Cuộc Khủng Hoảng về Lẽ Phải

nơi Chế Độ Dân Chủ ở Âu Châu
 

 


Bà Janne Haaland Matlary, nguyên bộ trưởng ngoại giao của Na Uy, chia sẻ với mạng điện toán toàn cầu Zenit về tác phẩm sắp xuất bản của bà, “Khi Sức Mạnh Trở Thành Nhân Quyền”. Người nữ tác giả 48 tuổi này hiện là giáo sư khoa học chính trị ở Đại Học Oslo, một phần tử của Hội Đồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình, và là tham vấn viên của Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình. Theo bà, con người bất khoan nhân nhất nghĩ rằng họ nhân nhượng, nhưng việc nhân nhượng của họ thực sự chỉ bao gồm những điều họ ấp ủ mà thôi.

 

Vấn:     Điều gì đã thực sự làm cho bà chú trọng tới đề tài này và thúc đẩy bà viết tác phẩm ấy? Đức Hồng Y Ratzinger đã ảnh hưởng như thế nào tới những hứng khởi của bà và việc nghiên cứu của bà?

 

Đáp:   Tôi luôn chú trọng tới mối liên hệ giữa đạo lý và chính trị, và vì xuất thân từ một nền văn hóa chính trị nặng quan điểm thực chứng về luật pháp và chính trị, tôi đã cố gắng để mang truyền thống luật lệ tự nhiên vào các quốc gia Bắc Âu này.

 

ĐHY Ratzinger là nhà tư tưởng thượng thặng về vấn đề này ở Âu Châu, và tôi đã quen biết ngài qua việc tôi chú trọng tới vấn đề ấy.

 

Thật vậy, ngài đã viết lời mở đầu cho cuốn sách này – ngài đã viết lời giới thiệu cho câu truyện hoán cải của tôi, đó là cuốn “Una Scelta d’Amore” – và khi viết cuốn sách hiện nay ngài đã gợi ý cho tôi những văn liệu đối chiếu hữu dụng v.v. Thế nhưng, ngài được chọn làm Giáo Hoàng và có trách nhiệm với toàn thế giới, một công việc tất nhiên không bao gồm vấn đề viết những lời giới thiệu sách vở nữa.


Vấn:     Chúng ta được dạy là phải tôn trọng quyền lợi của hết mọi người. Những cuộc bàn luận về “các thứ nhân quyền” làm cho bà quan tâm ra sao?

 

Đáp:   Chính chủ nghĩa tương đối là những gì làm suy yếu nhân quyền. Ở Na Uy, một y sĩ hiện nay lập luận rằng nhân quyền bị vi phạm nếu trẻ em phải làm bài ở nhà, vì chúng không buộc phải làm việc sau giờ học. Các tổ chức phi chính phủ NGO biện họ “nhân quyền” cho cả các con thú vật nữa v.v.

 

Nhân quyền đã trở thành thứ ý hệ trần thế toàn cầu, và như thế là tốt. Thế nhưng, khi chúng có thể bị mạo dụng một cách khôn cùng như thế là chúng ta đang phải đương đầu với một vấn đề khủng khiếp. Thật vậy, việc bàn luận của Đức Ratzinger về “cái độc đoán của tương đối thuyết” chưa bao giờ lại trở thành một đề tài như thế.


Vấn:     Bà nêu lên vấn đề là sinh hoạt chính trị thường là sinh hoạt quan trọng nhất cà cao quí nhất của con người, vì nó liên quan tới sự thiện của toàn thể xã hội loài người. Làm thế nào chúng ta lại trệnh khỏi kiến thức này về lãnh vực chính trị, và bà có nghĩ rằng chúng ta có thể trở về với lý tưởng ấy hay chăng?

 

Đáp:   Bao giờ cũng có thể trở về với ý nghĩa đúng đắn của khoa chính trị học, thế nhưng cũng xác thực nữa là có rất ít dấu hiệu cho thấy vào thời điểm này đây. Nó đòi vai trò nhà nước phải làm điều này, và thực hiện việc đào luyện về phương diện ấy.

 

Ngày nay lý tưởng về sự thiện tối hậu “summum bunum” hiếm được chấp nhận, thế nhưng lại thường  thấy cái lý tưởng về việc gia tăng quyền lực của con người vì những lý do vị kỷ. Vấn đề này là đề tài của phiên họp của Giáo Hoàng Học Viện về Các Khoa Xã Hội Học vào Tháng 11 này, nơi tôi sẽ bàn đến vấn đề này nhiều hơn nữa.


Vấn:     Bà thấy thế nào về một khoa nhân loại học lành mạnh như là một cái gì then chốt cho con người tân tiến, và chúng ta làm sao để có thể hiểu được con người mà họ cần phải trở nên?

 

Đáp:   Truyền thống này xuất phát từ Plato và Aristote qua Thánh Tôma và chủ nghĩa mới về ngôi vị.

 

Tất cả truyền thống Âu Châu là một truyền thống nhấn mạnh đến các nhân đức và tính hư nết xấu như là những gì cấu tạo nên bản tính của con người. Ngay cả Machiavelli cũng chủ trương như thế; ông nhận định là cái luân lý chính trị và luân lý riêng tư không đồng nghĩa với nhau, thế nhưng ông tán thành những lý tưởng về con người đạo hạnh nhân đức.

 

Ngày nay chủ trương chủ yếu ở Tây phương là ở chỗ vấn đề về bản tính của con người không có ý nghĩa gì cả, vì nó được căn cứ vào một ý niệm bất khả chấp về khoa siêu hình học bản thể và khoa triết học kiến thức, tức là vào một cái gì đó hiện hữu một cách khách quan.


Vấn:     Khi chúng ta nói về các thể chế chính trị, như chế độ dân chủ, phải chăng nó chỉ là phương tiện để tổ chức xã hội, một phương pháp hoặc là việc cai trị, hay nó còn là một cái gì đó sâu xa hơn ở nền tảng của nó?

 

Đáp:   Thực sự nó chỉ là một phương sách, thế nhưng nó bao hàm một số giá trị khách quan nơi nó, đó là tính cách bình đẳng trước luật pháp, như là một nền tảng khách quan đối với luật lệ, việc phân quyền, việc nhân nhượng với các ý kiến ngược nghịch v.v.

 

Tóm lại, nó bao hàm một thứ “Rechtsstaat” thực sự, nên có nghĩa là các thứ quyền lợi căn bản, những gì được người Đức gọi là “Grundrechte” và những gì ngày nay là nhân quyền, đều được xác định một cách khách quan.


Vấn:     Trong một xã hội lẫn lộn và vô thần, có thể nào thực hiện được việc thậm chí bắt đầu xác định một loạt những thứ nhân quyền phổ quát hay chăng? Phải chăng lý trí của con người có thể biết được cái bản tính chung này của nhân loại?

 

Đáp:   Vấn đề của tôi ở đây là cái chuyển đổi ấy đang làm suy yếu đi chính cái chế độ dân chủ phục vụ cho nhân quyền, tức là tất cả khuynh hướng chủ quan trong việc ấn định các thứ nhân quyền là những gì đang dẫn tới chỗ “sức mạnh làm thành quyền lợi”.

 

Có thể nào xác định được các quyền lợi của con người một cách khách quan hay chăng? Tôi cảm thấy bi quan đó. Có thể là những hậu quả cực đoan nơi việc diễn tiến hiện nay cần phải được trải qua trước, rồi mới tới chỗ con thoi bật trở lại hay chăng.

 

Cuốn sách của tôi chỉ phân tích cái nan giải này, tương phản với diễn tiến hiện nay, theo chiều hướng hiểu biết nhân quyền căn cứ vào luật tự nhiên.


Vấn:     Bà có thể nói thêm về cái mâu thuẫn ngược đời ở Âu Châu hay chăng, cái khác nhau giữa các quyền lợi được những xứ sở ấy ban bố ở hải ngoại, với những quyền lợi được áp dụng tại nội quốc? Dường như họ đang chế tạo ra một số quyền lợi nhiều hơn nữa, để làm gì vậy?

 

Đáp:   Ngày nay nhân quyền được ấn định theo những tiến trình về quyền lực của chính trị, và nhiều quyền lợi được ấn định ấy tốt đẹp. Có những ấn định tiêu chuẩn cho các quyền lợi chính yếu về chính trị mà tất cả chúng ta cần phải tranh đấu.

 

Thế nhưng, khi xẩy ra với gia đình, những thứ quyền sản sinh, v.v., thì việc ấn định ấy rất ư là sôi nổi, và chúng ta áp đặt những ấn định ấy, những ấn định chuyên chở ý kiến quần chúng – hay dù không phải như thế nữa - lên toàn thế giới.


Vấn:     Bà có thể phát biểu nhận định về những quan niệm của “tính cách đúng đắn về chính trị” và “việc nhân nhượng” hay chăng?

 

Đáp:   “Tính cách đúng đắn về chính trị” nghĩa là khuynh hướng hiện nay đang chi phối truyền thông và ý kiến quần chúng, những gì rất thường là thô bạo hà khắc. Nó là việc bất đồng đắt đỏ về tính cách đúng đắn chính trị, và cái giá ấy là vấn đề loại trừ hóa và thường là vấn đề phỉ báng.

 

Tính cách nhân nhượng là ở chỗ người ta biết những gì họ tranh đấu, bởi thế những gì người ta không tranh đấu thì do đó không cần phải nhân nhượng. Nhân nhượng về những gì người ta không thích là vấn đề ở đây – ý nghĩa câu châm ngôn của Voltaire đó là “Tôi hoàn toàn bất đồng với những gì anh tranh đấu, thế nhưng tôi sẽ chết cho quyền đấu tranh của anh”.

 

Ngày nay chúng ta thấy rằng thành phần và các nhóm bất nhẫn nhất nghĩ rằng mình nhân nhượng, thế nhưng cái nhân nhượng của họ thực sự chỉ bao gồm những gì họ ấp ủ theo đuổi mà thôi.


Vấn:     Bà thấy chiều hướng “các thứ nhân quyền” hiện nay đang đi về đâu?

 

Đáp:   Nó cứ cứ phát triển; nó đã là cuốn sách thánh trần tục về khoa chính trị học. Tôi hoan hô điều ấy, khi các thứ nhân quyền đích thực thật sự giải thoát tất cả mọi người, thế nhưng, như tôi đã nói, tôi cảnh giác chủ nghĩa tương đối đi kèm theo nó.

 

Các thứ nhân quyền theo luận lý bao hàm vấn đề chúng có thể được ấn định, và do đó được tán thành chấp nhận ngược lại với quan niệm của đa số và quyền lực chính trị.


Vấn:     Thành phần Công giáo bình thường có thể thực hiện những gì trong nỗ lực tán thành thứ kiến thức khách quan về các quyền lợi cũng như về bản chất của con người?

 

Đáp:   Hãy chủ động nơi đời sống quần chúng: báo chí, học đường, chính trị. Đây là nhiệm vụ của tất cả mọi người công dân, và là phận vụ của tín lý xã hội của Công Giáo. 

 

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, theo tín liệu của Zenit ngày 13/10/2005