Thánh Giáo Phụ Âu Quốc Tinh - Sự Nghiệp Văn Chương

 

Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 20/2/2008 – Bài Giáo Lý 66 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền

 

 

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Sau khi bị gián đoạn bởi Tuần Phòng tuần vừa rồi, hôm nay, chúng ta trở lại với hình ảnh quan trọng về Thánh Âu Quốc Tinh là vị tôi đã nói tới ở các bài Giáo Lý Thứ Tư. Ngài là vị Giáo Phụ của Giáo Hội, vị đã để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm nhất là những gì tôi có ý vắn tắt nói tới hôm nay đâỵ Có một số trong các bản văn của Thánh Âu Quốc Tinh có tầm vóc quan trọng chính yếu, chẳng những đối với lịch sử của Kitô Giáo mà còn với việc hình thành văn hóa Tây phương nữạ Điển hình rõ ràng nhất là cuốn Tự Thú, một trong những cuốn sách Kitô giáo cổ xưa thật sự là được đọc nhiều nhất. Như những vị Giáo Phụ của Giáo Hội khác thuộc các thế kỷ đầu tiên nhưng ở một tầm mức bao rộng hơn nhiều, vị Giám Mục thành Hippo này thực sự là đã gây được một tầm ảnh hưởng mạnh mẽ và liên tục, như được thấy nơi vô vàn bản sao chép các tác phẩm của ngài, nhựng tác phẩm này quả là nhiều quá sức.

 

Chính ngài đã kiểm lại chúng trong cuốn Retractationum - Duyệt Lại mấy năm trước khi qua đời, và sau cái chết của ngài ít lâu chúng đã được ghi lại đúng đắn trong Indiculus - bản danh sách được người bạn của ngài là Possidius phụ thêm vào cuốn tiểu sử về Thánh Âu Quốc Tinh, Vita Augustinị Bản liệt kê các tác phẩm của Thánh Âu Quốc Tinh được nháp với ý định tỏ tường là để nhớ rõ chúng trong lúc cuộc xâm chiếm của quân Vandal đang càn quét tất cả vùng Phi Châu thuộc đế quốc Rôma, và bản liệt kê này bao gồm ít là 1.030 bản văn được đánh số bởi Tác giả của chúng, cùng với những bản văn khác “không thể đánh số vì ngài không có nó một con số nào”. Possidius, vị Giám Mục ở thành phố lân cận, đã nói lên những lời ấy ở chính thành Hippo – nơi ngài đã trú ẩn và là nơi ngài đã chứng kiến cái chết của người bạn ngài -, và dám chắc một điều là ngài đã thực hiện bản liệt kê này căn cứ vào bản phân mục thuộc thư viện riêng của Thánh Âu Quốc Tinh. Ngày nay còn trên 300 bức thư của vị Giám Mục thành Hippo này và gần 600 bài giảng, thế nhưng nguyên thủy thì còn nhiều hơn thế nữa, có thể lên tới từ 3 đến 4 ngàn, thành quả của 40 năm giảng dạy bởi vị diển giả đã quyết theo Chúa Giêsu và không còn nói với những nhân vật quan trọng của đế triều, mà là với thành phần bình dân ở Hippọ

 

Rồi trong những năm gần đây, những khám phá về một tổng hợp các bức thư và một số bài giảng đã giúp cho kiến thức của chúng ta hiểu biết nhiều hơn nữa về vị đại Giáo Phụ của Giáo Hội nàỵ Possidius đã viết: “Ngài đã viết và xuất bản nhiều tác phẩm, nhiều bài giảng đã được nói trong thánh đường, được sao chép và được điều chỉnh, cả hai để bài bác các lạc thuyết khác nhau cũng như để giải thích Thánh Kinh hầu củng cố con cái thánh hảo của Giáo Hội”. Vị Giám Mục bạn của ngài đã nhấn mạnh rằng “Những tác phẩm ấy nhiều đến nỗi một học giả cũng khó lòng đọc hết được chúng và học biết chúng” (Vita Augustini, 18, 9).

 

Nơi bộ sách văn chương này của Thánh Âu Quốc Tinh – hơn 1.000 bản được phổ biến được chia thành các bản văn viết về triết lý, hộ giáo, tín lý, luân lý, đan tu, dẫn giải thánh kinh và chống lạc thuyết, không kể đến chính những bức thư và bài giảng – một số tác phẩm ngoại hạng nổi bật sâu xa về thần học về triết lý. Trước hết, cần phải nhớ tác phẩm Tự Thú được đề cập đến  trên đây, được viết thành 13 cuốn, giữa năm 397 và 400 để ngợi khen chúc tụng Thiên Chúạ Chúng là một thứ tự thuật theo hình thức đối thoại với Thiên Chúạ Loại văn chương này thực sự phản ảnh đời sống của Thánh Âu Quốc Tinh, m ột đời sống không tự khép kín, bị phân  tán ra nhiều điều, song được sống chính yếu như là một cuộc đối thoại với Thiên Chúa, bởi thế cũng là một cuộc đời với người khác nữạ Nhan đề “Những Tự Thú” nói lên cho thấy bản chất đặc biệt của cuốn tự truyện nàỵ Theo tiếng Latinh Kitô giáo thì tiếng tự thú này được khai triển từ truyền thống của các bài Thánh Vịnh và có hai ý nghĩa lại đan kết với nhaụ Trước hết, tự thú nghĩa là thú nhận các lỗi lầm của mình, thú nhận cái xấu xa tồi bại của tội lỗi; song đồng thời tự thú cũng có nghĩa chúc tụng Thiên Chúa, tạ ơn Thiên Chúạ Việc nhìn thấy cái khốn  nạn của chúng ta trong ánh sáng của Thiên Chúa trở thành lời chúc tụng Thiên Chúa và cảm tạ, vì Thiên Chúa yêu thương và chấp nhận chúng ta, biến đổi chúng ta và nâng chúng ta lên tới chính Ngàị Về những Tự Thú này, những tự thú đã gặt hái được thành công lớn lao trong đời sống của ngài, Thánh Âu Quốc Tinh đã viết: “Những tự thú ấy đã gây tác dụng trên tôi khi tôi viết chúng và vẫn còn tác dụng nơi tôi khi tôi đọc lại chúng. Nhiều người anh em thích những cuốn tự thú ấy” (Retractationum, II, 6); và tôi có thể nói rằng tôi là một trong những “người anh em ấy”. Hơn nữa, nhờ Những Tự Thú ấy chúng ta có thể từng bước theo cuộc hành trình nội tâm của con người phi thường và nhiệt tình này của Thiên Chúạ Một cuốn sách khác ít được biết đến hơn nhưng lại là một cuốn sách nguyên thủy và rất quan trọng đó là tác phẩm Retractationum, được viết thành 2 cuốn vào khoảng năm 427 AD, trong đó, Thánh Âu Quốc Tinh, bấy giờ đã lão thành, đã thực hiện việc “duyệt lại” (retractatio) toàn bộ những tác phẩm của ngài, nhờ đó, lưu lại cho chúng ta một văn kiện đặc thù và hiếm quí về văn chương nhưng cũng là một giáo huấn về sự chân  tình và đức khiêm nhượng tri thức.  

De Civitate Dei – một tác phẩm sâu sắc quan trọng cho việc phát triển tư tưởng về chính trị của Tây phương và thần học Kitô giáo về lịch sử  - được viết vào giữa năm 413 và 426 với 22 cuốn. Cơ hội viết là biến cố đám quân Goths cướp phá thành Rôma vào năm 410. Nhiều người dân ngoại vẫn còn sống sót cùng với nhiều Kitô hữu đã nói rằng Rôma bị sụp đổ; vị Thiên Chúa của Kitô giáo và các vị Tông Đồ giờ đây không còn bảo vệ được thành này nữa. Trong khi đó các vị thần linh dân ngoại còn hiện hữu thì Rôma đã là một caput mundi, một đại thủ đô, và không ai ngờ rằng nó lại rơi vào tay quân thù. Giờ đây, với Vị Thiên Chúa của Kitô giáo, đại đô này dường như không an toàn hơn chút nào. Bởi thế, Vị Thiên Chúa của thành phần Kitô hữu không bảo vệ, Ngài không thể là vị Thiên Chúa đáng được trao phó bản thân cho. Thánh Âu Quốc Tinh đã trả lời cái chống đối này, một câu trả lời đã làm rung động nhiều tâm hồn của Kitô hữu cách sâu xa, bằng tác phẩm sâu sắc này, De Civitate Dei, giải thích những gì chúng ta cần phải và không được trông mong từ Thiên Chúa, và đâu là mối liên hệ giữa lành vực chính trị và lãnh vực đức tin, lãnh vực Giáo Hội. Tác phẩm này cả cho đến ngày nay vẫn là những gì căn cứ cho việc minh định giữa chủ nghĩa trần thế đích thực với thẩm quyền của Giáo Hội, niềm hy vọng chân thực lớn lao được đức tin cống hiến cho chúng ta.

Tác phẩm quan trọng này cho thấy lịch sử của nhân loại được cai trị bởi Đấng Quan Phòng thần linh nhưng hiện bị chia phân bởi hai tình yêu. Đây là một phác họa trọng yếu, việc dẫn giải của tác phẩm về lịch sử, một cuộcđối chọi giữa hai tình yêu: tình yêu bản thân mình, “cho đến độ khinh thường Thiên Chúa”, và tình yêu Thiên Chúa, “cho đến độ coi thường bản thân  mình” (De Civitate Dei XIV, 28), cho đến  độ được hoàn toàn thoát khỏi bản thân mình để sống cho người khác trong ánh sáng của Thiên Chúa. Bởi thế, đó có lẽ là tác phẩm quan trọng nhất của Thánh Âu Quốc Tinh và có một tầm quan trọng lâu dài. Cũng quan trọng không kém là tác phẩm De Trinitate, một tác phẩm gồm có 15 cuốn về đề tài chính là đức tin Kitô giáo, đức tin vào vị Thiên Chúa Ba Ngôi. Tác phẩm này được viết qua hai giai đoạn: 12 cuốn đầu vào giữa năm 399 và 412, được xuất bản mà Thánh Âu Quốc Tinh không biết, vị đã hoàn tất và tái duyệt toàn b ộ văn chương của mình vào khoảng năm 420. Ở đây, ngài suy tư về Dung Nhan Thiên Chúa và tìm cách thấu hiểu mầu nhiệm này của Thiên Chúa là Đấng chuyên nhất, vị Hóa Công duy nhất của thế giới, của tất cả chúng ta, song vị Thiên Chúa duy nhất này thực sự là Vị Thiên Chúa Ba Ngôi, một tuần hoàn yêu thương. Ngài tìm cách để thấu hiểu mầu nhiệm khôn dò này: hữu thể Ba Ngôi thực sự, có 3 Ngôi Vị, lại là một Thiên Chúa duy nhất hiệp nhất chân thực nhất và sâu xa nhất. Tác phẩm De Doctrina Christiana trái lại là một thứ giới thiệu thích đáng về văn hóa cho việc dẫn giải Thánh Kinh nhất là chính Kitô giáo, một tác phẩm có một tầm quan trọng chủ yếu trong việc hình thành văn hóa Tây phương.

Cho dù ngài có hết sức khiêm nhượng, chúng ta chắc chắn cũng cần phải nhận thấy được tầm vóc thông minh của ngài. Tuy nhiên, đối với ngài việc rất quan trọng là mang sứ điệp của Kitô giáo đến cho thành phần bình dân hơn là viết những tác phẩm thần học cao đẹp. Cái chủ ý sâu xa nhất của ngài đã chi phối cả cuộc sống của ngài này xuất hiện trong một bức thư viết cho người bạn đồng nghiệp của ngài là Evodius, trong đó ngài đã cho người bạn này quyết định của ngài trong việc tạm ngưng việc đọc các cuốn De Trinitate, “vì chúng quá gay go và tôi nghĩ rằng ít người hiểu được chúng lắm; bởi thế, cần phải có nhiều bản văn chúng ta hy vọng mang lại lợi ích cho nhiều người” (Epistulae 169, 1, 1). Bởi thế, mục đích của ngài là truyền đạt đức tin một cách mà tất cả mọi người có thể hiểu được hơn là viết những tác phẩm thần học lớn. Trách nhiệm ngài sâu xa cảm thấy ấy liên quan tới việc đại chúng hóa sứ điệp Kitô giáo mà sau đó trở thành nguồn mạch cho các bản văn như tác phẩm De Catechizandis Rudibus, một lý thuyết cũng là một phương pháp giáo lý, hay tác phẩm Psalmus contra Partem Donati. Thành phần Donatists là cả một vấn đề ở Phi Châu của Thánh Âu Quốc Tinh, một cố tình ly giáo ở Phi Châu. Họ nói rằng: Kitô giáo thực sự là Kitô giáo Phi Châu. Họ chống lại mối hiệp nhất Kitô giáo. Vị đại Giám Mục này suốt đời chống lại ly giáo này, bằng việc tìm cách thuyết phục thành phần Donatist rằng chỉ trong mối hiệp nhất thì “tính chất Phi Châu” cũng mới chân thực. Và để thành phần bình dân có thể hiểu được mình, thành phần không thể hiểu được tiếng Latinh khó khăn của một hùng biện gia, ngài nói: Tôi thậm chí cần phải viết có những lầm lỗi về văn phạm bằng một tiếng Latinh rất giản dị hóa. Và ngài đã làm như thế, nhất là trong tác phẩm Psalmus, một loại thi ca giản dị chống lại thành phần Donatist, để giúp cho tất cả mọi người hiểu được rằng chỉ nhờ mối hiệp nhất của Giáo Hội mà mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa mới được thực sự nên trọn đối với tất cả mọi người và bình an mới triển nở trên thế giới.

Cả đống bài giảng được ngài thường nói buông “off the cuff”, được ghi chép lại trong khi ngài giảng và chuyền tay ngay sau đó, có một tầm quan trọng đặc biệt trong việc xuất bản nhắm tới thành phần  quần  chúng rộng rãi hơn. Tác phẩm Enarrationes in Psalmos, một tác phẩm  được đọc rộng rãi vào Thời Trung Cổ nổi bật trong số những bài giảng nói buông ấy. Việc phát hành hằng ngàn các bài giảng của Thánh Âu Quốc Tinh – thường ngoài việc kiểm soát của tác giả – thuưc sự cho thấy sự phổ biến của chúng và sau đó bị phân tán nhưng vẫn còn sinh khí của nó. Thật vậy, vì tiếng tăm của tác giả mà các bài giảng của vị Giám Mục thành Hippo đã trở thành rất khan hiếm, sau khi các bản văn, được thích ứng với những bối cảnh mới, cũng trở thành những mẫu thức cho các vị Giám Mục và linh mục khác nữa.

Một bức bích họa ở Lateran có từ thế kỷ thứ 4 cho thấy rằng truyền thống diễn tả bằng tranh đã vẽ về Thánh Âu Quốc Tinh  với 1 cuốn sách trong tay, dĩ nhiên là gợi ý về bộ tác phẩm văn chương của ngài đã có một ảnh hưởng mạnh mẽ như thế nơi tâm thức Kitô giáo và tư tưởng của Kitô Giáo, thế nhưng nó cũng cho thấy ngài yêu chuộng sách vở và đọc sách cùng với kiến thức của ngài về một thứ đại văn hóa này trong quá khứ. Possidius thuật lại rằng vào lúc lâm chung ngài không để lại gì hết, thế nhưng, “ đã khuyên rằng thư viện của Giáo Hội cùng với tất cả mọi mã số cần phải được gìn giữ cho các thế hệ tương lai”, nhất là những mã số về các tác  phẩm của ngài. Possidius nhấn mạnh rằng trong những điều ấy Thánh Âu Quốc Tinh “luôn tồn tại” và mang lại lợi ích cho độc giả của mình, cho dù “tôi tin rằng những ai có thể thấy ngài và nghe ngài đều có thể rút được lợi ích hơn từ việc liên hệ với Người khi chính Ngài nói trong thánh đường, nhất là những ai cảm thấy cuộc sống hằng ngày của mình nơi dân chúng” (Vita Augustini, 31). Phải, đối với cả chúng ta nữa, nó cũng trở thành tuyệt vời trong việc được nghe ngài nói. Tuy nhiên, ngài thật sự tồn tại nơi các bản văn của ngài và có mặt nơi chúng ta, nhờ đó cả chúng ta nữa có thể thấy được tính cách sinh động lâu dài của thứ đức tin được ngài dấn thân suốt cuộc đời của ngài. 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

(những chỗ được in đậm lên là do tự ý của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/audiences/2008/documents/hf_ben-xvi_aud_20080220_en.html