Hôn Nhân: Đồng Tế Mầu Nhiệm Yêu Thương


 

Hôn Nhân: Khủng Hoảng Yêu Thương

"Hôn nhân không phải là một tiệc cưới yêu thương, mà là một cuộc đồng tế Mầu Nhiệm Yêu Thương, liên hoàn cử hành trong đền thành gia đình và trên ban thờ thân thể nên một của hai vợ chồng" (Cao Tấn Tĩnh: "Mái Ấm Yêu Thương", Cao-Bùi, 1993)

Thật vậy, theo khuynh hướng và trào lưu duy nhân bản (humànism) ngày nay, hôn nhân "không phải là một tiệc cưới yêu thương" là gì, đối với đa số (nếu không muốn nói là hầu hết) cặp vợ chồng (tại Âu Mỹ), nhất là trong thành phần giới trẻ, qua hiện tượng "tự do luyến ai".

Hôn nhân ngày nay "không phải là một tiệc cưới yêu thương" là gì, khi mà chế độ hay chính sach "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó" hầu như đã hoàn toàn giải thể, như đang xẩy ra cho chế độ và chính sach cộng sản ở Âu Châu nói riêng và trên thế giới nói chung.

Hôn nhân ngày nay cũng "không phải là một tiệc cưới yêu thương" là gì, khi mà giới gia (thành phần đã lập gia đình) đang trên đa ly dị (thay vợ đổi chồng) với thống kê (tại Hoa Kỳ) hiện nay (1994) là 60%.

Hôn nhân ngày nay cang "không phải là một tiệc cưới yêu thương" là gì, khi mà giới trẻ (có ý định lập gia đình) hầu như bao giờ cũng enjoy "tiền dâm hậu thú", bằng việc cử hành "giây phút trọng đại" (big moment) vào dịp Dạm Ngõ (dating) riêng với nhau.

Ngày 2-2-1994, trong "Thư Gửi Các Gia Đình" nhân dịp Năm Gia Đình Quốc Tế 1994, ĐTC Gioan-Phaolô II đã nhận định về hiện tượng và hậu quả của "tự do luyến ai" nay như sau:

"Ngược lại với văn minh yêu thương (the civilization of love) hẳn là hiện tượng được gọi là 'tự do luyến ai' (free love)' điều nay thật là nguy hiểm vì nó thường đưa ra một lối sống theo những cảm xúc thực sự của mình, nhưng thật ra là hủy hoại yêu thương. Biết bao gia đình đã bị hủy hoại vì tự do luyến ai!" (The Pope Speaks: vol 39, no 4, 7-8/1994, pg 224).

Tình trạng "biết bao gia đình bị hủy hoại vì tự do luyến ai" như ĐTC nhận định như thế nghĩa là gì?

"Nếu không phải là một chứng cớ nói lên việc con người văn minh ngày nay đã lạm dụng 'tự do luyến ai' của mình, hay đã không biết 'tự do luyến ai' là gì, hoặc đã 'tự do luyến ai' qua trớn v.v." ("Mái Ấm Yêu Thương" tr. 118)

Về nguyên tố làm cho "biết bao gia đình bị hủy hoại vì tự do luyến ai" nay đã được chính ĐTC Gioan-Phaolô II trong cùng bức "Thư Gửi Các Gia Đình" đề cập đến như sau:

"Tất cả những gì phản lại với văn minh yêu thương là phản lại tất cả sự thật về con người và trở nên một mối đe dọa cho họ: nó không cho phép họ tự tìm thấy và cảm thấy an toàn làm vợ chồng, làm cha mẹ, làm con cai. Cai được gọi là 'làm tình an toàn' (safe sex) do 'văn minh kỹ thuật' (civilization of technology) phổ biến, thật ra, theo quan điểm về những đòi hỏi tổng quan của người ta, chẳng có an toàn gì cả, mà lại thật là nguy hiểm. Nó tac hại cả con người lẫn gia đình. Và điều nguy hiểm nay là gì? Đó là làm mất đi sự thật về riêng con người mình và về gia đình, cộng với việc liều mất đi tự do mà hậu qủa là mất chính tình yêu" (Cùng tai liệu trích dẫn The Pope Speaks, tr 223).


Hôn Nhân: Phản Ảnh Yêu Thương

Như thế, nguyên nhân sâu xa trong hiện tượng "Hôn Nhân: Khủng Hoảng Yêu Thương" không phải bắt nguồn từ khuynh hướng hay trao lưu "tự do luyến ai", cho bằng vì khủng hoảng Đức Tin: "Ai có thể chối cải là thời đại của chúng ta là một thời đại được đanh dấu bằng một 'cuộc khủng hoảng về sự thật' (crisis of truth)? Cuộc khủng hoảng về sự thật trước tiên có nghĩa là khủng hoảng về các ý niệm (crisis of concepts). Những từ ngữ 'yêu thương', 'tự do', 'chân tặng' (sincere gift), và ngày cả từ ngữ về 'con người' (person) và 'các quyền của con người' có thật sự lột tả ý nghĩa chính yếu của chúng hay không?" (Gioan-Phaolô II: "Thư Gửi Các Gia Đình").

Phải, thực tế ngày nay đã cho thấy, cơn bão lốc (tornado) "khủng hoảng về sự thật" nay trong thế giới tột đỉnh văn minh ngày nay đã quật tung lên và cuốn văng đi tất cả những cặp vợ chồng "xây nhà mình trên cát" (Mt 7:26). "Nhà" của họ đây là gì? Nếu không phải là "gia đình" của họ, là "lâu đai tình ai" của họ, là "hạnh phúc hôn nhân" của họ. Họ đã "xây nhà mình trên cát" là gì? Nếu không phải là xây trên những quan niệm và ý hướng tự nhiên trong việc lập gia đình. Quan niệm tự nhiên trong việc lập gia đình như "trai lớn lấy vợ, gai lớn lấy chồng". Ý hướng tự nhiên trong việc lập gia đình như chỉ hoàn toàn vì nhu cầu yêu thương thuần túy đòi hỏi để tìm kiếm hạnh phúc hôn nhân mà thôi.

Nếu "trai lớn lấy vợ, gai lớn lấy chồng" "chỉ hoàn toàn vì nhu cầu yêu thương thuần túy đòi hỏi để tìm kiếm hạnh phúc hôn nhân mà thôi", thì đến chính lúc cần phải yêu thương nhau chân chính nhất, hoàn toàn nhất, ở tại hy sinh, nhịn nhục, thứ tha (mới thật là yêu) thì họ lại bỏ nhau. Điều có vẻ mâu thuẫn đến chói tai nay thực sự đã xẩy ra trong thế giới ngày nay tại các nước văn minh Âu Mỹ, mà "Hôn Nhân: Khủng Hoảng Yêu Thương" là một bằng cớ hùng hồn nhất.

Thật vậy, nếu "chỉ hoàn toàn vì nhu cầu yêu thương thuần túy đòi hỏi để tìm kiếm hạnh phúc hôn nhân mà thôi" thúc đẩy làm cho "trai lớn lấy vợ, gai lớn lấy chồng", thì thực sự họ đã "xây nhà mình trên cát", chắc chắn "túp lều lý tưởng" của họ, cho dù có trở nên "một túp lều tranh, hai trai tim vàng" theo nỗ lực tự nhiên của họ đi nữa, cũng khó lòng thoat khỏi cảnh bất hạnh, không nặng thì nhẹ. Nếu nhẹ thì bị "thiếu rượu" (Gn 2:3) ngày trong "tiệc cưới yêu thương" là lúc vui nhất và long trọng nhất của cuộc sống gia đình mà họ mơ ước. Nếu nặng, sẽ bị "hoàn toàn sụp đổ" (Mt 7:27) khi gặp mưa giông bão tố trong cơn bão lốc "khủng hoảng về sự thật" hiện nay.

Thực trạng cũng là thảm trạng nay không có gì đang bỡ ngỡ và lạ lùng. Bởi vì, cả họ là người yêu lẫn người chồng hay vợ là người tình tuyệt vời trăm năm của họ không phải là chính "tình yêu". Vì không phải "là chính tình yêu", do đó, tình yêu mà họ có (chứ không phải họ là) để hướng về nhau, để tìm kiếm nhau, để thu hút nhau, để trao cho nhau, để nên một với nhau, tự bản chất của nó, vẫn có thể bị chi phối, vẫn có thể thay đổi, vẫn có thể xoay chiều, vẫn có thể phản bội.

Để rồi, một khi tình yêu tự nhiên đã cạn, (theo định luật tự nhiên nơi những gì hạn hữu), như cây đèn hết dầu, anh sang hạnh phúc hôn nhân cũng sẽ tự nhiên tắt lịm. Hạnh phúc bị khành kiệt (bankruptcy) như cây đèn hết dầu nay không phải chỉ vì nó đã cạn dầu yêu thương, mà còn có thể là vì yêu thương đã trở thành một thứ vốn liếng làm ăn (business), có lời thì nhào vô đầu tư và cạnh tranh, bất lợi thì rút lui và bảo thủ.

Chính vì hiện tượng "Hôn Nhân: Khủng Hoảng Yêu Thương" gây ra bởi "cuộc khủng hoảng về sự thật" đang làm tan nat bao cặp vợ chồng và bao gia đình là nền tảng xã hội hiện nay mà "con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa" (STK 9:6), "có nam có nữ" (STK 1:27), cần phải hiểu được ý nghĩa đích thực của hôn nhân và nhờ đó đi theo đúng chiều hướng siêu nhiên của hôn nhân, để có thể "xây nhà mình trên đa", trên nền tảng kiên cố mà không gì có thể tan pha được nó.

"Ý nghĩa đích thực của hôn nhân và chiều hướng siêu nhiên của hôn nhân" đây được ham chứa nơi và biểu hiện qua ơn gọi hôn nhân, một ơn gọi "phản ảnh yêu thương". Bất cứ một cuộc hôn nhân nao không thực sự "phản ảnh yêu thương" sẽ không bao giờ có hạnh phúc chân thật, nếu không muốn nói là nó còn có thể trở nên bất hạnh. Cang "phản ảnh yêu thương", hôn nhân cang hạnh phúc. "Con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa" "có nam có nữ" chỉ tìm thấy ý nghĩa đích thực và phẩm vị cao qúi của hôn nhân trong ơn gọi "phản ảnh yêu thương" mà thôi:

"Trong anh sang của Tân Ước, có thể nhận chân khuôn mẫu nguyên vẹn của gia đình được tìm thấy trong chính Thiên Chúa, trong mầu nhiệm sự sống Ba Ngôi của Ngai. Ngôi thần linh 'chúng ta' (the divine 'We') là mẫu thức đời đời của ngôi nhân loại 'chúng ta' (the humàn 'we'), nhất là ngôi 'chúng ta' được hình thành có nam có nữ theo hình ảnh và giống như thần linh"
(ĐTC Gioan-Phaolô II: "Thư Gửi Các Gia Đình")

"... bản tính và vài trò của gia đình được chuyên biệt bởi yêu thương. Bởi thế gia đình màng sứ mạng bảo trì, thể hiện và thông đạt yêu thương, một việc làm phản ảnh sống động của và cũng là một chia sẻ thực sự vào tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại cũng như tình yêu của Chúa Kitô đối với Giáo Hội hiền thê của Người" (ĐTC Gioan-Phaolô II: Tông huấn "Familiaris Consortio", đoạn 17)


Hôn Nhân: Mái Ấm Yêu Thương

Tuy nhiên, "con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa" "có nam có nữ" làm thế nao để có thể trung thực và sống động "phản ảnh yêu thương" qua cuộc sống vợ chồng của mình? Nếu không phải, theo tinh thần của hôn ước, vợ chồng yêu thương nhau vì Chúa, trong Chúa, cho Chúa và như Chúa.

"Vợ chồng yêu thương nhau vì Chúa":

Chính Thiên Chúa là Đấng đã xe duyên kết nghĩa cho hai người, đó là một việc "thiên định" (Tobia 7:11), như ngày từ ban đầu Ngai đã nhúng tay vào việc hôn nhân của hai nguyên tổ khi dựng nên Evà từ con người và dẫn đến cho con người (x.STK 2:22). Trên thực tế, người ta thường quên hay không để ý đến ý nghĩa hôn nhân được "thiên định" nay. Do đó, họ đã dễ dang thay vợ đổi chồng như thay đổi thời trang, làm như người phối ngẫu của họ là do họ chọn lựa, hơn là do Thiên Chúa sắp xếp duyên số cho họ gặp nhau, hợp nhau, yêu nhau và lấy nhau. Cho dù trên thực tế con người có quyền tự do chọn lựa chung mọi sự và riêng hôn nhân đi nữa, quyền tự do chọn lựa của họ vẫn hoàn toàn không có tính cách tuyệt đối, hơn là chỉ có tính cách tương đối, tính cách nhận biết và chấp nhận những gì Thiên Chúa đã tiền định mà thôi. Chính vì hôn nhân được "thiên định" như vậy, một khi họ phản bội nhau thì, trước hết và trên hết, họ phản bội Thiên Chúa, Đấng xe duyên kết nghĩa cho họ, họ "phân ly những gì Thiên Chúa đã liên hợp" (Mt 19:6). Trong cuộc sống hôn nhân, bao giờ hai vợ chồng còn ý thức được người phối ngẫu của mình là "người của Chúa" ở với mình, thì hôn nhân, về mặt tiêu cực, khó lòng mà đổ vỡ, trai lại, về mặt tích cực, vợ chồng sẽ có khả năng yêu thương nhau trong Chúa.

"Vợ chồng yêu thương nhau trong Chúa":

Cho dù lý do hai vợ chồng lấy nhau hoàn toàn vì Chúa, "không phải vì nhục dục" (Tobia 8:7), như chang Tôbia con trong đêm tân hôn, và nhận biết nhau là "người mà Chúa cho ở với tôi" (STK 3:12), như con người (Adong) khi còn ở trong vườn địa đường đi nữa, họ vẫn có thể "nghe vợ mình" (STK 3:17) hơn nghe Chúa. Bởi con người vợ chồng, qua hai nguyên tổ, đã yêu nhau lệch lạc như thế, họ đã làm mất đi sự hiệp thông "ngày ban đầu" (Mt 19:8) của "một bản thân" (STK 2:24), được bộc lộ qua cảm nhận "xấu hổ" của họ, đến nỗi họ phải che dấu đi bộ phận phai tính của mình (x.STK 3:7). Thực tế cũng cho thấy, dù ca nhân mỗi người phối ngẫu không làm gì tiêu cực có thể trực tiếp tac hại đến hạnh phúc hôn nhân, song nếu không chịu luôn luôn cùng nhau tìm hiểu ý Chúa để hiệp nhất tâm trí và hành động, hai vợ chồng cũng khó lòng tranh khỏi những bất đồng, bất nhất, bất ổn, bất mãn, bất an, thậm chí bất hạnh, vì ai cũng nghĩ là mình đúng, cũng nghĩ là mình hay, cũng nghĩ là mình hơn.

"Vợ chồng yêu thương nhau cho Chúa":

Trong việc "liên hợp" con người được dựng nên theo hình ảnh Ngai "có nam có nữ" để "nên một bản thân", Thiên Chúa, qua việc chúc phúc cho họ, muốn họ "sinh sôi nẩy nở' tran làn mặt đất và làm chủ nó" (STK 2:28). Do đó, hôn nhân sẽ mất mục đích khi con người nam nữ là vợ chồng với nhau chỉ tìm vui nơi nhau và với nhau, sợ màng nặng đẻ đau, sợ con cai làm phiền mình, sợ con cai làm giảm hạnh phúc hôn nhân, bằng những cách thức ngừa thai nhân tạo, thậm chí bằng đường lối pha thai, hay giáo dục con cai cách bừa bãi. Hôn nhân cũng sẽ lu mờ giá trị cao qúi khi cha mẹ chỉ biết đến tổ ấm của mình mà không cần biết đến hay không để ý đến cộng đồng xã hội, đến nhu cầu công ích cần sự đóng góp của họ, hay có đóng góp họ cũng chỉ nhắm đến lợi ích trước hết cho ca nhân hay gia đình mình mới dấn thân cộng tac hay mới chịu hy sinh.

"Vợ chồng yêu thương nhau như Chúa":

"Thiên Chúa là Tình yêu" (1Gn 4:8,16), và Ngài đã tỏ mình ra hay tỏ tình với nhân loại bằng việc ban mình cho họ, khi mặc lấy nhân tính của họ, nên giống họ hoàn toàn, để có thể gánh lấy những yếu hèn của họ, tiêu hủy đi những tội lỗi của họ, hầu cho họ được sống, một sự sống viên mãn hơn (x.Gn 3:16, 1:14, 1Gn 4:9, DT 2:17, 4:15, Gn 10:10). "Hôn Nhân: Phản Ảnh Yêu Thương" cũng chỉ hoàn toàn và thực sự đạt đến tầm vóc trọn vẹn của mình khi hai vợ chồng lột tả và hiện thực hóa tình yêu trọn hảo nay của Thiên Chúa. Bằng cách: "Các người vợ phải phục tùng chồng mình như phục tùng Chúa, vì chồng là đầu của vợ mình như Chúa Kitô là đầu của thân thể mình là Giáo Hội cũng là vị cứu tinh của Giáo Hội. Như Giáo Hội phục tùng Chúa Kitô, các người vợ cũng phục tùng chồng mình như vậy trong mọi sự. Các người chồng hãy yêu thương vợ mình như Chúa Kitô yêu thương Giáo Hội. Người đã hiến mình cho Giáo Hội... Chồng phải yêu thương vợ mình như chính bản thân mình" (Eph 5:22-25, 28).

Vào chính ngày kỷ niệm thành hôn hằng năm, hai vợ chồng họ bao giờ cũng xin nghỉ việc (nếu gặp ngày trong tuần), để cùng nhau đi tĩnh hôn (tĩnh tâm về hôn nhân). Sau đúng 10 năm lấy nhau, họ đã cùng nhau soạn thảo một văn kiện hôn nhân như sau:

Thỏa Ước Yêu Thương.

Vợ chồng tôi ý thức được rằng:

1.     Bản chất của hôn nhân là vợ chồng hiệp nhất "nên một bản thân", (bởi thế, không có vấn đề xưng hô "hai vợ chồng chúng tôi" ở đây, mà chỉ còn là "vợ chồng tôi").

2.     Thế nhưng, sự hiệp nhất nguyên thủy của hôn nhân đã bị nguyên tội hủy hoại.

3.     Bí Tích Hôn Phối có tac dụng hiệp nhất "nên một bản thân" người nam và người nữ được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, để biểu hiện cho"Thiên Chúa là Tình Yêu".

4.     Thế nhưng, trên thực tế, vợ chồng tôi vẫn nhận thấy mình mới hiệp nhất nên một thân mình có 4 chân, còn sống với nhau theo luật rừng, thường cắn cấu, giành giựt nhau.

5.     Bởi vậy, đối với vợ chồng tôi, hôn nhân là tiến trình hiệp nhất "nên một bản thân".

6.     Thế nhưng, trong đời sống hôn nhân, vợ chồng không thể hiệp nhất "nên một bản thân" nếu không biết cảm thông và chia sẻ.

7.     "Cảm thông" bằng cách lắng nghe nhau: 1 x 1 = 1 (hôn nhân là "nên một bản thân").

8.     "Chia sẻ" bằng cách thích ứng với nhau: 1 / 1 = 1 (hôn nhân là "nên một bản thân").

9.     Sở dĩ vợ chồng tôi không/chưa lắng nghe được nhau là vì nơi mỗi người còn ồn ào với đủ thứ đòi hỏi theo tư lợi: 1 + 1 = 2 (hôn nhân không nên 1: vô nghiã).

10.     Sở dĩ vợ chồng tôi không/chưa biết chia sẻ với nhau là vì nơi mỗi người còn nghẹt cứng tự ai của thần tôi vĩ đại: 1 - 1 = 0 (hôn nhân không nên 1: tan vỡ).

Do đó, để hiệp nhất "nên một bản thân", vợ chồng tôi đồng tâm nhất quyết từ nay:

1. Tin tưởng vào con người của nhau,
2. Để ý đến những sở thích của nhau,
3. Tôn trọng những tâm tư của nhau,
4. Chiều theo đòi hỏi vô tội của nhau,
5. Đap ứng những nhu cầu của nhau,
6. Chia sẻ những khó khăn của nhau,
7. Nâng đỡ những yếu kém của nhau,
8. Bênh chữa những lỡ lầm của nhau,
9. Bổ khuyết những thiếu sót của nhau,
10. Tha thứ những bội bạc của nhau.


Xin Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Trinh Nữ Sinh Con Maria, Mô Phạm cho cả đời sống tu trì (Trinh Nữ) và hôn nhân (sinh con), là Mái Ấm Yêu Thương của gia đình vợ chồng con! (TGP/LA ngày 6-8-1993)