THÁNH ÐỊA: Chân trời - Mây mù bao phủ

2006

     Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, viết và dịch theo tin tức liên tục của CNN và Zenit

(trừ những bài có tên khác).

 

Do Thái Giáo là đạo không công nhận Chúa Kitô có thể thực hiện được việc Thứ Tha của Kitô Giáo và như Kitô Giáo hay chăng?

Palestine thành lập chính phủ Hamas – Do Thái tuyên bố không chơi với chính phủ khủng bố

Các Vị Lãnh Đạo Kitô Giáo ở Thánh Địa gửi Sứ Điệp Hòa Bình đề ngày Thứ Ba 1/2/2006 cho Hamas

Đảng Hamas Khủng Bố nắm quyền chính trị Palestine trước Phản Ứng và Áp Lực Khối Tứ Tượng

Thái Độ Chiến Thắng của Thành Phần Lãnh Tụ Đảng Hamas trước Phản Ứng của Tây Phương

Dấu Chỉ Thời Đại mới: Mây mù bắt đầu bao phủ chân trời Thánh Địa

 

 

Do Thái Giáo là đạo không công nhận Chúa Kitô có thể thực hiện được việc Thứ Tha của Kitô Giáo và như Kitô Giáo hay chăng?

 

Theo người dịch bài này thì, tình hình Trung Đông cho thấy, từ khi bị diệt chủng 6 triệu người ở Âu Châu bởi Đức Quốc Xã Nazi vào Thế Chiến Thứ II 1945, và từ khi được Liên Hiệp Quốc công nhận là một quốc gia năm 1948, người Do Thái hầu như không bao giờ tự động tấn công anh chị em Ả Rập thuộc các quốc gia trung vùng của mình, mà chỉ phản ứng bằng cách trả đũa theo đường lối mắt đền mắt răng đền răng thôi, khi bị tấn công bới các quốc gia khối Ả Rập, (như cuộc chiến 6 ngày năm 1967), và các cuộc khủng bố sau này, như bởi Nhóm Hamas ở Palestine và bởi Nhóm Hezbollah ở Lebanon.

 

Cũng cần phải thông cảm với họ là, theo tự nhiên, nếu cứ nhịn nhường thì các quốc gia Ả Rập nói chung và các nhóm khủng bố nói trên sẽ tấn công xâm chiếm lãnh thổ mới được thành lập của họ. Bởi đó, theo nguyên tắc, họ được quyền tự vệ, thế nhưng, thực tế cho thấy, họ đã phản ứng có vẻ quá mạnh tay, sử dụng tất cả bạo lựïc để tiêu diệt cho bằng được các lực lượng khủng bố họ, lại còn nhờ các cuộc phản công chiếm cứ những vùng đất đai của đối phương nữa, chẳng hạn những mảnh đất họ vừa mới trả lại cho dân Palestine ở Thánh Địa năm vừa rồi.

 

Cha Millán, giáo sư phân khoa thần học ở Giáo Hoàng Học Viện Comillas ở Ma Ní, trong cuộc phỏng vấn với mạng điện toán toàn cầu Zenit, đã cho biết nhận định của ngài về Do Thái Giáo như sau: “Do Thái Giáo tân tiến đã tuân giữ một số đặc tính chính yếu của vấn đề thứ tha mà Kitô hữu chúng ta – vào những lúc nào đó và một cách nào đó, cho dù có ý hướng tốt nhất chăng nữa – có khuynh hướng coi thường”. Sau đây là nguyên văn cuộc phỏng vấn lý thú này.

 

Vấn:    Cha có thể cắt nghĩa quan niệm của Do Thái về vấn đề thứ tha được chăng?

 

Đáp:   Trước hết, cần phải nói rằng quan niệm thứ tha là một quan niệm rất hệ trọng, không phải chỉ đối với Do Thái giáo thôi, mà còn đối với tất cả mọi tôn giáo nữa. Hơn thế, nó là một cảm nghiệm thiết yếu đến nỗi, dù có được hiểu biết hay bị hiểu lầm, nó cũng hiện diện nơi hết mọi diễn đạt về văn hóa, nơi cuộc tranh luận về chính trị, trong đời sống gia đình v.v.

 

Theo Do Thái Giáo thì vấn đề thứ tha được quan niệm một cách tương tự như những gì Kitô hữu chúng ta thực hành – chúng ta đã không thừa hưởng một cách vô ích từ họ ý nghĩ về việc thứ tha trong số nhiều điều khác.

 

Có lẽ – và điều này là những gì tôi thường nói tới – Do Thái Giáo tân tiến đã từng giữ những tính chất thiết yếu của vấn đề thứ tha mà Kitô hữu chúng ta –một cách nào đó có những lúc, cho dù có ý hướng tốt mấy đi nữa – có khuynh hướng coi thường.

 

Bởi thế, tôi tin rằng những tư tưởng gia như Vladimir Jankelevitch hay những cảm nghiệm như được ghi nhận bởi Simon Wiesenthal trong tác phẩm của ông là ‘The Sunflower’ có thế là những gì giúp chúng ta nghĩ lại ý niệm về thứ tha, một ý niệm đôi khi được nói tới về thần học và giáo lý.

 

Vấn:    Cha có nghĩ rằng Kitô Giáo – nói đúng hơn Kitô hữu – đã loại trừ quan niệm về việc hoán cải và quan niệm thứ tha đã trở thành một thứ gì đó ‘về pháp lý’ thì phải?

 

Đáp:   Tôi không nghĩ như thế. Thành phần tín hữu giữ đức tin một cách bình thường thì thường chú trọng nghe đến vấn đề hoán cải và thứ tha.

 

Những gì có thể vẫn từng xẩy ra, ít là ở một số hoàn cảnh nào đó, đó là bằng việc rao giảng một Vị Thiên Chúa nhân hậu từ bi, một vị Thiên Chúa không thể nào khác hơn là thế, chúng ta đã quên rằng việc thứ tha nghĩa là việc ‘trở về’ cùng Thiên Chúa, là việc hoán cải – việc Thiên Chúa không tuôn xuống sự thứ tha và không phân phối sự tha thứ một cách bừa bãi.

 

Thiên Chúa luôn tha thứ và Ngài thứ tha hết mọi sự. Không một tội lỗi nào quá to đến nỗi không thể thứ tha và đến nỗi Thiên Chúa không muốn thứ tha, thế nhưng chỉ có những ai muốn được thứ tha và điều này bao gồm một chuỗi những yếu tố như ước muốn sửa chữa liên quan tới những sự dữ có thể vấp phạm, tới chân thành thống hối, và tới việc thận trọng chăm chú tới những nạn nhân do lỗi lầm của chúng ta gây ra v.v. Nếu không vậy thì việc thứ tha trở thành một cái gì khác.

 

Dĩ nhiên, tất cả những điều này có thể hiểu được khi chúng ta nói về tội lỗi theo nghĩa mạnh; bằng không việc bàn luận này trở thành một bức tranh biếm họa. Có lẽ việc coi thường quan niệm về sự thứ tha xuất phát từ việc chúng ta coi thường quan niệm về tội lỗi. Bất cứ điều gì được gọi là tội lỗi thì kết cục không còn thật sự bị coi là tội lỗi nữa. 

 

Vấn:    Một số thần học gia và mục tử nói đến một ‘cuộc khủng hoảng’ về việc xưng tội. Cuộc khủng hoảng này có đang xẩy ra hay chăng? Đâu là nguyên do của nó?

 

Đáp:   Thực sự là có như thế, song cũng có những nhóm Kitô hữu, cộng đồng Kitô hữu, phong trào Kitô hữu  v.v. có những chiều hướng rất khác nhau vẫn bao gồm yếu tố này trong cuộc hành trình của họ cũng như trong cuộc sống đức tin của họ. Tuy nhiên, nói chung, cuộc khủng hoảng này hiện đang xẩy ra.

 

Những lý do thì rất khác nhau và rất phức tạp: từ tình trạng mất ý thức tội lỗi trong xã hội của chúng ta […], đến tình trạng mất những giá trị và các cứ điểm luân lý, cùng với một ác cảm nào đó và tình trạng thiếu cảm nhận bí tích này nơi chương trình mục vụ và nơi việc thực hành Kitô giáo.

 

Có lẽ cũng gây ảnh hưởng nữa đó là việc coi thường hóa những gì chúng ta đã nói tới trước đây. Khi việc thứ tha được ban phát một cách quen thói, ít có ý nghĩa, không mang lại thành quả cho đời sống thực tế v.v., thì nó đi tới chỗ trở thành một điều gì đó tầm thường, và thường thành phần tín hữu có cảm nghiệm đức tin mạnh mẻ đã loại bỏ việc thực hành này.

 

Cũng thế, tình trạng suy yếu về phụng vụ và biểu hiệu của bí tích này hiện nay là một cái gì đâm rễ sâu xa, bất chấp có những nỗ lực của lễ nghi thống hối mới năm 1974… Tuy nhiên, tôi xin nhấn mạnh là, các căn nguyên thì rất ư là phức tạp.

 

Vấn:    Phải chăng lời thỉnh nguyện thứ tha của Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về những lầm lỗi gây ra bởi Kitô hữu trong lịch sử đặc biệt đối với người Do Thái là những gì khít khao với quan niệm về ‘việc hoán cải’?

 

Đáp:   Tôi tin rằng cử chỉ của Đức Gioan Phaolô II là một cử chỉ hết sức cao cả và chúng ta cần phải mất nhiều thế kỷ mới cảm nhận được nó một cách thích đáng.

 

Thật sự là có một số Kitô hữu lấy làm bất mãn, và thậm chí có những người phàn nàn rằng không ai lại đi xin lỗi cả, chỉ có Kitô hữu chúng ta mới nhìn nhận lỗi lầm của mình thôi – chúc tụng Chúa! Nhờ việc xin tha thứ, không ai làm mất đi vị thể hay phẩm giá hết – trái lại là đằng khác.

 

Cử chỉ này cũng chẳng bao hàm việc tiêu cực nhìn lại 2000 năm lịch sử một cách nào đó. Trước hết, cuộc đại hỷ mừng kỷ niệm 200 năm lịch sử là một tác động tạ ơn về tất cả những gì Giáo Hội đã lãnh nhận trong giòng năm tháng cũng như về những gì Giáo Hội đã cống hiến cho thế giới, mà còn bao gồm cả những bất trung lớn lao, những lỗi lầm liên lỉ, việc bỏ bê xao lãng đáng than trách, và đó là lý do vị Giáo Hoàng này, nhân danh toàn thể Giáo Hội, đã xin Chúa thứ tha.

 

Tôi nghĩ rằng bất cứ ai thuộc truyền thống tôn giáo khác, nếu thấy cử chỉ này của Đức Gioan Phaolô II mà không mang thành kiến gì, đều nhìn thấy một cái gì đó tuyệt vời và hy vọng nơi nó.


Vấn:    Cuộc Diệt Chủng Do Thái đã gây một ảnh hưởng nào nơi những người Do Thái giện đại hay chăng?

 

Đáp:   Jean Amery, một tư tưởng gia Do Thái đã viết nhiều về vấn đề này, nói rằng cảm nghiệm về cuộc Diệt Chủng Do Thái chẳng những là một Do Thái ‘shema’, mà còn là một thế giới ‘shema’ nữa. 

 

Toàn thế giới bàng hoàng trước những gì trải qua nơi cuộc Diệt Chủng Do Thái, một sự kiện có những tính chất đặc biệt như thế, ở chỗ không phân biệt cái chết nào hơn cái chết nào giữa người này với người khác.

 

Chẳng hạn, chúng ta hãy nhớ lại rằng đó là một cái chết có tổ chức, lạnh lùng và quan liêu, và là một cuộc bách hại không có cơ hội được giải cứu. Cho dù là người Do Thái cao ráo hay tóc hoe, cho dù họ là Kitô hữu, cho dù họ có liên hệ với Đảng Nazi, họ cũng chịu chung số phận bị tiêu diệt.

Cuộc Diệt Chủng Do Thái này phải làm cho tất cả chúng ta thận trọng hơn, sâu xa hơn nơi việc chúng ta phân tách về chính trị. Ngày nay, khi có rất nhiều câu chuyện nông cạn nơi thế giới chính trị, thì Cuộc Diệt Chủng Do Thái là một cú đấm liên lỉ vào lương tâm của chúng ta và là một cảnh giác bất khả tránh né về luân thường đạo lý.


Vấn:    Cha có nghĩ là Cuộc Diệt Chủng Do Thái này đã ảnh hưởng tới cuộc đối thoại giữa người Do Thái và Kitô hữu hay chăng? Nói chung thì những phản ứng ấy đã tiến tới mức độ nào rồi?

 

Đáp:   Đây là một vấn đề rất ư là tế nhị. Chúng ta đừng quên rằng Cuộc Diệt Chủng Do Thái xẩy ra ở các quốc gia Kitô Giáo, cho dù được thực hiện bởi một ý hệ mãnh liệt phản Kitô Giáo. Đằng khác, tâm tưởng của người Do Thái lại không đồng nhất. Không có vấn đề tâm tưởng chuyên biệt hay chính thức nơi người Do Thái.

 

Bởi thế, tôi nghĩ rằng Kitô hữu và Do Thái thiện chí đều nhìn thấy Cuộc Diệt Chủng Do Thái với cùng một tâm trạng bàng hoàng và kinh hoàng. Chúng ta cũng cần nhìn đến tương lai nữa. Đức Gioan Phaolô II là một vị Giáo Hoàng rất lạc quan về vấn đề này và Giáo Hoàng Biển Đức XVI cũng theo cùng chiều hướng ấy.

 

Nếu Kitô hữu tỏ ra mình là một tôn giáo khả kính và muốn đối thoại với tất cả mọi tôn giáo – không có nghĩa là tất cả mọi tôn giáo đều được chấp nhận một cách hòa đồng như nhau, nhất là ở một số trường hợp – ở trường hợp Do Thái Giáo thì điều này lại càng sáng tỏ hơn và dễ dàng hơn.

 

Mối liên hệ của chúng ta với Do Thái Giáo không phải chỉ là mối liên hệ tương kính giữa hai tôn giáo tương đương nhau. Còn hơn thế nữa, ở chỗ, Kitô Giáo mất đi ý nghĩa của mình nếu nó bỏ quên Do Thái Giáo. Mối liên hệ này đã được nhiều lần lập lại nơi câu nói của Đức Gioan Phaolô II ‘những người Do Thái là những người anh em tiền bối của chúng ta trong đức tin’, và câu nói này thực sự gồm tóm rất hay những gì chúng ta đang nói tới đây.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 27/7/2006

 

 

TOP

 

Thánh Địa: Palestine thành lập chính phủ Hamas – Do Thái tuyên bố không chơi với chính phủ khủng bố

 

Theo CNN, qua bài “Hamas lawmakers sworn in” phổ biến hôm Thứ Bảy 18/2/2006, và bài “Israel PM rules out Hamas contacts”ngày Chúa Nhật 19/2, tình hình Thánh Địa diễn tiến giữa đôi bên Palestine và Do Thái như sau.

 

Về phía Palestine, đương kim Tổng Thống Mahmoud Abbas, hôm Thứ Bảy 18/2/2006, trong phiên họp khai mở của quốc hội đa số là Đảng Hamas 74/132 ghế), sau khi các tân lập pháp viên tuyên thệ, đã yêu cầu Hamas thành lập chính phủ tương laic ho Palestine, nhưng yêu cầu những tay hiếu chiến Hồi Giáo nhìn nhận những dự án hòa bình đang có và theo chiều hướng chính sách ôn hòa của ông, bao gồm cả việc điều đình với Do Thái, như là một “sự lựa chọn về sách lược … duy nhất” của người Palestine.

 

Thế nhưng, cũng vào cùng ngày, Hamas đã cự tuyệt những yêu cầu của vị đương kim tổng thống này, quyết không theo những gì vị tổng thống này đề ra cho họ. Họ sẽ hủy diệt Do Thái, chống lại dự án hòa bình của thập niên 1990 và không chịu tỏ ra ôn hòa, bất chấp áp lực của quốc tế và những đe dọa dữ dội của Do Thái, kể cả việc bị Do Thái phong tỏa Giải Gaza.

 

Thế nhưng, vị được nhóm này chọn ra để làm thủ tướng là Ismail Haniyeh đã nói là Hamas không tìm cách đối chọi và sẽ cố gắng tiến đến chỗ dung hòa với tổng thống Abbas. Haniyeh là vị lãnh đạo của nhóm Hamas ở Gaza, người đã làm liên lạc viên giữa Hamas và Thẩm Quyền Palestine.

 

Vị đương kim tổng thống Abbas cho biết: “Hamas sẽ được yêu cầu thành lập tân chính phủ. Phần tôi, quí vị sẽ thấy được tất cả việc cộng tác và phấn khích cần thiết, vì lợi ích của đất nước chúng ta là mục đích tiên khởi và sau cùng của chúng ta và là những gì ở bên trên bất cứ bè phái riêng tư nào”.

 

Ông cũng cảnh giác nhóm Hamas rằng “Chúng ta không chấp nhận và sẽ không chấp nhận bất cứ chất vấn nào về ‘tính cách hợp lý’ của Bản Hiệp Ước (Oslo). Thật vậy, ngay từ giây phút bản hiệp ước ấy được chấp thuận thì nó đã trở thành một thực tại chính trị chúng ta cần phải nắm giữ”.

 

Ngoài ra, ông cũng nói rằng chính quyền Palestine cần phải theo các chính sách của ông: “Chúng ta, với tư cách là tổng thống và chính quyền, sẽ tiếp tục dấn thân thực hiện tiến trình thương thảo như là sự chọn lựa duy nhất về chính trị, thực dụng và sách lược nhờ đó chúng ta gặt hái được hoa trái trong cuộc đấu tranh và hy sinh của chúng ta qua những thập niên dài”.

 

Cuộc họp quốc hội này đã được tổ chức cùng một lúc ở Thành Phố Gaza và thành phố Tây Ngạn ở Ramallah với hệ thống hội nghị viễn ảnh, vì Do Thái ngăn cản các nhà lập pháp Palestine đi lại giữa hai thành phố này.

 

Khoảng chừng 2 ngàn nhà ngoại giao và các vị VIP tập trung ở khu của chính quyền Gaza để theo dõi cuộc họp này, có cả 100 phụ nữ với khăn trùm mặt thuộc Khối Hiệp Nhất của Nữ Giới Hamas. Nhóm Hamas có 5 tuần lễ để thành lập chính quyền.

 

Trước khi phiên họp diễn ta mấy tiếng ở Gaza có khoảng 200 nhân viên cảnh sát Palestine mang súng ống, một số bắn chỉ thiên, diễn hành đến khu vực hội họp, yêu cầu trả tiền lương cho họ từ khi họ được thuê mước 2 tháng trước đây.

 

Có khoảng 800 nhân viên cảnh sát giữ an ninh cho khu vực hội họp này, giữ cho nhóm xuống đường ở khoảng cách 300 mét. Ai vào nơi hội họp này đều bị khám xét.

 

Quyền Thủ Tướng Do Thái là ông Ehud Olmert hôm Chúa Nhật đã nói rằng chính phủ của ông sẽ không liên hệ với bất cứ chính quyền Palestine nào có sự tham gia của nhóm Hamas, và hội đồng nội các nước này cũng ngưng việc chuyển ngân quĩ cho chính quyền Palestine.

 

Trong cuộc họp với hội đồng nội các của mình, ông Olmert nói: “Thẩm Quyền Palestine thực sự trở thành một thẩm quyền khủng bố… Do Thái sẽ không đồng ý với sự kiện này. Do Thái sẽ không thỏa hiệp với khủng bố và sẽ tiếp tục tận dụng chiến đấu với nó. Tuy nhiên, chúng ta không có ý tác hại tới các nhu cầu nhân đạo của nhân dân Palestine. Do Thái sẽ không giữ liên hệ với một chính quyền có sự tham dự của Hamas, dù là một phần nhỏ, phần lớn hay một chính”.

 

Hội đồng nội các Do Thái cũng quyết định ngưng ngay việc chuyển ngân quĩ cho Thẩm Quyền Palestine, thay vì đợi cho tới khi Hamas thành lập chính quyền xong. Thế nhưng, việc ngưng chuyển ngân quĩ này không ảnh hưởng gì tới việc chuyển ngân quĩ cho các cơ quan nhân đạo. Ngoài ra, bộ nội các này quyết định không áp đặt những việc trừng phạt khác, bao gồm cả việc ngăn chặn các công nhân Palestine, việc phong tỏa Gaza, và ngưng bất cứ dự án nào của Do Thái trong việc phát triển Gaza.

 

Người được nhóm hiếu chiến Hồi Giáo chọn để làm tân thủ tướng Palestine là vị lãnh đạo cao cấp Hamas tên là Ismail Haniyeh, một nhân vật tương đối ôn hòa.

 

Hoa Kỳ, Khối Hiệp Nhất Âu Châu và Do Thái chủ trương muốn thực hiện vấn đề đàm phán hòa bình, Hamas cần phải từ bỏ bạo lực và phải công nhận quốc gia Do Thái. Thế nhưng nhóm Hamas cương quyết không chịu.

 

Phần vị đương kim Tổng Thống Thẩm Quyền Palestine là Abbas, một đàng kêu gọi Hamas chấm dứt “cái vòng bạo động” với Do Thái, đàng khác cũng ngầm nói với bên Do Thái là “nếu có ai nghĩ rằng thứ biện pháp này là những gì bắt nhân dân chúng tôi phải qui hàng thì họ đang bị lầm lạc”, và cảnh giác Do Thái là đừng nại cớ Hamas chiến thắng mà trở nên hung dữ hơn với dân Palestine. 

 

Ông nói ông sẽ cố gắng hoạt động cho nền an ninh của nhân dân Palestine, và nói rằng ông sẽ phủ bác bất cứ nỗ lực nào của Do Thái muốn loại trừ người Hồi Giáo khỏi Gia Liêm. Những người Palestine cho biết họ hướng tới một quốc gia Palestine có thủ đô ở phía Đông thành Giêrusalem.

 

Tổng Thống Hamas nói rằng “Thái độ lì lợm của Do Thái về thành Giêrusalem sẽ không ngăn cản chúng tôi việc làm hiện thực mục tiêu của chúng tôi, đó là việc thiết lập 2 quốc gia Palestine và Do Thái”.

 

Nhóm Hamas hiểu được chủ trương của tổng thống Hamas đối với Do Thái, song họ vẫn không có ý định từ bỏ chủ trương chống Do Thái, như phát ngôn viên Sami Abu Zuhri nói: “Chúng tôi đã công bố chủ trương của chúng tôi ngay từ đầu và không có vấn để đổi thay”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL 

   

TOP

 

Các Vị Lãnh Đạo Kitô Giáo ở Thánh Địa gửi Sứ Điệp Hòa Bình đề ngày Thứ Ba 1/2/2006 cho Hamas

 

“Sứ điệp của chúng tôi gửi chính phủ Hamas, cho các phần tử và lãnh đạo, là sứ điệp của Chúa Giêsu Kitô, trong Bài Giảng Trên Núi (Mt 5:3-10): ‘Phúc cho những ai xây dựng hòa bình, họ sẽ được gọi là con cái Thiên Chúa’…

 

“Chúng tôi bày tỏ lòng tôn trọng và việc ủng hộ của chúng tôi trước ý muốn của dân chúng được bày tỏ trong những cuộc tuyển cử này. Chúng tôi chúc mừng tất cả những ai được tuyển chọn…

 

“Một số người có thể cảm thấy lo sợ hay bối rối vì giai đoạn mới này. Trước hết, chúng tôi xin trả lời bằng những lời của Chúa Giêsu Kitô là ‘Đừng để cho lòng các con xao xuyến hay sợ hãi. Thày để lại bình an cho các con; Thày ban bình an của Thày cho các con, một bình an thế gian không thể ban tặng…

 

“Chúng tôi nguyện cầu cho tất cả những ai sẽ cai trị trong giai đoạn khó khăn này, và chúng tôi nối vòng tay cộng tác với họ cho thiện ích chung, cũng như cho những ước vọng của quốc dân Palestine cùng với mục tiêu công lý và hòa bình bằng đường lối bất bạo động, dù liên quan tới những liên hệ hải ngoại, hay tới qui tắc luật lệ cùng với quyền tự do tôn giáo trọn vẹn, nhất là ở những lãnh vực xã hội và giáo dục.

 

“Xin Thiên Chúa hướng dẫn chúng ta tới những gì là thiện ích cho tất cả mọi người và cho Thánh Địa này cùng với tất cả mọi cư dân ở đây, dân Palestine và Do Thái, là Hồi Giáo, Kitô hữu hay Do Thái”.

 

Thượng Phụ Theophilos III, Greek Orthodox Patriarchate
Thượng Phụ Michel Sabbah, Latin Patriarchate
Thượng Phụ Torkom II, Armenian Apostolic Orthodox Patriarchate
Franciscan Father Pierbattista Pioãaballa, Custos of the Holy Land  

Anba Abraham, Tòa Thượng Phụ Chính Thống Coptic Orthodox

Swerios Malki Mourad, Tòa Thượng Phụ Chính Thống Syrian
Abune Grima, Tòa Thượng Phụ Chính Thống Ethiopian
Paul Nabil Sayyah, Tòa Thượng Phụ Chính Thống Maronite Patriarchal Exarchate

Giám Mục Riah Abu El-Assal, Episcopal Church of Jerusalem and the Middle East
Giám Mục Mounib Younan, Lutheran Evangelical Church
Pierre Melki, exarch for the Syrian Catholics-Jerusalem
André Dikran Bedoghlyan, Armenian Catholic Patriarchal Exarchate
Archimandrite Mtanious Haddad: Greek Catholic Patriarchal Exarchate.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 1/2/2006

 

TOP

Đảng Hamas Khủng Bố lên nắm quyền chính trị ở Palestine trước Phản Ứng và Áp Lực của Khối Tứ Tượng 

Hôm Thứ Hai 30/1/2006, thành phần Tứ Tượng trước đây đã phác ra Lộ Trình Hòa Bình ở Trung Đông, một lộ trình đã và đang được từ từ thực hiện bởi cả hai bên Do Thái lẫn Palestine, như được thể hiện qua biến cố Do Thái rút khỏi Giải Gaza và trao thả tù bình Palestine, lại nhóm họp khẩn ở Luân Đôn, gồm có Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, Nga, Khối Hiệp Nhất Âu Châu và Liên Hiệp Quốc, về vấn đề Hamas bắt đầu nắm quyền chính trị ở Palestine, một đảng vốn bị liệt kê vào thành phần khủng bố.

 

Cuối cuộc họp này, vị Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc là Annan tuyên bố: “Tôi nghĩ rằng cộng đồng quốc tế sẽ có thể làm việc với họ”, nếu họ biến đổi từ chiến đấu tính thành một đảng chính trị quan trọng. Tuy nhiên, vị này cũng cho biết là việc viện trợ sau này sẽ được tái “cứu xét bởi thành phần cung cấp đối với việc chính phủ này vi phạm tới những nguyên tắc bất bạo động, tới việc nhìn nhận nước Do Thái và tới việc chấp nhận những hiệp định cùng với các trách nhiệm trước đây”. 

 

Cũng trong cùng ngày, nhà lãnh đạo Hamas là Ismail Haniyeh đã lên tiếng kêu gọi các vị lãnh đạo thế giới hãy tiếp tục hỗ trợ tài chính cho nhân dân Palestines, như sau: “Chúng tôi kêu gọi quí vị hãy hiểu cho những ưu tiên của nhân dân Palestine chúng tôi trong giai đoạn này, và hãy tiếp tục hỗ trợ về tinh thần và tài chính để đưa miền đất này đến chỗ ổn định hơn là áp lực và căng thẳng. Chúng tôi khẳng định cùng quí vị là mối lợi tức này sẽ được sử dụng để trả lương cho nhân viên chính phủ và tài trợ các chi phí hoạt động hằng ngày cùng với hạ tầng cơ sở. Quí vị có thể nắm chắc được điều này bằng một hệ thống được thỏa thuận với nhau”.

 

Từ năm 1993, Hiệp Chủng Quốc đã viện trợ trên 1 tỉ rưỡi Mỹ kim cho nhân dân Palestine – một số trực tiếp cho Thẩm Quyền Palestine và một số qua Liên Hiệp Quốc và các nhóm viện trợ tư. Năm 2006, Hoa Kỳ tài trợ cho Palestine là 234 triệu Mỹ Kim. Năm ngoái, Khối Hiệp Nhất Âu Châu đã cung cấp cho Thẩm Quyền Palestine trên 600 triệu Mỹ Kim. Trong khi đó, cả hai khối này đều liệt kê nhóm Hamas là thành phần khủng bố.

 

Đương kim tổng thống Thẩm Quyền Palestine là Mahmoud Abbas, cũng là lãnh tụ của đảng Fatah, cũng vào cùng ngày trên đây, đã gặp bà Thủ Tướng Đức là Angela Merkel. Sau đó, ông nói rằng các quốc gia Âu Châu “cần phải thông cảm rằng nhân dân Palestine hết sức cần tới việc viện trợ này”. Ông còn cho biết các viên chức Palestine “đã liên hệ” với các vị lãnh đạo Âu Châu “và đã nói với tất cả mọi đảng phái trong cuộc”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo CNN ngày 31/1/2006



TOP

 

 

Thái Độ Chiến Thắng của Thành Phần Lãnh Tụ Đảng Hamas trước Phản Ứng của Tây Phương

 

Trước phản ứng của Do Thái và Hoa Kỳ về biến cố thắng cử chính trị trong cuộc tuyển cử quốc hội hôm Thứ Năm 26/1/2006 vừa rồi, với 76 trong 132 ghế trong Hội Đồng Lập Pháp Palestine (Đảng Fatah đương nhiệm kéo dài 40 năm chỉ chiếm được có 43 ghế và các đảng khác được 13), một phản ứng đòi Đảng Hamas phải từ bỏ đường lối võ lực và giải giới, bằng không Do Thái sẽ không thương thuyết và Hoa Kỳ sẽ không viện trợ cho một Đảng phái được liệt kê vào loại khủng bố, các nhà lãnh đạo chính trị của Đảng này đã lên tiếng đáp ứng như sau.

 

Trước hết là vào hôm Thứ Bảy 28/1/2006, Khaled Mashaal, một lãnh tụ Hamas ở Damasco, Syria, cho biết Hamas sẽ không giải giới nhưng thay vào đó sẽ thành lập một lực lượng quân sự để bênh vực nhân dân Palestine: “Nếu quí vị không thích chiến đấu tính của chúng tôi thì chúng tôi sẵn sàng liên kết võ trang Palestine… và thiết lập một lực lượng quân sự như bất cứ một quốc gia nào khác”.

 

Hôm Thứ Sáu, 27/1/2006, Moussa Abu Marzouk, phó cục chính trị của Hamas đã thách thức về vấn đề giải giới như sau: “Âu Châu và Hiệp Chủng Quốc cần phải yêu cầu Do Thái rút khỏi Gaza, Tây Ngạn và Giêrusalem, theo luật lệ quốc tế, trước khi yêu cầu Hamas giải giới”.

 

Ngoài ra, đối với nhân dân Palestine, cách riêng thành phần vốn ủng hộ Đảng Fatah là thành phần hôm trước, Thứ Sáu, 27/1/2006, đã có 2000 người xuống đường biểu tình phản đối Đảng họ ủng hộ vì đã làm họ thất vọng, nhất là đòi đương kim Tổng Thống Abbas phải từ chức, vì ông này có vẻ mềm dẻo với Do Thái nên mới gây ra nông nỗi này, ông Khaled Mashaal, cũng vào ngày Thứ Bảy, đã trấn an họ rằng: “Chúng tôi không phải ở đây để loại trừ một ai. Chúng tôi đến làm thành phần đồng chí… Hamas đã tiếp tục kháng chiến thế nào thì nó cũng sẽ tiến hành việc cải cách như thế. Chúng ta đều là những kẻ thắng. Đây là một nét đậm trong lịch sử của họ cũng như trong lịch sử của quốc gia chúng ta”.

 

Còn đối với Đảng Fatah nói chung và đương kim Tổng Thống Abbas nói riêng, vị yêu cầu Đảng Hamas thành lập nội các và chính phủ, ông Mashaal cho biết bước đầu tiên là họ sẽ nói chuyện với Đảng Fatah cùng các viên chức của Thẩm Quyền Palestine khác: “Sẽ có những cuộc họp với Abu Mazen (tức Tổng Thống Thẩm Quyền Palestine Mahmoud Abbas) trong và ngoài nước”.

 

Đối với phe Do Thái, cũng vị này cho biết cho dù Đảng Hamas không công nhận quốc gia Do Thái, nhưng “việc không chấp nhận họ không có nghĩa là chúng ta không thể đương đầu với các thực tại của họ… Do Thái hãy chấm dứt cuộc chiếm đóng hay cuộc chiến đấu này sẽ còn tiếp tục kéo dài”.

 

Hôm Chúa Nhật 29/1/2006, nhà lãnh tụ Hamas ở Gaza là Mahmoud al-Zahar đã nói với chương trình “Late Edition with Wolf Blitzer” của CNN rằng ông sẽ không muốn điều đình với Do Thái và muốn Do Thái phải rút khỏi các vùng đã chiếm đóng từ trận chiến 6 ngày năm 1967 vốn là vùng dân Palestine đã ở trước. Hiện nay có 6 triệu người Palestine phải sống ở các vùng lân cận bởi việc chiếm đóng này của Do Thái.

 

Trong khi đó Do Thái, trong cuộc họp nội các, vị xử lý thường vụ Thủ Tướng là Ehud Olmert đã đòi Hamas phải từ bỏ bạo lực mới thương thuyết với họ. Còn vị bộ trưởng quốc phòng Shaul Mofaz đã ban hành một cảnh báo với Hamas rằng nếu tổ chức này sử dụng các cuộc khủng bố tấn công thì sẽ bị “một cuộc tấn công chưa từng thấy”.

 

Từ thành Gaza, Zahar đã cho biết là nếu Do Thái “bằng lòng đáp ứng đòi hỏi của toàn dân chúng tôi trong việc rút khỏi các vùng chiếm đóng năm 1967; thả thành phần bị giam giữ của chúng tôi; ngưng việc tấn công; thực hiện việc liên nối về địa dư giữa Giải Gaza và vùng Tây Ngạn, thì bấy giờ, với sự bảo đảm từ các phía khác, chúng tôi sẽ chấp nhận thiết lập quốc gia độc lập của chúng tôi vào lúc ấy, và cho chúng tôi một hay hai, 10, 15 năm để ý đồ thực sự của Do Thái sau đó như thế nào.

 

Thế nhưng khi được hỏi việc Hamas kêu gọi hủy diệt Do Thái, vị này không nói đó có còn là mục đích của đảng này hay chăng, mà chỉ nói rằng: “Chúng tôi không nói đến tương lai, chúng tôi chỉ nói về hiện tại mà thôi”.

 

Vị này lập luận rằng Do Thái không thực sự muốn chấp nhận một quốc gia Palestine, bất chấp những thỏa ước quốc tế, trong đó có cả Lộ Trình cho Hòa Bình Trung Đông. Ông nói: “Nếu Do Thái sẵn lòng nói với dân chúng đâu là ranh giới chính thức thì sau đó chúng tôi sẽ trả lời cho vấn đề ấy”.

 

Các vị lãnh đạo đôi bên đã nói rằng vấn đề biên giới sau cùng cần phải được bàn luận bằng các cuộc thương thảo. Bởi thế, vị này đã nói: “Thương thảo không phải là mục đích của chúng tôi. Thương thảo chỉ là một phương pháp”.

 

Khi được hỏi Hamas có từ bỏ vấn đề khủng bố hay chăng, ông cho rằng vấn đề định nghĩa về khủng bố không công bằng, ở chỗ, Do Thái đang “sát hại dân chúng cùng trẻ em và đang loại trừ hệ thống canh nông của chúng tôi – đó là khủng bố. Khi các người Hoa Kỳ tấn công thế giới Ả Rập và Hồi Giáo, dù ở A Phú Hãn và Iraq và họ đang chơi ván bài đểu giả ở Lebanon, đó là khủng bố”. Ông cho rằng hamas là một “phong trào giải phóng”.

 

Vị này cũng cho rằng thành phần lãnh đạo Palestine trước đây thuộc đảng Fatah “thật là băng hoại” và xài những số tiền được viện trợ từ hải ngoại sai lệch. Theo vị này thì Hamas sẽ sử dụng tiện quốc tế để thực hiện việc tái thiết và tổ chức các cơ cấu cần thiết: “Chúng tôi cần đến số tiền ấy, thế nhưng phải là số tiền cho vô điều kiện”.

 

Vị này cũng phủ nhận những lời cáo giác của Hoa Kỳ và Do Thái cho rằng Palestine sử dụng tiền việc trợ của Iran, vì cả Iran (qua vị tân tổng thống nước này mới đây) và lẫn Hamas đều muốn hủy diệt Do Thái: “Chúng tôi không nhận tiền bạc gì từ Iran cả”.

 

Vì có tin rằng Hamas có dự tính thiết lập học đường nam nữ riêng thuộc lãnh thổ Palestine và triệt để áp dụng luật Hồi Giáo, nên vị này được hỏi là ông có dự định thành lập một chính phủ thần trị thay vì trần thế hay chăng, ông đáp: “Quí vị có nghĩ rằng cơ cấu trần thế … là cơ cấu phục vụ cho bất cứ quốc gia nào hay chăng?”

 

Theo ông nhận định là cơ cấu trần thế “đưa đến vấn đề đồng tính luyến ái, đến tình trạng băng hoại, đến việc lan tràn tình trạng mất đi tính cách miễn nhiễm tự nhiên như Hội Chứng Liệt Kháng. Chúng tôi ở đây sống dưới sự kiểm soát của Hồi Giáo. Sẽ không có gì thay đổi cả… Nếu quí vị cho rằng xã hội Hồi Giáo sẽ chống lại đời sống văn minh tân tiến thì tôi nghĩ rằng không đúng đâu”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo CNN ngày 28-29/1/2006

 

 

TOP

 

 

Dấu Chỉ Thời Đại mới: Mây mù bắt đầu bao phủ chân trời Thánh Địa

 

Thật vậy, đầu năm trước, 2005, hy vọng thật rạng ngời đã hiện lên ở chân trời Thánh Địa với cuộc thắng cử của tân Tổng Thống Thẩm Quyền Palestine là Mahmoud Abbas, vị sau đó đã gặp hỡ và ký kết với Thủ Tướng Sharon của bên Do Thái những quyết tâm thực hiện lộ trình hòa bình. Thế nhưng, đầu năm nay, thế giới lại thấy một đám mây mù đang xuất hiện che phủ bầu trời Thánh Địa, qua vụ thắng cử của nhóm Hamas là thành phần nổi tiếng là khủng bố ở Thánh Địa và đã từng bị bên Do Thái theo dõi sát nút, tới độ đã ra tay hạ sát vị thủ lãnh của nhóm này vào cuối năm 2004.

 

Một sự kiện trùng hợp nữa là, chính vào thời điểm Giáo Hội Công Giáo, Thứ Tư 25/1/2006, qua vị đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI, ban hành Thông Điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu”, một thông điệp được chính vị tác giả  Giáo Hoàng, trong bài huấn từ ngỏ cùng hội nghị của Hội Đồng Tòa Thánh Đồng Tâm ngày 23/1/2005, nói là “trong một thời đại mà thù nghịch và tham lam đã trở thành những thứ siêu quyền lực, một thời đại chúng ta đang chứng kiến thấy cảnh lạm dụng tôn giáo tới độ lên tới tột đỉnh hận thù, thì…”, cũng vào ngày này, tại Trung Đông đã diễn ra một cuộc tuyển cử quốc hội, và vào ngày Thứ Năm, 26/1/2006, bầu trời Trung Đông chấn động vì kết quả cho thấy xuất hiện một đảng phát chủ trương bạo động giành được trong tay quyền lực chính trị ở ngay vùng đất vốn đã nóng bỏng suốt cả nửa thế kỷ 20 vừa qua, nhất là từ đầu thiên kỷ thứ ba Kitô giáo.

 

Thật vậy, Đảng Fatah, một đảng nắm quyền hạn từ khi thành lập Thẩm Quyền Palestine là năm 1965, đảng được nhà lãnh đạo Palestine đầu tiên là Arafat sáng lập cho tới khi ông qua đời vào tháng 11/2004, giờ đây đã hết thời. Một nhà lập pháp Palestine là Saeb Erakat thuộc đảng này đã tuyên bố: “Chúng tôi đã thua cử; Hamas đã thắng cử”. Bộ nội các đương nhiệm, từ thủ tướng Ahmed Qorei trở xuống, đã xin từ chức, và đã được đương nhiệm tổng thống Mahmoud Abbas chấp thuận và chắc chắn sẽ yêu cầu đảng Hamas thành lập chính phủ càng sớm càng tốt.

 

Ở vùng Tây Ngạn, thành phần ủng hộ hai đảng phái đã ẩu đả nhau hôm Thứ Năm ở bên ngoài tòa nhà quốc hội khi nhóm ủng hộ đảng Hamas cố gắng dương lá cờ xanh của đảng Hamas lên.

 

Các viên chức đặc trách cuộc tuyển cử đã ước lượng chừng 77.7% trong tổng số 1.3 triệu cử tri đi bầu ở trên 1000 trạm phiếu. Tổng thống Abbas và thủ lãnh đảng Hamas là Mahmoud Zahar cũng đi bầu. Các nhóm dân quân Palestine đồng ý đình chiến trong thời gian đi bầu, nên không có gì xẩy ra đáng tiếc trong thời gian bầu cử này.

 

Đảng Hamas là đảng đã tẩy chay cuộc bầu cử năm 1996, trong lần bầu cử đầu năm 2006 này, đã lợi dụng tâm trạng bất mãn đang lan tràn trong dân chúng về những gì bị coi là băng hoại của Thẩm Quyền Palestine và nội bộ đảng Fatah, cùng với tình trạng bất lực của chính quyền trong việc giải quyết vấn đề cho dân chúng Palestine. Họ đã đáng trúng tim đen dân chúng, thành phần muốn thử thay đổi xem tình hình có sáng sửa hơn không.

 

Hamas là một nhóm bảo thủ Hồi Giáo muốn thành lập một quốc gia Palestine. Ngành quân sự của nhóm này là Izzedine al Qassam đã từng tuyên bố thực hiện nhiều cuộc khủng bố tấn công, kể cả những vụ tự sát khủng bố vào cả quân đội lẫn dân sự Do Thái ở giải Gaza và vùng Tây Ngạn.

 

Nhóm này đã kêu gọi hủy diệt Do Thái. Tuy ước muốn này không phải là chủ trương chính yếu của nhóm trong cuộc bầu cử đây, nhưng nhóm vẫn không chịu nhìn nhận quyền hiện hữu của quốc gia Do Thái. Trong cuộc vận động tuyển cử, nhóm này đã cho mình là giải pháp thay thế cho chính quyền của đang Fatah đang bị khủng hoảng về mọi mặt như hiện thấy. Ngoài ra, nhóm này còn được một lợi điểm là có những trường học và bệnh viện cùng với những dự án xã hội ở vùng Tây Ngạn và giải Gaza.

 

Các vị lãnh đạo trước đây của nhóm này là Sheikh Ahmed Yassin và Abdel Aziz Rantisi đều đã bị Do Thái sát hại trong hai vụ ám sát bằng các cuộc oanh tạc khác nhau trong năm 2004.

 

Theo tiếng Ả Rập thì tiếng “hamas” có nghĩa là nhiệt tình, nhưng nó cũng là tổng hợp từ những chữ như sau “Harakat al-Muqawama al-Islamiya” hay là Phong Trào Hồi Giáo Kháng Chiến.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, hình ảnh và một số tín liệu theo CNN ngày 26/1/2006

TOP