THỜI ÐIỂM TẬN THẾ?

 

 

 

Phải Chăng Giấc Mộng Nguyên Tổ Evà sắp thành sự thật?

 


 

Tân Evà: con người đầu tiên được khoa học tạo sinh phi tính dục?

Đài truyền hình NBC sáng Thứ Bảy 28/12/2002, vào giờ tin tức 7 giờ sáng, đã cho biết một em bé gái mới sinh hôm Thứ Năm 26/12/2002, nặng 7 pounds, tên là Evà, do kỹ thuật tạo sinh phi tính dục (cloning). Đài này đã phỏng vấn nữ bác sĩ Brigitte Boisselier, Clonaid, ở Miami Florida thực hiện việc sản sinh vô tính dục em bé gái ấy, và đặt vấn đề tại sao bà không tiết lộ hình ảnh về hai mẹ con này thì bà nói có một số vấn đề chưa tiện tiết lộ, cần phải chờ khoảng từ 10 ngày đến 2 tuần nữa. Đài này cũng phỏng vấn cả giáo sư Glenn McGee thuộc Trung Tâm Luân Lý Sinh Học ở Philadelphia Pennsylvania và hỏi ông có tin sự kiện này chăng, ông cho biết hiện nay với những mập mờ nội vụ như vậy ông không tin.

Bà giám đốc Brigitte Boisselier của hãng tạo sinh phi tính dục Clonaid và là vị “giám mục” của giáo phái Raelian đã nói trong một cuộc họp báo ở Orlando, Florida rằng bé sơ sinh “Evà” này được sinh ra vào ngày 26/12/2002 tạo phòng mổ. Tổ chức Clonaid bắt nguồn ở Las Vegas Navada này được thành lập vào năm 1997 bởi một tay đua xe người Pháp đã đổi tên của mình thành Rael và bắt đầu giáo phái Raelian, một giáo phái tin rằng sự sống trên mặt đất này được tạo nên bởi các khoa học gia ngoài trái đất này. Theo lời loan báo của họ, một lời loan báo không được cộng đồng khoa học gia tin tưởng, thì bé gái sơ sinh này được tạo sinh phi tính dục từ một người mẹ Hoa Kỳ 31 tuổi có chồng nhưng không thể có con. Nhóm giáo phái này còn cho biết sẽ có 4 bé sơ sinh kiểu này sẽ vào đời trong vòng 30 ngày nữa. Bà giám đốc Boisselier cho biết “chúng tôi sẽ chờ cuộc sinh sản thứ năm trước khi tuyên bố là chúng tôi đã thành đạt về khoa học”. Nhóm này cho biết Evà được sinh ra ở một nơi kín “ngoài Hoa Kỳ”. Việc kiểm chứng biến cố tạo sinh phi tính dục này được tổ chức Clonaid ủy thác cho một nhóm khoa học gia tên tuổi còn giữ kín. Nhóm khoa học gia này, như bà Boisselier cho biết, được điều hợp bởi Michael Guillen, nguyên tín viên về khoa học cho chương trình “Good Morning America” của Đài Truyền Hình ABC. Ông Guillen nói “trong vòng 8 hay 9 ngày là cùng, chúng tôi sẽ biết kết quả”, và cho biết thêm là chất di truyền DNA của bé Evà sẽ được đối chiếu với chất DNA của mẹ em để chứng thực việc tạo sinh vô tính dục này.

Trong khi cả thế giới đang hồ nghi về lời loan báo có một bé sơ sinh tên Evà mới được ra đời tuần trước vào ngày Thứ Năm 27/12/2003 vừa qua, thì bà giám đốc Brigitte Boisselier của hãng tạo sinh phi tính dục Clonaid thuộc giáo phái Raelian lại tuyên bố một hài nhi nữa sẽ được xuất hiện cùng lắm vào Chúa Nhật 5/1/2003 tại một nơi ở Âu Châu không được cho biết tên. Ngoài ra, còn 3 cặp vợ chồng nữa sẽ có con theo kiểu này vào đầu tháng Hai 2003. Còn bé Evà sinh ở một nơi ngoài Hoa Kỳ sẽ được mang đến Mỹ vào Ngày Thứ Hai 6/1/2003, nhưng vẫn chưa nắm chắc vấn đề có xẩy ra hay chăng. Bà Clonaid này cũng cho biết sẽ lấy chất DNA của hai mẹ con này vào Thứ Ba 7/1/2003 tới đây để làm cho những ai hồ nghi được yên tâm và sẽ cho biết kết quả vào tuần sau đó. Bà Boisselier nói: “Những thử nghiệm này chưa được thực hiện. Chúng tôi phải dừng lại những thử nghiệm này”, vì cha mẹ của đứa nhỏ cảm thấy bị căng thẳng sau khi nghe thấy một vị luật sư ở Florida tuần này yêu cầu tòa án tiểu bang chỉ định một pháp nhân bảo quản đứa bé. “Hiện nay cha mẹ này nói với tôi rằng họ cần 48 tiếng đồng hồ để quyết định có cần làm những thử nghiệm này hay chăng. Họ đã về nhà và chỉ muốn yên vui một lúc với đứa nhỏ mà thôi. Có lẽ đứa nhỏ thứ hai sẽ dễ dàng hơn vì xẩy ra ở Âu Châu và ở một xứ sở mà em trai hay gái này được ra đời ít phản ứng hơn. Điều này sẽ xẩy ra trong tuần này”.

Trong khi đó, vị lãnh đạo phong trào Raelian hôm Thứ Ba 31/12/2002 cho biết ông đã bảo vị bác sĩ phụ trách việc làm này không thực hiện bất cứ thử nghiệm DNA nào về đứa bé. Ông nói ông quyết định như vậy là vì “một vị quan tòa ở Florida đã ký giấy ra lệnh bé Evà phải được đưa ra khỏi gia đình, khỏi người mẹ”. Tuy nhiên, không có chuyện như vậy xẩy ra ở Florida. Chỉ có chuyện là một vụ kiện do luật sư Bernard Siegel thực hiện và ngày ra tòa được ấn định vào 22/1/2003 ở Broward County Circuit Court, vì vị luật sư này muốn tòa chỉ định một pháp nhân bảo quản cho đứa bé được tuyên bố do bởi phương pháp tạo sinh phi tính dục cloning này. Nếu người mẹ không ra hầu tòa thì tòa án có thể truyền lấy đứa nhỏ đi. Tuy nhiên, tòa án cũng có thể không đưa ra quyết định nào nếu không có thẩm quyền về vụ này. Luật sư Siegel nói những lời lẽ của giáo phái Rael dường như cho thấy rằng “họ không có câu trả lời trước luật pháp là những gì cho tôi thây rằng đó là một tổ chức bày tạo. Tôi muốn tất cả những gì về đứa nhỏ này phải được công bố”. Vị lãnh đạo phong trào Raelian này cho CNN biết là ông đã nói với bà Boisselier rằng “nếu xẩy ra chuyện đứa nhỏ bị đưa ra khỏi gia đình thì thà mất đi uy tín của bà thì hơn. Tôi nghĩ rằng bà ta đồng ý với tôi như vậy”. Nhóm này đã không trả lời tức khắc cho những cú điện thoại của CNN hôm Thứ Năm 2/1/2003 vừa rồi. Tay làm đầu nhóm đã trả lời câu hỏi dân chúng có cơ hội để sớm trông thấy đứa bé này hay chăng là “tôi không nghĩ như vậy”. Được hỏi là nhóm của ông ta có phải đang chỉ muốn lôi kéo chú ý của dân chúng hay chăng thì ông đã trả lời qua hệ thống vệ tinh Canada rằng ông bị trục trặc kỹ thuật về bộ phận thụ thính của ông: “Tiếc quá, âm thanh quá xấu đi. Tôi không thể nghe thấy gì cả”.

Ở Hoa Kỳ, Ban Quản Trị Thực Phẩm Và Y Dược, một tổ chức đã chấp thuận tất cả mọi thí nghiệm có mục đích y khoa, đã bắt đầu thực hiện việc điều tra sau lời loan báo của bà Boisselier. Các quốc gia như Hiệp Vương Quốc, Đức, Do Thái và Nhật Bản đã ra những khoản luật cấm chỉ việc sao bản hữu thể con người.

Các Chuyên Gia tạo sinh phi tính dục nhận định về những lời công bố của tổ chức Clonaid

Bà giám đốc hãng Clonaid là Brigitte Boisselier, một giám mục giáo phái Raelian kiêm hóa học gia người Pháp, cho hãng thông tấn Reuter hôm Thứ Bảy 4/1/2003, biết một đứa bé gái thứ hai của một cặp vợ chồng người Hòa Lan đã được ra đời hôm Thứ Sáu, 3/1/2002: “Tôi vừa mới nói chuyện với họ cách đây mấy tiếng và họ cảm thấy rất sung sướng, rất sung sướng. Mọi sự xẩy ra tốt đẹp, các vị bác sĩ coi sóc đứa bé nói rằng mọi sự tốt đẹp”.

Tuy nhiên, các phê bình gia cho rằng hãng Clonaid không chuyên môn về phương pháp tạo sinh phi tính dục, đồng thời cũng không có bằng cớ gì về những lời hãng này công bố, cho dù là hình ảnh của những em gái vừa ra đời. Vị lãnh đạo của tổ chức Anh Cát Lợi đã từng tạo sinh vô tính dục một u Dolly cho rằng những lời công bố ấy có thể là những lời tạo tĩnh lừa bịp. Ông Harry Griffin thuộc Viện Roslin, đã cho hãng thông tấn Reuters biết rằng “Hãng Clonaid đã công bố cho mình thực hiện được hai cuộc tạo sinh vô tính nhưng không có một chứng cớ nào về việc hiện hữu của hai em này, không có chứng cớ về những thử nghiệm chất di truyền DNA, do đó không có lý do nào tin nổi việc này ngoài việc họ muốn kéo chú ý của quần chúng thế thôi”.

Bà luân lý sinh học ở Đại Học Wiscolnsin là Alta Charo cho CNN biết giáo phái Raelian, nhóm cho rằng mình có 55 ngàn tín đồ ở Hoa Kỳ, đang đánh lừa thế giới: “Không có chứng cớ cũng chẳng có vấn đề trẻ được tạo sinh phi tính dục. Khoa học lành mạnh đâu có thực hiện kiểu như vậy. Đó là một kiểu làm xiệc của truyền thông vậy”. Tờ Thời Điểm Nữu Ước ra ngày Chúa Nhật 5/1/2003 đã tiết lộ rằng vị chủ bút về khoa học của Chương Trình Tin Tức ABC đã cố gắng bán bài viết hoàn toàn về việc tạo sinh vô tính này cho những hãng truyền thông chính nhưng không ai thèm.

Riêng Rael, nguyên là một ký giả người Pháp mang tên Claude Vorilhon, đã thành lập giáo phái Raelian, một giáo phái tin tưởng là có những kẻ lạ xuống Trái Đất cách đây 25 ngàn năm và bắt đầu giòng dõi loài người bằng đường lối tạo sinh phi tính dục. Nhà sáng lập tự xưng mình là tiên tri này cho rằng đường lối tạo sinh vô tính dục là chìa khóa dẫn tới sự sống trường sinh bất tử.

Hãng Clonaid của giáo phái Raelian cho biết có một danh sách 2 ngàn người muốn trả cho họ 200 ngàn Mỹ Kim để chính họ hay người thân của họ được tạo sinh kiểu vô tính dục, và họ đã công bố họ làm được điều này vào ngày 27/12/2002 vừa qua, với một bé gái cho người mẹ Hoa Kỳ 31 tuổi. Bà giám đốc của hãng Clonaid nói rằng tất cả các cha mẹ đều ký hợp đồng với hãng của bà là họ sẽ trình việc thử nghiệm chất di truyền DNA để chứng thực những lời công bố của hãng bà: “Quí vị cần phải hiểu rằng họ rất lo sợ về những gì đang xẩy ra hiện nay. Tôi nghĩ rằng chẳng mấy chốc họ sẽ làm việc này, nhưng chúng ta không thể nào biết được”.

Bà Charo trên đây nói rằng cuộc thử nghiệm ấy sẽ không gây nguy hiểm cho đứa nhỏ: “Đây có thể là vấn đề tìm cách thoát khỏi khối quần chúng mà họ đã đâm đầu vào. Người ta không dại gì chủ trương một điều không chắc rồi bảo rằng sau này sẽ có chứng cớ, sau đó cứ từ chối dân chúng cơ hội để chứng tỏ lời công bố của mình. Đó không phải là khoa học. Đó càng không phải là tính cách thông tin lành mạnh hay là những mối liên hệ công cộng”.

Phần bà Boisselier giám đốc hãng Clonaid tỏ ra không quan trọng hóa vấn đề uy tín của mình khi phát biểu như sau: “Có nhiều khoa học gia bảo tôi rằng tôi khùng khi tin vào thuyết Raelian về nguồn gốc sự sống. Uy tín của tôi đã bị hủy hoại cả 5 năm nay rồi. Bởi vậy nếu nó có bị hủy hoại trong vòng 5 hay 6 tháng nữa đối với tôi cũng có sao đâu”.

Bà Charo nói rằng những lời công bố tạo sinh kiểu phi tính dục này có thể sẽ dẫn đến chỗ giới hạn việc nghiên cứu vấn đề trị liệu kiểu tạo sinh phi tính dục: “Chúng ta thấy các phần tử Quốc Hội đã phải viết những bài xã luận ở tờ USA Today hay phát biểu qua báo chí. Họ có dự định đẩy mạnh việc lập luật vượt ra ngoài cả những gì chúng ta cần, liên quan tới việc sản sinh vô tính dục, cũng như tiến đến chỗ bãi bỏ việc nghiên cứu cùng một kỹ thuật mà không đem lại kết quả gì”.

Con người có thể thực hiện việc tạo sinh phi tính dục được chăng?

Riêng vấn đề khoa học có thể tạo sinh vô tính dục cloning con người được chăng, trong bài "Sống Động Là Tăng Trưởng Tầm Vóc" cho buổi phát thanh Vui Mừng Và Hy Vọng 9 ngày Chúa Nhật 17/3/2002, qua Đài Tiếng Nói Việt Nam Hải Ngoại phát đi từ thủ đô Hoa Thịnh Đốn từ 11 giờ 30 sáng đến 12 giờ trưa, tôi đã nêu lên nhận định như sau:

"Nếu mỗi một con người là một Ngôi Vị, hoàn toàn đặc thù và chuyên nhất như thế, cả về hình thù lẫn tầm vóc, thì phương pháp cloning tạo sinh phi tính dục, phương pháp tạo nên hai sinh vật giống hệt nhau, như đã xẩy ra ở trường hợp loài cừu bên Tô Cách Lan ngày 22/2/1997, thì phương pháp này, nếu áp dụng vào loài người, chẳng những phản luân lý mà còn phản cả tâm lý, triết lý và thần học nữa. Theo tôi, dù văn minh tột đỉnh và cố gắng hết sức, chắc chắn con người sẽ không thể nào và không bao giờ thực hiện được việc thử nghiệm tạo sinh con người theo phương pháp cloning phi tính dục như lòng mong ước. Bởi vì, nơi sự sống đã có tầm vóc, nơi sự sống con người đã có một Ngôi Vị linh thiêng vô cùng cao quí vậy".

Kỹ thuật hay phương pháp tạo sinh phi tính dục, tiếng Anh gọi là “cloning”, là phương pháp tạo nên một con người không phải do việc giao hợp vợ chồng, mà là do kỹ thuật thuần khoa học. Kỹ thuật cloning này có thể được tóm tắt qua 5 giai đoạn như sau: giai đoạn thứ nhất là lấy ra một tế bào nào đó trong thân thể của chồng chẳng hạn và để cho tế bào này trong tình trạng bất động như thiếp ngủ; giai đoạn thứ hai là lấy ra một tế bào trứng từ thân thể của người mẹ chẳng hạn, nhưng loại trừ nhân trung có chất di truyền DNA của tế bào này đi; giai đoạn thứ ba là làm cho hai tế bào được lấy ra từ thân thể vợ chồng này hợp lại với nhau để chúng trở thành phôi bào hay tế bào phôi thai hoặc tế bào đậu thai và chờ cho phôi bào này phát triển một chút; giai đoạn thứ bốn là lấy tế bào đậu thai đang phát triển này cấy vào trong một tử cung của một người đàn bà nào đó để nó có thể trở thành một bào thai; và giai đoạn năm là bào thai được sinh ra sẽ giống hệt như người cho tế bào ở giai đoạn thứ nhất.

Vấn đề con người có thể làm được việc tạo nên một con người theo kiểu phi tính dục này hay chăng, dám nói là không, vì mỗi người là một ngôi vị khác biệt nhau, không ai giống ai, về cả nét mặt lẫn dấu tay, những yếu tố hoàn toàn ngược với kỹ thuật tạo sinh vô tính dục này, một kỹ thuật chỉ có khả năng tạo nên hai vật hoàn toàn giống hệt nhau, được gọi là sao y bản chánh. Bởi vì, chính chất di truyền DNA (dioxyribonucleic acid) cần phải có để làm nên cá thể con người, trong khi đó việc tạo sinh con người theo kiểu phi tính dục lại phải loại bỏ chất di truyền DNA này ở tế bào trứng đi mới có thể thành công, mới có thể làm cho vật được sinh ra giống hệt vật hiến bào (donor), thì làm sao hữu thể con người có thể được tạo sinh theo kiểu phi tính dục được! Mỗi một con người, như đã xác nhận, là một ngôi vị (person) chứ không phải là cái gì đó thuộc về một khối, như khối thực vật hay khối động vật, loài sinh vật có thể tạo sinh kiểu phi tính dục.

Tuy nhiên, nếu quả thực việc con người có thể tạo sinh bằng đường lối vô tính dục thì không còn vấn đề hôn nhân gia đình nữa, và nữ giới sẽ trở thành chúa tể, bởi vì không cần đàn ông họ cũng tự mình có con được, một đứa con giống hệt như họ chứ không còn những đứa con giống bố chúng hay giống người hàng xóm nữa. Thậm chí những con người được tạo sinh kiểu vô tính dục này có thể toàn là con gái thôi, vì tác dụng của phương pháp tạo sinh phi tính dục này hầu như mới có hay chỉ có khả năng làm điều ấy nơi loài có vú (giống cái hay phái nữ). Chưa hết, trong việc thụ thai bình thường, như y khoa và thực tế cho thấy, thai nhi còn có thể gặp biến chứng trong thời kỳ phôi thai, sau này có thể bị một hội chứng chậm phát triển (mental retardation hay developmental disability) được gọi là Hội Chứng Đao (Down Syndrome), vì nơi thai nhi này thiếu hay dư một trong 46 sợi nhiễm sắc thể (chromosome) của tế bào đậu thai (tế bào tinh trùng của bố 23 sợi và tế bào trứng của mẹ 23 sợi). Thế thì một bào thai hoàn toàn không có chất DNA nơi tế bào trứng của người mẹ thì sẽ thành một con người như thế nào, nếu con người này thực sự vào đời. Vấn đề ở đây là bất cứ một điều gì con người có lý trí và tự do làm không hợp với hay trái ngược với lề luật tự nhiên, như trong trường hợp ngừa thai (nhân tạo), phá thai, cấy thai hay tạo thai (kiểu phi tính dục) v.v., chẳng những có tính cách sai trái về phương diện luân lý mà còn mang lại một hậu quả khôn lường về thể lý nữa.

Ông Domenico Di Virgilio, chủ tịch Hiệp Hội Bác Sĩ Công Giáo Ý, cảnh giác về phương pháp tạo sinh vô tính dục, một phương pháp cho đến nay đã cho thấy những vấn đề trầm trọng nơi các loài có vú. Ông giải thích là trước khi con cừu Dolly được tạo sinh vô tính dục đã có 272 cuộc thử nghiệm “cho thấy gặp phải trục trặc về kỹ thuật”. Ngoài ra, vị này còn cho biết, loài vật, ở vào thời gian 3 năm, tỏ ra có những dấu hiệu ở vào thời gian 14 năm. Điều này “cho thấy rằng có một cái gì đó chúng ta không biết làm cách nào có thể kiểm chế hay điều khiển một cách cụ thể hay đúng đắn”.

Nếu Evà đầu tiên do Thiên Chúa tạo dựng nên từ Adong, thì Evà ngày 26/12/2002 một khi thực sự do loài người tạo nên này cho thấy mộng ước muốn nên bằng Thiên Chúa của đệ nhất Evà (x Gen 3:5) đã hầu như trở thành hiện thực. Con người văn minh tối tân tiến về vật chất phải chăng đã và đang trở thành Thiên Chúa, đúng hơn chiếm chỗ của Ngài. Ở chỗ, họ chẳng những hạ bệ Thiên Chúa xuống, bằng cách chẳng những loại bỏ đi tất cả những gì Thiên Chúa thiết dựng ngay từ ban đầu về hôn nhân nam nữ và sinh sản bởi hôn nhân (x Gen 2:23-25; 1:28), mà còn thay vào đó những ngẫu tượng quái gở của mình là đồng tính hôn nhân và những kỹ thuật tạo sinh ngoại nhiên, như kỹ thuật tạo sinh phi tính dục. Nếu chưa đạt đến chỗ tự mình tạo sinh ngoại nhiên mà con người còn lên mặt kiêu căng tự phụ, gạt Thiên Chúa ra ngoài, làm cho xã hội loài người bị mất nền tảng, trở nên chới với và choáng váng đến chỗ hỗn loạn chưa từng thấy, thì một khi đã có thể tạo sinh ngoại nhiên phi tính dục, xã hội loài người chắc chắn sẽ càng biến loạn hơn nữa, hơn bao giờ hết, chẳng mấy chốc sẽ đi đến chỗ tự diệt và tận diệt, đi đến thời điểm của ngày tận thế...? Con người bắt đầu trào lưu phá thai từ hậu bán thế kỷ 20 vì cho rằng dân số loài người trên thế giới đã tăng quá mức, đã trở thành một cái nạn. Thế mà, từ thập niên cuối cùng của thiên kỷ thứ hai, con người lại bắt đầu tạo nên những con người theo kiểu ngoại nhiên, như bằng phương pháp cấy thai vốn đã xẩy ra, và giờ đây lại đi đến phương pháp sao bản phi tính dục. Như vậy không phải là con người thực sự sống theo chủ nghĩa pro choice, toàn quyền tự quyết, muốn làm gì thì làm như một vị chúa tể trần gian này hay sao?

Tòa Thánh Ngỏ Lời tại Liên Hiệp Quốc về Việc Loại Trừ Tất Cả Mọi Thứ Tạo Sinh Con Người Theo Kiểu Phi Tính Dục

Vị giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh là tiến sĩ Joaquín Navarro-Valls hôm Thứ Bảy 28/12/2002 đã nói rằng: “Việc loan báo không có bằng cớ này đã gây ra tình trạng ngờ vực và khiến phần lớn cộng đồng khoa học quốc tế phải lên tiếng phản đối về phương diện luân lý”.

Đức Giám Mục Elio Sgreccia, phó chủ tịch Học Viện Tòa Thánh Về Sự Sống, phát biểu trên Đài Phát Thanh Vatican là: “Tuy nhiên, cho dù có xẩy ra thực sự như thế, tôi cũng coi nó là một vấn đề hệ trọng, vì việc tạo sinh phi tính dục, được gọi là phương pháp trị liệu vô tính dục, là tiêu biểu cho những gì hoàn toàn đoạn tuyệt đối với nhân loại”. ĐGM Sgreccia đã diễn tả việc loan báo này như là một “tội ác phạm đến nhân loại, vì nó áp đặt lên một thứ nô lệ, một biến đổi cá nhân con người thành đối tượng của một thứ trò chơi và của một cuộc sản xuất quái dị”. ĐGM này nhấn mạnh là việc bênh vực nhân loại phải được bắt đầu nơi luật lệ, “một luật lệ có hiệu lực và có quyền sửa trị những vi phạm”. ĐGM còn thêm: “Cần phải có một giới hạn không được ai vượt qua. Nó không phải là một thứ giới hạn của một tính chất liên quan đến văn hóa về ý hệ. Nó là một thứ giới hạn về nhân tính. Tôi nghĩ rằng những cơ cấu lập pháp, cả ở cấp độ quốc gia lẫn quốc tế, từ Khối Hiệp Nhất Âu Châu đến Tổ Chức Liên Hiệp Quốc, cần phải có một quan niệm và vị thế rõ ràng và tác hiệu”.

Nói chung, bất cứ việc tạo sinh ngoại nhiên nào, như việc tạo sinh bằng cách cấy tinh trùng trong ống nghiệm hoặc trong một tử cung mượn v.v., đều là những gì phản với giáo huấn của Giáo Hội. Việc sinh con ngoại tình hay tà dâm, tức sinh con theo tính dục tự nhiên, theo Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, còn có tội huống chi việc sản sinh không do tác động giao hợp vợ chồng!


Theo tài liệu của Holy See Mission được Màn Điện Toán Zenit phổ biến ngày 24/9/2002 thì trước Ủy Ban Liên Hệ của Liên Hiệp Quốc về Hội Nghị Quốc Tế Chống Lại Việc Sản Sinh Con Người Theo Kiểu Phi Tính Dục, ĐTGM Renato Martino, vị lãnh sự kiêm quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, đã ngỏ lời tại Liên Hiệp Quốc hôm Thứ Hai 23/9/2002 như sau:


Cám ơn Ngài Chủ Tịch,


Chủ trương của Tòa Thánh chúng tôi đã quá rõ ràng. Tòa Thánh ủng hộ và thúc giục việc hủy bỏ toàn diện và toàn cầu việc tạo sinh phôi thai bào con người theo kiểu phi tính dục cho cả vấn đề sản sinh lẫn khoa học. Việc tạo sinh phôi thai bào con người theo kiểu phi tính dục, cho dù được thực hiện nhân danh một thứ nhân loại tốt hơn, vẫn là một việc làm nhục đến phẩm giá của con người. Việc tạo sinh phôi bào con người theo kiểu phi tính dục là việc phản lại tính dục con người và biến sự sống con người thành một thứ đồ vật.


Như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gần đây có nói: “Sự sống của con người không thể bị coi như là một đồ vật chúng ta muốn làm gì thì làm, nhưng là một thực tại trần gian linh thánh nhất bất khả vi phạm. Không thể nào có hòa bình nếu không biết bảo vệ sự thiện căn bản nhất. Chúng ta phải thêm vào (bản liệt kê các thứ bất chính trên thế giới) những thực hành vô trách nhiệm về kỹ thuật di truyền, như kỹ thuật tạo sinh phi tính dục và kỹ thuật sử dụng phôi thai bào con người để nghiên cứu, những việc được biện minh một cách phi lý khi nại vào quyền tự do, vào tiến bộ văn hóa, vào bước tiến của loài người. Khi thành phần hèn kém nhất và những phần tử dễ bị tổn thương nhất trong xã hội bị lạm dụng bởi những hành động gian ác như thế, thì chính quan niệm về gia đình nhân loại, được căn cứ vào giá trị về con người, vào sự tin tưởng, tôn trọng và nâng đỡ nhau, đang bị hư hoại một cách khủng khiếp. Một thứ văn minh được xây dựng trên yêu thương và hòa bình cần phải chống lại những thứ thí nghiệm bất xứng với con người ấy” (World Day of Peace Message, 1 January 2001, No. 19).


Theo trạng thái về sinh học và nhân loại học của phôi thai bào con người, cũng như theo qui tắc luân lý và dân sự tối yếu thì thật là bất hợp pháp khi sát hại một con người vô tội cho dù có mang lại một thiện ích nào đó cho xã hội đi nữa.


Tòa Thánh coi việc phân biệt giữa vấn đề tạo sinh “sản xuất” theo kiểu phi tính dục và cái được gọi là “trị liệu” (hay “thí nghiệm”) theo kiểu phi tính dục là bất khả chấp. Việc phân biệt này ẩn dưới chiếc mặt nạ thực tại của việc tạo nên một hữu thể con người với mục đích để hủy diệt con người nam hay nữ này đi, nhờ đó sản xuất ra hàng loạt tế bào thân phôi thai hay nhờ đó giúp cho các cuộc thí nghiệm khác. Cần phải ngăn cấm việc tạo sinh phôi thai bào con người theo kiểu phi tính dục trong tất cả mọi trường hợp, bất kể với mục đích gì.


Tòa Thánh ủng hộ việc nghiên cứu những tế bào thân được bắt nguồn sau khi sinh, vì phương pháp này, như đã được chứng tỏ bởi hầu hết các cuộc nghiên cứu khoa học gần đây, là một đường lối lành mạnh, hứa hẹn và hợp với luân thường đạo lý trong việc đạt được việc thay mô thịt và việc trị liệu tế bào là những gì có thể mang lại lợi ích cho nhân loại. Như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói: “Ở bất cứ trường hợp nào, bao giờ cũng cần phải tránh các phương pháp (khoa học) không biết tôn trọng phẩm giá và giá trị của con người. Tôi đang đặc biệt nghĩ đến những nỗ lực tạo sinh con người theo kiểu vô tính dục để lấy các bộ phận dùng vào việc thay cơ phận: những kỹ thuật này, nếu dính dáng đến việc lạm dụng và hủy hoại các phôi thai bào, đều là những gì vô luân bất khả chấp, cho dù mục đích của nó tự bản chất là tốt. Chính khoa học còn cho thấy những hình thức khác nơi việc ra tay trị liệu không dính dáng gì tới việc tạo sinh phi tính dục hay tới việc sử dụng các tế bào phôi thai bào, nhưng sử dụng những tế bào thân được lấy từ người lớn. Đó là chiều hướng đòi việc nghiên cứu phải theo, nếu nó muốn tôn trọng phẩm giá của mỗi một con người cũng như của hết mọi con người, cho dù họ còn đang ở trong tình trạng phôi thai bào” (Address of Pope John Paul II to the 18th International Congress of the Transplantation Society, 29 August, 2000, No. 8).


Việc tạo sinh phôi thai bào con người theo kiểu phi tính dục, được thực hiện cho việc nghiên cứu y khoa sinh học hay cho việc sản xuất ra những tế bào thân, là những việc góp tấn công phẩm giá và tính cách nguyên vẹn của hữu thể con người. Việc tạo sinh một phôi thai bào con người theo kiểu phi tính dục, với mục đích hủy hoại nó đi, sẽ trở thành một guồng máy cố tình hủy hoại sự sống con người đang hình thành một cách có phương pháp, nhân danh một “sự thiện” vô danh của việc trị liệu khả dĩ hay của việc khám phá khoa học. Chủ trương này đáng ghê tởm đối với hầu hết con người ta, bao gồm cả những ai biện hộ một cách thích đáng cho việc tiến bộ về khoa học và y học. Vì việc tạo sinh phôi thai bào con người theo kiểu phi tính dục làm phát sinh ra một sự sống con người mới, không phải cho một tương lai nở hoa nhân bản, mà là cho một tương lai đâm đầu vào làm tôi đòi và chắc chắn sẽ bị hủy diệt, nó là một tiến trình không thể biện minh bởi lập luận là nó có thể giúp cho những hữu thể con người khác. Việc tạo sinh phôi thai bào vi phạm đến những tiêu chuẩn trọng yếu của luật về các quyền lợi con người.


Từ năm 1988, càng ngày càng thấy xẩy ra hai tình trạng chia lìa cả thể trên hoàn cầu: tình trạng chia lìa thứ nhất là hiện tượng bần cùng và kỳ thị xã hội thê thảm hơn bao giờ hết, và tình trạng chia lìa thứ hai, gần đây hơn và ít bị lên án hơn, liên quan đến thai nhi, được sử dụng như một thứ đồ để thí nghiệm cũng như cho vấn đề thực hiện kỹ thuật (như những kỹ thuật sản sinh nhân tạo, kỹ thuật sử dụng ‘các phôi thai bào dư thừa’ (superfluous embryos), được gọi là kỹ thuật tạo sinh trị liệu theo kiểu phi tính dục v.v). Ở đây chúng ta thấy hiện lên cái nguy cơ của một hình mới về chủ nghĩa nòi giống, vì việc phát triển những thứ kỹ thuật này có thể tiến đến chỗ tạo nên ‘một loại hữu thể con người phụ cấp’, chính yếu nhắm đến thiện ích của một số những con người khác. Điều này sẽ là một hình thức nô lệ mới mẻ và ghê gớm. Tiếc thay người ta lại không thể phủ nhận là khuynh hướng tạo sinh cải giống này (eugenics) vẫn còn ngấm ngầm, nhất là khi nó được các lợi lộc thương mại khai thác. Các chính quyền và cộng đồng khoa học cần phải hết sức lưu tâm chú ý tới lãnh vực này” (Holy See's Contribution Against Racism, Racial Discrimination, Xenophobia and Related Intolerance-Durban, South Africa, 31 August to 7 September 2001, No. 21).


Từ ngày thành lập Tổ Chức Liên Hiệp Quốc, không ai còn hồ nghi gì về hoạt động của tổ chức này đặt trọng tâm vào tình trạng phúc hạnh và bảo vệ toàn thể con người. Việc bảo toàn những thế hệ hiện tại và sau này của nhân loại, cùng với tình trạng thăng tiến các thứ quyền lợi của con người là vấn đề trọng yếu cho hoạt động của tổ chức Liên Hiệp Quốc. Bản Tuyên Ngôn Chung Nhân Quyền lập đi lập lại tính cách thánh hảo của tất cả mọi sự sống con người, cũng như đến nhu cầu bắt buộc phải bảo vệ sự sống khỏi bị thiệt hại.


Về khía cạnh này, Khoản Thứ 3 của Bản Tuyên Ngôn chủ trương rằng hết mọi người đều có quyền sống. Nhờ sự sống mới phát sinh hy vọng cho tương lai, một niềm hy vọng được Bản Tuyên Ngôn Chung này bảo vệ bằng việc nhìn nhận rằng tất cả mọi con người đều bình đẳng về phẩm giá và quyền lợi. Có quyền sống con người mới sống tự do và an ninh. Để bảo đảm tình trạng ấy, Bản Tuyên Ngôn Chung đã xác nhận là mỗi một con người là một thực thể có một tương lai mang đầy hy vọng được quyền quyết định lấy cho mình, những gì cần phải được bảo toàn. Để tiến đến mục tiêu này thì những thứ làm hạ cấp bất cứ một con người nào xuống tình trạng nô lệ, cũng như những việc chối bỏ các quyền lợi căn bản để họ có thể sống và tự quyết đều đáng trách và bất khả chấp.


Bất kể với mục đích nào đi nữa thì việc tạo sinh phôi thai bào con người theo kiểu phi tính dục cũng xung khắc với các qui tắc pháp lý quốc tế trong việc bảo vệ phẩm giá con người. Luật quốc tế bảo vệ quyền sống cho tất cả mọi người, chứ không phải chỉ cho một số người nào đó. Việc dễ dàng tạo nên các hữu thể con người để bị hủy hoại, việc chủ ý tiêu hủy những hữu thể con người được tạo sinh theo kiểu vô tính dục này một khi đạt được mục tiêu nghiên cứu, việc đẩy hữu thể con người đến chỗ hiện hữu trong một tình trạng làm tôi hay nô lệ ngoài ý muốn, và việc tự ý thực hiện những cuộc thí nghiệm hữu thể con người theo y khoa và sinh học, đều là những hành động sai trái và bất khả chấp về luân lý.


Việc tạo sinh phôi thai bào con người theo kiểu phi tính dục cũng gây ra một đe dọa trầm trọng cho cả qui tắc của luật lệ nữa, bằng việc để cho những ai phụ trách việc tạo sinh theo kiểu phi tính dục này chọn lựa và truyền bá một số những đặc tính của con người theo phái tính, chủng loại v.v., cùng với việc họ loại trừ đi những đặc tính khác. Điều này dính dáng đến việc thực hiện tạo sinh cải giống dẫn đến chỗ tạo nên một thứ “siêu chủng” (super race), cũng như đến chỗ không thể tránh được tình trạng kỳ thị đối với những ai sinh vào đời theo tiến trình tự nhiên.


Việc tạo sinh phôi thai bào con người theo kiểu phi tính dục cũng chối bỏ những ai được hiện hữu cho những mục tiêu nghiên cứu, các thứ quyền lợi quốc tế liên quan đến đường lối khiếu nại theo luật pháp và được luật pháp bảo vệ một cách bình đẳng. Ngoài ra, cũng cần phải nhớ rằng, việc thực hành về phương diện quốc gia cũng như việc tiến đến những thỏa ước từng miền đã nhìn nhận rằng việc tạo sinh phôi thai bào con người theo kiểu phi tính dục được thực hiện cho bất kỳ mục đích nào cũng đều trái với qui tắc của lề luật.


Thưa Ngài Chủ Tịch, chúng ta cần phải nhớ rằng hết mọi tiến trình liên quan đến việc tạo sinh phôi thai bào con người theo kiểu phi tính dục tự nó là một tiến trình sản xuất làm phát sinh ra một hữu thể con người ở vào ngay thời điểm phát triển của họ, tức là làm phát sinh ra một tế bào con người phôi thai vậy.


Xin cám ơn Ngài Chủ Tịch.



Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

Vị sáng lập giáo phái Raelian thú nhận rằng việc công bố về vấn đề tạo sinh sao bản có thể là sai

Claude Vorilgon, vị sáng lập giáo phái Raelian đã tỏ ra vui mừng về việc nhóm của ông đã tung tin kéo được sự chú ý của quần chúng gần đây và đã thú nhận là những công bố về việc tạo sinh sao bản phi tính dục này có thể là sai. Hôm Chúa Nhật 19/1/2003, tại Montreal Canada, vị này đã nói với 300 môn đồ của mình rằng: “Dù đúng hay sai thì giáo phái Raelian cũng đã được cả thế giới biết đến rồi”. Về bà giám đốc hãng Clonaid của giáo phái này, thì vị sáng lập này đã nói: “Nếu Brigitte Boisselier đã thực hiện việc tung tin này thì bà đã làm một điều tuyệt vời, đáng được giải thưởng Nobel. Nếu điều tung tin ấy không đúng thì nó cũng là một thứ diễu cợt về khoa học rất là hay ho, dầu sao nó cũng giúp cho chúng ta chuyên chở được sứ điệp của chúng ta muốn nói đến với toàn thể thế giới. Tôi xin đời đời cám ơn Brigitte về việc này, mà một khi tôi nói là đời đời thì tôi cố ý nói thật sự như vậy”.

Vấn đề tạo sinh ngoại nhiên phi tính dục cloning bị chống đối gay gắt tại Đức

Theo tin của Màn Điện Toán Zenit ngày Chúa Nhật 19/1/2003 ghi nhận ở Bá Linh Đức thì các nhân vật chính trị, y khoa và giáo quyền đang lần lượt lên tiếng chống lại vấn đề tạo sinh ngoại nhiên phi tính dục cloning, cho dù chính quyền đã thông báo về cuộc hội nghị quốc tế để bàn đến việc cấm thực hiện phương pháp này. Cuộc hội nghị này sẽ được tổ chức ở Bá Linh vào Tháng Năm tới đây. Thủ Tướng Gerhard Schroder thuộc Đảng Xã Hội Dân Chủ chống lại việc tạo sinh phi tính dục sản sinh nhưng lại ủng hộ vấn đề này nếu nó được thực hiện với mục đích trị liệu.

Hiện nay việc chống lại với bất cứ hình thức tạo sinh phi tính dục cloning nào đang tiến đến chỗ thành lập một mối thắt kết chưa hề thấy nơi các phe Kitô hữu và the Greens. Phe the Greens là liên minh với Đảng Xã Hội Dân Chủ trong chính quyền. Tuần vừa qua Hiệp Hội Y Khoa Đức đã tự loan báo về vấn đề này bằng một câu phát biểu như sau: “Chúng tôi ủng hộ những nỗ lực của chính quyền liên bang tiến đến chỗ cấm tạo sinh phi tính dục cloning trên quốc tế”. Bác sĩ chủ tịch hiệp hội này là Jorg-Dietgrich Hoppe đã nói: “Chúng tôi ủng hộ việc hoàn toàn cấm chỉ việc tạo sinh phi tính dục cloning, kể cả việc được gọi là để trị liệu đi nữa”. Đức Giám Mục Gebhard Furst giáo phận Rottenburg-Stuttgart, một thành viên của Hội Đồng Đạo Lý Toàn Quốc, đã lên tiếng như sau: “Cần phải cấm chỉ việc tạo sinh phi tính dục, cả để sản sinh lẫn trị liệu… Việc tạo sinh phi tính dục để trị liệu không có liên hệ gì tới vấn đề trị liệu cả mà chỉ được sử dụng để nghiên cứu mà thôi”.

Văn Phòng Phò Sự Sống của Các Đức Giám Mục Hoa Kỳ ủng hộ dự luật cấm tất cả mọi cuộc tạo sinh phi tính dục cloning

Bà giáo sư luân lý sinh học ở Đại Học Wiscolnsin là Alta Charo đã cho CNN biết về hậu quả gây ra bởi những lời công bố của hãng Clonaid liên quan đến hai bé gái do họ cho vào đời bằng phương pháp tạo sinh phi tính dục, rằng những lời công bố tạo sinh kiểu phi tính dục này có thể sẽ dẫn đến chỗ giới hạn việc nghiên cứu vấn đề trị liệu kiểu tạo sinh phi tính dục. Thật vậy, vào ngày 8/1/2003 Thứ Tư tuần vừa rồi, một dự luật đã được đưa ra bởi hai vị Dân Biểu là Dave Weldon, thuộc đảng Cộng Hòa ở Florida, và Bart Stupak, thuộc đảng Dân Chủ ở Michigan. Bà Cathleen Cleaver, phát ngôn viên của Văn Phòng Phò Sự Sống của các vị giám mục đã phát biểu như sau: “Trừ phi Quốc Hội mau tỏ thái độ, bằng không những nhóm tạo sinh phi tính dục cloning ẩu tả như nhóm giáo phái Raelian có thể theo đuổi những mục tiêu quái dị ở xứ sở chúng ta. Cũng có thể chống cả việc tạo sinh phi tính dục cloning cho vấn đề nghiên cứu nữa. Những nhà nghiên cứu vô trách nhiệm ở Massachusetts, California và các nơi khác có ý tạo sinh kiểu phi tính dục hàng loạt con người để sử dụng làm nguồn chất liệu cho việc nghiên cứu”. Dự án của giáo phái Raelian bị đa số lên án, một phần là vì 95% nỗ lực của họ trong việc làm này không thành công, tức là những trẻ em được tạo sinh kiểu ấy bị chết trước khi sinh hay bị biến dạng rùng rợn. Một số dự thảo từ địa điểm tạo sinh cloning nghiên cứu bao gồm cả việc để cho vật tạo sinh phát triển nhiều tuần lễ trước khi bị giết chết. Cái mỉa mai ở đây là việc tạo sinh cloning để nghiên cứu cần đến một mức độ tử vong 100% khi còn trong trứng nước. Để làm cho việc tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục thì người phụ nữ phải cung cấp một đống trứng bởi một tiến trình lấy ra gây đau đớn và nguy hiểm cho sức khỏe. Việc biến người phụ nữ thành những hãng cung cấp trứng cho việc nghiên cứu là một chủ trương hoàn toàn đáng ghê tởm”.
 

Quan Điểm của Tòa Thánh về Vấn Đề Tạo Sinh Con Người theo Kỹ Thuật Phi Tính Dục Cloning

Theo nguồn tin Zenit phát đi từ New York ngày 3/3/2002, Tòa Thánh Vatican đã phổ biến văn kiện về việc tạo sinh con người theo kỹ thuật phi tính dục cloning cho thấy Tòa Thánh chủ trương như thế nào về vấn đề này. Tòa Thành hoàn toàn ủng hộ việc cấm chỉ toàn diện và toàn cầu việc tạo sinh con người theo kỹ thuật phi tính dục cloning này.

Nội Dung

1. Chủ trương của Tòa Thánh
2. Bối cảnh sinh học của việc tạo sinh phi tính dục
3. Những mục đích khả dĩ của việc tạo sinh con người theo kỹ thuật phi tính dục cloning: 1) Việc tạo sinh phi tính dục những phôi thai bào con người như một cách thức để làm nên các thơ nhi; 2) Việc tạo sinh phôi thai bào con người bằng kỹ thuật phi tính dục như cách để sản xuất ra những tế bào thân; 3) Việc tạo sinh phôi thai bào con người bằng kỹ thuật phi tính dục như dụng cụ để nghiên cứu những tiến trình về di truyền và phát triển phôi thai bào
4. Việc tạo sinh con người theo kỹ thuật phi tính dục cloning bất kể với mục tiêu gì cũng nghịch lại với phẩm giá và tính cách nguyên vẹn của hữu thể con người và quyền sống của họ
5. Việc tạo sinh con người theo kỹ thuật phi tính dục cloning cho dù với mục đích gì đi nữa cũng đi ngược lại với những qui định căn bản của luật quốc tế
6. Kết luận

(Nếu cần, xin xem toàn bài bằng Tiếng Anh dưới đây. Chỉ xin trích dịch một số đoạn chính. Vì những phần khác có những ý tưởng lập lại hay trùng hợp với bài trên đây của Tòa Thánh)

2. Bối cảnh sinh học của việc tạo sinh phi tính dục

Trong tương quan về ý niệm và kinh nghiệm, chữ “cloning” có những ý nghĩa khác nhau, những ý nghĩa theo những phương thức kỹ thuật khác nhau cũng như những mục đích khác nhau. Cloning tự nó liên quan đến việc sản xuất ra một thực thể sinh học đồng hóa về di truyền, hay rất giống, với thực thể nó được bắt nguồn. Từ ngữ này thường để ám chỉ:

a. Việc sản xuất ra một chất chua nhân trung (như chất DNA, RNA), một chất đạm, hay một loạt tế bào từ một sao bản duy nhất hay từ một ít sao bản của mỗi một thực thể này. Đối với riêng trường hợp sự sống thì không có vấn đề đạo lý hay pháp lý liên quan đến những tiến trình này cả.

b. Việc sản sinh, theo đường lối nhân tạo phi tính dục, của một hay hơn một vật thể sinh học thuộc về những loại sản sinh theo tính dục (như thực vật, thú vật và nhân vật). Đối với trường hợp thú vật và nhân vật, điều này có thể thực hiện hoặc bằng việc tách biệt hay phân chia một phôi thai bào (“embryo splitting”) ở vào giai đoạn mới phát triển của phôi thai bào này, hay bằng việc chuyển một nhân trung có những cặp nhiễm sắc thể giống nhau của một tế bào từ một phôi thai bào, từ một bào thai hay từ một người lớn sang một sơ bào không có nhân trung của nữ giới. Nếu thành công, sau khi sinh động, sơ bào mất nhân trung được tái cấu trúc này sẽ phát triển thành một phôi thai bào có khả năng phát triển thêm cho tới hết cỡ. Bất kể định mệnh của nó ra sao, một phôi thai bào được tạo sinh theo kỹ thuật phi tính dục là một cá thể được tạo sinh theo kỹ thuật phi tính dục của một thứ giống ấn định ở vào giai đoạn khởi đầu sự sống của nó vậy.

3. Những mục đích khả dĩ của việc tạo sinh con người theo kỹ thuật phi tính dục cloning

Việc tạo sinh con người bằng kỹ thuật phi tính dục là một kỹ thuật khoa học làm phát sinh ra một hữu thể con người. Kết quả sơ khởi nhưng bất khả tránh của việc tạo sinh phi tính dục vừa phân chia phôi thai bào vừa thuyên chuyển nhân trung là việc sản xuất ra một hữu thể con người ở giai đoạn phát triển phôi thai bào. Như thế, việc tạo sinh con người bằng kỹ thuật phi tính dục cloning và việc tạo sinh phi tính dục phôi thai bào con người xẩy ra cùng một lúc, nên chúng được coi là đồng nhất với nhau. Hiện nay việc cố gắng tạo sinh con người bằng kỹ thuật phi tính dục có ba mục đích:

3.1) Việc tạo sinh phi tính dục những phôi thai bào con người như một cách thức để làm nên các thơ nhi;

Khi một phôi thai bào con người được tạo sinh bằng kỹ thuật phi tính dục được cấy vào tử cung của một phụ nữ được lấy trứng hay của một bà mẹ đại diện, thì sẽ xẩy ra việc sinh ra một thơ nhi sau thời gian cưu mang, như đã xẩy ra nơi việc tạo sinh loài có vú bằng kỹ thuật phi tính dục. Việc sử dụng việc tạo sinh con người bằng kỹ thuật phi tính dục cloning này được gọi một cách không thích đáng là “việc tạo sinh phi tính dục sản sinh”, vì mục đích tối hậu của nó là sản sinh ra một hữu thể con người lớn.

3.2) Việc tạo sinh phôi thai bào con người bằng kỹ thuật phi tính dục như cách để sản xuất ra những tế bào thân;

Mục tiêu thứ hai của việc tạo sinh con người bằng kỹ thuật phi tính dục là để tạo nên những tế bào thân của phôi thai bào để chế ra cơ sợi và thay thể hoặc sử dụng trong vấn đề trị liệu tế bào. Một khi phôi thai bào con người được tạo sinh bằng kỹ thuật phi tính dục rồi, thì việc nó phát triển thêm bị chặn lại trước khi nó được đem cấy (thường ở vào giai đoạn phôi thai bào sơ khởi), bằng cách hủy đi việc phát triển thêm của phôi thai bào này. Tên gọi được đặt cho loại tạo sinh con người bằng kỹ thuật phi tính dục này, như được gọi là “việc tạo sinh phi tính dục trị liệu”, là một tên gọi lừa dối, ở chỗ nó làm lẫn lộn mục đích của việc làm với chính bản chất của tiến trình tùy thuộc này. Thật vậy, để sản xuất những tế bào thân của phôi thai bào thì người ta có ý tạo nên một phôi thai bào con người sống động để hủy hoại đi.

3.3) Việc tạo sinh phôi thai bào con người bằng kỹ thuật phi tính dục như dụng cụ để nghiên cứu những tiến trình về di truyền và phát triển phôi thai bào

Việc chuyển một nhân trung từ một tế bào cơ sợi của con người sang một sơ bào không còn nhân trung của con người, và việc nghiên cứu vấn đề phát triển của phôi thai bào sau đó, được thực hiện với mục đích để hiểu biết những sinh hoạt về di truyền và về tế bào phôi thai của việc tế bào phát triển, năng lực, phân loại, tái sinh và già đi. Thứ phác họa để thí nghiệm sinh học về tế bào này được gọi là “việc tái cấu trúc nhân trung”. Cho dù mang một danh xưng vô tội như thế, nó cũng dính dáng đến việc tạo sinh bằng kỹ thuật phi tính dục một phôi thai bào con người với duy một mục đích để làm thí nghiệm mà thôi.

4.- Việc tạo sinh con người theo kỹ thuật phi tính dục cloning bất kể với mục tiêu gì cũng nghịch lại với phẩm giá và tính cách nguyên vẹn của hữu thể con người và quyền sống của họ

Cho dù việc tạo sinh phi tính dục nhắm đến mục đích tạo nên một thơ nhi con người là thực thể sẽ phát triển thành nhân chứ không xẩy ra việc hủy hoại phôi thai bào con người, thì hoạt động này vẫn là một việc phạm đến phẩm giá của con người. Là một hình thức sản sinh ngoại nhiên phi tính dục, việc làm này tiêu biểu cho một sự lạm dụng trầm trọng về mối liên hệ và hỗ tương sâu xa thuộc cốt lõi của việc con người sinh sản bao gồm cả tác động thể xác lẫn tác động tỏ tình của họ. Việc tạo sinh phi tính dục này biến tính dục của con người thành một thứ đồ vật và biến thân thể của phụ nữ thành thứ hàng hóa. Ngoài ra, phụ nữ còn bị mất mát cả phẩm giá sâu xa của họ khi trở thành một thứ cung cấp trứng và bụng dạ. Phẩm giá của con người được tạo sinh ngoại nhiên bằng kỹ thuật phi tính dục này cũng bị đe dọa vì những người khác và các thứ quyền lực về kỹ thuật thi hành quyền thống trị thật sự trên cả cuộc sống của con người này hay trên căn tính đặc thù của họ. Việc sản sinh phi tính dục đe dọa tính cách cá biệt về xác thể và áp đặt cái thay thế về di truyền của một con người đã hiện hữu trên con người bị tạo sinh bằng kỹ thuật phi tính dục. Về phần mình, con người được tạo sinh bằng kỹ thuật phi tính dục bị điều khiển bởi tính chất nội ngoại của kẻ khác, từ đó gây nên một cuộc tấn công dữ dội trên tính cách nguyên tuyền toàn vẹn thuộc bản thân của người được tạo sinh theo kiểu phi tính dục.

Việc tạo sinh phi tính dục được thực hiện cho mục đích nghiên cứu sinh học y khoa (như việc tái cấu trúc nhân trung “nucleus reprogramming”), hay cho việc sản xuất ra những thế bào thân (như việc tạo sinh phi tính dục trị liệu “therapeutic cloning”), đều góp phần vào việc tấn công phẩm giá và tính cách nguyên vẹn của con người như vừa được đề cập đến liên quan đến việc tạo sinh phi tính dục sản sinh. Việc tạo sinh phi tính dục một phôi thai bào con người với chủ ý hủy hoại nó đi, sẽ kiến tạo nên tình trạng cố ý hủy diệt một cách có phương pháp sự sống vừa nhú lên của con người, nhân danh một “sự thiện” vô danh của việc trị liệu khả dĩ hay của việc khám phá khoa học... Việc thí nghiệm trên chủ thể con người là một tội ác theo luật lệ quốc tế. Chủ trương này về luân lý và đạo lý ghê tởm ngay cả với những người thường ủng hộ việc nghiên cứu khoa học. Hiện nay có những phương pháp khác trong việc nghiên cứu tế bào theo khoa học đạt được cũng những mục tiêu khả dĩ mà không cần tạo sinh phi tính dục một phôi thai bào con người là những gì khó có thể tránh được việc hủy hoại. Tạo nên sự sống với ý định hủy hoại nó đi là việc vi phạm đến các qui tắc căn bản của những qui định về luân lý, đạo lý và pháp lý là những gì được phác họa ra để bảo vệ tính cách cá biệt và nguyên vẹn của mỗi một con người.

(Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL)

Where the Holy See Stands on Human Cloning

Supports a Worldwide and Comprehensive Ban

NEW YORK, MARCH 3, 2002 (Zenit.org).- The Holy See´s mission at the United Nations released this text last week on human cloning.

* * *

THE VIEWS OF THE HOLY SEE ON HUMAN CLONING

Contents

1. The Holy See´s Position

2. The biological background of cloning
3. The possible purposes of human cloning
3.1 Cloning on human embryos as a way of making babies
3.2 Cloning human embryos as a means of producing stem cells
3.3 Cloning human embryos as a tool for studying genetic and epigenetic processes
4. Human cloning-regardless of its objective-is contrary to the dignity and integrity of human beings and their right to life
5. Human cloning done for any purpose contravenes basic precepts of international law
6. Conclusion

1. The Holy See´s Position

The Holy See firmly supports a world-wide and comprehensive ban on human cloning, no matter what techniques are used and what aims are pursued. Its position is based on (1) biological analysis of the cloning process and (2) anthropological, social, ethical and legal reflection on the negative implications that human cloning has on the life, the dignity, and the rights of the human being.

Based on the biological and anthropological status of the human embryo and on the fundamental moral and civil rule that it is illicit to kill an innocent even to bring about a good for society, the Holy See regards the conceptual distinction between "reproductive" and "therapeutic" (or "experimental") human cloning as devoid of any ethical and legal ground.

The proposed ban on cloning is not intended to prohibit the use of cloning techniques to obtain a number of biological entities (molecules, cells, and tissues) other than human embryos, to generate plants, or to produce non-human embryos and non-chimaeric (human-animal) embryos.

2. The Biological Background of Cloning

Within conceptual and experimental contexts, the term "cloning" has taken on different meanings that in turn presume different technical procedures as well as different aims. Cloning in itself refers to the production of a biological entity which is genetically identical or very similar to the one from which it originated. The term is used to indicate:

a. The production of a nucleic acid (DNA, RNA), a protein, or a cell line starting from a single or a few copies of each of these entities. As individual life is concerned, there are no peculiar ethical and legal questions on these processes.

b. The generation, in an asexual artificial way, of one or more biological individuals belonging to sexually-reproducing species (plants, animals, and humans). As animals and humans are concerned, this can be done either by disaggregating or subdividing an embryo ("embryo splitting") in its early stages of development or through the transfer of a diploid nucleus of a cell from an embryo, a fetus or an adult individual to a denucleated oocyte. In the latter case, if successful, after activation the reconstructed oocyte will develop into an embryo that is capable of further development to term. Regardless of its destiny, a cloned embryo is a cloned individual of a given species at the beginning of its life.

3. The Possible Purposes of Human Cloning

Human cloning is the scientific technique by which a human being is generated. The early but unavoidable result of both embryo splitting and nuclear transfer cloning is the reproduction of a human being at its embryonic stage of development. Thus, human cloning and human embryo cloning coincide, and they are identical with one another. Currently, there are three purposes for which human cloning can be attempted.

3.1 Cloning human embryos as a way of making babies

When a cloned human embryo is implanted in the uterus of the woman to which the generating egg belongs or of a surrogate mother, the delivery of a newborn baby is expected following pregnancy, as has been demonstrated by mammalian cloning. This use of human cloning has been improperly called "reproductive cloning" since its ultimate goal is to reproduce an adult human being.

3.2 Cloning human embryos as a mean of producing stem cells

A second objective of human cloning is to generate embryonic stem cells for tissue engineering and transplantation or use in cell therapy. Once the human embryo is cloned, its further development is arrested before implantation (usually at the blastocyst stage) thereby destroying the further development of the embryo. The proposed name of this sort of human cloning, i.e. "therapeutic cloning", is misleading in that it confounds the purpose of the action with the very nature of the process at stake. Indeed, to produce embryonic stem cells a living human embryo has been deliberately created and destroyed.
3.2 Cloning human embryos as a tool for studying genetic and epigenetic processes

The transfer of a nucleus from a human tissue cell to an enucleated human oocyte and the study of the embryonic development that follows may be performed with an aim to understand the genetic and epigenetic mechanisms of cell growth, potency, differentiation, regeneration and senescence. This kind of experimental design in cell biology has been called "nucleus reprogramming". Despite the innocent name, it involves cloning a human embryo for the sole purpose of experimentation.

4. Human Cloning -- Regardless of Its Objectives -- Is Contrary to the Dignity of Human Beings and Their Right to Life.

Even if cloning is pursued with the aim of making a human baby that will mature into adulthood so that there is no destruction of the human embryo, this activity is still an affront to the dignity of the human person. As a form of unnatural asexual reproduction, it represents a radical manipulation of the constitutive relationship and complementarity that are at the origin of human procreation as a biological act and an exercise of human love. Cloning objectifies human sexuality and commodifies the bodies of women. Moreover, women are deprived of their innate dignity by becoming suppliers of eggs and wombs. The dignity of the person cloned is similarly threatened because other persons and technological powers exercise undisputed dominion over the duration of this person´s life or his or her unique identity. Reproductive cloning threatens biological individuality and imposes the genetic makeup of an already-existing person on the cloned person. In turn, the cloned person is commandeered by another´s external and internal profile thereby constituting a violent attack on the clone´s personal integrity.

Cloning accomplished for biomedical research ("nucleus reprogramming") or producing stem cells ("therapeutic cloning") contributes to assaults against the dignity and integrity of the human person just addressed in the context of reproductive cloning. Cloning a human embryo, while intentionally planning its demise, would institutionalize the deliberate, systemic destruction of nascent human life in the name of unknown "good" of potential therapy or scientific discovery. This prospect is repugnant to most people including those who rightly advocate for advancement in science and medicine. Indeed, nucleus transfer cloning is by no means the only or superior way to tissue transplantation and cell therapy. The use of multipotent autologous stem cells of post-natal origin together with transdifferentiation approaches to tissue regeneration is a very promising alternative to prevent immune rejection in patients who have received transplants. In addition, the use of "wild-type" and transgenic animals is another way to disclose cell biology´s genetic and epigenetic mechanisms. Medical experimentation on human subjects, as pointed out below, is a crime under international law. This prospect is morally and ethically repugnant even to those who generally favor scientific research. There currently exist alternative methods of scientific cell research that accomplish the same potential objectives without the need to clone a human embryo that will inevitably be faced with destruction. To create life with the planned intention of destroying it violates the basic norms of moral, ethical, and legal considerations designed to protect the individuality and integrity of each human being.

Since the founding of the United Nations, the centrality of the welfare and protection of all human beings to the work of this organization is beyond question. The safekeeping of present and succeeding generations of human beings and the advancement of fundamental human rights is critical to the work of the UN. The Universal Declaration of Human Rights reiterates the sanctity of all human life and the compelling need to protect it from harm. In this regard, Article 3 of the Declaration asserts that everyone has the right to life. With life comes hope in the future -- a hope that the Universal Declaration protects by acknowledging that all human beings are equal in dignity and rights. With the right to life comes liberty and security of the person. To ensure this, the Universal Declaration confirms that each human being is an entity who is guaranteed a future filled with the hope of self-determination. To further this end, conditions that degrade any human being with servile status and deny the fundamental rights to life and self-determination are reprehensible.

To better understand these points, it would be prudent to take stock of our human nature at this stage. Each of us, regardless of nationality, gender, race, ethnicity, or religion, share the same origin and are destined to develop as members of communities beginning with the family, the natural and fundamental unit of society. We strive to further our goals for self, family, and country, but we also, as fellow human beings, are called to further the common good for the present and future generations across the globe. We do this to protect all who share and participate in the human condition. However, if some human beings are destined to serve interests that do not take account of these fundamental principles of human nature that are at the center of the UN´s concern, they are reduced to a servile status that denies them the fundamental claim to life and self-determination guaranteed to all. To clone a human being -- regardless of the goal1 -- is to deny this person´s basic ontological claim that unites him or her to the rest of the human family. This human being has no hope in a self-determining future because his or her individuality will be destroyed to further some research purpose or to enhance the narcissism of a person who has already existed. In either case, the cloned human being is reduced to enslavement that contravenes the fundamental nature of human existence -- to be free and to live as a unique individual capable of contributing to the development of the self and society.

5. Human Cloning Contravenes Basic Precepts of International Law.

Various international instruments acknowledge that the dignity of the human person is at the center of international law. Regardless of the objective for which it was done, human cloning conflicts with the international legal norms that protect human dignity. First of all, international law guarantees the right to life to all, not just some, human beings. Facilitating the formation of human beings who are destined for destruction, the intentional destruction of cloned human beings once the particular research goal is reached, consigning any human being to an existence of either involuntary servitude or slavery, and being submitted to involuntary medical and biological experimentation on human beings are morally wrong and inadmissible. Human cloning also poses great threats to the rule of law by enabling those responsible for cloning to select and propagate certain human characteristics based on gender, race, etc. and eliminate others. This would be akin to the practice of eugenics leading to the institution of a "super race" and the inevitable discrimination against those born through the natural process. Human cloning also denies those subjects who come into being for research purposes international rights to due process and equal protection of the law. In addition, it must be remembered that state practice and the development of regional treaties have acknowledged that human cloning conducted for any end is contrary to the rule of law.

6. Conclusion

Every process involving human cloning is in itself a reproductive process in that it generates a human being at the very beginning of his or her development, i.e., a human embryo. The Holy See regards the distinction between "reproductive" and "therapeutic" (or "experimental") cloning as unacceptable by principle since it is devoid of any ethical and legal ground. This false distinction masks the reality of the creation of a human being for the purpose of destroying him or her to produce embryonic stem cell lines or to conduct other experimentation. Therefore, human cloning should be prohibited in all cases regardless of the aims that are pursued. The Holy See supports research on stem cells of post-natal origin since this approach is a sound, promising, and ethical way to achieve tissue transplantation and cell therapy.

1 Whilst these objectives have previously been discussed, it is worth reiterating them here. One goal of human cloning focuses on the creation of an embryo that will not be allowed to come to term. It will be used for medical research and other objectives that have been labeled as "therapeutic." Another purpose associated with human cloning is "reproductive," i.e., the creation of a human embryo that will come to term and replicate the person from whom his or her genetic material came.

[text distributed by Holy See mission]
 


Bài Diễn Văn của Tổng Thống Bush về việc ban hành đạo luật cấm chỉ việc tạo sinh con người theo kỹ thuật phi tính dục.

Tổng Thống Bush, vào ngày 10/4/2002, qua một bài diễn văn với một nhóm người ở Tòa Bạch Ốc, đã yêu cầu Thượng Viện cấm chỉ tất cả mọi thứ tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning.


Tất cả chúng ta ở đây hôm nay đều tin tưởng vào cái hứa hẹn của ngành y khoa tân tiến. Chúng ta hy vọng sẽ đến nơi khoa học có thể dẫn chúng ta tới. Và chúng tôi cũng ở đây hôm nay vì chúng ta tin vào những nguyên tắc của y khoa theo luân thường đạo lý.

Khi chúng ta tìm cách cải tiến sự sống con người, chúng ta bao giờ cũng phải bảo trì phẩm giá con người. Bởi thế, chúng ta phải ngăn ngừa việc tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning bằng việc chặn đứng nó trước khi nó bắt đầu…

Chúng ta đang sống ở một thời điểm của tiến bộ kinh khủng về y khoa. Hơn một năm trước đây chút xíu, các khoa học gia đã bắt đầu hé mở được cái mật mã về di chất con người, một trong những tiến bộ quan trọng nhất trong lịch sử khoa học. Các khoa học gia cũng đang chế tạo ra một thứ dụng cụ định bệnh mới để mỗi một người trong chúng ta có thể biết mình bị bệnh tật nguy hiểm mà phòng ngừa chúng.

Một ngày không lâu nữa, những trị liệu chính xác sẽ được thực hiện thích hợp cho việc cải tiến di chất riêng của chúng ta. Chúng ta đang ở trước ngưỡng cửa lịch sử chống phá những chứng liệt kháng AIDS, Alzheimer, ung thư và tiểu đường, tim mạch và Parkinson. Đó là những gì tốt đẹp không thể tưởng tượng nổi.

Thời đại của chúng ta trong giòng lịch sử được coi là một thời đại của y khoa về di chất, một thời đại chế ngự được những chứng bệnh ghê rợn nhất.
Thời đại của chúng ta cũng phải tỏ ra cho thấy việc chú ý, hạn chế và trách nhiệm chúng ta cần phải có đối với những khả năng mới này của khoa học.

Những phát minh nơi kỹ thuật của ngành sinh học y khoa không bao giờ được thực hiện bất chấp lương tri con người. Khi chúng ta tìm cách làm những gì có thể, chúng ta luôn phải biết những gì là đúng đắn, và chúng ta không được quên rằng cho dù chúng ta có theo đuổi những mục đích cao quí nhất chúng cũng không biện minh cho bất cứ phương tiện nào chúng ta sử dụng.

Khoa học đặt ra trước mắt chúng ta những quyết định mang lại hậu quả to tát. Chúng ta có thể theo đuổi việc nghiên cứu y khoa bằng một cảm quan rõ ràng liên quan đến mục đích luân lý, hay chúng ta tiến bước trong một thế giới chúng ta sống chỉ để hối hận, vì trong tay không có địa bàn luân thường đạo lý. Khoa học giờ đây đang đẩy mạnh vấn đề tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning. Chúng ta giải đáp vấn đề tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning ra sao để đi theo con đường này hay con đường kia đây.

Việc tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning là việc sản xuất trong phòng thí nghiệm những cá nhân con người về di chất hoàn toàn đồng nhất với một hữu thể con người khác. Việc tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning này đạt được bằng việc cho di chất của một người hiến bào vào trứng của một người phụ nữ không còn nhân trung. Kết quả xẩy ra là một phôi thai bào mới hay được tạo sinh phi tính dục trở thành một bản sao y hệt của người hiến bào. Việc tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning đã tiến từ chỗ khoa học giả tưởng đến khoa học.

Một hãng kỹ thuật sinh học đã bắt đầu thực hiện việc tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning với mục đích để nghiên cứu. Các khoa học gia Trung Hoa đã tạo ra được những tế bào thân từ các phôi thai bào được tạo sinh kiểu phi tính dục, bằng việc kết hợp chất di truyền DNA của con người với trứng của loài thỏ. Những hãng khác đã loan báo về các dự án sản xuất ra những đứa bé theo kiểu tạo sinh phi tính dục cloning này, cho dù có xẩy ra sự kiện là việc tạo sinh phi tính dục trong phòng thí nghiệm về loài vật đã tạo nên những cuộc tự động phá thai cùng với những cái dị thường kinh hoàng khiếp đảm.

Việc tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning thật sự làm cho tôi cũng như cho hầu hết người Hoa Kỳ cảm thấy rùng mình. Sự sống là một tạo vật chứ không phải là một đồ vật. Con cái của chúng ta là tặng ân cần phải được yêu quí và bảo vệ, chứ không phải là những sản vật được phác họa và sản xuất. Cho phép thực hiện việc tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning sẽ là một bước quan trọng tiến đến một xã hội mà hữu thể của con người trở thành những phần cơ thể dư thừa, và trẻ con được kiến tạo cho những chuyên biệt tùy ý; đó là những gì không thể nào chấp nhận được.

Trong cuộc tranh luận hiện này về việc tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning có hai từ ngữ được sử dụng đến, đó là từ ngữ tạo sinh phi tính dục sản sinh (reproductive cloning) và từ ngữ tạo sinh phi tính dục nghiên cứu (research cloning). Tạo sinh phi tính dục sản sinh là ở chỗ tạo sinh phi tính dục một phôi thai bào và cấy nó vào một người phụ nữ với mục đích để sinh ra một đứa bé. May mắn thay, gần như mọi người Hoa Kỳ đều đồng ý rằng việc làm này cần phải được cấm chỉ. Tạo sinh phi tính dục nghiên cứu, trái lại, ở tại việc tạo sinh phi tính dục một phôi thai bào con người để rồi hủy diệt nó đi hầu tạo nên những tế bào thân.

Tôi tin rằng tất cả mọi thứ tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning đều là những gì sai quấy, và cần phải cấm đoán cả hai hình thức này, vì những lý do sau đây. Lý do thứ nhất đó là những gì thực hiện vượt ra ngoài mức cấm chỉ hoàn toàn không được tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục cloning đều là vô luân. Việc tạo sinh phi tính dục để nghiên cứu phản nghịch với nguyên tắc trọng yếu nhất của nền đạo lý y khoa, đó là không được phép khai thác hay dập tắt bất cứ một sự sống con người nào cho thiện ích của kẻ khác.

Tuy nhiên, luật nào cho phép việc tạo sinh phi tính dục để nghiên cứu, mà lại cấm không cho phép sản sinh một con trẻ được tạo sinh theo kỹ thuật phi tính dục, cũng cần phải tiến đến chỗ hủy hoại sự sống mới chớm nở của con người. Thứ hai, tất cả những gì vượt ra ngoài mức cấm chỉ hoàn toàn không được tạo sinh con người theo phương pháp phi tính dục thực sự sẽ không thể nào kiểm soát nổi. Những phôi thai bào con người được tạo sinh theo kỹ thuật phi tính dục cloning để nghiên cứu sẽ đầy giẫy nơi các phòng thí nghiệm cũng như các nơi trồng cấy phôi thai bào. Một khi sẵn có những phôi thai bào được tạo sinh theo kỹ thuật phi tính dục sẽ đi đến chỗ cấy thai. Cho dù có những qui định chặt chẽ nhất và đưa ra qui chế ngặt nghèo đi nữa cũng không tránh khỏi hay khám phá thấy cuộc sinh sản của những thơ nhi được tạo sinh theo kỹ thuật phi tính dục cloning. Thứ ba, những thiện ích của việc tạo sinh phi tính dục để nghiên cứu là một việc rất phiêu lưu. Các người biện hộ cho việc tạo sinh phi tính dục để nghiên cứu lập luận là những tế bào thân lấy ra từ các phôi thai bào được tạo sinh theo kỹ thuật phi tính dục cloning sẽ được chủng vào một cá nhân đồng nhất về di truyền mà không gây nguy hại đến việc loại trừ mô thịt. Thế nhưng, chứng cớ lại cho thấy, căn cứ vào những nghiên cứu nơi loài vật, những tế bào được lấy từ những phôi thai bào được tạo sinh theo kỹ thuật phi tính dục cloning thật sự bị loại trừ.

Ngay cả dù cho việc tạo sinh phi tính dục để nghiên cứu có tác hiệu về y khoa chăng nữa, thì mọi người muốn hưởng lợi ích cần phải thực hiện việc tạo sinh theo kiểu phi tính dục cloning một phôi thai bào cho mình, cung cấp cho người bày vẽ những cơ sợi. Điều này sẽ tạo nên một thị trường hỗn loạn buôn bán trứng và người hiến trứng, cùng với việc khai thác thân thể của phụ nữ là những gì chúng ta không thể và không được để xẩy ra.

Tôi cương quyết chống lại việc tạo sinh con người theo kỹ thuật phi tính dục cloning. Nhưng đồng thời chúng ta sẽ theo đuổi những đường lối hứa hẹn và hợp đạo nghĩa khác trong việc làm giảm bớt thương đau nhờ kỹ thuật sinh học…

… Tôi nhất định ủng hộ một khoản luật toàn diện táát cả mọi thứ tạo sinh con người theo kỹ thuật tạo sinh phi tính dục. Tôi sẽ phê chuẩn dự luật này, hết lòng phê chuẩn dự luật ấy, một dự luật được Thượng Nghị Sĩ Brownback và Mary Landrieu bảo trợ…

Dự luật được cẩn thận soạn thảo này sẽ cấm tất cả mọi thứ tạo sinh con người theo kỹ thuật phi tính dục cloning ở Hiệp Chủng Quốc, bao gồm cả việc tạo sinh phi tính dục các phôi thai bào để nghiên cứu…

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ tài liệu của Tòa Bạch Ốc được Zenit phổ biến ngày 10/4/2002)
 

President Bush´s Remarks on Human Cloning Legislation

"Life Is a Creation, Not a Commodity"

WASHINGTON, D.C., APRIL 10, 2002 (Zenit.org).- U.S. President George W. Bush urged the Senate today to ban all human cloning. Here is a text of his speech he gave to a group at the White House.

* * *

The East Room

THE PRESIDENT: Well, thank you all so very much for coming to the White House. It´s my honor to welcome you to the people´s house.

I particularly want to honor three folks who I had the honor of meeting earlier: Joni Tada, Jim Kelly and Steve McDonald. I want to thank you for your courage, I want to thank you for your wisdom, I want to thank you for your extraordinary perseverance and faith. They have triumphed in the face of physical disability and share a deep commitment to medicine that is practiced ethically and humanely.

All of us here today believe in the promise of modern medicine. We´re hopeful about where science may take us. And we´re also here because we believe in the principles of ethical medicine.

As we seek to improve human life, we must always preserve human dignity. And therefore, we must prevent human cloning by stopping it before it starts.

I want to welcome Tommy Thompson, who is the Secretary of Health and Human Services, a man who is doing a fine job for America. I want to thank members from the United States Congress, members from both political parties who are here. I particularly want to thank Senator Brownback and Senator Landrieu for sponsoring a bill about which I´m going to speak.

As well, we´ve got Senator Frist and Senator Bond and Senator Hutchinson and Senator Santorum and Congressman Weldon, Stupak, and eventually Smith and Kerns. They just don´t realize -- thank you all for coming -- they seem to have forgotten we start things on time here in the White House.

We live in a time of tremendous medical progress. A little more than a year ago, scientists first cracked the human genetic code -- one of the most important advances in scientific history. Already, scientists are developing new diagnostic tools so that each of us can know our risk of disease and act to prevent them.

One day soon, precise therapies will be custom made for our own genetic makeup. We´re on the threshold of historic breakthroughs against AIDS and Alzheimer´s Disease and cancer and diabetes and heart disease and Parkinson´s Disease. And that´s incredibly positive.

Our age may be known to history as the age of genetic medicine, a time when many of the most feared illnesses were overcome.

Our age must also be defined by the care and restraint and responsibility with which we take up these new scientific powers.

Advances in biomedical technology must never come at the expense of human conscience. As we seek what is possible, we must always ask what is right, and we must not forget that even the most noble ends do not justify any means.

Science has set before us decisions of immense consequence. We can pursue medical research with a clear sense of moral purpose or we can travel without an ethical compass into a world we could live to regret. Science now presses forward the issue of human cloning. How we answer the question of human cloning will place us on one path or the other.

Human cloning is the laboratory production of individuals who are genetically identical to another human being. Cloning is achieved by putting the genetic material from a donor into a woman´s egg, which has had its nucleus removed. As a result, the new or cloned embryo is an identical copy of only the donor. Human cloning has moved from science fiction into science.

One biotech company has already began producing embryonic human clones for research purposes. Chinese scientists have derived stem cells from cloned embryos created by combining human DNA and rabbit eggs. Others have announced plans to produce cloned children, despite the fact that laboratory cloning of animals has lead to spontaneous abortions and terrible, terrible abnormalities.

Human cloning is deeply troubling to me, and to most Americans. Life is a creation, not a commodity. Our children are gifts to be loved and protected, not products to be designed and manufactured. Allowing cloning would be taking a significant step toward a society in which human beings are grown for spare body parts, and children are engineered to custom specifications; and that´s not acceptable.


In the current debate over human cloning, two terms are being used: reproductive cloning and research cloning. Reproductive cloning involves creating a cloned embryo and implanting it into a woman with the goal of creating a child. Fortunately, nearly every American agrees that this practice should be banned. Research cloning, on the other hand, involves the creation of cloned human embryos which are then destroyed to derive stem cells.

I believe all human cloning is wrong, and both forms of cloning ought to be banned, for the following reasons. First, anything other than a total ban on human cloning would be unethical. Research cloning would contradict the most fundamental principle of medical ethics, that no human life should be exploited or extinguished for the benefit of another.

Yet a law permitting research cloning, while forbidding the birth of a cloned child, would require the destruction of nascent human life. Secondly, anything other than a total ban on human cloning would be virtually impossible to enforce. Cloned human embryos created for research would be widely available in laboratories and embryo farms. Once cloned embryos were available, implantation would take place. Even the tightest regulations and strict policing would not prevent or detect the birth of cloned babies. Third, the benefits of research cloning are highly speculative. Advocates of research cloning argue that stem cells obtained from cloned embryos would be injected into a genetically identical individual without risk of tissue rejection. But there is evidence, based on animal studies, that cells derived from cloned embryos may indeed be rejected.

Yet even if research cloning were medically effective, every person who wanted to benefit would need an embryonic clone of his or her own, to provide the designer tissues. This would create a massive national market for eggs and egg donors, and exploitation of women´s bodies that we cannot and must not allow.

I stand firm in my opposition to human cloning. And at the same time, we will pursue other promising and ethical ways to relieve suffering through biotechnology. This year for the first time, federal dollars will go towards supporting human embryonic stem cell research consistent with the ethical guidelines I announced last August.

The National Institutes of Health is also funding a broad range of animal and human adult stem cell research. Adult stem cells which do not require the destruction of human embryos and which yield tissues which can be transplanted without rejection are more versatile that originally thought. We´re making progress. We´re learning more about them. And therapies developed from adult stem cells are already helping suffering people. I support increasing the research budget of the NIH, and I ask Congress to join me in that support. And at the same time, I strongly support a comprehensive law against all human cloning. And I endorse the bill -- wholeheartedly endorse the bill -- sponsored by Senator Brownback and Senator Mary Landrieu.

This carefully drafted bill would ban all human cloning in the United States, including the cloning of embryos for research. It is nearly identical to the bipartisan legislation that last year passed the House of Representatives by more than a 100-vote margin. It has wide support across the political spectrum, liberals and conservatives support it, religious people and nonreligious people support it. Those who are pro-choice and those who are pro-life support the bill.

This is a diverse coalition, united by a commitment to prevent the cloning and exploitation of human beings. It would be a mistake for the United States Senate to allow any kind of human cloning to come out of that
chamber.

I´m an incurable optimist about the future of our country. I know we can achieve great things. We can make the world more peaceful, we can become a more compassionate nation. We can push the limits of medical science. I truly believe that we´re going to bring hope and healing to countless lives across the country. And as we do, I will insist that we always maintain the highest of ethical standards.

Thank you all for coming. God bless.

[original text released by White House]