Thánh Phaolô – Giáo Huấn về Giáo Hội

 

ĐTC Biển Đức XVI - Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 22/11/2006

bài 26 trong loạt bài Giáo Lý về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền

 

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Hôm nay chúng ta hoàn tất việc chúng ta gặp gỡ Thánh Phaolô, giành buổi chia sẻ cuối cùng này về ngài. Thật vật, chúng ta không thể kết thúc về ngài mà không nói tới một trong những yếu tố quan trọng trong sinh hoạt của ngài và là một trong những đề tài quan trọng nơi tâm tưởng của ngài, đó là thực tại v ề Giáo Hội.

 

Trước hết chúng ta cần phải lưu ý là việc ngài được giao tiếp lần đầu tiên với con người của Chúa Giêsu đã xẩy ra qua chứng từ của cộng đồng Kitô Giáo ở Giêrusalem. Đó là một cuộc giao tiếp đầy sóng gió. Thấy được nhóm người tín đồ mới ấy, lập tức ngài trở thành một tay bách hại nẩy lửa đối với cộng đồng này. Chính ngài đã phải nhìn nhận điều ấy 3 lần trong nhiều bức thư, như ngài viết: ‘Tôi đã bách hại Giáo Hội của Thiên Chúa’ (1Cor 15:9; Gal 1:13; Phil 3:6), khi thực sự cho rằng hành vi cử chỉ của ngài được coi là một tội ác xấu xa nhất.

 

Lịch sử cho chúng ta thấy rằng con người tiến đến với Chúa Kitô thường là qua Giáo Hội! Ở một nghĩa nào đó, nó là điều đã xẩy ra, như chúng ta đã nói, cho cả Thánh Phaolô nữa, vị đã thấy Giáo Hội trước khi thấy Chúa Kitô. Tuy nhiên, trong trường hợp này, việc giao tiếp ấy có tác dụng tương phản; ở chỗ nó không gây ra một cái gì gắn bó mà là một thứ phủ nhận dữ dội.

 

Đối với Thánh Phaolô, việc gắn bó với Giáo Hội là những gì cần phải được Chúa Kitô trực tiếp nhúng tay vào can thiệp, Đấng, khi tỏ mình cho Thánh Phaolô trên đường đi Đamascô, đã đồng hóa mình với Giáo Hội và làm cho Thánh Phaolô hiểu rằng bách hại Giáo Hội là bách hại Người là Chúa.

 

Đúng vậy, Chúa Kitô Phục Sinh đã nói với Thánh Phaolô, kẻ bách hãi Giáo Hội rằng: ‘Saolê, Saolê, tại sao ngươi lại bách hại Ta chứ?’ (Acts 9:4). Nơi việc bách hại Giáo Hội là ngài đã bách hại Chúa Kitô. Bấy giờ Thánh Phaolô đã hoán cải trở về với Chúa Kitô và với Giáo Hội.

 

Như thế, người ta hiểu được lý do tại sao Giáo Hội lại là những gì hết sức sống động nơi ý nghĩ, trong tâm hồn và qua hoạt động của Thánh Phaolô. Trước hết, Giáo Hội hiện diện khi ngài thực sự thành lập nhiều Giáo Hội  ở các thành phố khác nhau, những nơi ngài đã đến như một nhà truyền  bá phúc âm hóa. Khi ngài nói về ‘mối lo toan đối với tất cả mọi Giáo Hội’ của ngài (2Cor 11:28) là ngài nghĩ đến các cộng đồng Kitô Giáo khác nhau được thiết lập qua giòng thời gian ở Galatia, Ionia, Macedonia và Achaia.

 

Một số trong những Giáo Hội ấy cũng đã làm cho ngài cảm thấy âu lo và không hài lòng, như đã xẩy ra chẳng hạn với các Giáo Hội ở Galatia, những nơi ngài đã thấy ‘quay sang một thứ phúc âm khác’ (Gal 1:6), một điều mà ngài quyết liệt chống đối. Tuy nhiên, ngài đã cảm thấy gắn bó với các cộng đồng ngài đã thiết lập, không phải bằng một cách thức lạnh lùng và quan liêu, mà là thiết tha và hăng say.

 

Bới thế mà, chẳng hạn, ngài đã bày tỏ cùng Kitô hữu giáo đoàn Philiphê như ‘những người anh em của tôi, những người tôi mến thương và mong mỏi, là niềm vui và là vinh dự của tôi’ (4:1). Vào những lần khác ngài đã so sánh các cộng đồng khác nhau với một loại thư huấn dụ đặc biệt: ‘Chính anh em là bức thư huấn dụ của chúng tôi, được viết trong tâm can của anh em, để cho tất cả mọi người thấy mà đọc’ (2Cor 3:2). Trong những lần khác, khi hặp gỡ họ, ngài đã tỏ ra cho họ thấy được một thứ cảm thức chân thực và xứng hợp chẳng những về tình phụ tử mà còn tình mẫu tử của ngài, khi ngài hướng về những ai được ngài nài nỉ ngỏ lời cùng họ ar82ng: ‘hỡi các con nhỏ của cha, những đứa con cha lại quặn quại lâm bồn cho tới khi Chúa Kitô được hình thành nơi các con!’ (Gal 4:19; cũng xem 1Cor 4:14-15; 1Thes 2:7-8).

 

Trong các bức thư của mình, Thánh Phaolô cũng dẫn giải cho chúng ta biết giáo huấn của ngài về Giáo Hội như vậy nữa. Rõ ràng nhất là câu ngài định nghĩa sáng tạo về Giáo Hội là ‘thân  mìn h của Chúa Kitô’, một câu định nghĩa chúng ta không tìm thấy nơi các tác  giả Kitô Giáo khác trong thế kỷ đầu tiên (x 1Cor 12:27; Eph 4:12, 5:30; Col 1:24). Chúng ta thấy được cái nền tảng sâu xa nhất của việc định danh lạ lùng này về Giáo Hội ở tính cách bí tích của thân mình Chúa Kitô.

 

Thánh Phaolô nói: ‘Vì chỉ có một tấm bánh duy nhất, chúng ta dù nhiều cũng chỉ là một thân thể duy nhất, vì tất cả chúng ta đều tham phần vào cùng một tấm bánh duy nhất’ (1Cor 10:17). Nơi chính Thánh Thể, Chúa Kitô đã ban cho chúng ta thân mình của Người và làm cho chúng ta thành thân thể của Người. Bởi thế mà Thánh Phaolô đã nói cùng tín hữu giáo đoàn Galata rằng: ‘anh em tất cả đều là một trong Chúa Kitô’ (3:28).

 

Với tất cả những ý nghĩa đó, Thánh Phaolô làm cho chúng ta tiến đến chỗ hiểu được chẳng những một thứ thuộc về Chúa Kitô của Giáo Hội, mà còn một hình thức tương hợp và đồng hóa của Giáo Hội với chính bản thân Chúa Kitô nữa. Thế nên, chính từ chỗ này mới xuất phát ra những gì là trọng đại và cao quí của Giáo Hội, tức là của tất cả chúng ta là phần tử của Giáo Hội. Việc chúng ta làm chi thể của Chúa Kitô hầu như là một thứ vươn dài việc bản thân Người hiện diện trên thế giới này vậy. Và dĩ nhiên, do đó mà chúng ta có nhiệm vụ phải sống hòa hợp với Chúa Kitô.

 

Cũng từ chỗ này mới có những lời huấn dụ của Thánh Phaolô về một số đặc sủng làm sinh động và làm nên cộng đồng Kitô hữu. Tất cả những đặc sủng ấy được qui về một mạch nguồn duy nhất, đó là Vị Thần Linh của Cha và Con, với ý thức rõ ràng là trong Giáo Hội không ai thiếu những đặc sủng ấy, vì, như Thánh Tông Đồ viết, ‘Thần Linh biểu lộ nơi mỗi một người cho ích lợi chung’ (1Cor 12:7).

 

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất đó là tất cả mọi đặc sủng đều hòa hợp với nhau để xây dựng cộng đồng này và chúng không được trở thành một động lực xé lẻ. Để đạt được mục đích ấy, Thánh Phaolô đã hùng biện đặt vấn đề: ‘Phải chăng Chúa Kitô bị chia rẽ? (1Cor 1:13). Ngài biết rõ ràng và dạy chúng ta rằng cần phải ‘bào trì mối hiệp nhất của Thần Linh bằng mối giây an bình. Chỉ c ó một thân thể và một Thần Linh duy nhất, như anh em được kêu gọi tới một niềm hy vọng duy nhất là những gì thuộc về ơn gọi của anh em’ (Eph 4:3-4).

 

Hiển nhiên là việc nhấn mạnh tới nhu cầu c ần phải hiệp nhất không có nghĩa chủ trương rằng người ta cần phải làm cho đời sống của xã hội trở thành đồng nhất và chỉ theo một đường lối hoạt động duy nhất mà thôi. Thánh Phaolô cũng đã dạy ở chỗ khác rằng: ‘Đừng dập tắt Thần Linh’ (1Thes 5:19), tức là, hãy quảng đại giành chỗ cho năng lực không thể thấy trước được của những biểu lộ đặc sủng của Thần Linh, Đấng b ao giờ cũng là một nguồn nghị lực và sinh lực mới.

 

Tuy nhiên, nếu cần phải có một tiêu chuển đặc biệt thì đối với Thánh Phaolô, đó là việc cùng nhau xây dựng: ‘Hãy thực hiện tất cả mọi sự để dựng xây’ (1Cor 14:26). Hết mọi sự cần phải được đồng tâm hiệp lực xây dựng một cách thứ tự, chẳng những không bị bí tắc mà còn không không xẩy ra những đụng độ hay khóc than.

 

Một trong những bức thư của Thánh Phaolô còn đi tới chỗ trình bày Giáo Hội như là hiền thê của Chúa Kitô (x Eph 5:21-33). Như thế là ngài đã lập lại một ẩn tựï tiên tri, một thứ ẩn tự nói về dân Yến Duyên là hiền thê của Vị Thiên Chúa của Giao Ước (x Hos 2:4-21; Is 54:5-8). Bởi vậy ngài đã diễn tả về các mối liên hệ thân tình giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Người, ở chỗ vì Giáo Hội là đối tượng của tình yêu ưu ái nhất của Chúa Kitô, hay vì tình yêu cần phải hỗ tương, mà chúng ta, vì là phần tử của Giáo Hội, cần phải chứng tỏ lòng hăng say trung thành của mình đối với Người.

 

Bởi vậy, để kết luận, vấn đề ở đây là mối liên hệ hiệp thông: một mối liên hệ – một cách nào đó – ‘theo hàng dọc’ giữa Chúa Giêsu Kitô với tất cả chúng ta, song cũng ‘theo hàng ngang’ giữa tất cả những ai đặc biệt trên thế giới này ở sự kiện ‘kêu tên Chúa Giêsu Kitô, Chúa của chúng ta’ (1Cor 1:2).

 

Đó là điụnh nghĩa của chúng ta: Chún g ta là thành phần của những ai gọi tên Chúa Giêsu Kitô. Bởi thế, chún g ta hiểu được những gì chúng ta cần phải mong muốn làm hoàn tất những gì được chính Thánh Phalô mong mỏi khi ngài viết cho tín hữu giáo đoàn Côrintô rằng: ‘Thế nhưng, nếu tất cả đều nói tiên tri, mà một người vô tín ngưỡng hay một kẻ lạ mặt bước vào, thì họ cảm thấy họ bị khiển trách, bị mọi người xét xử. Những điều thầm kín trong tâm  can của họ bị bộc lộ ra, nên họ sẽ sấp mình xuống mà thờ lậy Thiên Chúa mà tuyên xưng rằng Thiên Chúa thật sự ở giữa quí vị’ (1Cor 14:24-25).

 

Đó là những gì cần phải có nơi các cuộc qui tụ phụng vụ của chúng ta. Một người không phải là Kitô hữu bước vào một trong những cuộc tụ tập của chúng ta cuối cùng có thể nói được rằng: ‘Thiên Chúa thực sự ở giữa anh chị em’. Chúng ta hãy xin Chúa để chúng ta sống được như thế, trong mối hiệp thông với Chúa Kitô và hiệp thông với chính chúng ta.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 22/11/2006