Về Những Thứ Chiến Tranh được cho là Thánh Chiến

 

 

Theo một sử gia thời Trung Cổ thì có một chút xíu giống nhau giữa quan niệm cực đoan về jihad như là một cuộc thánh chiến với những Cuộc Thánh Chiến của Đạo Binh Thánh Giá Kitô Giáo.

 

Vị giáo sư Đại Học Công Giáo Thánh Tâm ở Milan Ý quốc là Marco Meschini đã giải thích điều này trong tác phẩm mới của mình, tực đề "Il Jihad e La Crociata" (The Jihad and the Crusade), do Edizioni Ares xuất bản, cho biết rằng cả hai đều là những gì bất đối xứng. Trong cuộc phỏng vấn với mạng điện toán toàn cầu Zenit, ông đã cho biết lý do về chủ trương phản đề này của ông với vị sử gia thời trung cổ.

 

Vấn:    Jihad và Crusade là những “cuộc thánh chiến” theo ý nghĩa nào?

 

Đáp:   Một “cuộc thánh chến” được hiểu là có hai yếu tố đặc biệt: thứ nhất, đối với những ai tin  tưởng, thì nó là một cuộc chiến theo ý muốn của Thiên Chúa và được phát động bởi thành phần  đại diện hợp pháp của Ngài; thứ hai, việc tham dự vào cuộc chiến này là cách mở cửa thiên đàng.

 

Nơi trường hợp jihad c ần phải n hắc lại một đoạn quan trọng trong Kinh Koran: “Hãy chiến  đấu với những ai không tin tưởng vào Allah và những ai không coi là trái phép những gì Allah và thành phần sứ giả của ngài tuyên bố là trái phép”. Chính Allah muốn thực hiện cuộc jihad. Allah là thánh và vì thế jihad là thành, là một cuộc thánh chiến.

 

Về khía cạnh thứ hai, một “hadith” của Muhammad -  một lời nói của Muhammad có một giá trị qui phạm – cần phải được nhắc lại là: “Hãy biết rằng thiên đàng là những gì nấp dưới bóng của gươm giáo”.

 

Ngoài ra, “mujahid”, hay chiến binh của jihad, được coi là tử đạo nếu họ chết đi. Chữ tử đạo, “shahid” nghĩa là “chứng nhân”, giống như nghĩa đen của tiếng tử đạo của Hy Lạp.

 

Mujahid là người thánh đến nỗi có thể truyền đạt một phần thánh đức của mình cho họ hàng thân thuộc của mình.


Vấn:    Tuy nhiên, ông phân biệt Jihad và Crusade như là những gì “bất đối xứng”. Đâu là điều phân biệt giữa Jihad và Crusade?

 

Đáp:   Đối với thành phần Kitô hữu thời trung cổ thì những cuộc Thánh Chiến đều theo ý muốn của Thiên Chúa, ở chỗ các vị Giáo Hoàng đều muốn làm như thế và dạy làm như vậy, liên kết chúng với việc thứ tha tội lỗi của thành phần tham chiến. Tiếng kêu chiến đấu của thành phần Thánh Chiến Quân là “Chúa muốn thánh chiến!”

 

Tuy nhiên , cái bất đối xứng đầu tiên ở đây là Jihad được hiểu là việc trực tiếp mở cửa thiên đàng, còn Crusades thì không, vì chúng được hiểu là một phần của tiến trình có thể dẫn con người tội lỗi về thiên đàng mà thôi.

 

Thế nhưng, còn có những tính cách bất đối xứng khác quan trọng hơn nữa.

 

Trước hết, jihad, cho dù là tự vệ hay tấn công – tức là, được coi như dụng cụ để lan truyền đạo Hồi – là để thực hiện mục đích “qui thuận” Allah.

 

Trái lại, crusades được phát xuất chỉ sau một thiên kỷ Kitô Giáo và với mục đích giới hạn vào việc phục hồi Gia-Liêm và Thánh Địa đã bị tín đồ Hồi Giáo chiếm đóng một cách bất chính.

 

Cần phải thêm là trong giòng thời gian của các thế kỷ cũng có những cuộc thánh chiến để bành trướng hoàn toàn không còn đúng với ý hướng nguyên thủy nữa.


Vấn:    Ông cũng chủ trương rằng, t rong khi jihad là những gì thiết yếu đối với Hồi Giáo thì crusade lại không phải là những gì thiết yếu đối với Kitô Giáo.

 

Đáp:   Đây mới là điểm khác nhau sâu xa nhất. Như đã được đề cập, thánh chiến là một qui định của Kinh Koran – mà Kinh Koran là lời của Allah, là những gì vĩnh hằng và bất biến – được Muhammed thực hành và được trang bị bằng cả một chuỗi luật lệ kèm theo ấn định các thứ hình thức và điều kiện.

 

Cho tới ngày nay, đối với tất cả mọi người Hồi giáo, thì jihad là cột trụ thứ sáu của Hồi giáo, tức là một trong các huấn lệnh làm nên căn tính của tôn giáo họ.

 

Ngược lại, không có một cuốn sách thánh Kitô Giáo nào nói về chiến tranh tương tự như thế, và nói cho cùng thì mô phạm của Kitô Giáo là Chúa Kitô không dự kiến điều này!

 

Đó là lý do, crusade, một thứ thánh chiến thực sự được diễn ra nơi một bối cảnh Kitô Giáo, lại không xuất hiện ở các bối cảnh khác của Kitô Giáo; nhất là nó không dính dáng tới lời rao giảng tiên khởi, tới cốt lõi của mạc khải Kitô Giáo.


Vấn:    Ngày nay có loại thánh chiến Kitô Giáo nào có ý nghĩ ahay chăng?

 

Đáp:   Tôi không nghĩ thế. Tuy nhiên, việc kiên trì chống cự, một việc không cần tới, nhưng có thể sử dụng võ lực, là những gì có thể khả chấp trong việc chống lại những ai đe dọa, “manu armata”, nền hòa bình quốc tế.


Vấn:    Ngày nay, việc nói tới vấn đề jihad có gây ra nguy cơ khiến cho cuộc đối thoại giữa Kitô Giáo và Hồi Giáo trở nên khó khăn hơn hay chăng?

 

Đáp:   Mục đích của vấn đề đối thoại là gì? Tôi nghĩ rằng, đó là để hiểu biết nhau hơn, tiến tới một trình độ cao hơn về sự thật. Bởi vậy, sự thật, hay sự chân thành về tri thức, tối thiểu là những gì căn bản. Thật vậy, nó là một điều kiện thiết yếu cho vấn đề đối thoại.

 

Đó là lý do tôi muốn lột mặt một số dẫn giải viên, thành phần, ở đằng sau những vặn vẹo về ngôn từ, đã che đậy đi sự thật về lịch sử, pháp lý và thần học được chất chứa nơi đề tài jihad.


Vấn:    Đức Giáo Hoàng đã nói gì ở Regensburg khi ngài nói đến bài của Manuel II Palaeologus liên quan tới những đề tài này?

 

Đáp:   Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã rất rõ ràng: Đức tin và sự thật là những gì có thể đề ra và truyền bá giữa lý trí với nhau và giữa tâm can với nhaug, bằng một trao đổi hỗ tương của trí khôn, tôi tin là như thế.

 

Bởi thế, việc “sử dụng gươm giáo” để truyền bá tôn giáo của mình là một thứ phản đề quái gở đối với Logos, với Lý Trí, tức là với Thiên Chúa.

 

Và việc đáp ứng dữ dội đối với những lời của Ngài, thảm thương thay, lại là một thứ khẳng định cưỡng ép nhưng “trọn hảo” về lời nói của Ngài.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 5/6/2007