Hiện Tượng Hồi Giáo Nổi Loạn:

Nguyên Nhân và Nội Dung của Vấn Đề – Làm sao để phòng chống

 

 

 

Tình trạng căng thẳng giữa người Hồi Giáo và Kitô Giáo càng ngày càng trở nên dữ dội hơn đặc biệt ở nước Nigeria Phi Châu, vì chiều hướng muốn chính trị hóa Hồi Giáo nói riêng và tôn giáo nói chung. Đó là nhận định của linh mục Obiore Ike, tổng đại diện của Giáo Phận Enugu, ở miền bắc nước Nigeria, trong cuộc viếng thăm mới đây của ngài tại một cơ quan có trung tâm ở Đức quốc là tổ chức Cứu Trợ Giáo Hội Túng Thiếu. Vị linh mục tổng đại diện này cho biết chi tiết như sau:

 

“Hồi Giáo đến Nigeria vào khoảng năm 1000 và Kitô Giáo, mặc dù trẻ trung hơn ở Nigeria, cũng đã hiện hữu sát cánh với những người Hồi Giáo, và đã từng có một mối liên hệ rất tự nhiên và nhân bản qua một thời gian rất dài.

 

“Tuy nhiên, mới đây, chúng ta đã nhận thấy xuất hiện tình trạng tấn công và bạo loạn. Chúng ta thấy tình trạng bừng lên một cuộc chính trị hóa Hồi Giáo và có lẽ chính trị hóa cả tôn giáo.

 

“Việc chính trị hóa Hồi Giáo chính yếu nhất và hệ trọng nhất là cuộc chính quyền quân đội vào năm 1985 muốn hợp thức hóa Nigeria thành một quốc gia Hồi Giáo.

 

“Nigeria đã được một vị tổng thống người Hồi Giáo ghi danh như là một trong những quốc gia thuộc về tổ chức các quốc gia Hồi Giáo. Dĩ nhiên là Kitô Hữu chống lại, nhưng Nigeria vẫn là một phần tử của các quốc gia Hồi Giáo.

 

“Ngoài ra – và đây là những gì ngấm ngầm – 12 tiểu bang ở Nigeria đã quyết định làm cho the Shariah trở thành một luật chủ yếu nơi lãnh địa của họ. Điều này trái với hiến pháp liên bang, bản hiến phái qui định Nigeria là một quốc gia trần thế và không một tôn giáo nào được coi là quốc giáo cả”.

 

Vị linh mục tổng đại diện kết luận bằng việc trưng dẫn một thí dụ điển hình, đó là trường hợp tiểu bang Kaduna là tiểu bang “đã áp đặt Shariah (luật Hồi Giáo) và có dân số Kitô hữu chiếm 70 % với chẳng có người Hồi Giáo nào ở đó. Vậy tại sao quí vị lại đi áp đặt luật Hồi Giáo trên thành phần không muốn thứ luật này và thậm chí áp đặt luật Hồi Giáo ở những tiểu bang đó, qua mặt cả Hiến Pháp Nigeria chứ?”

 

Sau đây là bài phỏng vấn do mạng điện toán toàn cầu Zenit thực hiện với vị linh mục dòng Tên là Cha Mitch Pacwa, một thần học gia, một học giả về Trung Đông và là người cùng cộng tác vào việc thực hiện bộ đĩa hình DVD ‘Hồi Giáo và Kitô Giáo’.

 

Theo vị linh mục này thì cuộc nổi loạn của Hồi Giáo để phản ứng về hình ảnh của vị giáo tổ họ bị báo chí Tây Phương biếm họa một cách phạm thượng, tuy là những phản ứng tự nhiên bình thường của bất cứ tôn giáo nào khi bị xúc phạm tới như thế, nhưng những cuộc nổi loạn này ở thế giới Hồi Giáo lại bị xui khiến và giật giây bởi một số chính quyền cho mục đích chính trị riêng của những chính quyền này trong việc họ mưu đồ muốn làm chủ thế giới Hồi Giáo, một Hồi Giáo đã từng một thời vang bóng của một đế quốc song đã bị sụp đổ từ Thế Chiến Thứ Nhất, chứ những cuộc nổi loạn này, hay cuộc nổi dậy chung chung của thế giới Hồi Giáo mới đây, điển hình nhất là vụ và kể từ sau vụ 911 ở Hoa Kỳ năm 2001, không phải chỉ gây ra bởi nguyên do về kinh tế hay về văn hóa trước một Tây Phương giầu thịnh mà lại hoàn toàn bị tục hóa, và trước tình hiện tượng Hồi Giáo chống Tây Phương bị họ đồng hóa là Kitô Giáo như thế, Giáo Hội cần phải phản ứng trước cao trào cực đoan của thành phần Hồi Giáo mưu đồ khuấy động này ra sao?

 

Vấn:    Cha nghĩ gì về việc người Hồi Giáo nổi loạn khắp Âu Châu, Trung Đông và Á Châu về bộ biếm họa tiên tri Mohammed?

 

Đáp:   Tôi đã nghĩ đến 2 điều. Thứ nhất, bộ biếm họa tiên tri Mohammed tự nó là một xúc phạm trầm trọng tới Hồi Giáo. Bởi thế không lạ gì Người Hồi Giáo mới dễ bị kích động ra tay hành động như vậy. Thế nhưng, điều thứ hai tôi nghĩ tới đó là vấn đề họ bị kích động ra tay hiển nhiên bởi các chính quyền Syria và Iran là những chính quyền muốn thái độ xẩy ra trên đường phố ấy trở thành một thái độ kích động chống lại Tây Phương

 

Bây giờ vấn đề dĩ nhiên là thành phần vẽ những bức biếm họa ấy không phải là thành phần đại diện cho Kitô Giáo. Họ là thành phần trần tục mạnh mẽ chủ trương, thậm chí tuyệt đối chủ trương tự ngôn ngôn luận theo kiểu Tây Phương vẫn quen thuộc. Tiếc thay, thành phần xuống đường lại qui trách cho Kitô hữu vì họ không phân biệt giữa người Âu Châu bị tục hóa với Kitô hữu đạo hạnh.

 

Bởi vậy mà một trong những điều rùng rợn xẩy ra do cuộc xúi giục bạo loạn này đó là đã có một số Kitô hữu bị sát hại, bao gồm cả 2 vị linh mục, một ở Nigeria và một ở Thổ Nhĩ Kỳ.

 

Đó là một thứ thiếu trách nhiệm của thành phần báo chí trần thế về các kết quả do việc làm của họ gây ra. Liệu họ có quan tâm đến kiểu tự do ngôn luận này hay chăng? Liệu họ có lo lắng về các phản ứng của người Hồi Giáo hay chăng?

 

Theo một nghĩa nào đó họ có thể nói rằng họ chẳng có trách nhiệm nào, thế nhưng việc thiếu trách nhiệm của họ lại dẫn đến cả hằng trăm cái chết. Tôi nghĩ rằng họ cần phải tỏ ra hữu trách hơn với những cảm thức của người Hồi Giáo.

 

Ngoài ra, trong việc họ tường trình về vấn đề này, họ cũng cần phải chú trọng tới chính những người Hồi Giáo. Họ phải tường trình đường lối Syria, Iran và có lẽ cả al-Qaida, đang xúi bẩy những cuộc nổi loạn này cho mục đích của các chính quyền này.

 

Kết quả của những cuộc nổi loạn này dĩ nhiên là chẳng đi đến đâu. Chúng thực sự không mang lại một thành quả tốt đẹp nào, ngoại trừ việc đe dọa Tây Phương là hãy quan tâm tới những cảm thức của người Hồi Giáo. Thế nhưng nó sẽ không thực sự đạt thành cho lắm.

 

Vấn:    Cuộc bùng nổ này cho thế thế nào về tình hình ở thế giới Hồi Giáo và những mối liên hệ của thế giới này với Tây Phương?

 

Đáp:   Tôi nghĩ rằng một phản ứng đầu tiên trước tình hình thế giới Hồi Giáo và mối liên hệ của họ với Tây Phương đó là thế giới Hồi Giáo đã bị chi phối cho tới ngày nay bởi cuộc sụp đổ của Đế Quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ. Và họ từng thực hiện những cuộc thí nghiệm về xã hội để cố gắng đối đầu với cuộc sụp đổ ấy.

 

Một cuộc thí nghiệm từng được thực hiện là các hình thức chủ nghĩa quốc gia Ả Rập – đảng Baath ở Syria được khởi xướng bởi Michel Aflaq vào cuối thập niên 1920; các ngành của đảng này, đảng Baath ở Iraq cũng là một đảng quốc gia chứ không phải là một đảng tôn giáo, và cũng đã thực hiện những cuộc đàm phán với đảng Nazi theo chủ nghĩa xã hội quốc gia ở Đức, rồi cả hai coi mình như một thứ đồng minh; PLO (Tổ Chức Giải Phóng Palestine) cũng là một nhóm chủ nghĩa quốc gia khác; và thành phần theo nguyên tổng thống Ai Cập Nasser. Đảng quốc gia ở Ai Cập một thời đã có một ảnh hưởng lớn, nhưng không còn được như vậy nữa.

 

Những phong trào quốc gia chủ nghĩa khác nhau ấy đã ảnh hưởng rất nhiều ở thế giới Ả Rập như là đường lối để cố gắng chiếm được cái căn tính về quốc gia ở những nơi nào cái căn tính ấy chưa từng có trước đó.

 

Trước phong trào chủ nghĩa quốc gia, người Hồi Giáo coi mình chính yếu là người Hồi Giáo và là phần tử của Ummah, tức của dân Hồi Giáo. Và chủ nghĩa quốc gia bởi thế xuất hiện như là một ý nghĩ để tân tiến hóa thế giới và để cống hiến căn tính quốc gia cho những xứ sở mới như Syria, Iraq, Lebanon, Palestine, Israel và Jordan, mặc dù Jordan không bị chi phối bởi chủ nghĩa quốc gia như thế.

 

Bởi vậy mà những chủ trương này là một kiểu phản ứng cho cuộc sụp đổ của Đế Quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ. Thế nhưng những chủ trương ấy còn trở nên đàn áp hơn cả những gì được vị Vua của Thổ Nhĩ Kỳ đã từng thực hiện nữa.

 

Nên những gì quí vị thấy hiện nay là một phản ứng về tôn giáo ngược lại với các ý tưởng theo chủ nghĩa quốc gia, những ý tưởng được coi là những ý tưởng của Tây Phương du nhập vào Trung Đông. Cuộc bùng phát này cho thấy việc sử dụng cảm thức về tôn giáo như là một lực kích động nỗ lực trở về với một thứ căn tính tôn giáo, cho dù vẫn còn có những quốc gia đất nước.

 

Một trong những đường lối đang được phát triển đó là có một số người ở Trung Đông đang cố gắng phục hồi lại cái lý tưởng quá khứ của Hồi Giáo bằng một thứ quốc gia Hồi Giáo mới hơn là một thứ quốc gia theo chủ nghĩa quốc gia.

 

Bởi thế họ đang xúi giục tín đồ và mới có đủ thứ giáo phái, thành phần lãnh đạo của những giáo phái ấy muốn trở thành một Quốc Vương tới. Đó là một phần của vấn đề này. Nó sẽ là một vấn đề trầm trọng – đó là giáo phái nào hay cá nhân nào sẽ có thể lãnh đạo dân chúng và sẽ là vị Hồi Vương tới hay Quốc Vương tới.

 

Đó mới là một phần của tình trạng căng thẳng này. Và những nhóm khác nhau – hoặc là đảng Salafi ở Ai Cập, đảng Huynh Đệ Hồi Giáo ở Ai Cập, al-Qaida, giáo phái Wahhabi ở Arabia, Hezbollah ở Lebanon, Hamas và Thánh Chiến Hồi Giáo ở Palestine, hay những phong trào khác đang hoạt động ở Iraq và Iran – tất cả đều đang ganh đua nhau thực hiện thứ chủ chốt ấy.

 

Quí vị còn có cả Abu Sayyaf, có nghĩa là cha của gươm đao, ở Phi Luật Tân; tất ac3 đều thực hiện cùng một hướng đi, và đó là những gì thuộc về hiện trạng của Hồi Giáo vậy.

 

Những nhóm cực đoan có thể chỉ tiêu biểu cho khoảng 15% người Hồi Giáo nhưng lại là một phần dân số cực kỳ linh hoạt, trong khi đại đa số thường không muốn hay sợ chống lại thành phần cực đoan, vì thành phần cực đoan này sẽ giết chết họ như là những kẻ bất trung. Đó là những gì hết sức tệ hại nơi nhiều phần đất thuộc thế giới Hồi Giáo. Bởi vậy mà nó là một tình hình hết sức nguy hiểm.

 


Vấn:    Với chủ trương của Tây Âu ngày nay, một chủ trương bị tục hóa và đôi khi chống tôn giáo, thì đâu là những khó khăn gây ra cho đại đa số người Hồi Giáo đang muốn cố gắng để sống bằng an với xã hội chung quanh họ?

 

Đáp:   Đại đa số người Hồi Giáo thực sự muốn giữ mình cho khỏi dính dáng vào các đảng phái tôn giáo. Thế nhưng, đa số của cái đa số này, trong khi không muốn chiến đấu trong cuộc thánh chiến, sẽ lại tỏ ra bênh vực những ai làm điều ấy, và đây là những gì rất quan trọng cần phải hiểu biết.

 

Trong khi chỉ có 15% dân số là bị cực đoan hóa theo Hồi Giáo, thì quí vị có cả một đa số người khác lại tỏ ra hết sức muốn dấu giếm họ, muốn bảo vệ họh, muốn cấp dưỡng cho họ, và thậm chí nếu không chủ động tham gia với họ thì cũng chăm sóc cho họ. Đó là những gì được Tony Blankley nghiên cứu trong tác phẩm ‘Cơ Hội Cuối Cùng của Tây Phương’. Đó là một cái gì đó rất ư là khó khăn.

 

Những người Hồi Giáo ôn hòa đang cố gắng sống an bình ở xã hội chung quanh họ vẫn gặp phải một số khó khăn.

 

Một trong những lý do của nó đó là Hồi Giáo không hướng chiều về dân chủ hay về chủ nghĩa duy trần thế. Không có thứ ý nghĩ như vậy về một xã hội trần tục nơi Hồi Giáo. Một cách nào đó, ai cũng phải liên hệ với thực tại tôn giáo và đó là những gì tỏ ra hiểu biết Thiên Chúa. Bởi vậy mà đa số người Hồi Giáo vẫn không thể nào thích ứng với một xã hội trần tục chung quanh họ ở Âu Châu.

 

Vả lại, họ sẽ bị áp lực bắt họ một là gia nhập vào Hồi Giáo cực đoan, hai là một căng thẳng khác đó là phải nâng đỡ thành phần cực đoan. Và đó là lý do tại sao một số học giả Hồi Giáo và lãnh tụ Hồi Giáo ở Tây Phương và Âu Châu nói rằng những người Hồi Giáo không được bỏ phiếu – các thứ tuyển cử là những gì không phải là Hồi Giáo, bởi thế không có vấn đề tín đồ Hồi Giáo đi bầu. Họ bị áp lực không được tham gia bầu cử. 

 

Họ cũng được khuyên là đừng lập gia đình với thành phần không phải Hồi Giáo, ngoại trừ lấy vợ, người được khuyên là theo đạo Hồi cùng với con cái của mình. Thế nhưng bình thường họ đưa con cái của mình về quê hương đất nước để lấy vợ Hồi.

 

Đó là những gì cho thấy thành phần Hồi Giáo ôn hòa thích ứng vào thế giới không phải Hồi Giáo một cách ít oi là chừng nào, và vấn đề này sẽ là một tình trạng cứ tiếp diễn mãi như thế. Tôi nghĩ rằng đó là kiểu cách của những người Hồi Giáo dấn thân cho Hồi Giáo mạnh mẽ hơn dấn thân cho chính quyền địa phương của họ.

 

Chỉ có một nhóm duy nhất khác biệt mà thôi, đó là nhóm Druze. Nhóm Druze này tin rằng họ buộc phải tuân theo bất cứ một vai trò lãnh đạo nào trong chính quyền địa phương và tỏ ra trung thành với thành phần đóng vai trò lãnh đạo ấy. 

 

Thế nhưng, ngoài nhóm Druze – dù sao thì Druze cũng là một giáo phái và không được những người Hồi Giáo khác coi là Hồi Giáo cho lắm – còn những người Hồi Giáo khác tự nhiên sẽ không cảm thấy họ thuộc về thế giới ấy và đó sẽ là một vấn đề khó khăn.

 

Vấn:    Nếu đã xẩy ra việc hợp tác giữa Hồi Hữu và Vatican ở những hội nghị Liên Hiệp Quốc trong thập niên qua – nơi họ đã cùng nhau lên tiếng chống lại phá thai và các chính sách chống gia đình – thì phải chăng Giáo Hội Công Giáo được hưởng những thuận lợi nào đó trong việc giao tiếp với Hồi Giáo?

 

Đáp:   Giáo Hội Công Giáo thực sự có được một số thuận lợi vì chúng ta đã có người Công Giáo và Chính Thống sống ở thế giới Hồi Giáo qua nhiều thế kỷ.

 

Đồng thời cũng có cả một thứ liên hệ thường là hòa hợp với nhau, song đôi khi bùng nổ thành bạo động như một thứ phản ứng chống lại người Công Giáo.

 

Tuy nhiên, thứ hợp tác ở các hội nghị Liên Hiệp Quốc giữa các quốc gia Hồi Giáo và Vatican không được coi như là đường lối để làm hòa với nhau, song để giúp cho nhau đạt được mục tiêu riêng của mình.

 

Về lâu về dài tôi không nghĩ rằng những người Hồi Giáo ở ngoài đường có thể lên tiếng nói rằng: ‘chúng tôi cần phải thân tình hơn với người Công Giáo’.

 

Đó là cái then chốt để có thể hiểu được thế giới của người Hồi Giáo. Họ chia thế giới thành hai phần: nhà của Hồi Giáo, ‘dar al-Islam’; và ‘dar al-harb’, nhà của chiến tranh.

 

Nếu quí vị ở một xứ sở Hồi Giáo, nơi Shariah là luật pháp và Hồi hữu chiếm đa số thì quí vị đang ở trong nhà của Hồi Giáo. Nếu quí vị ở một xứ sở không phải Hồi Giáo, thì quí vị đang ở trong một ngôi nhà của chiến tranh. Việc phân biệt này là một phân biệt rất ư là căn bản.

 

Sẽ có được một sự hợp tác lịch sự và đôi khi là một hợp tác rất tích cực ở những cấp độ khác nhau và là những hợp tác có thể tuyệt vời. Thế nhưng chúng ta cũng cần phải nhớ rằng cái kinh nghiệm của việc phân biệt thế giới thành nhà của Hồi Giáo và nhà của chiến tranh là những gì rất cổ xưa nơi Hồi Giáo và là những gì rất căn bản, bởi thế tôi không biết có xẩy ra bất cứ một tiến bộ đặc biệt nào trong việc giao tiếp với Hồi Giáo hay chăng.

 

Chẳng hạn, ở Nam Dương, nơi rất ít người Hồi Giáo trở lại Công Giáo, quí vị cũng đặc biệt thấy rằng người Công Giáo bị bách hại và nhiều người Công Giáo bị sát hại ở đó.

 

Và cũng ở một vài nơi mà Hồi hữu trở thành Kitô hữu, theo Chính Thống Giáo hay Công Giáo, họ bị áp đảo khủng khiếp, nếu không nói là bị giết, vì làm như thế. Tôi không nghĩ rằng điều này đã được đổi thay và chúng ta cần phải rất thực tế về cái tâm thức ấy.

 

 

Vấn:    Nếu được xin cho chúng tôi được hỏi một vấn nạn ngoại thường, đó là Giáo Hội có học được bài học nào từ Hồi Giáo ngày nay hay chăng qua việc những người Hồi Giáo gia nhập xã hội Tây Phương? Chẳng hạn, có được một thái độ tích cực trong việc giữ một chút khoảng cách với xã hội trần thế?

 

Đáp:   Có, đó là điều duy nhất chúng ta cần phải học từ những người Hồi Giáo. Chúng ta có thể giữ được một khoảng cách với xã hội Tây Phương được chăng? Chúng ta không và không được thẩm định Phúc Âm theo những qui chuẩn của xã hội trần thế. Người Hồi Giáo thật sự không làm như thế và họ khôn ngaon trong vấn đề này.

Chúng ta để cho các qui chuẩn trần thế xâm lấn sứ điệp Phúc Âm một cách nguy hiểm đến chính mình, và chúng ta để cho quá nhiều những gì thuộc về xã hội trần thế chi phối chúng ta. Chúng ta cần làm sao để có thể chống lại với xã hội tân tiến và đừng coi tính chất tân tiến là những gì bất khả tránh.

 

Một số tính chất tân tiến cần phải được cải thiện, và đó là một trong những vấn đề được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Biển Đức XVI vẫn nói tới qua một thời gian dài cũng như các ngài nói đến những vấn đề khác nữa.

 

Bởi vậy chúng ta cần phải có cái căn tính của mình, và khi đụng tới vấn đề Phúc Âm hay xã hội trần thế thì chúng ta gắn bó với Phúc Âm của Chúa Kitô như người Hồi Giáo rất khôn ngoan gắn bó với căn tính tôn giáo của họ hơn là với thế giới tân tiến.

 

Vấn:    Cha nghĩ cách thức nào hay nhất để người Công Giáo có thể đáp ứng với tín đồ Hồi Giáo và Hồi Giáo?

 

Đáp:   Trước hết, chúng ta phải bắt đầu với chủ trương tôn trọng người Hồi Giáo và việc họ dấn thân cho Thiên Chúa. Nếu chúng ta không tôn trọng họ thì chúng ta không thể nào làm được bất cứ một việc gì ích lợi hết.

 

Tiếp theo, tôi nghĩ rằng chúng ta cũng phải hiểu được căn tính của mình đối với và khác với Hồi Giáo, chứ đừng để mình bị dọa nạt hay bị đối xử như là một đứa trẻ con yếu đuối trước một kẻ chuyên bắt nạt. Và đó chính là những gì ở nơi những cuộc nổi loạn ấy. Khi quí vị là những tay bắt nạt thì quí vị phải tỏ ra nghịch lại họ và ấn đầu họ xuống.

 

Vậy quí vị tỏ ra tôn trọng thì quí vị sẽ không tìm cách đánh đấm song cũng không thôi tôn trọng khi chiến tranh xẩy ra với quí vị.

 

Bởi thế mà tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải dấn thân bàn luận về các vấn đề nơi Kinh Koran, kinh này nói gì về Chúa Giêsu và Mẹ Maria, kinh ấy nói gì về Thiên Chúa và vấn đề kinh ấy quan niệm lầm lẫn về Chúa Ba Ngôi.

 

Chẳng hạn, kinh Koran hiểu Chúa Ba Ngôi là Thiên Chúa, Đức Giêsu và Trinh Nữ Maria; đó không phải là những gì chúng ta tin. Chúng ta hãy bảo đảm là chúng ta làm sáng tỏ những gì chúng ta tin vào một Thiên Chúa duy nhất có Ba Ngôi Vị. Chứ không phải là 3 vị thiên chúa. Và đó là những điều rất căn bản. Chúng ta sẽ có các thứ bất đồng tỏ tường.

 

Chẳng hạn, kinh Koran minh nhiên, ít là ở những cách thức được cắt nghĩa – song không cần phải làm như thế – nói đến ở Đoạn 4 là Đức Giêsu không chết trên cây thập giá mà là một người khác chết thay cho Người.

 

Chúng ta phải nói là này, chúng tôi tin rằng Đức Giêsu Kitô thực sự đã chết và vị Thánh Mẫu cùng Tông Đồ Gioan là những chứng nhân cho sự kiện này, và các tông đồ khác đã là chứng nhân cho việc Người phục sinh.

 

Kinh Koran cũng cho rằng Kitô hữu đã bóp méo Tân Ước và Phúc Âm của Đức Giêsu. Chúng ta có thể hỏi họ rằng xin làm ơn chỉ cho chúng tôi biết chúng tôi đã làm thế ở chỗ nào.

 

Quí vị không thể tránh né bằng việc phát biểu là chúng tôi đã thay đổi Tân Ước cho lợi ích cá nhân, khi mà thực sự những vị truyền lại Tân Ước đã phải chết vì Đức Giêsu Kitô và vì Phúc Âm do Người ban bố cho các vị. Họ chẳng chiếm được lợi lộc gì mà là chịu khổ đau.

 

Thế nên đó là điều chúng ta cần phải làm cho thật sáng tỏ và tuân thủ một cách vững vàng mà không cần phải cãi cọ hay tranh đấu gì cả, nhưng chúng ta cũng chẳng thoái lui trước những chủ trương của Hồi Giáo như thế. Và đó là những gì thuộc về phần của chúng ta muốn trở thành người lớn và làm sáng tỏ căn tính của mình, cùng hăng hái loan truyền Phúc Âm của Chúa Kitô.

 

Dĩ nhiên niềm hy vọng của tôi là Kitô hữu cũng giống như niềm hy vọng của những người Hồi Giáo. Tôi hy vọng rằng tất cả họ sẽ trở thành Kitô hữu. Dĩ nhiên là họ cũng hy vọng rằng tất cả chúng ta trở thành tín đồ Hồi Giáo.

 

Làm thế nào để chúng ta đối xử với cái khác nhau ấy và nói với nhau một cách chân tình đây? Thiên Chúa đã muốn vô cùng yêu thương tất cả chúng ta một cách thẳng thắn và hoàn toàn tôn trọng chúng ta. Cách thức duy nhất Thiên Chúa tỏ tình yêu thương chúng ta đó là Ngài yêu thương một cách vô cùng. Đó là những gì Chúa Kitô truyền cho chúng ta thực hiện, đó là yêu thương bằng tất cả con người của chúng ta.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 2-3/5/2006