Chứng Cúm Gà: Đại Dịch Toàn Cầu?

 

 

Việc xuất hiện của vi khuẩn H5N1 ở Romania là dấu chứng cho thấy vi khuẩn này lan tràn là do vấn đề bay chuyển của loài chim.

 

Tuy nhiên, bất chấp sự kiện là đã có 117 người ở Á Châu bị nhiễm vi khuẩn cúm gia cầm và 60 người bị chết, H5N1 dưới hình thức hiện nay của nó cũng không dễ dàng lây lan sang con người. Nhưng người ta vẫn lo ngại là nó sẽ trở thành một nạn đại dịch toàn cầu nếu không kịp thời ngăn chặn.

 

Hôm Thứ Bảy tuần trước, 8/10/2005, chính phủ Romania đã tuyên bố là triệu chứng này đã xẩy ra tại nước ấy, sau khi triệu chứng này đã được thử tại một phòng thí nghiệm ở Hiệp Vương Quốc Great Britain và được cho biết nó quả thực là bởi vi khuẩn H5N1. Theo phát ngôn viên của ủy ban Khối Hiệp Nhất Âu Châu là Robert Soltyk cho biết là như thế.

 

Trước khi khẳng định điều này, ủy ban này đã hành động bởi nghĩ rằng nó là một thứ cúm gia cầm, và đã thực hiện mọi biện pháp bảo vệ, kể cả việc cấm xuất cảng chim sống cùng các sản vật gia cầm từ Romania. Biện pháp này cũng được áp dụng cho cả Thổ Nhĩ Kỳ nữa, sau khi triệu chứng cúm gia cầm xuất hiện ở đó tuần vừa rồi và được xác nhận bởi vi khuẩn H5N1 vào hôm Thứ Năm 13/10/2005, “là vi khuẩn H5N1 có liên quan chặt chẽ với vi khuẩn được khám phá thấy nơi loài chim hoang ở trung Á mấy tháng trước đây”.

 

Người ta bị nhiễm vi khuẩn này là do bởi có dính dáng tới những con chim hay gia cầm bị bệnh hay bị nhiễm trùng, hoặc giết ăn những con bị vi khuẩn này.

 

Hiện nay mới chỉ có một thứ thuốc chống vi khuẩn này là Tamiflu, nhưng tờ nguyệt san Thiên Nhiên xuất bản hôm Thứ Sáu 14/10/2005, qua một bài viết, cho rằng tin cậy vào thứ thuốc này có thể là một sai lầm. Như đã xẩy ra ở một bệnh nhân Việt Nam được trị với thứ thuốc này cho thấy có một số vi khuẩn một phần nào đó không chịu thuốc ấy. Thuốc quả có chống vi khuẩn H5N1 và bệnh nhân quả có bình phục sau khi nhận được lượng thuốc cao.

 

Một nhà vi khuẩn học người Nhật là Yosgigiro Kawaoka ở Đại Học Tokyo và Đại Học Wisconsin và là tác giả dẫn đầu về các bài viết liên quan đến vấn đề này cho biết rằng: “Chúng ta không biết loại chủng ngừa này thường xuyên xuất hiện ra sao. Chúng đang quá tin tưởng vào thuốc Tamiflu; chúng ta cần nhiều thuốc hơn nữa”.

 

Sau đây là những sự kiện về dịch cúm gia cầm cần biết, liên quan đến chính vấn đề triệu chứng bệnh, lây lan, diễn tiến, phòng chống và chữa trị.

 

Cúm gia cầm là gì (avian influenza)?

 

Cúm gia cầm là một chứng bệnh lây lan từ những con chim bị vi khuẩn cúm có những tính chất loại A. Bệnh này, đầu tiên được thấy ở Ý hơn 100 năm trước, hiện đang xẩy ra trên thế giới.

 

Tất cả mọi con chim đều được cho rằng dễ bị nhiễm cúm gia cầm, mặc dù có một số loại, như những con vịt hoang, có sức kháng hơn những loại khác. Loài gia cầm, như gà hay gà tây, là những con dễ mắc nhất. 

Triệu chứng cúm gia cầm có nhiều triệu chứng nơi các loài chim muông gia cầm, từ bệnh nhẹ cho tới bị lây lan cao độ và chết đi một cách nhanh chóng bởi dịch nặng.

 

Trong các trường hợp trầm trọng, bệnh cúm này có đặc tính của một cơn bệnh nặng đột xuất lúc đầu rồi cái chết xẩy tới một cách mau chóng, hầu như không thể nào tránh được.

 

Bệnh cúm gia cầm thường không lây lan sang các giống loại ngoại trừ loài chim và heo. Thế nhưng con người đã bị bệnh cúm gia cầm ở Hồng Kông vào năm 1997, khi vi khuẩn H5N1 nhiễm sang 18 người, trong đó 6 người đã bị tử vong.

 

Thế rồi từ đó, dân chúng bị lây lan sau khi giao tiếp với những con gia cầm còn sống bị nhiễm bệnh. Tất cả những con gia cầm ở Hồng Công, khoảng 1 triệu rưỡi con, đã bị hủy diệt trong vòng 3 ngày để tránh nạn dịch.

 

Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới (WHO: World Health Organization) cho biết là vi khuẩn cúm gia cầm H5N1 đã gây thiệt mạng cho 60 người ở Nam Dương, Việt Nam, Thái Lan và Miên. Cơ quan này cho rằng những nạn nhân bị bệnh sau khi tay chân dính phải phân gà.

 

Tháng 9/2004, Bộ Sức Khỏe Thái Lan loan báo là dịch cúm gà thường lây lan trong gia đình mà thôi. WHO cũng cho thấy chứng cớ về lời công bố ấy.

 

Trong 15 thứ loại vi khuẩn cúm gia cầm, sở dĩ H5N1 được đặc biệt quan tâm là vì: nó lây lan mau chóng và có thể gây bệnh nạn trầm trọng nơi con người, rồi từ người lan sang cho người, sau cùng có thể trợ thành một nạn đại dịch toàn cầu.

 

Khi người ta mắc chứng cúm gia cầm do vi khuẩn N5N1 gây ra ở Hồng Kông năm 1997, các bệnh nhân có những triệu chứng nóng sốt, rát cổ và ho, và trong một số trường hợp nguy tử, còn bị khó thở trầm trọng, một thứ khó thở chỉ nhẹ hơn bị viêm phổi vì nhiễm trung mà thôi.

 

Có một số thuốc chống vi khuẩn, có thể được dùng cho cả việc chữa trị lẫn ngăn ngừa, có công hiệu chống lại bệnh cúm có những tính chất loại vi khuẩn A nơi người lớn cũng như trẻ em, thế nhưng vẫn có một số giới hạn nào đó.

 

Cần ít là 4 tháng để chế ra một thứ chủng mới, với những lượng đáng kể, có khả năng phòng chống một loại phụ vi khuẩn mới.

 

Hôm Thứ Hai 24/10.2005, Ủy Ban Châu Âu đã loan báo việc cấm nhập cảng các loại gia cầm sống khi Trung Hoa loan báo cuộc bùng phát thứ ba của bệnh này trong vòng 1 tuần lễ và Nam Dương xác nhận nhân mạng thứ tư bị hư vong bởi vi khuẩn cúm gia cầm.

 

Thật vậy, Ủy Ban này đã ra lệnh cấm tạm thời những cuộc nhập cảnh gia cầm sống và các thứ lông vũ từ Tiệp Khắc sau khi có ít là 6 con thiên nga bị chết vì cúm gia cầm. Những con thiên nga này mới bay đến Tiệp Khắc nhưng không biết chúng từ đâu tới. Có 13 con khác mới chết ở gần đó.

 

Cũng vào hôm Thứ Hai này, miền Tamboy ở Nga, cách thủ đô Mạc Tư Khoa 250 dặm hay 4000 cây số về phía đông nam, cũng xác nhận việc bùng phát của triệu chứng cúm gia cầm. Dịch bệnh này đã sát hại 12 con gà mái tại một nhà nông dân ở quận hạt Morshansk tuần vừa rồi, sau đó, thẩm quyền thú ý địa phương đã giết chết 53 con vịt và gà con còn lại trong vùng và ra lệnh kiểm dịch toàn vùng. Mạc Tư Khoa cũng xác nhận hôm Thứ Tư tuần trước 19/10 là ở vùng Tula (cách thủ đô Nga 200 dặm về phía nam) có thấy xuất hiện vi khuẩn H5N1.

 

Các viên chức của Khối Hiệp Nhất Âu Châu, gặp nhau ở Lục Xâm Bảo, đã kêu gọi cấm nhập cảng các thứ gia cầm sống vào khối 25 quốc gia hội viên của họ. Hôm Thứ Ba 25/10/2005, một tiểu ban của Khối Hiệp Nhất Âu Châu đã ủng hộ dự án này của Ủy Ban Âu Châu.

 

 

Hoa Kỳ bắt đầu phản ứng trước Nạn Đại Dịch Cúm Gia Cầm

 

Trong bài nói tại Quốc Viện Về Sức Khỏe ở Bethesda, Maryland, hôm 1/11/1005, Tổng Thống Bush đã nói rằng cho dù chưa đi đến tình trạng bùng phát ở Hoa Kỳ hay những nơi khác trên thế giới, nhưng các nhân viên về sức khỏe cũng cần phải sẵn sàng đối phó:

 

“Một cơn dịch rất giống với cuộc cuộc cháy rừng. Nếu bị chặc đứng sớm sủa thì nó có thể bị dập tắt với chút ít thiệt hại; nếu không phát hiện cái âm ỉ của nó, nó có thể trở thành một hỏa lò lan tràn nhanh chóng ngoài sứa kiểm soát của chúng ta”.

 

Vị tổng thống này khuyên các viên chức sức khỏe hãy quan tâm tới nạn dịch cúm gia cầm này, một nạn dịch mà theo tổ chức sức khỏe thế giới WHO (World Health Organization) đã lan cho loài chim muôn ở 16 quốc gia, lây lan cho 121 người và gây tử vong cho 62 người. Ông nói rằng ông sẽ xin Quốc Hội Hoa Kỳ tài trợ cho một ngân khoản 7 tỉ 1 cho công cuộc sửa soạn phòng chống nạn đại dịch có thể bùng phát khắp thế giới này.

 

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, theo tài liệu và tín liệu của CNN ngày 14-15,  25/10/2005 và 1/11/2005

 

 

Thế Giới đẩy mạnh việc phòng chống đại dịch cúm gia cầm

 

Hôm Thứ Hai 7/11/2005, vị tổng giám đốc của Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới WHO (World Health Organization) là ông Lee Jong-wook đã nói trong một cuộc họp có 600 chuyên gia và dự án gia về sức khỏe rằng: “Chúng ta đang cảm thấy một tình trạng lan tràn không ngừng nghỉ của chứng cúm gia cầm”.

 

Ngân Hàng Thế Giới đã ước lượng giá tối thiểu về kinh tế khả dĩ phải trả cho nạn dịch này là 800 tỉ Mỹ kim (hay 675 tỉ Đồng Âu) trong vòng 1 năm liên quan tới tình trạng bị thất thoát về sản vật gia cầm bị sút giảm 2% hay hơn. Con số này được căn cứ vào con số đã bị thiệt hại về kinh tế (nhất là ngành du lịch và nhà hàng) gây ra bởi hội chứng SARS (Severe Acute Respiratory Syndrome) năm 2003.

 

Mặc dù dịch cúm gia cầm tài diễn qua một số năm, song các khoa học gia đang xem xét vi khuẩn H5N1 từ khi nó gây tác dụng trên con người. Vào đầu năm 2004, các viên chức y tế đã loan báo rằng có 3 người, 1 người lớn và 2 trẻ em, đã bị chết vì bệnh này ở Việt Nam.

 

Từ đó, WHO nói rằng, có trên 120 người, hầu hết giao tiếp gần gũi với gia cầm, đã bị chứng bệnh này ở Việt Nam, Cam Bốt, Thái Lan và Nam Dương, trong đó có trên một nửa có người bị nhiễm mắt đã thiệt mạng.

 

Từ đó có trên 150 triệu con gà và các thứ gia cầm khác bị chết hay được chọn lọc, nhưng vẫn không sao ngăn cản được việc lan truyền bệnh này cho gia cầm ở miền trung Á Châu, Nga Sô và đông Âu.

 

Bác sĩ Margaret Chan, một viên chức cao cấp của WHO có trách nhiệm thanh tra bệnh cúm gia cầm đã cho biết rằng: “Đây là lần đầu tiên trong lịch sử loài người, chúng ta có cơ hội để dọn mình trước khi nạn dịch xẩy đến. Cộng đồng hoàn vũ cần phải rat ay ngay từ bây giờ”.

 

Từ năm 1890, thế giới đã có 4 nạn cúm dịch, lần cuối cùng vào cuối thập niên 1960. Bệnh cúm dịch bình thường sát hại hằng ngàn người, thế nhưng nạn đại dịch còn tệ hơn nữa. Nạn đại dịch năm 1918-1919 đã sát hại tới 40 triệu hay 50 triệu người.

 

Bác sĩ David Nabarro, một chuyên viên cao cấp thuộc WHO được Tổng Thư Ký Annan Kofi bổ nhiệm vào Tháng 9/2005 để điều hợp việc đáp ứng của thế giới, cho biết “mỗi quốc gia cần phải gia tăng khả năng của mình trong việc làm những gì họ cần phải làm”.

 

Vị bác sĩ này cho biết nạn cúm gia cầm này có thể sát hại giữa 5 triệu đến 150 triệu người. Các khoa học gia tiên đoán từ con số ít hơn 2 triệu lên tới 360 triệu.

 

Thứ Tư, 9/11/2005, ngày cuối cùng của 3 ngày họp, Ngân Hàng Thế Giới đã nói rằng cần phải có một số tiền lên tới 1 tỉ Mỹ kim trong vòng 3 năm tới để chặn đứng việc lan tràn của vi khuẩn cúm gia cầm.

 

Ngân Hàng Phát Triển của Á Châu ADB (Asian Development Bank) cũng nói rằng họ giành ra 300 triệu Mỹ kim trội dư để sẵn sàng giúp chống dịch cúm gia cầm ở những quốc gia bị thiệt hại nặng nhất là Việt Nam, Lào và Cam Bốt.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo CNN ngày 7 & 9/11/2005

 

Nạn Dịch Cúm Gà bắt đầu Bùng Phát có thể đưa đến Tình Trạng rất Nguy Kịch ở Việt Nam

 

Theo tờ báo điện tử take2tango ở VN ngày 12/11/2005 thì dịch cúm gia cầm đã bùng phát ở cả 3 miền Việt Nam. 10% trong 82 triệu dân sẽ bị nhiễm và trong số đó có 800 ngàn bị chết. Con số này được căn cứ vào trận đại dịch cúm ở Tây Ban Nha năm 1918 gây thiệt mạng 50 triệu người, trong khi ở VN mới trong vòng 2 năm, với 92 người bị nhiễm đã có 42 người bị tử vong.

 

Dân chúng ở CA trả vé về VN ăn tết vì sợ bị nhiễm, hay bị HK làm khó dễ khi trở về Việt Nam.  (Tuy nhiên, chính hôm Chúa Nhật 13/11/2005, gặp một người quen mới từ Việt Nam về cho biết họ mới gọi lấy vé máy bay cho 4 người về Việt Nam ăn tết các nơi lấy vé cho biết đã không còn vé nữa)

 

Nhà nước mua thuốc chích ngừa nhưng vẫn không đủ và tình hình càng ngày càng nguy ngập.

 

Hằng trăm tấn phân gà được đổ xuống hồ thủy điện Trị An để nuôi cá mỗi ngày. Nguồn nước này chảy xuống sông Đồng Nai và được lọc cho 7 triệu dân Sài Gòn sử dụng.

 

Có 30 triệu con vịt, tức 60% tổng gia cầm ở VN, đã mang phần H5 trong vi khuẩn này. Lo âu nhất là dân chúng chưa ý thức mấy cái nguy kịch của nạn dịch đang bùng phát hết sức nguy hiểm có thể trở thành đại dịch này.

 

Ở Bà Rịa – Vũng Tầu có một số trại chăn nuôi lớn đã xẩy ra tình trạng gà chết hằng loạt, từ ngày 8/11 thì chết lai rai, đến hôm 12/11 thì chết một loạt trên 200 con.

 

Các thuốc chống virus H5N1 hiện nay là Tamiflu và Relenza chỉ có hiệu lực nếu uống trong vòng một ngày khi vừa chớm triệu chứng nhiễm bệnh, tuy nhiên, công hiệu của thuốc trong vòng 24-28 tiếng đồng hồ là dựa vào loại vi khuẩn H3N2. Bởi vậy, một khi nạn nhân bắt đầu cảm thấy bị rối loạn đường hô hấp do “bão cytokine” gây ra thì không còn cứu được nữa.

 

Bão Cytokine là tình trạng thái quá của hệ thống miễn dịch nơi nạn nhân, ở chỗ số vi khuẩn H5N1 gây kích thích những chất miễn dịch có tên là cytokine (gồm IP-10, interferon beta, rentes và interleukin-6) ồ ạt dồn về mô phổi bệnh, làm nạn nhân bị rối loạn đường hô hấp.

 

Theo tờ Vnexpress được tờ báo điện tử Dân Trí phổ biến hôm Chúa Nhật 13/11/2005 như sau

 

H5N1 ở Việt Nam đã có nhiều đột biến nguy hiểm

 

Các mẫu virus H5N1 lấy từ người và gia cầm ở Việt Nam trong đợt dịch đầu năm nay đã biểu hiện những đột biến nghiêm trọng. Đặc biệt, một đột biến gene đã cho phép loại virus này dễ sinh sản hơn trên động vật có vú.

 

Đó là kết quả nghiên cứu giải mã bộ gene virus H5N1 ở Việt Nam, do Viện Pasteur TPHCM thực hiện.

 

Có 24 mẫu virus được giải mã, trong đó, 21 mẫu (16 trên gia cầm và 5 trên người) được giải mã hoàn toàn. Các mẫu virus này đều lấy từ khu vực phía Nam.

 

Kết quả cho thấy, tất cả các chủng virus gây dịch đều vẫn là type Z - type H5N1 phổ biến nhất của toàn khu vực từ năm 2004. Riêng chủng H5N1 trên người, gia cầm đầu năm nay đã có những đột biến nghiêm trọng, đặc biệt là ở các vùng chức năng chủ yếu của gene.

 

Theo tiến sĩ Cao Bảo Vân, Trưởng phòng Sinh học phân tử, một khi virus có sự đột biến gene, nó sẽ có sự thay đổi về độc tính và khả năng xâm nhập tế bào. Thông thường, vùng chức năng này khá ổn định, và sự biến đổi như hiện nay có thể là dấu hiệu nguy hiểm. Cụ thể ở các chủng H5N1 được nghiên cứu, có sự thay đổi về kháng nguyên bề mặt (HA, NA), những vị trí quyết định ký chủ cũng như khu vực quy định độc lực (trên gen HA, PB2, NS).

 

Đặc biệt, nghiên cứu đã phát hiện đột biến trên gene PB2 trên mẫu virus lấy từ một bệnh nhân cúm A người Đồng Tháp, đã tử vong đầu năm nay. Đột biến này cho phép virus sinh sản hiệu quả trên tế bào động vật có vú và mang độc tính cao.

 

Tiến sĩ Bảo Vân cho biết, đột biến gene PB2 từng được tìm thấy trên 1 con báo và 1 con hổ ở Thái Lan; đây cũng là nguyên nhân khiến nước này phải tiêu diệt cả đàn hổ vì lo sợ về khả năng lây lan của virus.

 

Chủng virus trên bệnh nhân kể trên còn có rất nhiều đột biến ở tất cả các gene. Cũng ở virus lấy từ người này, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những bột biến gene cho phép H5N1 kháng với thuốc Tamiflu. Tất cả các chủng virus khác trong nghiên cứu của Viện Pasteur TPHCM đều có đột biến kháng với các thuốc kháng virus cúm Amantadine, Rimantadine.

 

Tiến sĩ Bảo Vân nhận định, các phát hiện trên cho thấy virus đã và đang tích hợp các đột biến để thích nghi với những vật chủ mới, đồng thời có thay đổi về độc tính. "Hiện nay, do chưa xác định được H5N1 lây từ gia cầm sang người theo cơ chế nào, có qua động vật trung gian hay không nên chưa thể nói đột biến gene PB2 có làm tăng nguy cơ virus lây từ gia cầm sang động vật có vú (lợn chẳng hạn), để sang người không. Mặt khác, đây cũng chỉ mới là nghiên cứu thực nghiệm trên tế bào. Để kết luận, cần có nghiên cứu sâu rộng hơn" - tiến sĩ Vân nói.

 

Trả lời về việc đột biến gene PB2 (tăng khả năng sinh sản trên động vật có vú) có làm tăng nguy cơ xuất hiện chủng virus H5N1 lây từ người sang người hay không, tiến sĩ Bảo Vân cho rằng, hiện chưa thể khẳng định. Hiện các nhà khoa học chưa biết để xuất hiện đại dịch cúm lây từ người sang người, H5N1 chỉ cần tích hợp các đột biến để tạo biến thể thích nghi với người, hay phải tái tổ hợp với một chủng virus khác.

 

 

Tuy nhiên, những thay đổi vừa được phát hiện đã là một dấu hiệu mang tính cảnh báo rất lớn, cần được quan tâm giám sát chặt chẽ. Việc nghiên cứu những biến đổi trên của H5N1 không chỉ hữu ích trong việc tìm kiếm một chủng virus thích hợp để sản xuất văcxin mà còn gợi ý hướng tìm loại thuốc kháng virus hiệu quả nhất, thay thế cho các thuốc đã giảm tác dụng.

 

 

 

 

 

Âu Châu với Chiến Dịch phòng chống Nạn Lây Lan Cúm Gia Cầm

 

Theo các bài viết của mình là “Deadly bird flu spreads in Europe” ngày Thứ Bảy 11/2/2006, “Bird flu 'could take 142m lives' ” Thứ Năm 16/2/2006, và “Europe imposes new bird flu rules ” Thứ Sáu 17/2/2006, mạng điện toán toàn cầu CNN đã nhận định chung chung về chiến dịch phòng chống nạn lây lan của cúm gia cầm.

 

Thật vậy, các vị thẩm quyền Âu Châu đang đẩy mạnh những biện pháp để gia tăng việc phòng chống những hình thức chết chóc của nạn cúm gia cầm, và ngăn ngừa tình trạng bùng phát khi những con chim di tản bắt đầu bay về phía bắc vào tháng tới.

 

Chiến dịch này được bắt đầu từ khi các viên chức Đức và Tiệp Khắc xác nhận về những vụ cúm gia cầm đầu tiên xẩy ra trên đất nước của họ. Các quốc gia từ Liechtenstein đến Romania đã ra lệnh gia cầm nuôi trong nhà hay ly cách các làng để ngăn chặn loại dịch bệnh này.

 

Theo Tổ Chức Sức Khỏe Quốc Tế WHO thì vi khuẩn H5N1 đã sát hại 91 người từ năm 2003, hầu hết là những nạn nhân trực tiếp bị lây bởi những con gia cầm bị bệnh.

 

Nước Liechtenstein và Áo, nơi có 3 con thiên nga được thử thấy có vi khuẩn H5N1, đã theo gương các nước Pháp, Đức, Tiệp, Thụy Sĩ và Thụy Điển, ra lệnh nuôi gia cầm trong nhà để tránh đụng chạm với các con chim hoang.

 

Về vấn đề làm thế nào vi khuẩn H5N1 lại lan tới Âu Châu đã được vị chủ tịch của Viện Friedrich Loeffler là Thomas Mettenleiter cho biết:

 

“Những lý do về sự xuất hiện đồng loạt gần đây loại vi khuẩn H5N1 ở Ý, Tiệp Khắc, Áo và Đức vẫn là những gì bí mật. Có thể là những con thiên nga bay đến từ Đông Âu”.

 

Nga Sô cũng xác nhận có vi khuẩn H5N1 ở tỉnh Dagestan miền nam, nơi có chừng 350 ngàn con chim chết ở những trại chăn nuôi gia cầm hai tuần trước vào đầu tháng 2/2006.

 

Ở Iraq cũng xẩy ra hai chú cháu chết cách nhau 10 ngày, chú ngày 27/1 và cháu 6/2, những cái chết được chính quyền công nhận là có liên quan tới loại cúm gia cầm này. Những thử nghiệm về người chú từ phòng thí nghiệm Đơn Vị Nghiên Cứu Y Khoa Hải Quân  Hoa Kỳ ở Cairô cho biết người chú thật sự có vi khuẩn này.

 

Hôm Thứ Bảy 11/2/2006, Bộ Trưởng Y Tế Ý quốc là ông Francesco Storace đã nói với phóng viên báo chí rằng vi khuẩn này đã được tìm thấy ở những con thiên nga thuộc 3 miền của nước này là Puglia, Calabria và Sicily, trong đó có 17 con bị chết vì vi khuẩn H5N1: “Chắc chắn một điều là loại vi khuẩn này đã lan tới Ý”.

 

Cũng trong cùng ngày, thẩm quyền Hy Lạp cũng cho biết trên truyền hình là vi khuẩn cúm gia cầm này đã xuất hiện ở miền bắc Hy Lạp.

 

Hôm Thứ Sáu trước đó, 10/2/2006, các viên chức về sức khỏe ở nước Azerbaijan cho biết vi khuẩn H5N1 đã xuất hiện nơi những con chim chết ở miền duyên hải Caspian của xứ sở này.

 

Trong khi đó thẩm quyền nước Nigeria, nước đầu tiên ở Phi Châu, nói rằng họ đang tận lực để chiến đấu với loại vi khuẩn này, một loại vi khuẩn được khám phá ra ở hai tiểu bang, và đã sát hại cho tới nay trên 100 ngàn con chim.

 

Bệnh cúm gia cầm bắt đầu tàn phá gia cầm khắp Á Châu vào năm 2003, buộc phải đi tới chỗ sát hại 140 triệu con gia cầm. Từ đó nó đã lan sang Âu Châu và Trung Đông và Phi Châu.

 

Cho tới nay Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới WHO xác nhận có 165 vụ người nhiễm vi khuẩn này ở một số quốc gia như Cambốt, Trung Hoa, Nam Dương, Iraq, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam. 88 người (kể cho tới 11/2/2006 và sau đó đã lên tới 91) trong số này ở trong tình trạng tử vong, một mức nguy tử vong của dịch bệnh này ở vào khoảng 53%. Riêng ở Trung Hoa, hôm Thứ Năm 9/2/2006, tường trình là người thứ 11 bị nhiễm vi khuẩn H5N1, trong số đó đã có 7 người bị chết.

 

Theo nghiên cứu mới của Viện Lowy có trụ sở ở Úc Đạo Lợi được phổ biến hôm Thứ Năm 9/2/2006 thì nếu vi khuẩn H5N1 lây lan từ người sang người thì nạn dịch cúm gia cầm này sẽ có thể lấy mạng 142 triệu người trên thế giới này và tốn phí thiệt hại về kinh tế lên tới 4.4 triệu triệu Mỹ kim, tương đương với tất cả số tiền sản xuất hằng năm về kinh tế ở Nhật. Cho dù nạn dịch này có xẩy ra nhẹ chăng nữa, thì nó cũng cướp mất 1.4 triệu nhân mạng và kinh tế bị thiệt hại tới 330 tỉ Mỹ kim. Nếu trường hợp xẩy ra nặng nhất thì nền kinh tế Hồng Kông sẽ bị mất một nửa, hoạt động kinh tế của Á Châu sụp đổ ở tầm mức lớn, khiến ngưng đọng các thương vụ thế giới, tử vong ở Trung Hoa là 28 triệu, ở Ấn Độ là 24 triệu nhân mạng, ở Nam Dương 11.4 triệu, ở Phi Luật Tân 4.1 triệu, ở Nhật 2.1 triệu, ở Hoa Kỳ 2 triệu và ở Âu Châu 5.6, ở các nước chậm phát triển nhất con số tử vong có thể lên tới 33 triệu.

 

Bản tường trình mang tên “Global Macroeconomic Consequences of Pandemic Influenza”, được thực hiện bởi Giáo Sư Đại Học Quốc Gia Úc Đại Lợi là Warwick McKibbin và đồng bạn nghiên cứu của ông là tiến sĩ Alexandra Sidorenko, nêu lên một trường hợp xẩy ra được so sánh như sau:

 

Nhẹ thì giống như trận cúm Hồng Kông 1968-1969.

Vừa thì giống như trận cúm Á Châu năm 1957.

Khá thì như trận cúm Tây Ban Nha 1918-1919 (một trận cúm có 1 tỉ người bị nhiễm và 50 triệu chết)

Nặng thì tệ hơn trận cúm Tây Ban Nha.

 

Tóm lại, hiện nay ngoài Á Châu là nơi dịch cúm gia cầm xuất phát, còn có cả ở Hy Lạp, Ý, Thổ, Tiệp Khắc, Nga, Azerbaijan và Rômania ở Âu Châu, cũng như Iran và Iraq ở Trung Đông và Nigeria ở Phi Châu.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL