Phụng Vụ Giờ Kinh Tối: Ý nghĩa và cấu trúc
(Bài giáo lý 89 về việc cầu nguyện bằng Thánh Vịnh, Thứ Tư 15/10/2003)
Căn cứ vào nhiều bằng chứng chúng ta biết được rằng, từ thế kỷ thứ 4 trở đi, phụng vụ giờ kinh sáng và giờ kinh tối đã có cơ sở vững chắc nơi cả Giáo Hội Đông Phương lẫn Tây Phương. Thánh Ambrôsiô chẳng hạn, đã nói: “Giống như mỗi ngày, dù đi đến nhà thờ hay cầu nguyện tại gia, chúng ta đều bắt đầu với Thiên Chúa và kết thúc nơi Ngài, thì chớ gì mỗi ngày chúng ta sống trên thế gian này cũng như trong sinh hoạt của từng ngày sống của chúng ta được bắt đầu với Ngài và kết thúc trong Ngài” ("De Abraham," II, 5,22).
Như giờ kinh ban mai được thực hiện vào sáng sớm thế nào thì giờ kinh tối cũng được thực hiện khi chiều xuống như thế, vào giờ khắc của lễ toàn thiêu được tiến hương trong đền thờ Giêrusalem. Vào giờ khắc ấy, Chúa Giêsu, sau khi chết trên cây thập giá, được an táng trong mồ đá, để hiến dâng mình cho Cha vì phần rỗi thế gian.
Trong việc giữ các truyền thống tương xứng của mình, các Giáo Hội khác nhau đã sắp xếp Phụng Vụ Giờ Kinh theo nghi thức riêng của mình. Ở đây chúng ta chỉ nói đến lễ nghi Rôma mà thôi.
2. Buổi cầu nguyện được bắt đầu với lời kêu cầu “Chúa ơi, xin đến giúp con” Deus in adiutorium, câu thứ hai của bài Thánh Vịnh 69 là bài Thánh Vịnh được Thánh Bênêđictô ấn định cho hằng giờ. Câu này nhắc nhở chúng ta rằng chỉ có nhờ Thiên Chúa chúng ta mới có ơn để xứng đáng chúc tụng Ngài. Câu ấy được tiếp theo bằng lời Vinh Danh, vì vinh quang của Chúa Ba Ngôi nói lên chiều hướng thiết yếu của kinh nguyện Kitô giáo. Sau hết, trừ trong Mùa Chay, còn có Alleluia nữa, một diễn tả của người Do Thái mang ý nghĩa “chúc tụng Chúa”, và là lời đối với Kitô hữu trở thành một biểu lộ hân hoan tin tưởng vào việc bảo vệ Thiên Chúa tỏ ra đối với dân của Ngài.
Việc hát bài Thánh Ca làm cho lý do của việc Giáo Hội chúc tụng âm vang trong việc cầu nguyện, gợi lên theo nguồn cảm hứng thi ca những mầu nhiệm được thể hiện vì phần rỗi của con người đặc biệt vào lúc hoàng hôn, lúc Chúa Kitô hy tế trên cây thập giá.
3. Việc sắp xếp các bài thánh vịnh cho phụng vụ giờ kinh tối gồm có hai bài Thánh Vịnh hợp với giờ khắc ấy và 1 bài ca vịnh được trích từ Tân Ước. Các bài Thánh Vịnh được chọn cho giờ kinh tối có các cung giọng khác nhau. Có những bài Thánh Vịnh sáng ngời đề cập đến một cách rõ ràng buổi tối, đèn đốt và ánh sáng; những bài Thánh Vịnh bộc lộ lòng tin tưởng nơi Thiên Chúa, nơi ẩn náu vững chắc tạm thời của đời sống con người; những bài Thánh Vịnh tạ ơn và chúc tụng; những bài Thánh Vịnh truyền đạt cảm thức cánh chung vào lúc kết thúc ngày sống, và những bài khác có một tính chất khôn ngoan hay có giọng điệu thống hối. Ngoài ra, chúng ta thấy những bài Thánh Vịnh “Hallel” liên quan đến Bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu với các môn đệ của Người. Trong Giáo Hội Latinh, các yếu tố đã được truyền lại là những gì bồi dưỡng kiến thức về các bài Thánh Vịnh cũng như về việc giải thích Kitô giáo, như những nhan đề, những bài cầu nguyệncủa sách Thánh Vịnh, nhất là các bài đối ca (see Principles and Norms for the Liturgy of the Hours, 110-120).
Bài đọc ngắn giữ một vị thế đặc biệt, là bài trong các giờ kinh tối được trích từ Tân Ước. Mục đích của các bài đọc này là đưa ra một câu thánh kinh mãnh liệt và hiệu nghiệm cũng như để in ấn câu thánh kinh này vào tâm trí để câu ấy được dịch thành đời sống (see Ibid., 45, 156, 172). Để làm cho việc nội tại hóa những gì đã được nghe thấy, bài đọc được theo sau bằng việc thinh lặng thích hợp, và bằng lời đối đáp cũng là lời đáp thưa, với việc hát xướng một số câu, cho sứ điệp của bài đọc, nhờ đó phát triển sự thành tâm chấp nhận của tham dự viên cầu nguyện.
4. Mào đầu bằng việc làm dấu thánh giá, bài ca vịnh phúc âm của Đức Trinh Nữ Maria (x Lk 1:46-55) được cất lên trang trọng. Như đã được Luật Thánh Bênêđictô (chương 12 và 17) chứng thực, việc thực hành hát bài ca vịnh Chúc Tụng cho kinh sáng và bài ca vịnh Ngợi Khen cho kinh tối “được xác nhận bởi truyền thống bình dân và phổ thông của Giáo Hội Rôma” (Principles and Norms for the Liturgy of the Hours, 50). Thật vậy, những bài ca vịnh như thế thật là xứng hợp để diễn tả cảm thức chúc tụng và tạ ơn Thiên Chúa về tặng ân cứu chuộc.
Trong việc cử hành cộng đồng Phụng Vụ Giờ Kinh, tác động xông hương bàn thờ, linh mục và dân chúng, khi những bài ca vịnh phúc âm được cất lên, có thể cho thấy, theo chiều hướng truyền thống Do Thái của việc xông hương ban sáng và ban tối trên bàn thờ hương thơm, tính chất của lễ toàn thiêu của “hy tế chúc tụng” được thể hiện nơi Phụng Vụ Các Giờ Kinh. Hiệp nhất với Chúa Kitô trong lời nguyện cầu, chúng ta có thể sống bản thân của mình tất cả những gì được Thư gửi giáo đoàn Do Thái nói:”Vậy nhờ Ngài chúng ta hãy tiếp tục dâng lên Thiên Chúa một hiến tế chúc tụng, tức là, hoa trái của miệng lưỡi tuyên xưng danh Người” (13:15; see Psalm 49:14,23; Hosea 14:3).
5. Sau bài ca vịnh này là lời chuyển cầu ngỏ cùng Chúa Cha hay đôi khi cùng Chúa Kitô, bày tỏ tiếng nói nài xin của Giáo Hội, nhớ lại mối quan tâm của Thiên Chúa đối với nhân loại là công cuộc của tay Ngài. Tính chất của những lời chuyển cầu ban tối này thực sự bao gồm việc cầu xin Thiên Chúa giúp đỡ cho tất cả mọi hạng người, cho cộng đồng Kitô hữu, cũng như cho xã hội dân sự.Sau hết, tín hữu quá cố cũng được tưởng nhớ đến. Phụng vụ kinh tối đạt đến tuyệt đỉnh nơi kinh nguyện của Chúa Giêsu là Kinh Lạy Cha, một tổng hợp của hết mọi lời chúc tụng cũng như hết mọi lời nài xin của con cái Chúa được tái sinh bởi nước và Thần Linh. Vào lúc cuối ngày, truyền thống Kitô giáo nhắc nhở đến việc hứ tha như đã xin Thiên Chúa trong Kinh Lạy Cha, cũng như đến việc hòa giải huynh đệ của loài người với nhau: Mặt trời không được lặn xuống khi con người còn giận dữ (see Ephesians 4:26).
Kinh tối được kết thúc bằng một lời cầu nguyện, hợp với Chúa Kitô tử giá, bày tỏ sự phó thác đời sống của chúng ta trong tay Chúa Cha, biết rằng Ngài không bao giờ từ chối ban phép lành tòa thánh cho những ai xin Người.
Anh Chị Em thân mến,
Phụng vụ hằng ngày của Giáo Hội chúc tụng Thiên Chúa Ba Ngôi được tập trung vào việc cử hành giờ kinh sáng và giờ kinh tối. Giờ kinh tối, hay kinh tối, gợi lên cho thấy hy tế ban chiều được tiến hương trong đền thờ Giêrusalem, cũng như cho thấy giờ khắc Chúa Giêsu được đặt trong mồ đá để hiến mình cho Chúa Cha vì phần rỗi thế gian. Thứ tự diễn tiến của các bài Thánh Vịnh, các bài ca vịnh thánh kinh, các bài đọc và những lời chuyển cầu được kết thúc bằng Kinh Chúa Dạy, lời diễn tả hoàn hảo nhất của việc Giáo Hội chúc tụng Thiên Chúa, và là lời cầu nguyện cuối cùng gợi lên cho thấy những hoa trái của hy tế cứu độ Chúa Kitô ban cho tất cả thế gian.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tài liệu từ Vatican Press Office được Zenit phổ biến ngày 15/10/2003)