Quyền Lực của Tòa Thánh Vatican và Hoa Kỳ: những điểm khác biệt


Ông Rafael Navarro-Valls, giáo sư dạy Đại Học Complutense ở Maní và là Tổng Bí Thư của Hàn Lâm Viện Hoàng Vương Tây Ban Nha Về Tư Pháp và Lập Pháp, vừa cho xuất bản một tác phẩm nhan đề “Về Quyền Lực Và Vinh Quang”. Cuốn sách này là tổng hợp những bài viết về các khía cạnh khác nhau giữa tổng thống Hoa Kỳ và thẩm quyền lãnh đạo thiêng liêng của ĐTC GPII. Tác phẩm này cũng nói đến cả các vần đề về “Phái Tính, Hôn Nhân và Luật Pháp”, “Văn Hóa và Đại Học”, “Lương Tâm và Luật Pháp”, những gì đưoọc tác giả dẫn giải trong cuộc phỏng vấn với cơ quan tín liệu Tây Ban Nha Veritas như sau.

Vấn:     Ý định của ông như thế nào trong việc thu thập các loạt bài này để làm thành tập sách của ông?

Đáp:     Khi tập trung vào cung cách tương đương về quyền lực của vị tổng thống Hiệp Chủng Quốc và quyền lực của Đức Giáo Hoàng, đệ nhất thẩm quyền thiêng liêng trên thế gian này, tôi muốn cho thấy một loạt những tương phản giữa hai quyền lực chỉ được phân biệt chỉ bằng “đường tơ kẽ tóc đỏ”.

Nếu Hoa Thịnh Đốn là khấu trường chính trị có vị tổng thống đóng vai chính thì Rôma là Tòa Giáo Hoàng, vị tin rằng bất cứ ai trên thế giới này cũng là diễn viên trong đại kịch bản do Thiên Chúa sáng tác.

Vấn:     Chức vụ tổng thống Hiệp Chủng Quốc trở nên sôi nổi khi gần đến ngày bầu cử 2/11. Theo ý của ông thì đâu là những đặc tính về đạo lý cần phải thấy nơi con người có quyền lực nhất này?

Đáp:     Chức vụ tổng thống này có hai bộ mặt: một bộ mặt mang lại hy vọng và có tính cách truyền thống; còn bộ mặt kia, đen đủi hơn, bao gồm những lời hứa hẹn bất thành cùng với những thực tại thô lỗ. Kissinger đã nói rằng quí vị “cần phải là một cái tôi cự phách không cần việc làm mới có thể trở thành ứng cử viên chức vụ tổng thống Hiệp Chủng Quốc”.

Đó không phải là quan điểm của tôi. Tôi nghĩ rằng một vị tổng thống cần phải đức tính, có óc tò mò tri thức, có nghị lực, có một cảm quan về lịch sử và có một nhãn quan về tương lai.

Những cuộc khủng hoảng ông thấy hằng ngày ở Tòa Bạch Ốc là một chuỗi những thách đố mà các vị tổng thống đã không bao giờ có thể giải quyết được. Do đó mà tất nhiên những bài viết (làm nên phần thứ nhất của cuốn sách) mới nói đến hết mọi thứ vấn đề, như các gương mù và vấn nạn, những lầm lỗi và thành quả quan trọng, sự liêm khiết và bại hoại.

Việc tôi nghiên cứu về vai trò tổng thống Roosevelt, Kennedy, Reagan, Bush bố, Clinton và Bush con, v.v. đều cho thấy như thế, mặc dù cuốn sách này cũng phân tích cả những nhân vật khác nắm trong tay quyền lực, như Churchill, De Gaulle và Bob Kennedy.

Vấn:     Ông đã giành phần dài nhất cuốn sách để phân tích về “quyền lực thiêng liêng” cùng với những vấn đề liên hệ đến quyền lực này. Quan điểm của ông về Đức Gioan Phaolô II ra sao?

Đáp:     Đức Gioan Phaolô II là một nhà cách mạng, vị dẫn đầu cuộc nổi dậy chống lại một lối sống bị chi phối, như Indro Montanelli nói, “bởi nỗi lo âu về cái mới mẻ mà vào buổi chiều đã trở thành hư nát những gì mới được sáng tạo vào ban sáng”.

“Những phân rẽ thê thảm (của cuộc nổi dậy) này (tương phản với những cuộc phân rẽ của Ngũ Giác Đài) là những gì bất khả đo lường được theo nghĩa quân sự, thế nhưng các hoạt động và ngôn từ của nó có một quyền lực liêm chính, một quyền lực bị kẻ thù của nó bình phẩm là liều lĩnh táo bạo của những ai nâng qui chuẩn lên trên bầu không khí tầm thường.

Thật vậy, hầu hết cuốn sách nói đến một loạt vấn đề có vai chính là quyền lực thiêng liêng của vị Giáo Hoàng. Đây là một quyền lực, như tôi đã nói đến trước đây, nhiều lần đã bị tách rời khỏi thực tại chỉ bằng một đường tơ kẽ tóc đỏ.

Tất nhiên ở biên giới ấy đã xẩy ra những cuộc giao tranh về căn tính (trào lưu tục hóa và những giới hạn của nó, quyền tự do diễn đạt và yếu tố tôn giáo, giáo phái, lãnh vực chung riêng nơi hoạt động chính trị v.v.). Tôi cẩn thận nghiên cứu những vấn đề ấy.

Ngoài ra, cuốn sách này bao gồm cả việc phân tích những loạt hành động khác của Đức Gioan Phaolô II (chuyến tông du tới Cuba, Trung Đông, việc Ngài tranh đấu cho nhân quyền, mối liên hệ giữa Ngài với Thẩm Quyền Palestine và Do Thái, Fatima và Bí Mật Phần Thứ Ba, việc Ngài đối đầu với những chủ nghĩa độc tài mới v.v.) đều là những gì chứng tỏ cho thấy một cách rõ ràng hoạt động liên tục của Ngài.

Những thách đố vị Giáo Hoàng này cần phải giải quyết ở Quảng Trường Thánh Phêrô còn phức tạp hơn nhiều những thách đố của tổng thống ở Tòa Bạch Ốc.

Vấn:     Hai lần trong cuộc phỏng vấn này ông đã đề cập tới “đường tơ kẽ tóc đỏ” phân biệt quyền lực thiêng liêng khỏi quyền lực trần thế. Ông có thể quảng diễn thêm ý tưởng này hay chăng?

Đáp:     Chỉ có ai đơn sơ mới nghĩ rằng không có những gì là bất ngờ xẩy ra nơi cái biên giới mập mờ này. Thế nhưng, những cái bất ngờ và chạm trán là một chuyện còn những mâu thuẫn lại là chuyện hoàn toàn khác hẳn.

Ngày nay chúng ta chứng kiến thấy một thứ khuynh hướng tò mò của truyền thông đại chúng trong việc pha mình vào phán đoán những hành động thuần túy tôn giáo thuộc thẩm quyền giáo hội. Một thứ khuynh hướng mà, qua hình thức cực đoan của nó, làm bốc lên những ngọn lửa hỏa lò dân sự thiêu cháy những thẩm quyền ấy, những thẩm quyền được coi như là những tân lạc giáo về xã hội.

Đó là điều tương tự đang xẩy ra ở Tây Ban Nha đáp lại những hành động hợp lý của thẩm quyền giáo hội phán quyết về chính sách gia đình của chính quyền liên quan đến vấn đề ly dị, giảng dạy đạo nghĩa, hôn nhân đồng tính v.v. Nếu phân tích nhiều báo chí và truyền hình thì kết quả là một ghi nhận dài dòng thảm thiết chất chứa một thứ giải thích thiên kiến, đem một “thứ phẩm trật truyền thống” đối chọi với “những nhà cải cách can trường” của Giáo Hội.

Điều này cũng đang xẩy ra, chẳng hạn ở Hiệp Chủng Quốc nữa. Ccáh đây không lâu, có một bài báo dài đã được phổ biến, phân tích việc đối xử từ những lãnh vực quan trọng của các ngành truyền thông về những vấn đề liên hệ tới luân lý thần học của Giáo Hội Công Giáo. Kết quả đó là những lập luận của các tín liệu này đã xoay tít “chung quanh một thẩm quyền giáo hội bị công hãm đang cố gắng để áp đặt truyền thống của mình bằng những hình thức kiểm soát đầy uy quyền và bằng một tập trung lỗi thời vào xã hội tân tiến”.

Vấn đề đặc biệt xẩy ra với tin tức liên quan tới thế giới đồng nam tính. Chúng ta đang chứng kiến thấy một hình thức “phản hồi chủ nghĩa giáo sĩ” là những gì về phía dân sự đang nỗ lực để làm tái diễn qui lệ trần thế cổ thời, tức là bắt đạo giáo phải tuân theo các xu hướng ý hệ. Đây là một thứ thú nhận mới mẻ sặc mùi trần thế.

Vấn:     Một phần khác của cuốn sách giành cho những bài viết về “Phái Tính, Hôn Nhân và Luật Lệ”. Quyền lực dân sự và giáo hội ở đây được so sánh ra sao?

Đáp:     Phần này bao gồm một chuỗi những bài viết cho thấy điểm ráp nối tinh tế nhất giữa xã hội dân sự và Giáo Hội, đó chính là hôn nhân và gia đình. Gia đình (“một thứ dân chủ nhỏ bé nhất”) ngày nay đang phải chịu những cơn gió đổi thay về những quan niệm đang thay đổi những gì làm nên truyền thống của nó.

Cần phải giải cứu gia đình khỏi cái đam mê của các phương tiện truyền thông cũng như cần phải được thẩm lượng theo những quan điểm thích hợp hơn về các vấn đề như bạo lực tình dục, những cuộc kết hợp như thật theo pháp quyền và những đôi phối ngẫu được công nhận, những thứ đạo lý sinh học mới, những thứ nan giải về luân lý phát sinh từ các kỹ thuật truyền sinh mới và rất nhiều những vấn đề khác về luân thường đạo lý và pháp lý. Đó là những gì tôi đã cố gắng để thực hiện nơi cuốn sách này.

Vấn:     Đề tài của chương mang tựa đề “Lương Tâm và Lề Luật” muốn nói đến là gì?

Đáp:     Không có một quyền lực thiêng liêng nào mãnh liệt hơn lương tâm của mỗi người. Đó là lý do tại sao, thường xẩy ra hơn bao giờ hết, tận thẳm cung của lương tâm con người có một thảm kịch tối tăm không có gì là lạ đang mở ra, ở chỗ con người cần phải chọn lựa giữa phận sự của lương tâm buộc phải tuân theo qui tắc hợp pháp (căn cứ vào những gì được chúng ta gọi là “lương tâm chung của xã hội”), với một phận sự đôi khi chống cưỡng trước những đòi hỏi lương tâm cá nhân con người phải tuân theo qui tắc về luân lý.

Những gì mà nhiều năm trước đây là cốt lõi của việc chống đối theo lương tâm, như việc từ chối cầm súng phục vụ quân đội, thì ngày nay đã nổ tung ra cả ngàn chiều hướng khác nhau theo kiểu đại phá về pháp lý, như việc theo lương tâm chống đối vấn đề phá thai, vấn đề các dược liệu, vấn đề chữa trị về y khoa, vấn đề thuế má, vấn đề các phương tiện giáo dục, vấn đề các thí nghiệm về khoa học v.v.

Những gì đang xẩy ra nơi luật lệ Tây Phương đây? Không kể đến tính cách cơ hội của hành vi biệt lập thì các nhóm thiểu số hiểu rõ ràng một cách hết sức cảm thức là đang có những cái mâu thuẫn nào đó hiện hữu nơi nền văn hóa tân tiến.

Bởi vậy mà, chẳng hạn, trong một xã hội bị tục hóa thì sự sống con người đòi phải hết sức cẩn trọng. Theo chiều hướng mất đi cảm quan về đời sau, sự sống hiện thời có một tính chất khác. Thế nhưng đồng thời sự sống con người có thể bị đe dọa bởi những cuộc xung đột chẳng khác gì cuộc chiến tranh, cũng như bởi việc lập pháp cho phép sát hại vào lúc bắt đầu và cuối sự sống. Bởi thế không lạ gì mà việc chống đối theo lương tâm bới phát hiện ở những lãnh vực này.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 26/9/2004