ĐTC với 12 vị lãnh sự mới năm 2003
về đường lối xây dựng hòa bình
Sáng Thứ Năm 15/5, tại Sảnh Đường Clementine, Đức Thánh Cha đã tiếp nhận 12 tân lãnh sự của các quốc gia được liệt kê như sau: Ông Joseph Herron nước Úc Đại Lợi; Kelebert Nkomani nước Zimbabwe; Siba Nasser nước Syria; Leari Edgar Rousseau nước Trinidad và Tobago; Negash Kebret nước Ethiopia; Alberts Sarkanis nước Latvia; Emitai Lausiki Boladuadua nước Fiji Islands; Terence Nsanze nước Burundi; Alexander Chikvaidze nước Georgia; Michel Rittie nước Vanuatu; Mihail Laur nước Moldova và Fauzia Abbas nước Pakistan. Ngài đã gửi cho mỗi vị một văn bản riêng liên quan đến quốc gia của họ. Tuy nhiên, ĐTC cũng đã dùng Pháp ngữ để ngỏ lời chung với các vị này. Đức Thánh Cha đã mở lời bằng nhận định:
“Thế giới của chúng ta đang trải qua một thời điểm khốn khó, được đánh dấu bằng nhiều cuộc xung đột mà quí vị là những quan sát viên theo dõi. Thời điểm này đang làm phiền đau nhiều người nên Tôi xin các vị lãnh đạo quốc gia hãy dấn thân hơn nữa cho hòa bình. Về khía cạnh này việc ngoại giao cần phải tái nhận thức được mục đích cao quí của nó. Thật vậy, việc chú trọng tới con người và các dân tộc cũng như việc lưu ý đến vấn đề đối thoại, huynh đệ và đoàn kết là nền tảng của sinh hoạt ngoại giao cũng như của các tổ chức lãnh trách nhiệm cổ võ đặc biệt vấn đề hòa bình, một trong những sự thiện quí giá nhất đối với cá nhân, dân tộc, và đối với cả các Quốc Gia hoàn toàn lệ thuộc việc phát triển bền vững vào sự an ninh và hòa hợp”.
Đức Thánh Cha nhắc lại việc kỷ niệm mừng 40 năm Thông Điệp Pacem in Terris” của Đức Gioan XXIII đã từng là một nhà ngoại giao của Tòa Thánh, vị đã qua văn kiện này kêu gọi các nhà lãnh đạo hãy xây dựng xã hội “trên ‘bốn cột trụ’ là sự thật, công lý, yêu thương và tự do. Hòa bình không thể hiện thực ở chỗ khinh dể con người và các dân tộc; nó được xây dựng khi mà hết mọi người trở thành đồng bạn và những vai chính trong việc xây dựng một xã hội quốc gia.
“Từ giai đoạn của những cuộc đại xung đột trên thế giới mà cộng đồng quốc tế đã dấn thân bằng những tổ chức và pháp luật đặc biệt để chiến tranh không bao giờ còn xẩy ra nữa, thứ chiến tranh sát hại thành phần dân sự vô tội, tàn phá các miền đất và gây ra những vết thương cần phải một thời gian lâu mới chữa lành được. Tổ Chức Liên Hiệp Quốc hơn bao giờ hết được kêu gọi giữ vai trò chính yếu đối với những quyết định liên quan đến việc tái thiết các quốc gia, và các tổ chức nhân đạo cũng được mời gọi để tái thực hiện việc dấn thân của mình. Vấn đề này sẽ giúp cho những người bị hoạn nạn nhanh chóng đảm trách định mệnh của mình, từ chỗ bất ổn đến chỗ dấn thân xây đắp tương lai của họ. Ngoài ra để tin tưởng thì điều kiện bất khả thiếu là hãy quay về với cốt lõi của xứ sở.
“Sau hết, Tôi kêu gọi tất cả mọi con người tin theo đạo giáo làm sao để vấn đề thiêng liêng và tôn giáo thành nguồn mạch hiệp nhất và bình an, và để chúng không bao giờ khiến con người đi đến chỗ chống đối nhau. Tôi không thể quên được thành phần trẻ em và giới trẻ, thành phần thường bị ảnh hưởng nặng nhất bởi những trường hợp xung đột. Vì rất khó lòng quên được những gì chúng cảm nghiệm thấy, chúng có thể bị lôi cuốn vào bạo lực. Nhiệm vụ của chúng ta là sửa soạn cho chúng một tương lai hòa bình và một mảnh đất của tình đoàn kết huynh đệ”. Trong việc bày tỏ “những mối quan tâm này của Giáo Hội Công Giáo”, ĐTC đã cho biết Giáo Hội “tham gia vào sinh hoạt quốc tế, vào những mối liên hệ giữa dân chúng cũng như vào những quan tâm về nhân đạo, là những gì thể hiện sứ vụ nguyên thủy của Giáo Hội, để bày tỏ việc Thiên Chúa gần gũi với mỗi một người và hết mọi người”.
Với vị tân lãnh sự nước Úc về nhãn quan hy vọng
……….. “Những lý tưởng chung và những giá trị nhân bản mà cả Tòa Thánh lẫn Úc Đại Lợi đang tìm cách đối đầu với các vấn đề tấn công nhân loại ngày nay cần phải tiếp tục làm vang vọng ngay ở nơi những xã hội sặc mùi cá nhân chủ nghĩa và tục hóa. Về vấn đề này, sứ vụ ngoại giao của Tòa Thánh tìm cách trình bày một nhãn quan hy vọng trước một thế giới càng ngày càng bị phân ly chia rẽ. Việc Tòa Thánh dấn thân cho mục đích này, được thể hiện qua việc Giáo Hội bênh vực phẩm giá sự sống con người và cổ võ nhân quyền, công bằng xã hội và tình đoàn kết, phát xuất từ việc nhận thức nguồn gốc chung của tất cả mọi dân tộc và hướng đến định mệnh chung của họ. Về khía cạnh này thì chiều kích siêu việt của đời sống đang hoạt động để đối đầu với các khuynh hướng đưa đến tình trạng phân mảnh xã hội và bị cô lập quá buồn thảm đang thịnh hành ở nhiều xã hội ngày nay……..
“Những hành động đoàn kết không phải chỉ là những hành động nhân đạo đơn phương theo chủ ý tốt lành. Chủ nghĩa nhân đạo thực sự là chủ nghĩa nhìn nhận và thể hiện dự án đại đồng của Thiên Chúa đối với nhân loại. Chỉ khi nào có nhãn quan về tình đoàn kết đại đồng này thì những thách đố phức tạp về công lý, về quyền tự do của dân chúng và về nền hòa bình của nhân loại mới có thể thực hiện một cách hiệu nghiệm (x Familiaris Consortio, 48). Ở tâm điểm của nhãn quan này là niềm tin tưởng rằng tất cả mọi con người nam nữ được Thiên Chúa ban cho phẩm vị thiết yếu và chung nhau cũng như ban cho khả năng trổi vượt trên hết mọi lãnh vực xã hội để tiến đến sự thật và sự thiện (x Centesimus Annus, 38). Chính trong ý nghĩa này mà những cuộc trao đổi và tình bằng hữu của quí vị với những quốc gia ở phía bắc không có cùng một gia sản Kitô giáo mới có được một nền tảng xứng hợp và vững chắc. Cũng thế, chỉ có quan điểm về niềm hiệp nhất thiết yếu này của nhân loại mà những khó khăn thử thách liên quan đến việc tiếp nhận những người tị nạn cũng như đến vấn đề lòng thòng về quyền lợi đất đai của dân bản xứ mới tìm thấy những giải quyết cảm thương và thực sự nhân đạo.
“Ngài đã nhận thấy là tính cách dung nhượng là một đặc tính khác của nhân dân Úc Đại Lợi. Thật vậy, đặc tính này đã làm cho nhiều người quí mến quê hương của quí vị và phản ảnh nơi việc hội nhập của những cộng đồng đa chủng hiện nay đang có ở đó. Tuy nhiên, việc tôn trọng xứng hợp với tất cả mọi ngươiụi không chỉ bắt nguồn từ sự kiện khác nhau giữa các dân tộc. Việc hiểu biết bản chất đích thực của sự sống như là một quà tặng đòi hỏi con người nam nữ phải tôn trọng cấu trúc tự nhiên và luân lý do Thiên Chúa trang bị cho họ (x Centesimus Annus, 38). Trong khi việc chính trị chú trọng đến chủ thể tính của con người tập trung vào các thứ quyền lợi của con người thì đôi khi xẩy ra là khuynh hướng về ‘cái đúng đắn chính trị’ dường như không lưu ý tới vấn đề ‘con người nam nữ được kêu gọi hướng bước tiến của mình về một sự thật trổi vượt hơn họ’ (Fides et Ratio, 5). Tách khỏi sự thật này, một sự thật là bảo đảm duy nhất cho tự do và hạnh phúc, con người sẽ gặp khốn đốn với sự xoay vần cũng như với chiều hướng đa tạp, dần dần mất đi khả năng hướng mắt về những đỉnh cao ý nghĩa của đời sống con người.
“Ở Úc Đại Lợi, cũng như ở nhiều xứ sở khác, cuộc đối chọi trong việc làm sao để chọn lựa một lối sống liên quan tới dự án của Thiên Chúa đối với loài người đang bị khuynh đảo nơi đời sống hôn nhân và gia đình. Tính cách thánh hảo của hôn nhân phải được cả cơ cấu tôn giáo và dân sự nâng đỡ. Những thứ lệch lạc về trần tục và thực nghiệm nơi thực tại về hôn nhân không bao giờ có thể làm lu mờ đi ánh quang rạng ngời của một thứ giao ước trọn đời phát xuất từ tình yêu quảng đại hiến thân và vô tư. Nhãn quan sáng ngời về hôn nhân và đời sống gia đình vững chắc cống hiến cho toàn khối xã hội một nền tảng mà các ước vọng của một quốc gia cần phải bám víu lấy.
“Về phần mình, Giáo Hội Công Giáo ở Úc Đại Lợi sẽ tiếp tục nâng đỡ đời sống gia đình, một cơ cấu là đường lối cho nhân loại tiến đến tương lai (x Familiaris Consortio, 86). Giáo Hội đã hết sức dấn thân vào việc đào luyện về tinh thần cũng như kiến thức cho giới trẻ, nhất là qua các học đường của mình. Ngoài ra, việc tông đồ xã hội của Giáo Hội còn vươn tới cả những ai đang phải đối diện với một số những vấn đề trầm trọng của xã hội tân tiến như rượu chè, hút sách, nghiện ngập, và Tôi tin rằng Giáo Hội sẽ tiếp tục hăng say đáp ứng với những thách đố mới phát xuất trong xã hội”…….
Với vị tân lãnh sự nước Zimbabwe về toàn cầu hóa giá trị
…….. “Trong việc hoạt động với các phần tử khác của cộng đồng quốc tế, Tòa Thánh nỗ lực hỗ trợ hòa bình và hòa hợp nơi các dân tộc, bao giờ cũng nhắm đến công ích cũng như đến việc phát triển toàn diện cá nhân và các quốc gia. Công việc ngoại giao hiện nay càng ngày càng phải đương đầu với những khó khăn của vấn đề toàn cầu hóa và theo đó là những đe dọa mới cho nền hòa bình thế giới. Những vấn đề chính không còn là vấn đề chủ quyền về lãnh thổ nữa, tức về ranh giới và pháp giới nơi một số miền đất, cho du ụ ở một số nơi vẫn còn gặp rắc rối trục trặc. Nói chung, những đe dọa cho sự bền vững cũng như cho nền hòa bình trên thế giới ngày nay đó là tình trạng quá bần cùng, tình trạng chênh lệch về xã hội, tình trạng băng hoại về chính trị và lạm dụng quyền bính, những căng thẳng về sắc tộc, tình trạng thiếu dân chủ, tình trạng không biết tôn trọng nhân quyền. Đây là một số trường hợp cần phải được hoạt động ngoại giao đề cập tới.
“Không có một quốc gia nào trên thế giới mà lại không phải đối đầu với một hay nhiều vấn đề này. Đó là lý do mà những giá trị về dân chủ, về việc cai trị tốt đẹp, về nhân quyền, về đối thoại và về hòa bình cần phải được các vị lãnh đạo và các dân tộc ôm ấp. Các thứ giá trị này càng làm nên căn bản cho cái tinh túy của một quốc gia thì quốc gia ấy càng có khả năng xây dựng một tương lai xứng đáng cho phẩm giá con người công dân của mình. Ngoài ra, vấn đề toàn cầu hóa cho những thứ giá trị này cho thấy một thứ toàn cầu hóa tình đoàn kết là thứ toàn cầu hóa nhắm đến việc bảo đảm là tất cả mọi người trên hoàn vũ đều được hoan hưởng những thiện ích về kinh tế và xã hội. Đây là đường lối vững chắc để hoạt động cho hòa bình trên thế giới ngày nay. Ngược lại, một khi những thứ giá trị ấy bị loại trừ, hay tệ hơn nữa, bị vi phạm, thì không có một chương trình cải tiến nào về kinh tế hay xã hội sẽ đạt được hoa trái lâu bền. Thay vào đó, tình trạng bạo động về xã hội và chính trị sẽ từ từ tăng phát, khoảng cách giữa giầu nghèo sẽ càng lan rộng hơn, và chính vai trò lãnh đạo chính quyền sẽ không thể nào tạo nên được một môi trường thuận lợi cho sự thật, công lý, yêu thương và tự do.
“Bởi thế, cần phải hết sức khôn ngoan tỉnh táo trong việc bảo toàn các thứ quyền lợi và bảo vệ tình trạng phúc hạnh cho tất cả mọi người công dân. Các thẩm quyền dân sự cần phải tránh hành sử một cách thiên vị, tránh đối xử theo ý thích hay theo công lý tùy nghi thiên về một số cá nhân hay phái nhóm nào đó; điều này hết sức tác hại đến uy tín của những ai có trách nhiệm cai trị. Trong Bức Thông Điệp nổi tiếng của mình là Bình An Dưới Thế, Chân Phước Giáo Hoàng XXIII, vị tiền nhiệm của Tôi, khi trích lời Đức Lêô XIII, đã tóm tắt tình trạng ấy thế này: ‘Quyền lực dân sự không được phục vụ cho lợi lộc của bất cứ cá nhân nào hay của một số người nào, vì nó được thiết lập cho công ích của tất cả mọi người” (đoạn 56). Thật vậy, khi hết mọi người được đối xử bằng nhau thì giá trị, các tặng ân và tài năng của mỗi một phần tử càng dễ được nhìn nhận và càng góp phần hiệu nghiệm vào việc xây dựng cộng đồng. Sự khôn ngoan cổ kính được lưu truyền nơi một câu cách ngôn Phi Châu đã nói rằng: Gunwe rimwe haritswanyi inda ‘chung vai sát cánh thì việc nhẹ nhàng’”……….
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của VIS và Zenit ngày 15/5/2003
Với vị tân lãnh sự nước Latvia về các giá trị nhân bản
……..”Giáo huấn xã hội của Công Giáo, căn cứ vào những nguyên tắc phổ quát trong việc bảo đảm công lý và hòa bình giữa các cá nhân cũng như giữa các phái nhóm, nhìn nhận vai trò tích cực của các lực lượng chính trị và kinh tế nơi sinh hoạt của một quốc gia. Thế nhưng, để thực hiện việc thực sự tiến bộ, những lực lượng này cần phải hết sức lệ thuộc vào những đòi hỏi quan trọng hơn của vấn đề công lý xã hội, nhân quyền và công ích. Có thế, phẩm giá của con người mới được bênh vực, tình đoàn kết giữa các cá nhân cũng như giữa các phái nhóm mới được khuyến khích, sự hòa hợp và thịnh vượng xã hội mới được duy trì. Tóm lại, ‘tình trạng phúc hạnh về vật chất cũng như tinh thần của nhân loại, việc bảo vệ tự do và quyền lợi của con người, việc phục vụ vô tư cho cộng đồng, việc lưu ý tới những điều kiện cụ thể: tất cả đều là những gì cần phải có trước mọi dự án chính trị và là những gì tạo nên một nhu cầu luân lý tự bản chất của nó bảo đảm cho nền hòa bình ở các quốc gia cũng như nền hòa bình giữa các quốc gia” (Speech to the Diplomatic Corps accredited to the Holy See, 13 January 2003, 6).
“Các thứ giá trị chúng ta đang nói đến ở đây không có gì là xa lạ đối với quốc gia của ngài, bởi vì ngay từ thế kỷ 12, khi Thánh Meinhard, vị Tông Đồ nước Latvia, rao giảng Phúc Âm ở đất nước của ngài thì những lý tưởng này đã được đan kết thành chính tấm vải đời sống quốc gia của ngài. Chúng cần phải được củng cố và phát triển hơn nữa để nước Latvia tiếp tục cuộc hành trình của mình vào Ngàn Năm Thứ Ba cũng như để đất nước của ngài sửa soạn trở thành một phần tử thực thụ của một Khối Hiệp Nhất Âu Châu vươn rộng. Về vấn đề này, Tôi cảm thấy hài lòng trước việc nhận định của ngài về ảnh hưởng sâu xa Kitô giáo đã tác dụng nơi văn hóa và lịch sử Âu Châu. Thật vậy, Kitô giáo đặc biệt hãnh diện về việc đóng góp những giá trị sẽ khuôn đúc và gắn bó cho một tân Âu Châu: vì “một Âu Châu ruồng bỏ quá khứ của mình, một Âu Châu phủ nhận sự kiện về tôn giáo, và một Âu Châu không có chiều kích linh thiêng sẽ hoàn toàn trở thành nghèo nàn đối với dự án tham lam cần vận dụng tất cả nghị lực của nó trong việc kiến tạo nên một thứ Âu Châu cho tất cả mọi người” (cùng nguồn vừa dẫn).
“Chính vì thế mà Tòa Thánh tha thiết xin là Bản Hiệp Định Hiến Chế của Khối Hiệp Nhất Âu Châu phải chất chứa nơi Lời Mở Đầu của nó chi tiết rõ ràng về tôn giáo cũng như về gia sản Kitô giáo của Âu Châu. Thật vậy, điều đáng mong ước là, với hết lòng tôn trọng chính quyền trần thế, bản Hiến Pháp này phải công nhận ba yếu tố bổ túc sau đây: thứ nhất là tầm quan trọng của quyền tự do tôn giáo, chẳng những nơi các khía cạnh cá nhân cũng như tập thể của nó, mà còn nơi chiều kích cơ cấu của nó nữa; thứ hai là nhu cầu trao đổi và tham vấn giữa Khối Hiệp Nhất Âu Châu và các cộng đồng tín hữu; thứ ba là việc tôn trọng tình trạng pháp lý đã được thừa hưởng bởi các Giáo Hội và các cơ cấu tôn giáo ở các Quốc Gia hội viên trong Khối Hiệp Nhất này. Ba yếu tố liên hệ này sẽ giúp cho tôn giáo nói chung và Kitô giáo nói riêng có thể tiếp tục thực hiện việc đóng góp bất khả thay thế vào các sinh hoạt cũng như vào các cơ cấu Âu Châu.
“Dĩ nhiên, gia đình vẫn là những gì thiết yếu cho bất cứ một chương trình tiến bộ thực sự nào cũng như cho việc phát triển toàn diện con người nào, ở Âu Châu cũng như ở bất cứ nơi nào. Trong bản Tuyên Ngôn Chung của Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền, gia đình được nhìn nhận như là “một nhóm đơn vị xã hội tự nhiên và nồng cốt” (Khoản 16.3). Đây là một sự thật chính yếu cho việc hiện hữu xã hội của loài người không được sơ xuất hay coi thường, vì bất cứ sự yếu kém nào xẩy ra nơi cơ cấu bất khả thiếu này không thể nào lại không trở thành nguồn gốc gây ra những khốn khó và vấn đề nghiêm trọng. Chẳng hạn, khi quan niệm duy thực dụng và duy vật về gia đình thịnh hành thì các phần tử của nó sẽ hướng chiều về những ước vọng duy ngã và thực hiện những đòi hòi cá nhân tác hại đến tình trạng hiệp nhất của gia đình cũng như làm suy yếu khả năng xây dựng mối hòa hợp và giáo dục tình đoàn kết. Ngược lại, ở đâu nhìn nhận gia đình tự bản chất là một giá trị thì các phần tử của nó mới thấy rằng thiện ích riêng tư của mình đi song song với nhiệm vụ của họ trong việc yêu thương, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau.
“Đối với chính sự sống của con người cũng như sự sống của mỗi người cũng thế. Khi giá trị, phẩm giá và các thứ quyền lợi của con người được nâng đỡ và cổ võ thì tấm vải xã hội được bền chắc và những thứ ưu tiên của các dân tộc cùng các quốc gia được ở trong một trật tự xứng hợp. Đó là lý do tại sao Giáo Hội không bao giờ thôi nhắc nhở lương tâm con người là sự sống ở suốt chặng thời gian hiện hữu của nó, từ khi được hoài thai cho đến khi tự nhiên qua đi, phải được cương quyết và dứt khoát bênh vực. Cũng thế, con người ở suốt cuộc sống của mình, khi còn nhỏ, thành người lớn cũng như trong tuổi già, là một kho tàng vô giá cần phải được chăm sóc và nâng niu. Cả sự sống con người cũng như ngôi vị con người không thể nào được phép đối xử như là một đồ vật, như là một sở hữu, mà phải coi như những gì được Tạo Hóa trang bị cho bằng một phẩm vị cao sang nhất, một phẩm vị cần phải được hết sức tôn trọng và khôn khéo về phần các cá nhân, cộng đồng, quốc gia và cơ cấu quốc tế”……..
Với vị tân lãnh sự nước Fiji Islands về căn tính và đa diện
………..” Ngài đã thẳng thắn đề cập đến những khó khăn gây ra cuộc khủng hoảng về chính trị vào Tháng Năm 2000 cùng với ý muốn dứt khoát của nhân dân Fiji trong việc làm cho những cái khác nhau của họ thành một nguồn mạch làm phong phú lẫn nhau hơn là thành một động lực chia rẽ và đối chọi. Những nỗ lực được quốc gia của ngài thực hiện trong việc đương đầu với những thử thách xẩy ra cho tình trạng hiệp nhất quốc gia trong tinh thần thành kính, trao đổi và hợp tác xây dựng là những dấu hiệu tích cực cho thấy một cuộc sẵn sàng nhìn về tương lai bằng cả niềm tin tưởng và cương quyết. Vào thời điểm cuộc Tông Du của mình, Tôi đã phấn khích tất cả mọi người Fijian là “hãy theo đuổi những đường lối trao đổi sáng tạo và việc hiểu biết lẫn nhau” như phương tiện phát triển tình huynh đệ và khuôn đúc một căn tính chung (Homily in Suva, 21 November 1986). Thực sự loại “sáng tạo” này, một loại sáng tạo căn cứ vào việc kiên trì dấn thân chấp nhận và cảm nhận những khác nhau thực sự làm phân ly một số yếu tố ở xã hội Fijian trong môi trường hiệp nhất quốc gia, pháp lý hiến định và công lý luật pháp, cần phải làm chắc vững những quyết định chính trị đặc biệt của các vị lãnh đạo quốc gia nước ngài. Chắc chắn công việc mệt nhọc nhắm đến việc xây dựng một trật tự xã hội biết tôn trọng tính cách đa diện hợp lý trong một căn tính chung cũng như trong việc dấn thân cho công ích không thể nào chỉ được giới hạn vào những kích thước của pháp luật mà thôi, vì những kích thước về pháp luật này cho thấy là nhưnõng gì vô hiệu nếu chúng, trước hết và trên hết, không được căn cứ vào ý thức cũng như vào tinh hoa sống động của dân chúng (cf. Message for the 2001 World Day of Peace, No. 15).
“Trong một trật tự hoàn vũ đang thay đổi mau chóng, Tôi tin rằng những xã hội đa văn hóa và đa tôn giáo như nước Fiji có nhiều điều để cống hiến cho các quốc gia khác, vì họ có thể hỗ trợ cộng đồng quốc tế trong việc phát triển những kiểu mẫu hiệp nhất toàn cầu mới đa diện. Việc dân thân kiên trì cho vấn đề đối thoại giữa các tôn giáo, văn hóa và truyền thống khác nhau thực sự là “đường lối cần phải có để xây dựng một thế giới hòa đồng, một thế giới có thể tin tưởng nhìn về tương lai của mình” (cùng nguồn vừa dẫn). Bất chấp những khó khăn thách đố buồn thảm và có những lúc đối chọi kịch liệt, việc đối thoại trao đổi vẫn là một nhu cầu khẩn thiết về luân lý và là phương tiện duy nhất để khuôn đúc tình trạng hòa đồng chân thực và bền vững dựa vào việc tôn trọng lẫn nhau và hợp tác với nhau. Ván đề dấn thân vào con đường đối thoại trước hết được bắt nguồn từ niềm xác tín sâu xa là, bất chấp những khác biệt của mình, tất cả chúng ta đều chia sẻ cùng một sự hiệp nhất căn bản ở chỗ chúng ta cùng là con cái của Thiên Chúa và là phần tử của một gia đình nhân loại duy nhất. Tất cả mọi nền văn hóa, với những sự hết sức khác biệt và với những đặc tính chuyên biệt của chúng, tựu kỳ chung đều là những diễn đạt lịch sử năng động của mối hiệp nhất sâu xa này. Trong khi nhân dân Fiji đang hướng về tương lai, Tôi tin tưởng rằng họ sẽ khám phá ra những nền tảng sâu xa nhất cho căn tính quốc thể của họ, cho tới độ, họ nhìn nhận và bênh vực những chân lý và giá trị siêu việt là những gì hiệp nhất tất cả mọi con người nam nữ thiện tâm, đó là việc tôn trọng phẩm giá của mỗi một con người và việc bảo vệ các thứ quyền lợi căn bản của con người; tình đoàn kết giữa các cá nhân và các dân tộc; và việc cổ võ công lý là điều mà thiết hụt sẽ không thể nào có được một thứ tự do chân thực hay một nền hòa bình bền vững”………….
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của VIS và Zenit ngày 16/5/2003