KHỦNG BỐ TẤN CÔNG HOA KỲ

 

Cao Tấn Tĩnh, tổng hợp và chuyển dịch

 

Bản Tường Trình Về Vụ 911: Tại sao xẩy ra… Để đề phòng tương lai…

Vị chủ tịch của Ủy Ban Quốc Gia lưỡng đảng điều tra của Quốc Hội Mỹ về vụ 911 hôm Thứ Năm 22/7/2004 đã phổ biến Bản Tường Trình Đúc Kết dầy 570 trang. Ông chủ tịch của ủy ban này cho biết tổng quát rằng: “Chính phủ Hoa Kỳ chỉ không chủ động đủ trong việc đương đầu với mối đe dọa khủng bố trước ngày 11/9”.

Ông Ken, nguyên thống đốc New Jersey thuộc đảng Cộng Hòa cho biết rằng “hết mọi chuyên viên chúng tôi tiếp chuyện đều nói với chúng tôi rằng một cuộc tấn công thậm chí nặng ký hơn hiện nay có thể xẩy ra, dám xẩy ra lắm. Chúng ta không có thời giờ dư thừa nữa đâu. Chúng ta phải sửa soạn và chúng ta cần phải ra tay hành động. Tổ chức al-Qaeda cùng với những liên minh của tổ chức này tinh xảo, lì lợm, nghiêm khắc và gây chết chóc”.

Một phần tử thuộc ủy ban này là ông James Thompson, cựu thống đốc thuộc đảng Cộng Hòa ở tiểu bang Illinois cũng lên tiếng cảnh giác là những cải tiến được phác họa trong bản tường trình đề nghị này là những gì khẩn trương cần phải được quốc hội và tổng thống lãnh trách nhiệm mau chóng thi hành.

“Nếu những điều cải cách này không phải là những gì hay nhất có thể thực hiện cho nhân dân Hoa Kỳ thì Quốc Hội và tổng thống cần phải nói cho chúng tôi biết phải làm sao cho tốt đẹp hơn nữa”.

Ông Lieberman, vị ủng hộ việc thiết lập ủy ban này trước sự phản đối của Tòa Bạch Ốc ngay từ đầu, đã nhận định rằng: “Thế nhưng, tất cả chúng ta đều biết rằng bản tường trình này mới chỉ là những gì kết thúc cho một khởi điểm”.

Khi được ông Kean và phó chủ tịch của ủy ban này là ông Lee Hamilton, một cựu chủ tịch thuộc đảng Dân Chủ lãnh đạo Tiểu Ban Tình Báo Hạ Viện, đến trình bày về bản tường trình này ở Vườn Hồng Tòa Bạch Ốc sáng Thứ Năm, Tổng Thống Bush sau đó đã nói với các phóng viên báo chí rằng bản tường trình này có “một số khuyến dụ rất xây dựng”, và hứa “tiến đến chỗ làm việc với những ban ngành có trách nhiệm trong chính phủ của tôi để thực hiện những khuyến dụ ấy”.

Bản tường trình kết luận là cái khẩn trương cấp thời về al-Qaeda vào cuối thập niên 1990 “đã trở thành những thách đố đối với những cơ cấu của chính phủ Hoa Kỳ là những gì chưa được sửa soạn đầy đủ để đương đầu”. Trong số những gì làm hỏng chuyện, còn có những vấn đề chính tiêu biểu sau đây:

Cả Tổng Thống Bush lẫn Clinton không hiểu được tầm quan trọng của những thứ đe dọa của các tay khủng bố vì các vị không thể tưởng tượng nổi có thể xẩy ra những cuộc tấn công như thế.
Cơ quan CIA bị hạn chế nỗ lực của mình trong việc bắt nhà sáng lập tổ chức al-Qaeda là Osama bin Laden cùng những tướng lãnh của ông ta ở A Phú Hãn bằng việc cơ quan này sử dụng quyền ủy nhiệm của mình.

Nạn khủng bố không phải là mối quan tâm hàng đầu của nền an ninh quốc gia và đã để lỡ cơ hội ngăn chặn cuộc tấn công là những gì cho thấy cái bất lực của chính quyền trong việc đương đầu với các thử thách mới.

Việc thiếu thông đạt với nhau giữa hai cơ quan CIA và FBI, đôi khi vì “những hiểu lầm về pháp lý”, đã dẫn đến chỗ làm mất đi “những dịp ra tay” ngăn chặn hay phá vỡ mưu đồ khủng bố.

Cơ quan CIA không liệt kê tay không tặc 911 Khalid Almihdhar vào “danh sách theo dõi” hay báo cho FBI biết khi tay này kiếm được giấy thông hành của Mỹ vào Tháng 1/2000 hay khi hắn gặp những nhân vật chính ở cuộc dội bom tại USS Cole. Cơ quan CIA cũng thiếu khai triển những dự án theo dõi tay khủng bố không tặc này, hay tay không tặc Nawaf Alhazmi khi tay này xin được giấy thông hành của Mỹ để bay đến Los Angeles. Cả hai tay không tặc ấy đều ở trên Chuyến Bay 77 của Hãng Hàng Không American đâm vào Ngũ Giác Đài.

Cơ quan FBI thiếu nhận định về tầm quan trọng của việc hai tay không tặc khủng bố trên đây đến Hoa Kỳ, hay về tầm quan trọng của việc huấn luyện và những niềm tin tưởng của phần tử al Qaeda Zacarias Moussaoui sau khi hắn bị bắt nhốt ở Minnesota vào Tháng 8/2001.

 

Những Khám Phá mới của Ủy Ban Điều Tra Ngày 11/9/2001

Ủy Ban Điều Tra Ngày 11/9/2001, hôm Thứ Tư 16/6/2004, bắt đầu cuộc điều trần 2 ngày, đã cho biết dự án nguyên thủy của vụ này tính không tặc 10 chiếc máy bay và tấn công những mục tiêu ở cả đông tây duyên hải Hoa Kỳ.

Hôm Thứ Năm 17/6, một phần tử của ủy ban này là Richard Ben-Viniste đã làm sáng tỏ “những huyền thoại bên lề về ngày 11/9”, chẳng hạn như vấn đề quân đội sẵn sàng thi hành lệnh bắn rớt chiếc máy bay dân sự nếu cần là “hoàn toàn sai lầm”. Phó Tổng Thống Dick Cheney đã ra lệnh bắn hạ những chiếc máy bay dân sự nếu chúng trở thành nguy cơ cho những mục tiêu sách lược.

Trong hai ngày điều trần, ngày thứ nhất chú trọng đến dự án tấn công của nhóm khủng bố và ngày thứ hai đến những gì xẩy ra trên bầu trời trong ngày bị khủng bố tấn công. Sau đây là những chi tiết được ủy ban này cho biết.

Khalid Shaikh Mohammed, tay phác họa âm mưu tấn công, người bị bắt giữ ở Pakistan 3/2003 và được trao cho Hoa Kỳ sau đó, đã dự tính có 9 chiếc máy bay đâm vào các tổng hành dinh của FBI và CIA, vào Ngũ Giác Đài và Tòa Bạch Ốc, cũng như vào các khu vực nguyên tử cùng các tòa nhà chọc trời ở hai tiểu bang California và Washington.

Những tay không tặc ở chiếc phi cơ thứ 10, theo âm mưu của tay Mohammed, sẽ liên lạc với truyền thông, hạ sát tất cả mọi người nam trên chiếc máy bay rồi tuyên bố những lời tố cáo Hoa Kỳ trước khi thả thành phần phụ nữ và trẻ em.

Dự án này còn bao gồm cả việc không tặc và phá nổ 12 đường bay ở Đông Nam Á, nhưng nhà lãnh đạo nhóm al Qaeda là Osama bin Laden đã hủy bỏ phần dự án này vì quá khó khăn trong việc điều hợp những cuộc thực hiện ở cả hai Châu Lục khác nhau. Bin Laden đã thu gọn dự án vào 4 chiếc máy bay ở Hoa Kỳ mà thôi, và mục tiêu nhắm tới là Trung Tâm Thương Mại Thế Giới, Ngũ Giác Đài và một là Tòa Bạch Ốc hai là Tòa Nhà Quốc Hội, vì những nơi được cho rằng dễ tấn công nhất.

Mohammed tính thực hiện những cuộc tấn công này vào năm 1996, nhưng mãi đến năm 1999 mới được bắt đầu. Bin Laden muốn tấn công vào ngay giữa năm 2000, sau khi Thủ Tướng Do Thái Ariel Sharon viếng thăm đường hầm Temple Mount, thế nhưng những tay không tặc lái máy bay chưa được huấn luyện hoàn toàn. Thế rồi Bin Laden muốn tấn công vào đầu năm 2001, chẳng hạn vào ngày 12/5, kỷ niệm 7 tháng cuộc tấn công USS Cole, hoặc vào tháng 6 hay tháng 7, khi Thủ Tướng Sharon viếng thăm Tòa Bạch Ốc. Nhưng các tay không tặc bấy giờ vẫn chưa sẵn sàng.

Ngày 11/9/2001 chỉ được chọn cách đó 3 tuần lễ, và các tay không tặc đã mua vé máy bay cách đó 2 tuần. Âm mưu khủng bố tấn công này tốn phí lên đến từ 4 đến 5 trăm ngàn Mỹ kim, chưa kể tốn phí các tay không tặc được huấn luyện ở A Phú hãn. Các tay không tặc chi phí 270 ngàn Mỹ kim ở Hoa Kỳ cho vấn đề học lái máy bay, di chuyển, cư trú và xe cộ.

Ngoài ra, ủy ban điều tra ngày 11/9 này còn cho biết không có một dính dáng nào giữa nhóm khủng bố al Qaesa và Iraq: “Không có một chứng cớ khả tín nào cho thấy Iraq và al Qaeda hợp tác với nhau để tấn công Hiệp Chủng Quốc”.

Ủy ban điều tra còn cho biết thêm nhóm al Qaeda tìm cách chiếm thủ các thứ vũ khí nguyên tử, hóa chất và sinh trùng: “(Al Qaeda) vẫn chú trọng tới việc sử dụng một trang bị phân tán phóng xạ hay ‘bom bẩn’, một thứ bùng nổ thông dụng để tung ra chất phóng xạ”.

Về vấn đề tài trợ của nhóm al Qaeda, ủy ban này cũng cho biết chính yếu từ hệ thống gây quĩ nhất làở Saudi Arabia, chứ không phải từ các cơ quan thương mại hay từ vận may của bản thân bin Laden. Bin Laden quả thực có một số thương vụ và tài sản ở Sudan, nhưng “hầu hết nhỏ bé hay không quan trọng về kinh tế”. Bin Laden “không hề nhận được một gia sản 300 triệu Mỹ kim”, nhưng từ năm 1970 đến khoảng năm 1994 có nhận được khoảng 1 triệu Mỹ kim mỗi năm. Nhóm al Qaeda phân phối tiền gây quĩ được nhanh bao nhiêu có thể mà phần lớn cho nhóm Taliban để hoạt động ở A Phú Hãn.

CIA ước lượng nhóm al Qaeda chi phí khoảng 30 triệu Mỹ kim mỗi năm cho các hoạt động khủng bố, lương lậu và bảo trì các trại huấn luyện khủng bố. Khoản chi phí hằng năm lớn nhất, từ 10 đến 20 triệu Mỹ kim là cho nhóm Taliban.

 

Những Cuộc Khủng Bố Tấn Công có thể xẩy ra trong mùa hè 2004
 

Theo tin tức của CNN ngày 25/5/2004 thì có một số viên chức Hoa Kỳ chống khủng bố cho biết hôm Thứ Ba 25/5/2004 rằng có thể sẽ xẩy ra một số cuộc khủng bố tấn công vào đầu mùa hè 2004, vào những dịp tổ chức như Cuộc Họp Thượng Đỉnh G8 ở Sea Island Georgia, Ngày Lễ Độc Lập 4/7, Đại Hội Đảng Dân Chủ ở Boston, Đại Hội Đảng Cộng Hòa ở Nữu Ước, Thế Vận Hội ở Hy Lạp và một cuộc khủng bố tấn công như vậy cũng có thể xẩy ra vào dịp bầu cử tổng thống 11/2004.

Cảnh Sát Trưởng Nữu Ước là ông Raymond Kelly cho biết rằng phân bộ của ông đã nhận được “tình báo khá báo động” hôm Thứ Ba 25/5/2004, nhưng “không có gì trong bản tường trình này nói đến một thứ đe dọa đặc biệt nào hay một cuộc tấn công lờ mờ nào vào thành phố Nữu Ước cả. Chúng tôi cũng không được khuyến cáo rằng đã có những tay khủng bố ở Hoa Kỳ đang chủ động âm mưu thực hiện cuộc tấn công này”.

Phân bộ cảnh sát ở Los Angeles California và Boston Massachusetts cũng bày tỏ cùng nhận định như thế. Một nữ viên chức thuộc Bộ An Ninh Đất Nước cũng nói rằng cơ quan của ông vẫn được báo cho biết về một cuộc tấn công tổng quát của al Qaeda chứ không có thêm chi tiết nào nữa: “Chúng tôi không biết gì về bất cứ nguồn tin tình báo đáng tin cậy mới nào cho thấy sẽ xẩy ra một cuộc tấn công ở Hiệp Chủng Quốc vào mùa hè này. Không có gì là thật sự đặc biệt trong tin tức tình báo hiện nay”.

Văn Phòng Điều Tra Liên Bang FBI cần phải phổ biến những điều hướng dẫn cho 18 ngàn lực lượng an ninh địa phương và toàn quốc trong tờ thông tin Thứ Tư hằng tuần của mình. Giám Đốc FBI Robert Mueller và Luật Sư Tổng Biện Lý John Ashcroft tổ chức một cuộc họp báo hôm Thứ Tư 26/5/2004 để bàn đến việc họ thực hiện những gì cần thiết hầu ngăn chặn những mưu đồ có thể xẩy ra ấy.

Sau những cuộc ôm bom tự sát khủng bố tấn công ở Saudi Arabia và Morocco cho rằng do al Qaeda gây ra, từ ngày 20/5/2003, tình trạng đe dọa khủng bố ở Hoa Kỳ đã được báo động ở mức cao độ (cam) trong mùa lễ vào Tháng 12/2003 và 1/2004. Mức độ báo động cao độ này cũng được thấy vào dịp kỷ niệm 1 năm biến cố 911, 9/2002, và vào dịp kỷ niệm ngày Hoa Kỳ ra lệnh tấn công Iraq 3/2003. Song từ ngày 9/1/2004 đã xuống mức vừa (vàng).

 

Một phần tử của Ủy Ban Điều Tra Vụ 911 bị đe dọa nhưng không thoái lui

 

Hôm Thứ Bảy 17/4/2004, một phần tử của ủy ban này là bà Jamie Gorelick cho cho chương trình truyền hình ABC News biết rằng bà đã nhận được một số lời đe dọa trong tuần ấy, sau khi một số người bảo thủ tố cáo bà là công việc trước đây của bà ở Bộ Công Lý có thể đã góp phần vào việc thất bại chống lại vụ khủng bố tấn công 911.

Thật vậy, vào giữa thập niên 1990, bà phục vụ như là vị phó tổng biện lý Liên Bang Hoa Kỳ. Trong thời gian này, bà đã viết một văn kiện phân biệt giữa loại tình báo có thể được sử dụng vào mục đích áp dụng luật pháp và loại tình báo có thể sử dụng vào mục đích phục vụ nền an ninh quốc gia. Việc phân biệt này thoạt tiên là để chống lại vấn đề các cơ quan điều tra của chính quyền có thể đi đến chỗ lạm dụng quyền lợi của người công dân. Thế nhưng, Đạo Luật Patriot đã loại bỏ điều kiện này sau khi xẩy ra vụ tấn công 911. Vấn đề phân biệt này nơi văn kiện của bà đã bị cho là nguyên nhân chính gây ngăn trở trong việc chia sẻ các tín liệu của tình báo liên quan đến vụ 911. Đó là lý do, bà cho biết rằng:

“Tôi có thể khẳng định rằng tôi đã nhận được nhiều lời đe dọa ở văn phòng của tôi cũng như tại nhà của tôi. Tôi đã bị đe dọa nổ bom tại nhà tôi. Tôi đã nhận được nhiều điện thư rất ư là đê tiện. Vấn đề đe dọa cho nổ bom được thông báo qua điện thoại”.

Bà cho biết là những lời đe dọa ấy “ghê gớm”, nhưng bà vẫn “không cảm thấy bị lo ngại đến nỗi phải từ nhiệm vai trò là một phần tử của ủy ban điều tra này”. FBI cho CNN biết rằng họ đang điều tra những lời đe dọa ấy.

Vấn đề liên quan tới văn kiện của bà đã được vị Tổng Biện Lý John Ashcroft tiết lộ khi làm chứng công khai trước ủy ban hôm Thứ Tư 14/4/2004. Bởi thế, vào đầu tuần sau đó vị Chủ Tịch Tiểu Ban Tư Pháp Hạ Viện là Jim Sensenbrenner đã yêu cầu bà từ nhiệm. Lý do là vì, theo ông này, qua một lời phát biểu thành văn thì “bà Gorelick đã có sẵn một thứ tương khắc về đường hướng với tư cách là tác giả của văn kiện ấy và là một viên chức của chính quyền ở ngay tâm điểm của biến cố đang được điều tra”.

Tuy nhiên, bà cho biết ý định của bà là: “Đó không phải là căn cớ để từ nhiệm”, vì người phó tổng biện lý của ông Ashcroft đã tu chính bản văn kiện của bà vào tháng 8/2001. Các phần tử thuộc ủy ban điều tra lưỡng đảng với bà đều ủng hộ chủ trương của bà.


 

Một Số Đoạn từ Bản Tường Trình 11 của Ủy Ban Điều Tra Vụ 911
 

Hôm Thứ Tư 14/4/2004, sau ba cuộc điều trần với nhiều nhân vật thuộc hai chính phủ hiện tại và mới tiền nhiệm liên quan đến nội vụ biến cố 911, Ủy Ban điều tra đã có những nhận định trong bản tường trình 11 được phổ biến vào sáng Thứ Tư như sau:

“Việc điều tra của chúng tôi cho tới nay đã thấy cộng đồng tình báo cố gắng thu thập và phân tách về hiện tượng khủng bố xuyên quốc gia từ giữa đến cuối thập niên 1990.

“Dù có nhiều viên chức tận tâm làm việc ngày đêm trong nhiều năm để ghép lại tin tức thành một tổng hợp chung về chứng cớ liên quan đến nhóm al Qaeda cũng như để tìm hiểu những mối đe dọa ấy, nhưng cuối cùng thì vẫn không thể tiến đến chỗ thành đạt trước cuộc tấn công 911.

“Cho dù có nhiều bản tường trình về Osama bin Laden cũng như về tổ chức al Qaeda đang phát triển của hắn, nhưng vẫn không có một thẩm định toàn diện nào về loại kẻ thù này, cả việc đi đến chỗ thỏa thuận với nhau hay làm sáng tỏ những điều khác biệt của nhau.
 

“Không kể đến những trường hợp ngoại lệ liên quan tới những cuộc tấn công bằng các thứ vũ khí hóa chất, sinh trùng, phóng xạ hay nguyên tử, những phương pháp được phát triển cả bao thập niên để cảnh giác những cuộc tấn công bất ngờ đã không được đem ra sử dụng vào vấn đề cảnh giác chống những cuộc khủng bố tấn công.

“Nơi những gì tình báo thu góp được, mặc dù có nhiều nỗ lực tuyệt vời, vẫn thiếu một cuộc kiểm điểm tổng quan về những gì cộng đồng này biết được, những gì cộng đồng ấy không biết, để phác họa một dự án chung cho cả một cộng đồng để khỏa lấp đi những khoảng trống ấy.

“Vị giám đốc cơ quan tình báo (là George Tenet) đã làm việc trong và chịu trách nhiệm cho một cộng đồng các cơ quan liên hệ bị lỏng lẻo cũng như những văn phòng phân bộ thiếu động lực cộng tác, hợp lực và chia sẻ tín liệu với nhau. Như các vị tiền nhiệm của mình, ông ta đã dồn nỗ lực của mình vào những gì có thể làm tăng thêm giá trị thượng thặng mà thôi - CIA là một phần nhỏ thuộc khả năng tình báo toàn diện của quốc gia. Bởi thế, vấn đề được đặt ra ở đây là ai chịu trách nhiệm về tình báo?”
 


Những chứng từ mới về vụ 911 liên quan đến những sơ xẩy nơi hoạt động của FBI

Để chống đỡ về bản văn kiện báo động đề ngày 6/8/2001 mà ông đã được tường trình cũng vào tháng 8 này, Tổng Thống Bush, hôm Chúa Nhật Phục Sinh 11/4/2004, ở Fort Hood Texas, đã tự biện minh như sau:

“(Bản văn kiện) này không nói về mối đe dọa khủng bố. Không nói gì về thời gian hay địa điểm tấn công. Nó chỉ nói rằng Osama bin Laden có ý định tấn công Hoa Kỳ. Đúng, tôi biết điều ấy. Những gì tôi muốn biết là có bất cứ điều gì đặc biệt sẽ xẩy ra ở Hoa Kỳ cần chúng tôi phản ứng hay chăng”.

Thế nhưng, một phần tử của ủy ban điều tra là ông Richard Ben-Veniste cho biết cũng vào cùng Ngày Chúa Nhật là bản văn kiện này cùng với những bản tường trình cùng những sự vụ xẩy ra khác đã đủ tạo nên “một tổng khối tín liệu quan trọng” về những dự án bin Laden có thể ra tay. Trước hết là đầu đề của bản văn kiện đề ngày 6/8/2001 ghi rõ “Bin Laden Đã Quyết Định Tấn Công Ở Hoa Kỳ”. Ông Ben-Veniste, người trước đây đã tố giác vụ Watergate ở thập niên 1970, đã cho các phóng viên báo chí biết như sau:

“CIA đã nhắc nhở vị tổng thống bằng tựa đề … ‘đừng chỉ nhìn ở hải ngoại cơ hội xẩy ra biến cố ngoạn mục được mọi người đang dự đoán này’. Bản văn này thực sự là muốn cập nhật hóa tín liệu về việc bin Laden đã quyết định tấn công ở Hiệp Chủng Quốc. Nó nói về những tổ ẩn nấp ở Hoa Kỳ. Nó nói về những tay khủng bố xuất nhập Hiệp Chủng Quốc. Nó nói về một hệ thống hỗ trợ cho tổ chức al Qaeda ở Hiệp Chủng Quốc”. Bản tường trình còn cho biết rằng bin Laden, sau khi Hoa Kỳ bắn phi đạn vào căn cứ của hắn ở A Phú Hãn năm 1998, muốn trả thù ở Washington.

Vào Mùa Hè năm 2001, một nhân viên FBI ở Phoenix Arizona đã viết một báo thư về một số nam nhân trẻ người Trung Đông tham dự các trường dạy lái máy bay có thể là nhằm mục đích khủng bố. 10 ngày sau bản tường trình 6/8/2001, cơ quan FBI đã bắt nhốt Zacarias Moussaoui về tội di dân sau khi hắn đưa ra vấn đề tham dự trường dạy lái máy bay của hãng Pan Am ở Minnesota. Tên này, một người pháp gốc Morocca đang bị giam ở nhà tù Liên Bang ở Virginia là người duy nhất bị chính phủ Hoa Kỳ ghép tội có dính dáng đến vụ 911.

Ông Ben-Veniste nhận định tiếp: “(bản tường trình 6/8) đã nói về cách bin Laden hoạch định nhiều năm trước khi ra tay. Vậy nếu quí vị nói về ‘năm 1998 và nói về những gì liên quan tới môi trường đe dọa đặc biệt nhất chúng ta đã từng trải qua ở Hiệp Chủng Quốc thì mới thấy vấn đề liên quan của nó”.

Ông này còn đặt lại vấn đề chứng từ của bà cố vấn an ninh quốc gia hôm Thứ Năm 8/4/2004, chứng từ là Tòa Bạch Ốc không có dấu hiệu nào cho thấy al Qaeda sẽ sử dụng máy bay như những phi đạn tầm xa. Ông cho biết nhóm này đã có “kinh nghiệm sử dụng máy bay làm vũ khí”. Ông nói rằng ông “lấy làm lạ khi Tiến Sĩ Rice không biết gì” về vùng phi không vận trên bầu trời ở Genoa Ý Quốc, vì cuộc họp G8 vào mùa xuân năm 2001 đã cảm thấy lo sợ bị các tay khủng bố lao các chiếc máy bay “vào những dinh thự đang có các nhà lãnh đạo hội họp. Thật vậy, một Hội Đồng Tình Báo Quốc Gia đặc biệt năm 1999 đã tường trình rằng có thể thành phần thánh chiến quân al Qaeda, những tay cảm tử đâm những chiếc máy bay chất đầy chất nổ đâm vào Ngũ Giác Đài, vào CIA và Tòa Bạch Ốc”.

Một phần tử khác, cũng thuộc ủy ban điều tra vụ 911 là ông Slade Gorton, nguyên thượng nghĩ sĩ thuộc đảng Cộng Hòa ở Washington, trong chương trình “Fox News Sunday”, nói rằng theo ông FBI đã không “điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa” khi họ thực hiện những cuộc điều tra. Báo thư từ Phoenix và tín liệu ở Minnesota đều đến tay cùng một cơ quan FBI này: “vấn đề quan trọng nhất (trong bản tường trình) đó là câu cho biết FBI đã thực hiện đầy đủ 70 cuộc điều tra tại hiện trường. Tôi không biết là 70 cuộc điều ra tại hiện trường này là ở những nơi nào. FBI không nêu lên chỗ nào cả. Không một ai ở Washington biết đến những nơi đó”.

Qua cuộc phỏng vấn với nguyên Tổng Thống Clinton, ủy ban điều tra đã được vị tổng thống này cho biết là Tòa Bạch Ốc không có khả năng là bao trong việc điều hướng cho FBI. Đó là lý do ông Gorton cho biết: “Theo tôi, FBI mới là cơ quan cần phải hạch hỏi hơn là bà Condoleezza Rice hay ông Dick Clarke (nguyên cố vấn chống khủng bố ở Tòa Bạch Ốc) hoặc bất cứ ai đã điều trần trước ủy ban của chúng tôi”.

Ông Gary Hart ở Colorado, nguyên Thượng Nghị Sĩ thuộc đảng Dân Chủ, người từng đóng vai đồng chủ tịch của ủy ban nhị đảng trước đây nghiên cứu về tình hình an ninh quốc gia, cũng vào ngày Chúa Nhật 11/4/2004, đã cho chương trình truyền hình “In the Money” của CNN biết là ông đã gặp bà Rice 5 ngày trước khi xẩy ra vụ 911, vì ông sợ rằng chính phủ Bush không động đậy gì trước lời kêu gọi được ủy ban của ông đề nghị cần phải ra tay chống nhóm al Qaeda.

Thật vậy, ủy ban mà ông Gary là đồng chủ tịch với nguyên Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Warren Rudman ở New Hampshire đây là Ủy Ban Hiệp Chủng Quốc về Nền An Ninh Quốc Gia Thế Kỷ 21, do Tổng Thống Clinton thiết lập năm 1998 được thượng viện chấp thuận, đã phổ biến bản tường trình đúc kết vào tháng Giêng Năm 2001 với lời tiên đoán là “những người Mỹ có thể sẽ bị chết trên mảnh đất của mình, với một con số đông. Những gì chính phủ này đã làm… tức là cố ý nói rằng nếu ai nói với chúng tôi là có 19 nam nhân đang cướp 4 chiếc máy bay đâm vào Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế và Ngũ Giác Đài vào lúc 9 giờ sáng ngày 11/9 thì chúng tôi không chịu trách nhiệm nữa”.

Ông Hart cho biết ông đã xin để được gặp bà Rice vào ngày 6/9/2001: “Bà là một người ủng hộ tôi khi tôi tranh cử tổng thống vào năm 1984… và từng là bạn lâu năm với tôi. Tôi đã xin gặp bà vào Tháng Chín vì tôi không thấy chính phủ động tĩnh gì về những lời đề nghị của chúng tôi cả. Bà chỉ nói rằng ‘tôi sẽ nói chuyện với phó tổng thống về vấn đề ấy’ thế thôi”.

Trong tuần lễ sau Phục Sinh 2004 này, những nhân viên thuộc các cơ quan CIA và FBI được mời ra điều trần trước ủy ban điều tra vào hai ngày Thứ Ba và Thứ Tư 13-14/4/2004, trong đó có Luật Sư Tổng Biện Lý Liên Bang John Ashcroft và vị tiền nhiệm của ông ta là Janet Reno; Giám Đốc CIA George Tenet, Giám Đốc FBI Robert Mueller và vị tiền nhiệm Louis Freech cùng vị nguyên sử lý thường vụ giám đốc FBI là Thomas Pickard.

Trong khi nhiều chuyên viên luập pháp và nhân viên chính phủ cho rằng cơ quan FBI không giải quyết hiệu nghiệm các báo thư, thì vị chủ tịch của ủy ban hiện điều tra vụ 911 là ông Thomas Kean cho biết cuộc điều trần sẽ chú trọng tới 4 vấn đề sau đây:

“Chính phủ của chúng ta đã làn những gì trước biến cố 911 để đương đầu với mối đe dọa bị khủng bố ở Hiệp Chủng Quốc?

“Mối đe dọa trong năm 2001 là gì và chính phủ của chúng ta đã phản ứng ra sao?

“Cộng đồng tình báo đã đương đầu với mối đe dọa này ra sao?

“Những việc cải cách nào đã được thực hiện từ vụ 911 để đối đầu với mối đe dọa khủng bố ở Hiệp Chủng Quốc, và những thứ cải cách nào đã gặt hái được những thành quả nào?”

Những chứng từ của các nhân viên an ninh quốc gia về vấn đề tổ chức yếu kém nhất là CIA

 

Hôm Thứ Ba 13/4/2004, ông luật sư tổng biện lý Ashcroft đã chẳng những biện hộ cho mình về những lời tố cáo là ông ít chú trọng tới những mối đe dọa khủng bố trước biến cuộc 911, mà còn đổ cho chính phủ Clinton về việc chính phủ này có những nỗ lực chống khủng bố một cách khập khễnh.


Chứng từ của ngày hôm nay của các nhân vật trong chính phủ Clinton và Bush, bằng cách này hay cách khác, đều qui trách cho những vấn đề như thiếu phương tiện, thiếu ngân khoản, bị hạn chế vô lý và có những vị lãnh đạo thiếu chú trọng là những gì cho thấy lý do tại sao những nỗ lực chống khủng bố không đủ mạnh mẽ trước biến cuộc 911.


Luật sư tổng biện lý Ashcroft chỉ trích chính phủ Clinton như thế này: “Chúng tôi không biết cuộc tấn công xẩy ra vì gần một thập niên chính phủ của chúng ta đã nhắm mắt lại trước kẻ thù. Các nhân viên của chúng ta đã bị cô lập bởi những bức tường do chính phủ dựng lên, bị những hạn chế của chính phủ còng tay và bị thiếu thốn kỹ thuật thông tin căn bản”.


Tuy nhiên, ông Thomas Pickard, nguyên sử lý thường vụ vai trò giám đốc FBI cho biết ông Ashcroft đã bãi bỏ những lời cảnh giác về các thứ đe dọa khủng bố vào mùa hé năm áy và đã không chịu kêu gọi thêm ngân quĩ chống khủng bố. Ông Pickard nói rằng theo bản tường trình thì “vào cuối Tháng 6 và trong Tháng 7, ông đã gặp Tổng Biện Lý Ashcroft mỗi tuần một lần. Ông nói với chúng tôi rằng ông tự tường trình cho vị tổng biện lý ấy về những mối đe dọa này, và sau hai lần tường trình, vị tổng biện lý đã nói với ông rằng vị ấy không muốn nghe đến tín liệu này nữa”. Ông Pickard còn cho biết thêm, mặc dù Tổng Thống Bush đã nhận được báo thư đề ngày 6/8/2001, nhưng cả vị tổng thống này lẫn vị tổng biện lý Ashcroft đều không muốn gặp ông giữa khoảng thời gian này và cuộc khủng bố 911.


Ông J. Cofer Black, vị cầm đầu truing tâm chống khủng bố của CIA cho biết những bản tường trình tình báo vào mùa hè năm 2001 đã nói đến một cuộc khủng bố tấn công “đại thể” đang diễn tiến: “tiếc thay, không có một cuộc khủng bố tấn công nào xác định rõ về phương pháp, thời gian và địa điểm. Những nơi chúng tôi có dấu vết lại là dự án đang thực hiện tấn công ở Trung Đông hay Âu Châu”. Ông còn cho biết thêm vào lúc ấy ông và đồng nghiệp của ông “hết sức thảm thương. Chúng tôi đã làm tất cả những gì có thể. Chúng tôi đã làm hết sức mình”. Thế nhưng, cơ quan của ông bị thiếu tiền và nhân viên là những gì “làm tổn hại trầm trọng đến việc hoạt động và phân tích của chúng tôi”.

 

Ngày Thứ Tư 14/4/2004, giám đốc CIA Tenet đã bày tỏ nhận định của mình về cơ quan CIA của ông là “hệ thống ống nước” của cơ quan này, tức hạ tầng cơ sở cần để huấn luyện và dò thám hiện trường, đã bị bỏ bê đã lâu và đang sửa chữa vào thời gian xẩy ra cuộc khủng bố tấn công. Bởi thế, theo vị giám đốc này thì cộng đồng tình báo của Hoa Kỳ cần một thời gian “năm năm nữa mới có một loại dịch vụ mật thám xứ sở của chúng ta cần có” để chống khủng bố. Lời thẩm định này đã làm cho ủy ban điều tra lấy làm lo âu.

 

 

Ông Mueller giám đốc cơ quan FBI, cũng trong cùng ngày Thứ Tư này, đã cho biết rằng cơ quan FBI của ông đã phá vỡ những bức tường trong nội bộ, nhất là giữa những hoạt động tình báo và an ninh, cũng như với các cơ quan khác để chiến đấu chống khủng bố một cách tốt đẹp hơn. Ông này còn nhận định là việc tạo nên một cơ quan tách biệt để thu thập tín liệu tình báo ở Hiệp Chủng Quốc “sẽ là một lầm lỗi nặng”. Việc phân rẽ những phận vụ an ninh và tình báo sẽ làm cho cả hai cơ quan này “chiến đấu chống khủng bố bằng một tay bị trói ở đằng sau lưng”.

 

Văn Kiện Liên Quan Đến Vụ Hoa Kỳ Có Thể Bị Khủng Bố Tấn Công 911

Theo chứng từ của vị nguyên cố vấn chống khủng bố ở Tòa Bạch Ốc là ông Richard Clarke thì chính phủ Bush, trong đó có cả bà cố vấn an ninh quốc gia của chính phủ này, người cuối cùng đã công khai ra điều trần trước ủy ban điều tra vụ này hôm Thứ Năm 8/4/2004, đã biết trước những nguy cơ của nhóm khủng bố quốc tế al Qaeda nhưng không lấy làm “khẩn trương”.
 

story.rice.ap.jpg

Hôm Thứ Năm, trong cuộc điều vấn bà Rice, ủy ban đã yêu cầu Tòa Bạch Ốc phổ biến bản văn cảnh giác ngày 6/8/2001 liên quan đến cuộc khủng bố tấn công có thể xẩy ra, và Tòa Bạch Ốc đã làm theo như vậy vào đêm Thứ Bảy 10/4/2004. Bản tường trình hằng ngày cho tổng thống (PDB: the presidential daily briefing) liên quan đến vụ này đã đến tai tổng thống vào Tháng 8/2001 tại nông trại của ông ở Crawford, Texas.

Tòa Bạch Ốc cho biết bản PDB này có được là do tổng thống yêu cầu vì ông muốn biết về những gì liên quan đến cuộc tấn công của al Qaeda ở Liên Hiệp Quốc: “Bản PDB không cảnh giác về cuộc tấn công 911. Mặc dù bản PDB có nói đến những cuộc không tặc có thể xẩy ra nhưng không hề nói gì tới việc sử dụng máy bay như khí giới tấn công”.

Tuy nhiên, một số phần tử của ủy ban này nhận định là chính phủ đã được cho biết đầy đủ về ý đồ của bin Laden cũng như những lực lượng của hắn để cảnh giác quần chúng về việc tấn công có thể xẩy ra.

Trong bản PDB đề ngày 6/8/2001 này, tên tuổi của các quốc gia cảnh giác về vụ tấn công này đã được che dấu. Một trong những câu nguyên văn của bản PDB này là: “Chúng tôi đã không thể nào chứng thực được một số bản tường trình cảm thấy bị hăm dọa hơn, như bản tường trình của (…) vào năm 1998 nói rằng bin Laben muốn thực hiện một cuộc không tặc máy bay của Hiệp Chủng Quốc để bắt phải thả ‘Blind Sheikh’ Omar Abdel Rahman và những tay cực đoan khác đang bị Hoa Kỳ giam giữ”. Rahman bị án chung thân vì âm mưu ám sát Tổng Thống Ai Cập Hosni Mubarak và làm nổ tung những nơi đặc biệt ở Nữu Ước.

Văn kiện lịch sử ngày 6/8/2001 này có danh xưng là “Bin Laden quyết định tấn công ở Hiệp Chủng Quốc”. Trong bản văn kiện dài 2 trang này người ta thấy có những chi tiết tình báo về những sự đe dọa của nhóm khủng bố quốc tế al Qaeda 3 tháng trước khi xẩy ra nội vụ. Sau đây là những điểm chính:

Có một bản tường trình của tình báo vào Tháng 5/2001 cho biết là al Qaeda đang cố gắng gửi những nhân viên của mình đến Hiệp Chủng Quốc qua ngả Canada để thực hiện một cuộc tấn công bằng những chất nổ. Bản tín liệu này đã được phổ biến cho các cơ quan tình báo và giữ an ninh.

Có lời tố giác là al Qaeda đã tìm cách cướp các máy bay của Hoa Kỳ để bắt thả những nhân viên của họ bị bắt giam vào năm 1998 và 1999.

Có lời tố giác là bin Laden đã quyết định tấn công Hiệp Chủng Quốc ngay từ năm 1997 cho tới qua đầu năm 2001.

Có tin tình báo cho biết có thể đã có những nhân viên của al Qaeda ra vào Hiệp Chủng Quốc, là những người Hoa Kỳ, và có những hoạt động hỗ trợ ở Mỹ quốc.

Có ít là 70 cuộc điều tra của nhân viên FBI đang được thực hiện trong năm 2001 về những nhóm và những hoạt động của al Qaeda ở Hiệp Chủng Quốc.

 

Phản ứng của các gia đình nạn nhân trước chứng từ của bà cố vấn an ninh quốc gia


Trong cuộc điều trần Thứ Năm 8/4/2004, cuộc điều trần 3 tiếng đồng hồ của bà cố vấn an ninh quốc gia Rice, có khoảng 50 người thân của các nạn nhân vụ 911 ngồi ở 3 hàng ghế đầu trong phòng điều trần ở Tòa Đồi Thủ Đô (Capitol Hill).


Ông Stephen Push có vợ là Lisa chết trong chiếc máy bay đâm vào Ngũ Giác Đài nhận định rằng: “Bà ta bỏ nhiều giờ ra để cố đẩy trách nhiệm lên chính phủ cũ hay lên ông Dick Clarke hoặc lên những vấn đề tổ chức vô định hình, và rất khi chấp nhận là vụ này xẩy ra do mình không chu trách”.


Ông Bill Harvey có bà vợ mới cưới được 1 tháng bị chết trong chiếc máy may đầu tiên đâm vào Trung Tâm Thương Mại Thế Giới cũng có cùng một nhận định: “Bà ta là một người đàn bà rất ư là tinh khôn, thế nhưng hôm nay bà ta đã hơi chơi trò kéo giây với ủy ban này. Bà ta đã cố chơi trò chơi chữ khi trả lời một số câu hỏi của ủy ban này, chẳng hạn như phải chăng nó là điều ‘khẩn trương’ hay ‘ưu tiên’. Vấn đề khác nhau ở chỗ nào?”


Ông bà Henry và Elaine Hughes có đứa con trai chết ở lầu thứ 87 thuộc tháp phía nam Trung Tâm Thương Mại Thế Giới cũng đã có cùng nhận định như hai ông chồng trên đây: “Bà ta không thẳng thắn như bà ta đáng lẽ phải tỏ ra. Khi một vấn đề xẩy ra như thế thì người ta cần phải làm sao để đứng lên nói rằng: ‘Quí vị có biết hay chăng? Chúng tôi đã không hành sử đúng đắn, bởi thế giờ đây chúng tôi đang cố làm cho tốt đẹp hơn. Nói rằng bà ta mới mẻ. mới có 233 ngày đó là một thứ chạy tội tôi chưa hề nghe thấy bao giờ”.


Bà Mary Fetchet mất đứa con trai Bradley bày tỏ nhận định thế này: “Dĩ nhiên là hết mọi cơ quan của chính phủ đều làm hỏng chuyện. Vậy thì việc làm cố vấn an ninh quốc gia của bà ta là gì vậy? Tôi nghĩ là chính bà ta phải có trách nhiệm tìm tín liệu từ tất cả các cơ quan không thông đạt này”.


Trái lại, cũng có những người tỏ ra thông cảm với bà Rice: “Tôi cám ơn bà ta đã đến và bà ta đã làm được một việc rất hay”, hay với Tổng Thống Bush: “Tôi nghĩ rằng bất công vì Tổng Thống Bush mới làm việc được một thời gian rất ngắn thôi”, hoặc với chính phủ nói chung vì bất kể ai trong Tòa Bạch Ốc bấy giờ thì: “Những tay (khủng bố) đã sẵn sàng tấn công rồi. Tôi trách 19 người này… và tôi trách kẻ đỡ đầu cho những người này”.

 

 

Chứng Từ về Biến Cố 911 của Bà Cố Vấn An Ninh Quốc Gia cho Chính Phủ Bush
 

Hôm Thứ Năm, 8/4/2004, bà Condoleezza Rice, cố vấn an ninh quốc gia của chính phủ Bush, người mới đây đã không chịu công khai làm chứng như các nhân viên chính phủ Clinton và Bush trước ủy ban điều tra vụ 911, đã tỏ ra hết mình bênh vực chính phủ Bush nói chung và trách nhiệm của bà nói riêng liên quan đến vụ khủng bố tấn công Hoa Kỳ có một trong hai này.


“Nếu chúng tôi nghĩ rằng sẽ xẩy ra một cuộc tấn công ở Washington hay ở New York, chúng tôi đã vận chuyển cả trời đất này để gắng mà ngăn chặn nó. Tôi biết rằng không có một điều gì đã có thể ngăn ngừa được cuộc tấn công này”.


Bà này bị ủy ban hỏi đi hỏi lại về văn bản nhắc nhở Tổng Thống Bush một tháng trước (6/8/2001) khi xẩy ra cuộc tấn công, văn bản đề cập tới nhóm khủng bố quốc tế al Qaeda, Osama bin Laden và những cuộc không tặc có thể xẩy ra, với đầu đề của văn bản này được bà Rice cho biết là Bin Laden Đã Quyết Định Tấn Công Ở Hiệp Chủng Quốc “Bin Laden Determined to Attack Inside the United States”.


Các phần tử của nạn nhân bị tử nạn trong biến cố 911 này đang có mặt tại phòng điều trần bấy giờ lắc đầu sau khi nghe thấy những lời này. Hơn 3 ngàn người đã bị thiệt mạng bởi 19 tay khủng bố thực hiện cuộc không tặc 4 chiếc phản lực hàng không của Mỹ để đâm vào tháp đôi Trung Tâm Thương Mại Thế Giới, Ngũ Giác Đài và 1 cánh đồng ở phía tây tiểu bang Pennsylvania.


Bà Rice đã tự bào chữa như sau: “Văn bản nhắc nhở này không cảnh giác về những cuộc tấn công ở Hiệp Chủng Quốc. Nó là một tín liệu lịch sử dựa vào những gì đã được tường trình cũ”.


Tuy nhiên, ông Bob Kerrey, nguyên thượng nghị sĩ ở Nebraska, một phần tử trong ủy ban điều tra, đã cho biết rằng văn bản nhắc nhở tổng thống “rằng FBI nói đến những kiểu cách hoạt động đáng nghi ngờ ở Hiệp Chủng Quốc am hợp với những cuộc sửa soạn không tặc”. Đó là lý do ủy ban này đã xin Tòa Bạch Ốc phổ biến bản văn. Chiều cùng ngày phát ngôn viên của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia cho biết chính phủ hy vọng sẽ phổ biến những gì được đòi hỏi.


Cũng vào ngày Thứ Năm này, ủy ban cũng đã điều vấn riêng (chứ không công khai) cựu Tổng Thống Clinton 3 tiếng đồng hồ. Theo ủy ban cho biết vị cựu tổng thống này và thành phần cộng tác với ông đã hết lòng hợp tác để trả lời những gì cần thiết cho ủy ban.


Phần bà Rice tỏ ra cương quyết cho rằng chính phủ Bush đã làm hết sức để có thể ngăn chặn cuộc khủng bố này. Bà đã không lên tiếng xin lỗi các gia đình có người thân bị nạn trong vụ này, như ông Richard Clarke, nguyên cố vấn chống khủng bố của Tòa Bạch Ốc, đã làm trong cuộc điều trần của ông hai tuần trước đây. Bà đã nói đến nỗi “buồn rầu và giận dữ” của bà vào ngày xẩy ra nội vụ, và cuối cùng bà có vài lời thông cảm với một số gia đình nạn nhân.


Khi được một phần tử của ủy ban này là ông Ben-Beniste hỏi rằng bà có trình cho tổng thống về những cảnh giác của ông Clarke liên quan đến những nhóm khủng bố quốc tế al Qaeda đang hoạt động ở Hiệp Chủng Quốc, thì bà bắt đầu trả lời một cách tổng quát và tránh né làm cho ông này chặn lời bà và lập lại câu hỏi của ông, làm bà phải nói rằng bà không nhớ bà đã bàn với tổng thống về những nhóm khủng bố al Qaeda ở Hiệp Chủng Quốc hay chăng: “Tôi không nhớ là những nhóm al Qaeda là một cái gì đó chúng tôi được cho biết chúng tôi cần làm một điều gì đó đối với họ”. Theo bà cho biết thì FBI đã theo dõi những nhóm này và đã có 70 nhân viên điều tra hiện trường trong vụ này.


Bà này còn bị ông Kerry hạch hỏi về lời bà lập đi lập lại rằng Tổng Thống Bush đã “mệt mã vì việc đập những con ruồi” khủng bố. Ông trưng dẫn vụ Hoa Kỳ không hề có phản ứng gì khi bị dội bom cho là bởi nhóm khủng bố al Qaeda vào Tháng 10/2000 ở USS Cole làm thiệt mạng 17 thủy thủ Hoa Kỳ: “Ông ta đã đập những con ruồi nào đây? Chúng ta chỉ đập một con ruồi vào ngày 20/8/1988. Chúng ta không đập một con ruồi nào khác sau đó cả. Làm sao ông ta lại có thể mệt được nhỉ?” Bà Rice cho biết là tổng thống có ý nói rằng Hiệp Chủng Quốc phải làm hơn thế nữa chứ không phải chỉ phản ứng với những tên khủng bố lẻ tẻ.

 

Vị chủ tịch của ủy ban này là ông Thomas Kean, thuộc đảng cộng hòa, đã hỏi bà này là chính phủ Bush có chú trọng nhiều tới việc tấn công Iraq sau vụ khủng bố hay chăng, một câu hỏi liên quan đến vấn đề được ông Richard Clarke nói tới là chính phủ Bush chỉ để ý đến tấn công Iraq chứ không lo gì tới hệ thống khủng bố quốc tế do Osama bin Laden lãnh đạo. Bà trả lời rằng chính phủ có lý để đặt vấn đề xem Iraq có dính dáng tới vụ này hay chăng. Bà nói dự án được ông Clarke trình bày cho bà sau khi chính phủ Bush hành sự đã được tân chính phủ chấp hành một số, còn một số có thể làm cho xứ sở đi đến chỗ “sai lệch”. Bà nói chính phủ Bush để ý tới việc tấn công nhóm al Qaeda ở vùng đất dụng võ của họ. Đó là lý do Tổng Thống Bush đã cố gắng liên hệ với Tổng Thống Pakistan Pervez Musharraf ngay từ đầu, hy vọng là vị tổng thống này làm áp lực với chính quyền Taliban ở A Phú Hãn không cho nhóm al Qaeda trú ẩn ở đó nữa.


Nội Vụ 911 sẽ có những cái làm người ta phải ngỡ ngàng

 

Hôm Chúa Nhật 4/4/2004, vị chủ tịch của ban điều tra vụ khủng bố tấn công Hoa Kỳ 911 Thomas H. Kean cho biết ông nghĩ rằng ủy ban của ông sẽ có thể hoàn tất bản tường trình tổng kết trước cuộc bầu cử vào Tháng 11/2004, sớm nhất vào ngày 26/7/2004 như được gia hạn thay cho ngày 27/5 vì sự trì trệ đáp ứng của Tòa Bạch Ốc.

Vị chủ tịch nguyên là thống đốc New Jersey thuộc đảng cộng hòa đã cho chương trình truyền hình “Meet the Press” của Đài NBC những điều sau đây:

“Không ai thích thấy bản tường trình này cứ còn lẩn quẩn ở Washington trong giai đoạn bầu cử và có những chi tiết của bản tường trình này bị lộ tẩy. Không ai thích điều này xẩy ra vào Tháng 9 hay Tháng 10, giữa cuộc bầu cử. Bởi thế tôi nghĩ rằng điều Tòa Bạch Ốc thích, điều chúng ta thích, điều mọi người thích đó là phổ biến bản tường trình này vào Tháng Bảy. Tôi tin rằng sẽ xẩy ra như thế.

“Tôi lấy làm ngỡ ngàng trước một số điều chúng tôi đã thấy được, do đó, tôi nghĩ rằng quần chúng cũng cảm thấy như vậy.

“Chúng tôi sẽ trình bày trong bản tường trình của chúng tôi nhắm tới hai mục đích: mục đích thứ nhất là chính bản tường trình, mục đích thứ hai là đưa ra những lời khuyến cáo. Chúng tôi đã đưa ra một số khuyến cáo rất quan trọng, và tôi nghĩ rằng chúng hết sức giúp ích cho nhân dân Hoa Kỳ và hy vọng rằng sẽ làm cho xứ sở này an toàn hơn”.

 

 

 

Những Tiết Lộ và Chứng Từ về Vụ Khủng Bố 911

Những Tiết Lộ từ Một Tác Giả

 

Hôm Thứ hai 22/3/2004, tác phẩm mang tựa đề “Chống Lại Tất Cả Mọi Kẻ Thù: Bên Trong Cuộc Chiến Hoa Kỳ Chống Khủng Bố” của một nhân vật quan trọng cũ trong chính phủ Bush đó là ông Richard Clarke. Trong cuốn sách của mình, vị tác giả này đã tố giác chính phủ Bush nhiều lần coi thường những cảnh giác về mối đe dọa liên quan tới tổ chức khủng bố quốc tế al Qaeda trong năm 2001 để tìm cớ tấn công Iraq.

Ông Clarke đã nói trong một cuộc phỏng vấn trong chương trình truyền hình “60 phút” hôm Chúa Nhật 21/3/2004 về cuốn sách của ông với Đài CBS rằng: “Tôi thấy thật là quá quắt khi vị tổng thống này đang tranh đấu để được tái cử bằng những gì ông thực hiện một cách đại sự về vấn đề khủng bố. Ông ấy đã chẳng để ý gì đến nó. Ông ấy đã không để ý gì tới vấn đề khủng bố trong nhiều tháng trời, một thời gian mà chúng ta có thể làm một điều gì đó để ngăn chặn biến cố 911. Có lẽ chúng takhông bao giờ biết được”.

Ông tiết lộ cho biết rằng vào Tháng Giêng 2001, tức sau khi Tổng Thống Bush vừa nhận chức một chút, ông đã yêu cầu có một cuộc họp ở cấp Nội Các để bàn về hiểm họa al Qaeda đối với Hoa Kỳ: “Lời yêu cầu này không được thực hiện”. Trái lại, tân chính phủ lại chú trọng vào vấn đề như việc phòng vệ phi đạn và Iraq. Ông này còn tiết lộ là một ngày sau biến cố 911, Bộ Trưởng Quốc Phòng Donald Rumsfeld đã đẩy mạnh việc đánh Iraq trả đũa, mặc dù chứng cớ cho thấy là al Qaeda, vì “chẳng có lợi gì khi nhắm đánh A Phu Hãn, song có rất nhiều lợi khi nhắm đánh Iraq”.

Vị tổng trưởng này nói rằng ngay sau ngày của biến cố 911 Tổng Thống Bush đã yêu cầu ông tìm kiếm những móc nối giữa al Qaeda và Iraq. Ông Clarke xác nhận là: “Ông ta không bao giờ nói ‘hãy bày tạo ra’. Thế nhưng, tất cả câu chuyện làm tôi hoàn toàn tin rằng George Bush muốn tôi đi tuyên truyền rằng Iraq đã gây ra vụ ấy”. Khi ông nói với tổng thống rằng tình báo Mỹ cho thấy không có móc nối nào giữa al Qaeda và Iraq cả, vị tổng thống này đã đáp lại một cách “rất bực bội” rằng: ‘Iraq! Saddam! Hãy tìm xem có dính dáng gì chăng’”.
 

Trong cuộc phỏng vấn với chương trình truyền hình ABC “Good Morning America” sau đó, ông này còn nói dân chúng Hoa Kỳ cần “biết đến các sự kiện này. Vấn đề cốt yếu ở đây là vị tổng thống này đã làm mất đi cơ hội để có thể ứng đối với biến cố 911. Ông ta cần phải đánh thẳng vào A Phú Hãn, vào bin Laden. Thế nhưng ông đã làm cho tất cả cuộc chiến chống khủng bố trở nên hết sức lủng củng bằng việc xâm chiếm Iraq. Tôi nghĩ rằng chúng ta có một cơ hội tốt để bắt được bin Laden, để tóm được tay đầu xỏ hầu tru diệt tất cả tổ chức này nếu chúng ta theo sát hắn”. Tuy nhiên, ông Bush “đã làm cho thế giới Ả Rập bùng lửa và đã tạo nên cả một thế hệ khủng bố al Qaeda mới. Những người lính Hoa Kỳ ra đi liều mạng ở Iraq với ý nghĩ rằng họ đang trả thù cho biến cố 911 trong khi Iraq lại chẳng có dính dáng gì đến nó cả”.
 

Ông Clarke, một nhân viên kỳ cựu đã phục vụ chính phủ Mỹ trong 30 năm trời, qua các đời chính phủ Reagan, Bush bố, Clinton và Bush con, và đã từng là Trưởng Ban Chống Khủng Bố ở Tòa Bạch Ốc, người đã từ nhiệm vào tháng 3/2003, tiết lộ tiếp, trong cuộc họp ngày 12/9/2001, “vị tổng thống này đã tỏ ra rất bực bội khiến cho tôi và nhân viên của tôi có một cảm tưởng là ông muốn chúng tôi đi tuyên truyền những lời lẽ cho rằng có bàn tay Iraq nhúng vào vụ 911, vì nhóm của ông đã có dự định làm gì đó với Iraq trước khi nhậm chức nữa. Tôi nghĩ rằng họ đã có idée fixe, tức có dự tính ngay từ Ngày Đầu là họ muốn làm gì đó với Iraq rồi. Nên trong khi Trung Tâm Thương Vụ Thế Giới còn đang bốc khói, trong khi còn đang tìm bới xác người ở đó, thì người ta ở trong Tòa Bạch Ốc đã nghĩ rằng ‘Hay lắm, đây là cơ hội để chúng ta tìm cách đánh Iraq’”.
 

story.rice.tue.jpg

Dĩ nhiên chính phủ Bush phải lên tiếng chống chữa, nếu thực sự có những gì bị tác giả này vạch trần ra như thế. Với chương trình truyền hình “Gooa Morning America” của Đài CNN hôm Thứ Ba 23/3/2004, vị tác giả này còn cho biết thêm: “Tôi nghĩ rằng vấn đề là ở chỗ những guồng máy hoạt động của Hoa Kỳ, như FBI, CIA, DOD (Bộ Quốc Phòng), Tòa Bạch Ốc, đã thất bại trong cả thời chính phủ Clinton lẫn Bush”. Bởi vì, theo ông, các viên chức chính phủ chỉ chú trọng đến vấn đề Iraq hơn là mối hiểm họa al Qaeda, một cáo buộc làm cho Tòa Bạch Ốc mãnh liệt chống chọi.

Ông tiết lộ thêm: “Quí vị nên biết rằng Tòa Bạch Ốc sửa soạn những sự kiện quá xa, chẳng hạn như vào những tuần lễ ngay sau biến cố 911 thì vị tổng thống này đã ký một bản chỉ dẫn vấn đề an ninh quốc gia truyền cho Ngũ Giác Đài phải sửa soạn xâm chiếm Iraq. Mặc dù bấy giờ họ biết được từ tôi, từ Văn Phòng Điều Tra Liên Bang FBI, từ Cơ Quan Tình Báo Trung Ương CIA là Iraq không hề có liên quan dính dáng gì đến biến cố 911 cả”.

Tướng hồi hưu Wesley Clark, người đã từng làm việc với tác giả này với tư cách là chủ tịch Các Thủ Lãnh Hỗn Hợp Đặc Trách Nhân Viên, đã nói với chương trình truyền hình “Hôm Nay” của Đài NBC là những gì ông Clarke nói “rất khả tín” chứ không có tính cách đảng phái. Ông Clarke cảm thấy cũng có một phần nào trách nhiệm trong biến cố 911, và ông cũng được yêu cầu ra đối chất vào ngày Thứ Tư 24/3/2004 với ủy ban độc lập điều tra vụ 911. Tác phẩm của ông tung ra ngay trước ngày (Thứ Ba 23/3/2004) ủy ban này thực hiện cuộc điều tra phỏng vấn (2 ngày) với các nhân vật cao cấp trong chính phủ Clinton và Bush.

 

Những tiết lộ và cáo giác của ông Clarke trên đây có đúng hay chăng? Đó là vấn đề cần phải được làm sáng tỏ bởi Ủy Ban Quốc Gia về Cuộc Khủng Bố Tấn Công Hoa Kỳ, một ủy ban được Quốc Hội thành lập năm 2002, bao gồm cả hai đảng cộng hòa và dân chủ thuộc thượng viện. Thế nhưng, theo diễn tiến liên quan đến ủy ban này cho thấy những tiết lộ và cáo buộc trên đây là đúng. Vì, đối với đảng Dân Chủ và nạn nhân của biến cố 911, thì ngay từ đầu chính phủ Bush đã không hào hứng gì với ủy ban này, thậm chí chống lại việc thiết lập ủy ban này, và đã tỏ ra rất chậm trễ đáp ứng những đòi hỏi của ủy ban này về việc cung cấp hồ sơ cho họ điều tra. Bởi đó thời hạn của ủy ban này phải được dời lại cho tới ngày 26/7, ngày ủy ban này phải tường trình về kết quả những gì tìm thấy, trước khi hoàn toàn chấm dứt nhiệm vụ 30 ngày.


Những Chứng Từ trong Cuộc Điều Trần


 

Cuộc điều trần diễn tiến trong 2 ngày 23-24/3/2004. Ngày đầu với 4 nhân vật thuộc Bộ Nội Vụ là ông Colin Powell và bà Madeleine Albright và Bộ Quốc Phòng ông Donald Rumsfeld và William Cohen, trong cả hai đời chính phủ Clinton và Bush.


Ai cũng đồng ý rằng cho tới ngày 11/9/2001 không có đủ sự ủng hộ ở cả trong nước lẫn quốc tế về việc gửi quân sang A Phú Hãn để bắt hay giết Osama bin Laden cùng nhóm của hắn.


 

Ông Rumsfeld, người đã chỉ huy Ngũ Giác Đài non 9 tháng trước khi xẩy ra biến cố 911, khai trình với ủy ban điều tra này là: “Tôi không có một tình báo nào trong hơn 6 tháng trước biến cố 911 cho thấy những tên khủng bố sẽ thực hiện cuộc không tặc các máy bay hàng không, bằng việc sử dụng những chiếc máy bay này như những phi đạn tầm xa bay vào Ngũ Giác Đài hay vào Trung Tâm Thương Vụ Quốc Tế”.


Thế nhưng, các viên chức của ủy ban này, qua ngày điều trần đầu tiên này, cảm thấy có gì không ổn trong những lời khai được thề phải nói thật ấy. Bởi vì, vấn đề ở đây là cả hai chính phủ này đã không thực hiện những hành động mạnh mẽ hơn đối với nhóm khủng bố thế giới khét tiếng al Qaeda, một nhóm khủng bố với những tay Hồi Giáo cực đoan đã thi hành một loạt khủng bố nhắm vào Hoa Kỳ trong thời đoàn 8 năm trước khi xẩy ra biến cố 911. Chẳng hạn những cuộc khủng bố tấn công Trung Tâm Thương Vụ Quốc Tế vào năm 1993, tấn công khu quân sự của Hoa Kỳ ở Saudi Arabia vào năm 1996, tấn công các tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở Kenya và Tanzania vào năm 1998, và tấn công USS Cole ở Yemen vào năm 2000.


Một trong những phần tử của ủy ban này là ông Bob Kerrey, nguyên thượng nghị sĩ đảng Dân Chủ ở Nebraska, người đã yêu cầu chính phủ tuyên chiến tấn công nhóm al Qaeda trước biến cố 911 thắc mắc: “Tôi không hiểu được nếu chúng ta cứ bị tấn công đi tấn công như thế mà tại sao chúng ta lại tiếp tục gửi FBI đến chẳng hạn như Khobar Towers là một hiện trường xẩy ra tội ác hay đến những cuộc tấn công tòa lãnh sự East African cũng là một hiện trường tội ác. Tôi cứ nghe thấy viện cớ là chúng ta thiếu tình báo có thể ra tay. Vậy thì phải nói sao đây về nhóm al Qaeda?”.


 

Bà Albright đáp: “Theo khách quan thì ông đúng. Thế nhưng chúng tôi đã sử dụng hết mọi cách để có thể nhắm đến những mục tiêu chính xác và cách thức để làm sao đương đầu với những gì chúng tôi biết được”.

 

Bà Albright cũng nhận định rằng: “Trước biến cố 911 rất khó lòng chinh phục được người nào tin rằng cần phải xâm chiếm A Phú Hãn. Tiếc thay, cần phải có một cú đấm nẩu đom đóm 911 mới làm cho dân chúng hiểu được cái hiểm họa hệ trọng này”.

 

Ông Cohen, nguyên thượng nghị sĩ thuộc đảng cộng hòa làm đầu Ngũ Giác Đài dưới thời chính phủ Clinton, cho biết quân đội Hoa Kỳ đã sửa soạn để giết hay bắt bin Laden cùng những nhân vật đầu não của nhóm al Qaeda bất cứ khi nào nắm trong tay “tình báo có thể ra tay”. Tuy nhiên, tiến trình này giống như việc săn lùng “thủy ngân trên một tấm gương soi”. Ông tiết lộ cho biết rằng đã có 3 lần vào năm 1998 và 1999 đã phải hủy bỏ những cuộc oanh tạc ở A Phú Hãn để giết bin Laden vì những mập mờ về tình báo và quan tâm đến chết chóc xẩy ra cho thường dân: “Mỗi lần quân nhu và nhân sự sẵn sàng thì lại bị hủy bỏ vì nghe thấy rằng ‘Chúng tôi không chắc’”.


Về 3 lần giết hụt bin Laden này, theo tài liệu nghiên cứu, vị giám đốc hành sự của ủy ban này là Philip Zelikow cho biết. Cuộc tấn công ở A Phú Hãn vào tháng 2/1999 bị loại bỏ vì ông Richard Clarke ở Tòa Bạch Ốc bấy giờ cảnh giác rằng có thể gây nguy hiểm cho các viên chức thuộc Khối Liên Hiệp Ả Rập, một liên minh chống khủng bố của Hoa Kỳ, đang viếng thăm nước ấy bấy giờ. Một cuộc tấn công khác vào tháng 5/1999 cũng bị bãi bỏ vì Giám Đốc Tình Báo Trung Ương là George Tenet nói rằng tình báo được căn cứ vào một nguồn duy nhất không được đối chiếu và cuộc tấn công sẽ gây ra thiệt mạng cho thường dân.


Ông Powell và Rumsfield đều nhấn mạnh đến vấn đề bị tác phẩm của ông Clarke cáo giác là không thèm để ý gì tới tình báo về nhóm al Qaeda, đó là chính phủ Bush ngay từ những ngày đầu tiên đã thận trọng lưu ý tới hiểm họa al Qaeda và đã phác họa một chính sách loại trừ nhóm này rồi. Tuy nhiên, ông Powell tiết lộ là việc xem xét chính sách này được hoàn tất một tuần lễ trước khi xẩy ra biến cố 911 nên không còn kịp ngăn chặn nó nữa.


Tuy nhiên, chủ tịch ủy ban điều tra Zelikow cho biết là chính phủ Bush dù có phác họa những qui chế mới để đương đầu với nhóm al Qaeda vào năm 2001, nhưng vẫn “không có chứng cớ nào cho thấy liên quan đến lực lượng quân sự hay những dự định chống lại kẻ thù này trước biến cố 911 hết”. Đó là lý do ủy ban này đã chất vấn là tại sao sau khi chính phủ Clinton đã cảnh giác cho chính phủ Bush về hiểm họa al Qaeda cùng với những thành đạt nhóm này thực hiện tấn công Hoa Kỳ ở các nơi vậy mà nhóm an ninh quốc gia của chính phủ Bush đã phải mất nhiều giờ mới hoàn thành dự án chống khủng bố.


Ông Slade Gorton, nguyên thượng nghị sĩ thuộc đảng cộng hòa và là phần tử của ủy ban này đã chất vấn như sau: “Điều gì đã làm cho quí vị nghĩ rằng, cho dù ông đã thay thế vai trò và được cho biết tình hình thoạt tiên như thế về lịch sử của al Qaeda cùng với những cuộc tấn công hiệu quả của họ vào người Hoa Kỳ là chúng ta còn có nhiều giờ, thậm chí còn những 7 tháng trời trước khi chúng ta có thể thực hiện một điều ứng phó nào đó?”

 

Ông Powell, một tướng hồi hưu và là nguyên chủ tịch Hội Đồng Hỗn Hợp Lãnh Đạo Nhân Viên, nói rằng theo kinh nghiệm của ông thì không có đủ thời gian để làm một việc phức tạp như thế.


Ông Gorton sau đó nói với CNN rằng: “Tôi nghĩ rằng vấn đề căn bản ở đây là hai chính phủ này cảm thấy rằng nó còn nhiều giờ, hóa ra cái nhiều giờ ấy lại không thuận lợi cho chúng ta. Tôi không nghĩ rằng người ta có thể nói cả hai chính phủ này đều thiếp ngủ”, nhưng họ đã không lấy làm “hoàn toàn trầm trọng” trước việc nhóm al Qaeda tuyên bố tấn công Hoa Kỳ.


Ông Rumfeld bày tỏ nhận định của mình như thế này: “Cho dù bin Laden có bị bắt hay bị giết ở những tuần lễ trước ngày 11/9 đi nữa thì theo tôi không ai tin rằng cần phải ngăn chặn ngày 11/9… Biến cố 911 vẫn có thể xẩy ra. Tiếc thay, phần đông trên thế giới thích cho rằng cuộc tấn công ngày 11/9 là một thứ trả đũa của nhóm al Qaeda đối với việc Hoa Kỳ muốn bắt hay giết bin Laden”.


Một vấn đề bất đồng khác ở ngày điều trần đầu tiên này xẩy ra giữa ủy ban và chính phủ Bush là chính phủ Bush không chịu cho bà cố vấn an ninh quốc gia là Condeleezza Rice ra công khai làm chứng. Tòa Bạch Ốc cho rằng bà này không thuộc về nội các của chính phủ. Bà đã mất 4 tiếng đồng hồ để đối chất riêng với ủy ban này rồi. Thế nhưng ủy ban này đồng nhất bỏ phiếu yêu cầu bà này phải công khai làm chứng, dù biết bà tỏ ra chối từ.


Ông Tim Roemer, một phần tử của ủy ban và là nguyên thượng nghị sĩ thuộc đảng dân chủ, nói rằng: “Tôi hy vọng Tiến Sĩ Rice sẽ nghĩ lại mà ra trước ủy ban vì quyền lợi của nhân dân Hoa Kỳ”. Theo các phần tử của ủy ban này thì nếu bà này không chịu xuất hiện thì kể như có điều gì không ổn với chính phủ Bush rồi vậy.

 

Trong ngày thứ hai của cuộc điều trần, Thứ Tư 24/3/2004, có các nhân vật lên quan đến CIA, như ông Tenet, đến cố vấn an ninh quốc gia cho cả hai thời chính phủ Clinton và Bush; như ông Samuel Berger thời chính phủ Clinton; và có trưởng ban chống khủng bố, như ông Richard Clarke, thuộc cả hai thời chính phủ Clinton và Bush; riêng bà Rice, cố vấn an ninh quốc gia thời chính phủ Bush, không ra trình diện, một hành động làm một số phần tử trong ủy ban bất mãn lên tiếng; đó là lý do khi ông Thứ Trưởng Nội Vụ Richard Armitage ra mặt đối chứng thì được cho là thay thế bà Rice, điều bị ông này hoàn toàn phủ nhận.

 

Hôm nay, ủy ban đã tiết lộ cho biết, theo chỗ họ điều tra thì lý do tại sao xẩy ra việc thiếu điều hợp và truyền thông giữa các cơ quan có trách nhiệm, từ những thời chính phủ trước, trong việc đối chọi với vấn đề khủng bố. Đó là vì CIA không tin rằng họ có thẩm quyền để hạ sát nhân vật đầu não khủng bố là Osama bin Laden, mặc dù Hội Đồng An Nin h Quốc Gia và các cố vấn pháp lý thời chính phủ Clinton không nghĩ như vậy.

 

Chứng từ của ông Berger. Ông này nói rằng ông không biết gì về vấn đề CIA bị bối rối liên quan đến những gì họ cần phải làm. Ông cho biết: “Tôi đã làm hết sức để nhấn mạnh đến tính cách khẩn trương tôi cảm thấy ấy”. Ông tiết lộ việc “bắt” bin Laben và ngăn chặn tổ chức khủng bố al Qaeda là “vấn đề tối ưu tiên” của chính phủ Clinton. Đến nỗi, đích thân Tổng Tháng Clinton đã bay sang Pakistan vào năm 2000, một việc ngược với lời khuyên can của mật vụ, đế thúc Tổng Thống Pervez Musharraf hợp tác chống tổ chức al Qaeda.

Ông này còn nhận định và đề nghị về FBI, vì theo ông, FBI tin rằng “al Qaeda ở Hoa Kỳ không có gì là quan trọng lắm” trước biến cố 911 và cơ quan này tin rằng “chúng tôi đã nắm được vấn đề”: “Tôi hy vọng quí vị sẽ xét tới vấn đề này, tôi biết quí vị sẽ làm vì theo tôi có một cái gì đó rắc rối ở chỗ này”. Về điểm này ông Clarke sau đó cũng bày tỏ cùng nhận định là trước biến cố 911 FBI “biết có bất cứ điều gì đang diễn tiến ở Hoa Kỳ về al Qaeda”.

Ông Berger cũng nhấn mạnh đến việc ông khuyên nhân vật thay vị thế của ông thời chính phủ Bush là bà Rice rằng “bà phải bỏ nhiều giờ vào vấn đề khủng bố và tổ chức al Qaeda hơn bất cứ một vấn đề nào khác”.
 

Chứng từ của ông Tenet: “Không hề thiếu vấn đề để ý hay chú trọng đối với một trong những hiểm họa lớn nhất xứ sở chúng ta từng phải đương đầu”. Ông này còn cho biết CIA đã làm việc với các cơ quan khác trên thế giới và đã phá được những âm mưu khủng bố trong việc cảnh báo trước những cuộc cử hành ngày 1/1/2000. Tuy nhiên, ông đã thú nhận rằng Hoa Kỳ “đã không bảo vệ một cách có phương pháp” nạn khủng bố trước biến cố 911.

Theo nhận định của ông thì những nỗ lực chống khủng bố thì phức tạp vì các cơ quan tình báo khác nhau không phối hợp những dữ kiện với nhau, bằng không, “chúng ta đã có cơ hội” để chặn đứng cuộc khủng bố tấn công 911. Tuy nhiên, ông không nghĩ rằng Hoa Kỳ dù có bắt được hay sát hại bin Laden cũng không ngăn nổi được cuộc khủng bố này vì âm mưu thực hiện đã đâu vào đó rồi.

Ông còn nhận định thêm là vấn đề không phải chỉ ở chỗ thiếu việc chia sẻ tín liệu với nhau, mà ở chỗ “chúng tôi đã không lấy trộm được cái bí mật cho biết âm mưu này ra sao, chúng tôi đã không chiêu mộ được đúng người hay theo kỹ thuật không thu thập được các dữ kiện, cho dù đã hết sức làm điều ấy”.

Ông tiết lộ thêm rằng CIA đã bắt đầu chú ý tới bin Laden từ đầu thập niên 1990, ngay trước khi nhân vật này trở thành tay lãnh đạo phong trào khủng bố Hồi Giáo. Vào năm 1996, CIA đã thiết lập một đơn vị đặc biệt để truy lùng nhân vật này. Mối đe dọa khủng bố hoàn toàn thay đổi từ sau khi bin Laden chuyển địa bàn hoạt động của mình đến A Phú Hãn vào năm 1996 với sự che chở của các nhà lãnh đạo Taliban đang cai trị xứ sở ấy bấy giờ.

Vào năm 1999, sau khi bin Laden tung ra chiến dịch năm 1998 những người Hồi Giáo hãy sát hại người Hoa Kỳ, thì CIA bắt đầu thực hiện một dự án mới về cả nhân lực và kỹ thuật để chống lại bin Laden.
 

Chứng từ của ông Clarke: “Tôi tin rằng chính phủ Bush trong tám tháng đầu đã coi vấn đề khủng bố là một vấn đề quan trọng nhưng không phải là vấn đề khẩn trương”.

Ông cho biết rằng ông và ông Tenet “đã hết sức cố gắng để tạo nên một cảm thức khẩn trương”, những những cảnh báo của họ không được chú trọng tới: “Mặc dù tôi tiếp tục nói đó là một vấn đề khẩn trương, tôi vẫn không nghĩ rằng vấn đề này đã được coi là khẩn trương cả”. Khi không thấy có đáp ứng như lòng mong ước, ông lại gửi một văn thư nhắc nhở đến cho bà Rice là cố vấn an ninh quốc gia một tuần trước biến cố 911, trách cứ Bộ Quốc Phòng không tỏ ra hết sức đối phó với tổ chức al Qaeda và phê bình cả việc làm của CIA nữa.

Ủy ban điều tra đã cho biết rằng, trong văn thư nhắc nhở của ông Clarke, ông đã nói với các nhân vật hành sự là “hãy nghĩ đến một ngày xẩy ra cho cả hằng trăm hằng ngàn người Hoa Kỳ nằm chết ở nội địa cũng như ở hải ngoại sau cuộc khủng bố tấn công”, và hỏi họ rằng “Họ còn có thể làm được gì nữa đây?”

Ông Clarke đã bắt đầu cuộc điều chứng của mình bằng việc xin lỗi những người thân yêu của gần 3 ngàn nạn nhân bị giết trong cuộc khủng bố 911: “Chính phủ của quí vị đã làm cho quí vị bị thất vọng và tôi đã làm cho quí vị bị thất vọng. Chúng tôi đã cố gắng nhiều vẫn không bù đắp được vì chúng tôi đã làm cho quí vị bị thất vọng. Vì bị thất vọng này, tôi xin quí vị, một khi tất cả mọi sự được sáng tỏ, thông cảm và thứ tha cho”.

Chứng từ của ông Armitage: “Tôi đến đây không phải là để thay thế cho Tiến Sĩ Rice. Tôi đến đây như một người đã từng dính dáng đến việc chống khủng bố qua mấy thời chính phủ với một thời gian dài”.

Ông này nhận định về Tổng Thống Bush như sau: “Ông đã cho chúng tôi thấy một chiều hướng sách lược hơn một chút. Chúng tôi thấy rõ là… chúng tôi cấn phải đi đến chỗ loại trừ tổ chức al Qaeda”. Kết quả là dự án chống khủng bố có sách lược được hoàn tất vào đúng một tuần trước khi xẩy ra biến cố 911, sau hơn 7 tháng ra tay làm việc. Tuy nhiên, theo ông nhận định thì dự án này khai triển quá lâu: “Chắc hẳn sau khi xẩy ra biến cố ấy chúng ta mới thấy rằng chúng ta đã không ra tay đủ nhanh”.

Ông kết luận với ủy ban điều tra thế này: “Quí vị có thể phán quyết xem chúng tôi đã tiến hành nhanh hơn hay chậm hơn các chính phủ khác. Nhiều người làm việc cho những chính phủ nối tiếp, làm việc cật lực bao nhiêu có thể về vấn đề này, cũng không làm hài lòng ai hết. Tôi nghĩ rằng không có ai trong chúng ta, hay không ai bắt tay vào vấn đề này, có thể cảm thấy mãn nguyện trước 3 ngàn đồng bào của mình bị sát hại kinh hoàng”.

Ông tiết lộ ít là có một lần vị giám đốc CIA là Tenet đã nói đến việc có thể xẩy ra vụ không tặc, nhưng vị này nói rằng: “Tôi không nghĩ chúng ta thể nghĩ đến một thảm cảnh kủng khiếp như vậy”.
 

 

Những cuộc khủng bố tấn công kiểu 911 vẫn còn có thể xẩy ra

Hôm Thứ Ba 24/2/2004, các vị giám đốc của các cơ quan an ninh đệ nhất của Hoa Kỳ đã nói với Tiểu Ban Tình Báo Thượng Viện là các tổ chức khủng bố đã bị hư hoại những vẫn còn có khả năng tấn công Hoa Kỳ, bao gồm cả những âm mưu thực hiện những cuộc khủng bố tấn công như đã xẩy ra ở biến cố 911.

Ông giám đốc CIA của Mỹ là George Tenet đã cho biết những nhân viên tình báo “đã lật tẩy được một lần nữa những mưu đồ đang lộ hiện. Về những âm mưu không vận mà thôi, chúng tôi đã khám phá ra những dự án mới trong việc tuyển một các phi công để tấn công những biện pháp an ninh mới ở Đông Nam Á, ở Trung Đông và ở Âu Châu. Thậm chí các cuộc tấn công gây thảm họa có tầm mức của biến cố 911 van còn ở trong tầm tay của nhóm al Qaeda”.

Trong cuộc thẩm định về những thứ đe dọa quốc tế, ông Tenet trên đây, ông Robert Mueller Giám Đốc FBI và ông Lowell Jacoby, trưởng Cơ Quan Tình Báo Quốc Phòng, mỗi người cho biết về những thành quả và tiến bộ họ đã thực hiện được. Ông Mueller cho biết sứ vụ của ông còn lâu mới hoàn tất nổi:

“Chúng tôi đang phải đương đầu với một kẻ thù chí tử, một kẻ thù tinh xảo, một kẻ thù lì lợm, một kẻ thù nhắm đến ôm mộng tiêu diệt Hiệp Chủng Quốc. Kẻ thù naỳy vẫn có khả năng đánh Hiệp Chủng Quốc cũng như đập công dân Hoa Kỳ ở hải ngoại với mới chút xíu cảnh báo hay chẳng cảnh báo gì”.

Ông Tenet cho biết giai cấp của tổ chức al Qaeda đặc biệt đã bị hư hoại, thế nhưng những tổ chức từng miền bất liên kết với nhau, vẫn có thể khỏa lấp những khoảng cách gây khó khăn cho Bin Laden, bằng việc phối hợp khủng bố tấn công. Ông này còn thêm là những tổ chức khủng bố vẫn còn đang tìm kiếm và cố gắng chế ra những thứ vũ khí đại công phá, nên Hoa Kỳ vẫn cần phải tiếp tục tìm kiếm các thứ vũ khí nguy hiểm này.

 

 

Kỷ Niệm 2 Năm Biến Cố 911 Thứ Năm 11/9/2003

Tiến Hành Những Vụ Kiện liên quan đến Biến Cố 911

Nếu năm ngoái Hoa Kỳ đã kỷ niệm đặc biệt Biến Cố 911 còn hơn một ngày lễ nghỉ toàn quốc, thì năm nay đã bắt đầu xẹp dần, không còn sôi nổi nữa. Tuy nhiên, những vấn đề lòng thòng liên quan đến vụ này vẫn chưa xong. Cái lòng thòng thứ nhất đã và đang xẩy ra đó là vấn đề chính phủ của Tổng Thống Goerge Bush cho rằng cựu Tổng Thống Saddam Hussein có liên quan đến khủng bố nên cần phải đề phòng bằng việc bất chấp Liên Hiệp Quốc chưa thanh tra vũ khí đại công phá ở nước này xong tự động ra tay tấn công giải giới Iraq. Cái lòng thòng thứ hai thuộc phạm vi nội bộ, đó là vấn đề gần 70 người bị thương hay đại diện cho người đã chết trong vụ 911 đệ đơn kiện American Airlines, United Airlines, Boeing, Port Authority of New York và New Jersey, và đã được vị thẩm phán US District Court là Alvin Hellerstein ban một phán quyết dài 49 trang cho phép tiến hành vụ kiện này.

Trong khi luật sư James Kriendler, vị đại diện cho một số thân chủ bị chết oan này, cho rằng phán quyết này là một chiến thắng: “Thẩm phán Hellerstein đã làm một việc đúng. Tôi nghĩ rằng thật là một chuyện ngu xuẩn khi nói theo luật pháp là các hãng máy bay và thẩm quyền ấy không chịu trách nhiệm gì về pháp lý đối với thành phần đã chết trong các tháp lầu ấy”. Phán quyết này có thể mở đường cho hàng loạt các vụ kiện khác của những gia đình nạn nhân vụ 911 này, những người chưa nộp đơn đòi bồi thường từ Ngân Quĩ Bồi Thường Nạn Nhân của vụ này. Vì những ai đã nộp đơn đòi bồi thường rồi thì phải bỏ quyền kiện cáo hay hủy bỏ các vụ kiện chưa được xét đến. Hạn chót của việc nộp đơn đòi bồi thường này là ngày 22/12/2003.

Bên bị kiện đã lập luận là họ “không thể nghĩ được rằng những tay khủng bố có thể thực hiện cuộc không tặc một số máy bay phản lực, hủy hoại chúng, sát hại các hành khách, phi hành đoàn và cả mấy ngàn người trên mặt đất bao gồm cả bản thân họ”. Vị thẩm phán đã công nhận như thế trong hồ sơ phán quyết của ông.

Vị phát ngôn viên của Port Authority là Steve Coleman cho rằng trách nhiệm là ở “những kẻ sát nhân thực hiện các cuộc tấn công. Lòng chúng tôi thông cảm với tất cả mọi gia đình của những vị anh hùng ngày 9/11, trong đó có cả các phần tử của gia đình thuộc cơ quan chúng tôi”.

Còn hai hãng máy bay American và United đã tuyên bố là họ sẽ khiếu nại về phán quyết này. Ông Todd Burke, phát ngôn viên của hãng American cho biết qua lời phát biểu thành văn như sau: “Ngày 11/9 là một ngày thê lương buồn thảm chưa từng thấy trong lịch sử của đất nước chúng ta. Chúng tôi vẫn tin rằng chúng tôi không có trách nhiệm gì về các biến cố xẩy ra trong ngày ấy. Nhận thấy điều ấy nên lập tức ngay sau cuộc khủng bố tấn công Quốc Hội đã thông qua điều khoản bồi thường cho các nạn nhân. Chúng tôi tin rằng đó là cách công bằng nhất và hữu hiệu nhất trong việc bồi thường cho những người ấy. Bởi thế chúng tôi không đồng ý với phán quyết này”. Hãng máy bay United cũng tỏ ra bất mãn như sau: “Hãng Máy Bay United tuy không nghĩ rằng chúng tôi phải chịu trách nhiệm bảo vệ những nạn nhân trên mặt đất khỏi những cuộc tấn công này, cũng không nghĩ rằng những gia đình của những ai bị thiệt mạng trong ngày ấy lại không được bù đắp gị cả”. Cũng trong lời phát biểu thành văn của mình, hãng máy bay United cho rằng “các gia đình này có thể đòi bồi thường từ Ngân Quĩ Bồi Thường Nạn Nhân”.

Bản Tường Trình của Quốc Hội Hoa Kỳ điều tra về Vụ Khủng Bố Tấn Công 911

Tình báo Hoa Kỳ chẳng những bị mất uy tín về vụ Iraq mà còn cả về vụ 911 nữa. Theo bản tường trình của quốc hội được phổ biến ngày 24/7, cơ quan tình báo Hoa Kỳ CIA đã “bỏ lỡ cơ hội” để ngăn chặn kịp thời cuộc khủng bố tấn công kinh hoàng này. Bản tường trình dài gần 800 trang này viết: “Không ai có thể biết được những gì có thể xẩy ra liên quan tới những mảnh tin rải rác khác nhau này… Điểm quan trọng ở đây là cộng đồng tình báo vì những lý do nào đó đã không thu hợp và hết sức khảo sát một loạt tín liệu có thể giúp họ khám phá ra để ngăn ngừa dự án của bin Laden phác họa tấn công Hiệp Chủng Quốc ngày 11/9/2001”.

Thí dụ điển hình được bản tường trình trích dẫn là có những liên lạc giữa những tay không tay với một số người ở Hoa Kỳ, trong đó có một số đã bị FBI theo dõi. Ít là có 14 người đã liên lạc với 6 tay không tặc trước cuộc tấn công đã bị FBI chú ý trong cuộc điều tra chống khủng bố hay phản tình báo. Bản tường trình còn cho biết thêm, có 4 trong 14 người liên lạc với các tay không tay bấy giờ đang ở Hoa Kỳ này đã bị FBI theo dõi sát nút. Những kẻ liên lạc ấy đã giúp các tay không tặc thuê mướn chỗ ở, mở trương mục, lấy bằng lái xe và tìm trường học bay. Thế nhưng, một viên chức của chính phủ cho CNN biết rằng FBI không tin rằng một trong những người ấy biết được âm mưu không tặc. Phải chăng đó là lý do, trong bài diễn văn ngày 7/10/2002, Tổng Thống Bush đã đành phải thú nhận để lấy cớ nghiêm trọng hóa vấn đề tấn công Iraq: “Cuộc tấn công ngày 11/9 đã cho xứ sở của chúng ta thấy rằng những đại dương bao la cũng không thể bảo vệ chúng ta khỏi nguy hiểm được nữa. Trước ngày thảm thương này, chúng ta chỉ có những tín hiệu mập mờ cho thấy những ý đồ và hoạch định của tổ chức al Qaeda”.

Bản tường trình này là công trình điều tra kéo dài 10 tháng trời của hai tiểu ban tình báo Hạ Viện và Thượng Viện về cuộc khủng bố tấn công ngày 11/9/2001, sát hại 3 ngàn người, một cuộc khủng bố tấn công bởi 19 tay không tặc điều khiển 4 phản lực hàng không, 2 đâm sập Trung Tâm Thương Vụ Thế Giới ở Nữu Ước, 1 đâm vào Ngũ Giác Đài ở ngoài Washington và 1 bị rớt tan tành ở một cánh đồng Pennsylvania. Nhiều tín liệu trong bản tường trình này đã được phổ biến trước đây. Bản tường trình là một sản phẩm của 5 ngàn cuộc phỏng vấn và là một cuộc nghiên cứu gần 1 triệu văn kiện. Các nhà lập pháp của đảng Cộng Hòa không phê bình Tòa Bạch Ốc nhưng nói rằng bản tường trình cho thấy rõ sự thất bại của ngành tình báo và nhấn mạnh đến nhu cầu cần phải được cải tiến. Bản tường trình nêu lên 19 điều đề nghị để đẩy mạnh những nỗ lực chống khủng bố. Trong một bản văn, vị Giám Đốc FBI Robert Mueller đã cám ơn hai tiểu ban quốc hội về bản tường trình và cho biết cơ quan ông đã áp dụng hay đang ở trong tiến trình áp dụng nhiều điều đề nghị trong vấn đề chống khủng bố.

 

Cuốn Băng Hăm Dọa Khủng Bố Hoa Kỳ


Có một cuốn băng âm thanh đã được công bố hôm Thứ Ba, 8/10/2002, trong đó, người nói hăm dọa sẽ có những cuộc tấn công mới vào Hiệp Chủng Quốc, vào ngành kinh tế và đồng minh của Hiệp Chủng Quốc. Người này đã đề cập đến một số những biến cố hiện nay, bao gồm cả việc kỷ niệm một năm biến cố 11/9 và việc Hoa Kỳ có thể tấn công Iraq.

 

Người phát ngôn còn cho biết cả bin Laden và nhà lãnh đạo Taliban là Mullah Omar “cả hai đều vẫn mạnh khỏe”. Sứ điệp của cuốn băng này đã được phổ biến hôm Chúa Nhật 6/10/2002, với tiếng nói là al Qaeda đang sửa soạn những cuộc tấn công vào những mục tiêu kinh tế của Hiệp Chủng Quốc:

 

“Tôi hứa cùng các người là giới rẻ Hồi Giáo đang sửa soạn cho các người những gì sẽ làm cho lòng các người đầy khiếp hãi, và họ sẽ nhắm đến những trung tâm kinh tế của các người cho đến khi các người ngưng lộng hành bạo ngược và khủng bố, cho đến khi một trong hai trong chúng ta phải chết… Hoa Kỳ và các các đồng minh của nước này phải biết rằng những tội ác của họ sẽ không thoát khỏi bị trừng phạt đâu. Chúng tôi khuyên họ hãy mau mau rút khỏi Palestine, Vùng Vịnh Ả Rập, A Phú Hãn và những nước Ả Rập còn lại trước khi họ mất hết tất cả… (Hoa Kỳ) sẽ phải trả giá. Việc thanh toán món nợ quá khổng lồ này thực sự là nặng đấy. Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục, nếu Allah cho phép, hủy hoại nền kinh tế Hoa Kỳ”.

 

Sứ điệp của cuốn băng âm thanh này còn cho biết mưu đồ của Hoa Kỳ ở A Phú Hãn “chưa đạt được mục đích của mình”, và việc Hoa Kỳ vận động chống Iraq sẽ là một cuộc tấn công cả thế giới Ả Rập. Giọng nói của cuốn băng này, theo một viên chức Hoa Kỳ, là của Ayman al-Zawahin, tay khủng bố đệ nhị sau Osama bin Laden, và cuốn băng mới thu không quá 6 tháng, tức mới vào Tháng Bảy vừa rồi.

 

Cuộc Khủng Bố Tấn Công 911: vẫn còn mập mờ nơi Tòa Bạch Ốc


Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Chuck Hagel ở Nebraska, một phần tử thuộc Tiểu Ban Tình Báo Thượng Viện, lên tiếng là “nhân dân Hoa Kỳ xứng đáng biết được những câu giải đáp”.


Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ Joseph Lieberman ở Connecticut, đồng bảo trợ ban hành đạo luật thiết lập Ủy Ban Quốc Gia về Cuộc Khủng Bố Tấn Công Hoa Kỳ, xin ủy ban này ban trát hầu tòa cho Tòa Bạch Ốc nếu cần. Ứng viên tổng thống thuộc đảng Dân Chủ Lieberman nói: “Sự kiện chính phủ Bush không cộng tác với ủy ban điều tra về việc làm sao xẩy ra vụ 911 là một việc quái quẩn. Họ đang giấu diếm những gì đây? Điều cần phải làm ở đây là tìm kiếm những gì chúng ta có thể về cách thức làm sao đã xẩy ra ngày 11/9 để chúng ta bảo đảm là sự việc này không còn tái diễn nữa”.


Vị phát ngôn viên Al Felzenberg của ủy ban được nguyên thống đốc New Jersey Thomas Kean lãnh đạo này nói rằng các phần tử của ủy ban này đang bàn đến phải sự dụng tới những trát tòa nếu Tòa Bạch Ốc không chịu nộp những văn kiện được liệt kê. Trong những tháng vừa qua, ủy ban này đã than phiền là có một số cơ quan liên bang chậm trễ trong việc trình báo các văn kiện đòi hỏi. Vị phát ngôn viên trên cho biết rằng ủy ban này hơi bực bội về việc kiếm tất cả các hồ sơ cần thiết, vì họ “coi nặng việc này”, một việc đã hết hạn từ Tháng 5.


Việc điều tra của quốc hội này đã khám phá ra những chi tiết phản lại việc chống khủng bố, như việc Cơ Quan Tình Báo Trung Ương CIA và Văn Phòng Liên Bang Điều Tra FBI không chịu chia sẻ tín liệu hay trả lời những điểm mập mờ tình báo liên quan đến việc thanh tra al Qaeda. Vị phát ngôn viên của ủy ban 10 nhân viên này còn cho biết vấn đề cần phải dùng đến các thứ trát hầu tòa chưa được quyết định hẳn: “Chúng tôi hy vọng là chúng tôi sẽ có những chất liệu chúng tôi cần theo thời hạn.


Ông chủ tịch của ủy ban này là Kean muốn đi vào các vấn đề chính yếu chứ không phải những vấn đề phương thức. Ủy ban được thành lập từ mùa thu năm trước cần phải điều tra 9 lãnh vực, trong đó có vấn đề tài trợ khủng bố và vấn đề an ninh không phận.

 

Lưỡng Viện Hoa Kỳ muốn thành lập một Ủy Ban Tình Báo độc lập điều tra vụ 911


Hôm Thứ Năm 10/10/2002, hai ủy ban Tình Báo của Hạ Viện và Thượng Viện đã gặp các vị giám đốc CIA và FBI, bàn về việc điều tra kẻ chủ mưu hai vụ không tặc ngày 11/9. Các nhà lập luật của lưỡng viện vẫn gặp rắc rối bởi việc điều tra vụ này và những khó khăn của họ trong việc thu thập tín liệu về vụ ấy. Một ủy ban tình báo độc lập đã được công bố trong một cuộc họp báo. Thế nhưng, Tòa Bạch Ốc và các vị lãnh đạo đảng Cộng Hòa tỏ ra quan tâm về ủy ban này.

 

Dân Biểu Tim Roemer, D-Indiana tuyên bố: “Tôi lo là Tòa Bạch Ốc đang cố gắng lấy tấm thảm phủ lên ủy ban độc lập này, từ từ cuốn nó lại rồi giết nó chết”. Sáng Thứ Năm, những nhà lập luật nói rằng việc nói chuyện với Tòa Bạch Ốc không thành công. Thế nhưng, vào buổi chiều, họ cho biết rằng các nhà lãnh đạo ủy ban tình báo đã phác họa một hợp đồng giữa họ với nhau, một thỏa thuận mà họ cố gắng thêm vào dự luật cho quyền thực hiện những chương trình tình báo năm 2003.

 

Thế nhưng Tòa Bạch Ốc nói là không có một thỏa thuận nào đạt được với những vị ấy. Theo dự án được loan báo hôm Thứ Năm 10/10, thì ủy ban tình báo này bao gồm 10 phần tử với hai vị đồng chủ tịch, một do tổng thống chỉ định, một do vị lãnh đạo đảng Dân Chủ Thượng Viện, nhiệm kỳ 2 năm.

 

Phận sự của ủy ban này là đi sâu vào những vấn đề như tình báo, ngành hàng không thương vụ và di dân. Các ủy ban tình báo của hai viện được bắt đầu hành sự từ Tháng Hai 2002 và chỉ chú trọng đến vấn đề tình báo mà thôi. Tuy nhiên, nhiều nhà lập luật đã than phiền là công việc của các ủy ban này đã bị ngăn trở bởi khó lòng thu lượm được những tín liệu từ các cơ quan của ngành tình báo.

 


11/9 Thứ Tư: ĐTC Gioan Phaolô II với ngày kỷ niệm đầy năm Biến Cố 911 Hoa Kỳ


1.- Vô số người trên khắp thế giới hôm nay nghĩ đến thành phố Nữu Ước, nơi vào ngày 11 tháng 9 năm trước đây, ngọn cao ốc tháp đôi của Trung Tâm Thương Vụ Thế Giới đã bị sụp đổ bởi một cuộc tấn công rùng rợn, chôn vuì dưới cảnh tàn rụi của nó nhiều anh chị em vô tội của chúng ta.


Một năm sau, chúng ta nhớ đến những nạn nhân của vụ khủng bố này một lần nữa, và phó dâng họ cho lòng nhân lành của Thiên Chúa. Đồng thời chúng ta cũng muốn bày tỏ một lần nữa sự hỗ trợ về tinh thần của chúng ta đối với gia đình và những người thân yêu của họ. Thế nhưng, chúng ta cũng muốn thách đố lương tâm của những người đã âm mưu và thực hiện một ý đồ dã man tàn bạo như vậy.


Một năm sau Ngàu 11 Tháng 9 Năm 2001, chúng ta cần lập lại với nhau rằng không một tình trạng bất công nào, không một cảm quan muốn ngăn ngừa chặn đứng nào, không một triết lý hay tôn giáo nào có thể biện minh cho một hành động lệch lạc như vậy. Hết mọi con người có quyền được tôn trọng sự sống và phẩm giá của họ là những sự thiện bất khả xúc phạm. Thiên Chúa đã phán dạy điều này, luật lệ quốc tế đã thừa nhận điều ấy, lương tri con người cũng truyền dạy như thế, cuộc sống chung dân sự cũng đòi hỏi như vậy.


2.- Việc khủng bố là và bao giờ cũng là một biểu lộ cho thấy cái tàn bạo vô nhân bản, mà chính vì thế, nó không thể nào giải quyết được những xung khắc giữa con người với nhau. Uất hận, võ trang bạo động và chiến tranh là những chọn lựa chỉ gieo rắc và làm phát sinh ra thù ghét và chết chóc mà thôi. Chỉ có lý trí và tình yêu mới là những đường lối chắc chắn để thắng vượt và giải quyết những khác nhau giữa con người cũng như giữa các dân tộc với nhau mà thôi.


Vẫn cần thiết và khẩn trương trong việc phải có một nỗ lực đồng tâm và dứt khoát đảm nhận những công tác mới về chính trị và kinh tế có khả năng giải quyết những tình trạng bất công và đàn áp làm gương mù này, những tình trạng tiếp tục gây khốn khổ cho rất nhiều phần tử của gia đình nhân loại, tạo nên những điều kiện thuận lợi cho oán thù dai dẳng bùng nổ không thể nào tránh được. Thật là dễ dàng bị rơi vào những cám dỗ của lòng hận thù và việc bạo động khi những quyền lợi căn bản bị vi phạm. Cần phải cùng nhau xây dựng một văn hóa đoàn kết toàn cầu, một thứ văn hóa mang lại hy vọng về tương lai cho giới trẻ.


3.- Tôi xin lập lại cùng tất cả mọi người những lời Thánh Kinh là: “Chúa… đến cai trị trái đất, cai trị thế giới bằng đức công minh và cai trị các dân tộc bằng lòng tín trung” (Ps 95[96]:13). Tự do và hóa bình chỉ có thể phát xuất từ chân lý và công lý mà thôi. Chỉ có thể xây dựng một cuộc sống xứng đáng với con người trên những giá trị này mà thôi. Ngoài ra, chỉ có tàn rụi và hủy diệt.


Vào dịp kỷ niệm rất buồn thảm này, chúng ta dâng lên Thiên Chúa lời nguyện cầu của chúng ta: chớ gì yêu thương thay thế hận thù, và với cố gắng của tất cả mọi người thiện chí, chớ gì thuận hòa và đoàn kết được thiết lập trên khắp trái đất này.


(ĐTC đã kết thúc buổi triều kiến chung hằng tuần vào ngày thư thư trúng vào ngày kỷ noệm biến cố 911 hôm nay bằng lời nguyện sau đây:)


Lạy Cha Thánh, Thiên Chúa là lòng xót thương vô cùng, xin đoái nhìn tới rất nhiều những cái bất chính bôi nhọ lương tâm con người. Xin hãy thổi vào cõi lòng của hết mọi con người nam nữ hơi thở mãnh lực của Thánh Thần Cha, để cùng nhau, ngày qua ngày, họ được lớn lên trong hòa thuận và làm nên một đại gia đình, nơi mà tất cả mọi người đều được chấp nhận và nhìn nhận là con cái của Cha. Chúng con xin điều này nhờ Chúa Giêsu Kitô, Con Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Tội, Chúa chúng con, Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời.


Các Vị Giám Mục Hoa Kỳ với việc chống khủng bố


Vào ngày áp kỷ niệm biến cố 911, ủy ban quản trị Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã phổ biến những lời phát biểu nhắc lại thảm cảnh này như sau:


“Ngày 11 Tháng 9. Cái ngày tiêu biểu này giờ đây đã thay đổi cuộc sống của chúng ta, thay đổi quốc gia của chúng ta, thay đổi thế giới của chúng ta cũng như thay đổi cộng đồng đức tin của chúng ta biết bao. Ngày 11 Tháng 9 đã trở thành một biểu hiệu cho một sự dữ khôn tả cũng như một mất mát sâu đậm, cho sự hy sinh kinh khủng cùng với đức tin cao cả, cũng như cho những thách đố mà chúng ta với tư cách là một dân tộc đang phải tiếp tục đương đầu.


Việc sát hại rất nhiều con người vô tội của rất nhiều quốc gia đòi quốc gia chúng ta phải ra tay hành động, và đòi dân tộc chúng ta phải cống hiến một sự ủi an và nâng đỡ liên tục. Việc mất mát sự sống ở Afghanistan, cho dù là nhân viên quân đội Hoa Kỳ hay những người nam nữ và trẻ em Afghan, cũng đều đè nặng trên chúng ta. Đức tin của chúng ta nói với chúng ta rằng hết mọi sự sống đều quí giá, dù là một người làm việc ở Trung Tâm Thương Vụ Thế Giới hay ở Ngũ Giác Đài, hoặc ở trên chuyến bay bị rơi nát ở Shanksville, tiểu bang Pennsylvania, hay sống ở Afghanistan…


Quốc gia của chúng ta vẫn cần phải mạnh mẽ quyết tâm bênh vực sự sống vô tội và công ích khỏi bị nạn khủng bố tấn công. Trong việc làm cần thiết này, chúng ta phải bảo đảm làm sao để giới hạn việc sử dụng lực lượng quân sự, chú trọng đến việc cần phải tuân giữ những qui chuẩn luân lý truyền thống liên quan đến tác động chiến tranh cũng như đến việc bảo vệ thành phần vô tội. Thứ ‘chiến tranh chống khủng bố’ này phải được chiến đấu với sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế cũng như tối thiểu bằng những phương tiện phi quân sự, bằng cách không cho thành phần khủng bố có những nguồn lợi, dịp tuyển mộ và các cơ hội để thực hiện các hành động gian ác của họ.


Chúng ta cũng cần phải làm sao bảo đảm là thành phần dân chúng nghèo tại quốc nội cũng như trên khắp thế giới không bị vác những gánh nặng bất cân xứng nơi những hy sinh trước mắt này. Khi chúng ta đối đầu với những hành động gian ác, những hành động bất khả biện minh, thì ‘thứ chiến tranh chống khủng bố’ này không được làm cho chúng ta xao lãng việc bền bỉ dấn thân chế ngự tình trạng bần cùng, xung khắc và bất công, nhất là ở Trung Đông cũng như ở vùng thế giới đang phát triển, vùng có thể trở thành mảnh đất phì nhiêu với đầy những thất vọng và khủng bố. Đức tin của chúng ta kêu gọi chúng ta chẳng những tìm cách xây dựng một thế giới an toàn hơn, mà còn là một thế giới chân chính và bình an cho tất cả mọi người con cái của Thiên Chúa nữa”.

 

“Cách duy nhất để chiến đấu với sự dữ là tìm kiếm Chúa Kitô”


ĐGM Chủ Tịch Hội Đồng Hoa Kỳ, Gregory ở Belleville, Illinois, trong bài giảng tại Đền Đức Mẹ Vô Nhiễm ở Washington để tưởng niệm Biến Cố Khủng Bố Tấn Công 911


“Vậy thì đâu là lý do khiến cho những người đàn ông đã lái các chiếc máy may đầy xăng đâm vào những cao ốc đầy người một năm trước đúng vào ngày hôm nay đây? Lý do là vì họ đã thua trận: trận chiến của lòng người, ở chỗ, họ đã ôm lấy bóng tối của tử thần và đã quay lưng lại với ánh sáng rạng ngời. Chúng ta thường nhìn vào những căn nguyên gây ra chiến tranh ‘bên ngoài’ như vậy. Đó là những gì tương đối dễ làm. ‘Chính những kẻ dữ gây ra những sự dữ’. Thế nhưng, Thánh Giacôbê đã nói với chúng ta rằng không phải những yếu tố ngoại tại đã gây ra chiến tranh, mà là ‘những đam mê nơi các phần thể của anh em’, hay, theo lời của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, ‘cõi lòng của con người có những vực thẳm từ đó đôi khi nổi lên những mưu đồ dã man chưa từng thấy’… Thế nên, không bao giờ chiến tranh lại bị khống chế bởi những ai nắm trong tay những thứ khí giới mãnh lực nhất hay có lợi điểm về chiến lược hay nhất. Đường lối duy nhất mà anh chị em và tôi bao giờ cũng có thể chiến thắng bạo lực đó là nhận biết Chúa Kitô, là nhận lấy Người nơi Thánh Thể, là yêu mến Người, và muốn sống trong Người. Bấy giờ chúng ta mới nếm hưởng được thứ ‘bình an thế gian thế gian không thể ban’ và cùng với Chúa Kitô chúng ta mới là men hòa bình trong một thế giới đầy bạo loạn và hận thù. Như thế cách duy nhất để chiến đấu với sự dữ là tìm kiếm Chúa Kitô. Là đi sâu hơn nữa vào việc chúng ta cử hành những mầu nhiệm thánh này, những mầu nhiệm biến đổi cái bần cùng của chúng ta thành sự phong phú thiêng liêng, những mầu nhiệm làm thỏa cơn đói khát của chúng ta, những mầu nhiệm lau khô nước mắt của tất cả nhũng ai than khóc, và biến thù ghét thành niềm vui”.

 

 

 

Vị Lãnh Sự của Hoa Kỳ tại Tòa Thánh Vatican nhận định về biến cố 911


Ông James Nicholson cùng với phu nhân đã tham dự cuộc tưởng niệm ở Vatican hôm nay do ĐTC Gioan Phaolô II chủ sự để cầu nguyện cho các nạn nhân của thảm cảnh một năm trước. Sau đây là cuộc phỏng vấn của Đài Phát Thanh Vatican với vị lãnh sự này:


Vấn     Trên Truyền Hình cũng như trên Điện Lưới Toàn Cầu mấy tuần qua tất cả chúng ta, theo tôi nghĩ, đã sống lại thảm cảnh đó cũng như biến cố đau lòng Ngày 11 Tháng 9. Những hồi niệm nào đối với ngài sống động nhất?


Đáp     Một trong những hồi niệm này là việc tôi được gặp gỡ Đức Giáo Hoàng chỉ sau biến cố 11 Tháng 9 hai ngày. Tôi đã gặp Ngài ngày 13/9; Ngài bấy giờ vẫn còn hết sức sầu thảm, như chúng tôi cũng như trên khắp thế giới vậy.


Ngài nói với tôi rằng điều này chắc chắn không phải chỉ tấn công Hiệp Chủng Quốc – mà là tấn công nhân loại. Ngài nhìn nhận việc chúng ta sẽ ra tay để hoàn tất những việc bó buộc chúng tôi phải tự vệ, thế nhưng Ngài xin chúng tôi hãy gắn bó với thể chế công lý làm chúng tôi nổi tiếng, và tôi đã bảo đảm với Đức Giáo Hoàng rằng chúng tôi sẽ và tôi sẽ thông đạt điều này cho tổng thống của chúng tôi, điều tôi đã thực sự làm – và chúng tôi đã thực hiện như vậy.


Tổng thống của chúng tôi đã thực hiện vấn đề này một cách đặc biệt. Ông đã không nói với nhân dân Hoa Kỳ bằng những lời thù ghét và căm hận. Đó là một bài diễn từ kêu gọi họ trước hết là hãy cầu nguyện, sau đó đưa họ đến ngày cầu nguyện ở Vương Cung Thánh Đường ở Washington. Ngoài ra, ông còn nói rằng anh chị em đừng động một tí là uất hận và thù ghét; anh chị em chỉ có thể phát triển như là một xã hội và như là một dân tộc trên thế giới nhờ hiểu biết, hy vọng và nguyện cầu mà thôi.


Thế rồi ông đã đến ngôi đền thờ Hồi Giáo và thăm ngôi đền này, và vấn đề ở đây là ông đã đi trước và đã mở lời. Đây không phải là một cuộc tấn công một xã hội, chống lại Hoa Kỳ; đây là một hành động của một iùt kẻ quá khích biệt lập dường như có bệnh thù ghét Tây phương cũng như thù ghét Hiệp Chủng Quốc. Chúng tôi không thể phản ứng chống lại một tôn giáo nào đó, một xã hội nào đó.


Vấn     Sau biến cố khủng bố tấn công Ngày 11 Tháng 9, các người Hoa Kỳ đã tự hỏi rằng “tại sao lại chúng ta?” Họ đã tìm thấy được thật sự những câu giải đáp nào cho những vấn nạn ấy hay chăng?


Đáp     Dĩ nhiên là từ biến cố ấy đã có rất nhiều điều cần phải trầm tư mặc tưởng, nó vẫn có đó và vẫn còn đang diễn tiến. Thế nhưng người Hoa Kỳ đã thấy rằng họ vẫn có một thứ cảm quan sâu xa về lòng ái quốc cũng như về lòng yêu mến nhau cùng với sự quí chuộng quyền tự do là những gì quí vị cảm thấy cần phải có trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong đời sống của quí vị, cho đến khi có một cái gì đó đe dọa nó xẩy ra như biến cố khủng bố tấn công Ngày 11 Tháng 9. Nhưng biến cố này đã làm bùng lên một cuộc gắn bó với nhau ở xứ sở của chúng tôi… cũng như nó đã làm cho chúng tôi thêm ý thức rằng đây không phải là cuộc tấn công Hoa Kỳ mà là toàn thế giới, thế giới tự do, thành phần yêu mến văn minh, nguyên tắc luật pháp đã bị nó đe dọa và chỉ cần một số nhỏ con người ta cũng đủ để làm lũng đoạn cái tự do này, cái cuộc sống văn minh mà con người đang hoan hưởng và đã từng có được.


Vấn     Tuần vừa qua ĐGH Gioan Phaolô II đã gặp vị tân lãnh sự Hiệp Vương Quốc là Kathryn Colvin. Ngài đã nói với bà rằng con người thất vọng đâm liều có thể sử dụng việc khủng bố khi họ thấy có những bất công và đàn áp. Ngài đã nhấn mạnh là không gì có thể biện minh cho việc khủng bố hay bạo lực, thế nhưng “việc làm cho khủng bố bùng lên dễ xẩy ra hơn ở nơi những miền mà nhân quyền của con người bị chà đạp”. Chúng ta dường như thấy rằng rất nhiều tiền của được tiêu xài vào vấn đề chiến tranh chống khủng bố mà lại thấy rất ít tiền của được đầu tư vào việc nhổ tận gốc cái cảnh bí quá hóa liều của nhiều người được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói đến ở đây. Phải chăng Hoa Kỳ đang dẫn đầu một cuộc đổi thay trong việc kiến tạo công lý của xã hội trên thế giới hay chăng?


Đáp     Hoa Kỳ đang làm điều này. Tỉ dụ trường hợp của A Phú Hãn đòi phải có một nỗ lực của quãng 90 đảng phái chính trị, cùng với 20 quốc gia khác nhau tham gia quân lực. Thế nhưng một mình Hoa Kỳ chúng tôi đã bỏ ra 400 triệu cho việc tái thiết tình trạng các phần của toàn khối của xứ sở này, được bắt đầu rất sớm từ những trường học ở A Phú Hãn… Hoa Kỳ bảo đảm có một kỷ lục rất đáng khen trong nỗ lực mang lại tự do, dân chủ và hy vọng cùng với thời cơ cho dan chúng trên thế giới.


Hành động vào Ngày 11 Tháng 9 đã được thực hiện bởi những người được giáo dục rất khá, thành phần thuộc loại trung lưu. Đó là một vấn đề khác liên quan đến hành động này cần phải suy nghĩ hơn nữa, vấn đề may thay chỉ có ở nơi một số tương đối ít người mà thôi. Thế nhưng, mối hận thù dị thường họ đã tỏ ra với Tây phương, với Hoa Kỳ và với Do Thái… chính là cái chúng ta cũng cần phải ra tay hành động nữa, để nhổ tận gốc, để cố gắng thay đổi lòng trí của họ, đồng thời cũng để bảo vệ chúng ta khỏi bàn tay họ.

Vấn     Giờ đây chính Osama bin Laden đã liên kết cuộc khủng bố tấn công Ngày 11 Tháng 9 với tình trạng xung khắc giữa Do Thái và Palestine, và những gì ông ta cũng như nhiều người Ả Rập thấy là Hoa Kỳ đã tỏ ra thiên lệch về qui chế trong vụ xung khắc này. Vậy Hoa Thịnh Đốn có thể nào đẩy mạnh áp lực hơn nữa trên cả hai phe đến tiến đến hòa bình hay chăng?


Đáp     Chắc chắn Hoa Thịnh Đốn đang năng nổ hoạt động trong việc cố gắng giải quyết tình trạng khó khăn này ở Trung Đông. Tổng Thống Bush đã nói một cách tỏ tường là chúng ta cần phải thiết lập một quốc gia Palestine. Thậm chí tổng thống còn xin chúng tôi làm sao để có thể thực hiện những cuộc bầu cử ở các phần đất Palestine trước cuối năm nay.


Chúng tôi đã từng bỏ ra một số tiền rất lớn trong việc cố gắng tái thiết xã hội mới có thể sẽ là một tân quốc gia Palestine này từ Dự Án Marshall. Chúng tôi đã từng được các đồng minh và thân hữu quyết tâm góp phần vào nỗ lực này để dân chúng ở đó là một dân tộc có quốc gia, có căn tính riêng biệt, có hy vọng, có sự sống như là những phần tử của một xứ sở bừng nở, có thể nói như thế.


Đó là mục tiêu của chúng tôi, được nhiều đồng mình của chúng tôi, nhiều cộng đồng trên thế giới chia sẻ. Thế nhưng, quí vị biết đó không dễ gì lọt vào đấy được. Vấn đề thật là giằng co rắc rối. Có nhiều thứ phong tục, lịch sử diễn tiến ở nơi đây, nhưng chắc chắn là chúng tôi đang thực hiện mục tiêu của mình.


Vấn     Hiện nay vấn đề được chú trọng là có thể xẩy ra chiến tranh đánh Iraq là quốc gia Hoa Thịnh Đốn cho rằng đang tiếp tục sản xuất các thứ vũ khí tàn phá hàng loạt, bao gồm cả loại vũ khí nguyên tử. Dân chúng Âu Châu nói chung đã được báo động bởi một thứ luận cứ – không nghĩ rằng Baghdad sẽ gây ra một sự đe dọa trực tiếp nào. Vậy mà Tổng Thống Bush lại mang trường hợp này đến Liên Hiệp Quốc vào Thứ Năm ngày mai để trình bày lý do tại sao ông muốn dùng quân sự để can thiệp vào Iraq. Nếu ông không được Liên Hiệp Quốc ủng hộ như ông muốn thì những gì sẽ xẩy ra? Liệu Hoa Kỳ có dám một mình ra tay hay chăng?


Đáp     Tôi không nghĩ về những gì có thể xẩy ra theo nghĩa giả thuyết. Vấn đề rõ ràng là tổng thống Bush đang tìm kiếm sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, bằng việc chia sẻ tín liệu chúng tôi biết được về nước Iraq, cũng như biết được qua các nguồn tình báo của chúng tôi.


Thế nhưng, những gì đang xẩy ra là hiện nay có rất nhiều cuộc trao đổi và bàn luận về vần đề này, mà, hôm nay, nếu chú ý, quí vị thấy có một bản tường trình của báo chí thế giới, phát xuất từ một tổ chức được gọi là Học Viện Quốc Tế Về Những Nghiên Cứu Sách Lược, một bản tường trình xác nhận phần lớn về những gì Tổng Thống Bush đã từng nói liên quan đến khả năng Iraq có được để thực hiện một cuộc tàn phá rộng lớn, chẳng những ở Hiệp Chủng Quốc mà còn ở nhiều xứ sở khác nữa, cũng như liênq uan đến việc họ có thể chiếm được một lực lượng nguyên tử kèm theo lực lượng về các loại khí giới sinh chất và hóa học họ vốn có.


Đó là một sự kiện mới rất đáng lo ngại vừa xuất hiện trên diễn trường, từ một khối tư tưởng của phe thứ ba rất có thế giá. Bởi vậy những gì quí vị đang thấy là một cuộc leo thang trong vụ rất nguy hiểm này, cần phải làm sao đó để đối phó với nó.


Tổng thống Bush sẽ nói một bài chính thức tại Liên Hiệp Quốc ở Nữu Ước vào Ngày Thứ Năm. Ông sẽ vạch ra vụ này. Ông sẽ xin dân chúng hợp với chúng tôi trong trường hợp không ai muốn ra tay, thế nhưng quí vị không thể nhắm mắt làm ngơ khi quí vị thấy một điều gì đó hết sức nguy hiểm ở trong tay của một con người mà chúng tôi biết chắc là sẽ sử dụng những loại vũ khí này. Hắn đã làm điều ấy rồi – hắn đã sử dụng chúng vào trường hợp dân của hắn. Hắn đã giết 5000 người dân của hắn trong một ngày bằng chất hơi độc.


Vấn     Nhiều người Hoa Kỳ nói rằng họ cảm thấy mỏi mệt trong vai trò làm cảnh sát viên thế giới. Lý do nào đã khiến cho Hiệp Chủng Quốc cần phải tỏ ra mình là một người bảo vệ hòa bình và nền dân chủ ở một tầm mức quốc tế như vậy?


Đáp     Chắc chắn là Hiệp Chủng Quốc muốn đón nhận sự giúp đỡ về vai trò lãnh đạo nơi nhiều quốc gia khác mà chúng tôi có thể nhận được.


Quí vị biết đó, tôi là một vị lãnh sự ở Tòa Thánh Vatican, sống ở Ý, và tôi đã trực tiếp thấy được báo chí cùng với các phản ứng của cấp lãnh đạo Ý, làm tôi có thể vui mừng nói được rằng họ rất ủng hộ và cởi mở về vấn đề này.


Nhân dân Hiệp Chủng Quốc là một nhân dân an bình. Họ không thích chiến ranh. Và nhân dân ít thích chiến tranh nhất rồi cũng lại là nhân dân phải đối đầu với nó, và tôi đã thực hiện điều này với tư cách là một sĩ quan Quân Đội tám năm trời, bởi thế chắc chắn đây không phải là những gì Hiệp Chủng Quốc chúng tôi lấy làm thích thú. Thế nhưng, như quí vị biết, Phúc Âm có nói: “kẻ nào được ban cho nhiều thì cũng bị đòi lại nhiều”.


Chúng tôi là một quốc gia giầu thịnh, chúng tôi có một lực lượng quân đội hùng mạnh, chúng tôi là một đối thủ tranh đấu cho tự do trên thế giới, và đó là những gì khiến cho chúng tôi cảm thấy có một trách nhiệm nào đó, mà chúng tôi biết được tình trạng này, thì chúng tôi không thể nào lại có thể vùi đầu xuống cát.


Vấn     Bản thân của ngài là một người Công Giáo rất nhiệt tâm. Việc khủng bố nhân danh tôn giáo đã được sử dụng để gieo rắc sợ hãi, chia rẽ và hận thù. Thành phần Kitô hữu chúng ta có thể làm những gì để thực hiện mối cảm thông và bao dung hơn nơi dân chúng trên thế giới này?


Đáp     Dù sao tôi bao giờ cũng là một người tín hữu rất tin tưởng nơi mãnh lực khủng khiếp của việc nguyện cầu chúng ta có thể thực hiện – không riêng gì Kitô hữu chúng ta, mà tất cả dân Thiên Chúa có thể cầu nguyện cho hòa bình thế giới, cầu nguyện cho việc hòa giải, cầu nguyện để chúng ta không còn những cuộc thương lượng về những thứ khí giới hủy diệt hàng loạt này nữa. Chúng ta biết rằng các xứ sở hùng mạnh như Khối Hiệp Nhất Nga với tất cả những thứ khí giới nguyên tử ấy hiện nay cũng đã trở thành một diễn viên góp phần xây dụng hòa bình thế giới, thật là phi thường. Bởi thế, lời cầu nguyện vẫn có thể tiếp tục làm việc.


Vấn     Ngài cho rằng đó là do lời cầu nguyện mà ra hay sao?


Đáp     Tôi không biết nữa. Tôi nghĩ rằng đó là thành quả của nhiều sự. Thế nhưng, tôi nhớ là, khi còn là một đứa con trai, người ta vẫn kết thúc việc lần chuỗi Mân Côi bằng câu: “Cầu cho hòa hình ở Nước Nga”. Thế nhưng, tôi nghĩ rằng đó cũng là việc làm của tổng thống Ronald Reagan nữa, trong việc bảo đảm võ bị cho Hiệp Chủng Quốc và Tây Âu; Đức Thánh Cha đây, theo tôi, cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc Ngài rất ủng hộ Hiệp Chủng Quốc cũng như ủng hộ chúng tôi trong việc tái võ bị Âu Châu, như thể là việc nhìn thẳng vào những người Nga mà nói rằng: “Quí vị sẽ không thống trị nổi chúng tôi đâu, quí vị sẽ không làm cho chúng tôi phải khiếp sợ đâu”.


Chúng ta vui hưởng quyền tự do của chúng ta cũng như nền dân chủ của mình, và chúng ta sẽ vì những điều này mà chiến đấu. Và tôi nghĩ rằng chúng ta cũng phải làm tương tự như thế đối với hạng người như Saddam Hussein.

Bản Tường Trình của Quốc Hội Hoa Kỳ điều tra về Vụ Khủng Bố Tấn Công 911

Tình báo Hoa Kỳ chẳng những bị mất uy tín về vụ Iraq mà còn cả về vụ 911 nữa. Theo bản tường trình của quốc hội được phổ biến ngày 24/7, cơ quan tình báo Hoa Kỳ CIA đã “bỏ lỡ cơ hội” để ngăn chặn kịp thời cuộc khủng bố tấn công kinh hoàng này. Bản tường trình dài gần 800 trang này viết: “Không ai có thể biết được những gì có thể xẩy ra liên quan tới những mảnh tin rải rác khác nhau này… Điểm quan trọng ở đây là cộng đồng tình báo vì những lý do nào đó đã không thu hợp và hết sức khảo sát một loạt tín liệu có thể giúp họ khám phá ra để ngăn ngừa dự án của bin Laden phác họa tấn công Hiệp Chủng Quốc ngày 11/9/2001”.

Thí dụ điển hình được bản tường trình trích dẫn là có những liên lạc giữa những tay không tay với một số người ở Hoa Kỳ, trong đó có một số đã bị FBI theo dõi. Ít là có 14 người đã liên lạc với 6 tay không tặc trước cuộc tấn công đã bị FBI chú ý trong cuộc điều tra chống khủng bố hay phản tình báo. Bản tường trình còn cho biết thêm, có 4 trong 14 người liên lạc với các tay không tay bấy giờ đang ở Hoa Kỳ này đã bị FBI theo dõi sát nút. Những kẻ liên lạc ấy đã giúp các tay không tặc thuê mướn chỗ ở, mở trương mục, lấy bằng lái xe và tìm trường học bay. Thế nhưng, một viên chức của chính phủ cho CNN biết rằng FBI không tin rằng một trong những người ấy biết được âm mưu không tặc. Phải chăng đó là lý do, trong bài diễn văn ngày 7/10/2002, Tổng Thống Bush đã đành phải thú nhận để lấy cớ nghiêm trọng hóa vấn đề tấn công Iraq: “Cuộc tấn công ngày 11/9 đã cho xứ sở của chúng ta thấy rằng những đại dương bao la cũng không thể bảo vệ chúng ta khỏi nguy hiểm được nữa. Trước ngày thảm thương này, chúng ta chỉ có những tín hiệu mập mờ cho thấy những ý đồ và hoạch định của tổ chức al Qaeda”.

Bản tường trình này là công trình điều tra kéo dài 10 tháng trời của hai tiểu ban tình báo Hạ Viện và Thượng Viện về cuộc khủng bố tấn công ngày 11/9/2001, sát hại 3 ngàn người, một cuộc khủng bố tấn công bởi 19 tay không tặc điều khiển 4 phản lực hàng không, 2 đâm sập Trung Tâm Thương Vụ Thế Giới ở Nữu Ước, 1 đâm vào Ngũ Giác Đài ở ngoài Washington và 1 bị rớt tan tành ở một cánh đồng Pennsylvania. Nhiều tín liệu trong bản tường trình này đã được phổ biến trước đây. Bản tường trình là một sản phẩm của 5 ngàn cuộc phỏng vấn và là một cuộc nghiên cứu gần 1 triệu văn kiện. Các nhà lập pháp của đảng Cộng Hòa không phê bình Tòa Bạch Ốc nhưng nói rằng bản tường trình cho thấy rõ sự thất bại của ngành tình báo và nhấn mạnh đến nhu cầu cần phải được cải tiến. Bản tường trình nêu lên 19 điều đề nghị để đẩy mạnh những nỗ lực chống khủng bố. Trong một bản văn, vị Giám Đốc FBI Robert Mueller đã cám ơn hai tiểu ban quốc hội về bản tường trình và cho biết cơ quan ông đã áp dụng hay đang ở trong tiến trình áp dụng nhiều điều đề nghị trong vấn đề chống khủng bố.

Giới Trí Thức Hoa Kỳ Ủng Hộ Việc Hoa Kỳ Tấn Công Khủng Bố
 

Ngày 12/2/2002, Học Viện Về Các Giá Trị Của Người Hoa Kỳ đã phổ biến bức thư ngỏ của 60 nhà trí thức của Hoa Kỳ liên quan đến nguyên tắc “chiến tranh chính đáng” trả đũa cuộc khủng bố tấn công Hoa Kỳ ngày 11/9/2001. Nhận thấy bức thư ngỏ này có tính cách khách quan và xây dựng được Màn Điện Toán Zenit phổ biến ngày 12/2/2002, tôi đã chuyển dịch từ Anh ngữ sang Việt ngữ để chúng ta cùng nhau nhận định và suy tư:

CHÚNG TÔI ĐANG VÌ NHỮNG GÌ MÀ CHIẾN ĐẤU

BỨC THƯ TỪ HOA KỲ
 

CÓ NHỮNG LÚC một quốc gia nào đó cần phải ra tay tự vệ bằng võ lực. Vì chiến tranh là một vấn đề trầm trọng, liên quan đến việc hy sinh và lấy đi mạng sống quí hóa của con người mà lương tâm đòi những ai gây chiến phải nói rõ ràng thẳng thắn cho nhau cũng như cho cộng đồng thế giới biết về những nguyên tắc họ đang bênh vực liên quan đến lý do luân lý đã thúc đẩy họ tác động.

Chúng tôi tái xác nhận 5 chân lý nồng cốt liên quan đến tất cả mọi người không trừ ai sau đây:
1. Tất cả mọi con người đều được sinh ra có tự do và bình đẳng về phẩm vị và quyền lợi.
2. Chủ thể chính yếu của xã hội là con người, và vai trò hợp lý của chính quyền là bảo vệ và giúp những điều kiện làm con người phát triển.
3. Con người tự nhiên muốn tìm kiếm sự thật về mục đích và đích điểm tối hậu của sự sống.
4. Tự do lương tâm và tự do tôn giáo là những quyền bất khả xúc phạm của con người.
5. Nhân danh Thiên Chúa mà giết người là việc đi ngược lại niềm tin vào Thiên Chúa và là việc hết sức bội phản với niềm tin tưởng phổ quát về tín ngưỡng.

Chúng tôi chiến đấu để tự vệ cũng như để bênh vực những nguyên tắc phổ cập này.

Vậy những giá trị của Người Hoa Kỳ là gì?

TỪ NGÀY 11/9, biết bao nhiêu triệu người Hoa Kỳ đã tự hỏi mình lẫn hỏi nhau là tại sao? Tại sao chúng ta lại là mục tiêu cho những cuộc tấn công thù hằn hận ghét này? Tại sao những người muốn giết chúng ta lại ra tay sát hại chúng ta?

Chúng tôi nhìn nhận là có những lúc quốc gia của chúng tôi đã tác hành một cách kiêu kỳ và bất cần đến các xã hội khác. Có những lúc quốc gia của chúng tôi đã theo đuổi những chính sách sai lạc vá bất chính. Rất nhiều lần quốc gia của chúng tôi đã không sống đúng với lý tưởng của mình. Chúng tôi không thể thúc giục các xã hội khác chấp nhận những nguyên tắc luân lý mà đồng thời thú nhận xã hội của mình có những lúc đã không theo những nguyên tắc luân lý này. Chúng tôi liên kết trong niềm xác tín của mình – và chúng tôi tin tưởng tất cả mọi con người thiện chí trên thế giới cũng đồng ý với chúng tôi như vậy – là không được nại vào những thứ công lao hay những thứ thất sách của các chính sách ngoại giao đặc biệt để biện minh, hay thậm chí để cắt nghĩa cho có lý, việc tàn sát hàng loạt những con người vô tội.

Ngoài ra, theo thể chế dân chủ như của chúng tôi đây, một thể chế mà quyền bính của chính phủ đến từ dân chúng, thì chính sách của thể chế này tối thiểu một phần nào đó cũng được phát xuất từ văn hóa, từ những giá trị cùng với những ưu tiên của toàn khối xã hội ấy. Mặc dù chúng tôi không dám tự phụ cho rằng mình hoàn toàn biết được những lý do thúc đẩy những người tấn công chúng tôi và những ai ủng hộ họ, nhưng những gì chúng tôi biết được cho thấy rằng những thứ bất bình của họ đã vượt quá bất cứ một chính sách nào đó hay một loạt chính sách nào đó. Những tay sát nhân trong Ngày 11 Tháng Chín đã không nói lên cho biết những đòi hỏi đặc biệt nào gọi là có; ít là, việc sát hại này đã được thực hiện vì nó là việc sát nhân. Nhà lãnh đạo của nhóm Al Qaeda đã nhận định “những cuộc tấn công ân phúc” Ngày 11 Tháng 9 như là những cú đấm vào Hoa Kỳ, “tên đầu xỏ của lòng bất trung thế giới”. Như thế, rõ ràng là những người tấn công chúng tôi chẳng những coi thường chính quyền của chúng tôi mà còn toàn thể xã hội của chúng tôi, tất cả lối sống của chúng tôi nữa. Tóm lại, điều bất bình của họ chẳng những liên quan đến những gì các nhà lãnh đạo của chúng tôi đã làm, mà còn dính dáng đến cả chính bản thân của chúng tôi nữa.

VẬY CHÚNG TÔI LÀ AI? Chúng tôi cho những gì là giá trị? Đối với nhiều người, bao gồm cả nhiều người Mỹ và nhiều người ký tên vào bức thư ngỏ này, có một số giá trị ở Hoa Kỳ đôi khi bị coi là không đẹp và tác hại. Như chủ trương lối sống hưởng thụ. Quan niệm tự do bất kể luật phép. Quan niệm về cá nhân như một vương chủ tự mình có toàn quyền. Tình trạng yếu kém về hôn nhân và đời sống gia đình. Thêm vào đó là những thứ trang bị khổng lồ về ngành giải trí và truyền thông lại không ngừng tôn tụng những tư tưởng này và phóng đại chúng cho tới hầu như tận cùng thế giới này, không cần biết chúng có được tiếp nhận hay chăng.

Là những người Hoa Kỳ, công việc chính yếu quan trọng của chúng tôi trước Ngày 11 Tháng 9 đó là thành thực đối đầu với những khía cạnh không đẹp này nơi xã hội của chúng tôi, cũng như làm hết sức có thể để thay đổi chúng nên tốt hơn. Chúng tôi tự đoan quyết thực hiện nỗ lực này.

Đồng thời, có những giá trị khác của Người Hoa Kỳ – những gì chúng tôi coi như là những lý tưởng cốt yếu của chúng tôi, và là những gì hầu như cho thấy lối sống của chúng tôi – hoàn toàn khác hẳn với những giá trị trên đây, chúng thu hút hơn, chẳng những đối với Người Mỹ, mà còn đối với con người ở khắp mọi nơi trên thế giới. Xin cho chúng tôi được vắn tắt kể đến bốn trong những giá trị thu hút này như sau:

Giá trị thứ nhất là niềm xác tín rằng tất cả mọi con người đều có một nhân phẩm bẩm sinh như thứ quyền làm người của mình, do đó, mỗi một con người bao giờ cũng phải được đối xử như là cùng đích hơn là bị xử dụng như là một phương tiện. Những vị thành lập Hiệp Chủng Quốc này, khi căn cứ vào truyền thống luật tự nhiên cũng như vào niềm tin tôn giáo là những gì cho rằng tất cả mọi con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, đã xác nhận là “minh nhiên” ý nghĩ là tất cả mọi người đều có phẩm vị bình đẳng như nhau. Niềm tin tưởng về phẩm giá siêu việt này của con người được bộc lộ rõ ràng nhất nơi lãnh vực chính trị qua thể chế dân chủ. Ở Hiệp Chủng Quốc, niềm xác tín nơi những thế hệ mới đây về phẩm vị bình đẳng của con người nam nữ, cũng như của tất cả mọi người bất kể nòi giống và mầu da là những biểu hiện văn hóa sáng tỏ nhất.

Giá trị thứ hai, theo sát với giá trị thứ nhất, đó là niềm xác tín rằng những sự thật luân lý phổ quát (những điều được các vị lập quốc của chúng tôi gọi là “những lề luật Tự Nhiên và Thần Linh) hiện hữu và khả thủ đối với tất cả mọi người. Một số những thể hiện hùng hồn nhất của niềm chúng tôi tin tưởng vào những chân lý này đã được bày tỏ trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của chúng tôi, trong Lời Từ Biệt của Tổng Thống George Washington, trong Bài Diễn Văn Gettysburg của Tổng Thống Abraham Lincoln cùng với Bài Diễn Văn Nhậm Chức Lần Hai của vị tổng thống này, cũng như trong Bức Thư của Tiến Sĩ Martin Luther King viết từ Ngục Birmingham.

Giá trị thứ ba là niềm xác tín rằng, vì đường lối chung riêng của chúng ta tiến đến những chân lý này là những gì bất toàn, mà hấu hết những bất đồng về các giá trị mới cần đến sự lịch duyệt, đến lòng cởi mở trước những quan niệm khác, cũng như đến việc tranh luận hợp lý để tìm ra chân lý.

Giá trị thứ bốn là quyền tự do theo lương tâm và quyền tự do theo tín ngưỡng. Hai thứ quyền tự do liên hệ mật thiết với nhau này đã được nhìn nhận rộng rãi, nơi xứ sở của chúng tôi cũng như ở các nơi khác, như là những gì phản ảnh phẩm vị căn bản của con người và như là một điều kiện tiên khởi cho các thứ quyền tự do cá nhân khác.

Đối với chúng tôi, cái đáng chú trọng nhất về những giá trị này đó là chúng được áp dụng cho tất cả mọi người không trừ ai, và chúng không thể bị sử dụng để tỏ ra coi thường và bất kính với bất cứ ai, chỉ vì những riêng biệt về nòi giống, ngôn ngữ, lịch sử hay tôn giáo của họ. Đó là lý do tại sao, theo nguyên tắc, bất cứ người nào cũng có thể trở thành một Người Hoa Kỳ. Thật vậy, bất cứ ai cũng được. Dân chúng từ khắp nơi trên thế giới đến với xứ sở của chúng tôi, nơi có bức tượng ở Hải Cảng Nữu Ước đứng làm biểu hiệu cho nỗi khát vọng được hít thở tự do, họ trở thành Người Mỹ sau khi đã đủ ngày đầy tháng. Lịch sử cho thấy không có một quốc gia nào đã từng khuôn đúc cái căn tính cốt lõi của mình – hiến pháp và các văn kiện chính yếu khác, cùng với việc tự thức sâu xa của mình – một cách hết sức trực tiếp và hiển nhiên theo những giá trì nhân bản phổ quát như vậy. Đối với chúng tôi, không có một dữ kiện nào khác về xứ sở này quan trọng hơn dữ kiện ấy.

Một số người chủ trương rằng những giá trị này chẳng có gì là phổ quát cả, mà chỉ đặc biệt phát xuất từ văn minh tây phương, phần lớn là văn minh Kitô Giáo. Họ lập luận rằng để chấp nhận những giá trị này là phổ quát tức là phủ nhận cái khác biệt của các nền văn hóa khác. Chúng tôi không đồng ý. Chúng tôi công nhận những thành đạt về văn minh của chúng tôi, thế nhưng chúng tôi cũng tin rằng tất cả mọi người được dựng nên bình đẳng nhau. Chúng tôi tin vào khả năng và khả vọng phổ quát nơi quyền tự do của con người. Chúng tôi tin rằng một số những sự thật luân lý căn bản được hết mọi nơi trên thế giới nhìn nhận. Chúng tôi đồng ý với nhóm triết gia quốc tế nổi tiếng đã giúp vào việc hình thành Bản Tuyên Ngôn Chung Của Liên Hiệp Quốc Về Nhân Quyền vào hậu bán thập niên 1940, cũng là những người đã kết luận rằng có một số ý tưởng luân lý căn bản đã được phổ thông đến nỗi chúng “được coi như thuộc về bản tính của con người là phần tử của xã hội”. Với hy vọng và bằng chứng cớ ấy, chúng tôi đồng ý với Tiến Sĩ Martin Luther King, Jr., là vòng cung của vũ trụ về luân lý thì dài, song nó uốn mình về phía công lý, không phải cho một số nhỏ, hay cho thành phần được hên may, mà là cho tất cả mọi người.

Nhìn vào xã hội riêng của mình, chúng tôi, một lần nữa, công nhận tất cả những khoảng cách quá thường xuyên xẩy ra giữa lý tưởng của chúng tôi với những tác hành của chúng tôi. Thế nhưng, là người Hoa Kỳ trong một thời điểm của chiến tranh và của tình trạng khủng hoảng toàn cầu, chúng tôi cũng nghĩ là những cái tốt nhất, trong những gì chúng tôi có những lúc gọi là “những giá trị của Người Hoa Kỳ”, chẳng những thuộc về Nước Mỹ, mà thật ra còn là một di sản chung của nhân loại, nên nó là nguồn hy vọng khả dĩ cho một cộng đồng quốc tế được xây dựng trong an bình và công lý.

Còn Thiên Chúa thì sao?

TỪ NGÀY 11 THÁNG 9, biết bao nhiêu triệu con người Hoa Kỳ tự hỏi mình và hỏi lẫn nhau là còn Thiên Chúa thì sao? Những cơn khủng hoảng của đám đông này đã buộc chúng tôi phải nghĩ lại về những nguyên tắc đệ nhất này. Khi chúng tôi chứng kiến thấy cảnh rùng rợn của những gì đã xẩy ra, cũng như cái nguy hiểm của những gì có thể xẩy ra, nhiều người trong chúng tôi đã đặt vấn đề là niềm tin tôn giáo có phải là yếu tố giải quyết hay lại là yếu tố gây ra rắc rối?

Những người ký tên vào bức thư ngỏ này thuộc về các truyền thống đạo giáo và luân lý đa diện, kể cả truyền thống bình dân thế tục. Chúng tôi hiệp nhất với nhau trong cùng một niềm tin tưởng là việc nại đến thẩm quyền của Thiên Chúa để sát hại hay đả thương con người là những gì vô luân và phản lại với niềm tin tưởng vào Thiên Chúa. Nhiều người trong chúng tôi tin rằng mình bị Thiên Chúa phán xét. Không một ai trong chúng tôi tin rằng Thiên Chúa đã từng lên tiếng bảo một số người nào đó trong chúng ta đi sát hại hay khống chế những người khác. Thật vậy, một thái độ như vậy, cho dù có được mệnh danh là “thánh chiến” hay “thánh đấu” đi nữa, chẳng những vi phạm đến những nguyên tắc căn bản về công lý, mà thật sự còn phủ nhận niềm tin của đạo giáo nữa, vì nó biến Thiên Chúa thành một thứ ngẫu tượng được dùng vào mục đích riêng tư của con người. Quốc gia của chúng tôi đã hơn một lần xẩy ra một cuộc nội chiến gay go, bên nào cũng cho rằng có Thiên Chúa giúp mình để chống lại bên kia. Trong Bài Diễn Văn Nhậm Chức Lần Hai vào năm 1865, vị tổng thống thứ 10 của Hiệp Chủng Quốc là Abraham Lincoln đã đặt vấn đề một cách giản dị là: “Đấng Toàn Năng có những mục đích riêng của Ngài”.

Những ai tấn công chúng ta vào Ngày 11 Tháng 9 đã công khai tuyên bố rằng họ dấn thân vào một cuộc thánh chiến. Nhiều người ủng hộ hay có cảm tình với những tay tấn công này cũng nhân danh Thiên Chúa và dường như đồng ý với kiểu lập luận về thứ thánh chiến ấy. Thế nhưng, để nhìn nhận cái tàn phá của kiểu suy nghĩ này, là người Hoa Kỳ, chúng tôi chỉ cần nghĩ đến lịch sử của mình cũng như lịch sử tây phương. Những cuộc chiến tranh tôn giáo của Kitô Giáo và cuộc bạo động về giáo phái Kitô Giáo đã xâu xé Âu Châu cả một phần lớn của thế kỷ trước đây. Tại Hiệp Chủng Quốc, chúng ta cũng không xa lạ gì với những người ít là một phần nào đó đã sát nhân nhân danh niềm tin đạo giáo của họ. Một khi sự dữ đặc biệt này xẩy ra thì không có một nền văn minh nào còn tuyền vẹn và không có một truyền thống đạo giáo nào còn tinh tuyền cả.

Con người có một khuynh hướng quen thuộc trong việc đặt vấn đề tìm hiểu. Việc thẩm định, chọn lựa và nại ra những lý do về những gì chúng ta quí giá và yêu thương là những sinh hoạt nổi bật của con người. Một phần trong ước vọng nội tại muốn biết này của con người liên quan đến lý do tại sao chúng ta được sinh ra và những gì xẩy ra khi chúng ta chết đi, những vấn đề đưa chúng ta đến việc tìm kiếm sự thật về những đích điểm tối hậu, mà đối với nhiều người, bao gồm cả vấn đề về Thiên Chúa. Một số người ký tên vào bức thư ngỏ này tin rằng con người tự bản tính là loài có “tín ngưỡng”, ở chỗ, hết mọi người, kể cả những ai không tin vào Thiên Chúa và không tham gia vào một tổ chức tôn giáo nào, thì niềm tin về đạo giáo cũng như các cơ cấu tôn giáo là những nền tảng quan trọng cho xã hội dân sự, thường làm phát sinh cho xã hội những hoa trái phúc hạnh và chữa lành, có những lúc lại làm trổ sinh những hoa trái phân chia và đụng chạm.

Vậy các chính quyền cùng các nhà lãnh đạo xã hội cần phải phản ứng hay nhất ra sao với những thực tại nhân bàn và xã hội sâu xa này? Phản ứng thứ nhất là loại trừ hay dẹp bỏ đạo giáo. Hai là theo chủ trương thế tục không tưởng, tức là theo khuynh hướng mãnh liệt ngờ vực xã hội hay khuynh hướng thù hằn đối với tôn giáo, căn cứ vào cái tiền đề là tôn giáo tự bản chất, nhất là bất cứ hình thức công khai bộc lộ niềm tin tôn giáo, đều là những gì chất chứa rắc rối. Phản ứng thứ ba có thể là theo quốc giáo, tức là niềm tin chỉ có một tôn giáo duy nhất, được cho là tôn giáo chân thật duy nhất, tôn giáo mà tất cả mọi phần tử trong xã hội buộc phải thực sự thuộc về, do đó, họ được chính quyền hoàn toàn hay chú trọng bảo hộ và nâng đỡ.

Chúng tôi không đồng ý với bất cứ phản ứng nào trên đây. Việc cấm đoán theo luật pháp vi phạm trầm trọng đến quyền tự do dân sự và tôn giáo, cũng như không tương hợp với xã hội dân sự dân chủ. Mặc dù chủ trương thế tục không tưởng có thể đã phát triển trong xã hội của chúng tôi nơi các thế hệ gần đây, chúng tôi cũng không đồng ý với nó, vì nó chối bỏ tính cách hợp pháp công khai của một phần quan trọng thuộc xã hội dân sự, cũng như vì nó tìm cách dẹp bỏ hay chối bỏ sự hiện hữu của những gì là chiều kích quan trọng khó chối cãi nhất của chính thân phận làm người. Cho dù quốc giáo đã từng có mặt nơi lịch sử tây phương (tuy không có ở Hoa Kỳ), chúng tôi cũng không đồng ý với điều này, vì cả lý do xã hội lẫn thần học. Về lý do xã hội, việc thiết lập một tôn giáo đặc biệt theo chính quyền có thể tương khắc với nguyên tắc về quyền tự do tôn giáo, một quyền lợi nồng cốt của con người. Thêm vào đó, việc chế ngự của tôn giáo theo chính quyền còn có thể gây ra hay khuấy động những xung khắc về đạo giáo, hơn thế nữa, thậm chí nó còn đe đọa đến sự sống còn và tính cách chuyên chính của các cơ cấu tôn giáo. Về lý do thần học, ngay cả đối với những ai mãnh liệt thâm tín chân lý đức tin của mình, thì việc ép buộc kẻ khác về những vấn đề thuộc lương tâm tôn giáo tự nó là một vi phạm cả thể đến chính tôn giáo, vì nó lấy mất của người khác những gì thuộc về quyền tự do đáp ứng cũng như thuộc về phẩm vị của con người trước lời mời gọi của Đấng Hóa Công.

Hiệp Chủng Quốc hết sức tìm cách trở nên một xã hội mà niềm tin và tự do đồng hành với nhau, cái này thăng hóa cái kia. Chúng tôi là một quốc gia thế tục – các viên chức thuộc chính quyền của chúng tôi không phải là những viên chức đồng tôn giáo – thế nhưng chúng tôi hầu như là một xã hội đạo đức nhất thế giới tây phương. Chúng tôi là một quốc gia hết lòng tôn trọng quyền tự do tôn giáo và tính cách đa diện, bao gồm cả những quyền lợi của những người vô tín ngưỡng, nhưng lại là một quốc gia có những người công dân đọc Lời Hứa Trung Thành với “một quốc gia duy nhất có Chúa trên cao”, và là một quốc gia tuyên xưng nơi nhiều tòa án cùng in ấn trên mỗi một đồng xu của mình lời tâm niệm, “Chúng tôi tin tưởng nơi Thiên Chúa”. Về phương diện chính trị, việc chúng tôi tách biệt giáo hội ra khỏi quốc gia là để giữ cho những vấn đề chính trị ở trong giới hạn thích hợp của nó, một phần là ở chỗ giới hạn quyền lực của quốc gia làm chủ tôn giáo, và phần kia là ở chỗ giúp cho chính chính quyền tìm thấy được tính cách hợp pháp từ, cũng như biết hành sự dưới, chiếc lọng luân lý bao rộng hơn không do chính nó tạo nên. Về phương diện tinh thần, việc chúng tôi tách rời giáo hội ra khỏi quốc gia giúp cho tôn giáo là tôn giáo, ở chỗ tách giáo hội khỏi quyền áp chế của chính quyền. Nói tóm lại, chúng tôi tìm cách phân lìa giáo hội và quốc gia là để bảo vệ cả hai cũng như cho cả hai được sinh động hợp với từng lãnh vực.

Những người Hoa Kỳ sống niềm tin tôn giáo thường cảm thấy khó khăn trước thách đố theo đuổi sự thật tôn giáo và quyền tự do tôn giáo. Chẳng những thế, vấn đề này lại chưa bao giờ được ổn định cả. Sự sắp xếp ấn định về pháp chế và xã hội hầu như đòi phải liên lỉ thận trọng, tranh biện, thích ứng và dung hòa. Vấn đề này cũng được đóng góp bởi, và là những đóng góp làm phát sinh ra, một số những tính chất hay tâm tính, những tính chất hay tâm tính mà các tín hữu đạo hạnh mãnh liệt nắm giữ chân lý niềm tin của mình đồng thời cũng tôn trọng những ai theo một đường lối khác, không phải bằng việc dung hòa chân lý họ tin tưởng mà là một khía cạnh nào đó của chân lý ấy thôi.

Những gì sẽ làm giảm bớt cái vì tôn giáo mà thiếu tin tưởng, hận ghét và bạo lực trong thế kỷ 21 này đây? Dĩ nhiên có nhiều câu trả lời quan trọng cho vấn đề này, thế nhưng, ở đây, chúng tôi nghĩ rằng chỉ có một câu trả lời duy nhất: đó là việc đào sâu và canh tân lòng cảm mến tôn giáo của chúng ta bằng việc nhìn nhận quyền tự do tôn giáo như là một quyền lợi nồng cốt của tất cả mọi người nơi hết mọi quốc gia.

Một Thứ Chiến Tranh Chính Đáng?

CHÚNG TÔI CÔNG NHẬN là tất cả mọi thứ chiến tranh đều ghê sợ, những gì cho thấy cái con người cuối cùng đã thất bại về chính trị. Chúng tôi cũng biết rằng ranh giới phân chia giữa thiện và ác không chạy ngang qua giữa xã hội này với xã hội kia, lại càng không xẩy ra giữa tôn giáo này với tôn giáo khác; thực ra, lằn ranh giới này chạy ngang qua ngay giữa mọi con tim của con người. Sau hết, những người trong chúng tôi đây – Do Thái, Kitô Hữu, Hồi Giáo và những tín đồ khác – thành phần dân của niềm tin nhìn nhận trách nhiệm của mình, đã phát biểu theo các sách thánh của chúng tôi là hãy yêu quí tình thương và làm hết sức mình để ngăn ngừa chiến tranh và sống trong bình an.

Tuy nhiên, lý do và việc suy nghĩ kỹ lưỡng về luân lý cũng đã dạy cho chúng tôi rằng có những lúc việc phản ứng đầu tiên và quan trọng nhất đối với sự dữ là chặn đứng nó lại. Có những lúc việc gây chiến không những được phép làm theo luân lý mà còn cần thiết về luân lý nữa, như là một đáp ứng những hành động bạo lực tác họa, hận thù ghen ghét, và bất công bất chính. Đây là một trong những lúc ấy.

Tư tưởng về một thứ “chiến tranh chính đáng” được bắt nguồn sâu rộng nơi nhiều truyền thống tôn giáo đa diện cũng như truyền thống luân lý thế tục trên thế giới. Chẳng hạn, các giáo thuyết của Do Thái Giáo, Kitô Giáo và Hồi Giáo, tất cả đều có những suy tư nghiêm chỉnh về ý nghĩa của một cuộc chiến tranh chính đáng. Có một số người, thường nhân danh chủ nghĩa thực hữu, tin tưởng chủ trương rằng chiến tranh thực sự chỉ là lãnh vực của tư lợi và nhu cầu, bằng cách cố gắng phân tích luân lý một cách chẳng thích đáng gì cả. Chúng tôi không đồng ý. Tính cách mập mờ về luân lý trước chiến tranh tự nó là một đối kháng luân lý – một chủ trương phủ nhận khả thể của lý trí, chấp nhận tính cách vô chuẩn cứ nơi những sinh hoạt quốc tế, và thụt lùi trước nỗi yếm thế. Việc kiếm cách áp dụng lập luận về luân lý khách quan vào chiến tranh là việc bênh vực khả năng của xã hội dân sự cũng như của cộng đồng thế giới được xây dựng trên công lý.

Những nguyên tắc về chiến tranh chính đáng dạy chúng ta rằng các thứ chiến tranh hung bạo và leo thang là thứ chiến tranh không bao giờ khả chấp. Các thứ chiến tranh như cho vinh quang quốc gia, để rửa hận những lỗi lầm quá khứ, để chiếm cứ lãnh thổ, hay cho bất cứ lý do nào khác không phải để tự vệ đều là những thứ chiến tranh bất hợp pháp.

Cái chính đáng về luân lý chính yếu cho chiến tranh đó là bảo vệ thành phần vô tội khỏi bị thiệt hại. Âu-Quốc-Tinh, trong tác phẩm Thành Đô Thiên Chúa viết từ đầu thế kỷ thứ năm, một đóng góp bổ ích cho việc suy nghĩ về chiến tranh chính đáng, lập luận (âm vang theo Socrates) là cá nhân Kitô hữu thà chịu thiệt hại còn hơn gây ra thiệt hại. Thế nhưng, một con người có trách nhiệm về luân lý có cần phải, thậm chí được phép, thực hiện việc bênh vực những người vô tội khác không phải là bản thân mình chăng? Đối với Âu-Quốc-Tinh, cũng như đối với nhiều truyền thống chiến tranh chính đáng khác, thì câu trả lời là không. Nếu một người có chứng cớ thúc buộc là người vô tội không cách gì bảo vệ được mình sẽ bị hãm hại nặng nề trừ phi buộc phải dùng đến võ lực để ngăn chặn kẻ tấn công, thì nguyên tắc luân lý về tình yêu thương tha nhân đòi chúng ta phải sử dụng võ lực.

Chiến tranh không hợp pháp nếu để chống lại những nguy hiểm nhỏ nhoi, chưa sáng tỏ, hay có hậu quả chưa chắc chắn, hoặc để chống lại những nguy hiểm có thể được giảm thiểu một cách hợp lý, bằng việc chỉ cần thương thảo, kêu gọi hiểu biết, bằng việc thuyết phục của thành phần thứ ba, hay bằng những phương tiện bất bạo động khác. Thế nhưng, nếu sự nguy hiểm gây ra cho mạng sống vô tội lại là một điều có thực và chắc chắn xẩy ra, nhất là nếu kẻ tấn công được thúc đẩy bằng một lòng hận thù bất khả thuyết phục – ở chỗ, mục tiêu của họ nhắm đến không phải là việc chúng ta sẵn sàng thương lượng hay tuân hợp, mà chỉ để tiêu diệt chúng ta – thì theo luân lý, việc sử dụng võ lực tương xứng là điều được phép.

Một chiến tranh chính đáng chỉ có thể thực hiện bởi một thẩm quyền hợp pháp có trách nhiệm với trật tự công cộng mà thôi. Không bao giờ chấp nhận được việc bạo động tùy ý, bạo động thời cơ, hay bạo động cá nhân cả.

Một chiến tranh chính đáng chỉ có thể nổi lên chống lại những kẻ hiếu chiến. Các thẩm quyền về chiến tranh chính đáng suốt giòng lịch sử nhân loại và trên khắp thế giới – cho dù là Hồi Giáo, Do Thái, Kitô Giáo, từ các truyền thống tin tưởng khác, hay từ giới bình dân thế tục – đều đồng thanh dạy chúng ta rằng việc cố ý tấn công không được nhắm vào những ai không phải là thành phần chiến đấu. Mặc dù ở một số trường hợp, và trong những giới hạn chặt chẽ, luân lý có thể cho phép thực hiện những hành động quân sự có thể gây ra tử thương hay bị thương, không cố ý dù có thể thấy trước được, cho một số những người bất tham chiến, nhưng luân lý không chấp nhận lấy việc sát hại những thành phần bất tham chiến làm mục tiêu thực hiện một hành động quân sự.

Những nguyên tắc chiến tranh chính đáng này nọ đều dạy chúng ta rằng, bất cứ khi nào con người có ý chiến tranh hay gây chiến, cả hai đều phải làm sao để có thể và cần phải xác nhận sự thánh hảo của sự sống con người và nắm giữ nguyên tắc về phẩm vị bình đẳng của con người. Những nguyên tắc này, cho dù trong hoạt động chiến tranh thê thảm, cũng cố gắng bảo trì và phản ảnh sự thật nền tảng về luân lý là “những người khác” – những người lạ đối với chúng ta, những người khác với chúng ta về nòi giống hay ngôn ngữ, những người chúng ta cho rằng tôn giáo không chân thực – đều có quyền sống như chúng ta, và cũng có cùng nhân phẩm và nhân quyền như chúng ta.

VÀO NGÀY 11 THÁNG 9 NĂM 2001, có một nhóm người cố ý tấn công Hiệp Chủng Quốc, bằng cách cướp máy bay như khí giới dùng để sát hại trong vòng chưa đầy 2 tiếng đồng hồ 3000 người công dân của chúng tôi ở Thành Phố Nữu Ước, ở phía tây nam tiểu bang Pennsylvania và ở Washington DC. Khủng khiếp nhất là những người bị chết vào Ngày 11 Tháng 9 này đều là thường dân, không phải là thành phần chiến đấu, và những kẻ giết họ đều không hề biết đến họ là ai, ngoại trừ họ là những người Hoa Kỳ. Những người chết vào sáng Ngày 11 Tháng 9 đều bị giết một cách bất hợp pháp, bức hiếp, và bằng một ý đồ xấu xa – một thứ giết chóc mà để nói cho chính xác chỉ có thể được cho là sát nhân. Những người bị sát hại bao gồm thành phần đủ mọi chủng tộc, nhiều người thiểu số, thuộc hầu hết các đạo chính. Họ có cả những người rửa chén và những vị điều hành xí nghiệp.

Những cá nhân nhúng tay vào những hành động chiến tranh này không hành động một mình, hay không phải là không được hỗ trợ, hoặc với những lý do không đâu. Họ là những phần tử của một tổ chức Hồi Giáo Cực Đoan quốc tế, hoạt động cả ở 40 quốc gia, ngày nay được thế giới biết đến dưới tên gọi là Al Qaeda. Về phần mình, nhóm này hợp lại thành một ngành duy nhất từ một phong trào Hồi Giáo cực đoan lớn, phát triển từ nhiều thập niên, và ở vào một số trường hợp, đã được các chính quyền dung dưỡng, thậm chí nâng đỡ, đến nỗi đã công khai tuyên bố ước muốn của mình và thể hiện mỗi ngày một hơn khả năng sử dụng việc sát nhân để đạt mục tiêu của mình.

Chúng tôi sử dụng từ ngữ “Islam” và “Islamic” để chỉ một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, với chừng 1 tỉ 2 trăm triệu tín đồ, bao gồm mấy triệu người là công dân Hoa Kỳ, mà một số bị thảm sát vào Ngày 11 Tháng 9. Điều phải nói không thể nào không nói – nhưng chúng tôi xin nói rõ nơi đây – là đại đa số tín đồ Hồi Giáo trên thế giới, được dẫn dắt một cách sâu rộng theo những giáo huấn của Kinh Koran, đều là những người thành kính, trung thành và an lành. Chúng tôi dùng những chữ “Islamicism” và “radical Islamicist” để chỉ thành phần bạo động, cực đoan, và phong trào tôn giáo chính trị cực đoan bất chấp thủ đoạn là phong trào hiện nay đang đe dọa thế giới, kể cả thế giới Hồi Giáo.

Phong trào cực đoan bạo động này chẳng những chống lại một số chính sách của Hoa Kỳ và tây phương – một số vị ký tên vào bức thư ngỏ này cũng chống lại một số chính sách ấy – mà còn chống lại cả nguyên tắc nồng cốt của thế giới tân tiến nữa, đó là vấn đề chấp nhận tôn giáo, cũng như chống lại các thứ nhân quyền căn bản, nhất là của quyền tự do theo lương tâm và đạo giáo, những gì đã được Bản Tuyên Ngôn Chung Về Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc trân trọng phác họa, những gì phải là nền tảng cho bất cứ một thứ văn minh nào muốn nhắm đến việc phát triển nhân bản, công lý và hòa bình.

Phong trào cực đoan này tự xưng là họ lên tiếng thay cho Hồi Giáo, song lại phản lại những nguyên tắc chính yếu của Hồi Giáo. Hồi Giáo không chấp nhận những hành động gian tà về luân lý. Chẳng hạn như có những vị học giả Hồi Giáo qua các thế kỷ, căn cứ vào giáo huấn của Kinh Koran và gương của Vị Tiên Tri Mohamed, đã dạy rằng cuộc đối chọi theo đường lối của Thiên Chúa (như thứ chiến tranh Hồi Giáo chống lại những kẻ vô đạo) cấm không được cố ý sát hại những người bất tham chiến, và hành động quân sự buộc phải theo lệnh của các thẩm quyền chính thức hợp pháp. Họ mạnh mẽ nhắc nhở chúng ta rằng Hồi Giáo, không kém gì Kitô Giáo, Do Thái Giáo cũng như các tôn giáo khác, bị đe dọa và có thể bị mất giá bởi những kẻ tục hóa này trong việc họ nhân danh Thiên Chúa để thực hiện những việc bừa bãi sát hại con người.

Chúng tôi nhận thấy rằng những phong trào đội lốt tôn giáo này cũng có những dáng vẻ chính trị, xã hội và nhân sinh học phức tạp cần phải thận trọng lưu ý. Ngoài ra, những vấn đề triết học, cùng với thứ triết học sống của phong trào Hồi Giáo cực đoan này, trong việc họ khinh thường sự sống con người, cũng như trong việc họ coi thế giới như là một cuộc đối chọi sống còn giữa người có đạo và kẻ vô đạo (bất kể là những người Hồi Giáo bất cực đoan, Do Thái, Kitô Hữu, Ấn Giáo hay các đạo hữu khác), rõ ràng cho thấy rằng họ chối bỏ phẩm vị bình đẳng của tất cả mọi người, những gì phản lại đạo giáo và chối bỏ chính nền tảng của cuộc sống văn minh và cơ hội tạo lập hòa bình nơi các quốc gia.

Trầm trọng nhất trong vấn đề này đó là cuộc thảm sát bừa bãi vào Ngày 11 Tháng 9, một cuộc thảm sát đã chứng tỏ cho thấy rằng phong trào này hiện nay chẳng những có ý định đã được công khai tuyên bố mà còn có cả khả năng chuyên nghiệp – bao gồm đường lối có thể lẫn ý muốn sử dụng các thứ khí giới hóa học, sinh học và nguyên tử – để thực hiện việc tàn phá bừa bãi khủng khiếp những mục tiêu bị họ muốn nhắm tới.

Những kẻ thảm sát hơn 3000 người vào Ngày 11 Tháng 9, và là những kẻ đã tự nhận là họ muốn tiếp tục tái diễn hành động này, cho thấy một nguy hiểm tỏ tường và hiện hữu đối với tất cả mọi người thiện chí khắp nơi trên thế giới, không riêng gì ở Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Những hành động như vậy là một điển hình cụ thể về việc trắng trợn tấn công mạng sống con người vô tội, là một sự dữ đe dọa cả thế giới, rõ ràng là cần phải sử dụng đến võ lực để loại trừ nó đi.

Những kẻ sát nhân có tổ chức khắp thế giới này giờ đây đang đe dọa tất cả chúng ta. Nhân danh nền luân lý nhân bản chung, cũng như hết sức ý thức về những giới hạn và đòi hỏi của một thứ chiến tranh chính đáng, chúng tôi xin ủng hộ chính quyền và xã hội của chúng tôi trong việc sử dụng võ lực để chống lại họ.

Kết luận

CHÚNG TÔI ĐOAN HỨA THỰC HIỆN tất cả những gì có thể để canh chừng những khuynh hướng tai hại – nhất là những khuynh hướng của kẻ ngạo mạn và thành phần ái quốc quá khích – những khuynh hướng thường làm chủ tình hình nơi những quốc gia đang xẩy ra chiến tranh. Đồng thời chúng tôi cũng long trọng đồng thanh lên tiếng rằng quốc gia của chúng tôi cùng với các đồng minh của nó rất cần phải thắng được cuộc chiến này. Chúng tôi chiến đấu để tự vệ chính mình, nhưng chúng tôi cũng tin rằng chúng tôi còn chiến đấu để bảo vệ những nguyên tắc chung về nhân quyền và nhân phẩm là những gì nhân loại mong mỏi nhất.

Một ngày kia, cuộc chiến tranh này sẽ chấm dứt. Một khi nó chấm dứt – mà về một số khía cạnh nào đó ngay cả trước khi nó chấm dứt – thì công việc quan hệ về vấn đề hòa giải vẫn đang chờ đợi chúng ta. Chúng tôi hy vọng rằng cuộc chiến tranh này, bằng việc ngăn chặn một sự dữ căng thẳng khắp thế giới có thể làm tăng thêm cơ hội cho một cộng đồng thế giới được xây dựng trên công lý. Thế nhưng, chúng tôi biết rằng chỉ có những người xây dựng hòa bình trong số chúng ta nơi tất cả các xã hội mới có thể bảo đảm rằng cuộc chiến tranh này sẽ không trở thành vô ích mà thôi.

Chúng tôi đặc biệt hướng về những người anh chị em của chúng tôi ở các xã hội Hồi Giáo. Chúng ta không phải là kẻ thù của nhau mà là thân hữu với nhau. Chúng ta không được thù địch nhau. Chúng ta có rất nhiều cái giống nhau. Còn rất nhiều việc chúng ta phải cùng nhau thực hiện. Phẩm vị của anh chị em, không thua gì phẩm vị của chúng tôi – các quyền lợi và cơ hội của anh chị em đối với một cuộc sống tốt đẹp, không kém gì của chúng tôi – đó là những gì chúng tôi tin rằng chúng tôi đang vì thế mà chiến đấu. Chúng tôi biết rằng, đối với một số trong anh chị em, chúng tôi không được anh chị em tin tưởng lắm, và chúng tôi cũng biết rằng những người Hoa Kỳ chúng tôi một phần nào phải chịu trách nhiệm về những gì anh chị em mất tin tưởng nơi chúng tôi ấy. Thế nhưng chúng ta không được thù địch nhau. Hy vọng rằng chúng tôi muốn liên kết với anh chị em cũng như tất cả mọi con người thiện chí để xây dựng một nền hòa bình chân chính và vững bền.

(Cao Tấn Tĩnh, chuyển dịch theo Màn Điện Toán Zenit ngày 12/2/2002)


Danh Sách Ký Tên
 

Enola Aird
Director, The Motherhood Project; Council on Civil Society

John Atlas
President, National Housing Institute; Executive Director, Passaic County Legal Aid Society

Jay Belsky
Professor and Director, Institute for the Study of Children, Families and Social Issues, Birkbeck University of London

David Blankenhorn
President, Institute for American Values

David Bosworth
University of Washington

R. Maurice Boyd
Minister, The City Church, New York

Gerard V. Bradley
Professor of Law, University of Notre Dame

Margaret F. Brinig
Edward A. Howry Distinguished Professor, University of Iowa College of Law

Allan Carlson
President, The Howard Center for Family, Religion, and Society

Khalid Durán
Editor, TransIslam Magazine

Paul Ekman
Professor of Psychology, University of California, San Francisco

Jean Bethke Elshtain
Laura Spelman Rockefeller Professor of Social and Political Ethics, University of Chicago Divinity School

Amitai Etzioni
University Professor, The George Washington University

Hillel Fradkin
President, Ethics and Public Policy Center

Samuel G. Freedman
Professor at the Columbia University Graduate School of Journalism

Francis Fukuyama
Bernard Schwartz Professor of International Political Economy, Johns Hopkins University

William A. Galston
Professor at the School of Public Affairs, University of Maryland; Director, Institute for Philosophy and Public Policy

Claire Gaudiani
Senior research scholar, Yale Law School and former president, Connecticut College

Robert P. George
McCormick Professor of Jurisprudence and Professor of Politics, Princeton University

Neil Gilbert
Professor at the School of Social Welfare, University of California, Berkeley

Mary Ann Glendon
Learned Hand Professor of Law, Harvard University Law School

Norval D. Glenn
Ashbel Smith Professor of Sociology and Stiles Professor of American Studies, University of Texas at Austin

Os Guinness
Senior Fellow, Trinity Forum

David Gutmann
Professor Emeritus of Psychiatry and Education, Northwestern University

Kevin J. "Seamus" Hasson
President, Becket Fund for Religious Liberty

Sylvia Ann Hewlett
Chair, National Parenting Association

James Davison Hunter
William R. Kenan, Jr., Professor of Sociology and Religious Studies and Executive Director, Center on Religion and Democracy, University of Virginia

Samuel Huntington
Albert J. Weatherhead, III, University Professor, Harvard University

Byron Johnson
Director and Distinguished Senior Fellow, Center for Research on Religion and Urban Civil Society, University of Pennsylvania

James Turner Johnson
Professor, Department of Religion, Rutgers University

John Kelsay
Richard L. Rubenstein Professor of Religion, Florida State University

Diane Knippers
President, Institute on Religion and Democracy

Thomas C. Kohler
Professor of Law, Boston College Law School

Glenn C. Loury
Professor of Economics and Director, Institute on Race and Social Division, Boston University

Harvey C. Mansfield
William R. Kenan, Jr., Professor of Government, Harvard University

Will Marshall
President, Progressive Policy Institute

Richard J. Mouw
President, Fuller Theological Seminary

Daniel Patrick Moynihan
University Professor, Maxwell School of Citizenship and Public Affairs, Syracuse University

John E. Murray, Jr.
Chancellor and Professor of Law, Duquesne University

Michael Novak
George Frederick Jewett Chair in Religion and Public Policy, American Enterprise Institute

Rev. Val J. Peter
Executive Director, Boys and Girls Town

David Popenoe
Professor of Sociology and Co-Director of the National Marriage Project, Rutgers University

Robert D. Putnam
Peter and Isabel Malkin Professor of Public Policy at the Kennedy School of Government, Harvard University

Gloria G. Rodriguez
Founder and President, AVANCE, Inc.

Robert Royal
President, Faith & Reason Institute

Nina Shea
Director, Freedom´s House´s Center for Religious Freedom

Fred Siegel
Professor of History, The Cooper Union

Theda Skocpol
Victor S. Thomas Professor of Government and Sociology, Harvard University

Katherine Shaw Spaht
Jules and Frances Landry Professor of Law, Louisiana State University Law Center

Max L. Stackhouse
Professor of Christian Ethics and Director, Project on Public Theology, Princeton Theological Seminary

William Tell, Jr.
The William and Karen Tell Foundation

Maris A. Vinovskis
Bentley Professor of History and Professor of Public Policy, University of Michigan

Paul C. Vitz
Professor of Psychology, New York University

Michael Walzer
Professor at the School of Social Science, Institute for Advanced Study

George Weigel
Senior Fellow, Ethics and Public Policy Center

Charles Wilson
Director, Center for the Study of Southern Culture, University of Mississippi

James Q. Wilson
Collins Professor of Management and Public Policy Emeritus, UCLA

John Witte, Jr.
Jonas Robitscher Professor of Law and Ethics and Director, Law and Religion Program, Emory University Law School

Christopher Wolfe
Professor of Political Science, Marquette University

Daniel Yankelovich
President, Public Agenda



Những Biệt Chú

Preamble

--"human beings are born free": From the United Nations Universal Declaration of Human Rights, Article 1.

--"basic subject of society": A Call to Civil Society" (New York: Institute for American Values, 1998), 16; Aristotle, Politics VII, 1-2.

--"Human beings naturally desire to seek the truth": Aristotle, Metaphysics, 1-1; John Paul II, Fides et Ratio, 25 (Vatican City, 1998).

--"Religious freedom": United Nations Universal Declaration of Human Rights, Articles 18-19.

--"Killing in the name of God": Bosphorus Declaration (Istanbul, Turkey, February 9, 1994); Berne Declaration (Wolfsberg/Zurich, Switzerland, November 26, 1992); and John Paul II, Papal Message for World Day of Peace, Articles 6-7 (Vatican City, January 1, 2002).


What are American Values?

--"the head of world infidelity": "Excerpt: Bin Laden Tape," Washington Post, December 27, 2001.

--"briefly mention four of them": See A Call to Civil Society (New York: Institute for American Values, 1998).

--"widely recognized ... as a precondition for other individual freedoms": See John Witte Jr. and M. Christian Green, "The American Constitutional Experiment in Religious Human Rights: The Perennial Search for Principles," in Johan D. van der Vyver and John Witte, Jr. (eds.), Religious Human Rights in Global Perspective, vol. 2 (The Hague: Martinus Nijhoff Publishers, 1996). See also Harold J. Berman, Law and Revolution: The Formation of the Western Legal Tradition (Cambridge, MA: Harvard University Press, 1983); and Michael J. Perry, The Idea of Human Rights: Four Inquiries (New York: Oxford University Press, 1998).

--"deny the distinctiveness of other cultures": Some people make this point as a way of condemning those "other" cultures that are presumably too inferior, or too enthralled by false beliefs, to appreciate what we in this letter are calling universal human values; others make this point as a way of endorsing (usually one of) those cultures that are presumably indifferent to these values. We disagree with both versions of this point.

--"implicit in man´s nature as a member of society": Richard McKeon, "The Philosophic Bases and Material Circumstances of the Rights of Man," in Human Rights: Comments and Interpretations (London: Wingate, 1949), 45.

--"arch of the moral universe is long, but it bends toward justice": Martin Luther King, Jr., "Where Do We Go From Here?", in James M. Washington (ed.), The Essential Writings and Speeches of Martin Luther King, Jr. (New York: HarperCollins, 1986), 245.

What about God?

--"an idol to be used for man´s own purposes": John Paul II, Papal Message for World Day of Peace, Article 6 (Vatican City, January 1, 2002).

--"no religious tradition is spotless": Intra-Christian examples of holy war or crusade emerged with particular force in Europe during the 17th century. According to some scholars, the principle characteristics of holy war are: that the cause for which the war is fought has a clear connection to religion (i.e., that the cause is "holy"); that the war is fought under the banner and with the presumption of divine authority and assistance (the Latin term used by 11th century Christian crusaders was "Deus Volt," or "God wills it"); that the warriors understand themselves to be godly, or "warrior saints"; that the war is prosecuted zealously and unsparingly, since the enemy is presumed to be ungodly and therefore fundamentally "other," lacking the human dignity and rights of the godly; and finally, that warriors who die in battle are favored by God as martyrs. Eventually, in Christianity, the development of just war doctrine, with its emphasis on moral universalism, largely called for the elimination of religion as a just cause for war. As early as the 16th century, some natural law theorists such as Franciscus de Victoria and Francisco Suarez were explicitly condemning the use of war to spread religion. "Difference in religion,"
Victoria wrote, "is not a cause of just war." See James Turner Johnson, Ideology, Reason, and the Limitation of War: Religious and Secular Concepts 1200 - 1740 (Princeton: Princeton University Press, 1975), 112-123, 154. See also Roland H. Bainton, Christian Attitudes Toward War and Peace: A Historical Survey and Critical Re-evaluation (Nashville: Abingdon, 1960), 148.

--"characteristically human activities": A Call to Civil Society (New York: Institute for American Values, 1998): 16. This theme is developed in Aristotle, Metaphysics, 1-1; Bernard J. Lonergan, Insight: A Study of Human Understanding (New York: Longmans, 1958); and others.

--"embrace an ideological secularism": We wish here to distinguish "secular" from "secularism." Secular, derived from the Latin term meaning "world" and suggesting "in the world," refers merely to functions that are separate from the church. Secularism, by contrast, is a philosophy, an "ism," a way of seeing the world based on rejection of religion or hostility to religion.

--"an important dimension of personhood itself": For this reason, advocates of secularism may underestimate the degree to which human societies, even in theory, can simply dispense with "religion." Moreover, they almost certainly miscalculate, even accepting many of their own premises, the social consequences of suppressing traditional religion. For if we understand religion to be values of ultimate concern, the 20th century saw two world-threatening examples - Nazism in Germany, and communism in the Soviet Union - of the emergence of secular religions, or what might be called replacement religions, each violently intent on eliminating its society´s traditional religious faiths (in effect, its competitor faiths), and each, when in power, ruthlessly indifferent to human dignity and basic human rights.

--"separate church and state for the protection and proper vitality of both": As the leaders and scholars who produced The Williamsburg Charter put it in 1988, "the government acts as a safeguard, but not the source, of freedom for faiths, whereas the churches and synagogues act as a source, but not the safeguard, of faiths for freedom ... The result is neither a naked public square where all religion is excluded, nor a sacred public square with any religion established or semi-established. The result, rather, is a civil public square in which citizens of all religious faiths, or none, engage one another in the continuing democratic discourse."

See James Davison Hunter and Os Guinness (eds.), Articles of Faith, Articles of Peace: The Religious Liberty Clauses and the American Public Philosophy (Washington, D.C.: The Brookings Institution, 1990), 140.

--"moral canopy that is not of its own making": A Call to Civil Society (New York: Institute for American Values, 1998): 13.

A Just War?


--"middle of every human heart": see Alexander Solzhenitzyn, The Gulag Archipelago, vol. I (New York: Harper and Row, 1974), 168.

--"diverse religious and secular moral traditions": See Jean Bethke Elshtain (ed.), Just War Theory (Oxford: Blackwell, 1992); Elshtain, Stanley Hauerwas, and James Turner Johnson, Pew Forum on Religion and Public Life Conference on "Just War Tradition and the New War on Terrorism" (http://pewforum.org/events/1005/); James Turner Johnson, Ideology, Reason, and the Limitation of War: Religious and Secular Concepts 1200 - 1740 (Princeton: Princeton University Press, 1975); Johnson, Just War Tradition and the Restraint of War: A Moral and Historical Inquiry (Princeton: Princeton University Press, 1981); Johnson, The Quest for Peace: Three Moral Traditions in Western Cultural History (Princeton: Princeton University Press, 1987); Johnson, Morality and Contemporary Warfare (New Haven: Yale University Press, 1999); Johnson and John Kelsay (eds.), Cross, Crescent, and Sword: The Justification and Limitation of War in Western and Islamic Tradition (New York: Greenwood Press, 1990); Majid Khadduri, War and Peace in the Law of Islam (Baltimore: Johns Hopkins University Press, 1955); John Kelsay and James Turner Johnson (eds.), Just War and Jihad: Historical and Theoretical Perspectives on War and Peace in Western and Islamic Tradition (New York: Greenwood Press, 1991); Terry Nardin (ed.), The Ethics of War and Peace: Religious and Secular Perspectives (Princeton: Princeton University Press, 1996); William V. O´Brien, The Conduct of War and Limited War (New York: Praeger, 1981); Rudolf Peters, Jihad in Classical and Modern Islam (Princeton: Markus Wiener, 1996); Paul Ramsey, Speak Up for Just War or Pacifism (University Park, PA: Pennsylvania State University Press, 1988); Michael Walzer, Just and Unjust Wars (New York: Basic Books, 1977); and Richard Wasserstrom (ed.), War and Morality (Belmont, CA: Wadsworth, 1970).

--"attempts at moral analysis irrelevant": The Latin axiom is: Inter arma silent leges (In times of war the law is silent). Classical exemplars of this perspective include Thucydides, Niccolo Machiavelli and Thomas Hobbes; for a more recent treatment, see Kenneth Waltz, Man, the State and War (Princeton: Princeton University Press, 1978). For a sensitive but critical survey of the contribution of this school of thought to international theory, see Jack Donnelly, Realism and International Relations (Cambridge: Cambridge University Press, 2000).

--"We disagree": Intellectual and moral approaches to war as a human phenomenon can generally be divided into four schools of thought. The first can be called realism: the belief that war is basically a matter of power, self-interest, necessity, and survival, thereby rendering abstract moral analysis largely beside the point. The second can be called holy war: the belief that God can authorize the coercion and killing of nonbelievers, or that a particular secular ideology of ultimate concern can authorize the coercion and killing of nonbelievers. The third can be called pacifism: the belief that all war is intrinsically immoral. And the fourth is typically called just war: the belief that universal moral reasoning, or what some would call natural moral law, can and should be applied to the activity of war. The signatories to this letter largely disagree with the first school of thought. We unequivocally reject the second school of thought, regardless of the form it takes, or whether it springs from and purports to support our own society ("our side") or the side of those who wish us ill. Some of the signatories have much respect for the third school of thought (particularly its insistence that non-violence does not mean retreat or passivity or declining to stand for justice; quite the opposite), even as we respectfully, and with some degree of fear and trembling, differ from it. As a group we seek largely to embrace and build upon the fourth school of thought.

--"(echoing Socrates)": Socrates´ judgment that it is better to suffer evil rather than to do it is conveyed to us by Plato in the Apology (32-c to 32-e) and constitutes a key moment in moral philosophy.

--"might plausibly be mitigated solely through ... non-violent means": Some people suggest that the "last resort" requirement of just war theory -- in essence, the requirement to explore all other reasonable and plausible alternatives to the use of force -- is not satisfied until the resort to arms has been approved by a recognized international body, such as the United Nations. This proposition is problematic. First, it is novel; historically, approval by an international body has not been viewed by just war theorists as a just cause requirement. Second, it is quite debatable whether an international body such as the U.N. is in a position to be the best final judge of when, and under what conditions, a particular resort to arms is justified; or whether the attempt by that body to make and enforce such judgments would inevitably compromise its primary mission of humanitarian work. According to one observer, a former U.N. Assistant Secretary-General, transforming the U.N. into "a pale imitation of a state" in order to "manage the use of force" internationally "may well be a suicidal embrace." See Giandomenico Picco, "The U.N. and the Use of Force," Foreign Affairs 73 (1994): 15. See also Thomas G. Weis, David P. Forsythe, and Roger A. Coate, United Nations and Changing World Politics (Boulder, CO: Westview Press, 2001), 104-106; and John Gerard Ruggie, The United Nations and the Collective Use of Force: Whither? Or Whether? (New York: United Nations Association of the USA, 1996).

--"Violence that is free-lance ... is never morally acceptable": In just war theory, the main goal of the legitimate authority requirement is to prevent the anarchy of private warfare and warlords -- an anarchy that exists today in some parts of the world, and of which the attackers of September 11 are representative embodiments. The legitimate authority requirement does not, on the other hand, for several reasons, apply clearly or directly to wars of national independence or succession. First, these latter types of conflict occur within a state, not internationally. Moreover, in many such conflicts, the question of public legitimacy is exactly what is being contested. For example, in the war for independence that resulted in the founding of the United States, just war analysts frequently point out that the rebelling colonies themselves constituted a legitimate public authority, and further that the colonies had reasonably concluded that the British government had, in the words of our Declaration of Independence, become "destructive of these ends" of legitimate government, and therefore itself had ceased to function as a competent public authority. Indeed, even in cases in which those waging war do not in any plain sense constitute a currently functioning public authority -- for example, the "Warsaw Ghetto Uprising" of Polish Jews in 1943 against the Nazi occupation -- the legitimate authority requirement of just war theory does not morally invalidate the resort to arms by those resisting oppression by seeking to overthrow illegitimate authority.

--"other just war principles": For example, just war principles often insist that legitimate warfare must be motivated by the intention of enhancing the likelihood of peace and reducing the likelihood of violence and destruction; that it must be proportionate, such that the social goods that would result from victory in war discernably outweigh the evils that will attend the war; that it must contain the probability of success, such that lives are not taken and sacrificed in futile causes; and that it must pass the test of comparative justice, such that the human goods being defended are important enough, and gravely enough in danger, to outweigh what many just war theorists view as the standing moral presumption against war. This letter focuses largely on principles of justice in declaring war (in the terminology employed by many Christian just war thinkers, jus ad bellum) and in waging war (jus in
bello). Other principles focus on justice in settling the war and restoring conditions of peace (jus post bellum). See Jean Bethke Elshtain (ed.), Just War Theory (Oxford: Blackwell, 1992); U.S. Conference of Catholic Bishops, The Challenge of Peace: God´s Promise and Our Response (Washington, D.C.: United States Catholic Conference, 1983); and other sources cited above.

--"over 3,000 of our citizens": As of January 4, 2002, official estimates were that 3,119 persons had been killed by the September 11 attackers, including 2,895 in New York, 184 in Washington, and 40 in Pennsylvania. Although this letter refers to "our citizens," included among those murdered on September 11 were many citizens of other countries who were living in the
U.S. at the time of the attack. "Dead and Missing," New York Times, January 8, 2002.

--"use murder to advance its objectives": In addition to the murders of September 11, members of radical Islamicist organizations are apparently responsible for: the April 18, 1983 bombing of the U.S. Embassy in Beirut, killing 63 persons and injuring 120; the October 23, 1983 bombings of U.S. Marine and French paratroop barracks in Beirut, killing 300 persons; the December 21, 1988 bombing of U.S. Pan Am Flight 103, killing 259 persons; the February 26, 1993 bombing of the World Trade Center in New York City, killing six persons and injuring 1000; the June 25, 1996 bombing outside the Khobar Towers U.S. military barracks in Dhahran, Saudi Arabia, killing 19 U.S. soldiers and wounding 515; the August 7, 1998 bombing of U.S. embassies in Nairobi, Kenya, and Dar es Salaam, Tanzania, killing 224 persons and injuring more than 5,000; and the October 12, 2000 bombing of the USS Cole in Aden, Yemen, killing 17 U.S. sailors and wounding 39. This list is incomplete. (See Significant Terrorist Incidents, 1961-2001 (Washington, D.C.: U.S. Department of State, Bureau of Public Affairs, October 31, 2001). In addition, members of organizations comprising this movement are also responsible for numerous failed attempts at mass murder, both in the U.S. and in other countries, including the attempt to bomb the United Nations and the Lincoln and Holland Tunnels in New York in 1993 and the attempt to bomb the Los Angeles International Airport on New Year´s Eve 2000.

--"struggle in the path of God (i.e., jihad) forbids": The relationship between the jihad and just war traditions is complex. Premodern jihad and just war perspectives overlapped in important ways. Both could legitimate wars aimed at advancing religion, and both sought clearly to disassociate such wars from wars involving indiscriminate or disproportionate tactics. In the modern era, jihad has largely retained its confessional component -- that is, its aim of protecting and propagating Islam as a religion. The confessional dimension of jihad thinking in turn seems to be closely linked to the view of the state widely held by Muslim authorities -- a view that envisions little or no separation of religion from the state. By contrast, modern Christian thinking on just war has tended to downplay its confessional elements (few Christian theologians today emphasize the value of "crusade"), replacing them with more religiously neutral arguments about human rights and shared moral norms, or what some Christian and other thinkers term "natural moral law." Some Muslim scholars today seek, in the case of jihad, more fully to recover the sense of the term as "exertion" or "striving for good" in the service of God, thereby similarly downplaying its confessional elements and emphasizing, for our increasingly plural and interdependent world, the term´s more universal dimensions and applications. For example, see Sohail M. Hashmi, "Interpreting the Islamic Ethics of War and Peace," in Terry Nardin (ed.), The Ethics of War and Peace: Religious and Secular Perspectives (Princeton, NJ: Princeton University Press, 1996), 146-166; and Hilmi Zawati, Is Jihad a Just War? War, Peace, and Human Rights under Islamic and Public International Law (
Lewiston, NY: Edwin Mellen, 2001).

--"Muslim scholars ... remind us forcefully": For example, Muslim scholars affiliated with the Muslim World League, meeting in Mecca, recently reaffirmed that jihad strictly prohibits "the killing of noncombatants" and attacks against "installations, sites and buildings not related to the fighting." See "Muslim scholars define ´terrorism´ as opposed to legitimate jihad," Middle East News Online [www.middleeastwire.com], posted January 14, 2002. See also Bassam Tibi, "War and Peace in Islam," in Terry Nardin (ed.), The Ethics of War and Peace: Religious and Secular Perspectives (Princeton, NJ: Princeton University Press, 1996), 128-145.

--"devastation on its intended targets": The historian Eric Hobsbawm, in his study of the 20th century, published in 1995, warns us in particular, as we confront the new millennium, of the emerging crisis of "non-state terrorism," made possible by the growing "privatization of the means of destruction," such that organized groups, operating at least to some degree independently of public authorities, are increasingly willing and able to perpetrate "violence and wreckage anywhere on the globe." Eric Hobsbawm, Age of Extremes: The Short Twentieth Century 1914-1991 (London: Abacus, 1995), 560.

Conclusion

--"but friends. We must not be enemies": From Abraham Lincoln, First Inaugural Address, March 1861.