt nền móng cho thành và xây tường thành hộ vệ, khiến cho thành trở nên một chốn cư ngụ an toàn và bình yên (xem câu 1). Giờ đây Ngài đã mở rộng cửa để đón tiếp những người công chính (xem câu 2), thành phần dường như lập lại những lời của vị Tác Giả Thánh Vịnh kêu lên trước Đền Thánh Sion là: “Hãy mở những cửa vinh thắng; tôi sẽ tiến vào tạ ơn Chúa. Đây là cổng riêng của Chúa, nơi những kẻ chiến thắng tiến vào” (Ps 117:19-20).
3.- Ai tiến vào thành đô cứu độ này cũng đều phải hội đủ một điều kiện thiết yếu, đó là một “ý định vững chắc… tin tưởng nơi Chúa… tin tưởng” (xem Is 26:3-4). Chính niềm tin nơi Thiên Chúa, một niềm tin vững chắc dựa vào Ngài, Đấng là “Tảng Đá muôn đời” (câu 4).
Chính lòng tin tưởng, đã được thể hiện nơi chữ gốc “Amen” ở nguyên ngữ Do Thái, một lời tuyên xưng tổng hợp niềm tin vào Chúa, Đấng như Vua Đavít xướng lên, là “đá tảng của tôi, thành trì của tôi, đấng giải cứu tôi; Ôi Thiên Chúa, tảng đá chở che tôi, thuẫn đỡ của tôi, xừng cứu độ tôi, thành trì của tôi” (Ps 17[18]:2-3; xem 2Sam 22:23).
Tặng ân Thiên Chúa ban cho thành phần tín nghĩa đó là bình an (xem Is 26:3), một tặng ân cứu độ tuyệt hảo nhất, tổng hợp của một cuộc đời sống trong công chính, tự do và hoan hỉ hiệp thông.
4.- Đó là một tặng ân cũng được xác nhận một cách mạnh mẽ trong câu cuối cùng của bài Ca Vịnh Isaia này: “Ôi Chúa, Chúa đo lường bình an của chúng tôi cho chúng tôi, vì chính Chúa là Đấng đã hoàn thành tất cả những gì chúng tôi đã làm” (câu 12). Chính câu này đã làm cho các Vị Giáo Phụ của Giáo Hội chú ý, ở chỗ, nơi lời hứa ban bình an này các ngài đã nhận ra những lời của Chúa Kitô hằng vang vọng qua các thế kỷ là: “Thày để lại bình an cho các con; Thày ban bình an cho các con” (Jn 14:27).
Trong cuốn “Dẫn Giải Phúc Aâm Thánh Gioan” của mình, Thánh Cyrilô Thánh Alexandria đã nhắc lại rằng, trong việc ban bình an, Chúa Giêsu ban cho chúng ta cả Thần Linh của Người nữa. Bởi thế, Người không bỏ chúng ta mồ côi mà là ở với chúng ta nhờ Thần Linh. Và Thánh Cyrilô giải thích là Vị Tiên Tri này “cầu xin để Thần Linh Thiên Chúa được ban cho chúng ta, Đấng nhờ Ngài chúng ta được tái hiệp thông với Thiên Chúa Ngôi Cha, chúng ta là những kẻ trước đó xa cách Ngài vì tội lỗi ngự trị nơi chúng ta”. Thế rồi bài dẫn giải biến thành một lời cầu nguyện: “Oâi Chúa, xin ban cho chúng con bình an. Bấy giờ chúng con mới nhận thấy rằng chúng con có tất cả mọi sự, và chúng con mới có thể thấy rằng ai lãnh nhận tròn đầy Chúa Kitô thì không thiếu một sự gì nữa. Thật thế, sự tròn đầy tất cả mọi thiện hảo là sự kiện cho thấy rằng Thiên Chúa ở trong chúng con bằng Thần Linh (x Ccol 1:19)” (Vol II, Roma, 1994, p.165).
5.- Chúng ta hãy nhìn một lần cuối cùng đến đoạn văn của tiên tri Isaia. Đoạn văn này cho thấy một phản ảnh về “đường lối của người công chính” (câu 7) cũng như cho thấy lời tuyên xưng gắn bó với những quyết định công minh của Thiên Chúa (x các câu 8-9). Hình ảnh nổi bật đó là hình ảnh con đường, hình ảnh cổ kính trong Thánh Kinh, như đã được tiên tri Hôsea công bố, một vị tiên tri sống ngay trước tiên tri Isaia: “Ai khôn ngoan hãy hiểu biết những điều này… Những đường nẻo của Chúa thì thẳng ngay, những đường nẻo của người công chính bước đi, nhưng tội nhân lại bị vấp ngã” (Hos 14:9).
Còn một yếu tố khác trong bài Ca Vịnh của Tiên Tri Isaia, một yếu tố cũng rất sâu sắc vì nó được sử dụng cho phụng vụ giờ kinh ban mai. Thật vậy, rạng đông đã được đề cập đến, một rạng đông được đợi chờ sau một đêm đen dấn thân tìm kiếm Thiên Chúa: “Linh hồn tôi trông mong Chúa trong đêm đen, phải, tâm thần của tôi mong đợi Chúa” (Is 26:9).
Chính vào lúc rạng đông của một ngày, khi bắt đầu hoạt động và nhịp sống nhộn nhịp trên các đường phố, là lúc thành phần tín nghĩa cũng phải bắt đầu nhất định bước đi “theo những đường nẻo của những gì Ngài phán quyết, Oâi lạy Chúa” (câu 8), với niềm hy vọng nơi Ngài và Lời của Ngài, nguồn mạch bình an duy nhất.
Giờ đây những lời của Vị Tác Giả Thánh Vịnh phát ra từ môi miệng, vị tuyên xưng niềm tin của mình từ rạng đông: “Oâi Thiên Chúa, Ngài là Thiên Chúa của tôi – tôi trông mong Ngài! Thân xác tôi khao khát Ngài… Vì tình yêu của Ngài cao quí hơn cả mạng sống” (Ps 62[63]:2,4). Với tinh thần vững mạnh hơn, vị tác giả này có thể nhờ đó khai mạc một ngày mới.
Anh Chị Em thân mến,
Bài Ca Vịnh được thấy trong đoạn 26 của Sách Tiên Tri Isaia này cử hành cuộc chiến thắng của Thiên Chúa trên kẻ thú của Ngài và sự hiện diện cứu độ của Ngài nơi dân Ngài. Bài Ca Vịnh này gợi lên cho thấy hình ảnh của một thành đô kiên cố được Thiên Chúa xây dựng như một nơi trú ngụ an bình cho tất cả những ai đặt tin tưởng nơi Ngài. Giáo Hội đọc bài Ca Vịnh này như là một lời tiên tri về sự bình an của Chúa Giêsu Kitô. Việc Ngài ở giữa chúng ta nhờ tặng ân Thánh Linh của Ngài là một lời hiệu triệu hãy đặt tất cả mọi niềm hy vọng của chúng ta nơi Thiên Chúa và hãy tìm kiếm ơn cứu độ bằng việc tuân giữ các mệnh lệnh của Ngài.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tài liệu từ Vatican Press Office được Zenit phổ biến ngày 2/10/2002)