Tác Dụng của Kinh Tối

 

Bài Giáo Lý 88 về việc cầu nguyện bằng Thánh Vịnh được ÐTC chia sẻ ngày Thứ Tư 8/10/2003.

 

1. Vì “mỗi ngày của cuộc chúng ta hành trình trên mặt đất này bao giờ cũng là một tặng ân mới” của tình yêu Thiên Chúa (Preface of Sundays, VI), mà Giáo Hội luôn cảm thấy nhu cầu cần phải thánh hiến những ngày giờ của đời sống con người vào ciệc chúc tụng thần linh. Bởi vậy rạng đông và hoàng hôn là là những giây phút đạo đức tiêu biểu đối với tất cả mọi người, những giây phút được coi là linh thánh theo truyền thống thánh kinh liên quan đến lễ dâng toàn thiêu ban sáng và ban tối (x Ex 29:38-39) cũng như lễ tiến hương (x Ex 30:6-8), là những giây phút, đối với Kitô hữu từ những thế kỷ ban đầu, tiêu biểu cho hai thời điểm đặc biệt để cầu nguyện.

Việc mặt trời lên và xuống là những giây phút đặc biệt của một ngày sống. Chúng có một tính chất không thể lầm được đó là: vẻ đẹp hân hoan của rạng đông và ánh quang chiếu sáng của hoàng hôn làm thành nhịp sống của vũ trụ chi phối một cách sâu xa đời sống của con người. Ngoài ra, mầu nhiệm cứu độ, một mầu nhiệm được thể hiện trong giòng lịch sử, có những giây phút liên kết với những giai đoạn khác nhau của thời gian. Bởi thế, cùng với việc cử hành Kinh Sáng ở đầu ngày, việc cử hành Kinh Tối đã trở thành thông dụng trong Giáo Hội vào buổi tối. Cả hai giờ kinh phụng vụ này có một nội dung gợi lên cho thấy hai khía cạnh chính yếu của mầu nhiệm vượt qua: “Chúa chết trên thập giá vào buổi tối, sống lại vào buổi sáng… Vào buổi tối tôi thuật lại nỗi khổ đau Người chịu đựng nơi sự chết; vào buổi sáng tôi loan báo sự sống phát xuất từ Người” (St. Augustine, "Esposizioni sui Salmi" [Commentaries on the Psalms], XXVI, Rome, 1971, page 109).

Chính vì liên kết với giây phút tử nạn và phục sinh của Chúa Kitô mà hai giờ kinh sáng và kinh tối tạo nên, “theo truyền thống đáng kính của toàn thể Giáo Hội, một cơ bản lưỡng diện của Phụng Vụ Giờ Kinh hằng ngày” (constitution "Sacrosanctum Concilium," No. 98).

2.     Vào những thời xưa kia, lúc hoàng hôn buông rơi, việc thắp sáng ngọn đèn dầu là việc mang lại cho các gia đình một cảm nhận hân hoan và hiệp thông. Cộng đồng Kitô hữu cũng thắp lên một cây đèn dầu khi đêm xuống, và nhắc lại tặng ân ánh sáng thiêng liêng bằng tinh thần tạ ơn. Đó là điều được gọi là “lucernario”, tức là việc thắp sáng lên một ngọn đèn về hình thức, với ngọn lửa của nó là biểu hiệu cho Chúa Kitô, “một vầng dương không bao giờ lặn”.

Khi màn đêm buông xuống, Kitô hữu thực sự biết rằng Thiên Chúa chiếu soi ngay cả trong đêm tối ánh quang của việc Ngài hiện diện cũng như ánh sáng của các lời Ngài giáo huấn. Về khía cạnh này, cũng nên nhớ lại bài thánh ca rất xa xưa về ánh sáng: ‘Fôs hilarón” trong phụng vụ Byzantine Armenia và Ethiopian: “Ôi Chúa Giêsu Kitô, ánh sáng hoan lạc của vinh quang linh thánh của Chúa Cha hằng hữu, thiên đình, thánh hảo, phúc đức! Xin hãy xuất hiện khi chiều xuống để khi thấy ánh sáng về đêm, chúng con hát lên những bài thánh ca dâng lên Chúa Cha, Chúa Con và Thánh Linh. Thật là xứng hợp trong việc hòa tiếng hát ca ngợi Chúa trong mọi lúc, Ôi Con Thiên Chúa, Đấng ban sự sống cho chúng con: vì thế mà vũ trụ loan truyền vinh quang của Chúa”. Tây phương cũng sáng tác nhiều bản thánh ca chúc tụng Chúa Kitô ánh sáng.

Cảm hứng từ biểu hiệu của ánh sáng, kinh nguyện ban tối đã trở thành một hiến tế chúc tụng chiều hôm cùng với sự nhìn nhận các tặng ân tạo dựng cũng như cứu chuộc. Thánh Cyprianô viết: “Mặt trời xuống, ngày tận cùng, cần phải cầu nguyện lại. Thật vậy, như Chúa Kitô là mặt trời đích thực, vào lúc mặt trời lặn và ngày hết trên trần gian này, chúng ta cầu nguyện để xin cho ánh sáng lại chiếu soi trên chúng ta và chúng ta kêu xin Chúa Kitô đến dẫn chúng ta tới ân sủng của ánh sáng trường sinh” ("De oratione dominica," 35: PL 4,560).

3.     Đêm tối là thời gian hay nhất để suy niệm về ngày sống trước nhan Thiên Chúa trong nguyện cầu. Nó cũng là giây phút ‘dâng lời tạ ơn về những gì chúng ta đã được ban cho hay những gì chúng ta đã hoàn thành một cách ngay thẳng’. (St. Basil, "Regulae fusius tractatae," Resp. 37,3: PG 3, 1015). Nó cũng là thời gian để xin thứ tha tội lỗi chúng ta đã vấp phạm, nài xin Chúa Kitô vì tình thương thần linh chiếu soi lòng trí chúng ta một lần nữa.

Tuy nhiên, đêm về cũng gợi lên cho thấy ‘mầu nhiệm về đêm” (mysterium noctis). Bóng tối bao phủ như là một cơ hội của những khuynh hướng thường tình, nhất là của nỗi yếu đuối, chiều theo những cuộc tấn công của ma quỉ. Ngoài ra, khi đêm vềm việc cầu nguyện làm cho chúng ta tham dự vào mầu nhiệm vượt qua, một mầu nhiệm “đêm chiếu sáng như ban ngày” (Exsultet). Bởi vậy, cầu nguyện làm cho hy vọng nở hoa trong việc chuyển từ một ngày tạm thời sang “những ngày vĩnh tại” (dies perennis), từ ánh sáng le lói của một cây đèn dầu tới “lux perpetua” ánh sáng ngàn thu, từ đêm canh thức mong hừng hông tới việc gặp gỡ Đức Vua Vinh Hiển Muôn Đời.

4.     Đôi với người xưa, thậm chí đối với cả chúng ta đây, việc tiếp nối đêm ngày điều hành sự sống, gợỉi lên việc suy niệm về những vấn đề quan trọng của đời sống. Tình trạng tiến bộ tân tiến đã đổi thay một phần nào mối liên hệ giữa sự sống con người và thời gian hoàn vũ. Thế nhưng, nhịp sống căng đầy những hoạt động của con người vẫn không hoàn toàn đưa con người của ngày hôm nay thoát khỏi những nhịp chuyển vận của vầng dương.

Bởi vậy mà hai cứ điểm của việc nguyện cầu hằng ngày vẫn còn nguyên giá trị của mình, liên kết với hiện tượng bất biến và những biểu hiệu trước mắt. Với những thứ nguy hiểm của mình như thế, đêm tối đã trở thành một biểu hiệu cho tất cả mọi thứ sự dữ là những gì Chúa Kitô đã đến giải cứu chúng ta. Ban sáng và ban tối là những thời điểm tuyệt hảo để dâng lời nguyện cầu, chung với người khác hay âm thầm một mình. Liên kết với những giây phút quan trọng của ngày sống và hoạt động, các Giờ Kinh Sáng và Kinh Tối là những cách thức hữu hiệu để dẫn dắt đường lối thường nhật của chúng ta hướng về Chúa Kitô là ‘ánh sáng thế gian’” (John 8:12).

Anh Chị Em thân mến,

Sáng và tối bao giờ cũng là những lúc tuyệt vời để cầu nguyện hướng về Chúa, chung với nhau cũng như riêng một mình. Việc cầu nguyện chiều tối đặc biệt nhắc cho chúng ta rằng cho dù tối tăm của đêm đen đã được sự hiện diện và tình yêu Thiên Chúa chiếu sáng. Việc chúng ta cầu nguyện cuối ngày làm cho chúng ta tràn đầy mong đợi và hy vọng hướng về một ngày hứa hẹn không bao giờ cùng, vì Chúa Kitô la ụ ánh sáng thế gian.

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tài liệu từ Vatican Press Office được Zenit phổ biến ngày 8/10/2003)