Thánh giáo phụ Eusebius of Vercelli

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 17/10/2007

Bài Giáo Lý 54 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền

 

 

Anh Chị Em thân mến:

 

Sáng nay tôi mời anh chị em hãy suy niệm về Thánh Eusebius ở Vercelli, vị giám mục tiên khởi ở bắc Ý chung ta biết rõ  về ngài. Được sinh ra ở Sardinia vào đầu thế kỷ thứ 4, khi còn nhỏ tuổi, ngài đã cùng gia đình di  chuyển  tới Rôma. Sau đó, ngài đã học làm người đọc sách: nhờ đó, ngài đã tiến đến chỗ trở thành phần tử của hàng giáo sĩ ở Urbe, trong lúc Giáo Hội ở đó đang trải qua một cuộc thử thách khó khăn b ởi bè rối Arian.

 

Được nhiều người cảm phục, Thánh Eusebius đã được chọn làm giám mục ở Vercelli vào năm 345. Vị tân giám mục này liền bắt đầu thực hiện một chương trình hăng say truyền bá phúc âm hóa nơi một lãnh thổ vẫn còn đầy những thành phần  dân ngoại, nhất là ở những miền quê. Được cảm hứng bởi Thánh Athanasius, vị đã viết cuốn “Đời Sống của Thánh Antôn”, sáng lập viên đời sống đan viện Đông phương, đã thành lập ở Vercelli một cộng đồng linh mục, giống như một cộng đồng đan viện vậy. Đan viện này đã cống hiến  cho hàn g giáo sĩ ở bắc Ý một tính chất quan trọng của sự thánh đức tông đồ, và cũng đã gây cảm hứng cho c ác vị giám mục quan trọng, như Limenio và Honoratus, những vị thừa kế Thánh Eusebius ở Vercelli, Gaudentius ở Novara, Exuperantius ở Tortona, Eustasius ở Aosta, Eulogius ở Ivrea, Maximus ở Turin, tất cả đều được Giáo Hội tôn kính như những vị thánh.

 

Được huấn  luyện vững chắc theo đức tin của Công Đồng Chung Nicaea, Thánh Eusebius đã hết sức bênh vực thần tính nguyên vẹn của Chúa Giêsu Kitô đã được tuyên xưng bởi Kinh Tin  Kính Nicene như “cùng bản tính” với Chúa Cha. Trong việc bênh vực ấy, ngài đã liên minh với các vị đại giáo phụ thuộc thế kỷ thứ 4, nhất là Thánh Athanasia, vị loan truyền tính cách chính thống của Công Đồng Chung Nicene, chống lại những đường lối chính trị phò bè rối Arian của vị hoàng đế.

 

Đối với vị hoàng đề bấy giờ thì đức tin giản dị hơn của bè rối Arian thì có lợi hơn về phương diện chính trị như là một thứ ý hệ của đề quốc. Đối với ông thì không cần đến sự thật cho bằng cơ hội chính trị: Ông muốn sử dụng tôn giáo như là một thắt kết trong việc liên hiệp đế quốc. Thế nhưng, những vị đại giáo phụ này kháng cự, bênh vực sự thật vượt lên trên và chống lại sự thống lãnh của chính trị. Đó là lý do Thánh Eusebius đã bị án lưu đầy, như các vị giám mục khác ở Đông phương cũng như Tây phương, như Thánh Athanasius,  Thánh Hilary ở Poitiers – vị chúng ta vừa nói tới tuần rồi – và Osius ở Cordoba. Tại Scythopolis ở Palestine, nơi ngài đã bị kiểm chế từ năm 355 đến 360, Thánh Eusebius đã viết một trang tuyệt vời về đời sống của ngài. Cả ở đấy nữa, ngài đã thành lập một đan viện qui tụ một nhóm nhỏ môn đồ, và ở đó vẫn còn thư tín liên lạc với tín hữu ở Piedmont, mà bức thư thứ hai trong 3 bức của Thánh Eusebius được công nhận là đích thực của ngài.

 

Sau năm 360, ngài đã bị lưu đầy đến Cappadocia và ở Thebaid, nơi ngài đã bị đối xử tàn tệ về thể lý. Vào năm 361, Hoàng Đế Constantius II qua đời, và được kế vị bởi Hoàng Đế Julian, biệt danh là Kẻ Bội Giáo, người không coi trọng Kitô Giáo như là tôn giáo của đế quốc mà lại muốn phục hồi tôn giáo ngoại đạo. Ông đã chấm dứt việc lưu đầy của các vị giám mục và do đó đã cho phép Thánh Eusebius tái nhận lại giáo phận của ngài.

 

Vào năm 362, Thánh Eusebius đã được Thánh Athanasius mời tham dự Công Đồng Alexandria, một công đồng đã quyết định tha lỗi cho các vị giám mục theo bè rối Arian, nếu các vị ấy trở lại tình trạng làm giáo dân. Thánh Eusebius đã có thể thi hành thừa tác vụ giáo phẩm của mình được một thập niên nữa, cho tới khi ngài qua đời, lưu lại cho thành phố của ngài một mối liên hệ tốt lành, làm phấn khởi cho việc mục vụ của các giám mục khác ở bắc  Ý, những vị chúng ta sẽ nói tới ở các bài giáo lý tới,  như Thánh Ambrosiô ở Milan và Thánh Maximus ở Turin. 

 

Mối liên hệ giữa vị giám mục ở Vercelli và thành phố của ngài trước hết đã được sáng tỏ bởi hai chứng từ thư tín. Chứng từ thứ nhất ở trong bức thư chúng ta vừa đề cập tới, bức thư Thánh Eusebius đã viết từ chốn  lưu đầy ở Scythopolis “cho anh chị em rất mến thương của tôi và cho các vị linh mục thân yêu của tôi, cũng như cho những thành phần dân chúng thánh hảo ở Vercelli, Novara, Ivres và Tortona, những người giữ vững đức tin” ("Ep. secunda," CCL 9, p. 104).

 

Những lời chào này, những lời chào cho thấy cảm xúc của vị mục tử nhân lành khi nói với đàn chiên, được nhấn mạnh nhiều hơn nữa ở vào cuối bức thư, qua những lời chào nồng hậu của người cha đối với mỗi và mọi người con  của ngài ở Vercelli, qua những phát biểu chan chứa cảm xúc và yêu thương.

 

Người ta trước hết cần phải nhấn mạnh tới tất cả mối liên hệ hiển nhiên đã liên kết vị giám mục này với “sanctae plebes – dân thánh” chẳng những ở Vercelli – giáo phận đầu tiên và là giáo hội duy nhất qua nhiều năm  ở miền Piedmont – mà còn cả ở Novara, Ivrea và Tortona, tức là, những cộng đồng Kitô hữu trong giáo phận của ngài đã tiến  đến chỗ nhất trí và tự lập một cách nào đó.   

 

Một yếu tố lý thú khác có thể được thấy nơi lời từ biệt của bức thư ấy, đó là Thánh Eusebius xin con cái nam nữ của mình hãy chào “ngay cả những ai ở ngoài Giáo Hội, và những ai đoán thương đến chúng ta” ( etiam hos, qui foris sunt et nos dignantur diligere). Đó là một dấu hiệu hiển nhiên cho thấy mối liên hệ cũa vị giám mục này với thành phố ấy không chỉ giới hạn vào thành phần Kitô hữu, mà còn bao gồm cả những ai ở ngoài Giáo Hội công nhận ở một nghĩa nào đó thẩm quyền thiêng liêng của ngài, và đã tỏ ra yêu mến con người gương mẫu ấy.  

 

Chứng từ thứ hai về mối liên hệ đặc biệt này giữa vị giám mục với thành phố của ngài xuất hiện ở bức thư Thánh Ambrose ở Milan viết gửi các Kitô hữu Vercelli khoảng năm 394, trên 20 năm sau khi Thánh Eusebius qua đời ("Ep. extra collectionem 14": Maur. 63).

 

Giáo Hội ở Vercelli bấy giờ đang trải qua một thời gian khốn khó: Giáo Hội bị phân chia và không có giám mục. Một cách thẳng thắn, Thánh Ambrosio đã tuyên bố răèng ngài không thể nhận ra nơi họ “miêu duệ của các v ị cha ông thánh thiện, những người đã chọn Thánh Eusabius vừa khi họ thấy ngài, thậm chí chẳng biết về ngài trước đó, qua mặt cả thành phần đồng hương trong thành của mình”. Trong cùng bức thư ấy, vị giám mục thành Milan minh nhiên làm chứng cho việc ngài cảm mến Thánh Eusabius, vị ngài đã dám viết là “một con người cao cả, đáng được toàn thể Giáo Hội tuyển chọn”.

 

Việc Thánh Ambrose ca ngợi Thánh Eusebius được căn cứ trước hết nơi sự kiện là Thánh Eusebius đã cai quản giáo phận của ngài bằng chứng từ cuộc sống của ngài: “Ngài đã cai quản Giáo Hội bằng việc khổ hạnh chay tịnh”. Thật vậy, chính Thánh Ambrose cũng lấy làm kinh ngạc, như chính ngài thú nhận, trước lý tưởng đan tu chiêm ngưỡng Thiên Chúa được Thánh Eusebius thực hiện theo gương tiên tri Elia.

 

Để mở đầu, Thánh Ambrose ghi nhận rằng, vị giám mục thành Vercelli đã qui tụ các vị linh mục của ngài lại thành “vita communis – đời sống chung” và dạy dỗ họ “tuân giữ các qui luật đan tu, cho dù họ sống giữa phố thị”. Vị giám mục này cùng với các vị linh mục của mình đã phải chia sẻ các vấn đề của đồng hương của các vị, và các vị thực hiện  điều này một cách khả tín  bằng việc vun trồng cùng lúc một vai trò công dân khác,  công dân nước trời (x Heb 13:14). Như thế, các vị thực sự kiến tạo một vai trò công dân đích thực nơi tình đoàn kết thực sự với thành phần công dân thành Vercelli.

 

Như thế, Thánh Eusebius, trong khi ngài phục vụ “dân thánh – sancta plebs” thành Vercelli, đã sống giữa thành phố này như một đan sĩ, hướng thành phố này về cùng Thiên Chúa. Tính chất này không tác hại gì tới tính chất năng động mục vụ gương mẫu của ngài.

 

Ngoài ra, vấn đề ở đây còn cho thấy rằng ngài dàn dựng các nhà thờ giáo xứ ở Vercelli để thiết lập những dịch vụ của giáo hội đã được  tổ chức và vững chắc, và ngài cỗ võ các đền Thánh Mẫu để hoán cải thánh phần dân quê ngoại giáo. Trái lại, “đặc tính đan tu” này đã cống hiến một chiều kích đặc biệt cho sự liên hệ giữa vị giám mục này với thành phố ấy. Như các vị tông đồ, thành phần được Chúa Giêsu nguyện cầu cho trong Bữa Tiệc Ly, các vị mục tử và thành phần  tín hữu của Giáo Hội đều “ở trong thế gian” (Jn 17:11), thế nhưng không “thuộc về thế gian”.

 

Bởi thế, Thánh Eusebius đã nhắc nhở chúng ta rằng các vị mục tử cần phải huấn dụ tín hữu đừng coi thành thị trên thế giới này như là nơi trú ngụ vĩnh viễn của họ,  mà hãy tìm kiếm thành đô mai hậu, là Gia Liêm vĩnh viễn trên trời. “Chiều kích cánh chung” này giúp cho các vị mục tử và tín hữu có thể bảo vệ cái thang của những giá trị chính đáng, mà không chiều theo khuynh hướng nhất thời, hay những đòi hỏi bất chính của quyền lực chính trị. Nấc thang đích thực của các thứ giá trị này, như cả cuộc đời cũa Thánh Eusebius dường như cho chúng ta thấy, không xuất phát từ các vị hoàng đế của ngày hôm qua hay hôm nay, mà là từ Chúa Giêsu Kitô, từ một con người trọn lành, ngang hàng với Chúa Cha về thần tính, nhưng đồng thời cũng là một con người như chúng ta.

 

Nói tới nấc thang các thứ giá trị, Thánh Eisebius không ngừng “dứt khoát huấn dụ” tín hữu của ngài hãy canh chừng “đức tin hết sức để gìn giữ tình trạng hòa hợp, để có thể chuyên tâm nguyện cầu” ("Ep. secunda," cit.).

 

Anh chị em  thân mến, tôi cũng hết lòng khuyên anh chị em những giá trị trường tồn này, và tôi chúc lành cùng chào anh chị em bằng những lời được Thánh Eusebius sử dụng để kết thúc bức thư thứ hai của ngài: “Tôi ngỏ lời cùng tất cả anh chị em, anh chị em thánh hảo của tôi, những người con nam nữ của tôi, thành phần  tín hữu của cả hai phái và mọi lứa tuổi, để … anh chị em mang lời chào hỏi của tôi thậm chí đến với những người ở ngoài Giáo Hội nhưng lại là những người đoái thương chúng ta” (ibid.)


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 17/10/2007