Đức Thánh Cha Biển Đức XVI gửi Thư cho Tín Hữu Công Giáo Trung Hoa

 

 

 

Mục Đích: "Một vài chỉ dẫn liên quan tới đời sống của Giáo Hội và công việc truyền bá phúc âm hóa ở Trung Hoa"

 

Ngày Thứ Bảy 30/6/2007, Tòa Thánh Vatican đã phổ biến bức Thư của ĐTC Biển Đức XVI gửi cho tín hữu Công Giáo ở Trung Hoa, đề ngày 27/5/2007, Lễ Trọng Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.

 

Bức Thư này, ngoài 2 đoạn mở (1-2) và 3 đoạn kết (18-20) gồm có hai phần chính, phần một về “Tình Hình của Giáo Hội – những khía cạnh về thần học” (3-9), và phần  hai về “những hướng dẫn cho đời sống mục vụ” (10-17).

 

Ở đoạn (2) trong phần mở đầu, Đức Thánh Cha đã đề cập tới “mục đích của Bức Thư” nguyên văn như sau:

 

“Bởi thế, tôi muốn chuyển đến tất cả mọi anh chị em việc bày tỏ niềm gắn bó huynh đệ. Tôi hết sức hân hoan nhận thấy được lòng trung thành của anh chị em với Chúa Kitô và với Giáo Hội, một lòng trung thành được anh chị em biểu lộ “đôi khi bằng giá rất khổ đau” (Benedict XVI, Angelus of 26 December 2006), bởi “anh chị em đã được phúc vì Chúa Kitô chẳng những tin vào Người mà còn chịu khổ vì Người nữa” (Phil 1:29). Tuy nhiên, một số khía cạnh quan trọng trong đời sống giáo hội nơi xứ sở của anh chị em đã gây quan tâm.

 

“Không muốn bàn giải hết mọi chi tiết về những vấn đề phức tạp anh chị em đã quá rõ, tôi muốn qua bức thư này cống hiến một vài chỉ dẫn liên quan tới đời sống của Giáo Hội và công việc truyền bá phúc âm hóa ở Trung Hoa, để giúp anh chị em nhận thức được những gì Đức Giêsu Kitô là Chúa và là Thày, là “then chốt, tâm điểm và mục đích của toàn thể lịc h sử nhân loại” (Second Vatican Ecumenical Council, Pastoral Constitution on the Church in the Modern World Gaudium et Spes, 10) mong muốn nơi anh chị em.  

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/letters/2007/documents/hf_ben-xvi_let_20070527_china_en.html

 

 

“Một Ngày Cầu Cho Giáo Hội Ở Trung Hoa”

 

Ở đoạn (19) trong phần kết thúc, ĐTC đã đề cập tới “Một Ngày Cầu Cho Giáo Hội Ở Trung Hoa”, như sau:

 

“Các Vị Mục Tử và toàn thể tín hữu thân mến, ngày 24/5 trong tương lai có thể trở thành một cơ hội cho tín hữu Công Giáo trên toàn thế giới hiệp ý nguyện cầu với Giáo Hội ở Trung Hoa. Ngày này được kính như lễ nhớ Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu, Vị được hết lòng sùng kính ở Đền Thánh Mẫu Sheshan ở Thượng Hải.

 

“Tôi muốn rằng ngày này được anh chị em giữ như ngày nguyện cầu cho Giáo Hội ở Trung Hoa. Tôi xin anh chị em hãy cử hành ngày này bằng việc lập lại mối hiệp thông đức tin trong Chúa Giêsu và lòng trung thành với Đức Giáo Hoàng, cũng như bằng việc nguyện cầu cho mối hiệp nhất giữa anh chị em trở nên sâu đậm hơn và tỏ tường hơn. Ngoài ra, tôi xin  nhắc nhở anh chị em về giới răn Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta, đó là giới răn yêu thương kẻ thù mình và cầu nguyện cho những ai bách hại chúng ta, cũng như lời mời gọi của Thánh Tông Đồ Phaolô: ‘Bởi vậy, trước hết, tôi thiết tha xin anh chị em hãy thực hiện những lời van xin, nguyện cầu, chuyển cầu và tạ ơn cho tất cả mọi người, cho các vị vua chúa cũng như cho các chức bậc, để chúng ta sống một cuộc đời yên tĩnh và bình an, hết sức tin tưởng và trọng kính. Đó là điều tốt lành  và đáng c hấp nhận trước nhan Thiên Chúa là Đấng Cứu Thế của chúng ta, Đấng muốn tất cả mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý’ (1Tim 2:1-4).

 

“Cũng trong ngày này, tín hữu Công Giáo trên khắp thế giới – đặc biệt những tín hữu gốc Trung Hoa – sẽ bày tỏ tình đoàn kết huynh đệ của mình và quan tâm của họ đối với anh chị em, xin Vị Chúa của lịch sự tặng ân kiên trì làm chứng, tin tưởng rằng những nỗi khổ đau của anh chị em trong quá khư cũng như trong hiện tại vì Danh Thánh Chúa Giêsu, cùng với lòng trung thành gan dạ của anh chị em với vị Đại Diện của Người trên  trần gian, sẽ được tưởng thưởng, cho dù có những lúc mọi sự dường như bị thua bại”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/letters/2007/documents/hf_ben-xvi_let_20070527_china_en.html

 

 

Phản Ứng của Trung Cộng về Bức Thư của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI gửi nhân dân Trung Quốc

 

Hôm Thứ Bảy 30/6/2007, ngày Tòa Thánh Vatican phổ biến bức thư của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI gửi cho những người Công Giáo ở Trung Hoa, (xin xem bức thư này vào ngày mai), chính quyền Trung Cộng đã bày tỏ ước vọng thực hiện một “cuộc đối thoại xây dựng”. Vị ngoại trưởng nước này là Qui Gang đã cho biết như thế qua những lời phát biểu sau đây:

 

“Trung hoa bao giờ cũng chủ trương cải tiến mối liên hệ giữa Trung Hoa và Vatican, và thực hiện những nỗ lực tích cực về điều này. Trung Hoa sẵn sàng tiếp tục cuộc đối thoại thẳng thắn và xây dựng với Vatican để giải quyết những khác biệt của chúng ta.

 

“Chủ trương của Trung Hoa về vấn đề cải tiến những liên hệ Trung Hoa và Vatican là những gì nhất trí, tức là Vatican phải cắt đứt những mối liên hệ ngoại giáo với Đài Loan và phải nhìn nhận Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa như là một chính quyền hợp lệ duy nhất đại diện cho toàn thể Trung Hoa”.

 

Trong quá khứ, những vị đại diện cho Tòa Thánh Vatican đã giải thích rằng không có vấn đề gì về nguyên tắc đối với việc chấp nhận điều kiện này liên quan tới những liên hệ ngoại giao với Bắc Kinh cả.

 

Bản tuyên ngôn của chính quyền Trung cộng còn tiếp tục bằng việc yêu cầu Tòa Thánh Vatican “đừng bao giờ can thiệp vào các việc nội bộ của Trung Hoa, kể cả việc nhân  danh tôn giáo đi nữa”: “Chúng tôi hy vọng bên Vatican hạy thực hiện những việc cụ thể và không tạo ra những cản trở mới”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 1/7/2007

 

 

Chính Quyền Cộng Sản Trung Hoa triệt hạ Bức Thư ĐTC Biển Đức XVI gửi Tín Hữu Công Giáo Trung Hoa

 

Cơ quan Khối Hiệp Nhất Tín Liệu Công Giáo Á Châu (UCA) đã tung ra bản tường trình về việc chính quyền cộng sản Trung Hoa triệt hạ Bức Thư của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI gửi tín hữu Công Giáo ở Trung Hoa, nguyên văn bản tường trình này như sau:

 

Những Mạng Điện Toán Công Giáo Ở Nội Địa Được Lệnh Phải Loại Trừ Toàn Bức Thư Của Đức Giáo Hoàng

 

Một số mạng điện toán toàn cầu Công Giáo ở nội địa Trung Hoa đã cho lên mạng bức thư của Đức  Giáo Hoàng Biển Đức XVI gửi tín hữu Công Giáo ở nội địa sau khi bức thư này vừa được phổ biến, vài giờ sau, đã được lệnh loại trừ bức thư ấy.

 

Thông Tấn UCA nhận định rằng mấy tiếng sau khi Vatican phổ biến bức thư vào ngày 30/6 vào lúc 6 giờ chiều ở Bắc Kinh (12 giờ trưa ở Rôma), một số mạng điện toán toàn cầu Công Giáo đã cho lên mạng ấn bản giản lược bằng tiếng Trung Hoa bức thư này.

 

Tuy nhiên, hầu hết các mạng điện toán toàn cầu, những mạng thường phổ biến tin tức về Giáo Hội Hoàn Vũ, Giáo Hội Trung Hoa và giáo hoàng, đã loại bỏ bản văn hạn chót vào ngày hôm sau.

 

Một vị linh mục có trách nhiệm một mạng điện toán toàn cầu có đăng ký với chính quyền đã nói với Thông Tấn UCA hôm 2/7 rằng ngài cảm thấy bất lực vì ngài tin rằng “các mạng điện toàn toàn cầu của Giáo Hội Trung Hoa cần phải phổ biến bức thư của đức giáo hoàng”.

 

Vị linh mục, vị yêu cầu không tiết lộ tên tuổi, đã nói rằng có một số viên chức trong chính quyền đến văn phòng của ngài hôm 29/6 đã hỏi về bức thư song không minh nhiên nói rằng ngài không được chất chứa nó. Tối hôm sau, ngài đã cho lên mạng điện toán của ngài, nhưng ngài được lệnh vào sáng ngày 1/7 rằng ngài không được phép đăng bản văn.

 

Vào ngày 2/7, Thống Tấn UCA đã thấy 5 mạng điện toán như vậy, hầu hết được thực hiện bởi thành phần tín hữu Công Giáo “hầm trú”, vẫn có trọn vẹn bản văn 19.763 chữ Trung Hoa, bao gồm cả những phụ chú.

 

“Thật ra, đây không phải là lần đầu tiên chúng tôi được lệnh đừng phổ biến một số tường trình tín tức nào đó và những bài viết trên Mạng Điện Toán, đặc biệt liên quan tới những liên hệ giữa Trung Hoa và Vatican v à những gì ĐHY  Joseph Zen Ze –kiun ở Hồng Kông nói”, vị linh mục này đã cho biết thế. Ngài đã nói thêm rằng vì ngài không còn chọn lựa nào khác ngoài việc loại trừ bức thư của đức giáo hoàng, kẻo mạng điện toán toàn cầu của ngài bị bắt buộc phải ngưng hoạt động hay gặp những trở ngại khả thể khác.

 

Như ĐGH Biển Đức XVI đã đề cập tới trong bức thư, có “những cơ hội và cơ sở gia tăng nơi việc truyền thông” ở nội địa (khoản 18), bởi vậy vị linh mục đã nói rằng ngài nghĩ người Công Giáo Trung Hoa có thể có được bức thư của ĐTC qua các phương tiện khác.

 

Vị linh mục này cũng nói rằng việc cấm các mạng điện toán Công Giáo ở Trung Hoa phổ biến bức thư này chứng tỏ những gì vị giáo hoàng đã nói về việc nhúng tay của chính quyền vào các tôn giáo vụ và Giáo Hội không thể hoan hưởng trọn vẹn quyền tự do tôn giáo.

 

Các mạng điện toán Công Giáo phổ thông ở Trung Hoa đã được cảnh báo phải loại trừ hay không được đưa lên mạng bức thư này. Một số mạng điện toán toàn cầu này đã thông báo cho độc giả của mình vào ngày 29/6 là bức thư của Đức Giáo Hoàng được mong đợi đã lâu sẽ được phổ biến vào tối hôm sau, và chúng yêu cầu độc giả hãy trông chờ nó cùng với những tường trình liên hệ. Thế nhưng từ bấy giờ những mạng điện toán toàn cầu này đã phổ biến các tin tức Vatican nhưng không phải là bức thư của Đức Giáo Hoàng.

 

Một giáo dân Công Giáo đã nói với Thông Tấn UCA hôm 2/7 sau khi rảo Mạng Điện Toán Toàn Cầu, rất ít mạng điện toán toàn cầu Công Giáo ở nội địa dường như có bức thư này của Đức Giáo Hoàng, do đó ông này kết luận rằng các vị thẩm quyền trong chính phủ đã có những hành động chống lại các người phụ trách những mạng điện toán toàn cầu ấy.

 

Thậm chí như thế đi nữa, hầu hết các mạng điện toán thôn g tin Công Giáo nội địa có phổ biến bản tường trình tin tức 30/6 của vị Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Hoa. Trong bản tường trình này, vị bộ trưởng ngoại vụ Qin Gang này đã đáp lại một vấn đề về bức thư của Đức Giáo Hoàng.

 

Vị bộ trưởng này nói: “Chúng tôi đã ghi nhận bức thư được Đức Giáo Hoàng phổ biến. Trung hoa bao giờ cũng chủ trương cải tiến mối liên hệ giữa Trung Hoa và Vatican, và thực hiện những nỗ lực tích cực về điều này. Trung Hoa sẵn sàng tiếp tục cuộc đối thoại thẳng thắn và xây dựng với Vatican để giải quyết những khác biệt của chúng ta”.

 

Ông cũng lập lại chủ trương của Trung Hoa là việc cải tiến những mối liên hệ Trung Hoa và Vatican vẫn còn cần hai điều kiện, đó là Vatican phải cắt đứt những mối liên hệ ngoại giáo với Đài Loan và phải nhìn nhận Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa như là một chính quyền hợp lệ duy nhất đại diện cho toàn thể Trung Hoa, và Tòa Thánh Vatican đừng bao giờ can thiệp vào các việc nội bộ của Trung Hoa, kể cả việc nhân  danh tôn giáo đi nữa: “Chúng tôi hy vọng bên Vatican hạy thực hiện những việc cụ thể và không tạo ra những cản trở mới”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 2/7/2007

 

 

Phụ Chú Dẫn Giải về Bức Thư của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI gửi Tín Hữu Công Giáo Trung Hoa

 

Kèm theo Bức Thư của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI gửi tín hữu Công Giáo Trung Hoa ngày 30/6/2007, Văn Phòng Báo Chí của Tòa Thánh Vatican cũng phổ biến một bản phụ chú dẫn giải thêm về Giáo Hội ở Trung Hoa trên 50 năm qua, nguyên văn như sau:

 

“Cộng đồng Công Giáo ở Trung Hoa đã sống 50 năm qua một cách căng thẳng, trải qua một cuộc hành trình khó khăn và đớn đau, một cuộc hành trình chẳng những sâu xa làm nên tính chất của cộng đồng này, mà còn khiến cho nó mang một đặc tính đặc biệt tiếp tục đánh dấu nó cho tới ngày nay.

 

“Cộng đồng Công Giáo này đã chịu đựng một cuộc bách hại khởi đầu từ thập niên 1950, một cuộc bách hại đã trục xuất những vị giám mục và thừa sai ngoại quốc, đã giam nhốt hầu hết tất cả mọi thành phần giáo sĩ và lãnh đạo phong trào giáo dân khác nhau, đã đóng cửa các nhà thờ và cô lập hóa thành phần tín hữu. Thế rồi, vào cuối thập niên 1950, có những cơ cấu quốc gia đã được thiết lập, như Văn Phòng Tôn Giáo Vụ và Hiệp Hội Ái Quốc Công Giáo Trung Hoa, với mục đích điều khiển và ‘kiểm soát’ tất cả mọi hoạt động tôn giáo. Vào năm 1958 đã xẩy ra hai cuộc tấn phong giám mục không có phép của Đức Giáo Hoàng, mở màn cho hàng loạt dài những hoạt động sâu xa tác hại tới mối hiệp thông của Giáo Hội.

 

“Vào thập niện 1966-1976, Cuộc Cách Mạng Văn Hóa xẩy ra khắp quốc gia này, đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới cộng đồng Công Giáo, thậm chí tới cả những vị giám mục, linh mục và giáo dân là thành phần tỏ ra chiều theo những hướng đi mới do các thẩm quyền của chính phủ áp đặt.

 

“Vào thập niên 1980, nhờ những cử chỉ cởi mở được ông Đặng Tiểu Bình phát động, đã bắt đầu một giai đoạn nhân nhượng tôn giáo qua một số cơ hội biến  chuyển và đối thoại, dẫn tới việc tái mở lại các nhà thờ, chủng viện và viện tu, cũng như tới một mức độ hồi sinh nào đó nơi sinh hoạt cộng đồng. Tin tức xuất phát từ các cộng đồng Công Giáo ở Trung Hoa đã xác nhận việc máu tử đạo một lần nữa trở thành hạt giống trổ sinh các tân Kitô hữu: niềm tin tưởng này vẫn tồn tại nơi các cộng đồng; đa số tín hữu Công Giáo đã hăng say chứng tỏ lòng trung thành của mình với Chúa Kitô và Giáo Hội; các gia đình đã t rở thành nơi then chốt trong việc truyền đạt đức tin này cho c ác phần tử của mình. Tuy nhiên, một bầu khí mới đã gây ra những phản ứng khác nhau trong cộng đồng Công Giáo”.

 

“Cẩn thận phân  tích tình hình Giáo Hội ở Trung Hoa, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI thấy được sự kiện là cộng đồng này đang chịu đựng trong nội bộ tình trạng xung khắc bao gồm cả tín hữu lẫn các vị mục tử. Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh rằng tình trạng đau thương này không xẩy ra bởi những chủ trương tín lý khác nhau song là thành quả nơi ‘vai trò quan trọng của những thực thể đã từng bị áp đặt như là các thành phần quyết định về đời sống của cộng đồng Công Giáo’. Đó là những thực thể có những mục đích công khai bất khả dung hợp với tín lý Công Giáo, đặc biệt nhắm tới chỗ áp dụng những nguyên tắc độc lập, tự trị và tự điều hành Giáo Hội. Chưa hết, các vị Giám Mục và linh mục đã từng bị giám sát thận trọng và bắt buộc trong việc thi hành vai trò mục vụ của mình.

 

“Trong thập niên 1990, càng ngày càng có nhiều vị giám mục và linh mục hướng về Thánh Bộ Truyền Bá Phúc Âm Hóa Chư Dân và Bộ Nội Vụ của Tòa Thánh để xin Tòa Thánh những điều hướng dẫn chính xác để các vị biết ứng sử với một số vấn đề sinh hoạt Giáo Hội ở Trung Hoa. Nhiều người đã hỏi cần phải có thái độ nào đối với chính quyền cũng như đối với các cơ quan của chính quyền đang điều hành sinh hoạt của Giáo Hội. Có những câu hỏi hoàn toàn liên quan tới các vấn đề về bí tích, như có thể đồng tế với những vị giám mục được tấn phong không có phép của đức giáo hoàng hay lãnh nhận bí tíc h từ các vị linh mục được truyền chức bởi các vị giám mục đó hay chăng. Sau hết, việc hợp pháp hóa nhiều vị giám mục đã được tấn phong bất hợp pháp đã gây lộn xộn ở một số thành phần trong cộng đồng Công Giáo”.

 

“Trong những năm ấy, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong một số trường hợp, đã ngỏ sứ điệp và lời kêu gọi với Giáo Hội ở Trung Hoa, kêu gọi tất cả mọi tín hữu Công Giáo hãy hiệp nhất và hòa giải. Những việc can thiệp của Đức Thánh Cha đã được nồng nhiệt đón nhận, tạo nên một ước vọng hiệp nhất, thế nhưng, tiếc thay, những thứ căng thẳng với những vị thẩm quyền và trong cộng đồng Công Giáo vẫn không suy giảm”.

 

“Những vấn đề khác nhau dường như gây tác dụng trầm trọng nhất nơi đời sống của Giáo Hội ở Trung Hoa trong những năm gần đây đã gia tăng và được cẩn thận phân tích bởi một ủy ban đặc biệt được chọn lựa bao gồm những chuyên gia về Trung Hoa và các phần tử thuộc Giáo Triều Rôma hằng theo dõi tình hình của cộng đồng này.

 

“Khi Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI quyết định triệu tập một phiên họp từ ngày 19 đến 20 tháng Giêng, trong đó có sự tham dự của các chức sắc khác nhau trong Giáo Hội, kể cả từ Trung Hoa, ủy ban trên đây đã thực hiện để phổ biến một văn kiện nhắm tới việc bảo đảm những gì được bàn luận sâu rộng về các điểm khác nhau, thu góp những đề nghị cụ thể nêu lên bởi thành phần tham dự viên, và đề ra một số điều hướng dẫn khả dĩ về thần học và mục vụ cho cộng đồng Công Giáo ở Trung Hoa. Đức Thánh Cha, vị đã ưu ái tham dự phiên họp cuối cùng, đã quyết định, trong số những điều khác, gửi một Bức Thư cho các vị giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS ngày 30/6/2007

 

Tòa Thánh hy vọng Trung Cộng sẽ xin Tòa Thánh chấp nhận việc bổ nhiệm vị giám mục do họ chọn lựa

 

Đức Hồng Y quốc vụ khanh Tarcisio Bertone cho biết trong cuộc họp báo hôm Thứ Tư 18/7/2007 ở Pieve di Cadore là nơi gần chỗ Đức Thánh Cha Biển Đức đang nghỉ hè rằng ngài “lạc quan” là Giáo Hội chính thức này sẽ xin  Tòa Thánh Vatican chuẩn nhận cho vị giám mục 43 tuổi là Joseph Li Shan được cộng đồng này (bao gồm cả linh mục, tu sĩ và giáo dân) tuyển chọn để dẫn dắt Giáo Hội Bắc Kinh.

 

Vị giám mục được tuyển chọn này sẽ là vị thay thế cho ĐTGM Michele Fu Tieshan, người đã qua đời vào Tháng Tư vừa rồi và được chính quyền cử hành quốc táng. Việc tuyển chọn này là biến cố đầu tiên ở xứ sở này từ khi Đức Giáo Hoàng Biển Đức gửi một bức thư cho tín hữu Trung Hoa tháng vừa rồi.

 

“Hội Đồng Giám Mục” được chính quyền mong muốn chấp nhận việc bổ nhiệm này. Trong quá khứ thì chính Đức Thánh Cha chẩn nhận các vị giám mục được tuyển chọn như thế.

 

Vị hồng y quốc vụ khanh đã cho biết rằng Hiệp Hội Ái Quốc đã chọn lực một con người “rất tốt đẹp và rất xứng đáng”. Đó là “một dấu hiệu tích cực” mà giờ đây “chúng tôi hy vọng rằng họ sẽ tiến đến chỗ xin Tòa Thánh chuẩn nhận. Chúng tôi đang chờ đợi đây… Việc tuyển chọn này xẩy ra theo các khoản giáo luật về Giáo Hội chính thức. Bình thường thì họ liên lạc với Tòa Thánh để xin chuẩn nhận. Chúng tôi đang chờ đợi và chúng tôi cảm thấy lạc quan”.

 

Về bức thư Đức Thánh Cha gửi cho tín hữu Công Giáo Rôma, vị hồng y quốc vụ khanh cho biết rằng “không có những phản ứng chính thức nào xẩy ra vào lúc này đây; chúng tôi tin tưởng rằng chính quyền đang khôn ngoan suy tư về nó và đó là một tiến triển khả quan vậy”.

 

Ngài nói thêm, bức thư của Đức Thánh Cha ấy “đã khởi xướng việc đối thoại giữa Giáo Hội chính thức và giáo hội hầm trú. Trong mấy ngày vừa rồi, tôi đã nhận được một sứ điệp của một vị giám mục chính thức viết cho tôi rằng bức thư này rất đẹp và giờ đây ‘chúng tôi đang học hỏi cho kỹ lưỡng’”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 20/7/2007