ĐTC BĐXVI đón nhận 7 tân lãnh sự

 

 

 

Hôm Thứ Năm 16/6/2005, ĐTC BĐXVI đã chấp nhận ủy nhiệm thư của 7 vị tân lãnh sự của các nước, trong đó có một quốc gia chưa bao giờ có đại diện là Cộng Hòa Azerbaijan.  Những vị tân lãnh sự này là  các ông Elchin Oktyabar oglu Amirbayov của nước Azerbaijan; El Hadj Aboubacar Dione của quốc gia Guinea; Antonio Ganado của Malta, Geoffrey Kenyon Ward của New Zealand; Joseph Bonesha của Rwanda, Jean-Francois Kammer của Switzerland và David Douglas Hamadziripi của Zimbabwe. Sau khi ngở lời chúng với các vị bằng tiếng Pháp, ngài đã trao cho mỗi vị một sứ điệp ngài viết liên quan đến quốc gia của họ.

 

Với chung các vị tân lãnh sự này, ĐTC nói rằng qua những vị ngoại giao này, ngài muốn nói cùng các dân tộc thuộc các quốc gia là “tôi gần gũi với họ và nguyện cầu cho họ. Tôi kêu mời họ hãy dấn thân cho một nền văn minh huynh đệ hơn nữa, bằng việc tái quan tâm tới mọi người, nhất là thành phần nghèo khổ nhất cũng như những ai bị loại ra ngoài xã hội.

 

“Theo chiều hướng ấy, thế giới của chúng ta đang phải đối diện với nhiều thách đố cần phải thắng vượt để con người bao giờ cũng là những gì quan trọng hơn kỹ thuật, và định mệnh chính đáng của các dân tộc là mối quan tâm chính của thành phần chấp nhận việc quản trị công vụ, không phải cho mình mà là cho công ích. Tâm hồn của chúng ta không thể nào bằng an khi chúng ta thấy an hem của chúng ta bị thiếu thốn lương thực, việc làm, nhà cửa hay những sản vật căn bản nhất”.

 

Thế nhưng, để giúp đỡ cho những người anh chị em thiếu thốn của mình, “chúng ta cần phải đối diện cái thách đố đầu tiên trong các thứ thách đố, đó là cái thách đố về tình liên kết giữa các thế hệ, tình đoàn kết giữa những quốc gia cũng như giữa các châu lục với nhau trong việc chia sẻ một cách công bằng hơn nữa trong số tất cả những con người giầu thịnh trên trái đất này. Nó là một trong những việc căn bản nhất được con người thiện tâm cống hiến cho nhân loại. Thật vậy, trái đất này có khả năng để nuôi dưỡng tất cả mọi cư dân sống ở đó, với điều kiện là các quốc gia giầu thịnh đừng giữ khư khư lấy những gì thuộc về mọi người”.

 

ĐTC nói tiếp, Giáo Hội sẽ không bao giờ thôi nhắc nhở con người rằng “tất cả mọi người cần phải chú trọng đến tình huynh đệ nhân loại bằng những cử chỉ cụ thể, ở cấp độ cá nhân cũng như ở tầm cấp chính quyền và tổ chức quốc tế… Giáo Hội sẽ tiếp tục ở tất cả mọi châu lục việc hỗ trợ các dân tộc, nhờ sự nâng đỡ của các cộng đồng địa phương và của tất cả mọi con người năm nữ thiện tâm, nhất là nơi những lãnh vực giáo dục, chăm sóc sức khỏe và những sản vật căn bản”.

 

Với ông Elchin Oktyabar oglu Amirbayov của nước Azerbaijan, ĐTC nhắn nhủ rằng:

 

“Nhân dân Azerbaijan quá biết rằng nếu chiều kích thiêng liêng của con người bị áp đảo hay thậm chí bị chối bỏ thì linh hồn của một quốc gia bị chà đạp. Trong giai đoạn thê thảm của tình trạng đe dọa của lịch sử Đông Âu, trong lúc cái thống trị của quyền lực thắng thế thì các cộng đồng tín hữu độc thần hiện diện qua các thế kỷ ở xứ sở của ông đã bảo trì niềm hy vọng sống trong công lý và tự do, một tương lai được vai trò tối cao của sự thật làm chủ. Ngày nay, họ lại nêu lên vấn đề này. Thật vậy, khi vị tiền nhiệm yêu dấu của tôi là ĐGH Gioan Phaolô II, vào tháng 11/2004, gặp gỡ các Vị Lãnh Đạo Tôn Giáo Azerbaijan đại diện các cộng đồng Hồi giáo, Chính Thống Nga và Do Thái, ngài đã nhận định rằng việc gặp gỡ này đối với thế giới là một biểu hiệu về cách thức việc nhân nhượng giữa các cộng đồng đức tin đặt nền tảng ra sao cho việc phát triển về tình đoàn kết nhân bản, dân sự và xã hội rộng lớn hơn nữa.

 

“Xứ sở của ông đã thực hiện một số tiến bộ trong việc bảo đảm các quyền lợi căn bản của người công dân và phát động việc thựa hành dân chủ. Tuy nhiên, nhiều điều vẫn chưa đạt được. Chỉ khi nào biết tôn trọng phẩm giá bất khả vi phạm của con người và cổ võ các quyền tự do cá nhân tương hợp xã hội dân sự mới được kiến tạo để góp phần vào tình trạng thịnh vượng của tất cả mọi người công dân của mình. Chắc chắn là cộng đồng Giáo Hội Công Giáo, mặc dù ít về dân số ở Azerbaijan, về phần mình, sẽ tiếp tục góp phần một cách vô vị lợi vào việc cổ võ công lý và bênh vực người nghèo”.

 

Với ông tân lãnh sự David Douglas Hamadziripi nước Zimbabwe, ĐTC nhắn gửi ông những lời sau đây:

 

“Nhờ việc bầu cử ngày 31/3/2005, nước Zimbabwe đã tái bắt đầu đối phó với những vấn đề xã hội trầm trọng là những gì đã ảnh hướng đến quốc gia này mấy năm gần đây…. Cái thách đố lớn lao của việc hòa giải quốc gia cũng đòi hỏi là trong khi cần phải nhịn nhận và giải quyết những thứ bất công trong quá khứ, cần phải thực hiện hết mọi nỗ lực trong tương lai để hành động một cách công bằng và tôn trọng phẩm vị và quyền lợi của người khác.

 

“Về vấn đề này, tôi xin tán thành những nhận định của các vị Giám Mục Zimbabwe trước các cuộc bầu cử mới đây ‘Cái mục tiêu cao cả của việc chiếm đạt công ích bằng một đời sống xã hội có trật tự chỉ có thể thực hiện nếu các vị lãnh đạo chính trị dấn thân bảo đảm tình trạng phúc hạnh cho cá nhân cũng như phái nhóm trong tinh thần liêm chính và công bằng’. Hướng về vai trò tương lai của Phi Châu trong cộng đồng thế giới, vị tiền nhiệm Gioan Phaolô II của tôi nhấn mạnh rằng: ‘Chỉ có thể có một thế giới tốt đẹp hơn nếu nó được xây dựng trên nền tảng của những nguyên tắc đạo lỳ và thiêng liêng lành mạnh mà thôi” (Tông Huấn “Ecclesia in Africa”, 114).

 

Với ông tân lãnh sự Tân Tây Lan Geoffrey Kenyon Ward, ĐTC nhắn nhủ rằng:

 

“Ước muốn theo đuổi công ích được căn cứ vào niềm tin là con người hiện hữu trên thế gian này như một tặng ân của Thiên Chúa. Chính từ Thiên Chúa mà tất cả mọi con người nam nữ – được dựng nên theo hình ảnh Ngài – lãnh nhận phẩm giá chung bất khả vi phạm của họ cũng như việc họ được kêu gọi để thi hành trách nhiệm của họ. Ngày nay, lúc mà con người thường quên đi nguồn gốc của mình, do đó, không còn nhìn thấy đích điểm của mình nữa, họ đã dễ dàng trở thành mồi ngon cho các khuynh hướng quái dị của xã hội, cho cái méo mó của lý trí theo những nhóm có xu hướng riêng biệt, cũng như cho chủ nghĩa cá nhân thái quá. Đối đầu với ‘tình trạng khủng hoảng về ý nghĩa’ này (x Thông Điệp “Đức Tin và Lý Trí”, số 81), các vị thẩm quyền về dân sự và tôn giáo được kêu gọi để cùng nhau hoạt động trong việc khuyến khích mọi người, bao gồm cả giới trẻ, để ‘hướng dẫn họ bước theo một thứ chân lý làm biến đổi họ’ (ibid 5). Tách ra khỏi sự thật phổ quát ấy, một sự thật là bảo đảm duy nhất cho tự do và hạnh phúc, con người trở thành vô định đáng thương và dần dần bị mất đi khả năng nhận thức được ý nghĩa sâu xa làm thỏa nguyện sự sống của con người.

 

“Dân Tân Tây Lan, theo truyền thống, nhìn nhận và tôn trọng vị thế chính yếu trong xã hội của hôn nhân và đời sống gia đình vững chắc, và thực sự tiếp tục mong rằng các lực lượng xã hội và chính trị ủng hộ gia đình và bênh vực phẩm giá của nữ giới, nhất là của thành phần dễ bị tổn thương nhất. Họ cảm nhận rằng những méo mó theo trần tục về hôn nhân không bao giờ có thể làm lu mờ đi ánh rạng ngời của giao ước trọn đời phát xuất từ một tình yêu thương quảng đại trao ban và vô vị lợi. Lý trí đúng đắn cho họ biết rằng ‘tương lai của nhân loại băng qua đường lối gia đình’ (Tông Huấn “Familiaris Consortio”, 86) là những gì cống hiến cho xã hội một nền tảng bảo đảm cho những khát vọng của nó. Bởi thế tôi khuyến khích nhân dân ở Aotearoa hãy tiếp tục đương đầu với cuộc thách đố uốn nắn một thứ mẫu sống, cả về cá nhân cũng như cộng đồng, liên quan đến dự án của Thiên Chúa đối với toàn thể nhân loại.

 

“Tiến trình đáng lo ngại của việc tục hóa đang xẩy ra ở nhiều phấn đất trên thế giới. Nơi nào những nền tảng Kitô giáo của xã hội có cơ nguy bị lãng quên thì công việc bảo trì chiều kích siêu việt hiện diện nơi hết mọi thứ văn hóa, cũng như công việc củng cố việc thực thi đích thực quyền tự do cá nhân ngược lại với tương đối chủ nghĩa lại là những gì càng trở thành khó khăn.

 

“Tình huống khó khăn này kêu gọi cả Giáo Hội lẫn các vị lãnh đạo dân sự hãy bảo đảm rằng vấn đề luân lý phải được bàn luận rộng rãi hơn ở cuộc diễn đàn chung. Về vấn đề này ngày nay rất cần phải tái phục hồi nhãn quan liên hệ hỗ tương giữa luật dân sự và luật luân lý là những gì, như được phác họa theo truyền thống Kitô giáo, cũng là một phần gia sản nơi truyền thống pháp lý lớn lao của nhân loại (x Thông Điệp “Phúc Âm Sự Sống”, 71). Chỉ có thế nhiều điều cho là ‘quyền lợi’ mới liên kết với sự thật, và bản chất của tự do đích thực mới được hiểu một cách xác đáng liên quan tới sự thật, một sự thật đặt giới hạn và mục đích cho tự do”.

 

Với vị tân lãnh sự Antonio Ganado của Malta, ĐTC nói:

 

“Việc cống hiến hồn sống cho một Âu Châu hiệp nhất và kết đoàn là việc dấn thân cho tất cả mọi dân tộc làm nên châu lục này. Âu Châu cần phải làm sao để có thể hòa hợp những lợi ích hợp lý của mỗi quốc gia với những nhu cầu cấp bách của công ích cho toàn thể châu lục”.

 

ĐTC cám ơn Malta về những nỗ lực của họ, mặc dù không thành công, trong việc đem các căn gốc Kitô giáo vào Bản Hiến Pháp Âu Châu. Ngài cũng kêu gọi cộng đồng Âu Châu đừng đánh mất “di sản các giá trị về văn hóa và tôn giáo của quá khứ. Chỉ với điều kiện ấy mới có thể mãnh liệt hy vọng xây dựng một tương lai đoàn kết và an bình mà thôi”.

 

Với vị tân lãnh sự Thụy Sĩ Jean-François Kammer, ĐTC cũng đề cập tới 2 vấn đề sôi động hiện nay là sự sống và gia đình như sau:

 

“Về tất cả những vấn đề này, những vấn đề liên quan đến các thứ giá trị căn bản, Giáo Hội Công Giáo đã bày tỏ rõ ràng, qua tiếng của các vị chủ chiên của mình, và Giáo Hội sẽ tiếp tục làm như thế bao lâu còn cần thiết để không ngừng nhắc nhở tính chất cao cả bất khả tước đoạt của phẩm vị con người, một phẩm vị đòi phải tôn trọng nhân quyền và nhất là quyền sống”.

 

Hội đồng giám mục Thụy Sĩ chống lại cuộc trưng cầu dân ý mới đây đồng ý cho các cặp hôn nhân đồng tính một số quyền tương hợp với hôn nhân. Cuộc trưng cầu dân ý này đã chiếm 58% phioếu thuận về vấn đề này.


Bá Vũ Ly, theo Zenit và VIS ngày 16/6/2005