TÌNH HÌNH IRAQ VÀ THẾ GIỐI

 

SAU QUYẾT ĐỊNH CỦA LIÊN HIỆP QUỐC

 

 

Tình hình trước ngày tường trình của thanh tra viên vũ khí với Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về vấn đề kiểm soát vũ khí Iraq

Chúa Nhật 26/1/2003, Tổng Trưởng Nội Vụ Colin Powell tuyên bố với thành phần Âu Châu chất vấn ông trong bài diễn đàn 30 phút của ông tại Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới tại Davos Thụy Sĩ nhiều điều về vấn đề Hoa Kỳ trước phản ứng nghịch đảo của Âu Châu như sau. Thứ nhất, về vấn đề Hoa Kỳ không đủ chứng cớ cho thấy Iraq đang nắm trong tay những thứ khí giới đại công phá, ông đã trích lại lịch sử của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ A Phú Hãn, Bosnia, Kosovo và Kuwait và nói thế giới nên biết rằng Hoa Kỳ không phải chỉ đáng tin tưởng ở trong việc làm tham vấn cho các nước liên minh của mình mà còn đáng “tin tưởng trong việc sử dụng khả năng to tát về chính trị, kinh tế, nhất là quân sự một cách khôn ngoan và công bằng”. Thứ hai, về vấn đề tại sao Hoa Kỳ chỉ đặt nặng chuyện sử dụng “khả năng năng ký” quân sự hơn là “khả năng nhẹ tay” là khả năng hợp với chính sách dân chủ, tự do kinh tế và nhân quyền hơn, ông nói Hoa Kỳ “mạnh mẽ tin tưởng” vào điều sau nhưng thêm là “có lúc khả năng nhẹ tay hay nói chuyện với sự dữ không thành công”. Ông đã nhắc lại biến cố 911 mà nói: “Chúng ta càng chờ đợi thì càng tạo cơ hội cho nhà độc tài này có những liên hệ rõ ràng với những nhóm khủng bố, kể cả nhóm al Qaeda, trong việc chuyển vũ khí, chia kỹ thuật hay sử dụng các thứ vũ khí này một lần nữa”. Thế nhưng Hoa Kỳ đã không có một chứng cớ nào cho thấy Iraq đã dan díu với al Qaeda cả. Ông bộ trưởng này nhận định là “không có một dấu hiệu nào cho thấy Iraq… tuân hợp với việc giải giới theo như quốc tế đòi buộc cả… Chuyện đa quốc tham phần làm việc không thể trở thành một thứ khiếu nại cho việc bất động không ra tay hành động”. Thứ ba, về vấn đề cho rằng Hoa Kỳ muốn tấn công Iraq chỉ vì muốn chiếm những mỏ dầu hỏa phong phú của Iraq, ông nói Hoa Kỳ không hề nhắm đến “bất cứ lợi lộc đặc biệt nào” nếu cần phải sử dụng võ lực: “Chúng tôi chẳng tìm gì khác ngoài việc mang lại an ninh cho vùng này”.

Trong khi đó, cũng ngày hôm nay, sau cuộc trao đổi này của vị tổng trưởng trên, Thủ Tướng Tony Blair đã nói với đài truyền hình BBC Hiệp Vương Quốc là những thanh tra viên cần phải có thêm thời gian để làm việc của họ, trừ khi họ không thể thực hiện được việc làm của họ thì Saddam Hussein mới bị giải giới bằng võ lực mà thôi: “Tôi luôn luôn nói là các thanh tra viên cần phải có thời gian để làm việc của họ. Thời gian họ cần là để chứng tỏ cho thấy Saddam Hussein có hoàn toàn hợp tác hay chăng. Tôi không nghĩ là họ cần phải có nhiều tháng để thấy được ông ta có hợp tác hay chăng, song họ phải có bất cứ thời gian nào họ cần”. Để trả lời vấn đề nhiều nước liên minh Âu Châu không đồng ý với việc Hoa Kỳ muốn tấn công Iraq hiện nay, vị thủ tướng này nói Hiệp Vương Quốc sẽ tấn công Iraq không cần có Liên Hiệp Quốc nếu các thanh tra viên tuyên bố là Saddam Hussein không chịu cộng tác và một trong các quốc gia phần tử của Hội Đồng này veto bản quyết định thứ hai. Cũng ngày Chúa Nhật hôm nay, một ngày trước khi thanh tra viên tường trình cho Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quấn theo hạn định, cơ quan nguyên tử lực quốc tế IAEA cho biết họ chưa tìm thấy một chứng cớ nào về việc Iraq bị tố cáo có chương trình chế tạo các thứ vũ khí cấm. Sau ngày Thứ Hai 27/1, ngày tường trình của thanh tra viên với Hội Đồng Bảo An, Tổng Thống Bush sẽ đọc một bài diễn văn hằng năm. Thủ tướng Blair sẽ gặp Tổng Thống Bush tại Trại David vào Thứ Sáu tới để bàn chuyện Iraq sau cuộc tường trình của thanh tra viên ở Hội Đồng Bảo An.

Một Tây Phương xung khắc về vấn đề Iraq

Thứ Hai 20/1/2003, Tướng Amer al-Saadi, một cố vấn tối cao của Tổng Thống Saddam Hussein, đã đọc một bản văn 10 điểm ở một cuộc họp báo có sự hiện diện của hai ông lãnh đạo hai phái đoàn thanh tra vũ khí Iraq là ông Hans Blix và Mohamed AlBaradei, trong đó, vị tướng này đã hứa tiếp tục và tăng thêm sự cộng tác trong việc thanh tra vũ khí. Cũng qua các cuộc họp với hai ông này, vị tướng trên cho biết ông đã làm sáng tỏ một số vấn đề liên quan đến văn bản và những khám phá mới được thanh tra viên tìm thấy, và ông cho là kết quả “rất xây dựng và tích cực”. Cũng hôm nay, tổng số quân của Hiệp Vương Quốc được gửi đến Vùng Vịnh đã lên đến 32.500 người (ít hơn con số 35 ngàn hồi Bão Chiến Sa Mạc 12 năm trước, cuộc chiến Hoa Kỳ phải dùng đến 360 ngàn người).

Thứ Ba 21/3/2003, Tổng Thống Bush nói rằng: “Hắn (Saddam Hussein) đang trì hoãn. Hắn đang lừa đảo. Hắn đang cần thời gian. Hắn đang chơi trò ú tim với các thanh tra viên. Một điều rõ ràng đó là hắn không giải giới. Bởi thế, Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, nhân danh hòa bình, sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc hắn phải giải giới, và chúng ta sẽ làm áp lực SDaddam Hussein. Phó Tổng Thống Iraq Taha Yassin Ramadan hôm nay cũng nói Hiệp Chủng Quốc đang coi thường tiến trình thanh tra vũ khí và “việc tấn công sẽ xẩy ra bất cứ lúc nào. Tùy cộng đồng quốc tế có muốn hỏi Liên Hiệp Quốc xem tại sao lại xẩy ra một thứ trống trận vang lên dồn dập như vậy”. Cho đến hôm nay, nhân viên Hoa Kỳ có mặt tại Vùng Vịnh để sửa soạn cho cuộc tấn công Iraq được ước lượng lên tới 125 ngàn.

Thứ Tư 22/1/2003, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, nguyên lãnh sự Hoa Kỳ ở Liên Hiệp Quốc, là ông Donald Rumsfeld hôm nay đã nhận định về tình hình Âu Châu đối với chiều hướng Hoa Kỳ muốn tấn công Iraq như sau: “Đức Quốc vốn là một cái nạn và Pháp Quốc vẫn là một cái nạn. Thế nhưng quí vị hãy nhìn vào số đông các quốc gia khác ở Âu Châu. Họ không ngả theo Đức và Pháp về vấn đề này, họ theo Hiệp Chủng Quốc”. Theo vị bộ trưởng này thì Đức và Pháp thuộc về “Quí vị nghĩ về Âu Châu như Đức với Pháp. Tôi không nghĩ như vậy. Tôi nghĩ rằng đó là một thứ Âu Châu cổ thời”, và “nếu quí vị nhìn vào toàn Khối NATO ngày nay sẽ thấy trọng lực đang hướng về phía đông. Có rất nhiều phần tử mới”. Trong khi đó, cũng hôm nay, Tổng Thống Pháp Jacques Chirac và Thủ Tướng Đức Gerhard Schoroeder đã lên tiếng ở Paris là họ không thấy chiến tranh đánh Iraq là cần trong khi các thanh tra viên vẫn còn đang tìm kiếm các thứ vũ khí đại công phá của Iraq. Tổng Thống Pháp nói: “Bất cứ quyết định nào cũng đều phải do Hội Đồng Bảo An và chỉ có Hội Đồng Bảo An mà thôi, một hội đồng sẽ cho biết vấn đề sau khi đã xem xét bản tường trình cuối cùng của các thanh tra viên. Thứ đến, theo quan tâm của chúng tôi thì chiến tranh bao giờ cũng mang một ý nghĩa thua bại”. Còn Thủ Tướng Đức thì nói: “Nếu các thanh tra viên cần thêm thời gian chúng ta cần cho họ thêm thời gian”.

Thứ Năm 23/1/2003, nói với một nhóm sinh viên Đức và Pháp ở Bá Linh hôm nay, Thủ Tướng Đức cho biết là ông và tổng thống Pháp bất đồng với ý nghĩ cho rằng chiến tranh không thể nào tránh được. Ngồi cạnh tổng thống Pháp khi cử hành lễ nghi đánh dấu 40 năm hòa ước thân hữu Pháp Đức hậu chiến, thủ tướng Đức nói: “Chiến tranh không bao giờ được cho rằng không thể nào tránh được… Cần phải thực hiện mọi sự để đạt được việc áp dụng quyết định của Liên Hiệp Quốc bằng phương tiện ôn hòa. Đó là chủ trương chung của Pháp và Đức và chúng tôi sẽ không đi lạc hướng chiều này”. Được hỏi về lời phê bình của bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, Bộ Trưởng Ngoại Giao Pháp là ông Dominique de Villepin nói ở Bá Linh rằng: “Mọi người bộc lộ quan điểm của mình. Điều này phải dược thực hiện một cách thành thực và kính trọng”. Ông Volker Ruehe, nguyên bộ trưởng quốc phòng Đức và thường ủng hộ chính sách tự vệ của Hoa Kỳ, hiện là chủ tịch của ủy ban phụ trách về chính sách ngoại giao của quốc hội Đức cho biết: “Không nên chơi trò cho Đông Âu phản lại với Tây Âu. Rumsfeld không biết ngoại giao tí nào và không khôn ngoan lắm khi nói những điều như vậy”. Ông Hans-Ulrich Klose, thuộc Đảng Dân Chủ Xã Hội trong quốc hội Đức, cho biết: Chưa từng nghe thế bao giờ. Những người Hoa Kỳ không thể gọi các quốc gia chỉ vì không đồng quan điểm với mình là một cái nạn. Những người Hoa Kỳ không được cố gắng chia Âu Châu thành những người Âu Châu ‘tốt’ và ‘không tốt lắm’”. Cũng hôm nay, Bộ Trưởng Ngoại Giao Nga là Igor Ivanov đã phát biểu ở Nhã Điển Hy Lạp khi nói với các phóng viên là: “Vẫn còn một con đường trôi dạt về chính trị và ngoại giao để giải quyết vấn đề Iraq. Những nỗ lực của cộng đồng quốc tế giờ đây phải hướng tới việc giúp cho các thanh tra viên quốc tế thi hành sứ vụ của họ. Đó là chiều hướng chúng tôi có ý theo đuổi, trong số những nỗ lực khác, với Khối Hiệp Nhất Âu Châu”.

Thứ Sáu 24/1/2003, các chính trị gia và giới truyền thông Đức và Pháp đã nổi sùng lên tiếng phê bình lời bình phẩm của Hoa Kỳ cho rằng hai nước này thuộc về một thứ “Âu Châu cổ thời” và cô lập mình trong việc chống chiến tranh đánh Iraq. Trong khí đó, ở Hoa Kỳ, Tòa Bạch Ốc, qua những viên chức cao cấp, không đặt ra dứt khoát ngày chấm dứt việc thanh tra vũ khí Iraq, nhưng cho biết Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận việc thanh tra tiếp tục kéo dài nhiều tháng.

Thứ Bảy 25/1/2003, Bộ Trưởng Nội Vụ Hoa Kỳ Powell đã đến Davos, Thụy Sĩ để tham dự Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới. Đối với việc chống đối của các nước Âu Châu mới đây, vị bộ trưởng này cho biết Hoa Kỳ được ít là 12 quốc gia dấu tên ủng hộ việc đánh Iraq dù có hay không có quyết định của Liên Hiệp Quốc. Ông nói 12 nước này muốn có quyết định thứ hai của Liên Hiệp Quốc, nhưng nếu “không có quyết định khác ấy thì họ cũng sẽ về phe Hoa Kỳ”. Ông cũng cho biết Hoa Kỳ sẽ chờ đợi các vị thanh tra tường trình cho Hội Đồng Bảo An trước khi quyết định những bước kế tiếp, tuy nhiên, việc cho thêm thời gian cũng vẫn chẳng mang lại kết quả nào khả quan hơn.

Hội Đồng Giám Mục Canada lên tiếng chống chiến tranh đánh Iraq

Dọn Đường cho Hòa Bình ở Iraq

Chúng tôi tin rằng chiến tranh không phải là câu giải đáp.

Mười hai năm trước đây, liên minh giữa một lực lượng Liên Hiệp Quốc được thụ ủy và Hiệp Chủng Quốc lãnh đạo đã thực hiện cuộc chiến đánh Iraq. Cả chục ngàn trẻ em, phụ nữ và nam nhân đã bị bỏ mạng. Cơ cấu bị hủy hoại cùng với những trừng phạt về kinh tế sau đó đi liền với việc dội bom liên tục đã tăng con số tử vong lên cả mấy cả trăm ngàn người nữa. Giờ đây, ngay lúc những vị thanh tra viên bắt đầu hoạt động một cách hiệu lực thì chúng ta lại ở trên bờ vực của một trận chiến tranh khác.

Chúng tôi tin rằng cuộc tái diễn chiến tranh đánh Iraq sẽ không mang lại việc cuối cùng đi đến chỗ giải giới. Chiến tranh hầu như chỉ mang lại thêm những gì nó vốn gây ra, đó là việc làm tiêu vong mạng sống con người, việc hủy hoại môi sinh, việc hư hại về thể lý lẫn tâm lý cho cả nạn nhân lẫn kẻ tấn công, tình trạng tiêu hao nguồn lực, những đe dọa gây ra một tình trạng chính trị bất ổn hơn nữa cùng với việc tăng gia khủng bố, tình trạng tăng thêm lòng hận ức và tình trạng bùng lên trào lưu quá khích.

Chúng tôi tin rằng hòa bình tốt hơn là việc tránh chiến tranh.

Chúng tôi cũng biết rằng việc thuần túy tránh chiến tranh sẽ không giải quyết những vấn đề trọng yếu của Iraq, đó là một chế độ tự mình đại diện lấy cho dân đang vi phạm đến nhân quyền và có thể sẽ không tuân hợp với những đòi hỏi liên quan đến những thứ vũ khí đại công phá. Tình trạng vắng bóng chiến tranh chưa đủ để đáp ứng đòi hỏi của hòa bình và công lý. Những chế độ bất chấp luật lệ vẫn còn đang thủ trong tay hay muốn có được những thứ vũ khí đại công phá là những chế độ không thể tồn tại, ở Iraq cũng như ở bất cứ chỗ nào. Thật vậy, chúng tôi tin rằng việc giải giới có tính cách bền bỉ lâu dài và việc cai trị đáng tín cẩn có liên hệ mật thiết với nhau.

Chúng tôi tin rằng hòa bình gắn liền với quyền lợi của con người cũng như với ý muốn của dân chúng.

Những chính quyền của người Iraq rất có thể sẽ mãi mãi tiến hành việc theo đuổi các thứ vũ khí đại công phákhi nhân dân Iraq có phương tiện để phân định và quyết định những ưu tiên khác nhau của đất nước. Nếu người Iraq được tự do chọn lựa, không chắc họ đã ủng hộ việc thực hiện các thứ khí giới hạch nhân, là những gì làm tiêu hao các nguồn nhiên liệu và mang lại cho họ duy những thứ trừng phạt bầm dập cùng với tình trạng bị tẩy chay dài dài. Thứ chính quyền tôn trọng ý muốn cũng như quyền lợi của nhân dân và được xây dựng trên một xã hội dân sự có thực quyền là chìa khóa để người Iraq thực lòng loại bỏ những thứ khí giới đại công phá. Thứ chính quyền hữu trách theo kiểu ấy không thể nào lại do chiến tranh thiết lập cả. Những người Iraq phải là tác giả làm nên việc đổi thay của họ.

Tuy nhiên, qua nhiều thập niên chính sách Tây Phương đã làm suy yếu việc theo đuổi chủ nghĩa dân chủ và không ngừng làm cho chính nhân dân Iraq mất đi cái thực quyền tạo nên việc đổi thay xây dựng. Việc Tây Phương chủ động về quân sự và nâng đỡ về chính trị cho chế độ Saddam Hussein cho đến năm 1990, cũng như những trừng phạt toàn diện về kinh tế từ bấy giờ trở đi, đã lưu lại một chế độ tàn bạo kiên cường và phú túc cùng với một nhân dân đớn hèn và mạt rệp. Chúng tôi phản đối việc leo thang sử dụng phương tiện quân sự để giải quyết những xung khắc cố hữu.

Chúng tôi tin rằng cần phải chấm dứt cuộc thi đua võ lực ở Trung Đông.

Những quyết định của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đòi Iraq chứng tỏ việc hủy hoại và chấm dứt việc theo đuổi tất cả những thứ khí giới đại công phá cùng với những phi đạn tầm trung đến tầm xa. Thế nhưng, những đòi hỏi tương tự này cũng cần phải được lập lại liên quan đến mục tiêu biến Trung Đông thành một vùng phi tất cả mọi thứ vũ khí đại công phá. Khi nào một số quốc gia trong vùng này còn thủ trong tay hay theo đuổi những thứ vũ khí như vậy thì những quốc gia khác cũng có thể cố gắng kiếm được những thứ vũ khí này nữa.

Chúng tôi tin rằng chúng ta phải đặt nhân dân Iraq lên trên hết.

Iraq đã trở thành một chốn cùng cực khổ đau nên chiến tranh chỉ làm tăng thêm khổ đau mà thôi. Ngay cả lúc không có chiến tranh đi nữa, thì những khốn khó này sẽ vẫn là một thực tại chính yếu đối với nhân dân Iraq trước một tương lai có thể dự tưởng. Thảm cảnh của Iraq đã diển ra cả mấy thập niên nên con đường dẫn tới việc thực sự biến đổi sẽ bị trì chậm và gặp trở ngại. Họ đang đối diện với một thực tại hợp lý duy nhất đó là những cái giá phải trả của chiến tranh sẽ còn tệ hại hơn cả tình trạng hiện nay, và sẽ làm đình trệ, chứ không đẩy mạnh, sự tiến triển của tình trạng đổi thay khả thủ. Chúng tôi tin rằng đó là trách nhiệm chung của chúng ta trong việc hỗ trợ nhân dân Iraq, không phải bằng việc thêm bom với phi đạn, nhưng bằng sự nâng đỡ về luân lý, chính trị và vật chất.

Chúng tôi tin rằng đây là lúc hoạt động hòa bình chứ không phải ra tay đánh nhau.

1. Hãy loại trừ cuộc chiến tranh nữa đánh Iraq – dân chúng là thành phần chính yếu phải chịu đựng những hậu quả bởi chiến tranh gây ra;

2. Hãy kiên trì theo đuổi chính sách ngăn ngừa bành trướng đối với việc Iraq tìm cách chiếm hữu hay/và giữ những thứ khí giới đại công phá, bằng những việc thanh tra được quốc tế thừa ủy cũng như bằng việc thanh tra tiếp hậu;

3. Hãy theo đuổi chính sách ngoại giao hướng tới việc thiết lập cho toàn vùng Trung Đông trở thành một miền phi tất cả mọi thứ khí giới đại công phá.

4. Chấm dứt toàn diện việc trừng phạt Iraq về kinh tế;

5. Hãy bắt đầu dấn thân thực hiện việc ngoại giao và chính trị, bao gồm việc nâng đỡ vật chất cho xã hội dân sự Iraq, để tăng triển việc tôn trọng nhân quyền và chính quyền khả tín;

6. Hãy tái kiên cường những nỗ lực ngoại giao với các quốc gia trong vùng để nói đến những vấn đề chính, đặc biệt đến cuộc xung khắc giữa Do Thái và Palestine, qua môi trường của những buổi bàn luận chung miền về nền an sinh và việc hợp tác ở Trung Đông; và

7. Tìm những đường lối về pháp lý/ pháp quyền và những đường lối khác để tố giác những tội ác phạm đến nhân loại.

Sign-on process

You can endorse this statement electronically on the Project Ploughshares website (www.ploughshares.ca ). You can also complete the attached pdf form and send it to Project Ploughshares by fax, 1-519-888-0018, or by mail, Project Ploughshares, 57 Erb Street West, Waterloo, ON, N2L 6C2. You can also phone in your endorsement to Project Ploughshares at 1-519-888-6541, ext. 706, or toll-free at 1-888-907-3223 ext. 706. Project Ploughshares will add your endorsement to the website endorser list. A background document providing details and sources for the issues addressed in the statement is available on the Project Ploughshares website.

 

(Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, trích dịch theo tài liệu của Zenit ngày 23/1/2003)

Hội Đồng Giám Mục Đức chống Chiến Tranh đánh Iraq

Sau cuộc họp của mình hôm Thứ Ba 21/1/2003, Hội Đồng Giám Mục Đức đã lên tiếng về vấn đề chiến tranh đánh Iraq như sau:

Diễn Tiến Cuộc Xung Khắc Iraq
Chủ Trương của Hội Đồng Giám Mục Đức về Cuộc Xung Khắc Iraq
Cuộc chiến tranh ngăn ngừa vi phạm đến những tiêu chuẩn đạo lý

Cuộc tranh đấu giữa chiến tranh và hòa bình ở Trung Đông đang diễn tiến. Phải chăng thế giới đang đứng trước ngưỡng cửa của một cuộc xung khắc võ trang mới hay vẫn còn có thể tìm thấy những giải pháp về chính trị để tránh được cuộc đổ máu? Tình hình chính trị đổi thay từng ngày. Căn cứ vào bối cảnh này, thiết tưởng cần phải nhắc lại một số những nguyên tắc đạo lý cùng với những giải pháp Kitô Giáođã được chúng tôi đề ra trong bản chủ trương “Một Thứ Hòa Bình Chân Chính” của chúng tôi.

Chúng tôi thực hiện điều này hoàn toàn hợp ý với Đức Thánh Cha cũng như với Giáo Hội khắp nơi trên thế giới. Có thể nghe thấy tiếng nói của các vị ấy rõ ràng trong những tháng ngày đây, khi mà tình hình càng ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Chúng tôi cũng tri ân ghi nhận chúng tôi làm điều này hợp với cả những người anh chị em Kitô hữu Tin Lành nữa.

Trước hết: Một quốc gia cứ gây đổ vỡ hòa bình cho các nước láng giềng và một chính phủ không thu hồi lại những hành động bạo lực dã man đối với nhân dân của mình, là những gì đang trở thành mối đe dọa cho trật tự thế giới, cần phải được cộng đồng thế giới quan tâm. Điều này lại càng đúng hơn nữa đối với một chế độ rõ ràng là đang nỗ lực để có được những thứ vũ khí đại công phá. Bởi thế, chúng tôi cảm nhận được những nỗ lực của Liên Hiệp Quốc trong việc làm áp lực Iraq để ngăn ngừa việc sản xuất các thứ vũ khí hạch nhân, sinh trùng và hóa học, cũng như để làm suy yếu bao nhiêu có thể khả năng gây chiến của Iraq. Đối với một thứ sách lược chính trị chỉ có mục đích nhắm đến việc ngăn ngừa chiến tranh thì việc sử dụng những thứ đe dọa có thể chính đáng theo đạo lý ở một số trường hợp. Thế nhưng, sách lược này không bao giờ được theo kiểu leo thang tiến đến chỗ cuối cùng xẩy ra chiến tranh.

Sau nữa: Chiến tranh bao giờ cũng là một sự dữ nặng nề. Đó là lý do cần phải được quan tâm trong trường hợp tấn công hay trong trường hợp chặn đứng những tội ác trầm trọng nhất vi phạm đến nhân loại, như trường hợp sát nhân chẳng hạn. Bởi thế, chúng tôi hết sức quan tâm đến sự kiện là việc cấm chiến tranh ngăn ngừa đã được ấn định trong luật lệ quốc tế đang càng ngày càng trở thành một vấn nạn trong mấy tháng gần đây. Vấn đề là ở chỗ việc ngăn ngừa chiến tranh không phải là chiến tranh ngăn ngừa! Đường lối an ninh chủ trương chiến tranh ngăn ngừa phản lại với giáo huấn Công Giáo và luật lệ quốc tế. Đó là những gì Đức Thánh Cha đã hết sức nhấn mạnh mấy ngày trước đây: “Như Bản Hiến Chương của Tổ Chức Liên Hiệp Quốc và chính luật lệ quốc tế nhắc nhở chúng ta thì không thể nào quyết định đi đến chỗ chiến tranh, […] trừ phi không còn chọn lựa nào khác”. Một cuộc chiến tranh ngăn ngừa nói lên cho thấy một cuộc tấn công và vì thế nó không thể nào được định nghĩa như là một cuộc chiến tranh tự vệ chính đáng được cả. Quyền tự vệ phải ở trong trường hợp thực sự bị tấn công tức thời chứ không phải chỉ là một cuộc tấn công có thể xẩy ra. Một cuộc chiến tranh nhắm đến việc ngăn ngừa những nguy hiểm sẽ làm nguy hại đến việc cấm sử dụng võ lực được ấn định trong luật lệ quốc tế, nó sẽ làm dấy lên một tình trạng chính trị bất ổn và cuối cùng nó sẽ làm rung động đến tận gốc rễ toàn thể hệ thống quốc tế của cộng đồng các quốc gia.

Sau hết: Việc quyết định sử dụng lực lượng quân sự bao giờ cũng cần phải để ý tới những hậu quả có thể tiên đoán. Có còn hồ nghi là thứ cuộc chiến tranh chống Iraq hầu như chắc chắn sẽ sát hại và gây thương tích cho vô số người, một cuộc chiến sẽ làm cho vô số người trở thành dân tị nạn và làm cho nhiều người hụt hẫng cuộc sống của mình hay chăng? Một chuộc chiến cũng đe dọa gây ra tình trạng biến lệch chính trị trầm trọng nhất ở toàn miền Trung Đông, làm nguy hiểm cả việc chiếm đạt của liên minh quốc tế trong việc chống lại khủng bố. Cuộc chiến tranh chống Iraq có thể làm cho thành phần bảo thủ Hồi Giáo cuồng tín tăng thêm ảnh hưởng của họ ở khắp nơi trong vùng, cũng như làm tăng thêm những giằng co trầm trọng thế giới Ả Rập với Hồi Giáo vốn có đối với thế giới Tây Phương. Miền này có khá hơn hướng đến viễn tượng hòa bình, ổn định và bảo vệ nhân quyền sau cuộc chiến này chăng?

Bởi thế, chúng tôi kêu gọi tất cả mọi người hữu trách hãy làm mọi sự có thể trong khả năng của mình để ngăn ngừa cuộc chiến tranh xẩy ra ở Iraq, và như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói: “để dập tắt đi đám khói xung khắc dầy đặc là những gì, với nỗ lực chung của tất cả mọi người, có thể tránh khỏi”. Vào giờ phút này, không ai được phép tỏ ra lùi bước hay tìm may rủi về kỹ thuật và chịu thua trước một tiến trình dường như bất khả dừng lại.

Chúng tôi muốn nhấn mạnh là cộng đồng thế giới sẽ không bị lên án trong việc bất động khi nó bất đồng với giải pháp chiến tranh. Cần phải tiếp tục làm áp lực đối với chế độ độc tài Saddam Hussein và thi hành chính sách mạnh mẽ hạn chế quyền tự do thực hiện hành động quân sự của ông ta.

Chúng tôi kêu gọi tất cả mọi tín hữu hãy tiếp tục cầu nguyện cho hòa bình trong những ngày này và tuần lễ này. Bằng lời cầu nguyện của mình, chúng tôi xin Chúa Kitô chúc lành cho những ai đi xây dựng hòa bình.

Wurzburg 20/1/2003

(Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, trích dịch theo tài liệu của Zenit ngày 22/1/2003)

Các Vị Giám Mục Mã lai, Nam Dương và Brunei lên tiếng về vấn đề Iraq

Trong một lời phát biểu gửi cho Màn Điện Toán Zenit, ĐTGM Anthony Soter Fernandez ở Kuala Lumpur, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục của chung 3 nước này, đã nói rằng các vị giám mục thuộc hội đồng của ngài “đống ý với Tòa Thánh, với các vị giám mục Hoa Kỳ và các vị giám mục Trung Đông, trong việc khẳng định rằng việc sử dụng chiến tranh đánh Iraq, theo tình hình hiện nay, là không tôn trọng những điều kiện ngặt nghèo của giáo huấn Công Giáo dạy về việc áp dụng võ lực. Chúng tôi cũng hiệp với những người khác yêu cầu Iraq hãy hết lòng tuân hợp với những quyết định cuối cùng của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc”. Vị TGM này cũng kêu gọi các hội đồng giám mục khác hãy “cùng lên tiếng trong tình đoàn kết và nhắc nhở tất cả các nhà lãnh đạo hãy nhớ tuân giữ các nguyên tắc của luật lệ quốc tế”.

Một Iraq mỗi ngày một Căng Thẳng

Chúa Nhật 19/1/2003, hai vị lãnh đạo hai phái đoàn thanh tra viên vũ khí tại Iraq là ông Blix và ElBaradei đã rời Cyprus để đến Baghdad hai ngày, với những vấn đề họ cần phải hỏi các viên chức Iraq tại Bộ Ngoại Giao của nước này. Vấn đề đó là các thanh tra viên, sau khi xông vào khám xét nhà của khoa học gia vật lý Faleh Hassan Al Basri, đã tìm thấy 3 ngàn trang tài liệu được các thanh tra viên tin rằng đó là những gì liên quan tới việc Iraq dự tính chế tạo vũ khí nguyên tử vào thập niên 1970 và 1980. Thông tấn xã Reuters đã trích lại những thắc mắc của ông Blix là “Tại sao những trang tài liệu này còn ở đó? Còn những tài liệu khác nữa chăng? Những tài liệu này không phải là các thứ vũ khí đại công phá (WMD: weapons of mass destruction). Những văn kiện ấy không phải là WMD. Những loại vỏ đạn cũng không phải. Thế nhưng chúng là dấu hiệu cho thấy rằng tất cả mọi sự đã không được trình khai và đó là vấn đề đáng lo ngại. Những điều xẩy ra trong mấy ngày vừa rồi là một trục trặc không nhỏ”. Còn ông ElBaradei thì lập lại lời kêu gọi Iraq hãy tích cực cộng tác hơn nữa, để “chúng tôi không cần phải tự mình tìm thấy những thứ như vậy nữa”. Phần vật lý gia Basri cho biết là tập tài liệu này chỉ là những gì ông viết ra liên quan tới việc ông làm trong thập niên 1980 song đã bị loại bỏ rồi, những tài liệu ông cho là vô hại. Ông cho biết những tài liệu này đã được ghi nhận trong bản trình khai của Iraq và ông sẵn sàng gặp ElBaradei: “Tôi sẽ đi từng trang với ông này để cho ông ấy thấy rằng những điều ấy hoàn toàn ăn khớp với những gì chúng tôi đã công bố”. Còn Tổng Thống Saddam Hussein, theo Reuters, khi thấy cả thế giới xuống đường biểu tình chống chiến tránh đánh Iraq đã nói với các sĩ quan cao cấp và con trai Qusay của ông đang đóng vai thủ lãnh quân Vệ Binh Cộng Hòa là “họ đang ủng hộ anh em đó, vì họ biết rằng những tên hành ác cố ý nhắm vào Iraq là để làm im hơi lặng tiếng những bất đồng muốn tố giác những chính sách xấu xa và phá hoại của chúng”. Chúa Nhật 19/1/2003, các viên chức Iraq nói rằng họ tìm thấy 4 đầu phi đạn rỗng nữa. Ông Blix đang ở Iraq hôm nay cho biết: “Những đầu phi đạn này ở trong hộp, chưa bao giờ mở, có phân chim dính. Dĩ nhiên chúng phải được công bố và hủy đi”. Sau khi gặp gỡ các viên chức Iraq hôm nay, một trong hai vị lãnh đạo hai phái đoàn thanh tra viên Liên Hiệp Quốc ở Iraq là ông ElBaradei cho biết: “Tôi nghĩ rằng chúng tôi đang có dấu tiến bộ”. Trong khi đó, ở Hoa Kỳ, cũng vào Chúa Nhật này, Bộ Trưởng Nội Vụ Powell nhận định: “Cho tới nay thì hồ sơ biên bản không phải là một hồ sơ biên bản tốt, họ có rất ít thời gian để làm cho nó trở thành một hồ sơ biên bản tốt. Nếu qúi vị nói rằng quí vị trong sạch thì hãy tiến đến chỗ trong sạch. Thời gian không còn nhiều nữa. Chúng tôi không thể cứ săn đuổi, nhấp nhấp và cố gắng xem mình có thể làm gì đó”. Còn Bộ Trưởng Quốc Phòng Donald Rumsfeld thì cho ABC’s “This Week” biết rằng chỉ còn giải pháp đầy Saddam Hussein cùng với các tay lãnh đạo khác mới có thể tránh chiến tranh mà thôi.

Thứ Bảy 18/1/2003, ông Blix đã phát biểu khi về khách sạn của ông ở Cyprus là: “Iraq vẫn không cộng tác một cách đầy đủ với những thanh tra viên Liên Hiệp Quốc, và chúng tôi sẽ nhấn mạnh tính cách trầm trọng của tình hình này với họ”. Cũng hôm nay, một khoa học gia Iraq, nhà vật lý Faleh Hassan Al Basri, đã phát biểu nhận định về việc nhà của ông bị các thanh tra viên khám xét “giống như kiểu Mafia” và đã lợi dụng việc vợ ông bị bệnh để dụ ông xuất ngoại. Ông cho biết một trong hai thanh tra viên, hôm Thứ Năm 16/1/2003, đã khám xét cả những nơi không cần, như phòng ngủ của ông là nơi vợ ông đang bị bệnh tiểu đường, cao máu và sạn thận đau đớn nằm trên giường. Vấn đề đặc biệt ở đây nữa là, vào ngày đầu tiên đến khám xét các nhà tư của khoa học gia Iraq Thứ Năm 16/1/2003 này, những vị thanh tra này đã đến những nhà khoa học gia không được liệt kê trong bản phúc trình của Iraq. Phải chăng họ đã căn cứ vào những tin tức tình báo? Phần các khoa học gia Iraq đều từ chối không chịu xuất ngoại để được phỏng vấn.

Một số những cuộc xuống đường lớn nhất xẩy ra trong ngày Thứ Bảy 18/1/2003 này ở Nhật Bản, Nga Sô, Pakistan, Đức Quốc và Luân Đôn. Tất cả đều chống lại hành động Hoa Kỳ đang tăng cường lực lượng quân sự và vũ khí ở Vùng Vịnh.

Ở Washington DC cả ngàn ngàn người qui tụ lại ở khu thương xá giữa Tòa Nhà Quốc Hội và Tháp Washington. Ở San Francisco cũng thế, họ tổ chức trước Tòa Thị Sảnh San Francisco vào ngày cuối tuần này để hướng về ngày lễ Martin Luther King, Jr. Trong số tham dự viên của cuộc biểu tình này các chính trị gia, các lãnh tự nghiệp đoàn lao động, có các tài tử điện ảnh, như Jessica Lange được giải Academy Award, hay Martin Sheen, người sẽ phát ngôn trong buổi biểu tình này, và các vị lãnh đạo tôn giáo, như Jesse Jackson.

Ở Paris, đoàn biểu tình 6 ngàn người hô lên bằng Anh ngữ câu “Stop Bush! Stop war!” Đây là cuộc biểu tình toàn quốc lần thứ ba kể từ 10/2002.

Ở Moscow, những người Nga khi diễn hành ngang qua tòa lãnh sự Hoa Kỳ hô hoán những câu như “Hiệp Chủng Quốc, hãy buông Iraq ra!” và “Dân Hoa Kỳ hãy về đi!”, ngoài ra còn có biểu ngữ với hàng chữ: “Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ là một tay khủng bố vô địch thiên hạ”, hay “Iraq không phải là nông trại của mình đâu ông Bush ơi”.

Ngoài ra, Âu Châu còn có những cuộc biểu tình khác cũng xẩy ra trong Ngày Thứ Bảy 18/1/2003 này, như ở Goteborg, Thụy Điển, với 5 ngàn người biểu tình một cách êm thắm, ở Cologne và Born Đức Quốc cũng có mấy trăm người biểu tình, và ở Luân Đôn ngay trước Tổng Hành Dinh của Lực Lượng Võ Trang Hiệp Vương Quốc.

Đảng Xanh ở Thổ Nhĩ Kỳ, khoảng 100 người đã xuống đường ở Istanbul, ném các khẩu súng đồ chơi vào thùng rác. Có khoảng 1000 người diễn hành ở Cairô Ai Cập. Các học sinh nắm tay nhau thành một sợi xích con người do 27 cơ quan phi chính phủ tổ chức ở Rawalpindi, Pakistan, hô hoán chống lại Hoa Kỳ muốn chiến tranh vì vấn đề kinh tế, trong đó có một người tên là Ayasha Amir Ali đã nói với thông tấn xã Reuters rằng: “Chúng tôi yêu cầu Hiệp Chủng Quốc hãy ngưng hành động đơn phương áp đặt chính sách kinh tế của mình trên thế giới này”.

Hôm Thứ Sáu 17/1/2003, ông ElBaradei đã nói: “Nếu họ làm như thế thì họ sẽ thấy được ánh sáng cuối đường hầm và họ có thể trở thành một phần tử hoàn toàn của cộng đồng quốc tế”. Phần Iraq lại cho rằng mình đã hết mình cộng tác, ở chỗ cho vào khám cả trong dinh thự của Tổng Thống và nhà cửa của các khoa học gia. Cũng vào ngày Thứ Sáu này, tại Washington, bộ trưởng nội vụ Powell đã cho một nhóm ký giả ngoại quốc bết rằng: “Căn cứ vào những gì đã thấy được cho tới nay, chúng tôi tin là Iraq đang không thỏa đáng Quyết Định 1441 của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Iraq đã không cộng tác. Không thẳng thắn thực hiện bản trình khai vũ khí của mình như được đòi hỏi. Không có người sẵn sàng. Không có những văn kiện thuận lợi. Đang lừa dối các thanh tra viên. Đang gây khó dễ cho việc làm của các thanh tra viên”. Vị bộ trưởng này còn cho biết là Hoa Kỳ sẽ cung cấp thêm chứng cớ về những vi phạm của Iraq… Tổng Thống Pháp Jacques Chirac, khi gặp hai vị lãnh đạo hai phái đoàn thanh tra vũ khí ở Paris đã đề nghị với các ông rằng hãy để các thanh tra viên thêm thời gian để tìm kiếm các thứ vũ khí đại công phá ở Iraq. Trong khi đó, ở Iraq, vào buổi sáng, trong cuộc truyền hình kỷ niệm 12 năm bắt đầu cuộc Chiến Vùng Vịnh Ba Tư, Tổng Thống Saddam Hussein đã thề là nước của ông “sẽ vùng lên” chống lại những kẻ hung hăng. “Chúng ta nhất quyết và dự định đánh bại những kẻ hung hăng. Chúng ta đã vận dụng các khả năng của mình, bao gồm cả khả năng về quân sự, dân chúng và lãnh đạo. Baghdad đã nhất quyết, cả dân chúng lẫn thành phần lãnh đạo, bắt những tên Hung Nô của thế kỷ chúng ta phải tự sát tại ngay cổng thành của thủ đô chúng ta”. Ông có ý nói đến vụ Mông Cổ chiếm thủ đô Iraq năm 1258.

Ngày Thứ Năm 16/1/2003 các thanh tra viên ở Iraq đã tìm thấy 12 đầu phi đạn hóa học rỗng cỡ 122 ly ở kho quân nhu Ukhaider cách Baghdad khoảng 150 cây số về phía tây nam. Vị phát ngôn viên của Tòa Bạch Ốc là ông Ari Fleischer đã nói rằng những đầu phi đạn này là những gì bị cấm và không được khai báo trong bản tường trình của Iraq là văn kiện Iraq bảo là đầy đủ và hoàn toàn. Tuy nhiên, viên trưởng thanh tra Dimitri Perricos cho biết việc khám phá ra những đầu phi đạn hóa học này “có thể không phải là một thứ khói súng” cho thấy Iraq đã vi phạm bản quyết định. Hôm nay Ông Blix cũng đã phát biểu cảm tưởng về việc khám phá này là “rất nguy hiểm”. Sau khi gặp gỡ các viên chức của Khối Hiệp Nhất Âu Châu ở Bỉ, ông Blix còn nói với các phóng viên là Iraq cần phải tích cực hơn nữa đối với những quan tâm của Liên Hiệp Quốc và các thanh tra viên. Hôm nay Thổ Nhĩ Kỳ đã loan báo là nước này sẽ mời các vị thủ tướng thuộc 5 quốc gia Ai Cập, Iran, Jordan, Saudi Arabia và Syria tham dự một cuộc gặp gỡ để bàn về những cách thức êm thắm trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Iraq. Hôm nay, qua lời phát biểu của Bộ Trưởng Ngoại Giao Igor Ivanov với các phóng viên báo chí, Nga cũng tỏ ra lo ngại về việc Hoa Kỳ gây áp lực các thanh tra viên ở Iraq: “Chúng tôi lo ngại về việc một số dư luận ở Washington làm áp lực trên các thanh tra viên… Một số báo chí và những bản công bố chính thức… tỏ ra ngờ vực về một số khía cạnh nơi việc làm của các thanh tra viên”. Cũng tại Moscow hôm nay, sau hai ngày nói chuyện với các viên chức của Ngà, ông ElBaradei cho biết Iraq phải nỗ lực hơn nữa để đánh tan những ngờ vực về việc họ đang có những loại vũ khí cấm: “Iraq phải biết rằng nếu chúng tôi tiếp tục tường trình là còn nhiều vấn đề cần tìm hiểu và chúng tôi không thể loại trừ những gì có thể cho thấy họ vẫn còn một số những thứ vũ khí đại công phá thì Hội Đồng Bảo An sẽ không lấy làm hài lòng đâu”.

Thứ Tư 15/1/2003, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Donald Rumsfeld đã lập luận rằng “sự kiện các thanh tra viên chưa tiến đến chỗ tìm ra chứng cớ mới về những thứ vũ khí đại công phá ở Iraq có thể tự nó và bởi đó là bằng cớ cho thấy Iraq bất hợp tác”. Cũng vào ngày hôm nay, tại Brussels, Bỉ, Hiệp Chủng Quốc đã chính thức lên tiếng yêu cấu Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương NATO (North Atlantic Treaty Organization) ủng hộ nếu xẩy ra chiến tranh đánh Iraq. Còn ở Hoa Kỳ, hôm nay Thượng Nghị Sĩ Tom Daschle Lãnh Đạo Khối Thiểu Số nói rằng chính phủ Bush đã không tường trình cho Quốc Hội về vấn đề chiến tranh Iraq theo như bản quyết định được quốc hội phê chuẩn hồi tháng 10/2002, một quyết nghị cho phép tổng thống ra tay đánh Iraq nhưng đòi tổng thống phải tường trình cho quốc hội sau 60 ngày về tình hình này. Tại Iraq, các thanh tra viên hôm nay cũng đến khám xét một dinh thự nữa của tổng thống, và lần đầu họ đến khám xét dinh thự tổng thống là hôm 3/12/2002.

Thứ Ba 14/1/2003, ông Blix cho biết hiện nay các thanh tra viên đã nhận được thêm tín liệu từ CIA và MI6 từ Hiệp Chủng Quốc và Hiệp Vương Quốc, hai nước đã bị vị này than trong tháng trước là không cung cấp tình báo đủ về những vị trí vũ khí đáng ngờ vực. Thế nhưng, ông cho biết những thanh tra viên vẫn cần biết rõ hơn về chi tiết chỗ nào họ có thể đến và nơi nào họ có thể điều tra. Cũng hôm nay, Thủ Tướng Đức là ông Gerhard Schoroeder cho các phóng viên biết ông chủ trương phải có một cuộc bỏ phiếu nữa ở Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc liên quan đến quyết định tấn công Iraq: “Dường như các phần tử Âu Châu cũng như những phần tử khác sẽ tiến đến chỗ cần phải có một quyết định nữa, tôi nghĩ rằng như thế mới hợp lý”.

Thứ Hai 13/1/2003, một phát ngôn viện của cơ quan nguyên tử lực quốc tế là Mark Gwozdecky lập lại lời hai vị lãnh đạo hai phái đoàn thanh tra viên vũ khí ở Iraq là việc thanh tran cần cả năm trời mới xong, nhưng ông nói với CNN từ Vienna là “chờ đợi lâu hơn một chút là một giải pháp tốt hơn đi tới chỗ đánh nhau, Chúng tôi đã ở đó tới nay là 7 tuần lễ rồi. Chúng tôi đang thực hiện những bước tiến bộ. Chúng tôi có thể đến những địa điểm chúng tôi cần. Hiển nhiên là càng lâu ngày ở đó chúng tôi càng có thể khám phá ra một điều gì bất hợp pháp nào đó, hay để trì hoãn những người Iraq khỏi việc tái thiết những gì họ có thể thực hiện”.

Hoa Kỳ chuyển thêm quân đến Vùng Vịnh sửa soạn đánh Iraq

Cũng vào ngày Thứ Năm 9/1/2003, theo nguồn tin quân sự cho biết, từ Hoa Kỳ, đã có cả mấy ngàn điện thư dấu tên gửi đến Iraq với mục đích để thuyết phục hàng lãnh đạo Iraq rằng họ không thể thắng trận chiến chống lại Hoa Kỳ và đồng minh đâu. Một viên chức cho biết “đây mới chỉ là khởi đầu của một cuộc chiến tranh tâm lý mà thôi”. Các email này thúc giục họ hãy bỏ cuộc, và những lời hướng dẫn liên lạc với Liên Hiệp Quốc nếu họ chịu thua, bằng không Hoa Kỳ sẽ tấn công họ v.v. (Vấn đề người nghiên cứu tin này thắc mắc ở đây là tại sao lực lượng quân sự của Mỹ biết được vô số các địa chỉ điện thư của các viên chức cao cấp Iraq để gửi cho họ, phải chăng là do nhóm thanh tra viên quố ctế cung cấp, đúng như Tổng Thống Saddam Hussein đã tố giác vào Ngày Quân Lực Iraq vừa rồi là có gián điệp trong nhóm thanh tra viên?). Tất nhiên các viên chức quân đội và tình báo Mỹ nghĩ là phía Iraq sẽ không biết những điện thư này từ đâu mà đến, hay họ sẽ chặn những đường giây dẫn nhập để tránh cuộc tấn công điện thư này. CNN đã biết được biến cố này từ Thứ Sáu 10/1/2003 và thoạt tiên được những viên chức cao cấp trong chính phủ Bush yêu cầu đừng tường trình nó, sau đó những vị này quyết định có thể phổ biến.

Hôm Thứ Sáu 10/1/2003, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Donald Rumsfeld đã ký một sắc lệnh chuyển thêm 35 ngàn quân nữa, trong đó có 7 ngàn hải quân ở Trại Lejeune, North Corolina, đến Vùng Vịnh Ba Tư để sửa soạn tấn công Iraq nếu xẩy ra nhu cầu này. Với quân số mới, tổng số quân Hoa Kỳ lên đến 80 ngàn, một số quân chưa từng có tại vùng đầy những mỏ dầu hỏa này. Ngũ Giác Đài dự định sẽ còn tăng quân số này lên tới 100 ngàn vào cuối Tháng Giêng 2003.

Ông Mohamed ElBaradei, tổng giám đốc của cơ quan nguyên tử lực quốc tế IAEA đã ở Washington để bàn thảo về vấn đề Iraq và Bắc Hàn với các viên chức cao cấp của Hoa Kỳ, trong đó có cả Bộ Trưởng Nội Vụ Colin Powell. Sau khi gặp vị bộ trưởng này, ông đã cho biết “Tôi đã nói với ông bộ trưởng này rằng chúng tôi đang nhích lên chứ không nhanh như tôi mong muốn (ở Iraq). Iraq đang hợp tác ngon lành về phương diện tiến hành, song không nhiều lắm về phương diện chất liệu. Chúng tôi muốn thấy nhiều chứng cớ hơn, nhiều tài liệu hơn… nhiều chứng cớ chất liệu hơn liên quan đến việc hủy hoại những thứ mà họ nói rằng họ đã hủy hoại”. Ông giám đốc này còn nói ông muốn Iraq phải cộng tác hơn nữa đối với những lời yêu cầu của các thanh tra viên liên quan đến vấn đề phỏng vấn riêng các khoa học gia Iraq, vì các thanh tra viên này nghĩ rằng các khoa học gia có thể có tín liệu về những thứ vũ khí cấm nhưng họ chỉ tiết lộ một cách kín đáo và nếu sự an toàn của họ được bảo đảm mà thôi. Ông nói ông và ông Hans Blix sẽ trở lại Iraq vào ngày 19/1/2003 “để nhấn mạnh với người Iraq rằng chúng tôi không thể tiếp tục thực hiện những vấn đề trống”.

Vấn đề về Iraq được đặt ra với Thủ Tướng Tony Blair Hiệp Vương Quốc

Thủ Tướng Tony Blair đang gặp chống đối tại Hiệp Vương Quốc của ông, một đại quần đảo được gọi là United Kingdom of Great Britain, bao gồm các quốc gia khác nhau như, ở đảo phía Đông có Anh Cát Lợi (Scotland) ở phía bắc, Anh (England) ở phía đông nam, Wales ở phía tây nam, và ở đảo phía Tây chỉ có phần đất Đông Bắc Ái Nhĩ Lan (Ireland). Ông đã bị Patsy Calton thuộc Đảng Dân Chủ Cấp Tiến đặt vấn đề như sau: “Phải chăng ông đang theo đuổi một thứ chính sách nguy hiểm với Saddam Hussein, hay là ông đang thực sự nói với chúng tôi rằng ông cố ý đẩy đám quân Hiệp Vương Quốc này đi ngược lại với đa số dân chúng về vấn đề ấy đây?” Hơn 100 phần tử thuộc nhóm Lao Dộng MP của ông đe dọa chống lại hành động quân sự nếu không có chứng cớ thêm từ các thanh tra viên Liên Hiệp Quốc cho thấy lỗi lầm của Tổng Thống Saddam Hussein. Dân chúng ở thủ đô Luân Đôn cũng tỏ ra nghi ngờ về chứng cớ để tấn công Iraq, về giá phải trả cho cuộc chiến này cùng với các động lực đưa đến cuộc chiến tranh ấy, trong đó có một người cho rằng chỉ vì dầu hỏa. Theo một cuộc thăm dò, như vị làm đầu thực hiện cuộc này là Peter Kellner cho biết, thì 73% dân chúng Hiệp Vương Quốc ủng hộ cuộc chiến này nếu bởi thẩm quyền Liên Hiệp Quốc, ngoài ra, chỉ có 22% dân chúng ủng hộ. Lý do là vì chỉ có Ử dân chúng Hiệp Chủng Quốc tin vào Tổng Thống Bush đối với vấn đề Iraq mà thôi.

Hôm Thứ Năm 9/1/2003, vị phát ngôn viên của Thủ Tướng Blair cho biết có lẽ hai nhà lãnh đạo Bush và Blair đã dừng chân. Thủ Tướng Blair đã nói với nội các của ông rằng “các thanh tra viên ở Iraq cần phải có thời gian và nơi chốn cần để thi hành việc của họ”, và vị Thủ Tướng này không coi ngày 27/1/2003, thời điểm các thanh tra viên tường trình cho Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, là thời điểm dứt điểm để mở màn cuộc tấn công. Vị phát ngôn viên này nói thêm: “Chúng ta đang ở trong một tiến trình… đây là tiến trình phải được Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đồng loạt thỏa thuận”. Vị lãnh sự của Hiệp Vương Quốc ở Liên Hiệp Quốc là Jeremy Greenstock hôm Thứ Năm 9/1/2003 vừa rồi cũng nói ở Nữu Ước rằng: “Quí vị đừng đặt nặng vấn đề ngày 27/1, vì các thanh tra viên hôm nay đã cho chúng tôi biết rõ ràng là nếu họ có bất cứ chứng cớ nào, hay bị chối từ hoặc ngăn trở công việc thanh tra của họ, họ sẽ đến thẳng Hội Đồng Bảo An… Bởi thế, theo tôi, quí vị hãy yên tâm về ngày 27/1”.

Hôm Thứ Hai, 6/1/2003, khi nói với các vị lãnh sự của Hiệp Vương Quốc họp nhau ở Luân Đôn, Thủ Tướng Blair lần đầu tiên đã lên tiếng phê bình chính phủ Bush là chính phủ này cần phải lắng nghe các quốc gia khác liên quan đến tình hình Trung Đông, đến việc hâm nóng hoàn cầu cũng như đến tình trạng bần cùng trên thế giới. Ông nói: “Vấn đề dân chúng đặt ra với Hiệp Chủng Quốc… không phải là, chẳng hạn, việc họ chống lại nước này về vấn đề các thứ vũ khí đại công phá hay vấn đề khủng bố thế giới. Dân chúng nghe theo Hiệp Chủng Quốc về vấn đề này và rất đồng ú với họ là đàng khác. Thế nhưng, họ cũng muốn Hiệp Chủng Quốc phải nghe họ nữa kìa”.

Đức Giám Mục Iraq lên tiếng kêu gọi Hòa Bình

Trước tình hình đe dọa chiến tranh xẩy ra, Giám Mục Warduni phụ tá của Tòa Thượng Phụ Babylon theo lễ nghi Chaldean đã lên tiếng kêu gọi hòa bình qua Đài Phát Thanh Vatican hôm Thứ Năm 9/1/2003 như sau:

“Tôi kêu gọi toàn thể thế giới, kêu gọi tất cả mọi con người thiện chí, hãy hợp với Đức Giáo Hoàng để cầu nguyện cho hòa bình. Chúng ta hãy cầu xin để Thiên Chúa toàn năng ban hòa bình này cho chúng ta. Chúng tôi yêu cầu điều này, bằng sức mạnh của niềm tin, của lời cầu nguyện, của tình yêu thương. Xin cám ơn anh em và xin cầu cho chúng tôi. Đừng quên chúng tôi. Chúng tôi không hiểu nổi cuộc chiến tranh này. Nó là một mối đe dọa đối với con cái của chúng tôi, đối với thành phần già lão của chúng tôi, thành phần bệnh hoạn của chúng tôi, thành phần giới trẻ của chúng tôi, những người trong 12 năm qua chưa hề biết đến tương lai của mình. Tự do ở chỗ nào đây? Đức ái Kitô Giáo đâu rồi? Chúng tôi xin được sống như mọi người, chúng tôi không xin gì đặc biệt khác cả. Tại sao họ lại phải đến đây? Vì chúng tôi có dầu hỏa hay chăng? Họ hãy lấy dầu nhưng hãy để chúng tôi bằng yên. Vì Iraq giầu thịnh hay chăng? Thế nhưng cái giầu thịnh này do Thiên Chúa ban cho chứ không phải tự chúng tôi mà có. Chúng tôi phạm lầm lỗi gì đây?”

Đối với những ai đổ trách nhiệm cho chính quyền Iraq, ĐGM này nói: “Tất cả đều đáng trách. Tất cả đã gây ra những thứ chiến tranh trước đây và cuộc chiến tranh sắp sửa xẩy ra này. Tại sao chúng ta lại cho nó là một cuộc chiến tranh chính đáng chứ? Giáo Hội ở Iraq đã làm và không ngừng làm tất cả những gì có thể để xây dựng hòa bình. Để đạt được mục đích này, cùng với các Kitô hữu khác ở Iraq, chúng tôi đã chay tịnh và nguyện cầu một ngày. Đó là lần đầu tiên chúng tôi tất cả cùng nhau làm, Công Giáo cũng như Chính Thống Giáo”. Biến cố ấy xẩy ra vào ngày 29/11, một biến cố được kết thúc bằng lời các vị giám mục Công Giáo và Chính Thống cùng nhau kêu gọi thế giới đừng để chiến tranh xẩy ra ở Iraq. Kitô giáo chiếm 3% hay 670 ngàn tổng số dân Iraq, 3/4 Kitô giáo là Công Giáo, đa số theo lễ nghi Chaldean.

Iraq Ngày Quân Lực… Do Thái tấn công… Bắc Hàn hăng máu…
 

Trong bài diễn văn được thâu băng cho Ngày Quân Lực lần thứ 82, 6/1/2003, vị tổng thống này nói: “Thay vì tìm kiếm những thứ được gọi là các loại vũ khí đại công phá… thì các nhóm thanh tra lại chú trọng đến việc thu thập tên tuổi và lập các thứ danh sách khoa học gia Iraq… đặc biệt chú ý tới những trại lính… và những vấn đề khác, tất cả hay hầu hết các việc làm này cho thấy chỉ là những việc thuần tình báo”.

Vị Tổng Thống này trấn an nhân dân và quân đội Iraq rằng: “Anh em phải biết rằng anh em hiện nay đang chiến thắng, và anh em cũng sẽ chiến thắng trong cuộc đụng độ cuối cùng, bất chấp việc kẻ thù có gây nên những thứ chấn động và hoảng hốt. Chúng ta đang ở trong xứ sở của chúng ta và kẻ nào ở trong xứ sở của họ đều đúng, còn kẻ thù của xứ sở này là sai. Khi kẻ thù tiến đến như một kẻ tấn công thì phần chiến thắng sẽ ở trong tay người dân có quyền khi họ ở trong quê hương của họ. Kẻ thù sẽ bị đánh bại một cách nhục nhã. Họ đã phán đoán sai lầm và hành động lệch lạc sau khi loại trừ đi những phương tiện của lòng chân thành giúp cho người thiện tâm gặp nhau và hợp tác với nhau. Ôi Allah, xin hướng dẫn họ trên con đường chính trực nếu Ngài muốn, bằng không, xin hãy nổi giận giáng xuống trên họ, ra tay hủy diệt nghiền nát họ ra, vì họ là một đám tội ác. Nếu ai dám đe dọa tấn công anh chị em, hỡi nhân dân Iraq, hãy chống lại họ và bảo cho hắn biết rằng hắn chỉ là một con người ti tiểu, còn chúng ta thuộc về một xứ sở của một niềm tin rạng ngời, một đại quốc và là một dân tộc cổ kính. Chúng ta sẽ không khiếp đảm trước cái gian dối của họ. Allah sẽ hạ nhục họ. Dựa vào Allah, chúng ta tin tưởng rằng, bắt đầu mỗi một ngày mới là anh em vẫn đang tiến đến một đời sống tốt đẹp nhất, coi thường tên thù địch bất mãn, những kẻ thân hữu và những thứ tay sai của Satan, của đêm tối và bóng đen. Những mũi tên của họ sẽ lệch đích, còn những mũi tên của anh em sẽ bắn trúng họ. (Hiệp Chủng Quốc đang cố gắng đánh lạc hướng) “những tội ác của thực thể Ái Quốc Do Thái phạm đến nhân dân của chúng ta ở Palestine”.

Trong khi đó, cũng vào Ngày Quân Lực 82 của Iraq, tại Thánh Địa, lực lượng Do Thái đã trả đũa cuộc tự sát khủng bố của người Palestine. Lực lượng Do Thái đã hành quân ở Tây Ngạn và Giải Gaza sáng nay, sau khi có hai cuộc tự sát tấn công cùng một lúc vào lúc 6 giờ 30 chiều địa phương ở trung tâm thành phố Tel Aviv, làm thiệt mạng 22 người và gây thương tích cho 100 người Do Thái. Đây là cuộc khủng bố tấn công nặng nhất kể từ Tháng ba tới nay, lúc xẩy ra vụ khủng bố tấn công một phòng ăn của một khách sạn trong khi cử hành Bữa Vượt Qua, làm 29 người Do Thái thiệt mạng và 140 người bị thương. Do Thái cũng loan báo là họ sẽ giới hạn hơn nữa đối với người Palestine, bao gồm cả việc đóng cửa ba đại học Hồi Giáo ở Tây Ngạn và không cho xe cộ của người Palestine qua lại trong vùng này. Lực lượng Do Thái đã bắn 9 phi đạn vào Giải Gaza làm 4 người Palestine bị thương, và đã bắt một số tay Thánh Chiến Hồi Giáo hạng nặng bị tình nghi ở Tây Ngạn và Giải Gaza, những tay có liên quan đến các vụ khủng bố trước đây.

Thủ Tướng Do Thái Sharon, qua cuộc nói chuyện với một nhóm sinh viên quốc tế ở Giêrusalem, đã đổ lỗi cho Thẩm Quyền Palestine về hai cuộc khủng bố tấn công này: “Tất cả mọi nỗ lực đẫn đến chỗ ngưng chiến, cho đến hôm nay, đều tiêu ma vì vai trò lãnh đạo Palestine vẫn tiếp tục hỗ trợ, tài trợ và khởi xướng việc khủng bố”. Còn ông Saeb Erakat, vị thương lượng của Khối Palestine, lại lên án những cuộc tấn công của Do Thái và kêu gọi Hiệp Chủng Quốc thực hiện việc can thiệp ngoại giao: “Chúng tôi cần chính phủ Hoa Kỳ giúp đỡ, vì mức độ tin tưởng giữa chúng tôi và ông Sharon đang ở dưới mức zero”. Tổng Thống Bush gọi những cuộc tấn công của Do Thái là “một hành động sát nhân đáng khinh” và nói rằng “tất cả những ai thực sự tìm kiếm hòa bình trong vùng này phải liên kết nỗ lực để chặn đứng việc khủng bố”.
Chưa hết, trong khi Iraq chấp nhận cho thanh tra viên quốc tế đến kiểm soát vũ khí đại công phá dù tự thú không có những thứ vũ khí cấm đó, thì Bắc Hàn, dù công nhận mình có các thứ vũ khí đại công phá, lại còn không cho thanh tra viên quốc tế đến kiểm soát nữa. Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Hàn đang sửa soạn cho ngày bàn thảo thứ hai ở Washington về việc phải hành sử thế nào với Bắc Hàn trong việc họ tống cổ các chuyên viên quốc tế kiểm soát vũ khí tuần vừa rồi, sau khi Bắc Hàn tuyên bố sẽ tiếp tục thực hiện việc chế tạo các loại vũ khí đại công phá, không tuân giữ thỏa ước 1994 trước đây nữa.

Đáp lại, Bắc Hàn cho biết: “Nếu họ nghĩ rằng họ có thể đạt được những mục tiêu tội ác của họ trong việc cố gắng chiếm lấy Đại Hàn bằng những hành động như vậy thì họ đang phạm một lầm lỗi ngu xuẩn nhất”. Hôm Thứ Hai 6/1/2003, Bắc Hàn tố cáo Hoa Kỳ đang chuẩn bị tấn công họ. Hôm Thứ Ba 7/1/2003, Bắc Hàn, qua Cơ Quan Thông Tin Trung Hàn, còn đi đến chỗ tuyên bố “các thứ trừng phạt có nghĩa là chiến tranh và là một cuộc chiến không biết đến thương hại”.

Ông tổng giám đốc cơ quan nguyên tử lực quốc tế IAEA là Mohamed ElBaradei, hôm Thứ Hai 6/1/2003, đã cho Bắc Hàn “một cơ hội nữa” để cho các thanh tra viên trở lại trước khi vấn đề được đưa ra Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, nhưng Thứ Ba, 7/1/2003, ông này đã nói với CNN rằng Bắc Hàn có thể sẽ phải đối diện với “những hậu quả trầm trọng, không phải là không giống như Iraq” nếu nước này tiếp tục công khai chống lại cộng đồng thế giới về vấn đề vũ khí đại công phá: “Họ có một chọn lựa duy nhất, hoặc là tiếp tục chính sách chống lại cộng đồng thế giới để tiếp tục bị cô lập hơn nữa và có thể chịu những biện pháp mạnh, hay là thay đổi và mở cửa ra đón nhận cộng đồng quốc tế…”

Phần Tổng Thống Bush, hôm Thứ Hai 6/1/2003, sau cuộc họp Nội Các của mình, đã nói với các phóng viên là Hiệp Chủng Quốc “không có ý xâm chiếm Bắc Hàn. Tôi tin rằng điều này sẽ được giải quyết một cách êm thắm, và tôi cũng tin rằng nó có thể được giải quyết bằng ngoại giao…. Chúng tôi mong rằng Bắc Hàn sẽ gắn bó với những trách nhiệm đòi buộc của mình”, để lấy lại thế giá trước cộngt đồng thế giới và nhận được trợ cấp của ba nước Hoa Kỳ, Nam Hàn và Nhật Bản theo thỏa ước 1994 về việc Bắc Hàn đồng ý hủy bỏ việc chế tạo các thứ vũ khí đại công phá.

Kết quả của ngày bàn thảo thứ nhất giữa ba nước Hoa Kỳ, Nam Hàn và Nhật Bản về Bắc Hàn đã đi đến chỗ là cả ba đều đồng ý Bắc Hàn phải chấm dứt việc chế tạo các loại vũ khí đại công phá trước khi Hoa Kỳ hay bất cứ nước nào có thể ra tay. Riêng Nam Hàn đề nghị một giải pháp dung hoà ở chỗ Hoa Kỳ ký với Bắc Hàn một thỏa ước phi chiến, đổi lại, Bắc Hàn phải chấm dứt việc chế tạo vũ khí đại công phá. Nhưng viên chức cao cấp của Bộ Nội Vụ cho biết Hoa Kỳ sẽ không làm như vậy: “Vấn đề không phải là chúng tôi tấn công hay chăng. Vấn đề là Bắc Hàn có giải giới hay chăng. Nếu họ làm thì mọi sự xong ngay”. Tuy nhiên, vào ngày Thứ Ba 7/1/2003, theo bản văn chung đúc kết ngày họp thứ hai của ba quốc gia Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Hàn thì Hiệp Chủng Quốc đã đồng ý nói chuyện với Bắc Hàn về việc Bắc Hàn phải chấm dứt chương trình nguyên tử của mình, nhưng không dung hòa với xứ sở cộng sản này.

Iraq đang tập trận sẵn sàng nghênh chiến cuộc tấn công của Hoa Kỳ

Tờ nhật báo chính thức của Iraq là Al-Iraq hôm Chúa Nhật đã cho biết những toán quân dân sự thuộc Đảng Baath của Tổng Thống Saddam hôm Thứ Bảy 4/1/2003 đã tập trận ở vùng Babil để đề phòng cuộc tấn công của Hoa Kỳ. Tổng Thống Saddam Hussein sẽ đọc bài diễn văn vào Ngày Quân Lực thứ 82 Thứ Hai 6/1/2003 lúc 11 giờ sáng địa phương. Tờ nhật báo này cũng cho biết cuối tháng vừa rồi cũng có một cuộc tập trận như vậy. Sở dĩ thành phần nhân dân tự vệ này phải tập trận là vì họ phải cùng với quân đội bảo vệ quê hương xứ sở của họ.

Thêm vào đó, vị đương kim chủ tịch Khối Hiệp Nhất Âu Châu là Thủ Tướng Hy Lạp Costas Simitis, trong cuộc phỏng vấn với tờ nhật báo Sunday Vima, đã nói rằng những quyết định của Liên Hiệp Quốc phải làm sao để hướng 15 quốc gia phần tử của Hội Đồng Bảo An đến chỗ tránh chiến tranh: “Việc làm quan trọng nhất vào lúc này đây nơi những nỗ lực của Liên Hiệp Quốc đó là tiến đến một thánh quả tích cực để tránh không để cho chiến tranh xẩy ra”. Thủ Tướng Thổ Nhĩ Kỳ là ông Abdullah Gul đã gặp các viên chức cao cấp của Ai Cập ở Cairô hôm Chúa Nhật 5/1/2003 cũng đã đẩy mạnh những giải quyết ổn thoả cho vấn đề Iraq. Một tờ nhật báo Thổ Nhĩ Kỳ đã vẽ một bức hình có chiếc xe tăng của nước này ở phần đất phía bắc Iraq, vì ở đây có một thiểu số người Thổ Nhĩ Ký sinh cư.

Trong khi đó, ở Luân Đôn, ĐTGM Desmond Tutu, nguyên TGM Cape Town, vị giật giải Hòa Bình Nobel 1984, hôm Chúa Nhật 5/1/2003, đã cho chương trình truyền hình Jonathan Dimbleby của Hiệp Vương Quốc biết ngài “cảm thấy rất buồn” khi thấy Hiệp Chủng Quốc và Hiệp Vương Quốc sửa soạn đánh Iraq. Vị TGM này than phiền Hoa Kỳ không chịu lắng nghe thế giới, cứ muốn giải giới Iraq thôi: “Rất nhiều người trong chúng ta cảm thấy rất buồn khi thấy một đại quốc như Hiệp Chủng Quốc lại được Hiệp Vương Quốc hết sức hỗ trợ và vào hùa làm điều sai quấy”. Vị TGM này trách việc chính phủ Hiệp Chủng Quốc đối xử thiên lệch trong việc đe dọa với quốc gia đang có dính dáng đến vấn đề khí giới đại công phá: “Nếu chúng tôi nói rằng các thứ vũ khí đại công phá là một trong những qui tắc của quí vị hiện nay thì quí vị đối xử ra sao với các thứ vũ khí đại công phá ở Âu Châu, quí vị sẽ làm gì với những thứ vũ khí này ở Ấn Độ, quí vị sẽ làm gì với chúng ở Pakistan? Quí vị muốn chặn đứng ở những chỗ nào đây? Chúng ta hãy lắng nghe những gì các chuyên viên thanh tra vũ khí của Liên Hiệp Quốc này thấy được. Thế nhưng nếu quí vị muốn áp dụng triệt để những quyết định của Liên Hiệp Quốc như quí vị muốn ở đó thì quí vị hãy hỏi tại sao lại ở đó mà không phải ở những chỗ khác. Tại sao lại không phải là ở Palestine?”
 

Các cuộc thanh tra cho thấy Iraq đã khai trình rất chính xác

Trong khi ông Han Blix, vị dẫn đầu phái đoàn thanh tra viên Liên Hiệp Quốc đến kiểm soát vũ khí ở Iraq nói rằng Iraq đã không chứng tỏ cho thấy trong bản trình khai của họ là họ không có những thứ vũ khí đại công phá bị cấm, cũng như trong khi Hiệp Chủng Quốc và Hiệp Vương Quốc đều nói họ thấy bản trình khai của Iraq thiếu hụt không đầy đủ thì, tướng Amin của Iraq hôm Thứ Năm 3/1/2003 tuyên bố những cuộc kiểm soát “cho thấy những lời trình khai của Iraq đáng tin và những cáo giác của Hoa Kỳ là vô bằng. Họ đang dối trá vì lý do chính trị”. Tướng này cho biết các thanh tra viên đã không tìm thấy một hoạt động hay sự vật nào bị cấm ở 230 địa điểm họ kiểm soát cho tới nay. Ông kêu gọi: “Chúng tôi hy vọng rằng đây là khởi điểm để nghĩ lại cho đúng và trả lại cho nhân dân Iraq quyền sống không bị cấm vận, không bị thanh trừng”
 

Hoa Kỳ tái xét chiến tranh đánh Iraq liên quan đến vấn đề phải trả một giá cao về kinh tế

Nói với các phóng viên ở Crawford, Texas, nơi ông đang hưởng những ngày đầu năm, Tổng Thống Bush đã cho biết rằng một cuộc tấn công của Saddam Hussein hay của một khối liên minh khủng bố “sẽ làm què quặt nền kinh tế của chúng ta. Nền kinh tế này không thể chịu nổi một cuộc tấn công như vậy. Tôi sẽ bảo vệ nhân dân Hoa Kỳ. Kinh tế phải mạnh mẽ. Kinh tế phải vươn lên. Hiển nhiên là bao lâu còn người tìm kiếm việc làm là chúng ta vẫn cần phải tiếp tục làm cho nó mạnh mẽ và vươn lên.

Vị Giám Đốc Văn Phòng Tòa Bạch Ốc về Quản Trị và Ngân Sách là ông Mitch Daniels đã nói với tờ Thời Điểm Nữu Ước trong một cuộc phỏng vấn được phổ biến hôm Thứ Ba 31/12/2003 là một cuộc xung đột như vậy có thể phải trả bằng một giá lên đến 50 đến 60 tỉ Mỹ Kim. “Không thể nào biết được trả hết cở phải trả cho bất cứ một cuộc vận hành quân sự nào. Chúng tôi chỉ biết được giá phải trả cho loại vận hành loại này là Cuộc Chiến Vùng Vịnh, một biến cố trị giá 60 tỉ Mỹ Kim”. Ông này còn cẩn thận nói rằng Tổng Thống Bush chưa đi đến quyết định sử dụng lực lượng quân sự chống lại chế độ của Saddam.

Thượng Nghị Sĩ Kent Conrad, D-North Dakota, chủ tịch Ủy Ban Ngân Sách Thượng Viện, đã phát biểu hôm Thứ Ba, 31/12/2002, là “vấn đề là không ai biết được việc gây chiến với Iraq sẽ phải trả giá tới đâu”. Vị này còn thêm “giá thẩm định từ 50 tới 60 tỉ Mỹ Kim của Mitch Daniels hệ trọng như 100 đến 200 tỉ Mỹ Kim của Larry Lindsey vào Tháng 9 vừa rối. Tất cả đều lệ thuộc vào thời gian kéo dài và loại lực lượng chiến đấu cùng với sự hiện diện, thời gian kéo dài và chiều cỡ của lực lượng bảo vệ hòa bình. Mặc dù có những chi phí mới có thể phải tiêu xài ấy, chính phủ Bush vẫn tiếp tục thi hành chính sách kinh tế yếu nhược, liên quan đến những cắt giảm thuế má cho thành phần giầu, đến những thiếu hụt to lớn hơn nữa cho nhân dân Hoa Kỳ, cũng như đến việc tăng thêm nợ nần cho con cái và cháu chắt của chúng ta”.

 

Liên Hiệp Quốc nhận định về Vấn Đề Iraq


Vị Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc là ông Kofi Annan, trong một cuộc phỏng vấn với Đài Phát Thanh Quân Đội của Do Thái hôm Thứ Ba 31/12/2002, đã cho biết là:


“Iraq đang tỏ ra hợp tác và các thanh tra viên vẫn có thể làm việc của họ một cách dễ dàng, bởi thế, hiện nay tôi không thấy vấn đề cần phải đi đến hành động quân sự. Mọi người đều đồng ý là các thanh tra viên sẽ trở lại tường trình cho Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc vào ngày 27/1/2003. Họ có thể thực hiện một bản tường trình tạm trước ngày 27/1 này, và tôi thực sự không thấy bất cứ lý do nào cần phải hành động cho tới lúc ấy cả, nhất là khi họ đang có thể thực hiện công việc của họ một cách dễ dàng”.


Hôm nay các thanh tra viên tiếp tục công việc của mình khi đến tra xét ít là 7 địa điểm nữa ở nước này. Vị tổng thư ký này còn tỏ ra tin tưởng là nếu Iraq bị Hoa Kỳ tấn công, Iraq sẽ không có lý do gì để tấn công Do Thái cả. Vấn đề được đặt ra là vì trong lần Hoa Kỳ tấn công Iraq vào đầu năm 1991, Iraq đã bắn các phi đạn tầm xa Scud 39 sang Do Thái làm thiệt mạng 1 người. Để trấn an Do Thái đang lo sợ Saddam Hussein bị Hoa Kỳ tấn công sẽ làm liều, vị tổng thư ký này nói:


“Tôi hy vọng là Iraq sẽ không tấn công Do Thái. Cái lầm lỗi lớn đã xẩy ra lần trước đang dội lại nên tôi hiểu được lý do tại sao Do Thái muốn bảo vệ mình và sửa soạn cho dân chúng của mình. Thế nhưng tôi thực sự… không thấy có một lý do chính đáng nào để họ tấn công một xứ sở không phải là phe xung khắc”.

 

Vấn Đề Hoa Kỳ mâu thuẫn giữa Bắc Hàn và Iraq


Hôm Thứ Bảy 28/12/2002, chính phủ Iraq đã trao cho phái đoàn thanh tra vũ khí quốc tế ở Baghdad một danh sách 500 khoa học gia đã dính dáng đến chương trình vũ khí của Iraq. Các thanh tra viên cảm thấy bị Hoa Kỳ áp lực trong việc đưa các khoa học gia và gia đình họ ra khỏi Iraq để phỏng vấn cho khỏi bị chi phối bởi tổng thống Saddam Hussein. Cố Vấn Viên của tổng thống Saddam Hessein là ông Amer As-Sa’di cho biết về chi tiết liên quan đến áp lực của Hoa Kỳ muốn đem khoa học gia Iraq ra khỏi nước để phỏng vấn như thế này: “Vấn đề đưa các khoa học gia ra khỏi Iraq là dự tính của Hoa Kỳ nhắm đến việc đe dọa hay dụ dẫm họ trong việc đưa ra những điều sai lạc như đã xẩy ra với những người khác ra khỏi nước trước đây”. Tuy nhiên, cho đến nay, hai trong số khoa học gia này đã được các thanh tra viên phỏng vấn tại nội địa và họ đã từ chối ra khỏi nước.


Chúa Nhật 29/12/2002, các vị lãnh đạo tôn giáo ở Iraq đã xuất hiện trên truyền hình để kêu gọi những người Hồi Giáo đừng hợp tác với Hoa Kỳ. Tờ nhật báo của đảng Baath đã viết một bài xã luận gần đây tố cáo về việc hành sử lưỡng đối của Hoa Kỳ với Bắc Hàn và Iraq. Ở chỗ, trong khi Bắc Hàn tuyên bố đang chế tạo vũ khí nguyên tử thì Hoa Kỳ lại cố gắng giải quyết vấn đề bằng ngoại giao, trong khi Iraq tuyên bố mình không có vũ khí đại công phá thì Hoa Kỳ lại phản ứng bằng bom đạn.


Bộ Trưởng Nội Vụ Colin Powell cũng hôm Chúa Nhật cho biết là Iraq đã tỏ ý định muốn dùng vũ khí đại công phá mặc dù đối với nhân dân Iraq. Còn tình hình Bắc Hàn tuy “trầm trọng” nhưng “không phải là một cuộc khủng hoảng”. Vị phát ngôn viên của bộ nội vụ này hôm Thứ Hai 30/12/2002 cho biết: “Chúng là hai trường hợp khác nhau… hai tình hình rất khác nhau. Mỗi một trường hợp có một tính cách khác nhau… “.

 

Ngũ Giác Đài cho biết khoảng từ 50 đến 100 máy bay chiến đấu nội tuần này sẽ từ các căn cứ ở Hoa Kỳ và Âu Châu đến vùng Vịnh Ba Tư, và cũng có khoảng từ 20 đến 30 ngàn quân không bao lâu sẽ được gửi đến vùng này. Bộ trưởng nội vụ Powell cho biết “cần phải bắt đầu thực hiện việc dàn quân …” ở Iraq, thế nhưng, ở vào trường hợp xẩy ra chiến tranh thì “những mỏ dầu là tài sản của nhân dân Iraq. Nếu lực lượng liên minh tiến đến những mỏ dầu này là vì chúng tôi muốn bảo vệ những mỏ dầu này và muốn bảo đảm những mỏ dầu ấy được sử dụng làm lợi ích cho nhân dân Iraq, chứ không bị hủy hoại hay tàn phá bởi một chế độ thảm bại đang tìm cách thoát thân”.

ĐTGM Bộ Trưởng Ngoại Giao của Tòa Thánh trả lời vấn đề Iraq hiện nay

Hôm Thứ Hai 23/12/2002, ĐTGM Jean-Louis Tauran, trong cuộc phỏng vấn của tờ nhật báo La Repubblica đã cho biết nhận định và lập trường của Tòa Thánh về cuộc chiến tranh tấn công Iraq. ĐTGM cho biết: “Việc sử dụng võ khí không phải là một vận số bất khả tránh; ngoài ra, trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc không có điều khoản nào về một thứ chiến tranh ngăn ngừa cả. Vấn đề quan trọng ở đây là các nhà lãnh đạo của Iraq biết phải làm sao để thể hiện hành động chính trị của mình theo qui định tác hành do hội viên cộng đồng Liên Hiệp Quốc áp đặt. Không được đi đến một quyết định nào mà không có sự đồng ý của các quốc gia cũng như của những cơ cấu quốc tế là những thẩm quyền làm nên vai trò bất khả thay thế của Liên Hiệp Quốc… Một phần tử của cộng đồng quốc tế không thể nói rằng: ‘Tôi sẽ làm điều này và quí vị sẽ giúp tôi một tay, bằng không xin quí vị cứ việc ở nhà’. Nếu điều này xẩy ra thì toàn bộ luật lệ quốc tế sẽ bị đổ nát tan tành. Cơ nguy sẽ là một thứ luật rừng. Có thể xẩy ra là mai đây, trong cuộc tranh cãi với quốc gia khác, một xứ sở có thể bắt đầu nói rằng: ‘Tôi sẽ sắp xếp mọi sự đâu vào đó’”.

Khi đề cập đến những đe dọa của Hoa Kỳ trong việc sử dụng nguyên tử để đáp lại Saddam Hussein, ĐTGM đã sử dụng lời lẽ hơi nặng như sau: “Tốt hơn đừng đếm xỉa gì đến giả thuyết này, vì nó quá quái gỡ đối với tôi”. Ngài còn cho biết, qua những tiếp xúc của ngài với các vị đại diện quốc gia Âu Châu và Ả Rập, ngài thấy có một xác tín chung là: “Chiến tranh không phải là giải pháp cho vấn đề”. ĐTGM cảnh giác rằng: “cần phải nghĩ về những ảnh hưởng chiến tranh có thể gây ra nơi thế giới Hồi Giáo. Nó có thể làm bùng nổ một thứ thánh chiến chống Kitô Giáo, chống Tây Phương…”

ĐTGM cũng để ý tới cả chi tiết ngoại lệ là bộ tài liệu của Iraq về vũ khí nộp cho Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc thì chỉ có những phần tử thường trực của hội đồng này mới được tham vấn, còn những phần tử khác cũng có chân trong hội đồng lại chỉ được đọc bản “lựa lọc”: “Đối với tôi điều này hết sức là lạ lùng. Điều làm tôi lo âu là trong khi các thanh tra viên đang nghiên cứu những bản hồ sơ này thì đã có những thẩm định sẵn rồi. Tốt hơn là cứ giữ thinh lặng và đợi chờ cho tới khi có kết quả cuối cùng trong vấn đề điều tra trước khi tự mình đích thân công bố”.

Về vấn đề chiến đấu với khủng bố, ĐTGM cho biết, về phía thành phần khủng bố tấn công, cần phải mang lại “cho con người cảm thức về ý nghĩa thánh hảo của sự sống cũng như của phẩm giá con người”; về phía thành phần tấn công khủng bố, ngài cũng khuyên rằng: “Đồng thời còn cần phải nhận ra và nhổ tận gốc những căn cớ, như nghèo khổ, các xung khắc chưa giải quyết, những căng thẳng trong xã hội, là nguồn gốc khiến cho các trào lưu và cá nhân cảm thấy thua bại và thất vọng, thành phần thấy họ hầu như bị đẩy đến con đường thực hiện những hành động quái ác đưa đến những cuộc khủng bố tấn công”.

Vấn đề về bản trình khai vũ khí của Iraq

Sáng Thứ Hai 16/12/2002, cuộc họp ở Luân Đôn của những người Iraq hải ngoại mới chấm dứt. Cuộc họp này đã qui tụ trên 320 đại diện từ 6 đảng phái liên quan đến lợi lộc của vùng đất, tôn giáo và chính trị. Các vị đại biểu đã đồng ý với nhau về một chế độ mới nhất quyết chối từ việc bảo hộ và chiếm đóng của nước ngoài sau khi lật đổ Saddam Hussein. Tân chính phủ Iraq phải là một chế độ quân chủ liên bang và Hồi Giáo vẫn là quốc giáo. Họ cũng hứa quyết sẽ mang ra tòa xử 49 người thuộc chế độ đương thời trong đó có ba cha con Saddam Hussein. Thế nhưng, các vị đại biểu không thể tiến đến chỗ đồng ý về việc lập một ủy ban từ 15 đến 50 người để viết bản qui chế. Không một đảng phái nào muốn bị loại khỏi ủy ban này cả. Phó tổng thống Iraq Taha Yassin Ramada cho hãng thông tấn AP biết rằng Baghdas không “để ý gì đến những gì được gọi là những phe chống đối Iraq”.

Hôm Thứ Năm 19/12/2002, Bộ Trưởng Nội Vụ Hoa Kỳ Colin Powell là người đầu tiên tuyên bố từ hôm Thứ Hai 16/12/2002 rằng Iraq vi phạm quyết định 1441 của Hội Đồng Bảo An vì “những thiếu xót tỏ tường” trong bản khai trình của nước này. Nhưng Tướng Hussam Mohammed Amin đã nói với cơ quan thông tấn Reuters về cảm tưởng ra sao đối với lời lẽ của vị bộ trưởng này rằng “Đó là vấn đề chính trị. Ngay trước khi họ đọc và phân tích bản khai trình này họ đã nói rằng nó có nhiều lỗ hổng rồi”.

Vì cho rằng Iraq đã không trình đủ toàn bộ chương trình chế tạo vũ khí đại công phá trong bản khai trình hôm 7/12/2002, Tòa Bạch Ốc đã cho biết thời khoảng từ cuối thánh Giêng tới giữa tháng Hai 2003 là lúc quyết định chiến tranh đánh Iraq, một viên chức kỳ cựu của chính phủ Hoa Kỳ đã cho CNN biết như thế. Syria nói rằng nước này sẽ kéo vây cánh không đồng ý với cuộc họp của Hội Đồng Bảo An hôm Thứ Năm 19/12/2002 sau khi trách là 10 quốc gia phần tử không thường trực của Hội Đồng này đã không nhận được trọn vẹn bản khai trình của Iraq. Mãi tới tối Thứ Ba 17/12/2002, tức sau hơn một tuần, 10 nước hội viên không thường trực của hội đồng này mới nhận được bản hiệu đính khai trình của Iraq. Trong khi đó, ở Iraq, một bài bình luận của một tờ nhật báo đã tố cáo Hoa Kỳ đã ăn cắp bản khai trình của Iraq, và trước khi trả lại cho Hội Đồng Bảo An đã xóa đi những phần lớn của bản khai trình cho thấy Iraq không có những thứ vũ khí đại công phá.

Hôm Thứ Sáu, 20/12/2002, trong cuộc gặp gỡ Bộ Trưởng Ngoại Giao Powell, Phó Tổng Thống Dick Cheney, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan và các viên chức quốc tế khác, Tổng Thống Bush nói rằng bản khai trình vũ khí của Iraq “bản văn kiện hôm qua không khá lắm. Chúng ta mong rằng hắn chứng tỏ cho thấy hắn sẽ giải giới”, bằng không, Hoa Kỳ “sẽ thực hiện những ấn định và điều kiện” của bản quyết định trong việc bắt Saddam Hussein phải giải giới. Cũng vào ngày Thứ Sáu 20/12/2002 này, những nguồn tin quân sự Hoa Kỳ cho biết Tổng Thống Bush đã thực sự ký thực hiện dự án gửi 50 ngàn quân sang vùng Vịnh Ba Tư vào đầu Tháng Giêng, làm tăng quân lực ở đây lên trên 100 ngàn.

Thế nhưng, hôm Chúa Nhật, 22/12/2002, một khoa học gia cao cấp của Iraq cho biết quốc gia của ông sẵn sàng cho “người nào từ ngành tình báo của Hoa Kỳ” đến để chỉ cho những thanh viên vũ khí của Liên Hiệp Quốc nơi mà Tổng Thống Bush tin là Iraq đang giấu diếm các chương trình chế tạo vũ khí của Iraq. Tướng Amir Al-Saadi nói rằng: “Sau 24 ngày thanh tra thực tế đã đi khắp tất cả mọi địa điểm được liệt kê trong bản khai trình ấy và sau khi chúng tôi nộp bản trình báo này vào ngày 7/12, thì những gian dối và các tố giác vô bằng cớ đã bị lật tẩy. Thậm chí chúng tôi bất chấp có ai từ ngành tình báo Hoa Kỳ đi theo các nhóm thanh tra viên để chỉ cho họ những nơi chốn mà họ tố giác cho là có một cái gì đó”.

Cũng vào ngày Chúa Nhật 22/12/2002, Bộ Trưởng Ngoại Giao Nga là ông Igor Ivanov nhấn mạnh với cơ quan thông tấn Interfax là bản khai trình của Iraq không có những chi tiết khiến Iraq vi phạm đến quyết định của Liên Hiệp Quốc, Nga sẽ chống đối bất cứ hành động đơn phương tấn công Iraq nào của Hoa Kỳ: “Mục đích chung của chúng ta là bảo đảm việc Iraq không có những thứ vũ khí đại công phá. Cần phải đạt được mục đích này theo quyết định 1441 của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Tất cả mọi mục tiêu khác đều vượt quá giới hạn lợi ích của chúng ta”. Ông giám đốc cơ quan nguyên tử lực quốc tế IEAE ElBaradei cũng phát biểu: “Nếu chúng ta có thể đem quyền bính và tín liệu lại với nhau và kết thúc vấn đề một cách an bình, không để xẩy ra chiến tranh thì tôi nghĩ rằng đó là thành quả tốt đẹp nhất đối với những ai quan tâm đến vấn đề này”.

Chúa Nhật 22/12/2002, con số thanh tra viên đến Baghdad 20 người nữa, tăng tổng số thanh tra viên lên trên 100 người. Thanh tra viên cho biết họ muốn thăm khoảng 200 địa điểm khả nghi ở Iraq, một công việc nặng nhọc trước khi họ tường trình cho Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc vào ngày 27/1/2002.

Hôm Thứ Hai, 23/12/2002, Vị lãnh đạo cơ quan IAEA là Mohamed ElBaradei nói với ông Bill Hemmer qua chương trình American Morning trong cuộc phỏng vấn từ Sri Lanka rằng “Chúng tôi muốn có chứng cớ cụ thể cho biết chúng tôi phải thực hiện việc thanh tra ra sao”. Ông nói thêm Hoa Kỳ “bảo chúng tôi rằng họ giờ đây sẵn sàng cung cấp cho chúng tôi tín kiệu họ có và tôi nghĩ tôi hy vọng rằng chúng tôi sẽ có tín liệu này trong vòng mấy ngày và mấy tuần nữa”.

Iraq Hải Ngoại bàn chuyện hậu Saddam

Cuộc họp của thành phần Iraq hải ngoại này được bắt đầu từ hôm Thứ Bảy 14/12/2002 tại Luân Ðôn, thủ đô Hiệp Vương Quốc. Tất cả mọi thành phần tham dự viên cuộc họp hậu Saddam này đều đồng ý là phải loại trừ Saddam. Ông Hamid al-Bayati thuộc Hội Ðồng Tối Cao Cách Mạng Hồi Giáo ở Iraq (SCIRI: Supreme Council for Islamic Revolution in Iraq) nói rằng: “Chúng tôi nghĩ rằng ngày giờ của Saddam đến nay đã đủ, và chúng ta chẳng bao lâu nữa sẽ được thấy một quốc gia Iraq dân chủ”. Ông này còn cho biết cuộc hội nghị đây có ba mục đích chính, đó là, thứ nhất, phác họa một bản hiến chương cho việc chống đối của người Iraq, thứ hai, khai triển một viễn tượng về tương lai của Iraq, và thứ ba, thành lập một ủy ban theo dõi để có thể nói lên việc chống đối của người Iraq và những thứ ích quốc lợi dân của mình.

Tuy nhiên, thành phần Iraq hải ngoại này vẫn bị phân mảnh giữa các thành phần về sắc tộc và tôn giáo, cũng như đối chọi nhau về sự án cho một chính phủ dân chủ ở Iraq. Ông Jalal Talabani, vị lãnh đạo của Khối Hiệp Nhất Dân Kurd Ái Quốc nói rằng: “Tôi nghĩ tương lai của Iraq phải là một quốc gia dân chủ, đa điện và liên bang. Sau khi lập đổ chế độ đây thì cần phải có một chế độ dân chủ công bằng cho tất cả mọi người công dân”. Vị này cho Hãng Thông Tấn Associated Press biết là “tất cả mọi người Iraq thuộc sắc chủng Shitte, Sunni, Arab và Kurd đều có mặt ở đây. Một ủy ban điều hợp sẽ được hình thành ở phần cuối của hội nghị này”, nhưng ông cho biết là việc biến ủy ban này thành “một chính phủ chuyển tiếp là một chuyện quá sớm”.

Cuộc hội nghị Luân Ðôn này đã bị trì hoãn tất cả là 3 lần vì vấn đề các đảng phái cãi cọ nhau về việc ai sẽ điều khiển cuộc hội nghị này. Khi những đại biểu đến tham dự hội nghị lần này, họ đã gặp phải một nhóm khoảng 50 người chống đối do Ðảng Cộng Sản Lao Nhân Iraq tổ chức, thành phần cũng không ưa gì Saddam song vẫn không tin tưởng vào hội nghị này.

Trong khi đó, cũng vào Ngày Thứ Bảy 14/12/2002, tại quốc nội Iraq, nhóm thanh tra vũ khí của Liên Hiệp Quốc đã lục soát một xưởng chế tạo ở miền nam thủ đô Baghdad thuộc ủy ban kỹ nghệ quân sự của Iraq. Sở dĩ xẩy ra chuyện lục soát xưởng chế tạo này là vì những vị ngoại giao Tây Phương nói rằng bản khai trình vũ khí của Iraq cuối tuần trước không cho thấy “một sự thay đổi thực sự nào nơi thái độ” đối với những thanh tra viên vũ khí và vẫn còn nhiều điều không đáng tin.

Cho đến hôm Thứ Năm 12/12/2002, số thanh tra viên đã lên đến 98 người ở thủ đô Baghdad và họ đã đến kiểm soát ở 58 địa điểm, trong đó có 10 địa điểm được hồ sơ của Hiệp Vương Quốc đề cập và phổ biến trước đây.

Bình An Giáng Sinh đối với dự án của Hoa Kỳ muốn gây chiến với Iraq

Trong Bức Thư Chung đề ngày 13/12/2002, Chúa Nhật III Mùa Vọng, Đức Cha Gerald R. Barnes, Giám Mục Giáo Phận Sanbernadino Nam California, đã liên kết các bài đọc Phụng Vụ của ngày Chúa Nhật này nói riêng và ý nghĩa Lễ Giáng Sinh nói chung với tình hình thế giới bạo loạn, nhất là với dự án Hoa Kỳ tấn công Iraq rất ý nghĩa như sau:

“Vào lúc chúng ta hướng về Giáng Sinh đây, chúng ta hãy nhớ rằng Chúa Kitô đã kêu gọi chúng ta hãy trở thành một gia đình duy nhất với nhau trong Thiên Chúa, chúng ta phải tôn trọng và trân quí nhau, nhất là đừng dùng võ lực để kình chống nhau. Như giáo huấn về luân lý của Giáo Hội Công Giáo thì chiến tranh chỉ chính đáng khi nó là phương tiện cuối cùng để mang lại công lý cho thế giới. Không bao giờ được xẩy ra chiến tranh nếu gây ra các sự dữ lớn hơn là sự lành cần phải chiếm đạt. Dĩ nhiên sự lành đây là sự lành công lý, thế nhưng sự dữ có thể là chết chóc, là hủy diệt, là tình trạng bất ổn giữa các quốc gia, là những bất mãn và hận thù.

“Cuộc họp của chúng tôi tháng vừa qua ở Washington DC, các vị giám mục Hiệp Chủng Quốc đã phổ biến một lời phát biểu liên quan đến ‘những chọn lựa hệ trọng về chiến tranh và hòa bình’ thách đố ‘quốc gia của chúng ta, nước Iraq và thế giới’; và cống hiến ‘những nguyên tắc đạo lý và các qui chuẩn luân lý cần phải chi phối những chọn lựa quan hệ này’. Trong lời phát biểu này, chúng tôi đã kết luận thế này: ‘căn cứ vào những dữ kiện biết được, chúng tôi vẫn thấy rằng khó mà biện minh cho được việc sử dụng chiến tranh chống Iraq, vì thiếu chứng cớ rõ ràng và đầy đủ về một cuộc tấn công trầm trọng lập tức’.

“Ban sáng tôi thường chỗi dậy với nỗi lo âu về cái nguye hiểm của việc chúng ta bắt đầu nhúng tay vào cuộc chiến, nhất là ở Trung Á nơi dân chúng không biết gì khác ngoài tình trạng khốn khổ và thiếu thốn. Chúng ta cần phải khoác lên nhân dân Iraq một khuôn mặt con người. Lời phát biểu của chúng tôi đã tuyên nhận: ‘sự sống của những con người nam nữ và trẻ em Iraq phải được trân quí như chúng ta đối xử với sự sống gia đình và nhân dân ở xứ sở của chúng ta’.

“Trong lời phát biểu này, các giám mục chúng tôi đã mời gọi ‘đặc biệt người tín hữu giáo dân Công Giáo, thành phần có nhiệm vụ chính trong việc biến đổi lãnh vực xã hội theo chiều hướng Phúc Âm, hãy tiếp tục nhận thức để làm sao có thể sống trọn vẹn nhất ơn gọi của mình là trở thành những chứng nhân và tác nhân cho hòa bình và công lý (Sách Giáo Lý số 2442). Chúng ta cần phải thoát khỏi cái tinh thần oán hận cũng như cần phải hoạt động cho hòa bình và hòa giải…”

Các Chuyên Viên Liên Hiệp Quốc khảo sát Bản Trình Báo về Vũ Khí của Iraq


Bản trình bào dài 11.807 trang cùng với 12 CD-Roms với 529 megabytes tín liệu này được Iraq nộp cho các thanh tra viên ở Baghdad hôm Thứ Bảy, và tài liệu này đã đến tổng hành dinh của Liên Hiệp Quốc ở Nữu Ước tối ngày hôm sau, Chúa Nhật 8/12/2002. Bộ tài liệu này đã được gửi đến trạm Liên Hiệp Quốc ở Cyprus, từ đó tới Frankfurt Đức Quốc, sau cùng mới tới phi trường quốc tế Jonh F. Kennedy Nữu Ước là nơi các bịch tài liệu ấy được một đoàn xe chở đến cơ sở Liên Hiệp Quốc. Các chuyên viên nguyên tử lực IAEA cho rằng họ có thể thực hiện việc phân tích sơ khởi các tài liệu này cho Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc biết trong vòng 10 ngày tới, họ chỉ có thể tường trình việc thẩm định đầy đủ cho hội đồng này vào cuối Tháng Giêng 2003, hạn định họ cần phải tường trình đợt đầu về việc họ thanh tra vũ khí ở Iraq.


Nữ phát ngôn viên của cơ quan IAEA này là Melissa Fleming, phát biểu từ trung ương của cơ quan ở Vienna cho biết là thoáng nhìn bộ hồ sơ này thì các chuyên viên về vũ khí nguyên tử thấy rằng “rất giống” với bản Iraq đã trình báo năm 1998. “Chúng tôi sẽ lục soát toàn bộ tài liệu này từng chữ một, và chúng tôi sẽ kiểm xem tài liệu này với những trình báo chúng tôi nhận được trước đây. Chúng tôi cũng đang duyệt xem những trình báo cũ này từ lúc chúng tôi nhận được chúng lại đêm hôm qua ở trung tâm IAEA”.


Sau khi làm áp lực với vị chủ tịch của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc là ông Alfonso Valdivieso người Colombia về việc đòi xem bản tài liệu chưa được các chuyên viên kiểm xét này, vào hôm Thứ Hai, 9/12/2002. CNN được biết Hoa Kỳ đã có bộ tài liệu này rồi, và Hội Đồng Bảo An đồng ý cho 5 quốc gia hội viên thường trực bộ tài liệu chưa được kiểm xét này. Trưởng ban thanh tra vũ khí là ông Hans Blix cho các phóng viên biết rằng ông sẽ coi bộ tài liệu này trước khi cho 10 quốc gia hội viên còn lại biết nội dung của nó. Phần tài liệu liên quan đến vũ khí nguyên tử cũng được gửi đến cơ quan IAEA ở Vienna với 7 tập, dài 2400 trang, 6 tập đầu bằng Anh ngữ nói về lịch sử của chương trình vũ khí nguyên tử của Iraq, và tập thứ bảy dài 300 trang bằng tiếng Ả Rập, nói về chương trình này từ năm 1991 tới nay.

 

Iraq nộp bản trình báo về vũ khí

Theo hạn định của Bản Quyết Định Liên Hiệp Quốc 1441, Iraq phải nộp bản Trình Báo về các loại vũ khí đại công phá muộn nhất vào ngày 8/12/2002. Thế nhưng, Iraq đã nộp bản này cho các thanh tra viên ở Baghdad hôm Thứ Bảy 7/12/2002, đúng như họ đã loan báo trước. Khi bản trình báo đang được trao nộp thì Tổng Thống Saddam Hussein đã lên tiếng xin lỗi Kuwait về việc xâm chiếm nước này vào tháng 8 năm 1990, một việc xâm chiếm đã đưa đến Cuộc Chiến Vùng Vịnh vào tháng 1/1991 và chấm dứt vào tháng 3/1991. Vị tổng thống này cũng xin nhân dân Kuwait đừng hỗ trợ Hiệp Chủng Quốc trong việc đánh Iraq: “Động lực của họ là ăn trộm cái giầu thịnh của quí vị và biến quí vị thành nô lệ cho họ… cũng như biến các vị lãnh đạo của quí vị thành tác nhân làm việc cho các hãng dầu hỏa của Hoa Kỳ ở Washington”. Lời xin lỗi này được Bộ Trưởng Thông Tin Iraq Mohammad Said al-Sahhafa tuyên đọc trên đài truyền hình quốc gia. Tuy nhiên, qua Bộ Trưởng Thông Tin Sheik Ahmed al-Fahed al-Sabah, Kuwait đã không chấp nhận lời xin lỗi này.

Phần các viên chức tình báo Hoa Kỳ hoàn toàn không tin tưởng vào bản trình báo này của Iraq. Iraq đã cho các vị ký giả thấy bản trình báo này trước khi trao cho Liên Hiệp Quốc. Hôm Thứ Sáu 6/12/2002, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc quyết định tạm hoãn việc phân phối bản văn kiện cho các nước hội viên sau khi các thanh tra viên vũ khí coi trước. Từ Baghdad, các nhân viên thanh tra phải đem bản trình báo này đến cho ông trưởng ban thanh tra Hans Blix ở Cyprus, ông tổng giám đốc Cơ Quan Nguyên Tử Lực Quốc Tế Mohamed ElBaradei ở Vienna, và ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan ở Nữu Ước.

Bản trình báo này dài hơn 11 ngàn trang, với 12 CD-ROMs chứa 529 megabytes tín liệu. Trong 11 ngàn trang trình báo có 1334 trang về những hoạt động vũ khí sinh hóa, 1823 trang về hoạt động vũ khí hóa học và 6887 về phi đạn tầm xa.

Hôm 3/12/2002, các thanh tra viên vũ khí thực hiện việc bất ngờ kiểm soát một trong những dinh thự của tổng thống Saddam Hussein. Họ đã ở nơi này, Al Sujud ngay tại trung tâm Baghdad, không đầy 2 tiếng. Richard Butler, nguyên trưởng ban thanh tra vũ khí, cho biết là trước đây nhóm của ông được cho biết là Iraq đã giấu những chất liệu vũ khí bất hợp pháp dưới những dinh thự ấy: “Ở những khu vực tổng thống này, chúng ta thấy có 1.100 dinh thự, trong đó có một số rộng lớn Khổng Lồ hay Yandee Stadium, những kho chứa đồ thật là lớn. Chúng tôi cũng được biết rằng bên dưới những dinh thự như vậy, chứ không phải chỉ nguyên những khu vực, còn có những hang động ở dưới mặt đất, có những vùng chứa đồ dưới đất nữa. Tất cả diện tích của những khu vực ấy khoảng chừng 50 cây số vuông”.

Các thanh ra viên đã bắt đầu lên đường lục soát vào lúc 8 giờ 30 sáng địa phương, tức 12 giờ 30 trưa tại Nữu Ước Hoa Kỳ, hôm Thứ Tư 27/11/2002. Sau khi lạc đường một chút, vào lúc 9 giờ sáng, họ cũng đã đến được hai địa điểm không báo trước, một ở phía tây và một ở phía đông thủ đô Baghdad. Nhóm nguyên tử lực IAEA đi phía đông, và nhóm UN đi phía tây. Nhóm IAEA 6 người đến khu kỹ nghệ Tahadi và ở đây 3 tiếng đồng hồ. Khu vực phía đông này rộng chứng một dặm vuông, với 6 nhà kho lớn, có lính gác và được vây chung quanh bằng những giây kẽm gai.

Sau ngày đầu thanh tra, vị làm đầu nhóm thanh tra Demetrius Perricos cho biết: “Chúng tôi được tiếp đón một cách lịch sự và lành nghề khiến chúng tôi có thể thi hành công việc làm của mình. Chúng tôi đã thực hiện tất cả những gì chúng tôi dự định làm. Chúng tôi làm được những việc và lấy được những dữ kiện chúng tôi muốn để có thể xem xét kỹ hơn những khả năng của khu vực này”.

Jacques Baute, vị làm đầu nhóm thanh tra nguyên tử lực IAEA, cũng cho biết người Iraq cộng tác trong vấn đề thanh tra này: “Chúng tôi đã thấy những gì chúng tôi muốn thấy. Chúng tôi hy vọng rằng việc đáp ứng của người Iraq hôm nay cho thấy cung cách cộng tác sau này của họ. Chúng tôi hành sự trong những hoàn cảnh tốt đẹp những gì chúng tôi phải làm”.

Các thanh tra viên đã chụp hình, đi khắp các dinh thự và nói chuyện với những nhân viên làm việc ở đấy. Các thanh tra viên cho biết mỗi khi họ đến đâu, họ đều giới nghiêm chỗ ấy lại, tức nội bất nhập ngoại bất xuất để đề phòng những tráo trở cách nào. Họ cũng sử dụng cả những dụng cụ tối tân nhất để tra lùng những chất hóa học, sinh học hay nguyên tử có thể cho thấy cơ sở ấy đã được sử dụng để chế tạo vũ khí đại công phá. Một số tín liệu sẽ được gửi ngay cho Liên Hiệp Quốc và tổng hành dinh của IAEA ở Nữu Ước và Vienna bằng hệ thống truyền tin an toàn nhất.

Nửa đêm Thứ Hai 2/12/2002, chương trình 7 năm trao đổi dầu hỏa để lấy những thứ nhân đạo như thực phẩm và thuốc men cho Iraq trong thời gian bị cấm vận đã hết hạn. Và chương trình này thường được tiếp tục cứ 6 tháng một. Nhưng vị lãnh sự của Hoa Kỳ là ông John Negroponte ở Liên Hiệp Quốc đề nghị 3 tháng, vì theo ông Iraq dường như lợi dụng chương trình này để nhập cảng những thứ đồ liên quan đến quân sự.

 

Các Vị Giám Mục Úc Châu Bày Tỏ Tình Đoàn Kết Với Nhân Dân Iraq và Kêu Gọi Tránh Chiến Tranh


Hội Đồng Giám Mục Úc Châu họp trong tuần vừa qua, hôm Thứ Sáu 29/11/2002, đã phổ biến lời kêu gọi như sau: “Những diễn tiến tại Bali, một năm sau cuộc khủng bố tấn công ngày 11/9 ở Hiệp Chủng Quốc đã làm cho vấn đề an ninh quốc gia càng cần phải được chú trọng hơn nữa, cũng như cần phải cứu xét lại vai trò của Úc Châu trong vấn đề ‘chiến tranh chống khủng bố’. Cộng đồng quốc tế vẫn đang chú trọng đến vấn đề Iraq dẫn đầu trong việc có thể tích lũy những thứ khí giới đại công phá, bao hàm cả việc đe dọa tấn công bất cứ lúc nào. Cùng với các vị lãnh đạo Giáo Hội khắp thế giới, các vị giám mục Công Giáo Úc Châu tha thiết xin giới hạn rất nhiều ở vấn đề hết sức tế nhị này và hoan hô vai trò của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc trong việc bảo đảm là Iraq đáp ứng trách nhiệm giải giới của họ. Chúng tôi đặc biệt kêu gọi những vị hành sử quyền chính trị và có ảnh hưởng ngoại giao nơi xứ sở của chúng tôi đây hãy làm hết sức trong khả năng của mình để xây dựng hóa bình và tránh chiến tranh. Các vị giám mục Úc Châu cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tình đoàn kết với nhân dân Iraq. Tình trạng chiến tranh liên diễn và những cuộc khủng hoảng nhân đạo từ đó mà ra đã giáng xuống trên dân chúng nỗi khổ đau trầm trọng, bất cứ một cuộc xung khắc nào tăng thêm nữa đều sẽ trở thành tai họa cho nhân loại mà kẻ yếu nhất chắc chắn sẽ phải chịu khổ nhất. Chúng tôi nguyện xin cho toàn thể gia đình nhân loại biết thiết tha với những gì Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh, đó là ‘không thể có hòa bình nếu thiếu công lý, không thể có công lý nếu không biết thứ tha’, cũng như cho thời gian Giáng Sinh đây sẽ được thấy tất cả mọi người thiện chí biết canh tân việc dấn thân để xây dựng một thế giới công chính, chân thật và yêu thương, nơi không còn sợ hãi và bạo lực”.

Hài Tích Thánh Thérese Hài Đồng Giêsu đến Iraq

Thứ Tư 20/11/2002, hài tích Thánh Nữ Thérese Nhỏ đã được chính thức tiếp nhận bằng một Thánh Lễ ở Vương Cung Thánh Đường Chaldean Thánh Giuse với sự tham dự của mấy trăm người Công Giáo Iraq. Sở dĩ có biến cố này là do lời yêu cầu của ĐTGM Jean Seligman, vị lãnh đạo những người Công Giáo ở Baghdad theo lễ nghi Latinh, hai ngày trước khi Kitô Hữu Iraq tổ chức Ngày Cầu Nguyện cho Hòa Bình vào Thứ Sáu 22/11/2002. Hài tích của vị nữ thánh tiến sĩ người Pháp này được mang từ Lêbanon sau hai tháng rưỡi ở đó và sẽ ở Iraq cho tới cuối năm 2002. ĐHY Nasrallah Pierre Sfeir, Thượng Phụ Antioch theo lễ nghi Maronites đã bày tỏ ước nguyện của mình là: “Chớ gì việc viếng thăm của hài tích thánh này đến với một Iraq đang khẩn trương và trầm trọng hãy loại trừ đi con ma chiến tranh khỏi Iraq cũng như toàn vùng đây”. Năm 2003, hài tích của chị thánh sẽ đến Mauritius, the island of Reunion, the Seychelles, Scotland và tây Ban Nha.

Tình Hình Giáo Hội tại Iraq

Đức tin bao giờ cũng phát triển mạnh và trở nên cứng cát qua những khó khăn thử thách. Thực tại này rất đúng với trường hợp của Giáo Hội Chính Thống Công Giáo Chaldean ở Iraq, một cộng đồng giáo hội ở trong một đất nước đã trải qua 12 năm bị quốc tế cấm vận và hiện tượng xuất ngoại của nhiều người, nhất là phải sống ở một nơi phần đông là Hồi Giáo.

Để hiểu rõ về tình hình Giáo Hội tại Iraq, cơ quan truyền giáo Fides đã phỏng vấn Đức Ông Antonio Aziz Mina, gần đây mới được bổ nhiệm phụ trách Văn Phòng của Thánh Bộ Về Các Giáo Hội Đông Phương và trong Thánh Bộ này lo riêng cho Giáo Hội Chaldean. Theo Đức Ông này thì tình hình Giáo Hội Chaldean ở đây đã thay đổi rất nhiều trên 20 năm qua.

“Giáo Hội này cũng trải qua những khốn khó như toàn thể nhân dân Iraq đang sống trong khốn cùng. Tình trạng bần cùng đã buộc nhiều người phải rời bỏ xứ sở ấy, nhất là thành phần học thức có liên hệ ở hải ngoại và có một mức độ an toàn về kinh tế”.

Việc huấn luyện trong các chủng viện bị thiếu thốn phương tiện và các linh mục. “Nhưng ơn gọi tiếp tục tăng thêm. Nói chung, khi một Giáo Hội phải trải qua khổ đau và bị áp bức thì Giáo Hội ấy càng tin tưởng vào Thiên Chúa hơn… Ngày nay, ở giai đoạn khổ đau này, họ thấy không còn sự cứu độ nào ngoài thập giá Chúa Kitô. Tôi luôn luôn bị cảm kích trước đức tin của những người Công Giáo Iraq. Họ làm chứng đức tin của họ bằng đời sống trong phạm vi được chính quyền ấn định”.

Theo đức ông này thì mặc dù bị giới hạn, mối liên hệ của Giáo Hội Chaldean ở đây với chính quyền Iraq cũng hài hòa. “Vị phó Thủ Tướng Rareq Aziz là một người Công Giáo Chaldean. Đức Thượng Phụ Chaldean là Rafael Bidawid rất được chính quyền dân sự kính trọng và quí mến; trong phạm vị chính quyền thì Ngài đại diện cho toàn thể cộng đồng Kitô giáo hiện nay ở Iraq”.

Đức Ông Philip Naji, vị biện lý của Giáo Hội Chaldean trước Tòa Thánh Vatican cũng đã cho cơ quan Fides biết rằng “Iraq luôn luôn là một quốc gia đời tôn trọng các thành phần thiểu số về tôn giáo theo Hiến Pháp qui định. Ở Baghdad giáo hội chính thống chúng tôi có 40 giáo xứ được tự do thi hành các sinh hoạt mục vụ; người ta không thể nói đến vấn đề kỳ thị ở đây. Chúng tôi sống với những người anh em Hồi Giáo một cách thân tình. Tất cả chúng tôi đầu là những người Iraq và tất cả những người Iraq chúng tôi đều phải góp phần vào thiện ích của xứ sở chúng tôi, mặc dù có những cá nhân cực bảo thủ muốn gây hận thù và chia rẽ trong các cộng đồng sống đức tin khác nhau… Mối liên hệ giữa Hồi Giáo và Kitô Giáo vẫn tốt mặc dù đôi khi có những trục trặc, nhất là từ khi xẩy ra tình trạng lan tràn từ từ trào lưu cực bảo thủ trong thế giới Ả Rập”.

Hiện nay toàn thể dân chúng đang sống trong lo sợ chiến tranh chống Iraq xẩy ra. Theo Đức ông Mina thì “cơ hội chiến tranh phải kể là một cái gì hết sức bất chính. Nhân dân Iraq đã thấy được hậu quả của việc cấm vận đối với các gia đình và trẻ em. Họ thiếu thốn những sản vật thiết yếu, nhất là thuốc men. Một đàng thì quá nhiều đau khổ, đàng khác dân chúng phải chịu đựng một thứ nhồi sọ qui trách cho bên ngoài tất cả mọi thứ bất công. Cuộc cấm vận trên 12 năm đã đè quá nặng nhất là trên dân chúng, thành phần phải trả giá sống còn của mình”.
Có khoảng 1 triệu tín hữu Chaldean trên thế giới, trong đó một nữa ở Iraq. Đức Rafael I Bidawid là thượng phụ ở Babylon của những người Chaldean, với sự giúp đỡ của hai vị giám mục phụ tá là Emmanuel-Karim Delly và Andraos Abouna.

Phái Đoàn Thanh Tra Viên Vũ Khí của Liên Hiệp Quốc thi hành Quyết Định kiểm soát vũ khí Iraq

Trước khi hành sự

Trước hết, phái đoàn này gồm có hai thành phần, một là (UNMOVIC: the U.N. Monitoring, Verification and Inspection Commission) với 30 nhân viên dưới quyền lãnh đạo của ông Hans Blix người Thụy Điển 74 tuổi, và một là (IAEA: the International Atomic Energy Agency) dưới quyền điều khiển của ông ElBaradei, Tổng Giám Đốc Nguyên Tử Lực Quốc Tế người Ai Cập. Theo dự định, hai phái đoàn này sẽ tập trung ở Larnaca, nước Cyprus vào Chúa Nhật 17/11/2002, để phân phối công tác thanh tra. Công việc của họ ở Iraq sẽ được bắt đầu bằng cách mở lại các văn phòng đã được các thanh tra viên Liên Hiệp Quốc sử dụng năm 1998, lắp ráp các máy điện toán cùng phòng bị các cơ sở thông tin, và sắp xếp các phòng thí nghiệm. Phái đoàn này còn sửa soạn những khoảng hạ cánh cho các máy bay trực thăng đưa họ đi khắp nơi trong nước Iraq. Một chiếc máy bay chuyên chở loại C-130 lớn mầu trắng đang chờ đợi phái đoàn ở Larnaca hop6m Thứ Sáu, 15/11.

Ở Washington, ông ElBaradei cho biết ông sẽ “không tường trình những thiếu sót nhỏ mọn hay vô ý của Iraq” nơi những ngôn từ trình báo về vấn đề vũ khí, mà chỉ “tường trình về những thái độ hay hành vi bất hợp tác hay tuân hợp của họ” mà thôi. Trong khi đó, hôm Thứ Tư, 13/11, khi được hỏi về vấn đề thế nào là “vi phạm”, Tổng Thống Bush đã cho biết dứt khoát là “chúng ta sẽ không dung túng bất cứ một lừa đảo, chối cãi hay gian trá nào, thế thôi”. Ông ElBaradei cho biết “có thể mấy cả năm trời, tùy theo chúng tôi thấy được bao nhiêu mới hoàn tất việc thanh tra vũ khí này”.

Hai vị làm đầu hai phái đoàn sẽ ở Baghdad 3 ngày để sắp xếp việc thanh tra với hàng lãnh đạo Iraq.

Trong khi đó, tờ Babel ảnh hưởng nhất của Iraq do con của Tổng Thống Saddam chủ trị, đã viết “Đồng mình và anh em của chúng ta phải biết rằng vấn đề trục trặc với chính phủ Hoa Kỳ và Hiệp Vương Quốc đồng minh của họ chưa hạ màn đâu. Có thể nó sẽ tái diễn đó”.

Còn Thủ Tướng Blair của Hiệp Vương Quốc qua truyền thông đã nói với dân Iraq là: “Một trong những lý do tôi muốn nói với quí vị hôm nay đây là để trực tiếp thông đạt đến dân chúng, vì những gì đang xẩy ra trong một tình hình như thế này là vì có những huyền thoại đang được lan truyền. Tôi đã vừa hành sử với một huyền thoại, đó là huyền thoại về những người Kitô giáo nghịch lại với những người Hồi Giáo, chứ không phải huyền thoại về Tây Phương với thế giới Ả Rập, hay về vấn đề dầu hỏa”.

Ở Washington, Bộ Trưởng Quốc Phòng Donald Rumsfeld hôm Thứ Năm 14/11/2002, trong một cuộc phỏng vấn truyền thanh dài cả tiếng với Infinity Broadcasting đã dự tưởng là cuộc chiến tranh với Iraq nếu xẩy ra sẽ không phải là Thế Chiến Thứ Ba: “Tôi không thể nói với quí vị là nếu cần phải sử dụng võ lực tại Iraq hôm nay đây sẽ kéo dài 5 ngày, 5 tuần hay 5 tháng, nhưng sẽ không kéo dài hơn thế… Nó sẽ không phải là Thế Chiến Thứ Ba”. Ông cho biết vấn đề sử dụng võ lực, theo tổng thống Bush nói nhiều lần là để bắt Iraq tuân hợp thế thôi. Để trả lời cho một người gọi vào phỏng vấn đặt vấn đề nếu các thanh tra viên không tìm thấy vũ khí tại Iraq như Hoa Kỳ tố giác thì sao, vị bộ trưởng này trả lời rằng: “Đó là những gì chứng tỏ cho thấy rằng tiến trình thanh tra đã hoàn toàn bị những người Iraq khống chế. Không chối cãi được rằng chế độ Iraq rất tinh khôn, họ đã mất rất nhiều giờ để dấu giếm các sự vật, phân tán các sự vật, chôn dấu dưới đất”.

Thứ Sáu 15/11/2002, ông Hans Blix, trước khi bay sang Pháp, rồi từ đó bay về Cyprus vào Chúa Nhật để sửa soạn vào Iraq Thứ Hai 18/11 như dự định, đã cho các phóng viên ở Nữu Ước biết rằng “sẽ không có vấn đề giới hạn… chúng tôi có thể đi đến bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào – vào ban đêm hay trong những ngày lễ”. Về hết quả của việc thanh tra, ông Blix cho biết: “Nếu chúng tôi có thể làm sao để chiến tranh không xẩy ra thì quả thật chúng tôi rất vui. Chiến tranh và hòa bình không ở trong tay chúng tôi mà là trong tay của những người Iraq và Hội Đồng Bảo An. Chúng tôi coi nó là công việc của chúng tôi… ở chỗ bao giờ cũng liên quan đến vấn đề chứng cớ. Chúng tôi thi hành việc thanh tra. Nếu chúng tôi có chứng cớ chắc chắn cho thấy Iraq có những thứ vũ khí đại công phá chúng tôi sẽ đưa vấn đề lên bàn mổ của Hội Đồng Bảo An”. Tại Paris Pháp Quốc, tại văn phòng Bộ Ngoại Giao, vị này đã nhìn nhận việc thanh tra trước đây “đã bị mất đi uy tín vì dính dáng chặt chẽ với các tổ chức tình báo của Tây Phương”. Mặc dù ông không bảo đảm được rằng không có thám viên trong thành phần thanh tra viên của ông, ông cũng nhấn mạnh rằng: “Nếu tôi thấy ai đội hai mũ tôi sẽ xin hắn tách khỏi chúng tôi đi chỗ khác chơi”. Tờ Le Monde Pháp Quốc hôm Thứ Sáu 15/11 cho biết ông Blix nói rằng có khoảng 700 địa điểm cần phải thanh tra ở Iraq.

Sau khi Iraq khai trình đầy đủ về những chi tiết liên quan đến các loại vũ khí đại công phá vào ngày 8/12/2002 như Quyết Định 1441 của Liên Hiệp Quốc ngày 8/11/2002, bấy giờ việc thanh tra toàn diện mới bắt đầu thực hiện.


Đến Iraq

Thứ Hai 18/11/2002, sau 2 giờ bay, vào lúc 1 giờ 30 chiều địa phương (tức 5:30 chiếu ở Nữu Ước), chiếc C-130 đã chở phái đoàn 30 người của ông Blix đã tới thủ đô Baghdad của Iraq. Tại phi trường quốc tế Saddam Hussein bên ngoài Baghdad, ông Blix đã tuyên bố: “Chúng tôi đến đây với một mục đích duy nhất đó là vì thế giới muốn bảo đảm Iraq không có những loại vũ khí đại công phá. Tình hình có lúc căng thẳng nhưng đây là một cơ hội mới để chúng tôi thực hiện ở nơi đây việc thanh tra khả tín… Chúng tôi hy vọng tất cả chúng ta có thể cùng nhau lợi dụng cơ hội này. Đây là một cơ hội mới và chúng tôi hy vọng rằng cơ hội này sẽ được tận dụng để chúng ta có thể loại bỏ các thứ trừng phạt. Rồi về lâu về dài chúng ta sẽ có một miền phi các thứ khí giới đại công phá ở Trung Đông”. Cuộc thanh tra 4 năm trước đây sở dĩ không thành là vì Hiệp Chủng Quốc tố cáo Iraq không chịu hợp tác và đã mở một cuộc không chiến Operation Desert Fox 4 ngày. Nhóm này sẽ bắt đầu hành sự vào ngày 27/11, cho tới cuối năm 2002 nhóm mới có đủ số người lên đến cả trăm nhân viên. Theo dự định, họ phải thực hiện việc tường trình đầu tiên cho Hội Đồng Bảo An vào ngày 27/1/2003, tức sau 2 tháng việc thanh tra bắt đầu.

Ông Blix cho biết “Chắc chắn là khó khăn trong vấn đề cố gắng tìm kiếm những chỗ ở dưới lòng đất. Chúng tôi mong có những mẹo mực của các nước hội viên chỉ cho và chúng tôi cũng có những dụng cụ tối tân còn ngon hơn cả những gì chúng tôi đã có trước đây nữa”. Ông này còn lập lại một lần nữa là ông không chấp nhận có những tham viên trong nhóm thanh tra của ông, một tố giác đã được những người Iraq và thanh tra viên cũ là Scott Ritter cho biết nhưng đạ bị Tây Phương phủ nhận.

Còn ông AlBaradei thì nói: “Chúng tôi không chấp nhận câu trả lời ‘không’. Chúng tôi phải kiểm chứng xem cái ‘không’ đó co thực sự là ‘không’ chăng”.

Sau cuộc xâm chiếm Kuwait và Trận Bão Chiến Sa Mạc, Iraq đã bị Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cấm vận về kinh tế cho đến khi Liên Hiệp Quốc kiểm chứng Iraq không có những loại vũ khí đại công phá. Tuy nhiên, nhóm thanh ra viên trước đây đã phải bỏ Iraq vào Tháng 12/1998, áp ngày Hiệp Chủng Quốc và Hiệp Vương Quốc thả bom Iraq, đang khi xẩy ra những tố cáo cho rằng Iraq không chịu hợp tác với thanh tra viên nhưng trong đám thanh tra viên lại có thám viên.

Lần này, ngay hôm Thứ Ba 19/11/2002, sau ngày thanh ra viên đến Iraq, lại bắt đầu có những trục trặc xẩy ra bởi phía Hoa Kỳ. Ở chỗ, các viên chức Hoa Kỳ tố giác rằng Iraq tiếp tục bắn vào máy bay kiểm soát của Hiệp Chủng Quốc và Hiệp Vương Quốc trong những vùng cấm bay ở Iraq. Nhưng Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc là Kofi Annan hôm Thứ Ba 19/11/2002 nói rằng những di chuyển của Iraq không vi phạm đến quyết định mới nhất của Hội Đồng Bảo An. Sự việc xẩy ra là hôm Thứ Hai 18/11/2002, những phòng không Iraq đã tấn công máy bay của liên minh Hiệp Chủng Quốc và Hiệp Vương Quốc hai lần khác nhau. Để trả đũa, các cơ sở trên đất của Iraq ở miền bắc và nam thuộc vùng cấm bay đã bị dội bom.

Hai vị lãnh đạo hai phái đoàn thanh tra viên là ông Blix và ElBaradei sẽ gặp Tướng Amir al-Saadi là cố vấn của Tổng Thống Saddam Hussein vào Thứ Ba 19/11 lần thứ hai trong 24 tiếng đồng hồ.

Trong khi đó, Tổng Thống Bush sẽ tham dự Thượng Nghị NATO ở Prague vào Thứ Năm và Thứ Sáu (21-22/11) để tìm cách xin Khối Âu Châu này chỉ cần ủng hộ cho chính sách của ông đối với Iraq mà thôi chứ không cần võ lực của khối này. Ông cho biết nếu cần phải sử dụng đến quân sự ông sẽ tham vấn lại với các phần tử của khối này để “mọi người có thể quyết định làm cho họ cảm thấy thoải mái”.

Chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện cho Ý Định vô cùng sâu nhiệm của Thiên Chúa được thể hiện nơi công cuộc của loài người, kể cả nơi những gì gian dối và bậy bạ nhất của họ.

Nhiều Nơi Xuống Đường Chống Chiến Tranh Iraq


Hôm Thứ Bảy 26/10 là lần đầu tiên xẩy ra những cuộc xuống đường ở Đức trong mấy tháng gần đây để tỏ ra chống lại hành động quân sự tấn công Iraq, một dự án của chính phủ Bush được thủ tướng Hiệp Vương Quốc Anh hỗ trợ, cũng đã bị Thủ Tướng Đức Gerhard Schroeder phản đối. Vị thủ tướng này cho rằng việc đánh Iraq sẽ làm phân tán lực lượng liên minh quốc tế chống khủng bố và khiến cho tình hình Trung Đông càng thêm rắc rối; Đức sẽ không tham gia vào cuốc chiến này. Chính vì chủ trương ấy mà ông đã được tái cử sát nút và cũng chính vì thế mà bầu khí lạnh lùng đã bao trùm giữa Berlin và Washington.


Ông Gudrun Schyman, vị nguyên lãnh đạo của Tả Đảng cộng sản Thụy Điển, đã nói với dân chúng ở Stockholm rằng: “Saddam Hussein là một trong những nhà độc tài hết sức tai hại trên thế giới hiện nay… thế nhưng đó cũng không biện minh cho những dự án chiến tranh của Hiệp Chủng Quốc. Quí vị không thể giải giới một chế độ bằng cách thực hiện một cuộc chiến tranh võ khí”.


Ở Berlin, một trong những tấm bảng được các đám đông mang theo cuộc diễn hành ở khu công viên phố Alexanderplatz ngang qua Bộ Ngoại Vụ Đức có hàng chữ như: “Không lấy máu đổi dầu hỏa”. Cảnh sát cho biết có chừng 8 ngàn người, nhưng ban tổ chức nói tới 30 ngàn. Theo cảnh sát, khoảng 2 ngàn ở Frankfurt, vài trăm người ở Stuttgart, Hamburg và Bremen, quảng 1500 người mặc áo mưa và che dù đứng bên ngoài toà lãnh sự Hoa Kỳ ở Copenhagen, Denmark và hơn 1000 người ở các đường phố tại thủ đô Stockholm, Thụy Điển.


Cuộc xuống đường này được vận động tổ chức bởi các tay phản chiến để trùng hợp với những cuộc phản chống ở Washington DC và San Francisco. Mục sư Jesse Jackson và các phát ngôn viên khác đã lên tiếng phản đối chính sách của chính phủ Hoa Kỳ đối với Iraq: “Nếu chúng ta ra tay trước tấn công Iraq chúng ta đã làm mất đi tất cả thế giá về luân lý”. Mục sư Jackson đã nói với đám đông như thế ở gần Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Trận Vong Việt Nam. Hai chiếc trực thăng bay xà xà trên trời để kiểm soát an ninh. Ông Paolo Cento, một nhà lập luật cho đảng Greens của Ý, đã phát biểu như sau: “Chúng ta nhận thấy rằng chiến tranh và khủng bố nuôi dưỡng nhau”.


Ở San Francisco, cuộc biểu tình kéo dài độ 1 dặm, với cuộc diễn hành từ khu Tòa Thị Xảnh, mang theo những biển ngữ, có tấm đề là “Tiền bạc để cho công ăn việc làm chứ không phải để cho chiến tranh” và “không đổi máu lấy dầu”. Những tay nhạc rock với những kiểu đầu kỳ lạ, ăn mạc dị thường cùng với những cặp vợ chồng trung niên kể cả con cái của họ hát những lời như “một, hai, ba, bốn, chúng tôi không muốn thấy xẩy ra cuộc chiến tranh chủng tộc”.


Quảng 5 ngàn người tập trung ở công viên chính của Amsterdam với những biểu ngữ, trong đó có hàng chữ: “Kẻ mất trí nhất không phải là ở Baghdad mà là ở Washington”. Ông Renas Arif, một người Ả Rập sống ở Netherlands, đã phát biểu như sau: “Nhân dân Iraq phải quyết định lấy tương lai của mình”.


Ở Baghdad, những tay phản chiến tập trung ở trước các văn phòng Hoa Kỳ kêu gọi Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đừng cho Bush một tấm chi phiếu trống đối với cuộc chiến chống Iraq.


Ở Tokyo, chứng 300 người đã thực hiện một cuộc “diễn hành hòa bình” với các tấm bảng như “đừng chiến tranh trước khi nó xẩy ra”.

 

Các Vị Giám Mục Anh Quốc và Wales chống chiến tranh tấn công Iraq


“Nếu chiến tranh xẩy ra cũng như nếu có những thương vong quân sự cho cả đôi bên thì cả ngàn ngàn thường dân Iraq sẽ bị sát hại


“Phận sự của chúng ta là tránh đừng để xẩy ra cuộc chiến tranh này trừ khi đối diện với một mối đe dọa trầm trọng và tức khắc mà không còn phương tiện khả thể nào khác để có thể đạt được mục đích chính đáng trong việc giải giới Iraq.


“Chúng tôi tha thiết xin cộng đồng thế giới hãy theo đuổi những giải pháp khác thay cho giải pháp chiến tranh trước khi quá trễ”.
 

Tổ Chức Khủng Bố Ngày 11/9/2001 cũng đã âm mưu sát hại Đức Thánh Cha


Theo Màn Điện Toán đề ngày 10/11/2002 và địa điểm là Luân Đôn, thì tổ chức khủng bố al-Quida thực hiện cuộc tấn công ngày 11/9/2001 cũng đã hai lần âm mưu sát hại ĐTC Gioan Phaolô II ở Phi Luật Tân, tờ Thời Điểm Chúa Nhật cho biết như thế.


Hồ sơ của tình báo Phi Luật Tân tiết lộ cho biết là Khailid Sheikh Mohammed, 38 tuổi, đã đến nước này 2 lần để xem xét những âm mưu sát hại này vào năm 1995 và 1999, bằng việc sử dụng bom nổ hay súng trường. Tên này là một trong những tay thuộc tổ chức của Osama bin Laden, đã thú nhận trong một cuốn băng phỏng vấn được phổ biến hôm Tháng Chín vừa rồi là hắn cảm thấy hãnh diện về việc tàn phá của Hoa Kỳ do hắn gây ra.

 

Hoa Kỳ và Iraq Gầm Gừ Nhau về Bản Quyết Định của Liên Hiệp Quốc

Nhân Viên Trưởng của Tòa Bách Ốc, ông Andrew Card đã nói với NBC hôm Chúa Nhật 10/11/2002 như sau: “Liên Hiệp Quốc có thể hội họp và bàn thảo, nhưng chúng ta không cần phép của họ trước khi ra quân”. Saddam Hussein “hiện nay đang ở vào vị thế phải thưa ‘vâng, vâng, vâng, vâng, chứ không thể nói không không được”. Nếu hắn không chịu tuân hợp, “Hiệp Chủng Quốc và liên minh của chúng ta đang sửa soạn ra tay”. Tổng thống Bush không tìm cách tránh né ra quân, “nếu cần phải xuất trận, chúng tôi sẽ làm điều này”. Bộ Trưởng Nội Vụ Colin Powell cũng cho CNN biết hôm Chúa Nhật là nếu trưởng ban thanh tra Hans Blix than phiền về việc bất tuân hợp của Iraq thì Hội Đồng Bảo An sẽ lập tức được triệu tập để cứu xét tình hình phản ứng. Thế nhưng nếu hội đồng này không thể đi đến chỗ quyết định dùng võ lực thì Hiệp Chủng Quốc sẽ không chịu bó tay đâu: “Tôi có thể bảo đảm với quí vị là nếu hắn không tuân hợp lần này, thì chúng ta sẽ xin Liên Hiệp Quốc ra lệnh sử dụng tất cả mọi phương tiện cần thiết, mà nếu Liên Hiệp Quốc không muốn làm điều này, Hiệp Chủng Quốc cùng với những quốc gia đồng chí sẽ dùng võ lực để giải giới hắn”.

Thứ Hai 11/11/2002, Ngày Thương Phế Binh tại Hoa Kỳ, theo Jane Arraf từ Baghdad thì 250 nhà luật pháp Iraq đã họp khẩn cấp để cứu xét bản quyết định của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Jane cho biết quốc hội Iraq đã tỏ ra căm phẫn về bản quyết định này với những lời lẽ phê phán gắt gao. Họ nói lệnh thanh tra không thể nào thực hiện được, lệnh này áp đặt “những đòi hỏi bất khả thực hiện” về phía Iraq và nó hầu như là một dự án cho Hoa Kỳ xuất quân đánh Iraq vậy. Salim Al-Kubaisi, vị lãnh đạo ủy ban liên hệ quốc tế đã nói với quốc hội rằng “Ủy ban này khuyên là hãy hủy bỏ quyết định 1441 của Hội Đồng Bảo An và đừng chấp nhận nó theo ý kiến của dân chúng là thành phần đặt tin tưởng của họ vào các vị đại diện của họ”. Ông này cũng khuyên quốc hội hãy để cho Hội Đồng Thẩm Quyền Cách Mạng “để thực hiện một quyết định xứng hợp trong việc bênh vực nhân dân Iraq, sự độc lập và phẩm giá của họ”. Vị này nói rằng thay vì chấp nhận bản quyết định của Liên Hiệp Quốc như vẫn mong đợi thì hãy để cho hội đồng mệnh lệnh của Saddam Hussein đi đến quyết định tối hậu. Trước vị này còn có ông Saadoun nhận định rằng: “Quyết định này của Liên Hiệp Quốc tìm cớ (chiến tranh) chứ không phải tìm một giải pháp toàn diện. Nó tìm cách tạo nên khủng hoảng hơn là cộng tác và mở đường cho đánh đấm hơn là thuận hòa. Bản quyết định này vi phạm đến luật quốc tế và chủ quyền của quốc gia này. Nó cho thấy một cách hung hăng những ý hướng xấu xa của chính quyền Hoa Kỳ”.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo của Khối Liên Hiệp Ả Rập một đàng nhắc nhở Saddam Hussein chấp nhận bản quyết định, một đàng họ cũng cảnh giác là họ coi bất cứ cuộc ra tay nào đánh Iraq cũng là một mối đe dọa cho tất cả nền an ninh quốc gia của những người Ả Rập. Các vị tu hành thuộc Khối Liện Hiệp Ả Rập này hôm Chúa Nhật 10/11/2002 đã ban bố một bản văn chung có 8 điều để đoán nhận bản quyết định của Liên Hiệp Quốc nhưng cũng cảnh cáo là bất cứ đụng độ nào gây ra cho Iraq cũng đều được coi là mối đe dọa cho nền an ninh của tất cả các quốc gia Ả Rập. Bản văn này kêu gọi các phần tử của Hội Đồng Bảo An hãy giữ điều quyết tâm đã hứa với nước Syria là bản quyết nghị không được sử dụng như là tấm bình phong cho vấn đề chiến tranh.

 

Quốc Hội Iraq đồng thanh không chấp nhận Quyết Định của Liên Hiệp Quốc

Nếu toàn thể 15 quốc gia hội viên thuộc Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã đồng thanh bỏ phiếu chấp nhận quyết định của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc Ngày Thứ Sáu 8/11/2002 vừa rồi thì 250 phần tử thuộc Quốc Hội Iraq sáng Thứ Ba 12/11, đúng 2 tháng sau ngày Tổng Thống Bush trình bày vấn đề Iraq lên Liên Hiệp Quốc, cũng đã đồng thanh bỏ phiếu không chấp nhận quyết định này của Liên Hiệp Quốc, nhưng để toàn quyền quyết định tối hậu cho Hội Đồng Thẩm Quyền Cách Mạng do Tổng Thống Saddam Hussein làm đầu. Quốc Hội đã bỏ phiếu đúng như đệ nghị của ủy ban liên hệ ngoại giao. Nhưng đã thúc giục “vai trò lãnh đạo chính trị” là “hãy chấp nhận những gì được coi là xứng hợp để bênh vực nhân dân Iraq cũng như nền độc lập và phẩm giá của quốc gia Iraq, và ban quyền cho Tổng Thống Saddam Hussein chấp nhận những gì tổng thống thấy rằng thích đáng nói lên việc chúng tôi hoàn toàn hỗ trợ cho vai trò lãnh đạo của tổng thống”. Ông Saasoun Hammadi, phát ngôn viên của quốc hội Iraq, đã xin những vị đại diện nhân dân Iraq bỏ phiếu 3 lần cho mỗi một chi tiết của quyết định bằng cách giơ tay, và một lần cho tất cả quyết định.

Trước đó, con trai của Tổng Thống Saddam Hussein là Uday đã gửi đến quốc hội một văn thư với lời lẽ là “Với tư cách là Hội Đồng Quốc Gia chúng ta phải chấp nhận bản quyết định của Liên Hiệp Quốc là những gì đang được ranh luận trong những buổi họp này”. Uday cũng là một thành viên của quốc hội sở dĩ tỏ ra muốn chấp nhận bản quyết định của Liên Hiệp Quốc với điều kiện “được nấp dưới Liên Hiệp Ả Rập”: “Quốc hội phải chấp nhận quyết định này theo một số phương thức và không phải là không có những hạn chế vì việc làm này không ở trong tay chúng ta”. Ý kiến của Uday như lập lại lời kêu gọi của Khối Liên Hiệp Ả Rập muốn thành phần thanh tra cũng phải có những chuyên viên người Ả Rập nữa. Uday bất bình với Syria, một nước Ả Rập duy nhất trong Hội Đồng Bảo An, đã bỏ phiếu chấp thuận bản quyết định của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Uday xin quốc hội đừng cho Hoa Kỳ có cơ hội tấn công Iraq: “Chúng ta đừng đợi cho đến khi những mũi tên được bắn vào mình bấy giờ chúng ta mới giơ thuẫn lên chống đỡ. Như chúng ta đều biết rằng những người Hoa Kỳ là những tay ngổ ngáo, lọc lừa và gian trá, nên chúng ta đừng cho kẻ gian ác và vũ khí của họ có cơ hội tấn công này”. Uday cũng xin các nước Ả Rập hãy ngưng bán dầu hỏa cho bất cứ nước nào tham chiến đánh Iraq, kể cả các nước hỗ trợ họ về phương tiện hay để họ sử dụng các căn cứ tấn công hoặc để cho các chiến hạm đi qua hải phận của mình.

 

Iraq tuyên bố chấp nhận giải quyết của Liên Hiệp Quốc

Báo chí và truyền hình ở Iraq hôm Thứ Tư 13/11 chỉ tường trình là quốc hội đã tái xác nhận niềm tin tưởng của mình nơi Tổng Thống Saddam Hussein trong việc trả lời cho quyết định của Liên Hiệp Quốc tùy tổng thống thấy thế nào là xứng hợp. Tuy nhiên, việc quốc hội Iraq không chấp nhận quyết định của Liên Hiệp Quốc không hề được loan báo tại Iraq, trong khi Trung Đông biết hết những gì đã xẩy ra về cuộc bỏ phiếu hôm Thứ Ba của quốc hội Iraq.

Ở Nữu Ước, cũng vào ngày Thứ Tư 13/11/2002, vị lãnh sự của Iraq ở Liên Hiệp Quốc là Mohammad Al-Douri đã chuyển lá thư chấp nhận đến Liên Hiệp Quốc. Vị Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc là Kofi Annan cho các phóng viên biết là “Iraq sẽ không có những loại vũ khí đại công phá. Bởi thế chúng ta không lo về những thanh tra viên khi họ trở lại xứ sở này. Iraq trong sạch”. Được hỏi tại sao chính quyền Iraq chấp nhận quyết định của Liên Hiệp Quốc, vị lãnh sự này đã trả lời rằng: “Chúng tôi luôn luôn cũng muốn đi theo con đường hòa bình”.

Trong cuộc gặp gỡ Tổng Thống George Bush ở Tòa Bạch Ốc, vị tổng thư ký này cho biết là ông hy vọng Iraq sẽ hoàn toàn tuân hợp bản quyết định của Liên Hiệp Quốc và để cho các thanh tra viên làm việc của họ: “Vấn đề không phải là chấp nhận mà là việc thực hiện điều chấp nhận này, chính là việc thực hiện điều chấp nhận ấy. Vậy các vị thanh tra viên hãy vào và tôi xin những người Iraq hãy hợp tác với họ và hãy thi hành, tôi nghĩ rằng đây thực sự là một thử thách chúng ta đang xem”.

Tổng Thư Ký Ngoại Giao Hiệp Vương Quốc là ông Jack Straw đón nhận hành động của Iraq những vẫn cảnh giác là ngày 8/12/2002,ụ ngày Iraq phải công bố đầy đủ về các hoạt trình vũ khí của họ, có thể sẽ là một ngày rắc rối.

Nga và Tầu mừng về hành động của Iraq, riêng Nga đã khuyên Iraq hãy hoàn toàn tuân hợp với những việc thanh tra và lập lại việc Nga chống lại hành động đơn phương sử dụng hành động quân sự của Hiệp Chủng Quốc.

Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ là Donald Rumsfeld đã cho biết là một màn thảm kịch tai hại nhất có thể xẩy ra đó là Iraq tỏ ra chấp thuận bản quyết nghị của Liên Hiệp Quốc song thực sự lại không tuân hợp – làm cho Washington không còn lý do nào khác trong việc đành phải sử dụng quân sự.

Theo dự định, ban thanh tra sẽ bắt đầu đến Iraq vào Thứ Hai 18/11/2002. Ban thanh tra này được lãnh đạo bởi ông Hans Blix là trưởng ban thanh tra vũ khí của Liên Hiệp Quốc, và ông Mohamed El Baradei, làm đầu Cơ Quan Nguyên Tử Lực Quốc Tế (IAEA).