HẬU CHIẾN IRAQ:

TỪ SAU CUỘC TUYỂN CỬ 15/12/2005

 

Cuộc hành quyết nhà cựu lãnh đạo Iraq Saddam Hussein: Nội vụ và Lợi/Hại

Người Công Giáo Iraq góp phần tái thiết Đền Thờ Hồi Giáo

Những Bí Mật về Các Thứ Vũ Khí Đại Công Phá ở Iraq với cựu lãnh tụ Iraq Saddam Hussein

Iraq: Nội Chiến Quả Thực Đã Bắt Đầu bằng Những Cuộc Tiền Nội Chiến?

Các Vị Lãnh Đạo Tôn Giáo Lên Tiếng kêu gọi Hòa Bình Nội Quốc Iraq

Iraq: Bùng Nổ Nội Chiến…?

Chính Quyền Iraq tố cáo vụ bạo hành ở nhà tù Abu Ghraib

Tây Phương Chế Nhạo Hồi Giáo – Kitô Hữu Iraq Lãnh Đủ Hậu Quả của một Việc Làm của Quyền Tự Do Cực Đoan

Giáo Hội Công Giáo trước Diễn Biến của Cuộc Chiến Tranh ở Iraq

 

 

 

Cuộc hành quyết nhà cựu lãnh đạo Iraq Saddam Hussein: Nội vụ và Lợi/Hại - Tòa Thánh lên tiếng trước cuộc tử hình của nhà cựu lãnh đạo Iraq Saddam Hussein

 

Trong bài “Hussein executed with 'fear in his face'” và “Hussein execution: World reaction”được mạng điện  toán toàn cầu CNN phổ biến vào chính ngày hành quyết này, thì biến cố này xẩy ra vào lúc  sau 6 giờ sáng 1 chút (tức 10 giờ đêm ở Nữu Ước Hoa Kỳ) ngày 30/12/2006, như vị cố vấn an ninh quốc gia là Mowaffak al-Rubaie cho đài truyền hình Iraq là Al-Arabiya biết như thế. Ông này là người chứng kiến cuộc hành quyết ấy, và đã cho biết rằng:

 

“Trang sử tăm tối đã được lập qua. Saddam đã ra đi. Hôm nay Iraq là một Iraq cho tất cả mọi người dân Iraq, và tất cả mọi người dân Iraq đều nhìn về phía trước mặt… Kỷ nguyên của Hussein đã vĩnh viễn qua đi”.

 

Về thái độ của nhà độc tài Saddam Hussein trước khi chết, nhân chứng này cho biết ông ta “đã thuận phục một cách lạ lùng”: “Ông ta là một con người suy sụp. Ông tỏ ra sợ hãi. Quí vị có thể thấy được nỗi hãi sợ trên  khuôn mặt của ông ấy”. Hussein đã mang theo bên mình cuốn Kinh Koran và yêu cầu trao cuốn ấy cho “một người nào đó”.

 

Ông bị hành quyết tại văn phòng Quân Đoàn 5 ở Qadhimiya, ngoài Vùng Xanh được canh gác can mật và không có một người Hoa Kỳ nào ở đó. Nhà lãnh tụ Saddam Hussein không chịu đội chiếc mũ trùm đầu đen trước cuộc hành quyết. “Không có một vị giáo sĩ Shiite hay Sunni nào hiện diện hết, chỉ có những chứng nhân và những ai thi hành bản án tử mới có mặt”.

 

Nạn nhân bị hành quyết tử hình này vì tội thảm sát Dujail name 1982 làm cho 148 người Iraq bị chết sau khi họ cố gắng thực hiện một cuộc ám sát vị tổng thống này lúc ấy. Hai người khác  cũng bị án tử hình cùng với nhà cựu lãnh đạo này là Barzan Hassan, người anh em của nhà độc tài này, và Awwad Bandarm, nguyên chánh án của Tòa Án Cách Mạng, nhưng hai người này sẽ bị hành quyết sau, vì  nhà cựu lãnh đạo độc tài Saddam Hussein can phải có một ngày riêng.

 

Cũng người nhân chứng này cho biết cuộc hành quyết được thu hình và chụp hình trọn vein từ lúc nhà cựu độc tài được chuyển từ nhà tù của Hoa Kỳ sang Iraq cho đến khi ông ta qua đời. Nhiều người theo Hồi Giáo phái Shitte đã nhẩy mừng chung quanh xác của Saddam Hussein.

 

Một trong những luật sư biện hộ cho nhà cựu độc tài lãnh đạo này là Badie Aref đã cho CNN biết rằng Saddam Hussein đã gặp hai người anh em của mình là Sabawi và Wathban Ibrahim Hassanal-Tikriti trong tù hôm Thứ Năm và nhắn nhủ một số điều cho gia đình ông. Ông ta không muốn gặp một ai khác, kể cả người vợ của ông là người mẹ có 5 người con với ông.

 

Người luật sư này còn cho biết những người lính Hoa Kỳ đã tịch thu cái máy vô tuyến truyền thanh của ông hôm Thứ Ba vì không muốn cho ông nghe thấy tin tức ông bị xử tử được loan báo vào chính hôm ấy, và ngày hôm sau họ trả lại cho ông chiếc máy này. Tuy nhiên ông ta cũng biết được bản án được tòa kháng án công bố chỉ sau và giờ sau đó.

 

Trước cuộc hành quyết án tử hình giành cho nhà cựu lãnh đạo độc tài Saddam Hussein này, nhiều quốc gia (như Hiệp Vương Quốc, Pháp, Úc Đại Lợi, nhất là Tòa Thánh Vatican) và nhóm nhân quyền (như cơ quan Canh Chừng Nhân Quyền -  Human Rights Watch hay Hội Ân Xá Quốc Tế – Amnesty International) cho biết họ không ủng hộ án tử hình.

 

Một số thì hy vọng rằng việc hành quyết nhân vật Saddam Hussein sẽ mang lại một khúc quanh lịch sử cho nhân dân Iraq, nhưng một số (hầu hết là chống án tử) lại tỏ ra quan ngại sẽ xẩy ra phản ứng bất lợi. Chẳng hạn vị ngoại trưởng Ba Tây đã nói: “Ba Tây không tin rằng việc thi hành bản án này sẽ góp phần vào việc mang lại hòa bình cho Iraq”.

 

Theo VIS hôm 30/12/2006, Văn Phòng Báo Chí của Tòa Thánh, qua vị giám đốc là linh mục Federico Lombardi, S.J., đã phổ biến một bản tuyên ngôn vào buổi trưa trước cuộc hành quyết án tử hình đối với nhà cựu lãnh đạo Iraq Saddam Hussein, một biến cố xẩy ra vào bình minh ở thủ đô Baghdad, nguyên văn như sau:

 

“Việc hành quyết án tử hình bao giờ cũng là một tin tức thê thảm, một nguyên do gây sầu buồn, cho dù con người đó có vấp phạm những tội ác kinh hoàng đi nữa.

 

“Chủ trương của Giáo Hội Công Giáo chống lại án tử hình là những gì vẫn thường được lập đi lập lại.

 

“Việc sát hại một người có lỗi không phải là cách thức tái thiết công chính và hòa giải xã hội, trái lại còn có nguy cơ nung nấu tinh thần trả thù và khơi động việc bạo động mới.

 

“Ở vào thời điểm tối tăm này nơi đời sống của nhân dân Iraq, chúng ta chỉ  biết hy vọng rằng tất cả những ai có trách nhiệm phải thực sự hết sức cố gắng để, trong một tình trạng thê thảm như thế, niềm hy vọng hòa giải và hòa bình cuối cùng được vươn lên”.  

 Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

TOP

 

 

 

Người Công Giáo Iraq góp phần tái thiết Đền Thờ Hồi Giáo

Cho dù có bị tấn công hôm Chúa Nhật 29/1/2006 bởi thành phần Hồi Giáo quá khích trước vụ biếm họa Tây Phương, gây cho thiệt mạng cho một số người, trong đó có em giúp lễ 13 tuổi là Fadi Raad Elias, người Công Giáo Iraq vẫn tỏ tình đoàn kết với người Hồi Giáo đồng hương trong việc đóng góp tái thiết cái Vòm Vàng của ngôi Đền Thờ ở Samarra bị phá hôm 22/2/2006, một hành động gây thiệt mạng cho cả hơn 400 người ở các cuộc nội chiến sau đó.

Đức Tổng Giám Mục Louis Sako ở Giáo Phận Kirkuk đã nói với cơ quan thông tin SIR của Hội Đồng Giám Mục Ý quốc biết rằng:

“Chúng tôi không đương đầu với một cuộc nội chiến; nó sẽ là việc kết liễu Iraq và chẳng ai muốn điều này cả. Người Iraq biết rằng Saddam Hussein đã lạm dụng họ. Đặc biệt là chế độ của ông ta đã sát hại nhiều người Shiite và những người này giờ đây tìm cách trả thù cho những bất công họ phải chịu cho tới mấy năm vừa rồi”.

Theo vị TGM này thì cuộc tấn công đền thờ Hồi Giáo của phái Shiite “là để dùng võ lực kiếm thêm chỗ đứng trong chính quyền”.

Ngài cho biết thêm là ngài tin rằng “cần phải đứng về phía thành phần tín hữu của chúng ta để nâng đỡ họ bao nhiêu có thể. Tôi cố gắng khuyến khích họ để họ không cảm thấy chán nản. Nếu ai muốn chúng tôi từ bỏ quê hương này chúng tôi sẽ cho họ thấy rằng chúng tôi không sợ, chúng tôi mạnh mẽ và chúng tôi heat sức gắn bó với quê hương xứ sở của chúng tôi”.

“Tôn giáo không có dính dáng gì tới những việc giết chóc” mấy ngày vừa qua. Ngài nói ngài đã đến thăm “những vị lãnh đạo Hồi Giáo để bày tỏ với họ tình đoàn kết chặt chẽ của chúng tôi về việc ngôi đền thờ ở Samarra bị hủy hoại.

“Tôi đã khẳng định một lần nữa là Kitô Hữu phản đối những cuộc tấn công phạm đến người Hồi Giáo, cũng như chúng tôi coi là ghê tởm hết mọi tội ác phạm tới bất cứ nơi thờ phượng nào. Trong cộng đồng của mình, chúng tôi đang quyên góp cho việ ctái thiết ngôi đền thờ ấy”.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 2/3/2006

 TOP

Những Bí Mật về Các Thứ Vũ Khí Đại Công Phá ở Iraq với cựu lãnh tụ Iraq Saddam Hussein

 

Trong bài “On tape, Hussein talks of WMDs” được phổ biến ngày Chúa Nhật 19/2/2006, mạng điện toán toàn cầu CNN cho biết nguyên lãnh tự Iraq Saddam Hussein đã cảnh báo cho Hoa Kỳ biết về việc Hoa Kỳ có thể bị khủng bố tấn công, khi ông nói với nội các của ông từ giữa thập niên 1990 rằng Hoa Kỳ có thể sẽ trở thành nạn nhân khủng bố bằng các thứ vũ khí đại công phá, thế nhưng Iraq sẽ không can dự gì. Những băng âm thanh này đã được phổ biến hôm Thứ Bảy 18/2/2006 ở một cuộc họp thượng đỉnh của cơ quan tình báo Hoa Kỳ tại Washington, và đã được cơ quan này công nhận tính chất xác thực của chúng.

 

Ở những cuốn băng âm thanh không rõ ngày tháng này, ngoài những chi tiết liên quan tới vấn đề các loại vũ khí đại công phá ở Iraq mà vị lãnh tụ Iraq bấy giờ cấm không tiết lộ cho thành phần thanh tra Liên Hiệp Quốc bấy giờ biết, còn có những chi tiết về vấn đề Hoa Kỳ có thể bị khủng bố tấn công, khi nhà lãnh tự này nói với Thủ Tướng Tariq Aziz bấy giờ rằng:

 

“Khủng bố sắp xẩy ra. Tôi đã nói với những người Hoa Kỳ lâu lắm rồi, trước cả ngày 2/8, và tôi với cả Hiệp Vương Quốc nữa, tôi nghĩ thế. Tôi nói với họ rằng trong tương lai sẽ có một cuộc khủng bố bằng các thứ vũ khí đại công phá. Điều này đang xẩy ra. Câu truyện đang diễn tiến, nhưng không phải từ Iraq”.

 

Ngày 2/8 được hiểu là ngày Iraq tấn công Kuwaitt năm 1990, biến cố đã gây ra trận chiến vùng vịnh vào năm 1991 sau đó dưới thời tổng thống Bush cha.

 

Riêng về vấn đề các loại vũ khí đại công phá ở Iraq là những gì đã là nguyên cớ chính cho việc chính phủ Bush tự động đem quân tấn công Iraq để gọi là giải giới và cứu nguy Iraq, miền vùng cận và Hoa Kỳ cũng như thế giới khỏi bị nhà độc tài Saddam Hussein sử dụng để tấn công, theo bản tường trình của Nhóm Truy Cứu, được viết bởi Charles Duelfer và phổ biến vào tháng 10/2004, thì Iraq không hề có các thứ vũ khí bị Hoa Kỳ hồ nghi ấy. Theo tác giả viết bản tường trình này thì “Các cuộn băng âm thanh này là những gì củng cố, xác nhận, và ở một mức độ nào đó, cung cấp thêm một ít chi tiết nữa, cho những kết luận được chúng ta đúc kết trong bản tường trình này”.

 

Theo vị chủ tịch Tiểu Ban Tình báo Hạ Viện là Pete Hoekstra thì những cuộn băng âm thanh này do chính phủ Hoa Kỳ có được sau một thời gian xâm chiếm Iraq, và là một phần trong số 35 ngàn những thùng văn liệu về các chương trình và nỗ lực của Iraq liên quan tới các thứ vũ khí đại công phá. Vị này cũng cho biết những tài liệu ấy đang chờ được chuyển dịch và chính phủ Bush đang nghĩ đến việc tung ra các tài liệu này cho phóng viên báo chí và thành phần thức giả để chuyển dịch và xem xét.

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL

 

TOP

 

Iraq: Nội Chiến Quả Thực Đã Bắt Đầu bằng Những Cuộc Tiền Nội Chiến?

 

Theo tin tức được mạng điện toán toàn cầu CNN phổ biến qua các bài viết “Renewed violence rocks Iraq amid calls for calm” Chúa Nhật 26/2, “More than 370 Iraqis killed since Golden Mosque attack” và “55 killed in string of Baghdad attacks” cùng ngày Thứ Ba 28/2, “Baghdad blasts kill at least 26” Thứ Tư 1/3, và “dead in Iraq bombings, attacks” với “Baghdad may impose Sabbath curfew” Thứ Năm 2/3, người ta cảm thấy dường như Nội Chiến Iraq đã thực sự bùng nổ rồi vậy.

 

Đúng thế, sau vụ đăt bom nổ phá ngôi đền thờ vàng của phái Hồi Giáo Shiite Thứ Tư tuần trước, và để ngăn chặn những cuộc tấn công trả thù của người Iraq Hồi Giáo Shiite vào người Iraq Hồi Giáo Sunni bị tình nghi gây ra nội vụ đã có lệnh giới nghiêm suốt ngày Thứ Sáu tới sáng Chúa Nhật, để rồi, sau khi không còn lệnh giới nghiêm nữa, cuộc nội chiến lại bùng lên cũng từ chính hôm Chúa Nhật 26/2, ở tỉnh Dora lân cận thủ đô, gây cho 15 người chết và 45 người khác bị thương. Trong số 25 người bị tử vong ở các nơi (Basra ở miền nam Iraq, Baquba 37 dặm ở phía bắc thủ đô, Madaan, 12 dặm đông nam thủ đô,  Mosul ở phía bắc Iraq, ở Hilla 62 dặm phía nam thủ đô) trong cùng ngày có 3 quân nhân Hoa Kỳ ở Thủ Đô Bát-Đạt (Baghdad) Iraq. Tổng cộng số tử vong từ Thứ Tư tuần trước là 200 người. Và số tử vong của Hoa Kỳ ngay từ đâu tới nay là 2,290 người.

 

Một phát ngôn viên của chính phủ Iraq đã cho biết hôm Thứ Ba 28/2 là đã có 379 người chết và 458 người khác bị hương kể từ biến loạn hôm Thứ Tư tuần trước. Trong ngày Thứ Ba này có ít là 55 người bị chết và trên 130 người bị thương ở thủ đô Bát Đạt. Có tất cả 6 vụ nổ bom trong ngày nay, vụ nặng nhất là một người mang áo vest gài bom nổ đã giết ít là 20 người và gây thương tích cho 68 người khác ở tỉnh Amin bên cạnh thủ đô. Hai chiếc xe bom cũng đã giết 4 người và 6 người mỗi xe, trong đó có một xe đậu ở phía đông Công Viên Maysalon.

 

Thứ Tư 1/3, đúng một tuần sau vụ biến động tôn giáo, các cuộc bạo động và tấn công tiếp tục diễn tiến với hậu quả ít là 26 người chết, trong số này có 23 người chết và 58 bị thương ở vùng đông người thuộc phía đông thủ đô Bát Đạt, còn 3 người nữa bị chết ở những nơi khác trong thủ đô.

 

Thứ Năm 2/3, có 22 người chết và hằng chục người bị thương ở thủ đô Bát Đạt. Trong đó có một tay súng tấn công một trạm kiểm soát ở Dour 90 dặm ở miền bắc thủ đô, giết 10 nhân viên an ninh, 6 lính và 4 cảnh sát. Ở thành phố Mosul cũng có các tay súng tấn công một toán cảnh sát tuần du, giết 4 người ở tỉnh Suker lân cận Mosul là thành phố cách thủ đô Bát Đạt 225 dặm về phía bắc thủ đô. Riêng thủ đô Bát Đạt cùng ngày cũng có 4 người bị giết và 11 bị thương trong vụ nổ bom ở một khu chợ ở Zafaraniya ở phía đông nam thủ đô phần đông là người Hồi Giáo Shiite.

 

Trước tình hình căng thẳng và đầy bạo loạn như một cuộc tiền nội chiến này, chính phủ sẽ ban hành lệnh giới nghiêm một lần nữa, như tuần trước để giới hạn chết chóc và kiểm soát an ninh.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

 

TOP

 

 

Các Vị Lãnh Đạo Tôn Giáo Lên Tiếng kêu gọi Hòa Bình Nội Quốc Iraq

 

Ngày Thứ Sáu 24/2/2006, qua bài “Top Shiite leaders urge Iraqi unity”, mạng điện toán toàn cầu CNN cho biết: “Một nhân vật chính trị cao cấp thuộc phái Hồi Giáo Shiite đã hợp với vị giáo sĩ cao nhất trong phái Hồi Giáo Shiite để kêu gọi thành phần công dân trong nước hãy hiệp nhất và tự kiềm chế, một nỗ lực cố gắng để trấn an các cơn hận thù trước khi chúng biến thành một trận nội chiến toàn diện”.

 

Thật vậy, vị lãnh đạo Hội Đồng Tối Cao Về Cuộc Cách Mạng Hồi Giáo Ở Iraq (Supreme Council for the Islamic Revolution in Iraq: SCIRI) là Abdul-Aziz al-Hakim, hôm Thứ Sáu này đã gọi cuộc nổ bom ngôi “Đền Vàng” Al-Askariya ở Samarra là cuộc tấn công toàn dân Iraq.

 

Vị này không qui tội cho những người Iraq Sunni mà là cho thành phần “takfiris” hay thành phần cực đoan, thành phần không đại diện cho Hồi Giáo, và ông nêu tên thành phần đó như tay lãnh đạo đảng al Qaeda ở Iraq là Abu Musab al-Zarqawi. Và ông kêu gọi toàn dân Iraq hãy đoàn kết để chiến đấu với họ.

 

Những lời nhận định của ông được truyền hình, âm vang những lời của vị Đại Tôn Ayatollah Ali al-Sistani, vị đã xin “tín đồ Hồi Giáo phái Shiite hãy ôn hòa bày tỏ niềm sầu thương của mình và bình tĩnh tố giác cùng lên án hành động ấy”. Vị này khuyên dân chúng đừng sử dụng “những hành động làm lợi cho những ai đang cố gắng làm dấy lên cuộc bạo động bè phái. Kẻ thù của chúng ta đã đột nhập Iraq muốn làm điều này đã lâu rồi”.

 

Lời kêu gọi của vị này đã gây ra lời chỉ trích gián tiếp và bất thường của một nhóm giáo sĩ Hồi Giáo phái Sunni đang tức giận về các cuộc tấn công trả đũa của người Hồi Giáo phái Shiite: “Chúng tôi trách cứ một số thẩm quyền tôn giáo phái Shiite đã kêu gọi xuống đường, trong khi họ biết rằng Iraq không thể nào kiểm soát được đường phố”, vị giáo sĩ Sheik Abdul Salam al-Qubaisi nói như thế.

 

Từ Thứ Tư 22/2/2006 là ngày xẩy ra biến cố khiêu khích chọc gậy bánh xe này đã có 132 người bị sát hại, trong đó có 87 thi thể được tìm thấy nguyên ở thủ đô Baghdad. Cuộc bạo động tử vong này đã bị ngăn chặn lại bằng lệnh giới nghiêm cả ban ngày vào hôm Thứ Sáu là ngày chính trong tuần của Hồi Giáo, ở những nơi như chính thủ đô Baghdad, ở hạt Salaheddin là nơi có ngôi Đền Vàng, và ở hạt Diyala bên cạnh là nơi xẩy ra bạo động dữ dội. Tuy nhiên, lệnh giới nghiêm chỉ áp dụng cho các loại xe cộ chứ không cho người, và chỉ giới nghiêm cho tới 4 giờ chiều, tức là giới nghiêm bao gồm cả thời gian cầu nguyện vào buổi trưa theo thông lệ.

 

Tuy nhiên, vị bộ trưởng Nội Vụ cho biết lệnh giới nghiêm này sau đó được tiếp tục từ 8 giờ tối tới 6 giờ sáng triệt để ở Baghdad và ở Salaheddin; còn 16 hạt khác được phép làm như thế tùy nghi mỗi nơi.

 

Ở Basra, một thành phố đa số là người Hồi Giáo Shiite ở miền nam, hằng ngàn người đã đáp lời kêu gọi của các vị lãnh đạo tôn giáo thực hiện các buổi cầu nguyện chung giữa hai phái Hồi Giáo Shiite và Sunni hôm Thứ Sáu.

 

Một vị trong hội đồng hạt Barsa là Hakim Al-Mayahi cho biết: “Những người Hồi Giáo Sunni và Shiite chúng ta đã từng sống với nhau hằng bao ngàn năm. Chúng ta lên án những hành động tội ác như thế, những hành động họ muốn dùng để chia rẽ người Iraq”. Một buổi tổ chức tương tự cũng diễn ra ở Kut ở cùng miền nam, vào hôm Thứ Năm hôm trước, cầm cớ Iraq và hô hoán “Không chấp nhận Người Mỹ”.

 

Ngược lại, cũng vào hôm Thứ Năm, hằng ngàn người Hồi Giáo phái Shiite giận dữ tập trung lại ở ngôi đền thờ bị nổ bom để kêu gọi trả thù. Trong số thành phần tham dự các cuộc biểu tình có các phần tử thuộc nhóm của vị giáo sĩ quá khích Muqtada al-Sadr, vị có các tay háo chiến được cho biết là đi đến từng nhà ở các miền của người Sunni để yêu cầu lấy đầu của các gia chủ.

 

Theo mạng điện toán toàn cầu Zenit Thứ Sáu 24/2/2006, thì vị giám mục lễ nghi Chaldean ở Baghdad là Shlemon Warduni thuộc Tòa Thượng Phụ Baghdad đã phổ biến một văn thư và được cơ quan tín vụ của các vị giám mục Ý là SIR phổ biến hôm Thứ Sáu cho biết là không phải là không thể xẩy ra nội chiến sau vụ nổ bom ngôi đền thờ quan trọng ấy.

 

“Ngôi đền thờ này, cũng như các ngôi đền thờ khác, là những lâu đài quí báu, chúng là một kho tàng cho nước Iraq. Chỉ cần nghĩ là, với gia sản lịch sử và văn hóa của mình, nước Iraq đã có thể sống nguyên nhờ vấn đề du lịch. Những ai có hành động hung bạo này là khinh khi Iraq và nhân dân nước này”.

 

Theo vị giám mục này thì “mục đích đã rõ ràng, đó là để gieo rắc chia rẽ cùng hận thù và ngăn cản việc phát triển của đất nước này. Đây chưa phải là cuộc nội chiến, thế nhưng, khi chúng ta thấy những cuộc tàn sát như thế thì không được coi thường cái cơ nguy này. Các vị lãnh đạo tôn giáo, cả Kitô Hữu và Hồi Hữu, đã kêu gọi hãy làm cho lý trí và an bình thống trị. Hôm nay, tôi muốn nói rằng phúc cho những ai khiêm hạ vị họ sẽ được đất làm của mình vậy”.

 

Giám Mục Hoa Kỳ, cũng hôm Thứ Sáu, Đức Giám Mục Thomas Wenski, chủ tịch Tiểu Ban của hội đồng giám mục Hoa Kỳ về Chính Sách Quốc Tế đã phổ biến một văn thư về vụ này như sau:

 

“Chúng tôi gửi lời nguyện cầu và phân ưu đến nhân dân Iraq vào thời điểm mất mát buồn nản này. Như chúng tôi vẫn nhất trí lên án các cuộc tấn công trong quá khứ các địa điểm và cộng đồng Kitô Giáo, giờ đây chúng tôi mạnh mẽ lên án cuộc khủng bố tấn công tàn ác này ở ngôi Đền Vàng ấy. Chúng tôi cũng cảm thấy e ngại và hết sức lo âu về các cuộc tấn công trả thù ở những ngôi đền thờ khác cùng với những mất mát về mạng sống sau cuộc tấn công ngôi Đền Vàng.

 

Vị giám mục ở giáo phận Orlando, Florida này viết tiếp: “Việc cố ý tấn công các địa điểm và cộng đồng tôn giáo là những gì đáng khiển trách và nguy hiểm. Việc hủy hoại các địa điểm tôn giáo là những gì đặc biệt đáng trách khi nó tìm cách tác hại cái cốt lõi về văn hóa, niềm tin và cộng đồng của dân chúng. Chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ các nỗ lực chấm dứt bạo động và hoạt động cho cuộc chuyển giao hữu trách ở Iraq. Chúng tôi cầu xin cho thành phần nạn nhân của cuộc bạo động mới đây cũng như cho gia đình của họ. Chúng tôi nguyện cầu để Iraq được lắng đọng và an bình”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL 

 

 

TOP

 

Iraq: Bùng Nổ Nội Chiến…?

 

Ngày Thứ Tư 22/2/2006, qua bài “Shiite 'Golden Mosque' heavily damaged, và ngày Thứ Năm 23/2/2006, qua bài “Sunni party quits Iraq government talks after mosque bombing, mạng điện toán toàn cầu CNN đã tường thuật diễn tiến của biến cố có thể mở màn cho cuộc nội chiến Iraq giữa hai phái Hồi Giáo Shiites và Sunni vốn kích địch nhau từ thời lãnh tụ Saddam Hussein, và được tỏ hiện rõ ràng nhất qua các cuộc tổng tuyển cử từ đầu năm 2005 đến đầu năm 2006 vừa rồi.

 

Trong bài “Shiite 'Golden Mosque' heavily damaged, CNN đã tường thuật là “các viên chức chính phủ Iraq và quân đội Hoa Kỳ đã nói rằng một nhóm nam nhân mặc giống như những nhân viên đặc công cảnh sát đã làm nổ ‘Đền Thờ Vàng’ al Askariya ở Samarra sáng Thứ Tư, gây thiệt hại nặng nề cho địa điểm linh thánh này của phái Shiite”.

 

Thật vậy, cuộc tấn công xẩy ra vào lúc 7 giờ sáng ở hạt Salaheddin, hạt của đa số người Hồi Giáo phái Sunni, đã làm bừng lên các cuộc tấn công khác, những cuộc xuống đường biểu tình khắp quốc gia Iraq, giống như cuộc nội chiến đã thực sự được bùng nổ từ ngày được Giáo Hội Công Giáo mừng lễ kính Ngai Tòa Thánh Phêrô 22/2/2006, cũng trùng vào ngay ngày kỷ niệm đúng một năm tác phẩm cuối đời về luân lý thời đại liên quan tới tình trạng tung hoành của sự dữ là cuốn “Hồi Niệm Và Căn Tính” của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ra mắt và phổ biến.

 

Thủ Tướng Iraq là Ibrahim al-Jaafari đã lên tiếng kêu gọi nhân dân Iraq hãy hiệp nhất, vì cuộc tấn công này là nỗ lực khiêu khích để làm bùng lên cuộc bạo lực về giáo phái. Qua lời phát biểu được thâu băng trên đài truyền hình al Iraqiya, ông đã kêu gọi tất cả mọi đảng phái Iraq hãy lên án cuộc tấn công này, và xin người Iraq thuộc cả phái Shiite lẫn Sunni hãy xuống đường biểu tình ở Samarra, cách thủ đô Baghdad 70 dặm (hay 110 cây số) về phía tây bắc. Ông cũng tuyên bố 3 ngày thương tiếc trên toàn quốc và ra lệnh cho Bộ Quốc Phòng và Bộ Gia Cư và Tái Thiết phải thẩm lượng vấn đề thiệt hại và bắt đầu ngay việc tái thiết ngôi đền thờ ấy.

 

Vị Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Iraq là Mowaffaq al-Rubaie cho biết là vụ tấn công này có thể gây ra bởi những tay hiếu chiến ngoại quốc, vì nó mang những dấu vết của nhóm al Qaeda ở Iraq: “Đây thực sự là một cơn thách đố việc nhẫn nại của nhân dân Iraq”. Ông đồng thời cũng kêu gọi người Hồi Giáo khắp thế giới hãy lên án “hành động khủng bố này”. Vị này cũng cho biết là có 10 người ăn mặc kiểu đặc công cảnh sát đã bị giam giữ.

 

Vị phó phát ngôn viên của Hội Đồng Quốc Gia là Hussein al-Shihristani cho biết: “Đây là một ngày đại họa cho toàn dân Iraq. Tội ác xẩy ra ở Samarra là tội ác phạm đến Iraq, phạm đến một trong những nơi linh thánh nhất của xứ sở này, và toàn dân cảm thấy hết sức đớn đau trước những gì họ nghe được”.

 

Đảng Hồi Giáo Sunni Iraq đã gọi cuộc tấn công này là “một cực kỳ tội ác” và kêu gọi điều tra để tìm ra thủ phạm. Thế nhưng, theo cảnh sát cho biết thì văn phòng của phái này ở thủ đô Baghdad và hai đền thờ địa phương của họ đã bị tấn công là đền thờ Al Hamza và đền thờ Mustafa. Cũng theo cảnh sát thì tất cả những đền thờ ở thủ đô Baghdad đều được tăng cường an ninh.

 

Sau những buổi cầu nguyện vào buổi trưa, có 4 ngàn người xuống đường biểu tình ở Baghdad, diễn hành từ văn phòng của giáo sĩ Hồi Giáo Shiite là Muqtada al-Sadr đến một đền thờ ở gần đó. Phát ngôn viên văn phòng của vị giáo sĩ này cho biết như thế. Khi kết thúc cuộc diễn hành này thì con số người tham dự đã lên tới 10 ngàn. Đây là một trong mấy cuộc xuống đường ở vùng phụ cận thủ đô Baghdad.

 

Vị Đại Tôn Ayatollah Ali al-Sistani, một giáo sĩ có thế lực nhất ở Iraq thuộc phái Shiite, qua phát ngôn viên của mình là Hamed al-Khafaf, đã lên tiếng kêu gọi một tuần lễ thương tiếc, yêu cầu tất cả các cửa tiệm hãy đóng cửa để phản đối trong 3 ngày, đồng thời cũng kêu gọi tất cả mọi người Hồi Giáo cả Sunni lẫn Shiite hãy xuống đường một cách ôn hòa chứ đừng bạo động.

 

Ở Samarra, có mấy trăm người tập trung ở địa điểm ngôi đền thờ bị tấn công này và tại văn phòng vị thị trưởng, lên tiếng tố cáo chính quyền Iraq và quân đội Hoa Kỳ. Cũng có cả hằng ngàn người xuống đường ở Najaf.

 

Ngôi Đền Thờ Vàng al Askariya là một nơi linh thánh đối với người Hồi Giáo phái Shiite, vì họ tin rằng Giáo Trưởng al Mehdi là vị giáo trưởng thứ 12, và là vị giáo trưởng được đợi trông cuối cùng sẽ trở lại tại đền thờ ấy để mang ơn cứu độ tới cho họ. Vị giáo trưởng thứ 12 này là con của vị giáo trưởng 11 là Hasan al Askari, và là cháu của vị giáo trưởng thứ 10. Cả cha và ông của vị giáo trưởng thứ 12 biến mất này đều được chôn tại đền thờ này.

 

Vị giáo trưởng thứ 12 này được cho rằng biến mất vào thế kỷ thứ tám trong lễ an táng cha của ông và người Hồi Giáo Shiite tin rằng ông được Thiên Chúa làm cho ẩn khuất đi trước mắt dân chúng. Họ mong đợi ông tái xuất hiện như vị lãnh đạo của họ, và biến cố tái hiện của ông được họ tin ra sẽ xẩy ra tại Samarra.

 

Trong bài, “Sunni party quits Iraq government talks after mosque bombing”, CNN nhấn mạnh với hàng chữ in đậm là “đảng Hồi Giáo Sunni thế lực nhất hôm Thứ Năm bỏ không nói chuyện thành lập tân chính phủ nữa, sau khi xẩy ra các cuộc tấn công trả thù về vụ đánh bom một ngôi đền quan trọng của người Hồi Giáo Shiite”. Cũng vào hôm Thứ Năm 23/2/2006 này, có thêm 7 quân nhân Mỹ nữa bị thiệt mạng, nâng tổng số tử vong của Hoa Kỳ ở Iraq lên 2.285.

 

Đúng vậy, Đảng Sunni Accord Front,  chiếm 44 ghế trong quốc hội có 275 chỗ, sau khi gặp gỡ Tổng Thống Iraq là Jalal Talabani và Thủ Tướng Ibrahim al-Jaafari, đã rời bỏ cuộc thương luận hiệp nhất về chính trị, đang khi xẩy ra những tin tức cho biết đã có trên 100 người bị sát hại trên toàn quốc mà phần nhiều là người Hồi Giáo phái Sunni. Việc bao gồm cả thành phần Sunni vào thành phần chính quyền được coi như là then chốt trong việc thiết lập luật lệ và trật tự, không chế cuộc nổi dậy được nhiều người phái Sunni ủng hộ.

 

Đảng Sunni này đã yêu cầu bằng một văn thư gửi Tổng Thống Iraq mấy điều chính yếu như chính quyền và tất cả mọi đảng phái cần phải lên án những cuộc tấn công vào các đền thờ; điều tra các vụ tấn công; và bồi thường tất cả mọi thiệt hại gây ra.

 

Ngôi đền thờ bị tấn công gây ra những cuộc bạo động trả thù nhau này là một trong 4 đền thờ chính ở Iraq được những người Hồi Giáo Shiites khắp thế giới hết lòng tôn kính. Các đền thờ chính khác là ở Najaf, Karbala và thủ đô Baghdad hạt Kadhimiya. Người xây ngôi đền thờ này là Vua al-Mutasim vào năm 836 AD để thay thế Baghdad làm thủ đô của Abbasid Caliphate. Riêng cái vòm vàng được hoàn tất vào năm 1905 dưới thời Muzaffar al-Din Shah. Hai trong số 12 vị giáo trưởng đáng kính là Ali al-Hadi và Hasan al-Askari được chôn táng ở đây, vì hai vị này được coi là truyền nhân của Tiên Tri Mohammed.

 

Cũng trong ngày Thứ Năm 23/2/2006, CNN còn phổ biến bài “Arab TV journalists killed in Iraq”: “Ba phóng viên cho đài truyền hình Al-Arabiya, bao gồm cả một thông tín viên nổi tiếng, bị bắt cóc và bị giết trong khi đang thực hiện cuộc tìm hiểu về biến cố bạo động giáo phái ở Samarra, cảnh sát và đài truyền hình này đã cho biết như thế”.

 

Thi thể của nữ thông tín viên Atwar Bahjat này, cùng với nhân viên quay phim và âm thanh của cô, như các viên chức thi hành luật pháp địa phương cho biết, đã được tìm thấy vào sáng sớm Thứ Năm gần thành phố này, cách thủ đô Baghdad 60 dặm về phía bắc.

 

Các viên chức của đài tin tức vệ tinh trụ sở ở Dubai đã nói rằng họ mất liên lạc với nhóm của họ sau cuộc phát hình của nhóm này vào lúc 6 giờ chiều hôm Thứ Tư. Một phần tử của nhóm thứ tư đã tím cách thoát được cuộc phục kích và nói với cảnh sát về cuộc bắt cóc ấy.

 

Hãng thông tấn Associated Press đã trích lại lời tường trình của đài truyền hình trên là nhân viên thoát nạn trong nhóm này cho biết rằng có hai nam nhân lái một chiếc xe chở đồ nhỏ, bắn chỉ thiên và hô to: “Chúng tao muốn người thông tín viên”.

 

“Atwar bấy giờ đang ở trên chiếc xe van tin tức đã hô to lên cho đám đông để cầu cứu. Nhóm quay phim cố gắng nói chuyện với những tay súng ấy, nhưng họ chộp lấy những người này và đưa họ đến một địa điểm vô định. Bấy giờ thì trời đã tối”. Hãng thông tấn Reuter trích lại thông tín viên của đài truyền hình này là Ahmed al-Saleh trong cuộc nói chuyện với khán giả của đài.

 

Cũng người thông tín viên Saleh này cho biết 3 thi thể đã bị bùi xuống gần tỉnh Dawr gần Samarra. Họ đều là người Iraq. Theo vị thông tín viên này thì nữ thông tín viên bị sát hại “là nạn nhân của việc nói sự thật…. Cô đã yêu mến xứ sở của mình và đã chết vì tính cách vô tư bất thiên vị của mình”.

 

Phát ngôn viên của đài truyền hình này là Jihad Ballout nói rằng Bahjat, 26 tuổi, mới cộng tác với đài trong năm nay sau khi làm việc cho đối thủ Al Jazeera, hãng thông tấn Reuters cho biết như thế. Cô đã được sống sót nhờ mẹ cô và chị cô.

 

Trong một văn bản, đài truyền hình của cô nói rằng cô được “tiếng vì tính cách thanh liêm và khách quan của cô. Atwar cũng là hiện thân của việc hòa hợp phi bè phái – cha của cô là một tín đồ Hồi Giáo phái Sunni trong khi mẹ cô là một người Hồi Giáo phái Shia”.

 

Còn hai nhân viên khác là Khaled Mahmoud al-Falahi, 39 tuổi, và Adnan Khairallah, 36 tuổi. Họ làm cho Wasan Media ở Iraq và đang làm cho đài truyền hình Al-Arabiya lúc bấy giờ. Ba phóng viên nạn nhân này thuộc về số trên 60 phóng viên bỏ mạng ở Iraq từ khi trận chiến xẩy ra ở Iraq năm 2003.

 

Trong một văn bản của mình, đài truyền hình này kêu gọi các vị có thẩm quyền phải thực hiện những biện pháp để “gia tăng tình trạng an toàn của các phóng viên hoạt động ở Iraq” và đưa thành phần sát nhân ra trước công lý.

 

“Một lần nữa, Đài Truyền Hình Tin Tức Al-Arabiya đã phải trả một giá qua 1mắc cho việc liên lỉ theo đuổi sự thật. Cho đến thảm kịch mới này, Al-Arabiya đã mất tất cả là 8 đồng nghiệp ở Iraq, 5 trong số họ chết trong một chiếc xe bom đâm vào văn phòng của Al-Arabiya ở Baghdad, trong khi 3 người khác mất mạng bởi Mỹ bắn. Cũng thế, Jawad Khathem, người tường trình của Al-Arabiya ở Iraq, đã trở thành mục tiêu của một cuộc bắt cóc vũ trang làm cho người phóng viên này bị tê liệt từ thắt lưng trở xuống”.

 

Hình ảnh diễn tiến

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL

 

 

TOP

 

 

Chính Quyền Iraq tố cáo vụ bạo hành ở nhà tù Abu Ghraib

 

Sau khi truyền hình Úc Đại Lợi trình chiếu lại các hình ảnh mới được tung ra liên quan tới việc bạo hành tù nhân ở trại giam Abu Ghraib, thì hôm Thứ Năm 16/2/2006, chính phủ Iraq đã lên án hành động này. 

 

Thật vậy, hôm Thứ Tư đài truyền hình SBS của Úc Đại Lợi đã cho chiếu lại những băng hình và các tấm hình hành hạ và lạm nhục tình dục tỏ tường chưa bao giờ được công khai hóa. Một trong những băng hình cho thấy 5 nam nhân trùm đầu và thủ dâm trước ống kính chụp hình, như làm theo lệnh của nhóm canh gác.

 

Hôm Thứ Năm, các nhật báo Ả Rập đã dồn lực vào vấn đề mới được tung ra này. Tờ Al Hayat đã phổ biến 4 tấm hình và một bài viết tựa đề “Hình Ảnh Mới về Việc Gian Ác ở Nhà Tù Abu Ghraib: Hành Hạ, Sát Hại và Cắt Xẻo”.

 

Tường trình viên cho đài Úc Đại Lợi là bà Olivia Rousset đã cho biết rằng bà đang tìm hiểu những câu truyện về thành phần canh gác ở nhà tù Abu Ghraib. Bà cho biết những hình ảnh ấy được chụp từ năm 2003, cũng trong thời khoảng có những tấm hình khác ở một nhà tù nữa được tung ra trước công chúng và là vụ đã được tòa án Hoa Kỳ xử trong năm 2005 vừa rồi.

 

Các viên chức Hoa Kỳ nói rằng những tấm hình và băng hình này không nên phổ biến. Vị phát ngôn viên của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ là Bryan Whitman đã nói với hãng thông tấn AP rằng việc tung ra những thứ này “chỉ có thể đổ thêm dầu vào lửa và khiêu khích cuộc bạo động không cần thiết trên thế giới”. Vị này còn cho biết là những tấm hình và băng hình đó xuất phát từ tài liệu đã được các vị thẩm quyền điều tra.

 

Tướng Janis Karpinski chịu trách nhiệm nhà tù này trong thời gian xẩy ra việc bạo hành tù nhân ấy đã bị giáng chức xuống làm đại tá. Một sĩ quan khác là đại tá Thomas Pappas cũng bị khiển trách và đền phạt. Một người bị tù 10 năm là Charles Graner và 1 bị 8 năm là Ivan Frederick. Nhân vật Graner và người bạn gái là Lynndie England (bị tù 3 năm), là những người đã xuất hiện nhiều trên các tấm ảnh.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo CNN ngày 16/2/2006

 

 TOP

 

Tây Phương Chế Nhạo Hồi Giáo – Kitô Hữu Iraq Lãnh Đủ Hậu Quả của một Việc Làm của Quyền Tự Do Cực Đoan

 

Tối Chúa Nhật, ở thủ đô Baghdad cũng như ở thành phố Kirkuk thuộc phía bắc thủ đô này đã xẩy ra một loạt khủng bố tấn công vào sáu nhà thờ Kitô Giáo đông đảo đang cử hành Thánh Lễ, gây thiệt mạng 3 người (trong đó có một em gái 13 tuổi là Fadi Raad Elias ở Nhà Thờ Trinh Nữ Maria) và trên 20 người bị thương.

 

Ở thủ đô Baghdad, Đức Thượng Phụ Lễ Nghi Chaldean là Emmanuel III Delly đã thoát được cuộc tấn công này trong giây phút, sau khi ngài bị việc kiểm soát an ninh làm chậm trễ việc ngài tới Nhà Thờ Mary ở khu Al Bonook.

 

Một trái bom khác đã nổ gần Tòa Sứ Thần Vatican ở Al Wiya, thủ đô Baghdad.

 

Cả ở Kirkuk, nơi có hai nhà thờ bị tấn công, cũng như ở thủ đô Baghdad, thành phần tấn công bằng bom đã nhắm đến Kitô hữu thuộc nhiều giáo phái, trong đó có Lễ Nghi Chaldean, Chính Thống Syria, Lễ Nghi Latinh và Giáo Hội Đông Phương Assyria.

 

Theo nguồn tin từ cơ quan Trở Giúp Giáo Hội Thiếu Thốn thì thành phần giáo sĩ Hồi Giáo bảo thủ kêu gọi thực hiện những cuộc tấn công sau một loạt những hình hí họa ở một tờ báo Đan Mạch phỉ báng tiên tri Mohammed. Những hình ảnh ấy sau đó được truyền hình trên các đài của Hồi Giáo.

 

Những cuộc tấn công hôm Chúa Nhật vừa rồi cũng tương tự như cuộc tấn công các nhà thờ ở Baghdad và Mosul vào tháng 8/2004, sát hại 15 người.

 

Qua những lời phát biểu trên Đài Phát Thanh Vatican, Đức TGM Fernando Filoni, sứ thần tòa thánh ở Iraq đã nói rằng: “Vào lúc này đây khó mà có thể suy đoán được những cuộc tấn công ấy. Vấn đề rõ ràng là việc bất ổn định là một trong những khía cạnh chính của những ai muốn lìa bỏ quốc gia đang hỗn loạn này”.

 

Lên án các cuộc tất công này, Marie-Ange Siebrecht, lãnh đạo phân bộ Trung Đông Cứu Trợ Giáo Hội Thiếu Thốn, đã nói rằng: “Chúng ta nghe về cuộc khủng hoảng ở Iraq quá thường nhưng thế giới hoàn toàn không thèm chú ý tới tình trạng khổ đau của thành phần Kitô hữu ở một xứ sở đã từng là quê hương của họ bao ngàn năm”.

 

Cơ Quan Cứu Trở Giáo Hội Thiếu Thốn cũng tường trình rằng ở Baghdad cũng như ở thành phố Mosul thuộc miền bắc thủ đô này, có cả hằng mấy chục sinh viên đại học Công Giáo bị tấn công về thể lý bởi sinh viên học cấp cử nhân hô hoán những câu phạm đến họ, gọi họ là thành phần vô tín ngưỡng và là tay sai cho Hoa Kỳ.

 

Trong lời phát biểu cùng cơ quan Tín Vụ Á Châu, Đức Thượng Phụ Delly đã nói rằng: “Chúng tôi lo sợ, nhưng chúng tôi tìm được ủi an nơi việc cầu nguyện”.

 

Sau khi xẩy ra một loạt tấn công vào 6 nhà thờ Kitô Giáo ở Iraq chiều Chúa Nhật 29/1/2006, hôm sau, Thứ Hai, tờ báo Đan Mạch này đã phải lên tiếng xin lỗi Hồi Giáo. Thế mà hôm Thứ Tư, 1/2/2005, một tờ báo ở Pháp lại tái phổ biến những tấm hình hí họa của tờ báo Đan Mạch mang tính cách phỉ báng Hồi Giáo vì đụng đến vị Giáo Tổ Mohammed của đạo này một lần nữa, vì chủ trương rằng giáo điều không có chỗ đứng trong xã hội trần thế.

 

Những bức hí họa này đầu tiên được phổ biến vào ngày 30/9/2005 ở tờ nhật báo Đan Mạch Jyllands-Posten, sau đó được tái phổ biến ở một tờ nguyệt san Na Uy vào Tháng Giêng 2006, một việc làm gây ra những cuộc tẩy chay và biểu tình chống Đan Mạch khắp thế giới Hồi Giáo.

 

Tờ nhật báo Pháp France Soir, hôm Thứ Tư 1/2/2006, đã phổ biến một tựa đề là: “Phải, Chúng Tôi Có Quyền Biếm Họa Thiên Chúa” và một bức tranh hí họa về những vị thần linh của Phật Giáo, Do Thái Giáo và Kitô Giáo đang trôi nổi trên một đám mây. Bên trang trong, từ nhật báo này cho in lại tấm hí họa châm biếm đụng đến các tôn giáo này.

 

Tờ nhật báo Đức Welt cũng cho phổ biến bức hí họa ấy cùng ngày Thứ Tư 1/2/2006 ở ngay trang đầu, cho rằng “quyền lộng ngôn phạm thượng” đã có nền tảng trong các quyền tự do dân chủ.

 

Tờ France Soir, một tờ báo được thành lập từ năm 1944 và hiện nay do một trùm tư bản Ai Cập làm chủ, đã viết: “Sự xuất hiện của 12 bức họa trên tờ báo Đan Mạch đã gây phẫn nộ trong thế giới Hồi Giáo, vì hình ảnh về Allah và về vị tiên tri của Allah vốn là những gì bị cấm đoán. Thế nhưng, bởi không có một giáo điều này có thể áp đặt trên một xã hội dân chủ và trần thế mà tờ France Soir cho phổ biến những tấm hí họa buộc tội này”.

 

Tờ nhật báo Đan Mạch đã cho phổ biến những bức biếm họa sau khi yêu cầu các nghệ sĩ hãy vẽ vị tiên tri của Hồi Giáo để thách đố những gì được cho là khuynh hướng tự kiểm duyệt nơi thành phần nghệ sĩ đối với các vấn đề liên quan tới Hồi Giáo. Những tấm biếm họa này có cả những hình ảnh đốt phá như vị tiên tri Mohammed đội một cái khăn xếp theo hình một quả bom có ngòi nổ.

 

Tuy nhiên, tờ Jyllands-Posten đã lên tiếng xin lỗi cách đây hai hôm, vì đã phạm tới những người Hồi Giáo. Dầu sao tờ báo cũng cho biết là họ không vi phạm luật lệ Đan Mạch khi in ấn những bức hí họa này. Mặc dù thế, hôm Thứ Tư 1/2/2006, vị chủ bút là Carsten Juste của tờ này cho biết là sẽ không in lại những bức hí họa ấy nữa vì ông ta đã thấy được những hậu quả bởi đó mà ra:

 

“Nếu chúng tôi biết trước rằng vấn đề sẽ dẫn tới chỗ tẩy chay và đời sống dân Đan Mạch gặp nguy hiểm như chúng tôi chứng kiến thấy thì câu trả lời là ‘không’”.

 

Cộng Đồng Hồi Giáo Pháp, một cộng đồng Hồi Giáo Tây Âu lớn nhất với khoảng 5 triệu người, đã câm nín không tỏ ra phản ứng gì trước những tấm hình vẻ ấy trên tờ nhật báo Đan Mạch, và các vị lãnh đạo Hồi Giáo ở Pháp cũng không có phản ứng nào lập tức trước việc tái phổ biến những bức hí họa phỉ báng đạo giáo này hôm Thứ Tư.

 

Phát ngôn viên chính phủ Pháp là Jean-Francois Cope đã lên tiếng một cách dung hòa về vấn đề này là Pháp dấn thân trong việc bảo vệ quyền tự do phát biểu và tính cách thế tục song khuyên nên tôn trọng niềm tin thuộc các tôn giáo, nhu sau: “Đây là một quốc gia gắn bó với nguyên tắc thế tục, và quyền tự do này hiển nhiên là được hành sử trong tinh thần chấp nhận và tôn trọng niềm tin của mọi người”.

 

Thần học gia người Pháp là Sohaib Bencheikh đã lên tiếng chống lại những bức hí họa ấy ở một bài cũng trong tờ France Soir kèm theo những bức hí họa này như sau: “Người ta cần phải thấy được những giới hạn giữa quyền tự do phát biểu và quyền tự do bảo vệ những gì là linh thánh. Tiếc thay, Đông Phương đã bị mất đi cái cảm quan về linh thánh ấy mất rồi”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 30/1/2006 và CNN ngày 1/2/2006



TOP

 

 

Giáo Hội Công Giáo trước Diễn Biến của Cuộc Chiến Tranh ở Iraq

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

Đúng thế, trong cuộc chiến tranh bạo lực Hoa Kỳ giải giới Iraq, không phải hay sao, Thiên Chúa đã bất chấp tất cả mọi nỗ lực trần gian trong việc muốn ngăn chặn chiến tranh xẩy ra bao nhiêu có thể, và đã để cho nó xẩy ra, thậm chí xẩy ra một cách hết sức bất chính và ngông cuồng nữa? “Bất chính” ở chỗ bất chấp thẩm quyền quốc tế của Liên Hiệp Quốc! Và “ngông cuồng” ở chỗ bất chấp tất cả mọi can thiệp chính đáng của cả đời lẫn đạo.

 

Về đời có phe phản chiến là Pháp-Đức-Nga đã phản đối chiều hướng muốn sử dụng quân sự để giải giới Iraq trong khi chưa hoàn thành quyết định 1441 của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (xin xem lại các văn liệu bằng Việt ngữ liên quan đến vấn đề này trong http://www.thoidiemmaria.net, nhất là Bản Tuyên Ngôn Phản Chiến của phe này ngày 10/2/2003 và bản Phụ Đính của họ ngày 24/2/2003).

 

Về đạo, Giáo Hội Công Giáo nói riêng, qua các Hội Đồng Giám Mục khắp nơi trên thế giới, nhất là Âu Mỹ, đã lên tiếng cảnh giác, như của Hội Đồng Giám Mục Mỹ qua vị chủ tịch ngày 13/9/2002, của HĐGM Đức ngày 21/1/2003, của HĐGM Canada ngày 23/1/2003, và của HĐGM Hoa Kỳ lần nữa ngày 26/2/2003 (cũng xin xem các văn liệu này trong cùng màn điện toán trên); nhất là qua chính Vị Lãnh Đạo Tối Cao là Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, vị đã gửi sứ giả đến trao tận tay cho Tổng Thống Bush bức thư của Ngài vào chính Ngày Thứ Tư Lễ Tro (xin xem lời tuyên bố của Đức Hồng Y sứ giả này ngày 5/3/2003 trong cùng màn điện toán trên).

 

Trước tất cả mọi nỗ lực trần gian về đời lẫn đạo ở khắp nơi như thế, Thiên Chúa là Đấng làm chủ lịch sử nhân loại vẫn cứ để cho chiến tranh xẩy ra, vẫn cứ để cho bạo lực Hoa Kỳ giải giới Iraq, một cuộc chiến tranh có thể, theo dự đoán của cả đạo lẫn đời trước đó là, cái lợi (giải giới để tránh hiểm họa khủng bố theo phe chủ chiến tưởng nghĩ) sẽ không sánh bằng cái tai hại về cả vật chất lẫn tinh thần gây ra cho riêng dân Iraq, cho cả vùng Trung Đông, cho đụng độ văn hóa (Ả Rập và Tây Phương) và nhất là cho xung khắc tôn giáo (Hồi Giáo và Kitô Giáo).

 

Thế nhưng, tình hình hậu chiến hiện nay cho thấy Ngài quả thực đã nhiệm mầu nhúng tay vào lịch sử loài người. Ở chỗ, bằng một phát súng là chiến tranh bạo lực Hoa Kỳ giải giới Iraq, Ngài đã bắn trúng 6 con chim.

Thật là tài tình quá sức tưởng tượng, quá sức tự nhiên, vô tiền khoáng hậu. Không có một tay thiện xạ nào trong lịch sử loài người có thể làm được như vậy, trừ khi sử dụng thứ vũ khí đại công phá, một loại vũ khí Iraq bị Hoa Kỳ tố cáo là đã ngấm ngầm chế tạo, lưu trữ, có thể gây nguy hiểm cho các cuộc khủng bố, nên đã bị Hoa Kỳ bất chấp Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc tự động mang quân nhào vô đánh phá, trong khi nhân viên thanh tra Liên Hiệp Quốc chưa hoàn tất nhiệm vụ khám xét của mình xem Iraq quả thực có những thứ vũ khí đại công phá ấy hay chăng, theo quyết định 1441 của hội đồng này do chính Hoa Kỳ phác họa. Đúng vậy, Thiên Chúa, Đấng Quan Phòng Vô Cùng Khôn Ngoan và Toàn Năng, chính là Nhà Đại Thiện Xạ thiên hạ đệ nhất này, Nhà Thiện Xạ Thần Linh này đã bắn một phát súng trúng 6 con chim liền.

 

Thật thế, trước hết, “Ngài đã ra tay uy quyền đánh tan người kiêu ngạo với những ý nghĩ kiêu căng của họ; Ngài đã hạ kẻ quyền hành xuống khỏi bệ cao” (Lk 1:51-52) đó là một Hoa Kỳ (con chim thứ nhất) đã theo chiều hướng luật lệ của sức mạnh (the law of force), hơn là sức mạnh của luật lệ (the force of law), trong việc dùng bạo lực giải giới Iraq mà lại chẳng thấy những gì mình cần phải giải giới.

 

Nhờ đó, Ngài đã cứu được thế giá của Liên Hiệp Quốc (con chim thứ hai), một tổ chức đang thanh tra vũ khí ở Iraq và đã cho thế giới thấy (vào ba lần tường trình là ngày 27/1/2003, 14/2/2003 và 7/3/2003) quả thực họ chẳng thấy những thứ vũ khí cấm ở nước này, và việc Hoa Kỳ qua mặt Liên Hiệp Quốc là bậy, cần phải xét lại trong những trường hợp khác.

 

Tuy nhiên, qua hành động hung hăng của phe chủ chiến, Thiên Chúa đã thực sự cứu nhân dân Iraq (con chim thứ ba) khỏi chế độ độc tài, đúng như lòng họ mong ước qua việc họ hiến dâng đất nước của họ cho Mẹ Maria.

 

Và nhà độc tài Sađam Hussein (con chim thứ bốn), như bài “Ai Thắng Ai Thua trong cuộc chiến giải giới Iraq” được phổ biến trên màn điện toán thoidiemmaria.net và dongcong.net ngày Thứ Năm 10/4/2003, ngày pho tượng Sađam Hussein ở công trường chính thủ đô Baghdad bị giật đổ tượng trưng cho một chế độ cũ qua đi, nếu quả thực không có những loại vũ khí đại công phá, thì thế giới dầu sao cũng phải công nhận rằng ông đã thành thực, trong vấn đề nói không có những thứ vũ khí cấm là không có.

 

Phần Giáo Hội Công Giáo (con chim thứ năm), Thiên Chúa cũng đã cứu vãn tình thế để đáp lại lo âu của Giáo Hội về một tình hình thế giới hỗn loạn hơn, nhất là về cuộc chiến tranh tôn giáo có thể xẩy ra giữa Kitô Giáo và Hồi Giáo.

 

Thế còn (con chim thứ sáu) là gì? Đó là thế giới Tây Phương nói riêng và thế giới loài người nói chung, đã tránh được một Thế Chiến Thứ Ba, một trận chiến giữa Tây Phương (Âu Châu và Bắc Mỹ) và Hồi Giáo (56 quốc gia).

 

Sau đây, nhân kỷ niệm 3 năm (19/3/2003-2006) cuộc chiến tranh ở Iraq, chúng ta hãy ôn lại chẳng những diễn biến của biến cố lịch sử này (từ ngày bắt đầu bùng nổ vào đúng Lễ Thánh Giuse), mà còn cả việc Giáo Hội Công Giáo đã tỏ ra tích cực can thiệp (xin xem lại cả các văn kiện được liệt kê trên đây trước khi cuộc chiến xẩy ra) vào cuộc chiến đang làm nhức nhối lương tâm nhân loại và chấn động lịch sử thế giới hiện đại ở thời điểm mở màn cho đệ tam thiên kỷ Kitô Giáo này.  

 

17/3/2003        Tổng Thống Bush ra tối hậu thư cho nhà lãnh đạo Iraq bấy giờ là Saddam Hussein phải rời Iraq trong vòng 48 tiếng, bằng không sẽ bị tấn công bằng quân sự. Lệnh này xẩy ra trong thời gian Liên Hiệp Quốc đang thanh tra các thứ vũ khí đại công phá ở Iraq theo lời tố giác của Hoa Kỳ, và vì cần thêm thời gian để tìm kiếm mãi chưa thấy vào đầu năm 2003 sau 4 tháng trời. Tổng Thống Hoa Kỳ không muốn bất động trước nguy cơ nhỡ Iraq có các loại vũ khí đại công phá thật, nên đã thực hiện chủ trương chiến tranh phòng ngừa của mình bất chấp Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

 

19/3     Cuộc chiến bùng nổ vào lúc 9:33 PM giờ Nữu Ước (tức 5:33 am ở thủ đô Baghdad), với cuộc tấn công dội bom kiểu “lấy thủ cấp” là giết chết nhà lãnh đạo Saddam Hussein. Tổng Thống Bush thông báo cuộc chiến bắt đầu tấn công Iraq sau đó trong bài nói được truyền hình từ Tòa Bạch Ốc. Cuộc tấn công bằng đường bộ diễn ra sau đó 2 ngày, tức vào ngày 21/3.

 

Cùng ngày bùng nổ cuộc chiến, Đức Giám Mục chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ Wilton D. Gregory lên tiếng về chiến tranh Iraq là những gì phản trái với giáo huấn tự vệ của Giáo Hội Công Giáo:

 

Rất tiếc chiến tranh đã không thể ngăn tránh được. Các nhà lãnh đạo của xứ sở chúng ta đã đi đến một quyết định hệ trọng về việc tuyên chiến vì chính quyền Iraq đã không chịu hoàn toàn thực hiện những trách nhiệm của họ. Chúng tôi hết sức tiếc xót vì chiến tranh không thể nào ngăn tránh. Chủ trương của chúng tôi vẫn là lời công bố của toàn thể hội đồng giám mục hồi tháng 11 năm ngoái. Mối quan tâm và vấn đề về luân lý của hội đồng chúng tôi, cũng như lời kêu gọi của Đức Thánh Cha trong việc tìm kiếm những giải pháp thay cho chiến tranh, đã quá rõ và cho thấy những phán đoán khôn ngoan của chúng tôi về vấn đề áp dụng giáo huấn truyền thống của Công Giáo liên quan đến việc sử dụng võ lực trong trường hợp này. Chúng tôi đã đặc biệt quan tâm đến những điều kiện tiên quyết có thể dẫn tới, cùng với những hậu quả có thể xẩy ra của một thứ chiến tranh chính yếu như thế ở một miền đất có lẽ đầy biến động nhất thế giới này. Để âm vang lời cảnh huấn của Dức Thánh Cha về vấn đề chiến tranh ‘bao giờ cũng là một thua bại của nhân loại’, chúng tôi đã nguyện cầu và thiết tha kêu gọi hãy theo đuổi những đường lối ôn hòa trong việc giải giới Iraq theo những đường hướng của Liên Hiệp Quốc”.

 

9/4       Sau 3 tuần lễ xẩy ra cuộc chiến, các chiếc xe thiết giáp của Hoa Kỳ tiến vào Quảng Trường Firdos của Thủ Đô Baghdad. Bức tượng Saddam Hussein ở trung tâm thủ đô đã bị lật đổ. Nhưng sau đó thủ đô này đã biến thành nơi ồ ạt hôi của.

 

29/4     Bản Tuyên Ngôn Của Hàng Lãnh Đạo Kitô Giáo Iraq, với câu tiêu biểu sau đây:

 

Ở vào lúc Iraq đang sang trang và bắt đầu một chương sử mới cho cuộc sống tương lai phúc hạnh, chúng tôi, những vị thượng phụ và giám mục thuộc các Giáo Hội Kitô Giáo ở Iraq, cũng được thúc đẩy bởi thành phần tín hữu của chúng tôi, muốn bày tỏ nỗi miềm thao thức của chúng tôi liên quan đến tương lai của xứ sở này, hy vọng rằng nhân dân Iraq đã từng trải qua một lịch sử dài với những thua bại và thành đạt, sẽ được sống, không phân biệt tôn giáo và sắc tộc, trong tự do, công lý và tôn trọng việc chung sống liên tôn và liên tộc”.

 

1/5       Tổng Thống Bush tuyên bố rằng “cuộc chiến chính ở Iraq chấm dứt”. Bản Công Bố về Iraq của Hội Đồng Giám Mục Anh và Welsh: “Iraq và nền hòa bình trong vùng” cũng được phổ biến vào ngày này, với câu tiêu biểu sau đây:

 

Giờ đây là cơ hội cho nhân dân Iraq có một tương lai tốt đẹp hơn, thành phần trước cuộc chiến đã chịu đựng một chế độ độc tài tàn bạo và hơn một thập niên phải chịu những trừng phạt toàn diện. Để tương lai này trở thành hiện thực, Phe Liên Minh cũng phải dấn thân để ‘gây dựng hòa bình’ như đã gây ra chiến tranh vậy. Trước hết cần phải thiết lập luật lệ và trật tự để đáp ứng những nhu cầu nhân đạo. Sau đó là công cuộc khó nhọc dài hạn về việc tái thiết chính trị và kinh tế là những gì cần đến lòng quảng đại và khả năng của cộng đồng quốc tế. Chúng tôi tin rằng Liên Hiệp Quốc phải đóng vai trò chính yếu về phương diện này”.

 

6/5       Tổng Thống Bush bổ nhiệm chuyên gia chống khủng bố L. Paul Brener lãnh đạo Thẩm Quyền Liên Minh Lâm Thời ở Iraq, điều hành những việc tái thiết và trông coi diễn tiễn về chính trị ở đó.

 

22/5     Hội Đồng Bảo An LHQ bỏ phiếu đồng ý loại bỏ gần 13 năm trừng phạt Iraq về kinh tế. Quyết nghị này cũng bao gồm cả việc đặt Hiệp Chủng Quốc và Hiệp Vương Quốc kiểm soát nước này cho tới khi ở đây có chính quyền được tuyển cử.

 

13/7     Hội Đồng Quản Trị Lâm Thời, bao gồm 25 phần tử thuộc mọi thành phần, một hội đồng khác nhau về chính trị được liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo bổ nhiệm, lần đầu tiên gặp nhau.

 

19/8     Một xe vận tải chở bom đâm vào tổng hành dinh của LHQ ở Baghdad, sát hại 17 người, bao gồm cả Sergio Vieira de Mello, đại diện đặc biệt của LHQ ở Iraq. Đây là cuộc khủng bố tấn công đầu tiên của cuộc nổi dậy mở màn ở Iraq. Hậu quả là nhân viên LHQ đã rời bỏ Iraq.

 

29/8     Một xe đạn nổ tại Đền Thờ Giáo Trưởng Ali ở Najaf, sát hại 125 người, trong đó có vị lãnh đạo tinh thần của Hội Đồng Tối Cao của Cuộc Cách Mạng Hồi Giáo ở Iraq là Ayatollah Mohammad Baqir al-Hakim.

 

13/12   Quân đội Hoa Kỳ bắt được nhà lãnh tụ Saddam Hussein ở đáy một lỗ nhỏ tối bên dưới một cái lều của một nông trại nuôi cừu, cách Tikrit là nơi sinh trưởng của nhà lãnh tụ này mấy dặm.

 

4/4/2004          Chiến tranh bùng nổ giữa lực lượng liên minh với thành phần ủng hộ giáo sĩ phái Shiite Muqtada al-Sadr sau khi vị phó của giáo sĩ này bị bắt vì tội liên hệ với cuộc ám sát một giáo sĩ khác ngoài Đền Thờ Giáo Trưởng Ali ở Najaf năm 2003.

 

28/4     Những tấm hình cho thấy việc lạm dụng tù nhân người Iraq bởi tay quân nhân Hoa Kỳ được trình chiếu trên đài truyền hình CBS trong mục “60 minutes II”. Những hình ảnh này gây phẫn nộ ở Trung Đông và Tổng Thống Bush phải lên tiếng xin lỗi về sự vụ này. Quân lực Hoa Kỳ đã điều tra vị này ở nhà tù Abu Ghraib thủ đô Baghdad xẩy ra từ Tháng Giêng 2004.

 

30/4     Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ nhường quyền kiểm soát thành phố Falluja cho lữ đoàn Iraq, một thành quả từ những cuộc thương thảo giữa liên minh và thẩm quyền Iraq từ giữa Tháng Tư. Nhưng đến giữa mùa hè thì lữ đoàn này bị tan rã và đám phục quân kiểm soát thành phố này. Trong tháng Tư này có tất cả 136 quân nhân Hoa Kỳ bị chết, con số tử thương trong tháng cao nhất cuộc chiến tranh Iraq.

 

11/5     Một mạng điện toán toàn cầu có liên hệ với nhóm al Qaeda phổ biến một băng hình về con tin Hoa Kỳ là Nicholas Berg, 26 tuổi, nói ngắn ngủi mấy lời trước khi bị lấy đầu bởi những tay bắt giự đeo mặt nạ. Con tin này là nạn nhân đầu tiên của các con tin ở Iraq bị mất thủ cấp bởi thành phần bắt cóc. Mạng điện toán này cho biết việc sát hại nạn nhân trên được hành quyết bởi Abu Musab al-Zarqawi, một đồng minh của nhóm al Qaeda có nhóm khủng bố Hồi Giáo nhận trách nhiệm đã thi hành nhiều cuộc tấn công vào lực lượng liên minh ở Iraq. Các viên chức Hoa Kỳ cho biết tay đầu đảng này dùng Falluja làm căn cứ hoạt động, thành phố đa số thuộc giáo phái Sunni đã trở thành thành lũy của nhóm phục quân.

 

28/6     Hoa Kỳ chính thức trao trả chủ quyền cho Iraq vào lúc 10:26 am, hai ngày trước hạn định trao trả là 30/6. Chính phủ lâm thời, có Thủ Tướng lâm thời là Ayad Allawi và Tổng Thống lâm thời Ghazi al-Yawer cùng nội các, tuyên thệ nhận chức sau đó ít lâu.

 

5/8       Quân đội Hoa Kỳ cùng lực lượng an ninh Iraq hành quân ở Najaf đánh Quân Đội Mehdi, nhóm dân quân bao gồm thành phần ủng hộ giáo sĩ cực đoan Muqtada al-Sadr. Cuộc chiến kéo dài hơn 3 tuần lễ và chấm dứt sau khi Đại Giáo Trưởng Lão Thành Ali al-Sistani môi giới bàn giải hòa bình với al-Sadr là vị giáo sĩ có thành phần thuộc phe ông bấy giờ đang chiếm đóng bên trong Đền Thờ Giáo Trưởng Ali. 

 

7/9       Con số nhân sự Hoa Kỳ bị chết qua 18 tháng chiến cuộc lên tới 1000 mạng. Hơn ¾ bị chết vì chiến đấu, và 647 bị chết từ khi Tổng Thống Bush tuyên bố chấm dứt cuộc chiến chính yếu ban đầu hôm 1/5/2003.

 

5/11     Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ cùng với quân đội Iraq thực hiện một cuộc tấn công vào thành Falluja nhằm chiếm lại thành này trong tay phục quân. Các cuộc oanh tạc bắt đầu từ ngày 5 cùng với những cuộc địa chiến theo sau hôm mùng 7. Các cuộc đánh nhau chính kéo dài 2 tuần lễ, sau đó quân đội Hoa Kỳ tuyên bố là đã giam giữ 1.450 người. Những dinh thực được nhóm phục quân sử dụng để giam giữ và hành hạ các con tin được khám phá thấy trong cuộc tấn công này, cùng với cuộc tấn công ở Mosul là một thành lũy khác của nhóm phục quân.

 

12/1/2005        Một viên chức tình báo Hoa Kỳ cho CNN biết là việc tìm kiếm các loại vũ khí đại công phá đã chấm dứt mấy tuần gần đây. Không tìm thấy những thứ vũ khí ấy.

 

30/1     Hằng triệu người đã bỏ phiếu lần thứ nhất trong nửa thế kỷ. Họ bầu cử để chọn Hội Đồng Quốc Gia 275 vị hầu soạn thảo bản hiến pháp và chọn một vị tổng thống chuyến tiếp. Cả hơn chục cuộc tấn công trong cuộc tuyển cử này, khiến ít là có 28 người chết và 71 người bị thương. Tuy nhiên, thành phần Hồi Giáo phái Sunni được lãnh tụ Saddam Hussein ưu ái trước kia tránh xa việc tuyển cử này, một cuộc tuyển cử hầu hết bởi thành phần phái Shiite là thành phần chiếm 60% trong tổng số dân Iraq.

 

7/4       Tân Tổng Thống Iraq là Jalal Talabani, một lãnh đạo người Kurd, tuyên thệ nhận chức cùng với hai vị phó tổng thống là Adel Abdul-Mahdi, một người Shiite và là nguyên bộ trưởng tài chính lâm thời, và Ghazi al-Yawer, một người phái Sunni bvà là nguyên tổng thống lâm thời. Cựu lãnh đạo Saddam Hussein, một trong 12 nhân vật cao cấp bị Hoa Kỳ giam giữ đã theo dõi cuộc tuyên thệ này trên băng hình một mình trong ngục thất của ông.

 

10/15   Tổng Tuyển Cử về bản tân hiến pháp. Kết quả cuộc kiểm phiếu hôm Thứ Ba 25/10/2005 của cuộc trưng cầu dân ý Iraq ngày 15/10/2005 cho thấy dân chúng đã chấp thuận bản hiến pháp, với 78% trong số 9.8 triệu cử tri (tức có 63% cử tri hợp lệ đi bầu). Như thế là nhân dân Iraq sẽ tiếp tục tiến trình hình thành chế độ dân chủ của họ, với cuộc tổng tuyển cử vào tháng 12/2005 tới đây.

 

25/10   Con số tử vong của Hoa Kỳ lên đến 2000 mạng và được tưởng niệm qua một giây phút thinh lặng ở Thượng Viện. Tổng Thống Bush dọn lòng quốc dân chấp nhân tử vong hơn nữa khi nói: “việc bênh vực tự do xứng đáng với cuộc hy sinh của chúng ta”.

 

15/12   Cuộc tuyển cử lần thứ ba trong năm 2005, cuộc tuyển cử chọn quốc hội này cho thấy nhiều cử tri hơn hai lần đầu, với 11 triệu cử tri, trong khi Iraq càng ngày càng bạo loạn. Kết quả cuộc tuyển cử 15/12 được công báo hôm Thứ Sáu 20/1/2006 cho thấy là Liên Minh Liên Hiệp Iraq do phái Hồi Giáo Shiite lãnh đạo đã thắng trong cuộc tuyển cử Quốc Hội ngày 15/12/2005, với 128 trong 285 đại diện trong Hội Đồng quốc hội, tuy nhiên vẫn chưa đủ để chiếm đa số tuyệt đối. Trong khi đó, khối người Kurd, với tổng số dân chiếm 20% trong tổng số 25 triệu dân Iraq, chiếm 53 ghế, giáo phái Hồi Giáo Sunni, cũng chiếm 20% trong tổng số dân Iraq, chiếm 55 ghế, và nhóm Ayad Allawi nguyên thủ tướng lâm thời chiếm 25 ghế.

 

Như thế, theo tiến trình dân chủ hóa, tiểu ban Hội Đồng Toàn Quốc được bầu ngày 15/12/2005 này sẽ tài thẩm định bản hiến pháp với hạn chót phải xong là ngày 15/4/2006, rồi tiếp theo là việc điều chính hiến pháp, hạn cuối phải xong là ngày 15/6/2006. Cuối cùng là một cuộc trưng cầu dân ý khác về bản hiến pháp được thử nghiệm rồi được điều chỉnh này.

 

12/1/2006        Bản Tuyên Cáo của Các Vị Giám Mục Hoa Kỳ về Vấn Đề Chuyển Giao Hữu Trách ở Iraq, với những ý chính được tóm kết ở phần cuối như sau:

 

Đất nước của chúng ta đang đứng giữa ngã ba đường ở Iraq. Chúng ta cần phải tránh hai chiều hướng làm méo mó thực tại và hạn chế những đáp ứng thích đáng. Chúng ta cần phải chống lại chiều hướng bi quan có thể đẩy quốc gia chúng ta đến chỗ loại bỏ các thứ trách nhiệm về luân lý nó đã chấp nhận trong việc sử dụng võ lực và có thể xui khiến chúng ta rút lui khỏi Iraq một cách hấp tấp bất kể đến những hậu quả về luân lý và nhân bản. Chúng ta cần phải loại trừ chiều hướng lạc quan đến độ không nhìn nhận những lầm lỗi rõ ràng trong quá khứ, lỗi lầm về vấn đề tình báo thất bại, cũng như lỗi lầm về vấn đề hoạch định thất sách về Iraq, và coi nhẹ những thách đố trầm trọng cùng với những tổn hại về con người trước mắt

 

Trái lại, đất nước của chúng ta cần phải tác hành theo chiều hướng thực tiễn có tính cách xây dựng và khôn ngoan giúp chúng ta rút kinh nghiệm quá khứ và tiến về tương lai. Thành phần phác họa chính sách và công dân cần phải tự ý đặt ra những vấn nạn khó khăn về luân lý liên quan tới thứ chiến tranh phòng ngừa và học lấy kinh nghiệm của mình ở Iraq. Khẩn trương hơn là vấn đề quốc gia của chúng ta cần phải thực hiện một cuộc đối thoại nghiêm cẩn và dân sự để tiến bước trên con đường khó khăn hướng tới một việc chuyển giao hữu trách tìm cách giúp nhân dân Iraq đảm nhận trách nhiệm xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho họ – một tương lai góp phần cho nền hòa bình trong và ngoài miền đất này. Cuộc đối thoại đất nước này cần phải được bắt đầu bằng việc tìm kiếm ‘sự thật’ về chỗ đứng của chúng ta ở Iraq, chứ không phải việc tìm kiếm lợi ích chính trị hay những biện minh cho các chủ trương trong quá khứ”.

 

 

TOP