KHỦNG BỐ TẤN CÔNG KHẮP NƠI

 

 

Cuộc Khủng Bố Tấn Công ở Amman Thủ Đô Nước Jordan

Sắc Lệnh của Người Hồi Giáo chống lại Việc Tấn Công Tự Sát được Công Giáo hoan hô

Phi Luật Tân: khủng bố tấn công – tấn công khủng bố

ĐTC GPII cầu cho nạn nhân bị khủng bố như Ngài nói trong Huấn Từ Truyền Tin của về Lễ Chư Thánh và Các Đẳng 2004

Khủng bố tấn công ở Saudi

Tòa Thánh với Nạn Khủng Bố hiện nay và Vai Trò LHQ ở Iraq

Khủng Bố Tấn Công ở Tây Ban Nha

Khủng Bố Tấn Công cơ sở Tam Điểm ở thành phố Istanbul Thổ Nhĩ Kỳ

Khủng Bố Tấn Công Người Hiệp Vương Quốc ở Thổ Nhĩ Kỳ

Khủng Bố Tấn Công Hội Đường Do Thái tại Thổ Nhĩ Kỳ

Những cuộc khủng bố tấn công vào và sau ngày diễn văn của Tổng Thống Bush

Khủng bố Đông Nam Á

 

 

Cuộc Khủng Bố Tấn Công ở Amman Thủ Đô Nước Jordan

 

Nhân danh Giáo Hoàng, ĐHY Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh là Angelo Sodano ngay sáng Thứ Năm 10/11/2005 đã gửi một điện văn đến cho Vua Abdullah II của nước Jordan để tỏ bày niềm thương cảm về cuộc tấn công đêm Thứ Tư 9/11/2005 ở Thủ Đô Amman của nước này, gây án mạng khá nhiều, như sau:

 

“Hết sức đau buồn khi hay tin về những hành động bạo lực dã man bất tuân luật pháp và sự sống con người đã xẩy ra ở thành phố Amman, Đức Thánh Cha gửi đến Vua, đến các gia đình của người bị vong mạng cũng như đến toàn quốc những lời cảm thương chân thành. Khi tưởng nhớ tới các nạn nhân và tử vong và bị thương tích trong lời nguyện cầu của mình, Đức Thánh Cha nguyện xin Thiên Chúa ban ơn an uỉ xuống trên những ai than khóc, và ơn liên lỉ can đảm cho tất cả những ai hoạt động cho nền hòa bình bền vững cùng tôn trọng nhân quyền ở Trung Đông”.

 

Thật vậy, gần như đồng loạt xẩy ra những vụ nổ bom tự sát để khủng bố tấn công vào đêm Thứ Tư tại thủ đô Jordan là Amman, ở 3 khách sạn Grand Hyatt, Radison và Days Inn, gây thiệt mạng cho 56 người và làm thương tích cho 93 người khác, trong số thiệt mạng có cả các viên chức người Palestine. Nhóm Al Qaeda ở Iraq, một nhóm do tay hiếu chiên đang bị truy lùng là Abu Musab al-Zarqawi lãnh đạo, đã tuyên bố uqa một mạng điện lưới toàn cầu hôm Thứ Năm 10/11/2005 rằng mình đã gây ra một loạt biến động sát hại ấy.

 

Những cuộc ôm bom tự sát khủng bố tấn công này xẩy ra vào khoảng giữa 9 đến 10 giờ tối Thứ Tư 9/11/2005, nơi 3 khách sạn quốc tế ở gần nhau, cách nhau khoảng mấy trăm thước Anh (yard).

 

Theo cuộc điều tra cho biết thì ở khách sạn Day Inns, kẻ ôm bom tự sát đã lọt vô được quay rượu của khách sạn này và cố gắng thực hiện việc nổ bom, song bất thành, đã ra ngoài và sau đó 15 phút trở lại để thực hiện âm mưu sát hại bản thân và tha nhân. Ở Grand Hyatt, kẻ sát sinh đã lọt vô được hành lang của khách sạn, tiến đến quay rượu và cho nổ bom. Vụ nổ làm thiệt hại nhất xẩy ra ở tại bữa tiệc cưới bên trong của một phòng tiệc khách sạn Radisson, bởi một kẻ đeo quanh bụng đầy những chất nổ, và số người chết hầu hết là dân bản xứ Jordan.

 

Chàng rể cho biết là vụ nổ đã xẩy ra khi chàng và vị hôn thê đang tiến vào phòng tiệc. Chàng mất đi 10 người thân quyến, trong đó có cả cha của chàng. Không có một người Tây Phương nào ở tiệc cưới này hết. Theo chàng, “đây không phải là Hồi giáo. Đây là một cuộc khủng bố tấn công thủ đô của chúng tôi”.

 

Một cuộc họp khẩn của Bộ Nội Các đã diễn ran gay sau đó và được một trong những viên chức của bộ này là ông Muasher cho biết: “Đây là một điều Jordan chưa hề xẩy ra. Rõ ràng là chúng tôi không hài lòng với những gì đã xẩy ra và chúng tôi sẽ thực hiện bất cứ biện pháp nào có thể để chống lại những hoạt động khủng bố này”.

 

Các viên chức của Jordan ở Washington DC Hoa Kỳ đã cho biết là không có một viên chức Jordan nào bị nạn trong vụ này, song các viên chức của những nước khác lại bị, chẳng hạn 4 người Palestine, trong đó có tướng Bashir Nafeh, lãnh đạo tình báo quân đội Palestine, chết ở khách sạn Grand Hyatt, Đại tá Abed Allun, Jihad Fattouh, anh em của một viên chức quốc hội Palestine, và Mosab Khoma. Cả 4 người này đang trên đường về từ Cairo Ai Cập. Các công sở và trường hợp sẽ đóng cửa vào Thứ Năm.

 

Để phản ứng cuộc khủng bố tấn công đêm hôm trước, hôm sau, Thứ Năm, 10/11/2005, ngày toàn quốc  giành để tang nạn nhân  quá cố, cũng là ngày dân chúng xuống đường phản đối thành phần khủng bố, av2 gọi nhân vật lãnh đạo nhóm al Qaeda ở Iraq âm mưu thực hiện cuộc khủng bố này là “hèn hạ”. Hằng ngàn người la hò những câu chửi bới như: “Chết thiêu trong hỏa ngục đi Abu Musab al-Zarqawi!”

 

Theo mạng điện toán toàn cầu được cho là do nhóm al Qaeda tung ra thì nguyên do xẩy ra cuộc khủng bố tấn công đêm hôm trước là vì Jordan có những mối thân thiện với Hoa Kỳ và Do Thái, và được coi là đồng minh chính yếu của Hoa Kỳ chống khủng bố.

 

Vua Jordan là Abdullah, trong bài nói trên truyền hình quốc gia, đã cho biết: “Chúng ta sẽ theo đuổi những tên tội phạm cùng những ai nấp đằng sau chúng, và chúng ta truy lùng họ ở bất cứ nơi nào… Họ sẽ không bao giờ làm cho chúng ta lui bước trước cuộc chiến chống tất cả mọi hình thức khủng bố”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS và CNN  ngày 10 /11/2005

 

Hậu Trường Cuộc Khủng Bố Jordan: Người vợ sống sót tự thú toàn bộ nội vụ

 

Cuộc khủng bố tấn công ôm bom tự sát ở 3 khách sạn đêm hôm Thứ Tư 9/11/2005 đã gây thiệt mạng 57 người. Theo mạng điện toán toàn cầu của nhóm khủng bố tiết lộ sau cuộc khủng bố này thì có một cặp vợ chồng và người vợ sẵn sàng tử đạo với chồng. Thật vậy, có tất cả là 4 người ôm bom tự sát ở 3 khách sạn,  mỗi người đàn ông một khách sạn, riêng cuộc khủng bố ở khách sạn Radisson là nơi có đám cưới đông người thì được hành sự bởi một cặp vợ chồng, nhưng cuối cùng chỉ có người chồng tử nạn còn người vợ vẫn sống vì đã không làm kịp, và hôm Chúa Nhật 13/11/2005 bà đã bị bắt giữ để điều tra. Và chính bà đã tự thú ra diễn tiến sự việc, những lời tự thú cùng hình ảnh của bà đã được phát hình ở Jordan cũng vào chính Chúa Nhật 13/11. Sau đây là nguyên văn lời tự thú của bà:

 

“Tôi tên là Saijida Mubarak Atrous, ra đời vào thập niên 1970. Tôi là người thuộc quốc tịch Iraq. Tôi cư ngụ ở Ramadi. Vào ngày 5/11, tôi theo chồng tôi đi Jordan với một tờ giấy thông hành Iraq giả mạo. Giấy thông hành của chồng tôi với tên gọi là Ali Hussein Ali, và tôi là Saijida Abdel Kader Latif. Chúng tôi đã đời ở Iraq và một chiếc xe trắng đến đưa chúng tôi đi. Chiếc xe này có người tài xế và một hành khách. Chúng tôi cùng nhau đến Jordan. Chồng tôi là người sắp xếp hết mọi sự. Tôi không biết một chút gì hết. Chúng tôi đã thuê một căn chung cư. Chồng tôi đeo một giây thắt lưng thuốc nổ và đeo cho tôi một giây như thế. Anh dạy tôi cách sử dụng nó. Mục tiêu tấn công là các khách sạn ở Jordan. Chúng tôi dùng một chiếc xe để tới một khách sạn hôm 9/11. Trong khách sạn có một hôn lễ. Có đàn bà, đàn ông và trẻ em. Chồng tôi đứng ở một góc còn tôi ở góc khác. Chồng tôi cho nổ bom của chàng, và tôi cố gắng để bấm chất nổ của mình nhưng không được. Dân chúng chạy tán loạn, và tôi cũng bỏ chạy theo họ”. 

 

Bà này cho biết bà và chồng bà đã ăn mạc như thể đi tham dự đám cưới. Các viên chức Jordan cho biết bà 35 tuổi, và chồng bà tên thật là Hussein Al al-Shamari. Hai kẻ khủng bố tấn công ôm bom tự sát trong vụ này với hai vợ chồng bà là Rawad Jassem Mohammed Abed, 23 tuổi và Safaa Mohammed Ali cũng 23 tuổi. Có 38 người tham dự đám cưới bị chết. Việc bà tự thú này xẩy ra trong lúc hằng ngàn ngàn người Jordan xuống đường biểu tình chống lại các cuộc khủng bố tấn công dã man vừa rồi.

 

Được hỏi tại sao Jordan cho tiết lộ tin tức về những lời tự thú này thì Phó Thủ Tướng Jordan là Marwan Muasher cho CNN biết rằng “rất cần phải cho dân chúng biết đích xác những gì đã xẩy ra. Tôi nghĩ rằng quần chúng sẽ giảm bớt chút đỉnh khi biết rằng không có một người Jordan nào trong vụ này cả. Hiện nay vấn đề quan trọng đối với chúng tôi đó là trấn an dân chúng. Quần chúng của chúng tôi chưa quen với những cuộc tấn công như thế”.

 

Người chị em của “tay khủng bố chính”, tức chồng của người đàn bà tự thú trên đây, là một tay cao cấp của nhóm al Qaeda ở Iraq và đã bị sát hại ở Falluja, Iraq. Nữ hoàng Jordan là Rania đã nói với đài ABC rằng người đàn bà sống sót bị giam giữ hiện nay là chị em của “nhân vật tay phải” của Abu Musab al-Zarqawi, tay lãnh đạo nhóm al Qaeda ở Iraq, nhóm thực hiện nhiều cuộc tấn công khủng bố ở Iraq, kể cả cuộc tấn công ở hải ngoại là Jordan hôm Thứ Tư 9/11/2005 vừa rồi. Chính nhóm này đã phổ biến trên mạng điện toán toàn cầu của họ chi tiết về 4 người khủng bố trong đó có một cặp vợ chồng là “Abu Hobeib, Abu Moadh và Abu Omeir, và thứ bốn là Om Omeir là người chị em tốt lành của chúng tôi, người đã quyết định theo chồng trên con đường tử đạo”. 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu CNN ngày 13/11/2005

 

 

TOP

 

Sắc Lệnh của Người Hồi Giáo chống lại Việc Tấn Công Tự Sát được Công Giáo hoan hô

 

ĐTGM Lawrence Saldanha ở Thủ Đô Pakistan Lahore đã hoan hô một sắc lệnh được thành phần giáo sĩ Hồi giáo ban bố lên án những cuộc tấn công tự sát ở Pakistan và kêu gọi thi hành ở các xứ sở khác nữa.

 

Thật vậy, hôm Thứ Ba ngày 17/5/2005, có 58 vị giáo sĩ Hồi giáo thuộc các trường phái khác nhau đã ban hành một sắc lệnh tuyên bố rằng những cuộc tấn công tự sát là việc vi phạm đến những giáo huấn của Hồi giáo và không phải là một phương tiện cho cuộc thánh chiến.

 

Các vị giáo sĩ này đã nói rõ là sắc lệnh này chỉ được áp dụng ở Pakistan mà thôi và có ý đánh tan tư tưởng được một số tổ chức tôn giáo tuyên truyền rằng các kẻ tấn công tự sát sẽ được tự động lên thiên đàng. Sắc lệnh này tuyên bố là “Viện tuyên truyền này gán cho Hồi giáo một danh xưng xấu xa. Với sắc lệnh này, con người vô tội thoát được việc trở thành một dụng cụ trong tay thành phần thù địch của Hồi giáo”.

 

Vị chủ tịch của Tanzeemul Madaris Pakistan, một hiệp hội các chủng viện tôn giáo thuộc các trường phái khác nhau, là Mufti Muneebur Rehman, đã thêm: “Bất cứ ai tham gia vào cuộc tấn công tự sát nghĩ rằng mình được Thiên Chúa chúc phúc sẽ không được coi là người Hồi giáo… Việc sát hại con người không có liên quan gì tới Hồi giáo cả”. Vị này nói rằng Hồi giáo lên án các cuộc nổ bom và tấn công các đền đài hay các nơi thờ phượng khác, thậm chí các nơi cộng cộng nữa.

 

Sắc lệnh này tuyên bố là việc sát hại thành phần vô tội là những gì “haram” (bị cấm), và phải chịu án tử hình.

 

Từ năm 1980 có hơn 4 ngàn người bị chết trong cuộc bạo động về giáo phái giữa phái Shiites và Sunnis. Năm ngoái có 160 người bị chết.

 

Nước Pakistan có tổng số dân là 160 triệu, 75% là Hồi giáo phái Sunni, 20% phái Shiites. Kitô hữu chiếm 2.5%, trong đó có 1.2 triệu người Công giáo.

 

ĐTGM Saldanha đã cho cơ quan Tín Vụ Á Châu AsiaNews biết rằng: “Là người Công giáo, chúng ta cũng chống lại các cuộc tấn công bạo lực, vì sự sống là một tặng ân thánh hảo chúng ta không thể sát hại nó vì Thiên Chúa cấm làm như vậy. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phát động một thứ văn minh sự sống và yêu thương, chúng ta cũng phải làm như vậy. Tự sát là những gì thuộc về thứ văn hóa sự chết”. Vị TGM này còn lập lại chủ trương của Giáo Hội chống lại tất cả mọi hình thức sát nhân, như phá thai và triệt sinh an tử.

 

 

TOP

 

Phi Luật Tân: khủng bố tấn công – tấn công khủng bố

Hôm Thứ Hai, ngày tình nhân Valentine, 14/2/2005, một cuộc khủng bố đã xẩy ra ở Phi Luật Tân, làm thiệt mạng 7 người và gây thương tích cho gần 100 người bị thương. Nhóm Hồi giáo cực đoan Abu Sayyaf, một nhóm được Hoa Kỳ liệt kê vào danh sách khủng bố, đã ra mặt nhận trách nhiệm về vụ này, cho hành động khủng bố của họ là để trả thù về việc xúc phạm của quân đội gây ra cho các tay súng Hồi giáo ở miền nam bất ổn. Vị tướng của lực lượng cảnh sát quốc gia là Edgar Aglipay đã ra lệnh cho lực lượng 114 ngàn cảnh sát phải thắt chặt tình trạng an ninh khắp nước.

Tay lãnh đạo nhóm khủng bố này là Abu Solaiman đã nói với đài phát thanh DZBB 20 phút sau hai vụ nổ bom đầu là: “các người có thể qui việc này cho chúng tôi. Còn một vụ nữa sẽ xẩy ra” (vụ ở thủ đô Manila trên một chiếc xe buýt. Cú điện thoại thứ hai, tay thủ lãnh này nói rằng những cuộc nổ bom ấy là “quà tặng” Ngày Tình Nhân cho Tổng Thống Gloria Macapagal Arroyo.

Tay này còn nói: “Những hành động cuối cùng của chúng tôi ấy, những hành động được phác họa và thi hành một cách chính xác bởi những tay chiến đấu hào hùng của Hồi giáo, là việc chúng tôi tiếp tục đáp lại những việc làm hung tàn của chính quyền Phi Luật Tân phạm đến những người Hồi giáo ở khắp nơi.


“Chúng tôi sẽ tìm nhiều cách thức và phương tiện hơn để gây thêm họa cho sinh mạng và tài sản của dân chúng các người, và chúng tôi sẽ không chấm dứt trừ phi chúng tôi đòi trả lẽ công bằng cho muôn vàn mạng sống và tài sản của người Hồi giáo đã bị nhân dân các người hủy hoại”.

Thật ra các viên chức chính phủ đã tỏ ra lo ngại về viễn tượng sẽ xẩy ra một cuộc khủng bố tấn công khi quân đội thi hành một cuộc tấn công toàn diện ở đảo Jolo vào một nhóm mới đây dùng súng tấn công những binh lính ở miền này, làm bùng lên các cuộc đụng độ gây thiệt mạng cho 60 người. Những tay dùng súng tấn công lính Phi Luật tân này được cho là các đồ đệ của nhà lãnh đạo Hồi giáo đang bị giam nhốt là Nur Misuari, một nhà lãnh đạo được sự ủng hộ của các phần tử nhóm Abu Sayyaf.

Những biến động vừa xẩy ra ở Phi Luật Tân liên quan đến việc khủng bố tấn công của thành phần Hồi giáo quá khích và bạo động, không phải là lần đầu. Vào ngày 12/12/2004, cũng đã xẩy ra một vụ nổ bom sát hại 14 người và gây thương tích cho 70 người ở General Santos, một thành phố 500 ngàn dân đa số là Kitô hữu cách thủ đô Manila 1 ngàn cây số về phía nam. 5 người được tình nghi là có dính dáng tới nhóm Abu Sayyaf đã bị giam nhốt.

Nhóm Abu Sayyaf cũng nhận mình cho nổ bom ở một bến cảng Minila Bay năm ngoái, một vụ nổ bom giết chết trên 100 người. Hôm 30/12/2000, 22 người bị giết chết ở Manila vì một vụ nổ bom gần như đồng loạt, gây ra bởi những tay Hồi giáo cực đoan và nhóm khủng bố trong vùng là Jemaah Islamiyah.

 

TOP

 

ĐTC GPII cầu cho nạn nhân bị khủng bố như Ngài nói trong Huấn Từ Truyền Tin của về Lễ Chư Thánh và Các Đẳng 2004

“Tất cả chúng ta hãy hân hoan trong Chúa và hãy mừng lễ tôn kính tất cả các thánh nhân”. Việc cử hành Thánh Thể để tôn kính tất cả các vị thánh nhân hôm nay đây được mở đầu bằng lời mời gọi hãy hân hoan này. Giáo Hội lữ hành trên thế gian hướng mắt về trời và liên kết một cách vinh thắng với các ca đoàn bao gồm những vị được Thiên Chúa qui tụ lại vì vinh hiển của Ngài. Đó là mối hiệp thông các thánh vậy!

Trong chính ánh sáng của mầu nhiệm diệu kỳ này. Ngày mai chúng ta cử hành lễ tưởng niệm hằng năm tất cả mọi tín hữu đã qua đời. Phụng vụ mời gọi chúng ta hãy mở lòng mình ra để cầu nguyện cho tất cả mọi người quá cố, nhất là cho những linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa nhất. Tôi đặc biệt dâng lời nguyện cầu lên Thiên Chúa cho tất cả mọi nạn nhân của nạn khủng bố. Tinh thần của Tôi gắn bó với tất cả gia đình của họ, và trong khi xin Chúa xoa dịu nỗi sầu thương của họ, Tôi xin Ngài ban hòa bình cho thế giới.

Tôi cầu nguyện để Mẹ Maria, Nữ Vương Các Thánh, giúp chúng ta trung thành theo Chúa Kitô để tiến tới vinh quang thiên đình.

 

TOP

 

Khủng bố tấn công ở Saudi

Bộ Nội Vụ Saudi cho biết vào khoảng 2 giờ chiều địa phương ngày Thứ Tư 21/4/2004, có ít là 10 người bị chết và 148 bị thương trong một cuộc khủng bố nổ bom tự sát ở bên ngoài Dinh Tổng An Ninh Saudi tại thủ đô Riyadh. Câu truyện xẩy ra là tên nổ bom đã cố gắng lái chiếc xe đầy chất nổ của hắn đâm vào dinh Bộ Lưu Thông. Hắn bị chặn lại bởi các nhân viên chức trách cách dinh thự này khoảng 30 mét, và hắn đã cho nổ tại đó. Vào lúc bị khủng bố tấn công như vậy, dinh thự 5 lầu này đầy những nhân viên đang làm việc. Tuy nhiên, chính phủ không cho biết con số tử vong và thương tích.

Đây là cuộc tấn công thứ ba ở vương quốc này trong vòng chưa đầy 1 năm. Đúng thế, từ Tháng 5/2003, chính phủ của vương quốc này đã phải chiến đấu với những tay hiếu chiến Hồi giáo khi ba vụ nổ bom xẩy ra tại các khu tư gia của người Tây Phương ở Riyadh, sát hại 23 mạng người.

Rồi sau đó, vào Tháng 11/2003, một chiếc xe vận tải nổ bom xẩy ra trong vùng hầu hết người Ả Rập gần tổng hành dinh ngoại giao ở Riyadh, sát hại 17 mạng người. Vào tháng 3/2004, 7 cảnh sát và 3 tên hiếu chiến đối phương đã tử nạn trong một cuộc đụng độ bắn nhau. Hôm Thứ Ba trước khi xẩy ra vụ mới nhất, lực lượng an ninh cho biết rằng họ đã phá được 5 chiếc xe vận tải chứa bom nổ ở trong và quanh thủ đô Riyadh trong tuần đó.

Sau khi xẩy ra vụ khủng bố tấn công hôm Thứ Tư, vị lãnh sự Saudi ở Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ cho biết giờ đây quốc gia của ông “hoàn toàn chiến đấu” chống lại những tay khủng bố.

Quốc vương Bandar bin Sultan đã cho biết sau khi gặp bà cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Rice ở Tòa Bạch Ốc rằng: “Điều ấy cho thấy rằng nhóm này là một nhóm xấu xa và họ coi mọi người là kẻ thù của họ. Chúng tôi sẽ chiến đấu với họ… Đây là thời điểm của một cuộc tổng chiến đấu với họ. Sẽ không có vấn đề nhượng bộ và chúng tôi sẽ không chịu thua họ đâu”.

 

 

TOP

 

 

Tòa Thánh với Nạn Khủng Bố hiện nay và Vai Trò LHQ ở Iraq


Hôm Thứ Năm 18/3/2004, ĐHY chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình Renato Martino, trong khi tham dự hội nghị ở Đại Học Đường Tòa Thánh Regina Apostolorum Pontifical Athenaeum, đã nói với Đài Phát Thanh Vatican về việc diệt trừ tận gốc căn nguyên gây ra khủng bố.


Ngài đã trích lại lời của ĐTC GPII trong Sứ Điệp Ngày Thế Giới Hòa Bình 2004 là “cuộc chiến đấu chống khủng bố không thể giải quyết hoàn toàn bằng những hành động đàn áp và trừng phạt… Việc sử dụng võ lực cần thiết phải được đi liền với việc sáng suốt và can đảm phân tích” các căn nguyên gây ra khủng bố”. Vị hồng y chủ tịch cho biết, ngoài việc giáo dục về hòa bình, “ĐTC đề nghị nhận thức những nguyên nhân của nó”: Nếu không loại trừ những căn nguyên gây ra khủng bố thì khủng bố sẽ luôn tái diễn. Chúng ta thấy rằng khủng bố là một kẻ thù lén lút ẩn nấp khắp nơi và tấn công khắp chốn. Toàn thể cộng đồng thế giới cần phải dấn thân để loại trừ nạn dịch này”.


Về tình hình Iraq, ĐHY cũng trích lại lời của ĐTC GPII về việc nhìn nhận vai trò của LHQ trong việc bảo vệ “hòa bình của cộng đồng thế giới”: “Đức Giáo Hoàng hy vọng là vai trò này sẽ được trả về cho LHQ, đồng thời Ngài cũng đề nghị và kêu gọi việc cải cách LHQ để làm cho tổ chức này hoạt động một cách hiệu nghiệm trong việc đạt chiếm những mục tiêu theo những phác định của nó là những gì vẫn tiếp tục hiệu lực”.

 

TOP

Khủng Bố Tấn Công ở Tây Ban Nha
 

Cuộc khủng bố tấn công xẩy ra vào cao điểm của Ngày Thứ Năm khi ba chiếc xe lửa khác nhau nổ gần giờ nhau vào lúc 8 giờ sáng ở phía nam của hệ thống đường rầy xe lửa thủ đô Ma Ní. Tất cả có 10 vụ nổ xẩy ra ở các trạm Santa Eugenia, El Pozo và Atocha và 3 trái bom khác được cảnh sát khám phá ra và hủy hoại. Cuộc nổ lớn nhất ở chuyến xe lửa tiến đến trạm xe lửa chính Atocha của thủ đô. Ngoài ra, các lực lượng an ninh còn khám phá ra và hủy hoại 4 quả bom khác. Chính phủ đã tuyên bố thực hiện tang chế toàn quốc trong 3 ngày.
 

Ai đã gây ra những cuộc khủng bố tấn công này? Theo Bộ Trưởng Nội Vụ Angel Acebes cho biết chính quyền đang điều tra một chiếc xe Van ở tỉnh Alcala de Henares, ngoài Ma Ní, có ít là 7 ngòi nổ và một cuốn băng tiếng Ả Rập về những giáo huấn của Sách Kinh Koran. Chiếc xe Van này bị đánh cắp tháng vừa rồi. Tuy nhiên, những cuộc tấn công này được nghi là do ETA thực hiện, vì trong 3 thập niên qua, họ đã sát hại 800 người ở Tây Ban Nha. Năm 1987, họ đã khủng bố tấn công bằng bom vào một siêu thị, sát hại 21 người. Trong tháng vừa qua chính quyền đã chặn được một chiếc xa Van chở 500 ký thuốc nổ trên đường vào Ma Ní, và trong tháng 12/2003, chính quyền cũng đã chặn đứng kịp một cuộc tấn công tương tự, với những vụ nổ cùng một lúc ở hệ thống đường rầy xe lửa. Cả hai vụ này đều có liên can đến ETA.
 

Tổng Thống Cuba Fidel Castro tố cáo chính quyền Tây Ban Nha đã lừa đảo nân dân của mình về cuộc khủng bố tấn công các chuyến xe lửa, để nắm phần thắng cử của mình vào Ngày Chúa Nhật 14/3/2004. Trong cuộc phỏng vấn tối Thứ Bảy với truyền hình Cuba, vị tổng thống này cho biết ông tin rằng những cuộc tấn công gây ra bởi “các tay cực đoan Hồi Giáo”, chứ không phải bởi những tay phân rẽ Basque như Thủ Tướng Jose Maria Aznar thoạt đầu công bố. Ông nói một cách ngang nhiên, ngược hẳn lại với chiều hướng cả thế giới đang tỏ ra liên kết cảm thông với Tây Ban Nha: “Cái trầm trọng ở đây đó là vấn đề dối trá, cái trầm trọng ở đây đó là việc đánh lừa dân tộc cao quí này khi họ đang trải qua khổ đau, khi họ đang bị chấn thương”.
 

Hai triệu người đã xuống đường ở Ma Ní. Một cảnh tượng tương tự cũng diễn ra ở thành phố Bilboa lớn nhất miền Basque của xứ Tây Ban Nha, cũng như ở Barcelona. Trong số những người xuống đường này có cả Thủ Tướng Ý Silvio Berlusconi, Thủ Tướng Pháp Jean-Pierre Raffarin, Chủ Tịch Khối Hiệp Nhất Âu Châu Romano Prodi và Bộ Trưởng Ngoại Giao Đức Joschka Fischer. Thủ Tướng Tây Ban Nha Aznar tuyên bố bỏ ra 140 triệu đồng Âu (hay 171.2 triệu Mỹ kim) cho các gia đình nạn nhân, và chính quyền Tây Ban Nha kêu gọi xuống đường tối Thứ Sáu chống bạo lực.
 

Thế giới Tây Phương cũng tỏ ra thương cảm với Tây Ban Nha trước cuộc khủng bố tấn công này. Chẳng hạn ở Pháp, dọc theo biên giới Tây Ban Nha, lá cờ Pháp đã được hạ xuống nửa cột cờ. Ở Hoa Thịnh Đốn, vợ chồng Tổng Thống Bush cũng đến Tòa Lãnh Sự Tây Ban Nha đặt vòng hoa tưởng niệm biến cố này. Quốc Hội Đức cũng giành 1 phút thinh lặng tưởng nhớ đến các nạn nhân của cuộc khủng bố tấn công này, như Khối Hiệp Nhất Âu Châu đã làm. Những người Ý cũng xuống đường để tỏ tình đoàn kết với nước Tây Ban Nha. Cuộc khủng bố tấn công Tây Ban Nha này là cuộc tấn công sát hại kinh hoàng thứ hai ở Âu Châu kể từ sau Thế Chiến Thứ Hai. Cuộc khủng bố kinh hoàng hơn là cuộc nổ bom ở Chuyến Bay Pan Am 103 trên không phận Lockerbie năm 1988, sát hại 259 người trên máy bay và 11 người dưới mặt đất. Ở Sidney, Úc Đại Lợi, hằng trăm trăm người Tây Ban Nha đã đeo giây rubăng đen khi tham dự lễ nghi ở khu phố Tây Ban Nha.

Ngay ngày xẩy ra cuộc khủng bố tấn công này, ĐHY Angelo Sodano Quốc Vụ Khanh của Tòa Thánh, nhân danh ĐTC, đã gửi một bức điện văn đến ĐHY Antonio Maria Rouco Varela, TGM Ma Ní:
 

“Biết được tin buồn về những cuộc khủng bố tấn công ghê gớm xẩy ra sáng nay tại những trạm xe lửa ở Atocha, El Pozo del Tio Raimundo và Santa Eugenia trong thủ đô gây thiệt mạng cho rất nhiều người cũng như gây thương tích cho vô số công dân đang tên đường đi làm, và là một cuộc khủng bố tấn công nhận chìm một cách dã man rất nhiều gia đình và xã hội Tây Ban Nha nói chung vào một tình trạng buồn thảm, Đức Thánh Cha muốn lập lại việc mạnh mẽ và hoàn toàn lên án những hành động bất khả biện minh ấy phạm đến Thiên Chúa, phạm đến quyền lợi căn bản của sự sống, và làm hại tới việc chung sống an vui, một cuộc chung sống rất được mong muốn bởi các cộng đồng giáo hội cũng như bởi nhân dân Tây Ban Nha cao quí.

“Đức Thánh Cha, trong khi cầu nguyện cho việc an nghỉ của những linh hồn đã chết, hứa là lòng của Ngài luôn gắn bó với các gia đình đang thương khóc việc mất mát những người thân yêu của họ. Ngài đồng thời cũng xin ĐHY chuyển đến họ lời phân ưu của Ngài và lời Ngài chúc tốt đẹp nhất cho những ai bị thương tích được chóng lành mạnh.

“Trong khi khuyến khích nhân dân Tây Ban Nha yêu dấu tiếp tục cương quyết và không thất đảm trên con đường chung sống an vui và yên hàn, Ngài cầu xin Đức Mẹ bảo vệ tất cả mọi người, và Ngài ban cho hết mọi người phép lành tòa thánh như dấu hiệu lòng Ngài cảm thương và hy vọng”.
 

Khi ĐTGM Ma Ní đang đi thăm các nạn nhân bị khủng bố tấn công thì điện thoại của xe ngài vang lên. Đức Thánh Cha gọi để biết thêm tin tức về nạn nhân và các gia đình của nạn nhân. ĐTGM Antonio Rouco Varela đang đi thăm Bệnh Viện Princess đã trình ĐTC về tình hình tổng quát xã hội và Giáo Hội Tây Ban Nha lúc bấy giờ. Cuộc tấn công đã gây ra cho 199 người thiệt mạng và 1.400 người bị thương. ĐTC nói: “Tôi rất lấy làm buồn”. Ngài cũng xin ĐTGM chuyển lời phân ưu của Ngài với Vua Juan Carlos I và phép lành của Ngài cho toàn thể nhân dân Tây Ban Nha.
 

ĐTC đã cố gắng gọi cho ĐTGM từ tối Thứ Năm nhưng không được vì ĐTGM đang di chuyển. Khi cuộc khủng bố tấn công xẩy ra thì ĐTGM đang ở Rôma tham dự đại hội của Hội Đồng Tòa Thánh Về Văn Hóa. Không thể liên lạc được với ĐTGM, ĐTC đã gọi đến tư gia của vị tổng giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh là Joaquín Navarro-Valls để muốn biết thêm tin tức mới nhất. Ngài đặc biệt muốn biết các gia đình của người chết ra sao. Vị giám đốc này cho biết ĐTC bảo ông rằng “Hãy cho tất cả mọi người Tây Ban Nha biết rằng ĐGH rất gần gũi với họ, Ngài đang cầu nguyện, và Ngài cảm thấy rất gắn bó với tất cả mọi gia đình”.
 

Chúa Nhật 3 Mùa Chay, 14/3/2004, ĐTC đã lợi dụng bài huấn từ trước khi nguyện Kinh Truyền Tin Chúa Nhật hằng tuần để nói về biến cố khủng bố tấn công ở Tây Ban Nha mới xẩy ra hôm Thứ Năm trong tuần trước đó, một nhân tai gây thiệt mạng cho 200 người và thương tích cho hơn 1400 người.

“Trước hành động thật là dã man như thế, người ta cảm thấy hết sức hoang mang cho rằng làm thế nào tinh thần con người ta lại có được những thứ trọng tội quá sức như thế.

“Trong khi khẳng định việc hoàn toàn lên án những hành động bất khả biện minh này, một lần nữa Tôi xin bày tỏ mối đau buồn của Tôi với họ hàng thân quyến của các nạn nhân cũng như việc Tôi liên kết với họ trong lời nguyện cầu cho những ai bị thương tích cùng với các người thân yêu của họ.

“Chứng từ đoàn kết với nhau nổi lên trên khắp nước Tây Ban Nha hôm Thứ Sáu vừa rồi, cùng với sự tham dự của các vị thẩm quyền về chính trị ở khắp Âu Châu, đã là một tiếng vang làm rung động cả thế giới.

“Với sự góp phần hòa hợp của tất cả mọi lực lượng lành mạnh ở Lục Địa này người ta mới có thể tin tưởng nhìn về phía trước và hy vọng thấy được một tương lai tốt đẹp hơn.

ĐTC đặc biệt kêu gọi thành phần các tín đồ tin tưởng “vào Thiên Chúa, là Đấng Hóa Công và là Cha”, hãy dấn thân “hoạt động để xây dựng một thế giới huynh đệ và đoàn kết hơn, bất chấp những khó khăn và những chướng ngại họ có thể gặp phải trên con đường cần thiết và khẩn trương này”.

ĐTC cuối cùng đã xin cầu nguyện cho các nạn nhân của những cuộc tấn công, “cho quốc gia Tây Ban Nha thân yêu, cho Âu Châu cũng như cho toàn thế giới”.

Ngay sau trưa ngày Thứ Hai 15/3/2004, vị giám đốc của văn phòng báo chí tòa thánh đã cho biết: “ĐTC một lần nữa đã cử hành Lễ cầu cho linh hồn các nạn nhân của cuộc khủng bố tấn công ở Tây Ban Nha được yên nghỉ. Ngoài ra, vào buổi trưa, Ngài đã ngừng lại trong giây lát để tưởng niệm, hướng tinh thần về tất cả những ai đang chịu khổ vì cuộc khủng bố tấn công này, cùng cầu nguyện cho những ý chỉ của họ”.

Thật vậy, trong lúc cả Âu Châu thinh lặng tưởng nhớ đến 200 người đã bị thiệt mạng thì ĐTC đã quì trong nguyện đường của Ngài để hiệp ý cầu nguyện. Và sau 3 phút thinh lặng khắp Châu Âu này, trong khi đó ĐTC vẫn tiếp tục cầu nguyện trong nguyện đường của mình, Đài Phát Thanh Vatican đọc lời kinh Ngài đã sử dụng sau biến cố khủng bố tấn công Hoa Kỳ ngày 11/9/2001.

“Ôi Thiên Chúa Toàn Năng và Xót Thương, thành phần gieo rắc bất hòa không thể nào hiểu được Chúa, thành phần ưa chuộng bạo lực không thể nào chấp nhận được Chúa. Xin Chúa hãy nhìn đến tình trạng khổ đau của nhân loại, một tình trạng bị thử thách bởi những hành động dã man của khủng bố và chết chóc. Xin Chúa hãy an ủi con cái của Chúa và hãy hướng lòng của chúng con về niềm hy vọng, nhờ đó thời đại của chúng con lại thấy được những tháng ngày yên hàn và an vui. Nhờ Chúa Kitô, Chúa chúng con”.
 

TOP

 

Khủng Bố Tấn Công cơ sở của Tam Điểm ở thành phố Istanbul Thổ Nhĩ Kỳ

Theo phóng viên CNN Eyup Karasakal thì vào lúc 10 giờ 30 đêm ngày Thứ Ba 9/3/2004, một cuộc nổ bom xẩy ra ở khu Á Châu của thành phố Istanbul sau khi hai người đàn ông gây thương tích cho nhân viên giữ an ninh canh cửa.

Thống đốc của thành phố này là ông Muammer Guler xác nhận với các phóng viên báo chí rằng có hai kẻ tấn công nhân viên gác cổng và nhào vô bên trong bắn loạn xạ trước khi cho nổ bom. Một trong hai kẻ tấn công đã bị thiệt mạng và cả người giúp bàn trong nhà hàng của cơ sở Tam Điểm này nữa. Tên khủng bố còn lại bị thương. Có tất cả 40 người đang ở trong nhà hàng này lúc bấy giờ. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đang điều tra và nghi rằng vụ này có dính dáng đến tổ chức gây ra những vụ khủng bố vào Tháng 11/2003, tức bốn vụ tấn công vào đền thờ Do Thái và những người Hiệp Vương Quốc làm thiệt mạng 60 người ở thành phố lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ. Chính quyền Thổ đã qui trách cho tổ chức khủng bố quốc tế al Qaeda.

TOP

Khủng Bố Tấn Công Người Hiệp Vương Quốc ở Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng Thống Bush đã viếng thăm Hiệp Vương Quốc 3 ngày, một cuộc viếng thăm đầu tiên của một vị tống thống Hoa Kỳ thăm Hiệp Vương Quốc. Cuộc viếng thăm của ông bị cả hằng ngàn ngàn người xuống đường phản đối tại Công Trường Trafalgar ở Thủ Đô Luân Đôn. Họ thổi kèn và la hò những câu phản chiến. Họ cấm bức hình lộn ngược đầu của Tổng Thống Bush để nhắc lại cảnh quân Hoa Kỳ tiến vào thủ đô Baghdad lật đổ tượng Tổng Thống Iraq Saddam Hussein. Hôm Thứ Năm, 19/11/2003 Tổng Thống Bush và Thủ Tướng Toni Blair đã thực hiện một cuộc họp báo. Theo tường trình cuộc thăm dò được thực hiện trước khi Tổng Thống Bush đến và được tờ Thời Điểm phổ biến hôm Thứ Ba, thì có 59% người trả lời cho biết vị thế của Hoa Kỳ trên thế giới bị giảm sút trong thời Tổng Thống Bush, và 60% không đồng ý với việc ông này hành sử vấn đề Iraq. 47% cho rằng vị tổng thống này dường như không làm trọn vai trò tổng thống Hoa Kỳ, 49% cho rằng hành động quân sự là sai lầm trong khi có 37% lại chủ trương ngược lại.

Vấn đề ở đây là ngay trong cuộc viếng thăm lịch sử này của Tổng Thống Bush, ông tổng lãnh sự Hiệp Vương Quốc Roger Short và hai người đồng hương của ông đã bị chết trong số 30 người tử thương và cả 450 người bị thương trong vụ khủng bố tấn công bằng xe bom hôm Thứ Năm 19/11/2003 tại Istanbul Thổ Nhĩ Kỳ, thành phố đông dân nhất nước vừa xẩy ra vụ khủng bố tấn công người Do Thái hôm Thứ Bảy 15/11/2003 vừa rồi. Một vụ nổ khác cùng ngày xẩy ra làm hủy hoại các trung tâm ngân hàng HSBC có gốc ở Luân Đôn. Sau hai cuộc nổ khủng bố này một chút thì một văn phòng chính phủ ở Istanbul đã nhận được một cú điện thoại từ al Qaeda và một nhóm chiến đấu quân Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ, Great Eastern Islamic Raiders’ Font (IBDA-C), đã tuyên bố cùng chịu trách nhiệm về vụ khủng bố tấn công. IBDA-C tự động lãnh nhận trách nhiệm về cả hai vụ tấn công hôm Thứ Bảy vừa rồi. Tòa lãnh sự này đã trở thành mục tiêu tấn công bằng chất nổ từ Tháng Tư vừa rồi, nhưng bấy giờ may không có ai bị thương.

Trong khi đó, chính quyền Thổ, nhờ cuộc thử chất DNA, đã biết được hai người Thổ liều mạng khủng bố tấn công hôm Thứ Bảy tuần trước, đó là Mesut Cabuk 29 tuổi tấn công hội đường Beit Israel, và Gokhan Elaltuntas 22 tuổi tấn công Neve Shalom.

Được tin khủng bố tấn công này, Tòa Thánh Vatican, qua vị giám đốc văn phòng báo chí, hôm Thứ Năm 20/11/2003, đã lên tiếng như sau: “Lý lẽ man di của việc khủng bố chỉ gây ra chết chóc cho thành phần vô tội và tình trạng hủy hoại. Ngoài ra, nó còn làm tăng phát những vấn đề nó cho rằng nó ra tay để giải quyết. Cần phải nhớ những lời của Đức Thánh Cha: ‘Khủng bố là do việc khinh thị phẩm giá của con người và vì thế nó là một tội ác phạm đến nhân loại, nhất là khi nó trở thành một chiến thuật chính trị”.

Phải chăng Thổ Nhĩ Kỳ bị khủng bố là vì đã ủng hộ Hoa Kỳ trong cuộc chiến đánh Iraq và thân thiện với Do Thái? Nếu vậy thì trường hợp Ấn Độ thế nào. Vì hôm Thứ Sáu 21/11/2003 vừa rồi, tức sau vụ khủng bố tấn công ở Thổ Nhĩ Kỳ, một cuộc khủng bố tấn công vào ngày kết thúc Tháng Chay Tịnh Ramadan tại tỉnh Parbhani ở tiểu bang Maharshtra, cách thủ đô của tiểu bang này là Mumbai (thành phố Bombay trước kia) khoảng 185 dặm (hay 300 cây số) về phía Đông. Người ta thấy có 3 người chạy các xe gắn máy khác nhau ném vào đền Mahamad Diya khoảng 2 giờ chiều địa phương và ném chất nổ vào trong ngôi nhà thờ phượng của người Hồi giáo này. Tỉnh Parbhani là một nơi đa số là Hồi giáo ở một xứ sở toàn tòng Ấn giáo.
 

TOP

Khủng Bố Tấn Công Hội Đường Do Thái tại Thổ Nhĩ Kỳ

Bộ trưởng ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ là Abdullah Gul cho biết những cuộc bùng nổ xẩy ra vào Thứ Bảy 15/11/2003 vào giờ thờ phượng của người Do Thái này gần hai Hội Đường Do Thái ở Istanbul, đã gây thiệt mạng cho 20 người (trẻ nhất là 1 em gái 8 tuổi và già nhất là bà của em ỏ vào tuổi 85) và làm bị thương 257 người (hầu hết là những người qua đường ở bên ngoài hội đường, vì hội đường được kiểm soát rất nghiêm ngặt), một cuộc khủng bố tấn công được cho là bởi những tay khủng bố ngoại quốc.

Trước đó, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ tường trình về cuộc khủng bố tấn công này cho là bởi một nhóm Hồi giáo Thổ cực đoan, đó là the Islamic Great Eastern Raiders Front. Cảnh sát vẫn điều tra xem sự vụ xẩy ra là do ôm bom tự tử tấn công (suicide attackers), do bộ phận viễn khiến ( remote controlled devices) hay do bom gài giơ (time bombs).

Sau khi xẩy ra vụ nổ bất ngờ, dân chúng bên trong hội đường tuôn ra lối sau. Con trai của vị tôn sư trưởng người Thổ là Yosef Halefa bị thương. Hội Đường Neve Shalom sở dĩ được an ninh kỹ lưỡng, với những máy quay chụp ở bên trong và chung quanh nơi thờ phượng, vì nó đã trở thành mục tiêu tấn công chết người vào năm 1986 do một nhóm hiếu chiến Palestine nhào vô bắn quạt bằng súng máy sát hại 22 mạng người. Chẳng những hội đường này mà các hội đường Do Thái khác ở khắp Âu Châu cũng thế, vì tình trạng khủng bố xẩy ra, đã được kiểm soát chặt chẽ hơn từ mấy năm nay. Một hội đường ở Tunisia bị tàn phá năm 2002 vừa rồi, sát hại 20 mạng người. Ở cảng Kenyan Mombassa, cũng vào năm 2002, có 15 người bị chết vì cuộc tấn công bằng xe chở vũ khí ở một khách sạn đa số du lịch Do Thái, và hai phi đạn bắn hụt chiếc máy bay Do Thái đang hạ cánh ở thành phố này. Vào năm 1994, một cuộc tấn công vào một trung tâm Do Thái ở Á Căn Đình sát hại 85 người.

Cuộc nổ thứ hai ở gần Hội Đường Beth Israel cũng dữ dội như cuộc nổ trước, nhưng ở phía sau hội đường, gây thiệt hại cho nhà cửa vá bốc cháy. Tất cả hai cuộc khủng bố cùng ngày này đã làm thiệt mạng 6 người Do Thái, trong số 25 ngàn người ở một xứ sở 68 triệu dân Thổ đa số Hồi giáo. Vấn đề ở đây là Thổ Nhĩ Kỳ từ trước đến nay không hề có chuyện bài Do Thái. Hai nước Do Thái và Thổ Nhĩ Ký không hề có xích mích gì với nhau, trái lại, từ năm 1948, Thổ là nước Hồi giáo đầu tiên nhìn nhận quốc gia Do Thái. Ngoài ra, cũng vào ngày thứ bảy 15/11/2003 này, tại Balê Pháp quốc, một trường học Do Thái đã bị cháy thảm thê, và chính quyền phỏng đoán gây ra bởi đám bài Do Thái.

Các nhóm Do Thái khắp thế giới đã được báo động về tình trạng bài Do Thái nổi lên trên khắp thế giới, mà một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy đó là lời tuyên bố của ngoại trưởng Mã Lai Mahathir Mohamed cho rằng Do Thái đang cai trị thế giới này “bằng ủy nhiệm quyền”.

Cũng vào ngày Thứ Bảy 15/11 này, tại Islamabad Pakistan, chính phủ của nước này đã cấm các nhóm chiến đấu quân Hồi giáo và phong tỏa hơn 300 phòng ốc vốn được các tổ chức này sử dụng. Lệnh cấm xẩy ra sau cuộc họp giữa các viên chức an ninh và các vị lãnh đạo tối cao của nước này, trong đó có cả tổng thống Pervez Musharraf và thủ tướng Zafarullah Khan Jamali. Các nhóm bị cấm là Islami Tehreek Pakistan, Milat-e-Islami Pakistan và Khudamul Islam. Một nhóm khác là Jamatul Dawa được liệt kê vào sổ đen. Thủ lãnh của nhóm thứ nhất là Allama Sajid Naqvi đã bị tống giam vào sáng Chúa Nhật ở Rawalpindi chừng 15 dặm cách Islamabad. Tổ chức của tay lãnh đạo vừa bị bắt này là phần tử của Mutihida Majlis Amal, một liên minh tôn giáo lớn nhất chống lại chính quyền Pakistan.

TOP

 

Những cuộc khủng bố tấn công vào và sau ngày diễn văn của Tổng Thống Bush.


Vào ngày Thứ Hai 7/10/2002, ngày Tổng Thống Bush đọc bài diễn văn kêu gọi chung quốc dân Hoa Kỳ và riêng Quốc Hội Hoa Kỳ cho phép ông được sử dụng lực lượng quân sự để tấn công Iraq, cũng là ngày kỷ niệm đúng một năm Hoa Ký bắt đầu tấn công khủng bố, một chiếc tầu chở dầu của Pháp tự nhiên bị bùng cháy ở ngoài khơi Yemen, gây thiệt mạng cho một thủy thủ.


Hai ngày sau vụ này, tức vào ngày Thứ Tư 9/10/2002, một người hải quân Hoa Kỳ bị một số người bắn chết và một người khác bị thương ở Đảo Failaka ngoài khơi Kuwait City. Các viên chức Kuwait cho rằng những tay súng này có liên hệ với tổ chức khủng bố al Qaeda.


Ba ngày sau vụ thứ hai, tức vào tối ngày Thứ Bảy 12/10/2002, một vụ khủng bố tấn công vào một hộp đêm ở Bali Nam Dương gây thiệt mạng trên 180 người và trên 200 người bị thất tung. Bộ trưởng quốc phòng Nam Dương đã cho biết hôm Thứ Hai, 14/10 là “Chúng tôi chắc là al Qaeda đang có mặt ở đây. Cuộc nổ bom ở Bali có liên hệ tới al Qaeda qua việc hợp tác của các tên khủng bố địa phương”.


Về những cuộc khủng bố tấn công này, có những câu nói xuất hiện trên màn điện toán vốn dính dáng với al Qaeda trong quá khứ, những câu nói được cho là của Osama bin Laden, những câu nói ca tụng những cuộc khủng bố tấn công này, nhất là vào dịp kỷ niệm đúng một năm Hoa Kỳ tấn công khủng bố ở A Phú Hãn.


“Chúng tôi chúc mừng Quốc Gia Hồi Giáo trong những cuộc hành quân thánh chiến (jihad Hồi Giáo) hào hùng mãnh liệt mà con cái của quốc gia ấy… nhóm giải phóng quân (the mujahedeen) ở Yemen chống lại chiếc tầu chở dầu của nước thánh chiến quân (crusader Pháp) cũng như ở Kuwait chống lại những đội lính thù địch cũng như chống lại việc đóng quân của Hoa Kỳ”. Những lời này còn đe dọa là sẽ không có hòa bình “cho đến khi họ rút tay ra khỏi quốc gia Hồi Giáo và ngưng tấn công chúng ta cũng như hỗ trợ cho các kẻ thù của chúng ta”. Lời phát biểu cho biết hết mình liên kết với những hiếu chiến quân ở Nam Dương, ở Kashmir, A Phú Hãn, Phu Luật Tân, cũng như ở cuộc xung đột Do Thái Palestine.


Ở Phi Luật Tân, ngày 2/10, một vụ nổ bom ở Zamboanga đã làm cho 4 người chết, trong đó có một người Hoa Kỳ, và làm cho trên 20 người bị thương. Vụ này có thể do tên Abu Sayyaf gây ra, người một tuần trước đã đe dọa sẽ tấn công thường dân, quân đội và Hoa Kỳ để trả thù cho việc chính phủ liên tục chống lại những cuộc nổi dậy ở miền nam Phi Luật Tân. Một cuộc tấn công khác xẩy ra cũng thuộc miền nam Phi Luật Tân ở Kidapaqan City tại một trạm xe buýt đông người, đã làm thiệt mạng 6 và bị thương 10 người khác. Cuộc nổ bom tại Zamboanga ngày 17/10 cũng gây thiệt mạng cho 7 người cùng với 140 người bị thương. Một cuộc nổ bom khác ở Manila ngày hôm sau 18/10 đã làm chết 1 người và bị thương 20 người. Các viên chức cho biết người chết có thể là người mang bom trong người trong một cái bao và ngồi ở cuối xe buýt. Bom nổ từ cuối xe trong khi xe đang chạy trên xa lộ chính ở phía bắc Manila.


Riêng vụ nổ ở Bali Nam Dương, cảnh sát cho biết đã tìm thấy dấu vết của những mảnh plastic, cùng loại plastic được sử dụng hai năm trước đây ở Jakarta liên quan đến nhóm Nam Dương cực đoan Jemaah Islamiah có liên hệ với al Qaeda.

 

TOP

Khủng bố Đông Nam Á

Một số tay hoạt động của nhóm al Qaeda đã tiết lộ bí mật về vụ khủng bố tấn công ở Bali và các quán cũng như các hộp đêm ở Đông Nam Á. Những tay hoạt động này đang bị nhốt ở Hoa Kỳ, như Mohammed Mansour Jabarah, người đã thú nhận với FBI là đã hoạch định những cuộc tấn công tự sát bằng bom vào các tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở Singapore và Phi Luật Tân. Jabarah hoạt động với một tay khác trong nhóm al Qaeda là Omar Al Faruq, tháng vừa qua, người này đã cho Tình Báo Mỹ biết về dự án phá hủy một số tòa lãnh sự của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á. Tay hoạt động thứ ba không bị tù là Riduan Isamuddin, tự Hambali. Những thẩm quyền tình báo nói rằng Hambili giữ vai trò quyền vị và trưởng ban hoạt động của nhóm Jemaah Islamiya (JI), một nhóm Hồi Giáo hiếu chiến bị nghi ngờ là có dính dáng đến vụ nổ bom ở Bali cũng như các vụ khủng bố tấn công gần đây ở Phi Luật Tân. Jabarah nói với nhân viên phỏng vấn FBI là Hambali đã hoạch định “thực hiện những cuộc nổ bom nhỏ ở các quán nhậu, quán cà phê hay hộp đêm thường được các người tây phương lui tới ở Thái Lan, Mã Lai, Singapore, Phi Luật Tân và Nam Dương”. Một viên chức cao cấp đã cho hãng thông tấn CNN biết rằng chính phủ Bush dự định đưa JI vào danh sách của các tổ chức khủng bố quốc tế của mình tuần này.

TOP