HẬU CHIẾN IRAQ:

TỪ KHI NHÂN VẬT SADDAM HUSSEIN BỊ BẮT

 

Iraq Nội Chiến: Khủng Bố Tấn Công Nhau Kinh Hoàng

Sau khi những lời Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Chay 2004 và nguyện Kinh Truyền Tin, ĐTC GPII đã nói thêm là “Trong Tuần Phòng ở Vatican (một tuần phòng cho ĐTC và tất cả giáo triều Rôma hằng năm vào Mùa Chay, từ chiều Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng tới Thứ Bảy cuối tuần), Tôi đã không quên những tình trạng đau thương ở một số quốc gia Phi Châu, Trung Đông và nhất là ở Thánh Địa và Iraq”.

Riêng tại Iraq, tình hình nội chiến càng ngày càng căng thẳng hơn bao giờ hết trong thời gian nước này đang soạn thảo một bản hiến pháp để làm cơ cấu văn tự cho việc bầu cử dân chủ sau này. Vì tranh giành hay tranh chấp quyền lợi giữa các nhóm khác nhau trong nước hay do tàn quân của nhà lãnh tụ chế độ cũ Saddam, tình hình nội chiến đã diễn ra liên tục, càng ngày càng khốc liệt. Chẳng hạn như vụ xẩy ra hôm Thứ Ba 2/3/2004, vào ngay chính ngày lễ của nhóm Hồi Giáo Shittes đông nhất nước và đang nổi nhất trong các phái nhóm, làm thiệt mạng cho 271 người và thương tích cho 393 người.

Thật vậy, vào mùa lễ trọng nhất của phái Hồi Giáo Shittes là lễ Ashura, ngày thứ 10 của Tháng Muharram, lễ tưởng nhớ cái chết vào năm 680 của Giáo Trưởng Hussein, một vị đại thánh của phái Hồi Giáo này và là chắt của tiên tri giáo tổ Mohammed. Cuộc khủng bố tấn công phái Hồi Giáo Shittes này trùng hợp với cái chết của vị đại thánh này cách đây 1300, vị đã bị giết chết trong một cuộc nổi dậy chống lại nhà cầm quyền tàn ác thuộc phái Hồi Giáo Sunni, phái Hồi Giáo của nhà cựu lãnh đạo Saddam. Phái Hồi Giáo Shittes đã bị cấm cách dưới chế độ của nhà lãnh tụ Saddam Hussein không được cử hành những ngày lễ như thế này, bởi đó, năm nay, đây là lần đầu tiên trong vòng 30 năm, phái Hồi Giáo này mới cử hành một ngày Đại Lễ đông đảo đến hơn cả triệu người như thế, những người đồng giáo phái đến cả từ hải ngoại như Iran, Pakistan và các nơi khác trên thế giới tụ về Đền Karbala ở Iraq.

Để đề phòng bất trắc xẩy ra, giáo phái Hồi Giáo này đã phải thực hiện việc kiểm soát an ninh rất chặt chẽ, với các trạm kiểm soát vào thành phố tổ chức và các chiến đấu quân của giáo phái này canh gác ở các đường phố và đền đài. Thế mà cuộc khủng bố tấn công ở Baghdad và Karbala vẫn có thể xẩy ra vào lúc 10 giờ sáng địa phương, một cuộc khủng bố tấn công chưa từng thấy từ ngày chấm dứt cuộc chiến tấn công Iraq của liên minh do Hoa Kỳ dẫn đầu. Cảnh sát cho rằng có 5 tên ôm bom tự sát khủng bố đã lọt vào được qua hệ thông kiểm soát an ninh chặt chẽ này vào cuối cuộc lễ và đã gây ra chín cuộc nổ khác nhau trong một vùng rộng khoảng 2 dặm tính từ trung tâm thành phố bị nạn. Năm ngoái, vào Tháng 8, một chiếc xe hơi khủng bố cũng tấn công tín đồ của giáo phái này ở đền Najaf. Hình ảnh của vụ khủng bố tấn công khiếp đảm hôm Thứ Ba 2/3/2004 lần này cho thấy có những thây người bị phân mảnh hay cháy đen thui không còn nhận ra hình tượng nữa.

Tuy nhiên, sau khi xẩy ra cuộc khủng bố bất ngờ tấn công này, nhiều tín đồ thuộc giáo phái Shittes này vẫn không chịu giải tán, nhất quyết hoàn tất những cuộc cử hành của ngày đại lễ, bất chấp lực lượng an ninh muốn giải tán vùng mất an ninh này. Họ trở lại đền Giáo Trưởng Hussein ca hát, đấm ngực thống hối, lấy gươm hay dao găm cắt xẻ mình và đánh mình theo những cử động đồng loạt hóa.

Hôm sau, Thứ Tư 3/3/2004, những người thuộc phái Hồi Giáo Shittes và Sunni đã tham dự một cuộc biểu tình ở thủ đô Baghdad để chứng tỏ mối hiệp nhất đồng đạo cũng như để lên án hành động khủng bố tấn công tàn ác hôm trước. Ngoài ra, cuộc xuống đường này cũng lên án cả việc giữ an ninh của lực lượng Hoa Kỳ.

Chính Vị Đại Tôn đệ nhất của giáo phái Shittes là Ayatollah Ali al-Sistani đã phổ biến một văn thư sau cuộc khủng bố tấn công mấy tiếng đồng hồ, cho rằng Hoa Kỳ đã không kiểm soát nỗi các vùng biên giới để cho các tay khủng bố lọt vào làm loạn Iraq. Trong khi đó, Hoa Kỳ và thẩm quyền Iraq đổ cho Abu Musab al-Zarqawi, một tay chiến đấu quân người Jordan, nhân vật đã tung ra một bức thư kêu gọi thực hiện những cuộc tấn công giáo phái Shittes để phát động cuộc chiến đấu tấn cống lực lượng liên minh. Lực Lượng liên minh đã treo tiền thưởng 10 triệu Mỹ kim để bắt nhân vật nguy hiểm này.

Sau khi xẩy ra những cuộc khủng bố tấn công này, Hội Đồng Quản Trị Iraq do Hoa Kỳ lập nên để soạn thảo bản hiến pháp cho việc bầu cử hầu thành lập một Iraq dân chủ, đã công bố tổ chức 3 ngày than khóc kể từ Thứ Tư, 3/3. Hội đồng này cũng đã hoãn lại việc chính thức ký nhận bản hiến pháp lâm thời (đã được công nhận hôm Thứ Hai 1/3), trong giai đoạn thương khóc 3 ngày này.

Đức Thượng Phụ Emmanuel III Delly ở Babylon thuộc Lễ Nghi Chaldean đã nói với Cơ Quan Tín Liệu Việc Truyền Giáo về vụ khủng bố tấn công “phi nhân đạo” này như sau: “Chúng tôi đau lòng và phiền muộn về những gì đã xẩy ra hôm qua cho anh em Hồi Giáo của chúng tôi. Đó là một hành động phi nhân đạo, vì việc tán sát rất nhiều người đang thực thi những nhiệm vụ tôn giáo của mình không thể được coi là một cử chỉ nhân đạo. Với tư cách là những vị đại diện của Giáo Hội Chaldean, cùng với tất cả mọi Kitô hữu, chúng tôi xin cảm thương vì tất cả chúng ta đều làm nên một gia đình Iraq. Những gì xẩy ra cho một người anh em Hồi Giáo cũng là những gì xẩy ra cho bản thân tôi”.
 

Bản thảo hiến pháp Iraq bị đình trệ vì phân rẽ

Hội Đồng Quản Trị Iraq đã làm việc thêm giờ để cố gắng hoàn tất đúng hạn định bản hiếp pháp lâm thời cho xứ sở của mình, nhưng vẫn vượt quá hạn định (Thứ Bảy 28/2/2004) sang cả ngày hôm sau vào lúc nửa đêm về sáng, chỉ vì có những phân rẽ về chủ trương nơi nội bộ của hội đồng n ày. Những cuộc bàn luận vẫn chưa được ổn định cho tới rạng sáng Chúa Nhật 29/2/2004, đến nỗi mọi người phải đồng ý trì hoãn vấn đề hoàn tất bản hiến pháp tạm thời này.

Bản hiến pháp lâm thời này cần phải được phác họa ra để quản trị cho đến khi có được một hội đồng được bầu lên để thực hiện một bản hiến pháp vĩnh viễn chính thức, đặc biệt để dựa vào đó mà tổ chức nhưnõng cuộc tuyển cử dân sự công bằng.

Lý do chính yếu gây ra sự kiện đình trệ này là vì có những phân rẽ trầm trọng nơi các phần tử thuộc Hội Đồng Quản Trị Iraq do Hoa Kỳ chỉ định, một hội đồng có nhiệm vụ phác họa bản hiến pháp lâm thời, về những vấn đề hay go như vấn đề luật lệ Hồi Giáo, vấn đề vị thế của các miền đất của những người Kurdish ở Iraq cũng như vấn đề các quyền lợi của nữ giới. Ngoài ra, còn có cả vấn đề liên quan đến vai trò của Hồi Giáo và những vấn đề liên quan đến những người Kurds. Bản văn này, sau khi được hội đồng này biểu quyết, sẽ được viên chức Mỹ quản nhiệm dân sự ở Iraq là ông Paul Bermer ký chuẩn.

Một phần tử của hội đồng này là Mowaffak al-Rubaie đã chia sẻ nhận định của mình trong một cuộc họp báo muộn màng khuya khuắt, với sự hiện diện của 2 phần tử khác, rằng việc soạn thảo kỹ lưỡng một bản văn quan trọng hơn là vấn đề cố gắng phải hoàn thành đúng hạn định như đã đồng ý với nhau từ tháng 11/2003: “Chúng ta đang xây dựng một tân Iraq nên cần phải làm cho thích hợp, không thể nào lại để xẩy ra sơ hở. Tất cả mọi người dân Iraq đang chờ đợi chúng ta phổ biến văn kiện này”.

Thủ Tướng Bahram Saleh của Liên Hiệp Ái Quốc của vùng Người Kurd (PUK: Patriotic Union of Kurdistan's region), cũng trong cuộc họp báo cho biết nhận định của mình về biến cố này như là “một đêm quan trọng” và những điều đình cho thấy “một giây phút hào hứng trong lịch sử”: “Đây là lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại ở Trung Đông xẩy ra một cuộc trao đổi ý kiến rộng rãi về tương lai của xứ sở mình… Niên lịch cũng là một vấn đề buồn cười nữa. Đây là một năm nhuận. Ngày mai là ngày 29/2. Người ta có thể lập luận về phương diện kỹ thuật rằng chúng tôi không sợ bị nhỡ hạn định. Đây là vấn đề về một bản văn chứ không phải là vấn đề hạn định”.

Thật vậy, bản hiến pháp này của Iraq được coi là một văn kiện hết sức quan trọng trong một thế giới Hồi Giáo Ả Rập phi dân chủ, nó sẽ giống như bản hiến pháp của các quốc gia bắt đầu theo chế độ dân chủ ở Tây Phương trước đây sau thời đại quân chủ chuyên chế vậy.

Trước đây, một phần tử người Kurd của hội đồng này là ông Mahmud Othman, một vị lãnh đạo lâu đời của tổ chức Kurdish National Struggle đã cho CNN biết về một số tiến bộ đã đạt được trong nội bộ hội đồng này như sau:

“Tất cả chúng tôi đã đồng ý thiết lập một nước Iraq dân chủ. Chúng tôi đã đồng ý vấn đề bỏ phiếu để quyết định hết mọi sự. Chúng tôi đã đồng ý là nhân dân phải quyết chọn hết mọi sự. Họ chưa bao giờ nói rằng họ một một thứ luật lệ Hồi giáo, một quốc gia Hồi giáo”.

Vấn đề liên bang là vấn đề chính của người Kurd, thành phần dân chúng tự trị ở Iraq nhiều năm và không muốn mất đi thế đứng của mình. Tuy nhiên, theo ông Saled thì “bản văn kiện này minh nhiên nói rằng Iraq sẽ được cai trị bằng một cơ cấu chính phủ liên bang và nói rằng chính quyền thuộc vùng người Kurd có thẩm quyền quản trị nội bộ ở miền của mình”.

Ông Othman còn cho biết thêm về tình trạng những người sống lẫn lộn với người Kurd và trong vùng người Kurd có quyền quyết định họ có muốn thuộc về vùng tự trị của người Kurd hay chăng. Còn vấn đề ngôn ngữ chung cho quốc gia Iraq cũng đã được giải quyết là nước này sẽ sử dụng hai ngôn ngữ chính, Ả Rập và Kurdish. Dân chúng được chọn học một trong hai hay cả hai thứ ngôn ngữ chính này. Tuy nhiên, họ vẫn có quyền sử dụng thổ âm của họ tại địa phương họ sống.

Tuy nhiên, vấn đề vẫn chứa được rõ là ngôn ngữ Kurdish chỉ chính thức ở miền bắc của vùng họ tự trị thôi hay ở cả nước Iraq.

Về phía những người Thổ Nhĩ Kỳ, thành phần sống ở miền bắc Iraq với những người Ả Rập và Kurds, thì những dự thảo trong bản hiến pháp không đáp ứng những đòi hỏi của họ. Trong tuần họ đã cùng nhau xuống đường ở thủ đô Baghdad để phản đối. Nhiều người trong họ đã lấy xích hay băng keo cột chân tay lại. Một bản văn được phổ biến chính hôm Thứ Bảy 28/2/2004, cho biết họ sẽ nhịn đói xuống đường phản đối về những bất bình đẳng trong tiến trình soạn thảo bản hiến pháp, vì họ muốn được chính thức công nhận là một thiểu số quốc gia, bằng không họ cảm thấy mình bị loại ra rìa:

“Bản thảo hiến pháp cho thấy thiên về một số lực lượng trong việc chiếm đạt những thứ lợi lộc không kể gì tới nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ cùng những người khác thuộc nhân dân Iraq”.

 

Tù nhân chính trị Saddam Hussein

Chiều hôm Thứ Bảy 21/2/2004, sau hai tháng dàn xếp theo Hiệp Ước Geneva về việc viếng thăm các tù nhân chính trị, một phái đoàn 3 vị đại diện (trong đó có một y sĩ) Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế đã được phép đến thăm tù nhân chính trị Saddam Hussein. Việc viếng thăm này là để khám sức khỏe và tình trạng sống của nhà cựu lãnh đạo Iraq này, nhưng không ai lên tiếng gì về tình hình sức khỏe của ông ta cả. Bà Nada Doumani cho biết “chúng tôi đã hỏi ông ta về tình trạng bị giam giữ của ông” xem ông có vấn đề gì về thục phẩm, nước uống, đối xử hay sức khỏe chăng. Ông đã đưa cho Hội Hồng Thập Tự một sứ điệp viết tay để gửi cho gia đình của ông. Bà nói “chúng tôi sẽ tài diễn việc viếng thăm như thế này”. Người ta nghĩ rằng ông này bị giam giữ tại Baghdad cùng một chỗ với những tay cao cấp khác ở gần phi trường quốc tế.

Trong khi đó, theo nữ phát ngôn viên của Bộ Nội Vụ Hoa Kỳ là Joanne Moore cho biết hôm Thứ Sáu 27/2/2004, người chỉ điểm cho quân đội Hoa Kỳ đia điểm của những người con trai nhà lãnh tụ Saddam là Uday và Qusay đã nhận được số tiền thưởng 30 triệu Mỹ kim. Bộ Nội Vụ này cho biết cả đương sự và gia đình của đương sự đã rời Iraq với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ. Hai người con trai của tù binh chính trị Saddam đã chết vào ngày 22/7/2003 sau trận đụng độ với quân đội Hoa Kỳ ở tỉnh Mosul thuộc miền bắc Iraq.

 

Tiến Trình Trao Nhượng Chủ Quyền cho tới ngày hạn định vẫn chưa thích thuận…
 

Hôm Thứ Năm 19/2/2004, ông Tổng Thư Ký LHQ Kofi Annan đã cho biết những cuộc tuyển cử trực tiếp ở thể thực hiện được vào hạn chót 30/6/2004, nhưng ngày trao nhượng quyền bính cho Iraq vẫn cần phải được tôn trọng.

“Như chúng tôi đã tiến hành, chúng tôi hy vọng chúng tôi sẽ có thể làm việc với những người Iraq và lực lượng liên minh để tìm ra một đường lối thiết lập một chính phủ lâm thời cho tới lúc tổ chức những cuộc tuyển cử”.

Ông TTK/LHQ đã cho biết như thế tại LHQ sau khi gặp một nhóm người Iraq được gọi là Nhóm Thân Hữu Iraq gồm 46 đại biểu, khi họ nghe những điểm chính yếu trong bản tường trình của nhóm LHQ do ông Lakhdar Brahimi lãnh đạo về tình hình Iraq liên quan đến việc có nên tổ chức tuyển cử vào trước ngày 30/6/2004 hay chăng.

“Chúng tôi đã chia sẻ với họ về vị thế hiện tại của chúng tôi, về những gì chúng tôi hy vọng sẽ làm tiếp theo và cắt nghĩa cho họ về tình hình của màn kịch”.

Bản tường trình về việc bầu cử trực tiếp này được hoàn tất hôm Thứ Sáu, 20/2, và được gửi cho ông TTK vào Thứ Bảy ở Nhật để được chấp thuận, rồi được phổ biến vào ngày đầu tuần sau đó.

Ông Paul Bremer, vị quản trị dân sự của Hoa Kỳ ở Iraq nhấn mạnh rằng hạn định 30/6/2004 không có nghĩa là ngày chấm dứt việc Hoa Kỳ (với cả 100 ngàn quân nhân đang ở Iraq) dính dáng với Iraq.
 

Trước lời nhận định của TTK/LHQ trên đây, có những phản ứng khác nhau như thế này:

Phản ứng thuận được bộc lộ từ vị phát ngôn viên thuộc văn phòng Samir Shakeer Mahmud, một người Ả Rập giáo phái Hồi Giáo Sunni, một phần tử của tộc Al-Sumaidi và có chân trong Hội Đồng Quản Trị Iraq cho biết: “Chúng tôi đồng ý rằng những cuộc tuyển cử cần phải được trì hoãn cho đến khi chúng tôi cải tiến tình hình an ninh ở xứ sở này, hầu tránh việc gian lận cũng như tránh cho khỏi cảnh nội chiến bùng nổ”.

Theo chiều hướng này, ông Hewa Mahmud Othman, người con và là phát ngôn viên cho Tiến Sĩ Ali Othman, một người Kurd thuộc giáo phái Hồi Giáo Sunni ở Sulamaniya cũng có chân trong hội đồng này, đã nêu lên nhận định của mình như sau: “Chúng ta cần phải trì hoãn những cuộc bầu cử vì nếu thực hiện bây giờ sẽ tạo cơ hội cho một cuộc nội chiến. Điều này đã từnmg xẩy ra vào năm 1992, khi những người Kurds vội vã bầu cử đến nỗi đã đi đến cuộc xung đột cả 4 năm trời và hiện nay vẫn còn chia làm hai nhóm”.

Tuy nhiên, cũng có phản ứng bất thuận từ một phần tử khác trong cunụng hội đồng này là ông Mowaffak al-Rubaie, một người Ả Rập Hồi Giáo thuộc phái Shiite: “Chúng tôi cần phải có một ngày nhất định. Quyên hành cần phải được trao lại cho một cơ cấu vô tư để có thể thực hiện một quyết định giúp vào tình trạng liên tục. Chúng tôi không thể làm như thế theo kiểu của Hoa Kỳ, như khi George W. Bush thay thế Bill Clinton thì cả guồng máy bị đổi thay làm chúng tôi không thể có được cái liên tục này”.

 

Nỗ lực giải quyết vấn đề truy lùng vũ khí đại công phá ở Iraq

Sau biến cố từ chức mới xẩy ra của vị lãnh đạo ban thanh truy lùng vũ khí của Hoa Kỳ cũng như trước áp lực chính trị trong mùa tranh cử tổng thống được bắt đầu diễn tiến, hôm Thứ Hai 2/2/2004, qua lời tuyên bố với báo chí tại một cuộc họp Nội Các của mình, Tổng Thống Bush tuyên bố rằng ông muốn xem xét lại vấn đề tình báo tiền chiến và sẽ chỉ định một ủy ban chính thức bao gồm cả hai đảng dân chủ và cộng hòa để tái xét hồ sơ tình báo của Hoa Kỳ về vấn đề vũ khí đại công phá ở Iraq. Vị tổng thống này cũng cho biết là ông muốn nói chuyện với ông David Kay, vị nguyên lãnh đạo phái đoàn thanh tra vũ khí của Hoa Kỳ, trước khi ông tiến tới chỗ thành lập ủy ban độc lập này.

Hai nhân vật này, theo phát ngôn viên Scott McClellan, quả thực đã ăn trưa với nhau tại Tòa Bạch Ốc và cuộc gặp gỡ có tính cách “xây dựng”. Tổng Thống Bush đã tuyên bố quyết định thành lập ủy ban độc lập này sau khi một phóng viên đặt vấn đề là những người Hoa Kỳ “cần có một lời giải thích về vấn đề thất bại của tình báo trước cuộc bầu cử”. Ông đã trả lời quan tâm này như sau: “Trước hết tôi muốn biết tất cả sự thật… Chúng ta biết rằng hắn (Saddam) là một mối nguy hiểm… Hắn đã sát hại cả bao nhiêu ngàn người, đã bỏ tù dân chúng. Cái chúng ta chưa biết được đó là những gì chúng ta đã tưởng và những gì Nhóm Truy Tìm Iraq đã thấy”.

Sau đó, vào ngày Thứ Hai 5/2/2004, đương kim giám đốc cơ quan tình báo liên bang Hoa Kỳ CIA là ông George Tenet đã lên tiếng bênh vực cho việc thẩm lượng tình báo Hoa Kỳ về vấn đề vu õ khí đại công phá ở Iraq thời tiền chiến Iraq, khi ông tuyên bố ở Đại Học Georgetown rằng cơ quan CIA này “sẽ không bao giờ hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai” khi nắm được những dữ kiện. Ông đồng thời cũng phủ nhận cơ quan này bị apùp lực chính trị chi phối đến việc thẩm lượng về vấn đề vũ khí cấm ở Iraq: “Chúng tôi bao giờ cũng vậy, thấy sao nói vậy”. Bài nói chuyện này của vị giám đốc CIA đã là cơ hội để cơ quan này đáp lại những gì ông Kay đã nói với Thượng Viện tuần trước về vấn đề tình báo mập mờ hơn là lỗi lầm của chính phủ Bush.

Thứ Sáu 6/2/2004, Tổng Thống Bush đã thực sự bổ nhiệm một ủy ban lưỡng đảng “để tìm hiểu tại sao” vấn đề tình báo của Hoa Kỳ thất bại về các thứ vũ khí đại công phá ở Iraq. Trong một buổi họp báo ngắn ở Tòa Bạch Ốc để bổ nhiệm ủy ban này, tổng thống đã nói: “Chúng tôi cũng quyết định để làm sao nắm vững được là vấn đề tình báo Hoa Kỳ chính xác bao nhiêu có thể để đương đầu với mọi thách đố trong tương lai”. Mục đích của ủy ban này, như tổng thống nói: “để xem xét tình báo về các thứ khí giới đại công phá” cùng vơiùi những thứ de dọa khác rồi nêu lên những khuyến cáo. Bản tường trình của ủy ban này sẽ được hoàn tất vào hạn cuối là ngày 31/3/2005, tức sau cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11/2004.

Ủy ban này được lãnh đạo bởi một dân chủ và cộng hòa, đó là nguyên thượng nghị sĩ và thống đốc Chuck Robb ở Virginia, và thẩm phán nguyên Tòa Điều Trần Hoa Kỳ Laurance Silberman, môt vị bảo thủ đã từng phục vụ cho chính phủ Nixon và Ford. Những phần tử khác trong ủy ban này gồm có Lloyd Cutler, cố vấn ở Tòa Bạch Ốc cho Tổng Thống Carter và Clinton; Thượng Nghị Sĩ John McCain, R-Arizona; nguyên thẩm phán tòa điều trần Pat Wald, thuộc đảng Dân Chủ; Rick Levin, viện trưởng Yale University, Bush's alma mater; và Ret. Adm. Bill Studeman, nguyên phó giám đốc CIA.

Trước đó, vào sáng cùng ngày này, tổng thống đã gặp ông Charles Duelfer, tân lãnh đạo Nhóm Truy Tìm Iraq, mà nói rằng ủy ban này “hoàn toàn có thể” xem xét tất cả những gì nhóm này đang có trong tay. Mới ngày hôm trước, tổng thống, đã mạnh mẽ bênh vực quyết tâm của chính phủ Hoa Kỳ tấn công Iraq là vì dù không thấy những thứ vũ khí đại công phá ở Iraq nhưng nhà lãnh đạo Saddam vẫn là một mối đe dọa cho thế giới, qua hành động ông ta đã sử dụng các thứ vũ khí cấm đối với dân chúng của ông ta trong quá khứ và ông ta cũng cho thấy hào hứng rất lâu trong vấn đề chế tạo vũ khí đại công phá.

Trong khi đó, ở Hiệp Vương Quốc, vào hôm Thứ Ba 3/2/2004, Thủ Tướng Tony Balair, không biết có phải vì thấy Tổng Thống Bush hôm Thứ Hai 2/2/2004 đã nghiêng về quyết định thành lập ủy ban lưỡng đảng kiểm soát lại vấn đề tình báo Mỹ tiền chiến Iraq hay chăng, cũng quyết định làm tương tự như thế. Trước Tiểu Ban Liên Lạc Quốc Hội năm nay, vị thủ tướng này, đã tỏ ra thay đổi chiều hướng hầu như vốn cố chấp của mình trước đó, khi nói ông nghĩ có “những vấn đề liên quan đến tình báo, liên quan đến việc chính phủ thu thập, thẩm lượng và sử dụng tình báo chúng ta cần phải xem xét… Đúng thế, chúng tôi cần phải xem xét vấn đề tình báo chúng ta đã nhận được và xem coi nó có chính xác hay chăng. Tôi chỉ có ý muốn nói rằng bất cứ tìm ra được những gì thì tôi cũng không chấp nhận sai lầm trong việc lật đổ Saddam Hussein và thế giới này không phải là một nơi tốt đẹp hay an toàn hơn”.

Những chi tiết về việc thiết lập việc tìm hiểu tình báo này sau đó trong cùng ngày đã được ngoại trưởng Jack Straw loan báo ở Quốc Hội. Theo vị ngoại trưởng ấy thì ngươiụi lãnh đạo tiểu ban này là nguyên Bí Thư Nội Các Lord Butler ở Brockwell, và tiểu ban này sẽ tường trình cho quốc hội vào trước kỳ nghỉ hè năm nay.

Hôm Thứ Tư, 4/2/2004, trong khi ở bên trong Thủ Tướng Tony Balair đang nói chuyện với quốc hội về bản tường trình của Hutton liên quan đến cái chết của chuyên viên vũ khí David Kelly, một bản tường trình có lợi cho chính phủ đang bị nghi ngờ về chuyện lem nhem tình báo, thì bên ngoài xẩy ra một cuộc xuống đường biểu tình chống chính phủ Tony Balir. Đám biểu tình hô hoán những lời lẽ như “Đồ Sát Nhân” (cố ý nói về vị đương kim thủ tướng chính phủ), “Đồ tẩy não” (liên quan đến bản tường trình Hutton), “Đừng có mà gây chiến tranh bất hợp pháp nữa” (liên quan đến chính phủ đương thời) v.v. Một phát ngôn viên của đám biểu tình này cho biết: “Vấn đề đã được cả bao nhiêu triệu người chú ý tới, thành phần nghĩ rằng chính phủ này dối trá, tất cả mọi người đều hết sức bất mãn với cuộc chiến tranh sát hại cả 10 ngàn người dân Iraq”.

Ở Luân Đôn Anh Quốc, hôm Thứ Tư 4/2/2004, có một số nhân viên tình báo của Hiệp Vương Quốc tin rằng khả năng vũ khí đại công phá của Iraq đã bị phóng đại nơi hồ sơ của chính phủ được sử dụng để biện minh cho cuộc chiến tranh tấn công Iraq, nhưng mối quan tâm của những nhân viên này đã bị coi thường. Thật vậy, Tiến Sĩ Brian Jones, một nhân viên về hưu nguyên lãnh đạo một nhóm chuyên viên về các thứ vũ khí hóa chất và sinh trùng, một nhóm thuộc về thành phần của cơ quan tình báo phòng thủ vụ của Hiệp Vương Quốc, đã viết trong trong tờ nhật báo Independent thế này: “Theo tôi nghĩ thì các nhà phân tích tình báo chuyên môn thuộc Nhân Viên Tình Báo Phòng Thủ DIS (Defence Intelligence Staff) đã bị loại trừ trong việc sửa soạn hồ sơ hồi Tháng 9/2002, kết quả đã đi đến một bản tường trình sai lệch về các thứ năng lực của Iraq”.

Tác giả bài viết càng gây sôi nổi cho vấn đề đang nóng bỏng này nhấn mạnh đến những quan tâm của ông về việc thêm thắt vào bản hồ sơ năm 2002 chi tiết là Saddam có thể bắn các thứ vũ khí cấm trong vòng 45 phút. Ông còn cho biết là các chuyên viên thuộc DIS cảm thấy là bản hồ sơ này cần phải viết rằng Iraq có thể có một năng lực hóa chất hay sinh trùng ở một mức độ nào đó thôi chứ không được sử dụng những lời lẽ mạnh mẽ hơn thế. Ông viết trong cùng tờ nhật báo là: “Mặc dù điều này đã được vạch ra trong những lời nhận định ở một số banũn thảo, song những lời lẽ mạnh mẽ hơn đã thực sự từ từ xuất hiện ở bản tóm lược hành sự”.

Tuần trước, thẩm phán Lord Hutton sau thời gian điều tra về cái chết tự tử của chuyên gia vũ khí Kelly đã tuyên bố là vấn đề đài truyền hình BBC cho rằng chính phủ “sexed up” cái nguy hiểm Iraq có thể gây ra là vô bằng.

Thế nhưng, trên cùng đài truyền hình này, trong chương trình “Điểm Tâm với cóc nhái” vào Chúa Nhật 8/2/2004, ông lãnh đạo ban thanh tra vũ khí của LHQ ở Iraq trước khi chiến tranh xẩy ra là Hans Blix đã cho biết nhận định của mình là chính phủ của Thủ Tướng Tony Blair đã làm cho một số chứng cớ tiền chiến về các thứ vũ khí đại công phá ở Iraq “trở thành thê thảm”. Chẳng hạn như chi tiết về việc Iraq có thể khai hỏa các thứ vũ khí đại công phá trong vòng 45 phút.

 

Iraq Hậu Chiến: Càng Rối Loạn, Hỗn Loạn và Bạo Loạn

Theo CNN thì hôm Thứ Hai 19/1/2004, trước những chống đối của hằng trăm ngàn người Hồi giáo, thuộc nhóm giáo phái Sunni và Shia, ở thủ đô Baghdad, xuống đường ủng hộ ý kiến bầu cử trực tiếp cùng lắm vào cuối tháng 6/2004 của Đại Tôn Ayatollah Ali Sistani, vị giáo sĩ lãnh đạo phái Shia, những viên chức Hoa Kỳ và Iraq (IGC: Iraqi Governing Council) đã xin ông Tổng Thư Ký LHQ Kofi Annan sai “đoàn vụ kỹ thuật” đến Iraq để cân nhắc xem có nên thực hiện những cuộc tuyển cử trực tiếp sớm để bầu một chính quyền lâm thời hay là thực hiện những giải pháp khác. Tuy nhiên, ông TTK/LHQ cho phóng viên báo chí biết sau khi đã gặp các viên chức trên:

“Tôi đã nói là tôi không nghĩ rằng sẽ có đủ thời gian từ bây giờ đến tháng Năm để tổ chức các cuộc tuyển cử”.

Thế nhưng, nhiều người Iraq lại cho rằng những cuộc tuyển cử trực tiếp là dấu hiệu kiểm soát xứ sở của họ. Theo hiệp định của LHQ ngày 15/11/2003 thì cần phải có một chính phủ lâm thời cùng lắm vào ngày 1/7/2004.

Cuộc diễn hành hôm Thứ Hai này là một cuộc biểu tình lớn nhất từ trước đến nay. Những tham dự viên, hầu hết là nam giới, hô hoán và giơ những tấm bảng viết những chữ như “Dân chủ thực sự nghĩa là tuyển cử thực sự”. Một vị giáo sĩ giáo phái Shia đọc sứ điệp của đại tôn Sistani.

Hoa Kỳ và LHQ đã phải đương đầu với những căng thẳng đối với việc kiểm soát Iraq. Ông TTK/LHQ cũng nói hôm Thứ Hai rằng “rất nhiều điều đồng ý giữa chúng tôi” là một khi chính quyền lâm thời được thiết định vào đầu Tháng Bảy, thì “LHQ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc làm việc với chính phủ lâm thời Iraq… về những vấn đề chính liên quan đến pháp chế và bầu cử”. Tới bấy giờ thì “dễ dàng hơn”, ông nói, “Thế nhưng nếu chúng ta đi sai lệch vào giai đoạn này thì lại càng khó khăn hơn nữa, làm chúng ta khó có thể tiến sang giai đoạn kế tiếp”.

Tuy nhiên, vào ngày Thứ Sáu 30/1/2004, ông Tổng Thư Ký LHQ Kofi Annan đã tuyên bố với báo chí ở Brussels, Bỉ quốc, nơi ông chính thức mở một văn phòng cho LHQ, là một nhóm của LHQ sẽ đến Iraq để bắt đầu làm việc trong vòng mấy ngày tới đây.

Lời tuyên bố này của ông xẩy ra sau khi nhân viên LHQ đã đến Iraq vào đầu tuần này để xem xét tình hình an ninh ở đây. Lời tuyên bố này quả thực là một dấn thân của LHQ, vì tình hình bạo loạn và hỗn loạn đang xẩy ra ở đây. Lời tuyên bố này, thực sự nếu được thực hiện, sẽ bù đắp một phần nào lệnh của chính vị tổng thư ký này truyền phái đoàn LHQ thanh tra vũ khí cấm ở Iraq rút lui ngay trước ngày Hoa Kỳ tuyên bố tấn công Iraq 19/3/2003 trước đây.

LHQ thật sự đã cố gắng chu toàn vai trò toàn cầu của mình, nhất là về lãnh vực nhân đạo (trong khi Hoa Kỳ không chịu trao quyền giải quyết Iraq thời hậu chiến về chính trị và kinh tế), đến nỗi vào tháng 10/2003, phái đoàn nhân đạo LHQ đã phải rút lui vì cuộc khủng bố tấn công vào Tháng 8/2003 đã giết hại 22 mạng nhân viên LHQ, trong đó có cả vị lãnh đạo phái đoàn này là ông Sergio Vieira de Mello. Ngoài ra, lời tuyên bố của vị tổng thư ký LHQ còn cương quyết đến nỗi, như ông cho biết ông đã được lực lượng Hoa Kỳ cảnh giác là không thể bảo vệ cho nhân viên LHQ của ông: “Liên quân đã nói với tôi rằng họ sẽ không làm hết sức được trong việc bảo vệ những nhóm sẽ đến Iraq, bởi thế, tôi nghĩ rằng, từ nơi đây, trong vòng mấy ngày nữa, sẽ có những nhóm sửa soạn đến đó để bắt tay vào việc”.

Trong khi Liên Hiệp Quốc, từ ngày phái Hồi Giáo Shiites xuống đường biểu tình đòi trực tiếp bầu cử, cũng như từ khi Hoa Kỳ nhờ đến LHQ giúp giải quyết yêu cầu này của phái Hồi giáo Iraq này, đang cố gắng nhúng tay vào việc giải quyết vấn đề Iraq thời hậu chiến liên quan đến vấn đề chính trị và tiến trình chiếm thủ chủ quyền của họ thì tình hình Iraq càng ngày càng trở nên bạo loạn và hỗn loạn hơn bao giờ hết.

Thật vậy, cho dù nhà lãnh tụ Saddam Hussein đã bị bắt từ ngày 13/12/2003, vẫn không ngớt những cuộc khủng bố tấn công ở Iraq, trái lại, ngoài những cuộc xuống đường biểu tình của tôn giáo đòi chủ quyền mới xẩy ra khoảng từ trung tuần Tháng Giêng 2004, còn xẩy ra những cuộc khủng bố tấn công đẫm máu hơn nữa.

Hôm Thứ Tư 21/1 và Thứ Năm 22/1/2004, trong vòng 24 tiếng đồng hồ, những tay nổi loạn thuộc nhóm “Sunni Triangle” đã thực hiện 3 cuộc tấn công chết người, sát hại 2 quân nhân Hoa Kỳ, 3 nhân viên cảnh sát Iraq và 4 thường dân.

Thứ Ba 27/1/2004, nội trong vòng một ngày lại xẩy ra 5 cuộc tấn công khác, gây thiệt mạng cho 13 người, trong đó có 6 quân nhân Hoa Kỳ và 2 nhân viên của CNN, 4 cảnh sát viên Iraq và 1 thường dân.

Tính đến cuộc tấn công cuối cùng này thì con số quân nhân Hoa Kỳ bị thiệt mạng ở Iraq là 518 người, trong đó có 361 bị chết thời hậu chiến Iraq. Hiện nay Hoa Kỳ đang có 100 ngàn quân ở Iraq.

Ngày Thứ Bảy 31/1/2004, hai cuộc đâm xe nổ bom tự sát để khủng bố tấn công, một vào một trạm cảnh sát ở phía bắc thành phố Mosul, đã gây thiệt mạng cho 9 người Iraq, và gây thương tích cho 45 người khác, và một vào một chiếc xe tuần tiểu của Hoa Kỳ giữa đoạn đường thuộc các tỉnh miền bắc Iraq là Tikrit và Kirkuk đã gây thiệt mạng cho 3 quân nhân Hoa Kỳ.

Ngày Chúa Nhật 1/2/2004, lại xẩy ra những cuộc khủng bố tấn công cùng một lúc vào buổi sáng hôm nay ở những văn phòng của các đảng chính trị của sắc dân Kurdish thuộc tỉnh Erbil miền bắc Iraq, gây thiệt mạng cho 50 người, trong đó có 1 viên chức cao cấp của người Kurdish, và làm nhiều người khác bị thương. Viên chức cao cấp bị thiệt mạng này là Sami Abdul Rahman, phó thủ tướng ở miền Erbil và là vị lãnh đạo Đảng Dân Chủ Kurdish. Cả hai cuộc tấn công này xẩy ra vào khoảng 11 giờ sáng. Mỗi văn phòng đang cử hành việc khai mạc cho 4 ngày Lễ Hy Hiến Eid al-Adha, một trong những kễ chính của Hồi Giáo.

Phải chăng thấy trước được chiều hướng thuộc nội bộ Iraq và tình hình có thể xẩy ra này, ĐTGM lễ nghi Chaldean là Louis Sako ở Kirkuk, 56 tuổi, đã lên tiếng cảnh giác việc bầu cử quá sớm, một yêu cầu của Đại Tôn Ayatollah Ali al-Sistani, “một người được mọi người coi trọng. Thế nhưng”, theo vị giáo chủ Kitô giáo này:

“Chúng ta cần phải thực tế: Lời yêu cầu của vị này trong việc tổ chức các cuộc bầu của trong vòng 2 tháng là điều bất khả. Người ta cần phải chấp nhận với những gì đã được thực hiện. Nhân dân Iraq vẫn chưa sẵn sàng đủ; họ cần phải được dọn đường. Họ cần phải biết tôn trọng và chấp nhận nhau. Tất cả những điều ấy không thể thực hiện trong vòng một hai ngày. Ngoài những yêu cầu bất khả thực hiện này còn có những áp lực của nước ngoài nữa, những áp lực không để ý gì tới tình hình nội bộ và những nhu cầu thỉc sự của dân chúng”.

 

Giáo Phái Hồi Giáo Shiites yêu cầu hành quyết nhà lành đạo Saddam Hussein

Hôm Thứ Ba 20/1/2004, lần đầu tiên từ sau ngày nhà lãnh tụ Saddam Hussein bị bắt 13/12/2003, đã xẩy ra một cuộc xuống đường với con số khoảng 5 ngàn người lo hò “Saddam là một tội áb chiến tranh, chứ không phải là một tù binh chính trị… hãy hành quyết Saddam”. Một cuộc xuống đường tương tự với hằng trăm người cũng xẩy ra cùng ngày ở thành phố Najaf của giáo phái Shiite. Tuy nhiên, cuộc xuống đường ngày hôm nay của gaío phái này không bằng của ngày hôm trước, ngày họ đòi thực hiện cuộc bầu cử trực tiếp chứ không chịu kiểu Hoa Kỳ trao quyền vào ngày 1/7/2004 cho một thứ chính phủ lâm thời phi tuyển cử.

Sở dĩ có cuộc xuống đường đòi hành quyết nhà lãnh đạo Saddam Hussein là vì giáo phái Hồi giáo Shiites là giáo phái đông nhất, chiếm 60% trong tổng số 25 triệu dân, thế mà không được tham dự vào việc cai trị đất nước trong chế độ cũ kéo dài 35 năm. Trái lại, cả hằng bao nhiêu ngàn người thuộc giáo phái này đã bị hành quyết trong thời chế độ cũ ấy.

Bà Karima Hanoun, 40 tuổi, người có 11 người trong gia đình bị Saddam hành quyết, đã cho biết qua tấm khăn đen che mặt của mình là: “Từ ngày Saddam bị lật đổ, chúng tôi được hoàn toàn tự do. Chúng tôi yêu cầu hành quyết Saddam tên vô đạo, kẻ đã giết chết con cái chúng tôi và chôn vùi chúng trong những nấm mộ tập thể”.

Samira Hassan, 43 tuổi, thuộc thành phố Sadr, nơi đa số là giáo phái Shiite ở phía đông thủ đô Baghdad, đã đặt vấn nạn thế này: “Hết mọi phụ nữ Hồi giáo tốt lành và hết mọi người thành tâm đều muốn Saddam bị hành quyết. Thế mà người Hoa Kỳ lại biến hắn thành tù binh chính trị là làm sao?”

Những người xuống đường diễn hành từ thành phố Sadr đến Công Trường Firdous ở thủ đô Baghdad, cầm những bức ảnh của nhà lãnh đạo phái Hồi giáo Shiite là Muqtada al-Sadr, con của một vị giáo sĩ bị giết năm 1999 có lẽ bởi những tay sai của Saddam. Công Trường Firdous là nơi bức tượng Saddam bị lật đổ vào ngày 9/4/2003, tượng trưng cho việc kết thúc một chế độ cũ do nhà lãnh đạo này cai trị, cũng là biến cố đánh dấu việc liên quan chiếm thủ đô Baghdad.

Ngoài việc yêu cầu hành quyết Saddam, đoàn biểu tình còn tỏ ra chống đối việc bàn luận đang diễn tiến giữa các nhà lãnh đạo Iraq về việc biến Iraq thành một quốc gia liên bang. Nhiều người Hồi giáo thuộc phái Shiites và Sunnis sợ rằng việc này sẽ làm phân mảnh Iraq và làm cho nhóm sắc dân Kurds ở phía bắc Iraq được thực sự tự do.

 

Iraq Hậu Chiến: Tranh Thủ Trao Nhượng Chủ Quyền
 

Không biết có phải do tác lực của những lời ĐTC Gioan Phaolô II nói với Phái Đoàn Ngoại Giáo Các Nước liên hệ với Tòa Thánh dịp đầu năm Thứ Hai 12/2/2004, mà tại Iraq đã xẩy ra biến cố xuống đường biểu tình đòi chủ quyền hay chăng? Thật vậy, ngay khi bắt đầu vào phần thứ nhất về tình hình chính trị thế giới trong bài diễn từ của mình, ĐTC GPII đã kêu gọi cộng đồng thế giới nói chung và nhắc khéo Hoa Kỳ nói riêng như sau: “Vấn đề quan trọng hôm nay đó là vấn đề cộng đồng quốc tế giúp cho những người Iraq đã được thoát khỏi một chế độ đán áp họ, để họ có thể lại tiếp tục làm chủ xứ sở của mình, củng cố chủ quyền của họ, quyết định thể chế chính trị và kinh tế một cách dân chủ theo lòng họ mong ước, và để Iraq trở lại làm một phần tử có ưu thế trong cộng đồng quốc tế”.

Đúng thế, trước tình hình mỗi ngày một tệ hơn thời chế độ độc tài Saddam Hussein, nhất là đối với vấn đề công ăn việc làm của dân chúng. Kể từ ngày chấm dứt chế độ cũ vào Tháng Tư 2003, ngày bức tượng Saddam Hussein ở thủ đô Baghdad bị lật đổ, đã xẩy ra nhiều vụ xuống đường của thành phần thất nghiệp, mới nhất vào cuối tuần vừa rồi (10-11/1/2004), với 5 người dân Iraq đã bị thiệt mạng vì vụ này. Theo thống kê của United Nations/World Bank được phổ biến từ tháng 10/2003, trong 26 triệu dân Iraq, có một nửa bị thất nghiệp hay không có việc làm, trong số đó có 400 ngàn quân nhân bị mất việc vì ông quản trị dân sự Iraq của chính phủ Hoa Kỳ là L. Paul Brener đã giải tán quân đội Iraq sau khi chấm dứt cuộc Hoa Kỳ tấn công Iraq.
 

Trong khi đó, dự án viết hiến pháp cho một tân Iraq, thực hiện việc bầu cử cùng với việc trao quyền lại cho nhân dân Iraq duờng như đang muốn câu giờ để thực hiện một mưu đồ gì đó, một thời gian càng kéo dài càng gây ra những cuộc phục kích và khúng bố tấn công, khiến cho đôi bên bị thiệt hại không ít về nhân mạng. Hôm Thứ Năm 15/1/2004, các vị lãnh đạo của phái Hồi Giáo lớn nhất Iraq là Shiite, trong đó có cả Đại Tôn Ayatollah Ali Sistani, được hỗ trợ bởi cả mấy chục ngàn người xuống đường biểu tình ở Barsa và ở những nơi khác. Ở nơi chính là Barsa có những tấm biểu ngữ chống liên quân như “Bây giờ hãy bầu cử đi”, “Liên Hiệp Quốc ở đây vậy?”, và một số hô hoán “Không theo Hoa Kỳ”.

Cho đến nay, dự án chuyển tiếp về chính trị được Hoa Kỳ ủng hộ là thành phần lãnh đạo theo miền sẽ chọn một ngành lập pháp Iraq vào cuối tháng 5/2004. Thế rồi ngành lập pháp này sẽ chọn một chính phủ hành sự mới để đứng ra lãnh nhận chủ quyền Iraq muộn nhất vào ngày 1/6/2004, thời hạn đực chính phủ Bush đồng ý vơiùi Hội Đồng Quản Trị Iraq lâm thời.

Tuy nhiên, vị Đại Tôn Sistani lại kêu gọi thực hiện những cuộc trực tiếp tuyển cử, vì cho rằng dự án các nhà lãnh đạo theo vùng trên đây phác ra là để giới hạn tầm ảnh hưởng của nhóm Hồi Giáo Shiite. Phần các viên chức Hoa Kỳ thì cho rằng thục hiện những cuộc tuyển cử trực tiếp không thực tế, một phần là vì tình hình an ninh, nhất là vì không biết đích xác con số nhân dân Iraq và thành phần cử tri. Ngoài ra các viên chức này còn tỏ ra lo rằng các tay cực thủ Hồi giáo hay những người của Đảng Baath sẽ chiếm ưu thế hơn trong những cuộc tuyển cử trực tiếp vì họ là những tổ chức có bề thế lâu đời. Cũng vào cùng ngày Thứ Năm xẩy ra biến động đòi trực tiếp tuyển cử này, ông chủ tịch của Hội Đồng Quản Trị Iraq lâm thời là Adnan Pachachi đã cảnh giác là nếu cần phải kiến tạo những phương thức thực hiện một cuộc bầu phiếu trực tiếp thì viec chuyển tiếp chủ quyền sẽ bị đình trệ lâu hơn.
 

Tuy nhiên, cuộc biến động này cũng khiến cho Hoa Kỳ phải quan tâm. Bằng cớ là ngay hôm sau, Thứ Sáu, 16/1/2004, sau khi gặp Tổng Thống Bush và các cố vấn tối cao ở Tòa Bạch Ốc, vị đại diện Hoa Kỳ quản trị nhân dân Iraq ở Baghdad là L. Paul Bremer, đã nói với báo chí rằng Liên Hiệp Quốc đóng mảt “vai trò quan trọng trong việc phát triển chính trị và kinh tế ở Iraq. Chúng tôi quả thực nghĩ rằng Liên Hiệp Quốc cần phải có một vai trò trong tiến trình này. Liên Hiệp Quốc có nhiều kinh nghiệm về việc tổ chức những cuộc bầu cử, lập các ủy ban lo việc bầu cử cùng những qui lệ về bầu cử, cũng như có nhiều kinh nghiệm trong tiến trình viết hiến pháp”. Ông này sẽ đến Liên Hiệp Quốc để gặp Tổng Thứ Ký LHQ vào Thứ Hai, 19/1/2004, một cuộc gặp gỡ tay ba, giữa Hoa Kỳ, LHQ và hội đồng lâm thời quản trị Iraq. Hoa Kỳ chạy tới với LHQ là để tổ chức quốc tế vốn bị Hoa Kỳ cho ra rìa này đỡ đòn dùm trước những chỉ trích phê bình của thế giới về hoạt đảng của Hoa Kỳ ở Iraq nói chung và về việc các vị lãnh đạo phái hồi giáo Shiite đòi phải tổ chức những cuộc trực tiếp tuyển cử.

Đối với phái Hồi giáo Shiite này, trên 200 nhà trí thức và chính trị gia Iraq đã kêu gọi các vị lãnh đạo Hồi giáo, Hội Đồng Quản Trị Iraq và các thẩm quyền liên minh hãy ngăn cản các nhóm thuộc giáo phái Hồi giáo đông đảo nhất ở Iraq này tấn công những người Kitô hữu. Lời kêu gọi này đã được phổ biến hôm 4/1/2004 trên màn điện toán Elaph Ả Rập. Lời kêu gọi này đã nhắc đến sự kiện Kitô hữu đã hiện diện ở Iraq cả 2 ngàn năm nay và đã đóng góp rất nhiều cho văn minh ở miền đất này, cả trước và sau khi có Hồi giáo nữa. Lời kêu gọi cho rằng đã có những tội ác “ghê tởm” phạm đến nữ giới trong việc bắt buộc họ phải đội khăn, nhưng tệ nhất là việc “khủng bố anh em Kitô hữu” gây khó dễ để họ biến thành những người Hồi giáo.


 

Saddam Hussein - Tù Binh Chính Trị; Truy lùng vũ khí - trò chơi diễn tiến

Về số phận của lãnh tụ Saddam Hussein, từ khi bị bắt đến nay, vị lãnh tụ này được bảo vệ theo tinh thần của các Hiệp Định Geneva. Vào hôm Thứ Sáu 9/1/2004, các viên chức Ngũ Giác Đài Hoa Kỳ cho biết nhà lãnh tụ này sẽ được coi như là một tù binh chính trị (POW: prison of war). Theo khoản 17 của Hiệp Định Geneva thì các tù binh chính trị không buộc phải tiết lộ bất cứ điều gì, ngoại trừ tên tuổi, cấp bậc và quân số, cũng như không bị đe dọa, nhục mạ hay bị đối xử bất lợi để buộc họ phải khai trình những gì cần điều tra. Tuy nhiên, một khi lãnh tụ này bị coi như là một tù binh chính trị thì lại thuộc về thẩm quyền xét xử của lực lượng chiếm đóng là Hoa Kỳ, chứ không phải của Iraq.

Phát ngôn viên của Ngũ Giác Đài là ông Larry Di Rita cho biết nhà lãnh tụ Saddam Hussein có thể không còn là tù binh chính trị nữa, nếu có những chi tiết chứng tỏ cho thấy nhà lãnh tụ này đã lãnh đạo các cuộc nổi loạn chống lại lực lượng liên minh do Hoa Kỳ cầm đầu, vì trong Hiệp Định Geneva có nhưnõng khoản nói đến những điều này.

Sở dĩ Ngũ Giác Đài phải công bố về tình trạng dứt khoát của nhà lãnh tụ Saddam Hussein như thế là vì có những mâu thuẫn nơi Ngũ Giác Đài, thoạt tiên văn phòng tổng tham vấn của cơ quan này nói với phóng viên báo chí rằng sẽ không có vấn đề công bố nhà lãnh tụ ấy được liệt vào loại tù binh chính trị, vả lại cũng không cần phải tuyên bố mà làm gì. Tuy nhiên, có những viên chức lại nói rằng nhà lãnh tụ này là tù binh chính trị vì trước đây ông ta lãnh đạo lực lượng quân đội đối phương và bị bắt trên chiến trường trong khi đang xẩy ra cuộc xung đột giữa đôi bên.

Cũng trong ngày Thứ Sáu này, ông Girod Christophe vị lãnh đạo Tiểu Ban Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế cho CNN biết cơ quan này đang điều đình để được thăm nhà lãnh tụ Saddam Hussein. Cuộc điều đình này đã bắt đầu từ cuối Tháng 12 với Bộ Tổng Tham Mưu Hoa Kỳ cũng như với Thẩm Quyền Liên Quân Lâm Thời. Theo ông này thì hội này đến thăm nhà lãnh tụ Saddam Hussein không thành vấn đề, như họ đã thăm các tù binh cao cấp của Iraq trước đây. Tuy nhiên, theo những viên chức Hoa Kỳ thì không biết nhà lãnh đạo Saddam Hussein có ưng thuận việc viếng thăm này hay chăng?

Nếu thân phận của nhà lãnh đạo Saddam Hussein nói riêng và nước Iraq nói chung liên quan đến vấn đề vũ khí đại công phá, một nguyên nhân chính để riêng cá nhân nhà lãnh đạo Saddam Hussein cần phải trừ diệt và chung nhân dân nước Iraq bị tấn công dưới chiêu bài giải phóng, thì vấn đề truy lùng những loại vũ khí này hiện nay đã đi tới đâu?

Một tài liệu nghiên cứu được thực hiện bởi tổ chức Carnegie Endowment for International Peace, một nhóm phi đảng phái vốn chống lại cuộc chiến tranh tấn công Iraq. Tài liệu này đã được phổ biến hôm Thứ Năm 8/1/2004. Tác giả của tài liệu nghiên cứu này là ông Joseph Cirincione, người mà vào hôm Thứ Năm đã cho chương trình truyền hình của CNN “American Morning" biết những chi tiết như là Iraq đã chấm dứt chương trình chế tạo các thứ vũ khí đại công phá của họ từ giữa thập niên 1990 và không hề gây đe dọa cấp thời cho Hoa Kỳ trước khi Hoa Kỳ tấn công Iraq, trong khi đó Hoa Kỳ lại lợi dụng yếu tố này để biện minh cho cuộc tấn công của mình.

Người tác giả đã cho CNN biết như thế này: “Chúng tôi đã nhìn vào tiến trình thẩm định tình báo và chúng tôi đã đi đến chỗ kết luận là tiến trình này đã bị hư hỏng. Rất có thể là các viên chức tình báo đã bị áp lực bởi các viên chức cao cấp trong chính phủ thêm thắt những thẩm định đe dọa của họ vào những qui định vốn có từ trước.

“Cái biến chuyển tai hại từ những thẩm định trước đó với NIE (National Intelligence Estimate) 10/2002, cùng với việc thiết lập một thực thể tình báo độc lập ở Ngũ Giác Đài và những diễn tiến khác, cho thấy rằng cộng đồng tình báo bắt đầu bị chi phối một cách sai lệch bởi những quan điểm của các tay phác họa các thứ qui định, ở một lúc nào đó trong năm 2002”.

Có hơn 1 ngàn thanh tra viên Hoa Kỳ đã làm việc hằng ngày từ trước khi xẩy ra cuộc chiến vào tháng 3/2003, tìm kiếm khắp Iraq và phỏng vấn các khoa học gia Iraq cũng như các viên chức Iraq. Tuy nhiên, vị tác giả cho biết “chúng tôi chẳng thấy gì cả. Chẳng có những đống lớn cũ khí. Thật ra chẳng có một vũ khí nào, chẳng có một yếu tố vũ khí nào, không thấy gì gọi là chương trình chế tạo vũ khí cấm theo lòng tin tưởng của chính phủ Hoa Kỳ. Bản tường trình này đã đi đến chỗ kết luận như thế sau khi đã nghiên cứu các văn kiện tình báo Mỹ của các thanh tra viên Hoa Kỳ về vũ khí Iraq cũng như tài liệu của Cơ Quan Nguyên Tử Lực Thế Giới của Liên Hiệp Quốc.

Bản tường trình này tố cáo chính phủ Bush đã đánh lận con đen khi trình bày “các thứ vũ khí nguyên tử, hóa chất và sinh trùng như là một thứ ‘đe dọa về đại công phá’ duy nhất” thay vì chia các thứ đe dọa này làm ba loại vũ khí khác nhau. Bản nghiên cứu này còn nếu lên một chi tiết nữa là chính phủ Bush đã nhấn mạnh “vô bằng mà lại coi như một sự thật hiển nhiên là Saddam Hussein cung cấp các thứ vũ khí đại công phá ông ta có cho những tay khủng bố”.

Vị tác giả của bản nghiên cứu tường trình này còn nói rằng bản văn kiện ấy “là bản kiểm xét toàn bộ đầu tiên về hết tất cả những gì chúng tôi biết được hay nghĩ rằng chúng tôi được biết về các thứ vũ khí đại công phá ở Iraq, nhưng xẩy ra là có một số điều chúng ta nghĩ rằng đúng như những gì chúng ta thẩm định về mối đe dọa thì chúng ta lại bị hụt hẫng. Chúng ta đã thaiùi quá về mối đe dọa. Chúng ta đã làm cho trường hợp bị đe dọa tăng lên hết cỡ để rồi ra tay như thể trường hợp này có thật vậy”.

Vị tác giả này dầu sao cũng công nhận là sở dĩ chương trình chế tạo các thứ vũ khí đại công phá ở Iraq không thành là nhờ ba yếu tố, như những năm thanh tra vũ khí của Liên Hiệp Quốc ở Iraq, những cuộc tấn công bằng quân sự của Hoa Kỳ, và những cuộc cấm vận về kinh tế. Tuy nhiên, theo vị tác giả này, lý do chính của vấn đề Iraq không thành công hay tiến triển trong việc chế tạo các thứ vũ khí đại công phá là vì các khoa học gia Iraq “nói với Saddam rằng họ tiến triển mà thực sự lại không phải thế… Chính Saddam Hussein đã quyết định vào giữa thập niên 1990 rằng hủy bỏ chương trình ấy”.

Vị tác giả của bản nghiên cứu còn minh định chủ ý của văn kiện này không phải là để trách cứ các viên chức trong chính phủ: “Chúng tôi cố gắng để ngăn ngừa điều này tái diễn trong tương lai. Chúng tôi không biết những gì đã xẩy ra tại các văn phòng của chính phủ, thế nhưng có nhiều chứng cớ cho thấy” những thẩm định viên tình báo bị áp lực bởi các vị lãnh đạo của mình.

Trong khi đó, hôm Chúa Nhật 14/1/2004, Thủ Tướng Hiệp Vương Quốc Tony Blair đã nhấn mạnh là ông ta có quyền đi đến chỗ sử dụng quân sự khi nhận được tình báo về những thứ vũ khí đại công phá của nhà lãnh đạo Saddam Hussein, bất kể những thứ vũ khí ấy có hay chăng! Vị thủ tướng có lập luận này đã nói với đài BBC như thế: “Tôi đã nhận được tình báo này và tôi tin rằng nếu không ra tay là vô trách nhiệm. Quí vị chỉ có thể nghĩ đến những gì có thể xẩy ra nếu tôi coi thường tình báo để rồi để xẩy ra những gì khủng khiếp”.

Nhận định của www.thoidiemmaria.net: Theo lập luận của vị thủ tướng Hiệp Vương Quốc này thì bất cứ khi nào người ta nghe thấy một điều gì nguy hiểm là phải ra tay ngay, không cần biết đúng hay sai, thật hay giả, để khỏi phải chịu trách nhiệm nếu có thật như vậy. Ôi, đây thật là một lập luận vô cùng nguy hiểm và độc đoán. Nếu vị thủ tướng này nghe nói vợ mình đang âm mưu giết mình, không cần biết có thật hay chăng, liền ra tay giết nàng liền thì thử hỏi thế gian này còn gì là công lý?! Lập luận theo kiểu vừa có vẻ sợ ma, vừa bất chấp sự thật có hay chăng, lại như vừa muốn bịt miệng công lý lại (bịt miệng nạn nhân lại) này, như thực tế cho thấy, đã sát hại bao nhiêu là mạng người lính và dân Iraq vô tội, làm cho đất nước này tan hoang và tệ hại hơn cả thời đất nước ấy còn sống dưới chế độ độc tài trước đó. Và cũng chính vì bất chấp sự thật có hay chăng về những gì được nghe thấy này mà "người ta", cậy mình mạnh, hay sợ để lâu lòi cái mặt nạ ma quái của mình ra, đã vội vàng gạt ngang việc thanh tra vũ khí của Liên Hiệp Quốc đang diễn tiến khả quan ngon lành ở Iraq, và nhất là đã bất chấp thẩm quyền tối cao của Liên Hiệp Quốc trong vấn đề tấn công Iraq, để đơn phương theo ý mình tự động đi bắt ma ở Iraq, một con ma mà cho tới bây giờ cả 10 tháng sau, vẫn không thấy nó đâu cả! Con ma này, theo chiều hướng của những nguồn tin nhìn lại vấn đề, như bản nghiên cứu được phổ biến trên đây, không phải là sự kiện không hề có những thứ vũ khí đại công phá ở Iraq, mà có thể là sự kiện tạo tĩnh sự thật, để có lý trước mặt thiên hạ hầu có thể ra tay hành động theo những thúc động hay mưu đồ ma quái nào đó?!

 

Vấn đề tiền bạc với nhà lãnh đạo Saddam Hussein theo báo chí thuật lại

Ông Iyad Allawi, đặc trách vấn đề an ninh thuộc hội đồng quản trị lâm thời Iraq, ở Amman, Jordan, trong cuộc phỏng vấn với CNN hôm Thứ Ba 31/12/2003, đã tiết lộ những bản tường trình được phổ biến hôm Thứ Hai 30/12/2003 trên hai tờ nhật báo Ả Rập là Asharq Al-Awsat và Al-Hayat rằng

Những điều vấn viên đang tìm hiểu Saddam Hussein từ khi nhà lãnh tụ này bị bắt. Ông này còn cho biết hội đồng quản trị lâm thời đang nắm trong tay những văn kiện có chữ ký của nhà lãnh đạo Saddam Hussein hai tuần trước khi chiến tranh bùng nổ để rút tiền ra. Vấn đề làm thế nào tiền có thể rút ra được sau khi liên quân chiếm thủ đô Baghdad vẫn là chuyện chưa được sáng tỏ.

Theo ông này thì nhà lãnh tụ Saddam Hussein thú nhận là đã đầu tư tiền bạc thụt két của Iraq (số tiền được hội đồng quản trị lâm thời ước lượng khoảng 40 tỉ Mỹ kim) ở Thụy Sĩ, Nhật Bản và Đức, dưới những tên công ty giả mạo. Ông này còn cho biết “việc xử Saddam Hussein sẽ không thă công khai vì hắn có thể nêu tên các quốc gia và những người đã được hắn trao tiền cho”.

Ông Allawi ước lượng số những tay “khủng bố từ hải ngoại đang thi hành những cuộc tấn công ở Iraq” lên tới trên 5 ngàn.



Mỹ: Đột Kích vào Ổ Vũ Khí Khủng Bố – Iraq: Mỹ hạ nhục Đền Thờ Hồi Giáo

Vào ngày Thứ Tư 31/12/2003, quân đội liên minh, căn cứ vào hồ sơ nắm trong tay, đã đột kích vào đền thờ Ibn Taymiyah ở miền tây nam thủ đô Baghdad, họ đã tìm thấy một số lớn vũ khí và bắt giữ 32 người. Tướng Mark Kimmitt đã cho biết như thế.

Hôm Thứ Sáu, 2/1/2004, trong cuộc xuống đường biểu tình chống lại việc Hoa Kỳ chiếm đóng ở Iraq, những người Hồi Giáo phái Sunnis là phái Hồi giáo của nhà lãnh đạo Saddam Hussein tố cáo liên quân đã xé nát các trang Sách Koran. Một số người biểu tình dã hô hoán rằng: “Bush, ông là ma quỉ. Chúng tôi là binh lính của Allah”. Một người khác cho biết: “Chắc chắn là vấn đề thù hằn oán ghét chính phủ Mỹ sẽ tăng lên. Quí vị nghĩ sao về một dân tộc bị chiếm đóng có những nơi thánh bị những người Mỹ chà đạp đây?”

Tướng Kimmi cho biết liên quân đã cố gắng tinh tế về vấn đề tôn giáo này bằng việc theo nhân viên thuộc Lực Lượng Bênh Vực Dân Sự Iraq cũng như theo cảnh sát Iraq vào nơi thờ phượng. Vị tướng này còn nói “đền thờ này rõ ràng là được sử dụng cho những hoạt động tội ác, khủng bố và chống liên quân”. Liên quân đã tịch thu được trong đền thờ này những chất nổ, TNT, những thuốc súng, lựu đạn, giây nổ, nhưnõg súng máy AK-476, các thứ quân nhu, cùng những chất liệu để làm những loại bom nhỏ thường dùng tấn công các đoàn xe của liên quân.

Trong khi đó, những nhà lãnh đạo đền thờ này mời nhóm CNN vàp đền thờ hôm Thứ Sáu để cho họ xem những gì quân nhân Hoa Kỳ đã làm, trong đó có một cuốn Sách Koran bị hư hại, món quà tặng cho đền thờ này từ nguyên Tổng Thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser.

Một vị lãnh đạo của đền thờ này cho biết: “Họ đã xé rách sách của Thiên Chúa. Thiên Chúa sẽ xé tan thây họ ra. Họ đã chà đạp sách của Thiên Chúa dưới chân. Họ lấy lý về vũ khí nhưng họ lại chẳng thấy vũ khí gì cả ngoài Sách Koran và đã xé cuốn sách này ra”. Những nhà lãnh đạo đền thờ này yêu cầu thả những người bị bắt nhốt ra: “Nếu họ không thả thành phần bị giam nhốt ra, những người Hồi Giáo Sunnis sẽ đánh đuổi Mỹ và sẽ đánh Mỹ khắp nơi.

Vị lãnh đạo khác của đền thờ này phủ nhận việc những người Hồi Giáo Sunnis của đền thờ này sử dụng võ lực chống lại việc hiện diện của người Hoa Kỳ: “Chúng tôi đã ngập đầy những chán chường từ khi lực lượng Hoa Kỳ tới, và chúng tôi tìm cách đẩy lui họ. Nhưng chúng tôi thường không sử dụng phương pháp quân sự ở đền thờ này. Nó chỉ là những lời kêu gọi hiệp nhất người Hồi Giáo Sunnis để giải quyết các vấn đề của họ mà thôi”.

Vị lãnh đạo này cũng tố cáo các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ là tỏ ra tức giận với những người Hồi Giáo Sunnis là thành phần đang cố gắng thiết lập một quyền bính tôn giáo, giống như những người Hồi giáo Shiite (chiếm 60% dân số Iraq) đã làm.

 

Giáo Hội Công Giáo ở Iraq sẽ nhận lại cơ sở tôn giáo của mình

Các viên chức Giáo Hội ở Iraq đã cho cơ quan Tín Liệu Á Châu biết rằng Hội Đồng Quản Trị Iraq đã quyết định hôm 5/11/2003 và đã chính thức loan báo hôm 17/12/2003 là họ sẽ hoàn lại cho những ai có chủ quyền về những dinh thự tôn thờ và học đường tôn giáo bị cựu tổng thống Sađam Hussein tịch thu. Hội đồng này cũng quyết định là Hồi Giáo và Kitô Giáo đều được hưởng tự do điều khiển các nguồn lợi nơi lãnh vực giáo dục của mình. Dưới chế độ Sađam Hussein, tất cả đều được quốc hóa; giờ đây quyền tự do giáo dục đã được bảo đảm. Iraq cũng như Jordan là hai nước trong khối các quốc gia Hồi Giáo là có quyền tự do về giáo dục mà thôi.

Chính phủ Sađam Hussein hủy bỏ các thứ học đường tự do vào tháng 5/1974. Việc tịch biên các sản vật tư nhân xẩy ra vào tháng 3/1975. Bấy giờ có tất cả là 80 trường học và đại học bao gồm cả 34 học viện thuộc Giáo Hội Công Giáo. Theo quyết định của hội đồng này thì 15 học viện của Giáo Hội Công Giáo sẽ được trả lại cho chủ của.

Những khốn khó về tôn giáo vẫn còn đó sau thời Sađam Hussein

ĐTGM Jean Benjamin Sleiman đã cho một tường trình viên của Tín Liệu Á Châu hay là: “Cho dù chế độ của một Sađam Hussein Tây Phương có được coi như là một thứ quốc gia trần thế, tức một xã hội dân sự được cai trị bởi lề luật Hồi Giáo, cũng có những hậu quả nghiêm trọng”. Nguyên phó thủ tướng Aziz nắm chức vụ trong chính quyền không phải là vì ông là một Kitô hữu “mà vì ông đã là một đại thân hữu nhỏ bé lâu đời của Sađam Hussein. Tôi phải nói rằng, với tư cách là một phần tử của cộng đồng thiểu số này, chúng tôi thường nhận được những thứ chuẩn chước không phải từ Aziz mà từ các vị Bộ Trưởng Hồi Giáo khác”. ĐTGM kể ra trường hợp một cuốn sách giáo khoa có những lời nói phạm đến Kitô giáo. “Aziz đã không làm gì trước cuộc phản đối của chúng tôi. Cuối cùng một vị Bộ Trưởng Hồi giáo đã ra lệnh loại bỏ cuốn sách ấy khỏi tủ sách học đường”.

Chế độ của Sađam Hussein đã chấm dứt, “một kỷ nguyên của việc chung sống theo hàng ngang đã qua đi giữa các nhóm tôn giáo khác nhau, những nhóm mà tất cả đều bị chà đạp bởi cùng một quyền lực. Thế nhưng, bước kế tiếp để tiến đến chỗ nội bộ chấp nhận cùng nhau chung sống với thành phần khác vẫn chưa xẩy ra. Một người Hồi Giáo không bao giờ còn nói bậy bạ về một Kitô hữu trước mặt người Kitô hữu ấy, song điều này không có nghĩa là người Hồi Giáo đó chấp nhận việc cùng nhau chung sống với một người khác niềm tin với mình”.

ĐTGM nhận định là Kitô hữu hiện nay đang trải qua một thời điểm khó khăn. “Chính quyền tạm thời đã dẹp bỏ Bộ Tôn Giáo Vụ. Hiện nay có một hội đồng tôn giáo cho phái Hồi giáo, một cho phái Hồi giáo Sunnis và một cho các cộng đồng thiểu số Kitô giáo. Tuy nhiên, việc thay đổi này đang gây ra những khó khăn to lớn đối với những mối liên hệ giữa Kitô hữu với nhau. Chẳng hạn, về hội đồng thiểu số này có 3 vị đại diện Chaldean và không có một vị Chính Thống nào cả. Còn nữa, vai trò đại diện của họ thường được thi hành ở chỗ sắc tộc của họ nghịch với niềm tin tôn giáo của họ, nên đã gây ra các thứ rắc rối”. Hậu quả của chính sách đàn áp tôn giáo của Sađam Hussein là ở chỗ không có “một cộng đồng tôn giáo nào ở Iraq ngày nay biết được thế nào là quyền tự do”. Bởi thế, “để học biết thế nào là tự do” đó là “một thách đố lớn lao đối với tất cả mọi tôn giáo ở Iraq ngày nay”.

Vị TGM này cũng cảnh giác về hiện tượng cực thủ “đang thấm nhập rất nhiều vào xã hội Iraq”. Các học đường là một điển hình như ngài trưng dẫn: “Trẻ em được giáo dục một cách thiển cận và thường tiến đến chỗ nói với các bạn đồng lớp Kitô giáo của mình rằng: ‘Chúng mày là Kitô hữu sẽ bị xuống hỏa ngục, vì chỉ có những người Hồi Giáo chúng tao mới lên thiên đàng mà thôi’”.

Cảm Tưởng trước hình ảnh một con người bị đối xử như là một con bò

ĐHY Renato Martino, chủ tịch Hội Đồng Công Lý và Hòa Bình, khi được hỏi, đã phát biểu ở văn phòng báo chí của Tòa Thánh Vatican trong buổi ra mắt Sứ Điệp của ĐTC cho Ngày Hòa Bình Thế Giới 2004 hôm Thứ Ba 16/12/2003 về hình ảnh cựu tổng thống Sađam Hussein bị khám mồm miệng là “tôi cảm thấy xót thương khi nhìn con người tàn tạ này bị đối xử như một con bò bị khám răng”. Vị hồng y này còn bày tỏ nhận định là “có thể chỉ là một thứ ảo tưởng khi hy vọng rằng việc bắt giữ Sađam sẽ sửa lại thảm kịch và tình trạng thiệt hại nơi cuộc thảm bại phạm đến nhân loại theo bản chất của chiến tranh”.

ĐHY Martino đã từng đại diện Tòa Thánh ở LHQ 16 năm trước khi làm hồng y cũng đã có những lời phát biểu mạnh mẽ tương tự trước khi xẩy ra chiến tranh Iraq. Buổi họp báo hôm nay ngài lại tái xuất hiện kể từ sau khi chiến tranh Iraq bùng nổ.

Nhiều người đã hiểu lầm về lời phát biểu này của vị chủ tịch Hội Ðồng Công Lý và Hòa Bình của Tòa Thánh, thậm chí có những vị hồng y đã lên tiếng bênh vực thế giá của Giáo Hội nói chung và của Ðức Thánh Cha nói riêng bằng lời phát biểu ới giới truyền thông rằng đó là ý nghĩ riêng của ngài cứ không phản ảnh tâm tưởng của ÐTC. Thật ra, vị hồng y này chỉ nhấn mạnh đến khía cạnh nhân đạo mà thôi. Không phải đã là một phạm nhân, nhất là một đại phạm nhân như trường hợp của cựu tổng tống Sađam Hussein, thì người ta muốn đối xử với họ thế nào cũng được. Ðó là lý do, ngay từ Thứ Hai tuần trước, tức ngay sau ngày con người thất thế hết thời này bị bắt, www.thoidiemmaria.net đã lên tiếng như sau:

"Chúng ta mừng vì con người nguy hiểm đáng ghét này bị bắt hay mừng vì sự dữ ông gây ra trước đây (nếu có) bị ngăn chặn hay trừng trị? Chúng ta được quyền mừng vì sự dữ được trả lẽ nhưng chúng ta cần phải thương một con người, vì Thiên Chúa Giáng Sinh là để đi tìm kiếm từng con chiên lạc, trong đó, có cựu tổng thống Sađam Hussein, người đã bị nhân dân Iraq và quốc tế, nhất là lực lượng đồng minh cho là một tay độc tài hết sức nguy hiểm".

Trong Sứ Điệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới 1/1/2004, ĐTC đã nhắc đến vấn đề tuân giữ luật lệ quốc tế, một điều kiện tối thiểu để sống hòa bình, một điều kiện áp dụng chẳng những cho thành phần khủng bố tấn công mà còn cho cả thành phần tấn công khủng bố bất chấp LHQ như trường hợp của Hoa Kỳ (dù không được ĐTC kể rõ tên trong sứ điệp) đối với Iraq.

“… cuộc chiến chống khủng bố không thể chỉ giới hạn nguyên vào những hoạt động đán áp và thanh trừng. Cần phải lưu ý là việc sử dụng võ lực, ngay cả khi cần thiết, phải được phân tách một cách minh tường và can đảm về những lý do gây ra những cuộc khủng bố tấn công. Cuộc chiến chống khủng bố cần phải được thực hiện ở cả lãnh vực chính trị và giáo dục nữa: một mặt bằng việc loại trừ đi những căn nguyên sâu xa của những tình trạng bất công là những gì thường thúc đẩy dân chúng đến những hành động tuyệt vọng và bạo lực, mặt khác, bằng việc nhấn mạnh đến một thứ giáo dục hướng chiều về việc tôn trọng sự sống con người trong hết mọi hoàn cảnh: ở chỗ, mối hiệp nhất của nhân loại là một thực tại mãnh liệt hơn bất cứ một cuộc chia rẽ nào xẩy ra giữa cá nhân và dân tộc với nhau. Về cuộc chiến đấu cần thiết chống khủng bố hiện nay luật lệ quốc tế cần phải khai triển những dụng cụ về pháp lý với những phương tiện hiệu nghiệm trong việc ngăn ngừa, kiểm soát và không chế tội ác. Trong bất cứ trường hợp nào, các chính quyền dân chủ đều thừa biết là việc sử dụng võ lực chống lại những tay khủng bố không thể biện minh cho việc loại bỏ những nguyên tắc thuộc qui chuẩn luật lệ. Những quyết định chính trị sẽ không thể nào chấp nhận được nếu chúng chỉ tìm kiếm thành đạt mà chẳng quan tâm gì tới các thứ quyền lợi căn bản của con người, bởi mục đích không thể biện minh cho phương tiện” (đoạn 8).

Nhà lãnh tụ Saddam Hussein ra trước ánh sáng

Lãnh tụ Saddam Hussein: bại lộ tung tích

Trận chiến tấn công giải giới Iraq và lật đổ chế độ Iraq bắt đầu từ Lễ Thánh Giuse 19/3/2003, và được Tổng Thống Bush tuyên bố chính thức kết thúc vào ngày 1/5/2003. Tuy nhiên, 25 triệu Mỹ kim Hoa Kỳ tuyên bố thưởng cho ai chỉ điểm hành tung của nhà lãnh đạo chế độ cũ ở Iraq, một số tiền quá sức là khổng lồ đối với những người nghèo Iraq, cũng không mua được lòng trung thành của một số người thân thuộc của nhà lãnh tụ thất thế hết thời ấy, trong việc họ chẳng những không chịu tiết lộ tông tích của ông mà còn tiếp tục cấp dưỡng cho ông, một con người, sau 24 năm sống trên nhung lụa và đầy quyền lực, đã phải sống những ngày chui rúc như một con vật vô cùng khốn khổ ở một cái hố sâu dưới lòng đất trên 8 tháng trời cho tới ngày ra trước ánh sáng, Chúa Nhật 14/12/2003 (thời điểm sáng Chúa Nhật ở Mỹ, hay tối Thứ Bảy 13/12 ở Iraq).
 

Phải, theo tướng Ricardo Sanchez cho biết, nhà lãnh tụ Saddam Hussein đã bị bắt ở dưới một “cái hố màng nhện” sâu khoảng từ 6 đến 8 bộ dưới lòng đất. Cái hố màng nhện này được lấp liếm bởi gạch ngói và bụi bặm hoang tàn, một địa điểm ở ngoài quê tỉnh Tikrit của ông khoảng 9 dặm. Khi bị bại lộ, nhà lãnh tụ 66 tuổi này không hề chống cự và bị thương tích chút nào, trái lại, còn “nói năng và chiều theo”: “Ông ta tỏ ra mệt mã… phó mặc cho số mệnh”.

Tướng Raymond Odierno cũng cho biết: “Ông ta ở dưới đáy của một cái hố không có cách nào trở tay nổi. Ông ta bị bắt như một con chuột”. Vị tướng này còn tiết lộ cho biết giai đoạn cuối cùng trước biến cố này như sau: “Trên 10 ngày vừa qua, chúng tôi đã qui tụ từ 5 đến 10 phần tử của những gia đình (gần gũi với Saddam Hussein), … và cuối cùng chúng tôi đã lấy được tín liệu cần thiết nhất từ một trong những người này”.
 

600 quân lính thuộc Raider Brigade đã di chuyển đến 2 địa điểm. Mặc dù đã có những tín liệu đáng tin cậy, nhưng lực lượng được chia đôi để lùng bắt này vẫn không tìm thấy nhà lãnh tụ này ở đâu gần Adwar. Cuối cùng họ đã khám phá ra một căn lều hai phòng làm bằng bùn đất, ở giữa 2 căn nhà nông trại có hàng rào vây quanh những con chiên cừu. 1 phòng như để làm phòng ngủ, với hai giường nằm, sách vở, quần áo, một bịch quần lót chưa mở và những thứ linh tinh khác. còn phòng kia là bếp nấu thô sơ.

Bên dưới bể nước rửa có những thỏi Mars và những loong Sparn. Trên sàn nhà có những thùng cam ủng. Bên ngoài cái lều này có một tấm thảm trên mặt đất, lật lên liền lộ ra một miếng sốp dầy 8 đốt phủ một cái lỗ hẹp sâu từ 6 đến 8 bộ. Có những tiếng động ở bên dưới hố này. Đám lính truy sát chực bắn xuống lỗ hay ném lựu đạn xuống thì thấy những bàn tay giơ lên đầu hàng của một con người râu ria đầu tóc xồm xoàm, với một khẩu súng lục trong người song không bắn trả và không có lực lượng phòng vệ nào hết. Khi được quân lính vực lên khỏi hố, con người này đã nói bằng tiếng Anh: “Tôi là Saddam Hussein. Tôi là tổng thống Iraq. Tôi muốn được điều đình”. Những người lính bấy giờ trả lời với ông là: “Tổng Thống Bush xin tôn trọng”. Sau đó, vào lúc 9 giờ 15 tối địa phương, nhà lãnh tụ này được giải đi đến một nơi bí mật, trong khi đó quân đội vẫn tiếp tục lục soát địa điểm ẩn trú hết sức bí mật này của ông.

Lãnh tụ Saddam Hussein: Hoa Kỳ điều tra 

Ở Hoa Thịnh Đốn cho biết nhà lãnh tụ này đã thú nhận bản thân mình và những người bị giam nhốt khác cũng đã nhận ra ông. Một số viên chức Iraq cho biết những cuộc thử chất DNA đã xác nhận là ông ta. Nhưnõng phần tử thuộc Hội Đồng Quản Trị Iraq hôm Chúa Nhật cho biết họ đã đến gặp Saddam và thấy ông ta “mệt mã và hốc hác, không tỏ ra hối lỗi, thậm chí còn khinh khi nữa”.

Tổng Thống Bush đã gọi điện thoại cho Tướng John Abizaid để chúc mừng ông và quân đội của ông đã thi hành sứ vụ cho đến khi bắt được Saddam Hussein. Tổng Thống Bush được Bộ Trưởng Quốc Phòng Donald Rumsfeld thông báo cho biết về cuộc lùng bắt quyết liệt này vào lúc 3:15 chiều Thứ Bảy khi tổng thống đang ở Trại David. Vị bộ trưởng này cho tổng thống biết tướng Abizaid đã gọi cho biết rằng nhà lãnh tụ Saddam đã bị bắt. Hai vị này vẫn cảm thấy cần phải thận trọng vì kẻ bị bắt có thể là giả. Sau đó một chút, bộ trưởng quốc phòng lại gọi cho tổng thống biết rằng con người bị bắt đó chính là Saddam, vì tướng Abizaid cho biết đã thấy những dấu hiệu trên thân thể của ông ta. Thế rồi tổng thong gọi cho phó tổng thống Dick Cheney và Cố Vấn An Ninh Condoleezza Rice, sau đó bà cố vấn này gọi báo cho Bộ Trưởng Nội Vụ Colin Powell, cho Giám Đốc Cơ Quan Tình Báo George Tenet và Trưởng Ban Nhân Viên Tòa Bạch Ốc Andy Card. Khoảng 5 giờ sáng Chúa Nhật giờ Nữu Ước, Vị Quản Trị Dân Sự của Iraq là Paul Brener đã gọi cho bà cố vấn này để xác nhận người bị bắt quả thực là Saddam Hussein. Bà cố vấn vào lúc 5 giờ 14 phút đã gọi cho tổng thống Bush đã về lại Tòa Bạch Ốc. Tổng Thống Bush đã nói khoảng 5 phút trên truyền hình toàn quốc như sau:
 

“Giờ đây ông ta sẽ phải đối diện với công lý mà ông ta đã chối từ với bao nhiêu triệu người. Đối với đại đa số công dân Iraq muốn sống như những con người nam nữ tự do thì biến cố này càng bảo đảm hơn nữa là những phòng tra tấn và thứ cảnh sát chìm vĩnh viễn không còn nữa. Chiều hôm nay tôi xin gửi đến nhân dân Iraq một sứ điệp như thế này, đó là quí vị sẽ không còn phải lo sợ bị Saddam Hussein cai trị bao giờ nữa… Việc bắt được Saddam Hussein cũng không có nghĩa là chấm dứt tình trạng bạo loạn ở Iraq”.

Trong khi đó ở Dubai, United Arab Emirates, người con gái lớn nhất của nhà lãnh đạo này là Raghad, 35 tuổi, qua một cuộc phỏng vấn bằng điện thoại, đã cho đài truyền hình Al-Arabiya nói tiếng Ả Rập biết rằng gia đình cô cho là cha cô đã bị cho uống thuốc sau khi đã đầu hàng quân đội Hoa Kỳ. Bởi thế, cô nói: “Đó không phải là cha của chúng tôi. Đó không phải là cách ông tác hành”. Cô này và cô em ruột là Rana, 33 tuổi, đã được ho định cư ở Jordan.
 

Nhà lãnh đạo Saddam Husein đã phủ nhận có liên hệ với các tay khủng bố hay tiết lộ về các thứ khí giới đại công phá. Ông cho những người thẩm vấn ông rằng Washington đã tạo ra lý do có những thứ vũ khí đại công phá này để biện minh cho việc xâm chiếm xứ sở của ông. Tổng Thống Bush hôm Thứ Hai tỏ ra nghi ngờ với các phóng viên về những chi tiết được Saddam Hussein bộc lộ: “Hắn là một tay lừa đảo, là một kẻ gian dối, là một kẻ hành xích, là một tên sát nhân. Tôi không thể tưởng tượng nổi tại sao hắn lại thay đổi thái độ của hắn. Dầu sao tôi cũng rất thận trọng về việc tin tưởng lời hắn nói...” Tổng Thống Bush gửi cho nhà lãnh tụ này sứ điệp như sau: “Ông Saddam Hussein ơi, thế giới sẽ tốt đẹp hơn khi ông không còn nữa. Tôi thấy một điều rất hay là khi trời đang nóng nẩy thì ông lại chôn mình xuống một cái hố để bò lê bò càng ở dưới đó”.

Lãnh tụ Saddam Hussein: Phản ứng quốc tế
 

Trước tin lãnh tụ Saddam Hussein bị bắt, tại các thành phố chính ở Âu Châu đã có những phản ứng khác nhau. Tất nhiên các quốc gia thuộc liên minh tấn công Iraq là Hiệp Vương Quốc và Tây Ban Nha tỏ ra rất vui mừng. Lạ một điều là Tổng Thống Pháp Jacques Chirac và Thủ Tướng Đức Gerhard Schroeder là hai nước thuộc phe phản chiến cũng lấy làm vui mừng nữa. Balan cũng chúc mừng song cảnh giác là sự kiện này cũng không chấm dứt những cuộc bạo loạn, trái lại còn gây ra một cuộc nổi loạn hay ít là vẫn tiếp tục những cuộc kháng chiến.

Còn phản ứng của Giáo Hội Công Giáo tại Iraq và tại Vatican như thế nào? Tại Iraq, ĐGM Rabban Al-Qas cai quản Giáo Phận Amadiyah cho Tín Liệu Á Châu biết là “Cuối cùng thì nỗi lo sợ đã được cất đi – tất cả gánh nặng chúng tôi gánh trên vai, tất cả kẻ chết và kẻ giết, nỗi ngờ vực là vẫn còn những tay thám thính, là Saddam Hussein sẽ tái xuất giang hồ”. NHà lãnh tụ đã bị bắt, “nỗi sợ hãi ấy không còn nữa. Đầu rắn đã bị đạp và chế độ thực sự đã tận số…, Đối với chúng tôi ở Iraq đây thì giai đoạn tái thiết thực sự được bắt đầu”. Vị giám mục này kể tiếp là dưới chế độ độc tài của nhà lãnh tụ Saddam, “Giáo Hội và dân chúng đã cùng nhau chịu đựng. Tất cả chúng tôi đã bị bắt bớ: Kitô hữu, phái Hồi Giáo Shiites, Ả Rập, Kurds, Syro-Chaldeans. Tất cả mọi người dân phải chịu khổ rất nhiều. Giờ đây, tất cả mọi người họ hy vọng có được một tương lai an ninh và vững chắc hơn. Là một giám mục, tôi cho rằng vấn đề công bình là Saddam cần phải được tố truy tố bởi một tòa án Iraq, (song không được quên rằng “ông ta vốn có nhân phẩm cần phải được tôn trọng. Ông ta cần phải thú nhận các tội ác của mình, hằng triệu người ông đã sát hại hay đã ra lệnh sát hại. Việc thứ tha theo Kitô giáo cũng bao gồm cả việc thú tội và đền tội nữa”.

ĐGM phụ tá Shlemon Warduni thuộc TGM Baghdad đã cho đài phát thanh Vatican biết rằng việc bắt nhốt nhà độc tài Iraq trước đây “là một điều lạ lùng đái với tất cả mọi người”. Việc ông ta bị bắt “là một tin mừng chp tất cả mọi người dân Iraq. Người ta đã nói và đã sợ rằng nhiều hoạt động khủng bố phát xuất từ Saddam, một con người khát vọng quyền lực. Có nhiều nguồn khủng bố chứ không phải chỉ có một, (bởi thế cần phải) “có sự hợp tác của tất cả mọi người trong việc mang lại bình an và yên tĩnh” cho Iraq, bắt đầu bằng việc “canh phòng các vùng biên giới” là những nơi có thể là cửa ngõ “đột nhập của các tay khủng bố. Tôi nghĩ rằng có nhiều người thông thái, cũng như có những con người chính trị có khả năng điều khiển xứ sở này mà không cần phải sử dụng đến những gì là độc đoán”.

Tại Vatican, ĐHY Chủ Tịch Hội Đồng Công Lý và Hòa Bình Renato Martino hôm Thứ Ba 16/12/2003, nhân dịp ra mắt Sứ Điệp cho Ngày Thế Giới Hòa Bình 2004 của ĐTC GPII tại văn phòng báo chí của Tòa Thánh Vatican đã nói rằng: “Việc sử án Saddam Hussein cần phải được thực hiện bởi một pháp quyền thích hợp”. Liên quan đến tin đồn nhà lãnh tụ này sẽ bị tử hình, vị hồng ý chủ tịch cho biết “ĐTC đã công bố nhiều lần chống lại án tử hình”. Ngài còn cho biết “Khối Hiệp Nhất Âu Châu đã hủy bỏ án tử hình, và tòa án quốc tế về Rwanda cũng như về Yugoslavia trước kia cũng không thi hành án tử này”. Vị hồng y này hy vọng rằng việc bắt được nhà lãnh tụ Saddam và xử án ông ta cần phải là việc “góp phần vào tình trạng an hòa và dân chủ của Iraq”. Căn cứ vào đoạn 8 của Sứ Điệp Hòa Bình của Đức GPII cho năm 2004, vị hồng ý này còn nói: “Có thể loại trừ hằng ngàn tay khủng bố, nhưng nếu không loại trừ các nguyên nhân khủng bố thì vấn đề khủng bố vẫn đeo đuổi chúng ta”.

Lãnh tụ Saddam Hussein: cuộc đời đã qua

Lãnh tụ Saddam Hussein sinh ngày 28/4/1937, tại mộtthôn làng ngoài tỉnh lỵ Tikrit, khoảng 100 dặm ở phía bắc thủ đô Baghdad, trong một “gia đình rất nghèo khổ, chỉ cách cùng đinh xã hội Iraq một nấc”, như sử gia Amatzia Baram nhận định. Ông lơnùn lên mồ côi cha. Cha ghẻ của ông là Khairallah Taljah, anh của mẹ ông, làm một sĩ quan trong quân đội Iraq và là một tay ái quốc Ả Rập, đã ảnh hưởng rất nhiều tới ông trong những ngày ông còn niên thiếu.

Từ khi còn là một thanh thiêu niên, ông đã gia nhập Đảng Xã Hội Baath Ả Rập và bắt đầu nhập cuộc sống theo trào lưu trần tục, theo chủ nghĩa xã hội và theo phong trào hiệp nhất khối Ả Rập, như là một học sinh trung học đệ nhị cấp. Năm 1958, ông đã bị bắt nhốt 6 tháng vì các hoạt động chính trị của ông. Năm sau, ông và một số người khác âm mưu ám sát Tướng Abdul Karim Kassem là vị lên nắm chính quyền bằng cuộc đảo chính của quân đội. Ông đã bị b8án vào cẳng chân song đã thoát ra khỏi Iraq. Ông bị án tử hình vắng mặt vào ngày 25/2/1960 vì âm mưu ám sát này của ông.

Học xong ở Ai Cập, ông trở về Iraq vào tháng 2/1963, sau cuộc “Cách Mạng Ramanda”, tức vào thời điểm Đảng Baath lật đổ Tướng Kassem. Tuy nhiên, trong những tháng ngày đầy những hỗn loạn nhiễu ngương về chính trị, ông lại bị bắt một lần nữa vào ngày 14/10/1964. Ông đã trốn ngục vào năm 1967, và vào tháng 7/1968, ông đã đóng vai trò chủ chốt trong cuộc đảo chính để đưa phần tử của Đảng ông cũng là người anh em họ của ông là Ahmed Hassan al-Bakr lên nắm chính quyền. Với vai trò làm phó Hội Đồng Tư Lệnh Cách Mạng, tức ngay sau al-Bakr, ông đã phát động những ý tưởng cấp tiến vào cuối thập niên 1960 và vào đầu thập niên 1970. Sau khi al-Bakr bị bệnh không thể tiếp tục vai trò cầm quyền được nữa, ông đã lên thay thế vào năm 1979 với tư cách là một vị tổng thống Iraq.

Lúc ấy, ông đã nói với đông đủ các viên chức cao cấp trong chính phủ hiện diện đầy phòng họp là ông đã khám phá ra âm mưu lật đổ chính phủ và ông đã điểm danh từng người bị cho là phản bội. Kết quả là có 68 người bị giải đi và 21 người bị hành quyết. Từ năm 1980, ông đã ăn thua đủ với Iraq 8 năm trời bằng chiến tranh, một cuộc chiến đã làm tử thương cho cả hằng triệu sinh mạng. LIên Hiệp Quốc đã tô giác việc ông ra lệnh cho quân đội Iraq sử dụng các thứ vũ khí nguy hiểm (mustard gas và nerve agents) để tấn công quân đội Iran, ngoài ra tổ chức quốc tế này còn cáo giác là ông đã tung ra những thứ vũ khí hóa chất để tấn công nhóm dân Kurks nổi loạn ở miền bắc Iraq vào năm 1988. Hai đứa con rể của ông đã ra khỏi nước vào năm 1995 và cho các thẩm quyền Tây Phương biết rằng chính phủ Iraq đã giấu diếm chứng cớ về việc chế tạo các thứ vũ khí hóa chất, sinh trùng và hạch nhân. Thế nhưng, sau khi nghe dỗ ngọt, hai người này trên đường trở về nước đã bị ám sát chết. Vì sợ bị ám sát, chính ông đã có những biện pháp nghiêm ngặt để đề phòng. Ông ngủ mỗi đêm chỉ 4 hay 5 tiếng đồng hồ, ở một nơi bí mật khác nhau. Đồ ăn của ông chẳng những phải khám xét kỹ lưỡng, mà còn phải nấu cho ông mỗi ngày ba bữa đều đặn ở mỗi nơi trong 20 nơi khác nhau, dù ông có ăn hay không.

Do Thái đã âm mưu ám sát ông vào năm 1992, như các viên chức Do Thái tiết lộ cho biết âm mưu này hôm Thứ Ba 16/12/2003, sau khi nhà lãnh tụ này bị bắt. Âm mưu này đã đươcỉc tiến hành vào thời Thủ Tướng Yitzhak Rabin, vị thay thế cho ông Shamir vào năm 1992. Những người lính thi hành âm mưu này đầu là nhưnõng người tình nguyện, được dặn dò là phải tự vẫn chứ không để bị bắt. Cuộc ám sát xẩy ra vào dịp nhà lãnh tụ Saddam Hussein tham dự lễ an táng của một người họ hàng ở thôn tỉnh Tikrit của ông. Các tay ám sát đã bắn hai phi đạn Obelisk vào ông từ một địa điểm gần khu nghĩa trang. Thế nhưng, một trong hai phi đạn đực sử dụng cho âm mưu ám sát này đã bị thế nhầm, làm thiệt mạng chính 5 người lính cảm tử ám sát này. Âm mưu ám sát này của Do Thái không phải là để trả đũa ông về 39 trái phi đạn ông đã bắn sang phần đất Do Thái vào năm 1991 trong cuộc Chiến Vùng Vịnh, những phi đạn đã rơi xuống thủ đô Tel Aviv và các vùng phụ cận.