Bài 61 (Thứ Tư 11/12/2002)
 

Lời Than Van Xin Thiên Chúa Giải Thốt Dân Ngài
khỏi Đói Khổ và Chiến Tranh

(Ca Vịnh Giêrêmia 14:17-21, Kinh Ban Mai, Thứ Sáu, Tuần Thứ Ba)
 


1. Đây là một bài ca sâu xa rung cảm và đắng cay nhất được tiên tri Giêrêmia dâng lên trời cao từ vùng trời lịch sử (14:17-24). Chúng ta vừa nghe lại bài ca này như một lời kêu cầu được phụng vụ giờ kinh giành cho Ngày Thứ Sáu, ngày tưởng niệm cuộc tử nạn của Chúa. Môi trường làm bật lên lời than van này được biểu hiện bằng một tai họa thường xẩy ra cho mảnh đất Trung Đông, đó là nạn đói. Tuy nhiên, vị tiên tri còn thêm vào thảm kịch thiên nhiên này một tai họa khác không kém phần kinh khiếp, đó là tai họa chiến tranh: “Nếu tôi ra cánh đồng thì kìa đầy những thi thể bị gươm đâm; nếu tôi vào thành phố thì kìa những kẻ quằn quại đói khổ” (câu 18). Bất hạnh thay, hình ảnh này đang thê thảm xẩy ra nơi nhiều miền ở hành tinh của chúng ta đây.

2. Tiên tri Giêrêmia đã nhập cuộc với một bộ mặt đẫm nước mắt: Ông khóc lóc không dứt được vì “nữ tử của dân mình”, tức vì Giêrusalem. Thật vậy, theo biểu hiệu quá quen thuộc này trong thánh kinh thì thành này được biểu hiệu bởi một hình ảnh nữ tính, “nữ tử Sion”. Vị tiên tri này đã cảm thấu được “cái tàn phá” và “vết thương khó lành” của dân mình. Lời lẽ của vị tiên tri này đượm sầu thương và châu lệ, vì dân Yến Duyên không muốn bị chi phối bởi sứ điệp được chất chứa nơi khổ đau. Ở một đoạn khác, tiên tri Giêrêmia đã than lên rằng: “Nếu các người ngạo nghễ không chịu nghe theo điều này, tôi sẽ âm thầm chan hòa nước mắt; mắt tôi sẽ khóc thương đàn chiên của Chúa bị dẫn đi lưu đầy” (13:17).

3. Cần phải tìm hiểu xem lý do tại sao vị tiên tri này khóc lóc kêu van, như Tôi đã nói, trong hai biến cố thê thảm, đó là gươm kiếm và đói khổ, tức chiến tranh và thiếu thốn (câu 14:18). Bởi thế, chúng ta đang ở trong một tình hình lịch sử quằn quại, và hình ảnh về vị tiên tri và tư tế, những bảo quản viên Lời Chúa, có một tầm vóc quan trọng, thành phần “lục soát ở một mảnh đất họ không biết gì” (Ibid.).

Phần thứ hai của bài Ca Vịnh này (xem các câu 19-21) không còn là một lời than van của cá nhân nữa, với tư cách là ngôi thứ nhất chuyên biệt, mà là một lời cầu khẩn van xin chung dâng lên Thiên Chúa: “Tại sao Chúa lại giáng xuống chúng tôi một cú không thể chữa lành như thế” (câu 19). Thật ra, ngoài gươm kiếm và đói khổ còn có một tai họa cả thể hơn nữa, đó là việc Thiên Chúa câm lặng, Đấng không còn tỏ mình ra và hình như khép mình ở trên thiên đàng của Ngài, như thể Ngài ghê tởm hành động của con người. Thế nên, những vấn đề được dâng lên Ngài là những gì hết sức hiển nhiên theo ý nghĩa đạo đức vốn thấy: “Chẳng lẽ Ngài hoàn toàn loại trừ Giuđa hay sao? Chẳng lẽ Ngài ghê tởm Sion hay sao?” (câu 19). Bấy giờ họ cảm thấy lẻ loi và bị bỏ rơi, bị mất an bình, ơn cứu độ và niềm hy vọng. Một thân một mình, dân này thấy mình bị lạc lõng và cảm thấy hoảng sợ.

Chẳng lẽ đây không phải là tình trạng hiện hữu cô đơn hay sao, một nguồn mạch sâu xa của biết bao nhiêu là bất mãn như chúng ta chứng kiến thấy trong thời đại của chúng ta đây? Biết bao nhiêu là bất an và những phản ứng bất cần được phát xuất từ việc loại trừ Thiên Chúa là tảng đá cứu độ.

4. Đến đây xẩy ra một sự thay đổi lớn, đó là việc dân trở về với Thiên Chúa và dâng lên Ngài lời nguyện cầu thiết tha. Trước hết, họ nhìn nhận tội lỗi của họ bằng một lời xưng thú ngăn ngủi nhưng sâu xa: “Chúng tôi nhìn nhận, ôi Chúa, sự gian ác của mình, … đó là chúng tôi đã lỗi phạm đến Ngài” (câu 20). Bởi thế, việc Thiên Chúa im lặng là do việc con người phủ nhận Ngài gây ra. Nếu dân hoán cải và trở về với Chúa, Thiên Chúa cũng sẽ tự mình sẵn sàng tiến đến gặp họ và ôm lấy họ.

Ở đoạn kết, vị tiên tri sử dụng hai từ ngữ trọng yếu, đó là “tưởng nhớ” và “giao ước” (câu 21). Dân Ngài đã xin Ngài hãy “nhớ lại”, tức hãy tiếp tục tỏ lòng quảng đại ưu ái của Ngài, như rất nhiều lần Ngài đã thực hiện trong quá khứ để cứu với dân Yến Duyên bằng những việc can thiệp quyết liệt. Việc Ngài dấn thân cho dân, việc Ngài tôn kính “danh” của Ngài, việc Ngài hiện diện trong thời gian, vấn đề về “ngai vinh hiển của Ngài”, là những gì thúc đẩy Thiên Chúa, sau khi phân xử tội lỗi và im lặng, đã đến gần dân Ngài một lần nữa để ban lại cho họ sự sống, bình an và niềm vui.

Bởi thế, cùng với dân Yến Duyên, chúng ta cũng hãy tin tưởng rằng Chúa không vĩnh viễn bỏ rơi chúng ta, nhưng sau mỗi một cuộc thử thách thanh tẩy, Ngài sẽ trở lại “tỏ dung nhan Ngài ra trên các người, ưu ái các người… và ban cho các người bình an”, như được nhắc đến trong lời chúc phúc tư tế trích trong Sách Dân Số (6:25-26).

5. Tóm lại, chúng ta có thể liên hệ giữa lời kêu cầu của tiên tri Giêrêmia với lời huấn dụ của Thánh Cyprian ngỏ cùng Kitô hữu thành Carthage, nơi ngài làm giám mục vào thể kỷ thứ ba. Vào thời bắt đạo, Thánh Cyprianô đã khuyến dụ tín hữu của ngài hãy nài xin Chúa. Việc nài xin này không giống hệt với lời kêu cầu của vị tiên tri, vì nó không chứa đựng lời xưng thú tội lỗi, vì việc bắt đạo không phải là một hình phạt giáng xuống trên tội lỗi mà là việc tham dự vào cuộc khổ nạn của Chúa Kitô. Tuy nhiên, tựu kỳ chung nó cũng là một lời kêu cầu khẩn thiết như lời van xin của tiên tri Giêrêmia. Thánh Cyprianô viết: “Chúng ta cầu xin Chúa một cách chân thành và hòa hợp, không ngừng kêu xin và tin tưởng nhận lãnh. Kêu xin Ngài bằng than khóc, hợp với những ai được liệt vào số thành phần bất hạnh khóc lóc cũng như vào thành phần sợ gặp phải bất hạnh, trong số nhiều người ngã gục bởi cuộc thảm sát cũng như con số ít kẻ còn đứng vững. Chúng ta cầu nguyện để hòa bình sớm được phục hồi, để chúng ta được trợ giúp ở những nơi ẩn nấp của chúng ta cũng như trong những cơn nguy biến, nhờ đó những gì Chúa muốn tỏ ra cho các tôi tớ của Ngài được nên trọn, đó là việc Giáo Hội được phục hồi, là việc tin tưởng ơn cứu độ đời đời của chúng ta, là khí hậu tốt đẹp sau cơn mưa, là ánh sáng sau tăm tối, là hòa bình và bình lặng sau bão tố và hỗn loạn, là việc trợ giúp nhân hậu của tình Cha yêu thương, là những vẻ cao cả chúng ta biết được về sự uy nghi của Thiên Chúa” ("Epistula" 11, 8, in: S. Pricoco -- M. Simonetti, "La Preghiera dei Cristiani," Milan, 2000, pp. 138-139).

Anh Chị Em thân mến,

Bài Ca Vịnh chúng ta vừa nghe là một lời than van cảm động được Tiên Tri Giêrêmia dùng để kêu cầu Thiên Chúa giải thoát dân Ngài khỏi những cảnh lầm than đói khổ và chiến tranh. Lời cầu khẩn của tiên tri Giêrêmia là một lời van nài Thiên Chúa hãy nhớ đến Giao Ước của Ngài với dân Ngài và hãy cứu vớt họ.

Về phần mình, dân Ngài phải nhìn nhận tội lỗi và khiêm tốn thống hối kêu lên Chúa. Họ trở về với Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ của mình, Đấng không ngơi ưu ái và xót thương họ. Vậy Chúa luôn ở với dân Ngài và không bao giờ bỏ rơi họ và canh tân đời sống của họ.
 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tài liệu từ Vatican Press Office được Zenit phổ biến ngày 11/12/2002)