Lời Nguyện Cầu như Hương Thơm và Lễ Thiêu Ban Chiều

(Bài giáo lý 90 Thứ Tư 5/11/2003 về Thánh Vịnh 140 [141] Kinh Đêm, Chúa Nhật)



1.     Trong những bài giáo lý trước đây chúng ta đã ôn lại cơ cấu và giá trị của phụng vụ giờ kinh tối, một lời cầu nguyện cao cả của Giáo Hội về đêm. Giờ đây chúng ta sẽ đi sâu hơn nữa vào phụng vụ giờ kinh tối này. Nó giống như đi hành hương tới một thứ ‘thánh địa’ bao gồm những bài Thánh Vịnh và ca vịnh. Như mọi lần, chúng ta sẽ suy tư về một trong những lời nguyện cầu thi ca này, những lời nguyện cầu in dấu vết được Thiên Chúa linh ứng. Chúng ta những lời kêu cầu chính Chúa muốn dâng lên Ngài. Ngài thích nghe những lời ấy, nghe thấy nơi những lời này những rung động của tâm can con cái dấu yêu của Ngài.

Chúng ta sẽ bắt đầu với bài Thánh Vịnh 140 [141], một bài Thánh Vịnh mở đầu cho các giờ kinh tối Chúa Nhật thuộc tuần thứ nhất trong 4 tuần, một thời điểm vang lên lời kinh tối của Giáo Hội.

2.     “Chớ gì lời nguyện cầu của tôi được trở thành làn hương thơm bay lên trước nhan Chúa; đôi tay của tôi hiến dâng lên hy tế chiều hôm”. Câu thứ hai của bài Thanùnh Vịnh này có thể được coi như là một dấu hiệu nổi bật của cả bài ca và là lý do tỏ tường cho thấy việc hiện hữu của câu ấy trong phụng vụ giờ kinh tối. Ý tưởng được bày tỏ này phản ảnh tinh thần của một thứ thần học ngôn sứ gắn bó chặt chẽ việc thờ phượng với đời sống, nguyện cầu với hiện hữu.

Cũng lời cầu nguyện được thực hiện bằng một con tim tinh tuyền và chân thành sẽ trở thành một hiến tế dâng lên Thiên Chúa. Toàn thể bản thân của con người nguyện cầu trở thành một tác động hy hiến, như thế phản ảnh tất cả những gì Thánh Phaolô đã khuyên khi ngài kêu gọi Kitô hữu hãy hiến dâng thân xác họ làm của hiến tế sống động, thánh hảo, đáng Chúa chấp nhận: Đó là của hy tế thiêng liêng Ngài chấp nhận” (x Rm 12:1).

Những bàn tay dâng lên trong khi nguyện cầu là cái cầu truyền thông với Thiên Chúa, khi khói bốc lên như hương thơm từ nạn nhân trong lễ nghi hiến tế chiều hôm.

3.     Bài Thánh Vịnh được tiếp tục bằng một giọng khẩn cầu, một lời khẩn cầu được truyền đạt cho chúng ta nơi một văn bản theo nguyên ngữ Do Thái cho thấy không ít những nỗi khó khăn và u uẩn được giãi bày (nhất là ở những câu 4-7).

Dù sao thì ý nghĩa tổng quan của lời khẩn cầu này có thể đồng hóa và chuyển thành việc suy niệm và cầu nguyện. Trước hết, con người cầu nguyện nài xin Chúa đừng để cho môi miệng của họ (câu 3) cũng như cảm thức của lòng họ bị lôi cuốn chiều theo sự dữ và đưa họ đến chỗ lamụm “những việc gian ác” (câu 4). Lời nói và việc làm thực sự là biểu hiện của việc con người chọn lựa về luân lý. Sự dữ dễ dàng dồn dập những lôi cuốn để đưa thậm chí cả người tín hữu đến chỗ nếm hưởng “những hoan lạc” được tội nhân cống hiến cho, ngồi cùng bàn với họ, tức tham gia vào các hành động đồi bại của họ.

Như thế, bài Thánh Vịnh này có hầu hết tính chất của một cuộc khảo sát lương tâm, một cuộc khảo sát tiến tới chỗ quyết tâm luôn sống theo đường lối của Chúa.

4.     Tuy nhiên, đến đây, con người cầu nguyện bị một cú kích động làm cho họ nói lên lời tuyên ngôn dứt khoát từ bỏ bất cứ một đồng lõa vào với kẻ hành ác: Họ không hề muốn đồng bàn với kẻ gian ác, hay để cho dầu thơm giành cho những vị khách danh dự (x Ps 22:5) cho thấy họ thông đồng với kẻ làm điều gian tà (see Ps 140[141]:5). Để thể hiện mãnh liệt hơn nữa việc thực sự tách biệt mình khỏi thành phần gian ác, vị tác giả Thánh Vịnh bấy giờ mới loan báo một cuộc lên án nghiêm thẳng, một cuộc lên án đầy mầu sắc về hình ảnh của một cuộc phán xét kinh hoàng.

Nó là một trong những điều nguyền rủa kiểu mẫu của Sách Thánh Vịnh (x Ps 57 và 108), với mục đích là để xác nhận, một cách sống động và thậm chí một cách tượng hình, nỗi hận thù đối với sự dữ, việc chọn lựa sự lành, và niềm tin nơi Thiên Chúa can thiệp vào lịch sử bằng phán quyết của việc nghiêm thẳng lên án điều bất chính (x các câu 6-7).

5.     Bài Thánh Vịnh kết thúc bằng lời kêu cầu tin tưởng cuối cùng (câu 8-9): Nó là một bài thánh ca tin tưởng, tri ân và hoan lạc, tin tưởng rằng con người tín trung sẽ không bị phủ ngập bởi lòng thù hằn mà thành phần đồi bại giành cho họ, cũng như sẽ không bị rơi vào cạm bẫy do thành phần này giăng ra hại họ, sau khi thành phần ấy nhận thấy họ đã quyết chọn sự thiện. Kẻ công chính bởi thế có thể thắng vượt hết mọi thứ dối trá không tác hại, như một bài Thánh Vịnh khác nói: “Chúng ta như chim thoát khỏi lưới người bắt chim; cạm bẫy bị hư hỏng và chúng ta đã giải thoát!” (Ps 123:7).

Chúng ta hãy kết thúc việc chúng ta đọc bài Thánh Vịnh 140 [141] bằng việc quay về những hình ảnh, hình ảnh của lời cầu nguyện ban tối như một của hy tế đáng Chúa chấp nhận. Ông Gioan Cassian, một đại sư về tu đức sống ở thế kỷ thứ 4 và 5, vị đã từ Đông phương tới và sống phần cuối đời ở nam Gaul, đọc lại những lời ấy theo chiều hướng Kitô học như sau: “Thật vậy, nơi những lời ấy, người ta có thể hiểu một cách thiêng liêng cái ám chỉ về hiến tế chiều hôm được Chúa và là Đấng Cứu Thế hiện thực trong Bữa Tiệc Ly của Người và trao phó cho các vị tông đồ, khi Người chấp nhận mở màn cho các mầu nhiệm Giáo Hội, hay (người ta có thể nhận thấy một ám chỉ) về cùng một hiến tế mà Người đã tự hiến vào buổi tối ngày hôm sau, bằng chính hay bàn tay của Người giơ lên, một hy tế sẽ được kéo dài cho tới tận thế vì phần rỗi của toàn thế giới” ("Le Istituzioni Cenobitiche" [The Cenobitic Institutions], Abbey of Praglia, Padua, 1989, p. 92).

Anh Chị Em Thân mến,

Bài Thánh Vịnh hôm nay nói về lời cầu nguyện chúng ta dâng lên Chúa như hương thơm và như lễ thiêu ban chiều. Nó nhấn mạnh đến mối liên hệ sâu xa mật thiết giữa việc cầu nguyện và cuộc sống thường nhật, cùng nhắc nhở chúng ta rằng việc cầu nguyện của chúng ta tự bản chất là một tác động hy hiến cho Thiên Chúa. Tác giả Thánh Vịnh nhìn nhận những lời nói và hành động là một thứ diễn tả cho thấy việc chọn lựa về luân lý. Vị tác giả này xin Chúa giữ cho ông ta khỏi tình trạng đồng lõa với sự dữ. Bài Thánh Vịnh kết thúc bằng niềm vui và lòng tin tưởng nhận biết rằng chúng ta có thể nương ẩn nơi Chúa.


(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tài liệu từ Vatican Press Office được Zenit phổ biến ngày 5/11/2003)