HẬU CHIẾN IRAQ:

TỪ KHI BAN HÀNH BẢN HIẾN PHÁP TẠM THỜI


Vị Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Vatican với việc Tổng Thống Bush gặp ĐGH GPII sắp tới

Nếu qua ĐHY Laghi, dân chúng có thể biết trước được nội dung những gì ĐTC GPII có thể nói với Tổng Thống Bush trong cuộc gặp gỡ tới đây thì qua cuộc phỏng vấn của tờ nhật báo Ý Il Corriere della Sera hôm Thứ Sáu 14/5/2004, vị lãnh sự Hoa Kỳ ở Vatican là ông Jim Nicholson cũng đã cho biết nội dung những gì Tổng Thống Bush sẽ nói với ĐGH. Theo vị lãnh sự này thì Tổng Thống Bush sẽ lên án hành động hành hạ các tù nhân Iraq gây ra bởi binh sĩ Hoa Kỳ và khẳng định là con số vi phạm này rất ít.

Vị lãnh sự này xác nhận là Tổng Thống Bush quả thực rất muốn gặp ĐGH GPII, đến nỗi tổng thống đã phải lấy lại chuyến bay của ông đến Rôma vào buổi tối trước khi ĐTC thực hiện chuyến tông du của Ngài sang Thụy Sĩ.

“Ông Bush rất muốn gặp ĐGH vị ông cảm thấy nhu cầu cần phải nói về một số vấn đề quan trọng cho tương lai của thế giới… (trong đó có những vấn đề liên quan tới) Trung Đông, Iraq và nạn khủng bố”.

Vị tổng thống này sẽ nói với ĐGH rằng ông “hết sức buồn khổ bởi tất cả những gì đã xẩy ra” liên quan đến vụ hành hạ các tù nhân Iraq. “Thế nhưng ông cũng sẽ nói rằng đó là một con số nhỏ trong số 200 ngàn quân nhân ở Iraq; đại đa số đã tác hành một cách gương mẫu. Những kẻ vi phạm những việc làm dụng ấy không tiêu biểu cho nhân dân Hoa Kỳ”.

Vị lãnh sự này còn cho biết tiếp về vấn đề trao nhượng chủ quyền cho Iraq như sau: “Hiệp Chủng Quốc đồng ý trao nhượng quyền bính từ Liên Hiệp Quốc cho nhân dân Iraq. Thế nhưng vấn đề về cách thức thực hiện vẫn chưa biết sẽ ra sao. Chỉ biết có hạn ngày là 30/6, song hiện nay vẫn chưa có một giải pháp mới nào của Liên Hiệp Quốc cả.

“Chính nhân dân Iraq yêu cầu chúng tôi ở lại; chúng tôi đã cung cấp nước nôi, điện lực, học đường, bệnh viện. Đó là một cải tiến không thấy được nhắc đến trong các báo chí.

“Chúng tôi ủng hộ bản tân Hiến Pháp, chúng tôi đồng ý với vấn đề trao trả quyền hành cho nhân dân Iraq. Để thực hiện điều này, chúng tôi không thể bỏ rơi khu vực ấy”.

Về vấn đề xung đột giữa những người Do Thái và Palestine, vị lãnh sự cho biết Tổng Thống Bush sẽ nói với ĐGH rằng:

“’Bản ‘lộ trình hòa bình’ sẽ được bắt đầu lại. Chúng tôi hết sức tin tưởng rằng cần phải chấm dứt cuộc xung đột này bằng việc thiết lập một quốc gia Palestine tự chủ. Về vấn đề này chúng tôi cùng chiều hướng với Giáo Hội”.
 

“Chúng ta đang ở trên bờ vực thẳm, cần phải dừng bước”.

Những gì Đức Thánh Cha có thể sẽ nói với Tổng Thống Bush trong cuộc gặp gỡ sắp tới


Trong những lời phát biểu với tờ nhật báo Ý Il Corriere della Sera được phổ biến hôm Thứ Năm 13/5/2004, ĐHY Pio Laghi, vị HY 81 tuổi đã một thời làm khâm sứ Tòa Thánh ở Hiệp Chủng Quốc 10 năm (1980-1990), vị cũng đã đóng vai trò là một sứ giả được ĐGH GPII sai đến gặp Tổng Thống Bush vào đầu tháng 3/2003 để xin vị tổng thống này đừng gây ra “cuộc chiến tranh ngăn ngừa” với Iraq, đã cho biết những gì ĐTC GPII có thể sẽ nói với vị tổng thống này trong cuộc ông triều kiến Ngài vào ngày 4/6/2004 tới đây.


“Chúng ta đang ở trên bờ vực thẳm, cần phải dừng bước. Chúng ta đã thấy được bờ vực thẳm này nơi tình trạng kinh hoàng bộc phát từ những cuộc hành hạ các tù nhân Iraq, từ việc lấy đầu một người con tin Hoaa Kỳ, cũng như từ chế giễu các bộ đội lính tráng Hoa Kỳ.


“’Hãy dừng bước’ là tiếng kêu Giáo Hội nhân danh nhân loại bị lạm dụng muốn vang lên. Hiệp Chủng Quốc cũng phải dừng bước và tôi nghĩ rằng nó có đủ sức mạnh để làm điều này. Nó cần phải tái thiết lập việc tôn trọng con người và trở về với gia đình các dân tộc, thắng nvượt khuynh hướng tác hành theo ý riêng của mình. Nếu nó không dừng bước thì cơn lốc của tình trạng kinh hoàng sẽ kéo theo các dân tộc khác và sẽ dẫn chúng ta càng tới sát vực thẳm hơn bao giờ hết”.


Theo vị hồng y này thì ĐTC sẽ lập lại với Tổng Thống Bush “lời khuyên Ngài đã đề nghị mà ông cương quyết không chịu nghe. Giờ đây chúng ta thấy lời khuyên này khôn ngoan biết bao. (Ngài) sẽ bày tỏ với ông một lần nữa lời Ngài đã khẩn trương kêu gọi trong sứ điệp Ngài gửi thế giới nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới 2004. Trong sứ điệp này, Ngài đã kêu gọi hãy thực hiện một mức độ cao hơn nơi trật tự quốc tế và đã cảnh giác rằng cuộc chiến đấu chống lại khủng bố không thể chỉ là một thứ ‘đàn áp’ mà phải bắt đầu bằng ‘việc loại trừ những căn nguyên’ gây ra bất công. Sứ điệp ấy đã nói rằng bao giờ cũng cần phải tôn trọng sự sống và cuộc chiến đấu chống khủng bố không được biện minh bằng việc loại trừ các nguyên tắc ấn định của luật pháp, vì mục đích không bao giờ có thể biện minh cho phương tiện.


“Tôi sợ rằng cuộc chiến này sẽ gây ra nạn dịch khủng bố càng bạo loạn hơn, như vị Giáo Hoàng này đã nói, và sẽ xẩy ra những cuộc tàn sát dã man. Thế nhưng tôi không mong thấy cảnh tượng hành hạ thành phần tù nhân.


“Tôi yêu chuộng nước Hiệp Chủng Quốc và tôi không nghĩ là tình trạng điên rồ này đã có thể xẩy ra. Tôi lấy làm bàng hoàng kinh hãi. Tôi thấy có những người bạn Hoa Kỳ đã lấy hai tay ôm chặt lấy đầu của họ và tôi cũng làm giống như họ”.


Vị hồng y là chủ tịch hồi hưu của Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo cảm thấy rằng việc Tổng Thống Bush đến viếng thăm ĐGH GPII vào lúc khẩn trương này là một dấu hiệu tốt.


“Tôi không nghĩ đây là một cuộc biểu dương, tức là liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống sắp tới đây. Chính lúc đối với ông khó khăn để xin gặp vị Giáo Hoàng này là lúc này đây thì ông lại xin làm điều ấy. Tôi nghĩ ông đã xin điều này hai lần và đã thay đổi chương trình làm việc của ông để thực hiện điều ấy.


“Chúng ta cần phải nhìn thấy nơi cuộc gặp gỡ với vị Giáo Hoàng này, cuộc gặp gỡ của một người thừa kế vị tổng thống Hiệp Chủng Quốc tiền nhiệm đã ra lệnh giải phóng Rôma năm 1944. Biến cố giải phóng ấy đã tái thiết ở Rôma luật lệ các dân tộc. Người Thừa Kế vị Giáo Hoàng bấy giờ cũng sẽ bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với người thừa kế của vị tổng thống ấy bấy giờ.


“Ngài đồng thời cũng có thể nói với ông rằng những giải pháp của Hiệp Chúng Quốc hiện nay đang thực hiện không tái thiết luật lệ các quốc gia ở Trung Đông đâu”.


Theo vị hồng y này thì để tái thiết luật pháp ở Trung Đông, nhất là ở Iraq, cần phải “hiểu biết về văn hóa của một thế giới rất khó khăn đối với chúng ta và tôi nghĩ rằng các người bạn Hoa Kỳ của chúng ta chưa đạt tới.


“Việc nổ bom ở đền thờ, việc tiến vào các thành thánh, việc cho các nữ quân nhân dính dáng đến những nam nhân trần truồng, đều cho thấy họ thiếu hiểu biết thế giới Hồi giáo.


“Cần phải xâu dựng những chiếc cầu nối với Hồi giáo chứ đừng đào thêm hố cách ngăn. Cần phải đặt ưu tiên cho những vấn đề Do Thái và Palestine, vấn đề là nguồn mạch gây ra tình trạng khủng bố.


“Những lực lượng hiện có mặt ở Iraq chẳng những không được thực sự ở dưới quyền chỉ huy của Hoa Kỳ, mà còn không được cho họ cảm thấy rằng họ bị như thế. Cần phải có một sự hiện diện đa phương không ở dưới quyền của thành phần tổ chức và muốn gây chiến”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được Zenit phổ biến ngày 13/5/2004

ĐTC GPII lập lại lời kêu gọi cầu cho hòa bình ở Trung Đông

Dự Án Hòa Bình ở Iraq

Vào lúc kết thúc buổi triều kiến chung Thứ Tư 12/5/2004 ở Quảng Trường Thánh Phêrô, ĐTC đã nhận một dự án hòa bình cho Iraq được phác họa bởi ông Franco Vaccari, sáng lập viên tổ chức Rondine, Thành Đô Hòa Bình, một cơ cấu bắt nguồn ở Ý, nhắm mục đích nuôi dưỡng việc đối thoại nơi giới trẻ trên thế giới.

Khi đệ trình lên ĐGH dự án này, vị sáng lập viên vốn là một tâm lý gia, có vợ và 4 con, được 4 vị giám mục đi kèm, những vị thuộc miền Tuscany trung Ý, cũng như được cả hai vị khác cùng đi là bề trên tổng quyền Tu Hội Camaldolese của Dòng Thánh Biển Đức và bề trên của Đền Thánh Phanxicô ở La Verna.

“Tôi lập lại lời mời gọi nguyện cầu hòa bình cho thế giới, nhất là ở Iraq và Trung Đông. Chớ gì những thành phần dân chúng dấu yêu ấy có thể, nhờ sự nâng đỡ của cộng đồng quốc tế, dứt khoát bước đi trên con đường hoàa giải, đối thoại và hợp tác”.

Bước đầu tiên của dự án Hòa Bình cho Iraq là một Ngày Cầu Nguyện sẽ được tổ chức vào ngày 21/5 ở đền thánh Verna, tọa lạc trên ngọn núi Thánh Phanxicô được in năm dấu thánh. Ngày cầu nguyện này kêu gọi tất cả các Kitô hữu thuộc mọi Giáo Hội, cộng đồng và giáo phái tham dự, cùng với các vị thẩm quyền thuộc Do Thái giáo và Hồi giáo ở Ý quốc.

Bước thứ hai là trong tháng này các chính trị gia và các vị lãnh đạo về văn hóa ký kết “một quyết tâm chung về chính trị” để kêu gọi “thiết lập một lực lượng quân đội Âu Châu-Địa Trung Hải bao gồm những quốc gia hiện nay ở ngoài vòng chiến”.

Vị sáng lập viên tâm lý gia này cho tờ nhật báo Avvenire biết rằng: “Ngày nay vấn đề rõ ràng là người ta không thể tẩu thoát khỏi Iraq hay bất cứ giá nào cũng ở lại đó, hoặc không thể yêu cầu việc Liên Hiệp Quốc tham gia, bởi vai trò của nó đã bị suy yếu, vì giờ đây nó không thể nào làm bất điều gì được yêu cầu thực hiện. cần phải thay thế những lực lượng ở miền này. Những ai chiến thắng chế độ ở đó…. được oi là một thứ lực lượng đi xâm chiếm. Âu Châu giờ đây phải đóng một vai trò chủ động cùng với các quốc gia Ả Rập. Thật là ảo tưởng khi đợi chờ cho đến ngày 30/6”.

Theo người phác họa ra dự án này thì nó “không phải là mặt trái của bất cứ hình thức nào chống lại chủ nghĩa Hoa Kỳ. Chúng tôi tìm cách để trở lại ngồi xuống với nhau hoạch định tương lai nhắm đến mục đích chiếm được hòa bình sớm bao nhiêu có thể”. Đó là cơ hội để nhận ra “ai thực sự tìm kiếm hòa bình và ai là người theo đuổi những lợi lộc khác”.
 

"Nếu người ta nghe lời của Ngài thì giờ đây họ không cần phải than van nhiều quá như vậy"

Tòa Thánh Kêu Gọi Thời Hạn Phục Hồi Quyền Tự Chủ cho Iraq

Tờ nhật báo Ý La Reppublica hôm Thứ Tư 12/5/2004 đã phổ biến những lời của ĐTGM Giovanni Lajolo, bí thư của văn phòng liên hệ các quốc gia của Tòa Thánh, đã nói ở Luân Đôn với ngoại trưởng Hiệp Vương Quốc Jack Straw rằng Tòa Thánh muốn thấy có được một hạn định dứt khoát cho việc phục hồi chủ quyền ở Iraq.

Điều yêu cầu này được bộc lộ khi Tòa Thánh đang sửa soạn cho việc Tổng Thống Bush triều kiến ĐGH GPII có thể vào ngày 4/6/2004 tại Vatican. Chủ trương của Tòa Thánh hiện nay đối với tình hình Iraq đó là: “Tái thiết lập nền an ninh nội bộ cho xứ sở này, hợp tác với tất cả mọi lực lượng đang ở Iraq để giúp đỡ nhân dân Iraq, làm sao cho dân nhân Iraq thấy rằng những lực lượng này ở đó là để giúp đơ õ họ chứ không phải để đàn áp họ, và phục hồi nền độc lập cũng như chủ quyền cho xứ sở này sớm bao nhiêu có thể”.

ĐTGM nói tiếp: “Liên Hiệp Quốc cần phải nhúng tay vào cuộc. Đây không phải là điều dễ thực hiện. Cần phải thực hiện một cuộc hy sinh, nhưng nó đòi phải có tinh thần quảng đại. Mặc dù Liên Hiệp Quốc bị hất ra ngoài ngay từ đầu cuộc chiến, Liên Hiệp Quốc cũng cần phải nhào vô để chấm dứt cuộc chiến tranh ấy”.

Theo vị TGM đại diện Tòa Thánh này thì vấn đề tối ưu tiên hiện nay là “đặt làm đầu chính phủ ở Iraq sớm bao nhiêu có thể một vị lãnh đạo Iraq không nói với nhân dân Iraq bằng Anh ngữ mà là bằng tiếng Ả Rập hợp với cảm thức của họ. Ngoài ra cần phải làm sao cho thấy rằng lịch trình bảo đảm vấn đề nhắm đến việc hoàn toàn phục hồi chủ quyền và độc lập cho xứ sở này cũng đang được thực hiện”. Mục tiêu là để làm sao cho quân đội ngoại quốc rời bỏ đất nước này “sớm bao nhiêu có thể”.

ĐTGM nhận định thêm “không thể nghĩ rằng Hiệp Chủng Quốc sẽ không truyền lệnh cho quân đội của mình, nhưng dầu sao họ cũng cần phải tuân hành đúng những gì thỏa thuận với Hội Đồng Bảo An. Chắc hẳn họ không ở Iraq để quyết định theo ý mình. Đúng thế, tôi nghĩ rằng họ không có ý định gửi sang một lực lượng có những hành động lộng hành. Tôi nghĩ là Hiệp Chủng Quốc muốn bảo đảm tình trạng an ninh cho xứ sở này và đàng hoàng rút quân khỏi Iraq ngay khi họ có thể”.

ĐTGM tiếp tục cho biết “Vẫn không tìm ra các thứ vũ khí đại công phá, nên ý hướng thiết lập một chế độ dân chủ là điều chắc chắn phải thực hiện, nhưng người ta cũng cần phải lưu ý là nền dân chủ đòi phải có một môi trường văn hóa. Chúng ta chắc hẳn là hài lòng với những hình thức dân chủ cần thiết có thể bảo đảm yếu tính của nó, nhưng trước hết, điều khẩn trương đó là một chế độ được dân chúng ưng thuận”.

Về những hành động đối xử dã man vô nhân đạo với tù nhân Iraq, ĐTGM cho biết “đối với Hiệp Chủng Quốc là một cú đấm xiểng niểng hơn cả cú đấm 911, chỉ khác nhau ở chỗ cú đấm này không phải tung ra bởi những tay khủng bố mà là bởi chính những người Hoa Kỳ”. ĐTGM cảnh giác là ở các quốc gia Ả Rập “rất nhiều đám đông dân chúng, bị ảnh hưởng của truyền thông Ả Rập, đang cảm thấy thù hằn và hận ghét đối với Tây Phương. Thật vậy, Tây Phương thường đồng nghĩa với Kitô giáo và nó là một đồng nghĩa không phải là hoàn toàn không có lý do, vì thực sự Tây Phương đã được phát triển nhờ những giá trị Kitô giáo và nhiều nước đã được ảnh hưởng bởi những giá trị ấy. Chúng ta hãy nghĩ tới trường hợp Hiệp Chủng Quốc, với câu tâm niệm: ‘Chung tôi tin tưởng nơi Thiên Chúa’”.

Đó là lý do việc ĐTC GPII chống lại cuộc chiến này là điều hợp tình hợp lý, vì để tránh đi vấn đề bị coi như Kitô giáo tấn công Hồi giáo vậy: “ĐTC đã nói rất rõ ràng rồi. Nếu người ta nghe lời của Ngài thì giờ đây họ không cần phải than van nhiều quá như vậy. Bạo lực phát sinh bạo lực; chiến tranh gây ra máu lửa. Tôi thường nhớ những gì Lincoln đã nói: ‘Chẳng có gì là tốt đẹp nơi chiến tranh hết trừ khi chấm dứt chiến tranh’”.

Vì việc trao đổi không thành, việc trao đổi nhân viên truyền thông Nick Berg ở Pennsylvania bị bắt cóc làm con tin với những tù nhân ở nhà tù bị đối xử vô nhân đạo, nhân viên nạn nhân này đã bị lấy đầu. Cuốn băng hình cho thấy một tên bịt mặt đã đọc bản án lấy đầu nhân viên truyền thông 26 tuổi này là để trả thù cho “hành động quỉ sứ Satan tàn tệ” của binh lính Hoa Kỳ đối với các tù nhân Iraq. Việc hành quyết này được thi hành bởi Abu Musab al-Zarqawi, một liên minh chúa đảng của nhà lãnh đạo tổ chức khủng bố quốc tế al Qaeda Osama bin Laden.

Suốt trong hai ngày Thứ Ba và Thứ Tư 11-12/5/2004, những hình ảnh của người nhân viên truyền thông này với các tay bắt cóc nạn nhân đã tràn ngập các đài truyền hình và báo chí Ả Rập, gây xúc động thế giới, với những lời lên án của các vị lãnh đạo quốc gia, nhưng cũng được những người đồng chí hướng hoan hô ủng hộ. Giới truyền thông Ả Rập thận trọng tỏ ra phản ứng về biến cố này, trong khi đó một số coi nhẹ vấn đề.

The United Arab Emirates (UAE) hôm Thứ Tư đã lên án việc lấy đầu này, cho việc saát hại này là “một tội ác ghê tởm chống lại thế giới văn minh”. Bộ Trưởng Thông Tin của UAE là Sheikh Abdullah bin Zayed al-Nahayan đã phổ biến một văn kiện với nhận định rằng: “Chúng tôi lấy làm hổ thẹn vì những tên khủng bố thực hiện một hành động cuồng loạn và phi nhân bản này nhân danh tôn giáo và văn hóa của chúng tôi. Hành động dã man ghê tởm này không thể nào có thể biện minh và không hề có dính dáng gì với Hồi giáo hay với các giá trị Ả Rập của chúng tôi”.

Tuy nhiên, một số ở A Phú Hãn lại tỏ ra bênh chữa cho kẻ sát nnhân, đổ lỗi cho Hiệp Chủng Quốc đã bắt đầu cuộc bạo loạn sau khi lực lượng liên minh chiếm cứ Iraq. Một người tên Jabar Khan ở Kabul cho biết “Việc lấy đầu này là một hành động tốt vì những người Iraq đã bị đàn áp và hễ ai bị đàn áp đều phải tự vệ. Là một người Hồi Giáo tôi ủng hộ hành động này”.

Một tín đồ Hồi giáo ở Nam Dương, tại Jakarta, tên là Budi, đã cho biết: “Ngay cả những con tin thì theo giáo huấn của Hồi Giáo cũng phải được đối xử một cách nhân đạo. Nếu người khác làm khác đi thì không có nghĩa là chúng ta phải làm theo đúng như thế. Thế nhưng trong những trường hợp hiện nay… như những tình trạng hỗn loạn ở Iraq… chúng ta không thể qui trách cho những người Hồi giáo sống một cuộc đời hoàn toàn bị hủy hoại”.

 

Tòa Thánh Vatican với cảnh ngục tù ở Iraq Hậu Chiến: “Kinh tởm và ô nhục”

Tờ nhật báo Người Quan Sát Viên ấn bản Ý ngữ bán chính thức của Tòa Thánh Vatican, hôm Chúa Nhật 9/5/2004, ngay ở trang đầu đã xuất hiện một bài viết nhan đề “kinh tởm và ô nhục”, với nội dung nói về tình trạng tù nhân Iraq bị lực lượng liên minh đối xử một cách hết sức phi nhân bản và phản nhân đạo. Bài báo nhận định như sau:

“Cuộc xung đột ở Iraq, một cuộc xung đột vốn đã được đánh dấu bằng thương khóc và hủy hoại, giờ đây lại xẩy ra những thảm cảnh hơn nữa trước những khám phá về các cuộc hành xích phi nhân bản đối với các tù nhân Iraq.

“Nơi những việc lạm dụng và đối xử tàn tệ đối với các tù nhân ấy là cả một phủ nhận hoàn toàn phẩm vị con người cùng với những giá trị nồng cốt của họ.

“Việc vi phạm dã man đối với anh em đồng loại của mình đây là những gì tương phản thảm thương phạm đến những nguyên tắc căn bản của nền văn minh và dân chủ. Một thế giới câm nín tự ngẫm nghĩ trước những cảnh tượng gây nhức nhối đầy những kinh rợn và ô nhục này.

“Nhất là nhân dân Hiệp Chủng Quốc hết sức cảm thấy mình phản bội bản tính của mình và lịch sử của mình khi biết rằng cảnh tượng hành xích ấy, một xỉ nhục phạm đến con người, đã xẩy ra dưới lá quốc cờ của mình, làm ô nhục cho quốc gia họ”.

Hôm Thứ Sáu 7/5/2004, ĐTGM Giovanni Lajolo, bí thư của văn phòng liên hệ các quốc gia của Tòa Thánh Vatican đã nói với Truyền Thanh và Truyền Hình Công Luận Ý Quốc rằng: “việc vi phạm đến con người ấy là những gì phạm đến chính Thiên Chúa, Đấng đã dựng nên con người theo hình ảnh Ngài và tương tự như Ngài.

“Những ai gây ra những vi phạm này phải được đem ra trước công lý và bị trừng phạt, kể cả thành phần lãnh đạo trực hệ của họ đã không chu toàn trách nhiệm của mình trong việc ngăn cản họ. (Việc hành xích này) phản lại với những quyền làm người căn bản nhất và hoàn toàn phản lại với luân lý Kitô giáo. Sự dữ này lại còn trầm trọng hơn nữa nếu những hành động ấy gây ra bởi Kitô hữu”.

Thật thế, trong hai tuần lễ liền, ở Hoa Kỳ, ký giả Seymour Hersh đã viết các bài báo trên tờ nguyệt san The New Yorker, về những hành vi phi phạm đến các tù nhân Iraq tại nhà tù Abu Ghraib ở thủ đô Baghdad. Các bài báo của người ký giả này được kèm theo hình ảnh, những hình ảnh cũng được CNN phổ biến trên màn điện toán toàn cầu thật là rùng rợn và nhục nhã cho thân phận con người nạn nhân và thật là dã man rừng rú với những con người gây ra những cảnh tượng này, những hình ảnh không đáng coi hay phổ biến, nhất là trước mắt giới trẻ và trong một thời đại văn minh hầu như tột đỉnh về vật chất và nhân bản này. Chẳng hạn những hình ảnh cho thấy những con chó ở trên thân thể của con người trần truồng hay một đống người trần truồng nằm chồng chất úp lên nhau, trước những con người canh gác tỏ ra những thái độ và cử chỉ thích thú khoái chí.

ĐTC GPII kêu gọi thả những con tin bị bắt ở Iraq

Chiều Thứ Năm 29/4/2004, ĐTC GPII đã “nhân danh Thiên Chúa duy nhất tha thiết kêu gọi” thả tất cả những người đã bị bắt cóc ở Iraq. Lời kêu gọi này đã được ĐTGM Giovanni Lajolo, bí thư văn phòng Liên Hệ Với Các Quốc Gia phổ biến vào lúc kết thúc cuộc diễn hành do những gia đình của ba nạn nhân Ý bị bắt làm con tin tổ chức. Đồng hành với cuộc diễn hành này có ĐTGM Fransesco Cacucci ở Bari, ĐGM Simone Gastoni ở Prato, và cha Silvno Ridolfi, đại diện Giáo Phận Cesena, là những giáo phận của 3 người Ý bị bắt giữ làm con tin này. Những tay bắt cóc 3 người Ý con tin này đe dọa là sẽ giết họ trừ phi những người Ý chống lại vấn đề hiện diện của binh lính Rôma ở Iraq.

Cuộc diễn hành khoảng chừng 3 ngàn người, khởi đi từ Castel Sant’ Angelo vào lúc 5 giờ chiều, xuống Via della Conciliazione rồi tập trung ở Quảng Trường Thánh Phêrô là nơi ĐTGM Lajolo, cùng với các vị giám mục thuộc 3 giáo phận của 3 nạn nhân, đọc lời kêu gọi của ĐTC. ĐTGM nói:

“Tôi có thể nói với anh chị em rằng sáng hôm nay, lễ Thánh Catarina Siena, quan thày của Ý quốc, ĐTC đã cử hành Lễ cầu xin cho những con tin bị bắt giữ ở Iraq được thả ra cũng như cho hết mọi người đang chịu đau khổ ở xứ sở ấy. Ngài đã ký thác họ vào bàn tay phù trì của Mẹ Maria, Mẹ Chúa Kitô và là Mẹ của chúng ta.

“Nhân danh Vị Thiên Chúa duy nhất, Đấng xét xử tất cả mọi người chúng ta, Đức Gioan Phaolô II đã lập lại lời thiết tha kêu gọi của Ngài với những kẻ bắt cóc hãy thả ngay những người bị bắt cóc về cho giai đình của họ.

“Ngài hy vọng rằng việc Ngài bày tỏ lòng cảm mến cha con cũng như lời khuyến khích của Ngài tới tai những người bị bắt làm con tin và sẽ tiếp tục nâng đỡ họ sống can đảm và hy vọng trong cơn thử thách dữ dội hiện nay.

“ĐGH hết sức thông cảm với các gia đình và tất cả những ai thân thương với các người bị bắt cóc trong những giây phút cảm nhận đớn đau này.

“ĐTC tin tưởng rằng mọi sự đang được thực hiện hết sức có thể để bảo đảm an toàn cho các người bị bắt làm con tin cũng như để làm sao cho họ được thả ra sớm bao nhiêu có thể.

“ĐTC đồng thời cũng cám ơn tất cả những ai đang hoạt động để tái thiết bầu khí giải hòa và đối thoại ở Iraq hướng tới việc hoàn toàn phục hồi chủ quyền và nền độc lập cho xứ sở này, trong tình trạng an ninh cho toàn thể dân chúng.

“Đức Gioan Phaolô II khuyến dụ cộng đồng Công Giáo mến yêu ở Iraq cũng như tất cả các Kitô hữu ở xứ sở này hãy tiếp tục hoạt động để tái thiết bầu khí hòa hợp và hợp tác vì công ích giữa tất cả mọi phái nhóm về tôn giáo cũng như về xã hội của đất nước này.

“ĐGH mời gọi hết mọi người hãy nguyện cầu cùng Thiên Chúa, Đấng quí chuộng sự sống của hết mọi người và không muốn ai phải chết, để sự việc xẩy ra tốt đẹp cho sự việc đau thương này. Ngay lúc này đây ĐTC đang nguyện cầu ở nguyện đường của Ngài, hiệp ý với tất cả chúng ta trong việc van nài Thiên Chúa”.

Sau khi đọc xong sứ điệp của ĐTC, ĐTGM kêu gọi mọi người giữ một phút thinh lặng, sau đó tất cả đọc Kinh Lạy Cha và hát Kinh Lạy Nữ Vương.


Tòa Thánh với Tình Hình Trung Đông, Thánh Địa và Iraq.


Hôm Thứ Bảy 24/4/2004, tại Venice Ý quốc, trong dịp khánh thành trung Tâm Học Hỏi Chung Marcianum, ĐHY Quốc Vụ Khanh của Tòa Thánh được phóng viên báo chí hỏi nhận định về lời Thủ Tướng Do Thái Sharon tuyên bố hôm Thứ Sáu 23/4 liên quan đến việc đe dọa mạng sống lãnh tụ Palestine Arafat, ngài đã trả lời như sau: “Căn cứ vào khoản luật lệ quốc tế nào để thực hiện một hành động như thế nhỉ?”


Không biết lời tuyên bố của Thủ Tướng Do Thái Sharon có phải là chiều hướng thừa thắng xông lên của bên Do Thái hay chăng. Vì sau khi hạ sát lãnh tụ của phái Hamas bạo động nhất Palestine mới đây, bên Palestine tự nhiên hầu như co rúm mình lại, ở chỗ ít có những hành động khủng bố tấn công Do Thái một cách ào ạt như trước đây. Tuy nhiên, cũng vào ngày Thứ Bảy xẩy ra cuộc chất vấn vị HY Quốc Vụ Khanh của Tòa Thánh này, Phó Thủ Tướng Do Thái Ehud Olmert và hai vị bộ trưởng khác đã cho biết rằng Thủ Tướng Sharon đã không có những dự tính trực tiếp thanh toán lãnh tụ Arafat.


ĐHY cho biết tiếp: “Các quốc gia đã thiết lập những luật lệ ngay cả trong thời chiến. Văn minh của chúng ta phải là thứ văn minh thăng tiến chứ không phải là thứ văn minh thoái bộ. Luật pháp ở miền ấy ngày nay ra sao? Có những giải pháp của Liên Hiệp Quốc họ cần phải thực hiện. Chúng ta không được quên những giải pháp ấy. Nếu chúng ta muốn có luật pháp thì chúng ta hãy bắt đầu từ đó. Chúng ta không được có hai biện pháp tương đương nhau. Luật lệ quốc tế đều có hiệu lực đối với cả Ý quốc, Iraq, Do Thái lẫn Palestine”.


Trong một nhận định chính thức ngày 22/3/2004, vị giám đốc văn phòng báo chí của tòa thánh là Joaquín Navarro-Valls đã lên án vụ ám sát các nhân vật bị lực lượng Do Thái nhắm tới, như nhà sáng lập kiêm lãnh tụ phái Hamas Sheikh Ahmed Yassin.


Về tình hình Iraq, ĐHY cho biết hiện nay “là thời điểm cho tình đoàn kết. Làm sao người ta lại không cảm thấy gần gũi với những con người ấy? Đây là thời điểm cần phải giúp đỡ Iraq. Làm sao Giáo Hội có thể quên được sứ vụ này của mình chứ? Tất cả mọi phong trào… sinh viên, trí thức, lao công, cần phải phất cờ đoàn kết. Tôi nói điều này bằng cả tấm lòng thiết tha kêu gọi của tôi. Liên Hiệp Quốc cần phải thì hành nhiệm vụ của mình. Thế nhưng, vấn đề ở đây là Liên Hiệp Quốc chỉ là lý thuyết. Nó lệ thuộc vào những gì 191 quốc gia muốn trở thành một phần tử của nó, nhất là vào những gì các quốc gia thuộc Hội Đồng Bảo An muốn, vì hội đồng này thực sự là cơ cấu có quyền quyết định. Nếu quốc gia này hay quốc gia nọ không chịu hợp tác bằng quyền phủ quyết của mình thì các quốc gia ấy phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Quyền phủ quyết tự nó là một cái gì đó vô lý. Nó cần phải được loại bỏ như là hoa trái của giai đoạn hậu chiến này. Trong cuộc Chiến Tranh Lạnh quyền phủ quyết này có thể hữu dụng, nhưng ngày nay nó đã lỗi thời. Bởi thế, thay vì nói về Liên Hiệp Quốc, tôi muốn nói đến các quốc gia hội viên của Liên Hiệp Quốc”.


Về vai trò của Liên Hiệp Quốc ở Iraq, ĐHY cho biết: “Chúng ta hãy để cho các chuyên viên về khoa kỹ thuật học quyết định. Tòa Thánh không thể pha mình vào lãnh vực kỹ thuật thực tiễn. Có nhiều dấu hiệu hy vọng xuất hiện ở chân trời. Dường như có nhiều ánh sáng đang tỏ hiện. Chúng ta hãy hy vọng rằng các đại quốc gia của chúng ta, phong phú về văn minh như thế, sẽ tìm được giải pháp cho tình hình này, và Âu Châu và Hiệp Chủng Quốc có nhiệm vụ phải giúp đỡ Iraq”.


Trong khi đó, đức giám mục Shlemon Warduni thuộc Tòa Thượng Phụ Lễ Nghi Chaldean hôm Chúa Nhật 25/4/2004 đã lên tiếng qua tờ nhật báo Ý Il Corriere della Sera kêu gọi các quốc gia thuộc lực lượng liên minh đừng theo Tây Ban Nha bỏ Iraq kẻo tình hình trở thành nguy hại hơn nữa: “Chúng tôi đã tỏ ra phản chiến ngay từ đầu, thế nhưng giờ đây vấn đề quan trọng là những quân đội ngoại quốc cần phải ở lại Iraq. Nếu họ bỏ mặc chúng tôi tình hình sẽ trở thành tệ hại hơn nữa. Nó sẽ là một thảm họa nếu Rôma theo gương xấu của Maní. Trường hợp những người Ý bị bắt cóc chỉ là một chút đỉnh của tảng băng đá mà thôi. Hơn một năm trời qua cả hằng ngàn người Iraq đã bị bắt cóc: để tống tiền, để trả thù chính trị hay vì trăm ngàn lý do khác. Nói cho cùng thi thiểu số Công Giáo đã từng là một mục tiêu thiệt hại nhất. Đó là lý do quân đội linh minh lại càng phải ở lại. Cần phải thiết lập trật tự, phải tái thiết an ninh. Thật là một thảm cảnh khi phải đương đầu với những điều kiện của các tay bắt cóc”.

Caritas Công Giáo Vẫn Ở Lại Cứu Trợ Iraq

 

Vào 7 giờ sáng ngày Thứ Tư 21/4/2004, có khoảng 100 người bị thương và 68 người (trong đó có 18 em học sinh) bị sát hại bởi 5 cuộc khủng bố nổ bom tự sát ở gần các cơ quan cảnh sát trong và quanh thành phố Basra thuộc miền nam Iraq.

Vị ngoại trưởng Hiệp Vương Quốc Jack Straw qui trách cho “đám loạn quân là thành phần đang cố gắng gây lũng đoạn ngày (30/6) trao nhượng chủ quyền cho nhân dân Iraq”.

Còn vị quản trị dân sự thuộc lực lượng liên minh là Paul Bremer cho rằng những cuộc tấn công cho thấy “những tay khủng bố đang muốn sát hại nhiều người bao nhiêu có thể, bất kể là ai, và dường như họ muốn sát hại cả một số các em học sinh hôm nay chung với các nhân viên cảnh sát”.
 

Bộ Nội Vụ Saudi cho biết vào khoảng 2 giờ chiều địa phương ngày Thứ Tư 21/4/2004, có ít là 10 người bị chết và 130 bị thương trong một cuộc khủng bố nổ bom tự sát ở bên ngoài Dinh Tổng An Ninh Saudi tại thủ đô Riyadh. Câu truyện xẩy ra là tên nổ bom đã cố gắng lái chiếc xe đầy chất nổ của hắn đâm vào dinh Bộ Lưu Thông. Hắn bị chặn lại bởi các nhân viên chức trách cách dinh thự này khoảng 30 mét, và hắn đã cho nổ tại đó. Vào lúc bị khủng bố tấn công như vậy, dinh thự 5 lầu này đầy những nhân viên đang làm việc. Tuy nhiên, chính phủ không cho biết con số tử vong và thương tích.


Vào lúc mà các tổ chức phi quốc gia đang rời bỏ Iraq vì họ sợ bị bắt cóc làm con tin như một số nhân viên các nước khác nhau trên thế giới đã bị trong Tháng Tư này, thì tổ chức Bác Ái Công Giáo Caritas lại đang tăng phát hoạt động phục vụ nhân dân Iraq.


Tổ chức Bác Ái Công Giáo này có một lực lượng hoạt động là 300 tình nguyện viên phân phát thực phẩm, nước uống và thuốc men, nhất là cho các bà mẹ và trẻ em. Tổ chức đây có 14 trung tâm trên khắp Iraq, 4 ở thủ đô Baghdad, 1 ở Barsa và 1 ở Nasiriyah. Trong sá những dự án chính yếu có Chương Trình Thơ Nhi Web chăm sóc nhu cầu cho 15 ngàn trẻ em và mẹ của các em. Các trung tâm Caritas còn hoạt động như những kho chứa thuốc, có lúc cung cấp thuốc men cho các nhà thương công và Hội Hồng Thập Tự cũng như các y viện ban ngày Red Crescent.


Tờ nhật báo Avvenire tường trình là các vị giám mục Công Giáo ở Iraq, với sự giúp đỡ của vị khâm sứ tòa thánh, đang xây cất một bệnh viện ở Basra cùng với sự hỗ trợ của các cơ quan quốc gia thuộc tổ chức Caritas quốc tế, nhất là Caritas Ý Quốc.

 

Tòa Thánh quan tâm đến tình hình Iraq trong thời gian chuyển tiếp


ĐHY Renato Martino, chủ tịch Hội Đồng Công Lý và Hòa Bình của Tòa Thánh, qua cuộc phỏng vấn hôm Thứ Ba 20/4/2004 với tờ nhật báo Ý Il Corriere della Sera, đã bày tỏ nhận định của mình về tình hình Iraq như sau:


“Thật là bất khôn khi lìa bỏ hiện trường Iraq như có ý để mặc cho Iraq xẩy ra nội chiến vậy.


“Thật là bất khôn” khi làm áp lực lên Liên Hiệp Quốc, vì “nó không thể nào lãnh trách nhiệm đối tình hình Iraq hiện nay trước ngày 30/6.


“Tôi tin tưởng. Và cuối cùng tôi đã thấy là tất cả đều nói rằng vấn đề giải quyết cần phải được tìm thấy theo chiều hướng đa phương cũng như theo vai trò của Liên Hiệp Quốc. Đó chính là những gì Đức Giáo Hoàng đã nói ngay từ ban đầu nhưng không ai chịu nghe Ngài hết.


“Giờ đây tất cả đều hiểu được cái khôn ngoan của chủ trương này, một phần là vì cái nguy cơ tỏ tường cho thấy rằng Iraq sẽ rơi vào trong một cuộc chiến tranh loạn xạ, một cuộc chiến sẽ kết thúc với một chế độ cực thủ.


Để tránh tình trạng này, ĐHY chủ tịch đề nghị là thực hiện một “nỗ lực chung của quốc tế… Liên Hiệp Quốc cần phải có thời gian. Để viết một bản văn cho việc giải quyết, cần phải nhẫn nại và tiếp tục thương lượng.


“Nếu Liên Hiệp Quốc thực sự sẽ thi hành nhiệm vụ của mình thì chắc chắn nó cần phải cải tiến phương thùc và cơ cấu, nhưng cũng cần phải có trên thế giới một thái độ tin tưởng vào những khả năng của nó và tôn trọng nó”.
 

Phải chăng Hoa Kỳ sa lầy tại Iraq như ở Chiến Tranh Việt Nam?

Trong huấn từ truyền tin Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh 18/4/2004, Lễ Chúa Tình Thương, ĐTC GPII đã kêu gọi thành phần thực hiện những cuộc bắt cóc lực lượng ngoại quốc hãy thả các con tin bị họ bắt giữ. Ngài cho biết Ngài đã “hết sức cảm thấy buồn khi theo dõi tin tức thê thảm diễn tiến ở Thánh Địa và Iraq. Trong tâm tưởng và nguyện cầu, Tôi đặc biệt gần gũi với những gia đình của tất cả những ai đang lo sợ về số phận của những người thân của mình, nhất là tất cả những ai đang bị bắt làm con tin. Tôi kêi gọi những người thực hiện các cuộc bắt cóc hãy có một cảm quan nhân bản…Tôi xin họ hãy trả về cho các gia đình những người họ đang bắt giữ, Tôi nguyện cầu Thiên Chúa tình thương cho các người dân ở Thánh Địa và Iraq cũng như cho những ai ở miền này đang dấn thân cho việc hòa giải và bình an”.
 

Vị tân thủ tướng của Tây Ban Nha là Jose Luis Rodriguez Zapatero, vị vừa tuyên thệ nhậm chức vào Ngày Thứ Bảy 17/4/2004, đã cho dân chúng qua truyền hình toàn quốc biết hôm Chúa Nhật 18/4/2004, rằng vị bộ trưởng quốc phòng của ông là Jose Bono, đã được lệnh sắp xếp để thực hiện việc đem 1.400 quân ở Iraq về nước sớm bao nhiêu có thể, sau khi Hội Đồng Nội Các của ông tuyên thệ nhậm chức vào Chúa Nhật 18/4/2004. Vị tân thủ tướng 43 tuổi này được tuyển cử sau 3 ngày xẩy ra cuộc khủng bố tấn công chuyến xe lửa ở thủ đô Ma Ní ngày 11/3/2004 làm thiệt mạng 190 người và thương tích cho 1.800 người.

Riêng về phần lực lượng Hoa Kỳ, hôm Chúa Nhật 18/4/2004, con số tử vong xẩy ra trong ngày này là 11 quân nhân, tăng con số thương vong của Hoa Kỳ ở Iraq từ đầu tới nay là 700 mạng.
 

Hôm Thứ Ba 13/4/2004, vị giáo sĩ thuộc phái Hồi giáo Shitte đang được nhân dân tôn sùng và mộ mến là Muqtada al-Sadr, qua một cuộc phỏng vấn trên truyền hình al-Manar, một hệ thống truyền hình của người Labanese do nhóm chiến đấu quân Hezbollah chủ trương và thực hiện, đã tuyên bố là ông muốn lực lượng Hoa Kỳ phải ra khỏi Iraq và ông sẵn sàng hy sinh mạng sống để đạt được mục đích này. Nhóm Hezbollah là một nhóm chiến đấu quân ở Labanon đang tìm cách thiết lập một quốc gia Hồi giáo cực thủ. Nhóm này đã từng thực hiện những cuộc tấn công Do Thái từ Labanon. Vị giáo sĩ này đã ủng hộ nhóm này chống lại Do Thái.

“Tôi sẵn sàng hy sinh mạng sống mình và tôi kêu gọi nhân dân Iraq đừng để cho cái chết của tôi đưa đến chỗ sụp đổ cuộc chiến đấu cho tự do hầu chấm dứt tình trạng bị chiếm đóng này. Tôi không ngại hiến mạng sống của tôi cho xứ sở cao quí và yêu dấu này. Thế nhưng tôi muốn nhắn gửi nhân dân Iraq là cái chết của tôi không được làm họ ngưng theo đuổi những gì họ muốn trong việc loại trừ việc bị chiếm đóng, theo đuổi độc lập cũng như theo đuổi việc truyền bá Hồi giáo và hòa bình khắp thế giới.

 

"Tôi không phải là những gì quan trọng, tôi chỉ là một xác thể, Anh Em mới là một dân tộc tự do hào hùng loại trừ tất cả mọi thứ chiếm đóng cũng như tất cả mọi thứ tấn công. Bởi vậy mà tôi không sử dụng cái chết của tôi như là một thứ cớ để ngăn chặn những gì làm Thiên Chúa hài lòng cũng như những gì làm cho lề luật Hồi giáo được truyền lan. Đối với vấn đề đe dọa đến mạng sống của tôi thì sát hại, giam nhốt hay chiến thắng là những gì chúng ta đã quen thuộc. Tất cả những gì Thiên Chúa gửi đến đều là những gì nhân hậu xót thương.

 

"Việc thương thảo được thực hiện giữa các phái nhóm và đảng phái. Tôi không thương thảo với bất cứ ai sát hại nhân dân của tôi, nhân dân Iraq. Tất cả mọi cửa ngõ vẫn mở rộng cho tất cả mọi cơ hội xẩy ra. Tôi sẽ không đóng bất cứ cửa ngõ nào. Tôi sẵn sàng mở bất cứ cửa nào giúp cho nhân dân Iraq đáng được hưởng lòng xót thương. Tôi là người phục vụ vai trò lãnh đạo tôn giáo và tôi sẽ làm bất cứ những gì vai trò lãnh đạo này cần đến tôi”.
 

Vào hôm Thứ Tư 14/4/2004, vị giáo sĩ này, qua phát ngôn viên của ông cho biết, muốn giải giới lực lượng chiến đấu của ông và bỏ đi những điều kiện liên quan tới việc thương thảo với lực lượng Hoa Kỳ nếu hội đồng tinh thần của giáo phái Hồi giáo Shitte chấp thuận. Lực lượng Hoa Kỳ đang bao vây Najaf là nơi vị giáo sĩ này đang ở, và đang chiến đấu với nhóm chiến đấu quân của ông ta, nhóm Đạo Quân Mehdi ở Thành Phố Sadr bên cạnh thủ đô Baghdad cùng những tỉnh khác nhau ở miền nam thủ đô này. Lực lượng chiến đấu quân của ông mạnh ở Najaf và Karbala.

Người phát ngôn viên của ông là Sheikh Qais al-Kahzaaly phát biểu ở một cuộc họp báo ở Najaf là: “Có những điều kiện được Sayid Muqtada al-Sadr đặt ra và là những điều kiện đòi tất cả các lực lượng liên minh phải rút khỏi thành thánh Najaf, thành thánh Karbala cũng như bất cứ thành thánh nào. Đồng thời cũng có điều kiện là các tù nhân bị bắt thuộc nhóm al-Sadr đều phải được thả ra. Sayid Muqtada al-Sadr đã đồng ý bỏ đi những điều kiện này nếu và chỉ nếu trước hết được thẩm quyền tôn giáo đồng ý như vậy. Các thành thánh không được chiếm đóng bởi các lực lượng Hoa Kỳ. Những thánh thánh không cho bất cứ một ai khác ngoài nhân dân Hồi Giáo… Đó là đường lối, một đường lối bao giờ cũng thế”.

Cuộc chiến đấu với các lực lượng của vị giáo sĩ này bắt đầu xẩy ra từ đầu tháng 4/2004 sau khi lực lượng liên minh đóng cửa tờ báo của ông ta là tờ Al Hawza vì tờ này kích động bạo lực. Một phần tử của Hội Đồng Quản Trị Iraq lâm thời là ông Abdul-Karim Mahmoud al-Mohammedawi đã đến Najaf và Karbala để nói chuyện với những vị thẩm quyền tôn giáo ở đây.
 

Trong khi đó, vào tối hôm Thứ Ba 13/4/2004, trong buổi họp báo ở Phòng Đông ở Tòa Bạch Ốc, trước những vấn đề về Iraq và những nỗ lực của chính phủ mình trong việc chống khủng bố, Tổng Thống Bush vẫn tỏ ra cương quyết nhất định không trao quyền cho Iraq cho đến ngày hạn định là 30/6/2004. Ông nói rằng chẳng những nhân dân Iraq “không ủng hộ một thứ chiếm đóng vĩnh viễn” mà cả nhân dân Hoa Kỳ cũng thế. “Chúng ta không phải là một quyền lực thực dân đế quốc. Chúng ta là một quyền lực giải phóng”.

Ông công nhận là những tuần vừa qua là những “tuần ghê gớm” nhưng vẫn cho rằng hầu hết ở Iraq vẫn “tương đối yên ổn”. Ông nhận thấy rằng tàn quân của nhà lãnh đạo Saddam Hussein cùng với các tay chiến đấu quân Hồi giáo và những tay khủng bố từ các nước khác đã thực hiện những cuộc tấn công lực lượng Hoa Kỳ gần đây. Bởi thế, ông cho biết: “Nếu cần thêm lực lượng tôi sẽ gửi thêm sang đó”. Ông còn cho biết là ông ra lệnh cho các vị tướng lãnh đạo ở Iraq phải sử dụng “lực lượng quyết chiến” để phục hồi trật tự và bảo vệ quân đội Hoa Kỳ ở Iraq: “Chúng ta sẽ không để cho tình trạng xáo động tràn lan”. Hôm Thứ Hai 12/4/2004, vị Tướng thuộc Tổng Tư Lệnh Hoa Kỳ là John Abizaid đã cho Ngũ Giác Đài biết là ông cần khoảng 1 ngàn quân nữa ở Iraq để đương đầu với tình trạng nổi loạn hung tợn ở đây.

Đáp lại vấn đề được một phóng viên đặt ra so sánh Iraq với trường hợp chiến tranh Việt Nam mà Hoa Kỳ trước đây đã bị sa lầy, ông hoàn toàn phủ nhận: “Tôi nghĩ việc so sánh này là điều sai lầm. Tôi cũng nghĩ là việc so sánh này làm cho quân đội của chúng ta hiểu lầm và làm cho cả kẻ thù của chúng ta lầm lẫn nữa”.

Cuộc họp báo tối Thứ Ba này là cuộc họp báo đơn thân thứ 12 trong hạn kỳ làm tổng thống của ông. Ông đã thực hiện ít cuộc họp báo chính thức hơn các vị tổng thống trong lịch sử hiện đại. Ông đã trả lời những câu hỏi của các phóng viên trong những hoàn cảnh không được chính thức cho lắm. Không có hạn định thời gian cho các cuộc họp báo nào, nhưng các cuộc trước đây chỉ kéo dài từ 45 tới 1 tiếng đồng hồ.

Iraq: Chiến dịch bắt cóc để gây áp lực chính trị... Áp Lực Tôn Giáo
 

Trong thời gian qua tình hình Iraq đã xẩy ra những diễn tiến mới, những cuộc bắt có để làm áp lực trên lực lượng liên minh ngoại quốc đang hiện diện tại Iraq.

Tuy 7 người Trung Hoa bị bắt cóc đã được thả ra hôm Thứ Hai 12/4/2004, nhưng 20 thường dân ngoại quốc khác vẫn còn im hơi lặng tiếng. Trong đó có 3 người Tiệp Khắc, 2 người bị mất tích hôm Chúa Nhật và 1 vào sáng Thứ Hai. Hai nhân viên an ninh của Đức được cho rằng đã bị giết chết. 6 thường dân thầu khoán Hoa Kỳ làm việc cho Halliburton cũng bị mất tích cuối tuần vừa qua. 2 người Ả Rập làm việc cho các cơ quan trợ giúp cũng bị nhóm loạn quân bắt giữ, một người Canada gốc Syria và một cư dân ở Giêrusalem.

Tuy nhiên, hôm Chúa Nhật, 11/4/2004, loạn quân cũng đã thả một người công dân Hiệp Vương Quốc là ông Gary Teeley sống ở Trung Đông bị bắt hôm Thứ Năm tuần trước đó. Ngoài ra, còn có 8 thường dân khác cũng được thả ra vào cùng Ngày Chúa Nhật, bao gồm những người thuộc quốc tịch Pakistan, Phi Luật Tân, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Hôm Thứ Năm tuần trước, 8/4/2004, 7 nhà truyền giáo Đại Hàn cũng được thả ra sau khi bị bắt mấy tiếng đồng hồ.
 

Ngoài ra, vào chính ngày Thứ Hai, 12/4/2004, 7 người Trung Hoa được một nhóm bịt mặt thả ra cho những vị giáo sĩ Iraq ở một đền thờ trong thủ đô Baghdad, và bất chấp Ủy Ban Giáo Sĩ Hồi Giáo đã ban hành một văn kiện kêu gọi ngưng chiến dịch bắt cóc này, nhưng lại có thêm 11 thường dân Nga làm nghề về điện lực bị bắt cóc ở ngay tại thủ đô này.

 

Về số phận của 3 thường dân Nhật Bản, 2 nam và 1 nữ, bị đe dọa là sẽ bị thiêu sống nếu lực lượng Nhật Bản (500 quân nhân trong số 1000 người, kể cả thành phần phục vụ về nhân đạo) không rút khỏi Iraq, nhưng thời hạn đe dọa đã qua từ hôm Chúa Nhật mà vẫn chưa nghe thấy gì từ phía thành phần bắt cóc.

Ngoài ra, thời hạn đe dọa giết chết một tài xế vận tải của Hoa Kỳ là ông Thomas Hamill nếu Hoa Kỳ không rút quân khỏi Fallujah cũng đã qua nhưng vẫn chưa thấy động tịnh gì từ phía đối phương.

Trong khi đó, cuộc nổi dậy của loạn quân từ Najaf đến Tikrit đã làm cho tháng 4 chưa đầy nửa tháng này trở thành một tháng chết chóc chưa từng thấy từ khi xẩy ra chiến cuộc 19/3/2003 tới nay, với con số 73 quân nhân Mỹ bị sát hại bởi những hoạt động thù hận và 26 bị chết bởi cuộc tấn công cuối tuần vừa rồi. Để đạt được mục tiêu sát hại nhân mạng Hoa Kỳ phá kỷ lục như thế, phía loạn quân cũng phải trả bằng giá là con số tử vong cũng đã tăng lên gấp 10 lần.

Hôm Thứ Sáu, 9/4/2004, có 13 người lính Hoa Kỳ bị chết, 4 nhân viên phục vụ Mỹ bị chết vào hôm sau Thứ Bảy và 6 vào hôm Chúa Nhật, tất cả là 23 người trong một cuối tuần. Con số tử vong của Hoa Kỳ cho đến cuối tuần rồi tăng lên đến 671 người. Tổng Thống Bush hôm Chúa Nhật, tại Fort Hood, Texas, vẫn khẳng định: “Tôi biết những gì chúng ta đang làm ở Iraq đều chính đáng”.
 

Trong khi Uỷ Ban Giáo Sĩ Hồi Giáo ban hành một văn kiện kêu gọi chấm dứt chiến dịch bắt cóc người ngoại quốc của đám loạn quân, thì giáo sĩ Muqtada al-Sadr Hồi giáo phái Shiite, một vị có nhóm chiến đấu quân đã cương quyết chiến đấu với lực lượng Hoa Kỳ khắp Iraq, đã ban hành những đòi hỏi của mình qua vị đại diện của ông là Sheikh Raed al-Kadhim vào hôm Thứ Bảy 10/4/2004.

Vị giáo sĩ này tố cáo lực lượng liên minh gây ra bạo loạn và việc lực lượng này đóng cửa tờ nhật báo ủng hộ ông ta là một thảm họa. Vị đại diện giáo sĩ này cho CNN biết rằng: “Chúng tôi ở vào thế tự vệ chống lại tất cả những ai tấn công chúng tôi. Chúng tôi phải làm gì khi xẩy ra những cuộc thả bom của những chiếc trực thăng? Chúng tôi muốn nói và đề nghị là tất cả những gì họ cần làm là thôi làm những gì họ đang làm thì vấn đề sẽ được giải quyết thôi”.

Đối với vấn đề Lực Lượng liên minh muốn bắt vị giáo sĩ này, người đại diện ông đã cho biết, vị giáo sĩ ấy bây giờ là “biểu tượng” cho nhân dân Iraq. Do đó, tất cả những gì động đến ông ấy đều sai lầm: “Họ vẫn đe dọa bắt Sayid Muqtada al-Sadr và cáo gian cho ngài. Họ bảo rằng Sayid Muqtada al-Sadr chỉ là đại diện cho một thiểu số nhưng tôi nói cho quí vị biết là Sayid Muqtada có cả một đại quân 26 triệu người và bất cứ ai tố cáo ngài hay tấn công ngài là tấn công và tố cáo tất cả nhân dân Iraq”.

Sở dĩ vị gaío sĩ này hiện nay được nổi tiếng là vì ông ta là con của giáo trưởng phái Shitte Muhammad Baqr al-Sadr, một vị nổi tiếng bị ám sát năm 1999. Thánh phố Sadr lân cận của thủ đô Baghdad mang tên cha của ông: “Điều làm cho tất cả chúng tôi theo cha của ngài và hy sinh gia đình của chúng tôi cùng con cái của chúng tôi là vì đây là một con người chân chính và chân thành với tất cả nhân hậu. Chúng tôi theo người con của ông ấy”.

Sau đây là những điểm vị giáo sĩ này yêu cầu nhân danh nhân dân Iraq:

“Lấy lại tiếng nói cho Iraq và phải xử nhà độc tài trước đây Saddam Hussein ở Tòa Thượng Thẩm. Thả tất cả mọi người theo al-Sadr đã bị bắt ra; họ không có tội gì cả ngoài việc chấp nhận Allah. Phải tổ chức một chính quyền pháp hiến Iraq không bị chi phối bởi những lực lượng xâm chiếm. Chọn lựa những ai đồng bào muốn chứ không phải bất cứ ai bị áp đặt làm lãnh đạo đồng bào. Điều tra những tội ác của các lực lượng chiếm đóng và mang những kẻ phạm pháp ra trước pháp luật. Phải có một ngày dứt khoát chấm dứt các lực lượng chiếm đóng”.

Cuộc Chiến Iraq: Ngày Một Năm Sau

Ngày Thứ Sáu 19/3/2004 (ở Hoa Kỳ hay 20/3/2004 ở Iraq) là ngày kỷ niệm đúng một năm Hoa Kỳ dẫn đầu lực lượng liên minh bắt đầu tấn công Iraq dưới chiêu bài giải phóng Iraq khỏi nhà cầm quyền độc tài Saddam Hussein và với lý do biện minh là để giải giới những thứ vũ khí đại công phá ở Iraq là những gì Liên Hiệp Quốc đang thanh tra mới được 3 tháng song không có kết quả như lực lượng liên minh mong ước.

Trong khi ở Washington, Tổng Thống Bush đã nói ở Tòa Bách Ốc rằng “chúng tôi sẽ không bao giờ cúi đầu trước mối nguy hiểm của một thiểu số”, thì Bộ Trưởng Nội Vụ Colin Powell cũng thực hiện một cuộc họp báo ở thủ đô Baghdad là nơi ông ghé thăm bất ngờ (chắc vì vấn đề an ninh, như Tổng Thống Bush đã làm trước đây) trong chuyến công du Á Châu của ông, khen ngợi về những tiến bộ của nước này về tiến trình dân chủ hóa của họ.
 

Cũng vào chính ngày kỷ niệm này, dân chúng Iraq đã xuống đường biểu tình chống đối việc xâm chiếm của lực lượng liên minh do Hoa Kỳ làm đầu, phản đối về tình trạng kém an ninh và thất nghiệp trong thời hậu chiến. Cuộc xuống đường biểu tình này xẩy ra vài tiếng đồng hồ sau khi có cả mấy chục phóng viên báo chí (cả của Iraq lẫn quốc tế) bước ra khỏi buổi họp báo của bộ trưởng nội vụ Powell. Lý do là vì những phóng viên báo chí này giận dữ về cái chết của hai phóng viên thuộc Đài Truyền Hình Ả Rập đồng nghiệp của họ, theo họ nghĩ, bị quân đội Hoa Kỳ sát hại đêm hôm Thứ Năm. Khi mới bắt đầu cuộc họp báo có một phóng viên đã lên án về những cái chết của các bạn đồng nghiệp của mình và tuyên bố tẩy chay cuộc họp báo. Thế là các phóng viên theo nhau bước ra khỏi phòng họp, tuyên bố rằng sẽ “công khai và tường tận điều tra về vụ các vị phóng viên tử đạo này”.

Đài Truyền Hình Al Arabiya cho biết hai ký giả này bị chết đêm hôm Thứ Năm bởi quân đội Hoa Kỳ là vì có một chiếc xe khác đi song song với xe của họ xông vào trạm kiểm soát. Hội Đồng Quản Trị Iraq do Hoa Kỳ lập nên cho biết họ đã cấm đài truyền hình này hoạt động ở Iraq trong vòng hai tháng, kể từ Tháng 11/2003, vì đài này phổ biến một cuốn băng âm thanh của nhà cựu lãnh đạo Saddam Hussein xúi giục dân chúng Iraq sát hại các phần tử của hội đồng này.


Khâm Sứ Tòa Thánh ở Iraq Thẩm Định về Tình Hình Iraq sau 1 năm chiến cuộc

Đài Phát Thanh Vatican đã phỏng vấn Đức Khâm Sứ Tòa Thánh ở Iraq là ĐTGM Fernando Filoni để có một tổng quan về tình hình nước này sau đúng một năm xẩy ra cuộc chiến.

Vấn     Cuộc chiến đã chấm dứt chưa?

Đáp     Dĩ nhiên phần đầu đã kết thúc, phần có thể nói là đã xẩy ra một cuộc chiến giữa hai quân đội.

Dầu sao thì phần đầu này đã kết thúc. Thật ra phần này vẫn còn hướng tới tình trạng bình thường hóa của một đất nước khó chấp nhận tình trạng bị chiếm đóng và hiển nhiên là khó chấp nhận tất cả những gì phát xuất từ đó mà ra.

Vấn     Phải chăng dân chúng mong muốn thấy quân đội ngoại quốc rút khỏi Iraq?

Đáp     Vấn đề này rất là tế nhị, vì hiện nay thiếu vắng thẩm quyền địa phương, và vì tất cả mọi cơ cấu trước đây đã bị giải thể, vấn đề đó là cần phải biết tình trạng an ninh ở đó ra sao nếu thiếu sự giúp đỡ hiện nay của những gì vốn đã hiện hữu. Bởi thế, nói trắng ra là không được để cho xứ sở này ở trong tình trạng hỗn loạn thế thôi.

Vấn     Một năm trước đây, cùng với vị lãnh sự Cuba, ngài và ông ta là những nhà ngoại giao duy nhất ở lại Baghdad trong cuộc tấn công của Anh Mỹ Anglo-American vào thủ đô Baghdad. Ngài còn nhớ những gì trong những ngày ấy?

Đáp     Ngoài những gì nhớ được, tôi xin đề cập tới một bài học mà tất cả chúng ta đều cần phải cố gắng học hỏi từ biến cố này cũng như từ thời gian một năm nước Iraq đã trải qua kéo theo những âm dội của nó trên lãnh vực quốc tế.

Những vấn đề phức tạp như vấn đề Iraq này không thể nào lấy chiến tranh để giải quyết được nếu không biết đối thoại với nhau, nếu thiếu thiện chí tìm kiếm hòa bình. Chiến tranh không giải quyết được những vấn đề phức tạp như vậy. Bằng không nó thực sự chỉ gây thêm rắc rối mà thôi.

Vấn     Hiện nay cuộc sống của nhân dân Iraq ra sao?

Đáp     Nói một cách chính xác thì đây là một nhân dân thực sự không có nền kinh tế.
Họ cố gắng gượng thoi thóp sống, vì thiếu công ăn việc làm. Họ gặp vấn đề về sức khỏe, vấn đề về điện lực và điện thoại v.v. Họ ở trong tình trạng gượng sống. Họ không có một nền kinh tế thực sự.

Thế nhưng, nếu họ là một xứ sở giầu có thì hy vọng rằng guồng máy kinh tế sẽ được tái thiết để làm cho cá đất nước phát triển.

Vấn     Cuộc chiến có gây tổn hại gì đến việc chung sống giữa những người Hồi Giáo và thiểu số Kitô Giáo hay chăng?

Đáp     Không, không hề có chuyện đó. Kitô hữu hoàn toàn chịu những vấn đề, những khó khăn giống y như những người Hồi Giáo phải chịu.

Họ cũng có người chết, họ cũng có những người bị thương tích như tất cả dân chúng. Vấn đề hiện nay không phải là vấn đề về tôn giáo; nó là vấn đề của toàn thể đất nước Iraq.

Vấn     Sau cuộc sụp đổ của Saddam Hussein Giáo Hội Công Giáo ở Iraq có gì thay đổi hay chăng?

Đáp     Giáo Hội Công Giáo tiếp tục hoạt động của mình, hiện nay, đang đáp ứng các nhu cầu thiêng liêng của dân chúng, cũng như cống hiến việc nâng đỡ cả về luân lý và tâm lý nữa.

Chúng tôi tiếp tục cống hiến một cách tự động và tự do cho tất cả mọi người những hoạt động thuộc lãnh vực nhân đạo trước khi mọi sự được quản trị bởi chính quyền. Hiện nay được tự động và tự do tổ chức lấy tùy theo các nhu cầu thường nhật của mình.

Vấn     Tình hình hỗn loạn đang diễn ra ở Iraq có làm thiệt hại tới sinh hoạt mục vụ của thành phần thiểu số Công Giáo hay chăng?

Đáp     Ngoài việc làm thiệt hại sinh hoạt mục vụ có những lúc còn giới hạn việc này nữa, vì tình trạng thiếu an ninh bắt buộc dân chúng không được rời nhà vào một số giờ nào đó. Chẳng hạn, họ không thể tham dự những cuộc cử hành truyền thống.

Vấn     Ngài thấy trước tương lai Iraq ra sao?

Đáp     Là những con người của Giáo Hội, những Kitô hữu, thì hy vọng là một nhân đức. Theo ngôn từ truyền thống người ta nói “Inshallah”, tức là “nếu Chúa muốn”.

Hiện nay cảm quan hy vọng đang hiện hữu và tiếp tục hiện hữu, và chúng tôi cũng tin tưởng rằng từ từ sẽ xuất hiện một tương lai tốt đẹp hơn.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch phần phỏng vấn từ tài liệu được Zenit phổ biến ngày 21/3/2004


Bản Hiến Pháp Lâm Thời của Iraq
 

Sau những ngày tang chế toàn quốc cho vụ khủng bố tấn công tuần trước, một biến cố đã làm đình trệ việc phổ biến bản tân hiến pháp cho Iraq, hôm Thứ Hai 8/3/2004, các phần tử thuộc Hội Đồng Quản Trị Iraq đã chính thức ký ban hành bản hiến pháp lâm thời này, một cơ sở để từ đó nhân dân Iraq thực hiện các cuộc bầu, thực hiện một bản hiến pháp vĩnh viễn và có một cơ cấu chính trị tự trị cho một chính thể dân chủ sau này.

Chủ tịch của Hội Đồng Quản Trị Iraq lâm thời này là ông Mohammed Bahrululum cho biết: “Hôm nay đây chúng tôi đang đứng ở một thời điểm lịch sử trong việc đặt nền móng vững chắc để xây dựng một tân Iraq. Một Iraq mới mẻ, tự do, dân chủ bảo vệ phẩm giá con người và bảo vệ các quyền lợi của con người”.

Thế nhưng, ngay sau đó bản hiến pháp này đã bị phê phán bởi một trong những vị lãnh đạo tôn giáo có thế lực nhất ở Iraq là Đại Tôn Ayatollah Ali al-Sistani thuộc Hồi giáo phái Shittes. Vị này đã phổ biến lời phê phán này trên hệ thống điện toán toàn cầu riêng của ông như sau: “Bản (văn kiện) này đặt những trở ngại cho việc tiến tới chỗ thành hình một bản hiến pháp vĩnh viễn cho xứ sở đây. Bất cứ luật lệ nào được dọn soạn cho một giai đoạn chuyển tiếp sẽ không có hiệu lực cho đến khi nó được chấp thuận bởi hội đồng được toàn quốc tuyển bầu”.

Trong khi các viên chức trong hội đồng này họp lại để ký ban hành bản tân hiến pháp lâm thời thì một cuộc bùng nổ đã xẩy ra khắp thủ đô Iraq, song bên trong hội đồng này không hề nghe thấy gì cả. Theo cảnh sát cho biết thì một đầu đạn đã bắn trúng một nhà gần trạm cảnh sát tuần tiểu Karada ở trung tâm thủ đô Baghdad. Cuộc tấn công này xẩy ra tiếp nối cuộc tấn công tối hôm trước, Chúa Nhật, với ít là 7 đầu đạn bắn vào một khách sạn ở trung tâm thành phố. Cuộc tấn công vào Chúa Nhật này xẩy ra sau khi bản hiến pháp được công bố là sẽ được ban hành mà không thay đổi gì trong đó.

Bản hiến pháp lâm thời của Iraq và cho Iraq này dầy 25 trang, xác định Iraq theo chính thể “liên bang, dân chủ và đa điện”.

Con của vị chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Lâm Thời Iraq là Sayed Mohammed Hessein Bahrululum cho biết “Chúng tôi có những ý kiến khác nhau, nhưng chúng tôi đã có thể tiến đến chỗ hiểu biết. Chúng tôi sẽ tiếp tục ký ban hành bản hiến pháp này mà không thay đổi bất cứ điều gì trong đó nữa”.

Hôm Thứ Sáu tuần trước đó, các phần tử theo phái Hồi Giáo Shittes trong hội đồng này đã bước ra khỏi biến cố ban hành bản hiến pháp sau kihi vị Đại Tôn của họ chống lại khoản cho 3 khu vực của người Kurdish có quyền phủ quyết việc chấp thuận bản hiến pháp vĩnh viễn.

Những cuộc hội họp của hội đồng này có sự hiện diện của cả những vị lãnh đạo các giáo phái như Mohammed Ishak Sayed, Mohammed Said Al-Hakim và al-Sistani. Đáng lẽ biến cố ký ban hành này đã xẩy ra vào hôm Thứ Tư 10/3/2004, nhưng đã bị đình trệ 3 ngày tang chế cho vụ khủng bố tấn công ở thủ đô Baghdad và Karbala trong dịp lễ lớn nhất của phái Hồi giáo Shittes. Biến cố này sau đó dự định được hoàn thành vào Ngày Thứ Sáu, 12/3/2004, thế nhưng vẫn không thể thực hiện được vì những bất đồng nội bộ làm hội đồng phải giải tán sau 8 tiếng hội họp.

Bản hiến pháp lâm thời này sẽ không có hiệu nghiệm nếu không được ông Paul Brener, một nhân viên Hoa Kỳ quản trị dân sự Iraq chấp thuận. Bản hiến pháp lâm thời này sẽ được áp dụng trong thời gian chấp thuận bản hiến pháp vĩnh viễn và tuyển cử chính phủ tương lai cho Iraq, thời điểm được ước định xẩy ra vào ngày 1/7/2004 tới đây.