Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 26/9/2007 – Bài Giáo Lý 51 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền liên quan tới Thánh giáo phụ John Chrysostom

Anh Chị Em thân mến,

Chúng ta tiếp tục việc suy niệm của chúng ta hôm nay về Thánh Gioan Kim Khẩu. Sau khi ngài sống ở Antioch, vào năm 397 ngài được bổ nhiệm làm giám mục Constantinople, thủ đô của Đế Quốc Rôma Đông Phương. Ngay từ ban đầu, ngài đã đề ra việc canh tân  Giáo Hội của ngài, ở chỗ tính cách khổ hạnh của tòa giám mục phải trở nên mẫu gương cho hết mọi người – giáo sĩ, quả phụ, đan sĩ, thành phần triều đình và giầu sang phú quí. Tiếc thay, nhiều  người trong họ, cảm thấy bị ám chỉ bởi những quyết định của ngài như thế, đã lìa xa ngài.

Vì chú trọng tới người nghèo, Thánh Gioan cũng được gọi là “người bố thí”. Thật vậy, quản trị một cách thận trọng, ngài đã có thể thiết lập những tổ chức bác ái là những tổ chức đã được cảm mến rất nhiều. Những sáng kiến của ngài ở những lãnh vực khác nhau đã khiến cho một số người thấy ngài n hư là một đối phương nguy hại. Tuy nhiên, là một mục tử nhân  lành, ngài đã đối xử với hết mọi người một cách nhân ái theo tình phụ tử. Ngài đặc biệt tỏ ra nhân  ái đối với nữ giới và chú trọng riêng tới đời sống hôn nhân gia đình. Ngài đã mời gọi tín hữu tham dự vào đời sống phụng vụ được ngài làm cho nên uy nghi và thu hút bởi thiên tài sáng tạo của ngài.

Cho dù tốt lành nhân ái như vậy, cuộc đời của ngài cũng không được bằng yên thanh thản. Là mục tử ở thủ đô của một đế quốc, ngài thấy mình thường bị dính dáng tới những mưu đồ chính trị, bởi mối liên hệ liên tục giữa ngài với các thẩm quyền và cơ cấu dân sự. Thêm vào đó, về phương diện giáo hội, vì ngài đã truất phế 6 vị giám mục vào năm 401 ở Á Châu được tuyển chọn cách bất xứng, ngài đã bị tố cáo là vượt quá quyền hạn của ngài, do đó, đã dễ trở thành mục tiêu của những cuộc tấn công.

 

Một lý do khác gây ra những cuộc tấn công ngài đó là sự hiện diện ở Constantinople một số đan sĩ Ai Cập bị tuyệt thông bởi Thượng Phụ Theophilus ở Alexandria. Tình trạng bất đồng sôi nổi được bắt đầu bùng lên khi Thánh Gioan Kim Khẩu lên  tiếng phê bình Nữ Hoàng Eudoxia và thành phần nịnh thần của bà, thành phần đã đáp lại ngài bằng việc làm mất uy tín của ngài và xỉ nhục ngài. Bởi thế ngài đã b ị truất phế ở hội nghị giám mục được triệu tập bởi Thượng Phụ Theo philus năm  403, và bị án lưu đầy một thời gian ngắn.

 

Sau khi trở lại, ngài đã gây ra nhiều hận thù hơn nữa khi ngài tỏ ra chống lại những cuộc hội lễ tôn vinh nữ hoàng – những cuộc hội lễ bị vị giám mục này coi là những thứ hội lễ phí phạm của dân ngoại – cũng như khi ngài trục xuất các v ị linh m ục cử hành các thứ phép rửa vào thời điểm Vọng Phục Sinh năm 404. Bởi vậy mới bắt đầu xẩy ra cuộc bách hại Thánh Gioan Kim Khẩu cùng với thành phần môn đồ của ngài, được gọi là Johannites. 

 

Thánh Gioan Kim Khẩu đã giải thích những sự kiện ấy trong một bức thư gửi cho Vị Giám Mục Rôma là Đức Innocent I. Thế nhưng đã quá muộn rồi. Vào năm 406 ngài đã bị đi đầy một lần nữa, lần này đến Cucusa ở Armenia. Đức Giáo Hoàng tin rằng ngài vô tội, thế nhưng Đức Giáo Hoàng không có quyền năng cứu giúp ngài. Một công đồng, được Rôma triệu tập để bình định hai phần  của đế quốc này và giữa hai Giáo Hội đôi bên, đã không thể xẩy ra.

 

Cuộc hành trình khó khăn từ Cucusa đến Pythius, một đích điểm không bao giờ đạt tới, có ý là để cản trở thành phần tín hữu viếng thăm ngài và đập vỡ việc chống kháng của vị giáo phẩm hết hơi cùng sức này: bản án lưu đầy thực sự là một bản án tử hình vậy!

 

Nhiều bức thư từ chốn lưu đầy đầy cảm kích. Thánh Gioan Kim Khẩu nói về những mối quan tâm mục vụ của ngài nhuốm sầu thương đối với những cuộc bách hại mà thành phần môn đồ của ngài phải chịu đựng. Chặng đường tiến đến cử tử của ngài được kết thúc tại Comana ở Pontus.  Ở đó, Thánh Gioan Kim Khẩu hấp hối được mang tới nhà thờ của vị tử đạo Basiliscus, nơi ngài đã phó linh hồn mình cho Thiên Chúa và đã được an táng, tử đạo bên cạnh tử đạo (Palladio, “Life” 119). Hôm đó là ngày 14/9/407, Lễ Tôn Kính Thánh Giá. 

 

Việc hòa giải xẩy ra vào năm 438 với Theodosius II.  C ác hài tích của vị giám mục thánh này, được đặt ở Nhà Thờ Chư Vị Tông Đồ ở Constantinople, đã được đưa về Rôma vào năm 1204, đến đền thờ Constantinian ngày xưa, nay ở trong Nguyện Đường của Ca Đoàn Chư Giáo Sĩ Đền Thờ Thánh Phêrô.

 

Vào ngày 24/8/2004, một phần lớn của các hài tích này đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tặng cho Đức Thượng Phụ Bartholomew I ở Constantinople. Phụng vụ lễ nhớ vị thánh này được cử hành vào ngày 13/9. Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII đã tuyên bố ngài là vị thánh quan thày của Công Đồng Chung Vaticanô II.

 

Thánh Gioan Kim Khẩu được cho rằng, khi ngài ngự trên ngai Tân Rôma tức Constantinople, thì Thiên Chúa tỏ ngài ra như là một Phaolô thứ hai, một tiến sĩ của hoàn vũ. Thế nhưng, thực tế cho thấy, nơi Thánh Gioan Kim Khẩu, có một mối hiệp nhất chính yếu giữa tư tưởng và hàn h động, cả ở Antioch cũng như ở Constantinople. Chỉ có vai trò của ngài và trường hợp của ngài là thay đổi thôi.

 

Suy niệm về tám công việc được Thiên Chúa thực hiện trong 6 ngày, Thánh Gioan Kim Khẩu, trong bài dẫn giải của mình về Sách Khởi Nguyên, muốn dẫn tín hữu từ việc tạo thành đến Đấng tạo Hóa. Ngài nói: “Thật là hết sức tốt lành khi biết rằng tạo vật là gì và Hóa Công là chi”. Ngài chứng tỏ cho chúng ta thấy vẻ đẹp của việc tạo thành và tính cách thấu suốt của Thiên Chúa nơi việc tạo dựng của Người, một việc tạo dựng vì thế trở nên một thứ “cầu thang” để lên cùng Thiên Chúa, để nhận biết Người.

 

Thế nhưng, ngài đã thêm bước thứ hai vào bước thứ nhất ấy, đó là Vị Thiên Chúa hóa công cũng là Vị Thiên Chúa chiếu cố hạ mình (“synkatabasis”). Chúng ta yếu kém trong việc chúng ta “đi lên”; đôi mắt của chúng ta yếu đuối. Và vì thế mà Thiên Chúa đã trở thành Vị Thiên Chúa chiếu cố hạ mình, Đấng sai một bức thư cho con người sa ngã và xa lạ, đó là Thánh Kinh. Nhờ đó, việc tạo dựng và Thánh Kinh bổ khuyết lẫn cho nhau.

 

Trong ánh sáng của Thánh Kinh thì bức thư được Thiên Chúa gửi cho chúng ta, chúng ta có thể giải mã việc tạo thành. Thiên Chúa được gọi là “người cha dịu dàng” (philostorgios”) (ibid.), là lương y tâm hồn (Homily 40:3 "On Genesis"), là người mẹ (ibid) và là người bạn cảm mến ("On Providence" 8:11-12).

 

Sau bước thứ nhất là việc tạo thành như một “chiếc cầu thang” dẫn đến  với Thiên Chúa – và bước thứ hai là việc chiếu cố hạ mình của Thiên Chúa qua bức thư Ngài đã gửi cho chúng ta là Thánh Kinh, là bước thứ ba. Thiên Chúa chẳng những gửi một bức thư, ở chỗ chính Ngài đã hạ giáng, đã nhập thể, Người thực sự trở nên  “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”, là an hem của chúng ta cho đến chết trên thập tự giá.   

 

Thêm vào 3 bước này – bước Thiên Chúa hữu hình nơi việc tạo dựng, Thiên Chúa ban cho chúng ta bức thư của Ngài, Thiên Chúa hạ giáng trở nên một người trong chúng ta – là bước thứ tư và lá bước cuối cùng. Trong đời sống và hành động của Kitô hữu, nguyên tắc quan trọng và năng động đó là Thánh Linh (“Pneuma”), Đấng biến đổi các thực tại của thế giới này, Thiên Chúa đến với cuộc hiện hữu của chúng ta nhờ Thánh Linh và biến đổi chúng ta từ bên  trong lòng của chúng ta.  

 

Trước cái phong này, đó chính là ở Constantinople mà Thánh Gioan Kim Khẩu, nơi bài dẫn giải của ngài về Sách Tông Vụ, lấy mẫu thức của Giáo Hội sơ khai  (Acts 4:32-37)  làm mẫu thức của xã hội, phát triển một thứ “lý tưởng”  v ề xã hội (một “thành phố lý tưởng”).

 

Thật vậy, ngài dự tính cống hiến cho thành phố này một hồn sống và dung nhan Kitô Giáo. Nói cách khác, Thánh Gioan Kim Khẩu đã hiểu được rằng việc bố thí giúp đỡ người nghèo lúc này lúc kia cũng không đủ. Trái lại, cần phải kiến tạo nên một cấu trúc mới, một mô mẫu mới cho xã hội, một mẫu thức theo chiều hướng Tân Ước. Chính thứ xã hội mới này đã được tỏ hiện nơi Giáo Hội sơ khai.

 

Bởi thế, Thánh Gioan Kim Khẩu thực sự trở thành một trong những vị đại Giáo Phụ về giáo huấn xã hội của Giáo Hội: ý nghĩa xưa của Hy Lạp “polis”  được thay thế bằng ý nghĩ mới về một thành phố được tác động bởi niềm tin Kitô Giáo. Thánh Gioan Kim Khẩu đã cùng với Thánh Phaolô khẳng định rằng (x. 1Cor 8:11) tính cách căn bản của cá nhân Kitô hữu, của con người là một ngôi vị, bao gồm cả thành phần  nô lệ và thành phần nghèo khổ. Dự án của ngài đã điều chỉnh quan điểm truyền thống của Hy Lạp về “poilis”, về thành phố, trong đó, một phần lớn dân chúng bị loại trừ khỏi quyền được làm công dân. Trong thành phố Kitô giáo ấy thì tất cả mọi người đều là anh chị em bình quyền.  

 

Tính cách ưu việt của con người cũng là thành quả của sự kiện là thành phố này được kiến tạo trên nền tảng của con người. Trái lại, theo “polis” của người Hy Lạp thì xứ sở quan trọng hơn cá nhân, thành phần phải hoàn toàn lệ thuộc vào toàn thể thành phố. Như thế, từ Thánh Gioan Kim Khẩu mới bắt đầu có quan điểm về một xã hội được xây dựng bởi lương tâm Kitô Giáo. Và ngài nói với chúng ta rằng “polis” của chúng ta là một thứ “polis” khác, là quê hương của chúng ta trên thiên đình” (Phil 3:20), và quê hương của chúng ta đây, cho dù trên trái đất này, cũng mang lại cho chúng ta tất cả những gì là bình đẳng, là anh chị em, và buộc chúng ta sống đoàn kết. 

 

Vào cuối đời của mình, từ chốn lưu đầy nơi biên giới nước Armenia, “chốn cực xa trên thế giới này”, Thánh Gioan Kim Khẩu, trở về với bài giảng đầu tiên của mình vào năm 386, một lần nữa đã lập lại đề tài rất thân thương đối với ngài – đó là dự án của Thiên Chúa đối với loài người. Nó là một dự án “khôn tả và khôn lường”, nhưng lại là dự án chắc chắn được Người yêu thương dẫn dắt  (x “On Providence”, 2:6). 

 

Đó là niềm tin tưởng của chúng ta. Cho dù chúng ta không thể giải mã những chi tiết của lịch sử chung riêng, chúng ta cũng biết rằng dự án của Thiên Chúa bao giờ cũng được tác động bởi yêu thương. Bởi thế, bất chấp những khổ đau của mình, Thánh Gioan Kim Khẩu đã tái khẳng định nhận thức là Thiên Chúa yêu thương hết mọi người chúng ta bằng một tình yêu vô cùng, nên Người muốn tất cả mọi người được cứu độ.

 

Về phần mình, vị thánh giám mục đã quảng đại cộng tác vào việc cứu độ này, một cách dứt khoát không ngần ngại tiếc xót một sự gì, suốt cả cuộc đời của ngài. Thật vậy, ngài đã coi vinh quang của Thiên Chúa là mục đích tối hậu cho việc ngài hiện hữu, một cuộc hiện hữu mà – khi đang hấp hối – ngài đã để lại như là lời trăn chối cuối cùng của ngài là: “Hãy tôn vinh Thiên Chúa về tất cả mọi sự!” (Palladio, “Life” 11).

                

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 26/9/2007