Bản Hiến Pháp Âu Châu với Căn Tính Kitô Giáo

Những Biến Chuyển trong Năm

2002

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, Tổng hợp và chuyển dịch)

 

Chúng ta đang chứng kiến thấy tình hình thế giới có rất nhiều thay đổi về chính trị cũng như kinh tế, nhất là về tiến trình toàn cầu hóa, trong đó có việc hình thành Khối Liên Hiệp Âu Châu Europe Union. Đầu năm 2001 Khối Liên Hiệp Chung Âu Châu bắt đầu xài loại tiền chung gọi là Đồng Âu (Euro). Hiện nay Khối Liên Hiệp Chung Âu Châu này đang hình thành bản hiến pháp chung Âu Châu. Liên quan đến qui chế và tổ chức chung của các nước hội viên. Chính quyền Pháp đóng vai trò quyết liệt trong việc chống lại với bất cứ một chi tiết nào liên quan đến Kitô Giáo ở các văn kiện của Âu Châu. Đặc biệt là Tổng Thống và Thủ Tướng Pháp đương nhiệm đã nhất quyết chống lại Bản Hiến Chương về Các Quyền Lợi Căn Bản của Khối Liên Hiệp Âu Châu được phổ biến vào tháng 10/2000 có dính dáng đến những giá trị về tôn giáo. Hai vị này cho rằng ngay cả việc đề cập chung chung đến tôn giáo cũng vi phạm tới nguyên tắc của Pháp trong việc phân biệt giáo hội khỏi quốc gia.

Chính vì muốn loại trừ tôn giáo ra ngoài như thế, mà Ủy Ban của Quốc Hội Âu Châu về Quyền Lợi Nữ Giới và Các Cơ Hội Bình Đẳng hôm 4/6/2002 đã chấp nhận văn kiện về “Sức Khỏe Cùng Các Quyền Lợi Về Tính Dục và Sinh Sản”, một văn kiện chủ trương “để bảo toàn sức khỏe cùng với quyền lợi của nữ giới thì vấn đề phá thai cần phải được pháp chế, an toàn và thuận tiện cho tất cả mọi người”, một điều khoản cũng nhắm đến việc pháp chế để áp đặt việc phá thai nơi các nước hội viên thuộc Khối Hiệp Nhất Âu Châu. Bản tường trình này đã được chấp thuận với số phiếu 280-240 và 28 phiếu trắng. Những đại biểu thuộc Đảng Xã Hội đã vỗ tay rất dài hoan hô cuộc thắng phiếu ấy, còn Đảng Phổ Thông Âu Châu (The European Popular Party) bỏ phiếu chống lại bản tường trình này. Cuộc tranh cãi đã kéo dài từ tối Thứ Ba 2/7 tới sáng Thứ Tư 3/7/2002. Tuy nhiên, Ủy Ban Âu Châu phác họa bản tường trình này, qua ông David Byme, cho biết Quốc Hội Âu Châu không có thẩm quyền trong vấn đề ấy. Bản tường trình này đã được viết bởi bà Anne van Lancker, một nghị viên Âu Châu thuộc Đảng Xã Hội Bỉ. Ủy Ban Hội Đồng Giám Mục Cộng Đồng Âu Châu (COMECE: Commission of the Bishops’ Conferences of the European Community) đã lên tiếng phản đối việc Quốc Hội Âu Châu chấp nhận bản tường trình tìm cách áp đặt vấn đề phá thai trên các nước hội viên hay dự viên thuộc Khối Hiệp Nhất Âu Châu.

Đó là lý do, thấy trước được một Khối Liên Hiệp Âu Châu đi vào con đường tục hóa nguy hiểm như vậy, riêng Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, và theo gương Ngài, Giáo Hội Công Giáo nói chung, như qua Giáo Phận Rôma và Ủy Ban Hội Đồng Giám Mục Âu Châu, đã nỗ lực nhắc nhở và tranh đấu trong việc bảo vệ căn tính Kitô Giáo trong Khối Liên Hiệp Âu Châu. Chẳng hạn ở các trường hợp điển hình như: 1) Những Nhắc Nhở Cảnh Giác Báo Động Mở Đầu 2) Trong bài diễn từ của ĐTC với giới văn hóa Bulgaria vào ngày Thứ Sáu 24/5/2002 trong chuyến tông du 96 của Ngài; 3) Hội Nghị Âu Châu về vấn đề Hướng Đến Bản Hiến Pháp Âu Châu do Giáo Phận Rôma tổ chức 4 ngày ở Rôma, chấm dứt vào ngày Chúa Nhật 23/6/2002; 4) Ủy Ban Hội Đồng Giám Mục Âu Châu Phản Đối Quốc Hội Âu Châu chuẩn nhận Bản Tường Trình Phò Phá Thai muốn áp đặt trên Khối Hiệp Nhất Âu Châu; 5) Các phản ứng theo chiều hướng của Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II.

 

1) Những Nhắc Nhở Cảnh Giác Báo Động Mở Đầu

10/1/2002: ĐTC tiếp phái đoàn ngoại giao các nước để trao đổi những lời chúc Tân Niên theo truyền thống. Hiện diện trong buổi gặp gỡ Tân Niên truyền thống này có 172 Quốc Gia hoàn toàn có liên hệ ngoại giao với Tòa Thánh, ngoài ra còn có Khối Hiệp Nhất Âu Châu, Khối Thượng Binh Malta, Liên Bang Sô Viết Vụ và Cơ Quan Tổ Chức Giải Phóng Palestina (PLO). Sau khi nghe vị đại diện phái đoàn ngoại giao này là ông Gionanni Galassi, lãnh sự của Nước Cộng Hòa San Marino chúc xuân, ĐTC Gioan Phaolô II đã đáp từ với những trích dẫn chính yếu như sau:
 

“Chân trời thực sự đã trở nên mù mịt, nhiều kẻ thuộc lớp người đã trải qua cuộc đại biến động tìm về tự do cùng với những biến đổi của thập niên 1990, hôm nay đây, họ đã bàng hoàng thấy rằng mình lọt vào một gọng kìm lo âu sợ hãi trước một tương lai lại trở thành bất định.

“Thế nhưng, đối với những ai đặt tin tưởng và hy vọng vào Chúa Giêsu,… thì sứ điệp thiên thần lại vang lên trong đêm Giáng Sinh tĩnh lặng… Ánh sáng của Giáng Sinh chiếu tỏa ý nghĩa cho tất cả mọi nỗ lực của con người trong việc làm cho trái đất của chúng ta trở thành một trái đất hữu nghị và thân tình hơn, trở nên một nơi chốn sinh sống tốt đẹp, cũng như làm sao để bảo đảm rằng phán quyết cuối cùng không bao giờ sẽ là tách biệt, bất công và hận thù.

“Một trong những lý do làm cho chúng ta lấy làm mãn nguyện cần phải nhắc đến đó là tình trạng phát triển của mối hiệp nhất chung Aâu Châu, điển hình nhất là mới đây 12 quốc gia ở châu này đã thừa nhận một hệ thống tiền tệ chung… Thế nhưng, việc nới rộng Khối Hiệp Nhất Aâu Châu vẫn cần phải tiếp tục là một việc ưu tiên. Tôi cũng biết đến vấn đề đã được quan tâm tới đó là một Hiến Chế thích hợp cho Khối Hiệp Nhất ấy. Đối với vấn đề này, cần phải minh bạch hơn nữa về những mục tiêu của tiến trình xây dựng Châu Aâu, cũng như về những giá trị nền tảng của nó. Bởi thế, Tôi hơi đáng tiếc thấy rằng những cộng đồng tín hữu đạo giáo trong số những người đã cộng tác góp phần suy tư làm nên bản ‘Nghị Kiến Chung’ đã không được đề cập đến một cách rõ ràng … Việc loại trừ các tôn giáo ra ngoài, những tôn giáo đã góp phần và tiếp tục đóng góp cho văn hóa và nền nhân bản làm cho Au Châu hãnh diện, đã làm cho Tôi sững sờ cho đó vừa là một sự bất công và sai lầm về quan điểm. Việc nhận biết một sự kiện lịch sử bất khả phủ nhận đó không có nghĩa là gạt ra ngoài nhu cầu tân thời đòi phải có tính chất phi tôn giáo nơi các Quốc Gia, cũng là nơi Châu Au vậy!...."


23/2/2002 Thứ Bảy. ĐTC tiếp các tham dự viên Diễn Nghị Quốc Tế Lần Ba về dân chủ, hòa bình và việc hợp tác quốc tế liên quan đến vấn đề Âu Châu:

“Mối quan tâm lớn nhất của Tôi đối với Âu Châu là việc đại lục này cần phải bảo trì và phát triển gia sản Kitô giáo của mình. Thật vậy, không thể chối cãi là nguồn gốc của Âu Châu, ngoại trừ gia sản Hy La, còn có cả gia sản Do Thái và Kitô Giáo nữa, những gia sản qua nhiều thế kỷ đã làm nên yếu tính sâu xa nhất của linh hồn Âu Châu”.

Hội Nghị Diễn Đàn Quốc Tế này do Tổ Chức Alcide De Gasperi Foundation khởi xướng. ĐTC đã nhận định về tình hình Âu Châu và bày tỏ cảm nhận của mình như sau:

“Tình trạng ly giáo đau thương giữa Tây Phương phần lớn Công Giáo và Đông Phương phần lớn Chính Thống Giáo là một trong những yếu tố cản trở việc hội nhập trọn vẹn vào Âu Châu của một số sắc dân Slav, mà hậu quả tiêu cực trước hết gây ra cho việc Giáo Hội cần phải thở ‘bằng hai buồng phổi’ là tây phương và đông phương. Bởi thế, Tôi đã cố gắng thực hiện việc đối thoại hướng đến tình trạng hoàn toàn hiệp nhất giữa Giáo Hội Công Giáo và Các Giáo Hội Chính Thống. Mối quan tâm lớn nhất của Tôi đối với Âu Châu là việc đại lục này cần phải bảo trì và phát triển gia sản Kitô giáo của mình. Thật vậy, không thể chối cãi là nguồn gốc của Âu Châu, ngoại trừ gia sản Hy La, còn có cả gia sản Do Thái và Kitô Giáo nữa, những gia sản qua nhiều thế kỷ đã làm nên yếu tính sâu xa nhất của linh hồn Âu Châu… Những cách thức tư duy, cảm nhận, diễn đạt và đối xử nơi các dân tộc Âu Châu đều đã chịu ảnh hưởng sâu đậm từ Kitô giáo”.

ĐTC nhận định rằng từ thế kỷ 18, “đã xẩy ra một tiến trình tục hóa, nhằm loại trừ Thiên Chúa và Kitô giáo ra khỏi tất cả những diễn đạt nơi cuộc sống con người. Theo quan niệm này, không phải là vấn đề quan trọng hay sao, khi tất cả mọi sự hoàn toàn liên quan tới tôn giáo cũng là liên quan đến Kitô giáo đều đã bị loại trừ ra khỏi bản đồ Âu Châu?”

Bởi thế, ĐTC đã bày tỏ cảm nhận và ước vọng của mình như sau:

“Tôi đã từng đau buồn nói đến sự kiện này, một sự kiện Tôi cảm thấy phản lịch sử và phạm đến các vị Tiền Nhân của một tân Âu Châu, trong số những vị đó Alcide De Gasperi đã chiếm một vị trí nổi bật. Thật vậy, chính nhờ sứ điệp của Kitô giáo mà những giá trị cao cả của loài người đã được lương tri con người xác nhận. Những giá trị như phẩm giá và tính cách bất khả xâm phạm của mỗi một con người; quyền tự do của lương tâm; giá trị của việc làm và nhân công; quyền lợi của mỗi một con người trong việc sống an toàn và xứng với nhân phẩm của mình, nhờ đó, họ cũng được tham phần sử dụng các sản vật của trái đất được Thiên Chúa dựng nên cho tất cả loài người chung hưởng. Ngày nay, bằng một nghị lực mới mẻ, Giáo Hội lại đề ra những giá trị này cho Âu Châu, một Âu Châu đang có nguy cơ rơi vào chủ nghĩa tương đối về ý hệ, cũng như đang bị bủa vây bởi xu hướng buông thả về luân lý, có những lúc tuyên bố sự dữ là sự thiện và sự thiện là sự dữ. Tôi hy vọng rằng Tổ Chức Hiệp Nhất Chung Âu Châu biết làm thế nào để rút lấy được nguồn sinh lực mới từ gia sản Kitô giáo vốn là gia sản của mình, bằng cách phác họa ra những đáp ứng đầy đủ cho những vấn đề mới xuất hiện, nhất là nơi lãnh vực về đạo đức”.

21/5/2002 Thứ Ba

ĐTC ngỏ lời với Hội Nghị Giám Mục Ý


Hội Đồng Giám Mục Ý (CIE: Italian Episcopal Conference) mừng kỷ niệm 50 năm thành lập, khai mạc cho Cuộc Họp lần thứ 49 của mình tối hôm nay với sứ điệp của ĐTC. ĐTC đã nhắc lại truyền thống hai ngàn năm cổ kính của Ý Quốc và CEI “trong những hoàn cảnh lịch sử hiện nay, đã góp phần vào việc bảo trì và canh tân di sản và truyền thống này”.

Ở đây ĐTC muốn nói đến Bản Hiệp Ước Âu Châu, một hiệp ước đã được bắt đầu từ ngày 28/2/2002, một “tiến trình kiến tạo ‘ngôi nhà’ Âu Châu ‘chung’ đã tiến tới một giai đoạn đặc biệt hệ trọng”. Thật vậy, Bản Hiệp Ước Âu Châu phải xác định tính cách sử lược về cơ cấu của Khối Liên Hiệp Âu Châu cũng như phải định việc bao gồm cả các nước Trung Âu và Âu Châu nữa.

ĐTC xin các vị giám mục Ý “hãy kiên trì với đức ái cao cả” trong việc thi hành các trách nhiệm mục vụ của các vị, và “hãy tiếp tục chuyên chú đặc biệt đến đời sống gia đình cũng như đến việc tiếp nhận và bảo vệ sự sống, hãy phát động mục vụ về gia đình và hãy ủng hộ các quyền lợi của gia đình được bắt nguồn từ hôn nhân. Hãy tin tưởng hơn nữa vào trẻ em và giới trẻ, và đừng bỏ qua một nỗ lực nào trong việc khích kệ việc giáo dục họ, nhất là trong gia đình, nơi học đường và trong chính các cộng đồng thuộc Giáo Hội… Quí Huynh hãy tiếp tục là những chứng nhân khả tín về tình đoàn kết và là những người hăng say xây dựng hòa bình. Thế giới của chúng ta, một thế giới liên thuộc hơn bao giờ hết, song lại bị xâu xé bởi những chia rẽ sâu xa và dai dẳng, rất cần đến một thứ bình an chân thực… Với lịch sử, văn hóa và sức sống Kitô Giáo chân chất của mình, Ý Quốc có thể thực sự đóng một vai trò quan trọng, nhờ đó Âu Châu đang được xây dựng đây không bị mất đi gốc gác tinh thần của nó, ngược lại, sẽ tìm thấy nơi đức tin sống bởi Kitô Hữu một hứng khởi và kích thích trên con đường tiến đến hiệp nhất”.

27/6 Thứ Năm, ĐTC tiếp tân lãnh sự Pháp

Ngỏ lời với vị lãnh sự này hôm 27/6 Thứ Năm, ĐTC đã nhấn mạnh đến vấn đề Kitô Giáo trong chiều hướng của Tổ Chức Liên Hiệp Âu Châu, vì Pháp là nước dẫn đầu trong khối này trong việc loại trừ tôn giáo ra khỏi phạm trù chính trị ở Âu Châu. Mục tiêu của Nghị Viện Âu Châu dưới quyền chủ tịch của nguyên tổng thống Pháp là Valery Giscard d’Estaing từ Tháng Hai 2002 để phác họa cho tương lai Âu Châu một hình ảnh về qui chế và tổ chức. Chính quyền Pháp đóng vai trò quyết liệt trong việc chống lại với bất cứ một chi tiết nào liên quan đến Kitô Giáo ở các văn kiện của Âu Châu. Đặc biệt là Tổng Thống Pháp Jacques Chirac và Thủ Tướng Pháp Lionel Jospin đã nhất quyết chống lại Bản Hiến Chương về Các Quyền Lợi Căn Bản của Khối Liên Hiệp Âu Châu được phổ biến vào tháng 10/2000 có dính dáng đến những giá trị về tôn giáo. Hai vị này tin rằng ngay cả việc đề cập chung chung đến tôn giáo cũng vi phạm tới nguyên tắc của Pháp trong việc phân biệt giáo hội khỏi quốc gia.

“Vào lúc công việc của ủy ban được trao phó cho trách nhiệm suy tư về cơ hội thành lập Bản Hiến Pháp cho Khối Liên Hiệp vừa bắt đầu thì xẩy ra vấn đề quan trọng là những mục đích của bản hiến pháp này cùng với những giá trị mà nó phải dựa vào đã tỏ hiện rõ ràng. Làm sao lại không thể đề cập đến việc đóng góp quan trọng của những giá trị được Kitô Giáo truyền đạt, một tôn giáo đã từng và vẫn còn tiếp tục khuôn đúc văn hóa cùng với nền nhân bản làm cho Âu Châu hãnh diện, những yếu tố mà nếu không có chúng sẽ không thể hiểu được căn tính sâu xa nhất của nó”.

ĐTC đã nêu vấn đề này lên nhiều lần, bắt đầu từ bài diễn văn ngỏ với phái đoàn ngoại giao với Tòa Thánh dịp đầu xuân 2002. Trong cuộc tiếp nhận vị tân đại xứ Pháp này, ĐTC đã phấn khích vai trò lịch sử của Nước Pháp trong tiến trình hội nhập Âu Châu như sau:

“Như ngài biết, Tòa Thánh lấy làm vui mừng trong việc kiến tạo nên một chỗ đứng Âu Châu, một chỗ đứng mà nhiều quốc gia vẫn hy vọng được tham gia và là một chỗ đứng thuận lợi cho tình trạng nguy ngập liên quan đến những điều kiện mới của cuộc sống. Có lẽ một trong những tính chất thuộc di sản nhân bản của Âu Châu, một tính chất được bắt nguồn sâu xa từ lịch sử Kitô Giáo lâu dài, cần phải hoạt động để làm sao cho hết mọi dân tộc và quốc gia có thể sống xứng với phẩm vị và biết tôn trọng những quyền lợi căn bản của cá nhân cũng như của cộng đồng?”.

2/9 Thứ Hai, ĐTC tiếp vị tân lãnh sự Hy Lạp liên quan đến tình hình chung Âu Châu và Thế Vận Hội 2004

Trong cuộc tiếp nhận vị tân lãnh sự Hy Lạp là Christos Botzios 63 tuổi, ĐTC đã đề cập đến hai vấn đề, thứ nhất là tình hình chung Âu Châu và thứ hai là Thế Vận Hội năm 2004 tại Hy lạp.


 

Trước hết, về tình hình chung Âu Châu, ĐTC tỏ ra lo ngại về khuynh hướng loại trừ tôn giáo ra khỏi diễn đàn chính trị và dân sự, vì tôn giáo là “những gì đã đóng góp và còn đang đóng góp cho nền văn hóa và nhân bản làm cho Âu Châu tự cảm thấy hết sức hãnh diện”. Ngài lập lại nhận định Ngài đã thẳng thắn nói với phái đoàn lãnh sự từ ngày 10/1/2002: “Tôi nghĩ rằng đó là một quan niệm bất công và sai lầm”. Ngài nhận định thêm: “Việc nhìn nhận một sự kiện lịch sử không thể chối cãi không hề có nghĩa là không để ý gì đến vai trò khẩn thiết nơi tính cách trần tục của các quốc gia cũng là của Âu Châu”. Bởi vì, đối với ĐTC, đức tin Kitô giáo là một trong “những yếu tố làm nên” quốc gia Hy Lạp và là “nguồn có thể mang lại sinh lực và những viễn ảnh tương lai cho việc kiến tạo Âu Châu. Tôi đã bày tỏ nhiều lần là mối quan tâm của Tôi… về sự kiện các cộng đồng tín hữu không được đề cập gì đến trong những vấn đề cần phải đóng góp vào việc suy nghĩ nơi Đại Công Đồng được thành lập ở thượng hội Laeken liên quan đến một Bản Hiến Pháp Âu Châu khả dĩ”.

 

Ngoài ra, ĐTC còn tỏ ra ủng hộ việc Khối Hiệp Nhất Âu Châu nên bao gồm cả các quốc gia trong vùng Balkan. Vì việc này “sẽ làm củng cố một thứ văn hóa của an bình và đoàn kết là một trong những ưu điểm của dự án Âu Châu”. Vị tân lãnh sự này cũng ngỏ lời cám ơn cả ĐTC lẫn ĐTGM Chính Thống Christodoulos ở Nhã Điển “đã chung tiếng cổ võ cho một Âu Châu toàn vẹn, bằng cách nhấn mạnh đến việc bảo trì những căn gốc Kitô giáo của Âu Châu”.


Sau nữa, về Thế Vận Hội 2004 tại Hy Lạp, ĐTC kêu gọi một cuộc hưu chiến khắp thế giới trong thời gian diễn tiến biến cố này, 13-29/8/2004 tại Hy Lạp. ĐTC bày tỏ ước nguyện của Ngài là biến cố này “sẽ cống hiến cơ hội cho một cảm nghiệm mới về tình huynh đệ trong việc chiến thắng hận thù, trong việc làm cho cá nhân cũng như các dân tộc xích lại gần nhau hơn. Vào dịp này, Tôi kêu gọi một cuộc hưu chiến vững bền không còn xẩy ra bất cứ một thứ bạo động nào nữa, để tinh thần hòa bình và động lực lành mạnh, hợp với chủ ý của các nhà sáng lập Các Môn Chơi Thế Vận Hội, được lan tỏa vào tất cả mọi lãnh vực của xã hội cũng như nơi tất cả mọi lục địa. Tôi hy vọng rằng, trong một thế giới xáo trộn có những lần nghiêng ngửa này, biến cố thể thao đây sẽ là một biểu lộ hân hoan cho thấy mọi người đều thuộc về cùng một cộng đồng nhân loại, huynh đệ và tương trợ”.

 

5/9 Thứ Năm, ĐTC lại bày tỏ mối lo ngại về Công Hội Âu Châu loại trừ căn gốc Kitô giáo ở Âu Châu


 

Hôm nay, trong cuộc tiếp nhận tân lãnh sự nước Slovenia, ông Ludvik Toplak, 60 tuổi, một lần nữa, như Ngài đã bày tỏ với vị tân lãnh sự Hy Lạp hôm Thứ Hai vừa qua, ĐTC lại tỏ ra mối quan ngại của Ngài về căn gốc Kitô giáo ở Âu Châu trong Công Hội Âu Châu. Theo Ngài, “cần phải phản ứng chống lại khuynh hướng loại trừ việc đóng góp của Kitô Giáo trong việc hình thành một tân Âu Châu, vì nó có thể làm mất đi năng lực trong tiến trình đặt nền móng văn hóa và luân thường đạo lý cho cuộc sống chung dân sự nơi lục địa này. Di sản Kitô Giáo, một di sản qua nhiều thể kỷ đã và còn tiếp tục là linh hồn của đời sống nước Slovenia, là một đóng gop1 giá trị cho việc củng cố một nền văn hóa yêu thương ở Âu Châu là những gì nhạy cảm đối với việc hiểu biết nhau nơi các dân tộc… Vào lúc này đây, khi mà các thứ nỗ lực đang được thực hiện để xây dựng ‘ngôi nhà chung Âu Châu’ bằng những phương tiện lập pháp nhắm đến việc phát động mối hiệp nhất và đoàn kết nơi các dân tộc trong lục địa này, thí đó là lúc cần phải chú trọng đến những giá trị nhớ đó mà nó được hình thành… Sự kiện không thể chối cãi là nguồn gốc về truyền thống 2000 năm Do Thái Kitô Giáo đã từng hòa hợp, củng cố và phát động những nguyên tắc căn bản cho nền văn minh Âu Châu, một nền văn minh đã ăn rễ sâu nơi đa số văn hóa”. Theo ĐTC, truyền thống này “có thể tiếp tục cống hiến một khuôn thước luân thường đạo lý quí báu cho các dân tộc Âu Châu qui chiếu… Bởi thế, Tòa Thánh hy vọng rằng, cả trong tương lai nữa, căn tính và vai trò của Giáo Hội sẽ được bảo toàn, vì Giáo Hội luôn luôn thực hiện một chức phận cố định trong việc giáo dục về những nguyên tắc căn bản nơi cuộc sống chung dân sự, trong việc cống hiến những giải đáp cho những vấn nạn căn bản liên quan đến ý nghĩa của cuộc sống, trong việc bảo vệ và cổ võ văn hóa và căn tính của các dân tộc khác nhau. Giáo Hội Công Giáo không tìm kiếm các đặc ân đặc lợi, mà chỉ tìm cách hoàn thành sứ vụ của mình cho lợi ích của toàn thể xã hội”.

 

13/9 Thứ Sáu, ĐTC lại đề cập đến căn tính của Kitô Giáo trong Bản Hiến Pháp Âu Châu


 

Hôm nay, 13/9/2002, ĐTC Gioan Phaolô đã tiếp nhận vị tân lãnh sự Đức, ông Gerhard Westdickenberg, 57 tuổi, người đã chẳng những tỏ lòng tri ân những đóng góp của Giáo Hội Công Giáo cũng như của ĐTC Gioan Phaolô II trong tiến trình hình thành một Âu Châu toàn vẹn, mà còn nhìn nhận vai trò của các giáo phái Kitô giáo trong việc cổ võ tình trạng thuận hòa ở Cựu Thế Giới, đặc biệt ở việc ký kết vào Bản Hiến Chương Đại Kết ở Strasbourg, Pháp, năm vừa rồi. ĐTC cũng ca ngợi việc Nước Đức dấn thân cho các nước nghèo, cho dù có gặp phải những trục trặc trong việc tái hiệp nhất, và kêu gọi nước này hãy tiếp tục cổ võ nhân quyền, kể cả quyền sống. Ngoài ra, ĐTC còn tiếp tục lập lại mối quan tâm của Ngài, như Ngài đã bày tỏ với vị tân lãnh sự Hy lạp hôm Thứ Hai 2/9 cũng như với vị tân lãnh sự Slovania hôm Thứ Năm 5/9/2002 tuần trước, về căn tính Kitô Giáo trong tổ chức của Khối Hiệp Nhất Âu Châu qua Bản Hiến Pháo đang được phác họa: “Tòa Thánh ủng hộ tiến trình hiệp nhất Âu Châu ngay từ ban đầu… Việc bỏ qua không đếm xỉa gì tới, thậm chí loại trừ di sản này sẽ gây nguy hại và đi đến chỗ làm mất đi căn tính riêng của con người. ĐTC cũng chê trách việc loại trừ các đại diện cộng đồng tín hữu khỏi Công Đồng Chung Âu Châu. Trích lại bức thư “Spes Aedificandi” năm 1999, một văn kiện Ngài ban hành để công bố các vị quan thày của Âu Châu, Ngài nói: “Kitô giáo tiêu biểu cho một yếu tố chính yếu và làm nên” lịch sử của lục địa này”. ĐTC kêu gọi các chuyên viên Đức và các nhà lãnh đạo chính trị Đức hãy “đặc biệt” đóng góp để làm sao cho bản Hiến Pháp Âu Châu “rõ ràng nói đến Thiên Chúa cũng như đến đức tin Kitô Giáo”.

 

 

2) Hai Thánh Cyliô và Mêthôđiô đóng góp vào Nền Văn Hóa Âu Châu

(Bài diễn từ của ĐTC với giới văn hóa Bulgaria vào ngày Thứ Sáu 24/5/2002)

Thưa Quí Bà và Quí Ông,

2.- Cuộc gặp gỡ này diễn ra vào một ngày rất đặc biệt, vì nước Bulgaria hôm nay mừng lễ Hai Thánh Huynh Đệ Cyrilô và Mêthôđiô, những vị mạnh dạn rao giảng Phúc Âm của Chúa Kitô và là sáng lập viên ngôn ngữ văn từ cùng văn hóa các dân tộc thuộc sắc tộc Slav. Việc tưởng niệm các vị theo phụng vụ có một ý nghĩa đặc biệt, vì đó cũng là một “ngày mừng lễ chữ nghĩa Bulgaria”. Đây không phải là một điều gì đó chỉ liên quan đến riêng tín hữu Chính Thống và Công Giáo, mà là một dịp cho tất cả mọi người suy tư về gia sản văn hóa phát xuất từ Nhị Vị Huynh Đệ xứ Thessalonica này…

Tôi muốn cuộc gặp gỡ này như là một cử chỉ chung trọng thể tôn kính và tri ân đối với Thánh Cyliô và Mêthôđiô, những vị mà vào năm 1981 Tôi đã tuyên nhận là Quan Thày của Âu Châu, cùng với Thánh Benedict Norcia. Hôm nay đây, Nhị Vị Thánh Huynh Đệ này còn nhiều điều dạy cho tất cả chúng ta, cả bên Đông lẫn bên Tây.

3.- Bằng việc giới thiệu Phúc Âm cho nền văn hóa của các dân được các vị truyền bá phúc âm hóa, Nhị Vị Huynh Đệ Thánh này đã có công đặc biệt với tài sáng tạo một bộ mẫu tự mới sáng sủa. Để đáp ứng các nhu cầu thừa tác vụ tông đồ của mình, các vị đã chuyển dịch Các Sách Thánh sang ngôn ngữ địa phương để cử hành phụng vụ và dạy giáo lý, nhờ đó, đã đặt nền tảng văn chương nơi ngôn ngữ của các dân tộc Slav. Thế nên, các vị chẳng những đáng được coi là Tông Đồ sắc dân Slav, mà còn là cha đẻ của văn hóa Slav nữa. Văn hóa hiện thân nơi lịch sử như là một diễn đạt cái căn tính của một dân tộc; nó khuôn đúc hồn thiêng cho một quốc gia dân tộc, một quốc gia dân tộc đồng hóa với những giá trị đặc biệt, thể hiện mình nơi những biểu hiệu xác đáng, và tỏ mình ra qua những dấu hiệu xứng hợp của mình.

Nhờ các môn đệ của mình, công cuộc truyền giáo của Thánh Cyrilô và Mêthôđiô đã được củng cố một cách tuyệt vời ở Bulgaria. Ở nơi đây, qua Thánh Clement Ohrid, các trung tâm sinh động về đời sống đan viện đã được thành lập, và cũng tại nơi đây, bộ mẫu tự của Thánh Cyrilô đã được phát triển mạnh. Cũng từ nơi đây, Kitô Giáo đã được lan truyền đến các vùng da916t khác, cho đến khi, qua nước Rumania lân bang, nó tiến đến Kievan Rus cổ kính, rồi lan tới Moscow và các miền đất khác thuộc phía đông.

Công cuộc của Hai Thánh Cyrilô và Mêthôđiô đã đóng góp cả thể vào việc hình thành các thứ gốc rễ chung của Kitô Giáo Âu Châu, những gốc rễ mà nhờ tính cách sâu xa và sinh động của chúng đã tạo nên một điểm qui chiếu về văn hóa sáng giá không thể bị coi thường trong bất cứ một nỗ lực hệ trọng nào để tái thiết tình rạng hiệp nhất của Lục Địa một cách mới mẻ và hiện đại.

5.- Kinh nghiệm lịch sử đã chứng tỏ cho thấy rằng việc loan báo đức tin Kitô Giáo đã không bị dập tắt, trái lại, còn hội nhập và thăng hoá các giá trị nhân bản và văn hóa chân thực xứng với tinh hoa của các dân nước là những nơi đức tin được rao giảng. Đức tin cũng đã góp phần vào việc làm cho các giá trị này hướng về nhau, cũng như giúp cho chúng thắng vượt được những chướng ngại vật, kiến tạo một gia sản tinh thần và văn hóa chung, cần thiết cho những mối liên hệ bền vững và xây dựng của hòa bình.

Những ai dấn thân hoạt động một cách hữu hiệu cho việc xây dựng mối hiệp nhất Âu Châu đích thực không thể coi thường những dự kiện lịch sử này, những dữ kiện tự chúng là một biện minh hùng hồn không thể chối cãi. Như Tôi đã nói trong một cơ hiệu khác, “việc hất ra ngoài các tôn giáo đã từng góp phần và tiếp tục góp phần vào nền văn hóa và nhân bản mà Âu Châu có lý hãnh diện, Tôi coi như là một việc bất công và là một sai lầm về quan niệm” (Diễn Từ với Phái Đoàn Ngoại Giao bên Tòa Thánh, ngày 10/1/2002, đoạn 2). Phúc Âm không làm suy thoái hay hủy hoại những gì được mọi người, mọi dân tộc hay mọi quốc gia nhìn nhận và cho là sự thiện, sự thật và sự mỹ (xem Slavorum Apostoli, 18).

6.- Khi nhìn lại quá khứ, chúng ta phải nhận ra rằng, cùng với một Âu Châu của văn hóa được đánh dấu bằng những phong trào triết lý, nghệ thuật và tôn giáo nổi vượt và đặc thù, và với một Âu Châu của lao động được đánh dấu bằng những chiếm đạt về kỹ thuật và truyền thông của thế kỷ 20, bất hạnh thay còn có cả một Âu Châu của các thể chế độc tài và chiến tranh, một Âu Châu của máu lệ cũng như của những hành động dã man kinh hoàng. Có lẽ cũng chỉ vì những kinh nghiệm quá khứ chua cay này mà Âu Châu ngày nay dường như ngả theo chiều hướng càng ngày càng trở nên nghi hoặc và hững hờ đối với tình trạng suy đồi về những cứ điểm luân lý căn bản nơi đời sống cá nhân cũng như xã hội.

Chúng ta cần phải đáp ứng. Trong những lúc trục trặc này đây lại càng cần phải xác nhận là, Âu Châu, nếu cần phải tái nhận thức căn tính sâu xa nhất của mình, nó cần phải quay về với các gốc rễ Kitô giáo của nó, nhất là với công việc của những con người như Bênêđictô, Cyrilô và Mêthôđiô, những vị mà chứng từ của họ cống hiến một đóng góp thiết yếu cho việc phục hồi về tinh thần và luân lý của Lục Địa này.

Như thế thì sứ điệp của Các Vị Quan Thày của Âu Châu cũng như của tất cả các Vị Thánh Kitô Giáo cùng những vị thần bí đã làm chứng cho Phúc Âm nơi các dân tộc Âu Châu, đó là cái “lý do tại sao” về cuộc sống của con người cũng như của lịch sử đã được tỏ ra cho chúng ta nơi Lời Thiên Chúa, Đấng đã mặc lấy xác thịt để cứu chuộc con người khỏi sự dữ tội lỗi cũng như khỏi vực thẳm sầu thương.


6/7/2002 Thứ Bảy

Hai Thánh Cyliô và Mêthôđiô (Lễ Kính 7/7) đóng góp vào Nền Văn Hóa Âu Châu

Chúng ta đang chứng kiến thấy tình hình thế giới có rất nhiều thay đổi về chính trị cũng như kinh tế, nhất là về tiến trình toàn cầu hóa, trong đó có việc hình thành Khối Liên Hiệp Âu Châu Europe Union. Đầu năm 2001 Khối Liên Hiệp Chung Âu Châu bắt đầu xài loại tiền chung gọi là Đồng Âu (Euro). Hiện nay Khối Liên Hiệp Chung Âu Châu này đang hình thành bản hiến pháp chung Âu Châu. Liên quan đến qui chế và tổ chức chung của các nước hội viên. Chính quyền Pháp đóng vai trò quyết liệt trong việc chống lại với bất cứ một chi tiết nào liên quan đến Kitô Giáo ở các văn kiện của Âu Châu. Đặc biệt là Tổng Thống và Thủ Tướng Pháp đương nhiệm đã nhất quyết chống lại Bản Hiến Chương về Các Quyền Lợi Căn Bản của Khối Liên Hiệp Âu Châu được phổ biến vào tháng 10/2000 có dính dáng đến những giá trị về tôn giáo. Hai vị này cho rằng ngay cả việc đề cập chung chung đến tôn giáo cũng vi phạm tới nguyên tắc của Pháp trong việc phân biệt giáo hội khỏi quốc gia.

Chính vì muốn loại trừ tôn giáo ra ngoài như thế, mà Ủy Ban của Quốc Hội Âu Châu về Quyền Lợi Nữ Giới và Các Cơ Hội Bình Đẳng hôm 4/6/2002 đã chấp nhận văn kiện về “Sức Khỏe Cùng Các Quyền Lợi Về Tính Dục và Sinh Sản”, một văn kiện chủ trương “để bảo toàn sức khỏe cùng với quyền lợi của nữ giới thì vấn đề phá thai cần phải được pháp chế, an toàn và thuận tiện cho tất cả mọi người”, một điều khoản cũng nhắm đến việc pháp chế để áp đặt việc phá thai nơi các nước hội viên thuộc Khối Hiệp Nhất Âu Châu. Bản tường trình này đã được chấp thuận với số phiếu 280-240 và 28 phiếu trắng. Những đại biểu thuộc Đảng Xã Hội đã vỗ tay rất dài hoan hô cuộc thắng phiếu ấy, còn Đảng Phổ Thông Âu Châu (The European Popular Party) bỏ phiếu chống lại bản tường trình này. Cuộc tranh cãi đã kéo dài từ tối Thứ Ba 2/7 tới sáng Thứ Tư 3/7/2002. Tuy nhiên, Ủy Ban Âu Châu phác họa bản tường trình này, qua ông David Byme, cho biết Quốc Hội Âu Châu không có thẩm quyền trong vấn đề ấy. Bản tường trình này đã được viết bởi bà Anne van Lancker, một nghị viên Âu Châu thuộc Đảng Xã Hội Bỉ. Ủy Ban Hội Đồng Giám Mục Cộng Đồng Âu Châu (COMECE: Commission of the Bishops’ Conferences of the European Community) đã lên tiếng phản đối việc Quốc Hội Âu Châu chấp nhận bản tường trình tìm cách áp đặt vấn đề phá thai trên các nước hội viên hay dự viên thuộc Khối Hiệp Nhất Âu Châu.

Đó là lý do, thấy trước được một Khối Liên Hiệp Âu Châu đi vào con đường tục hóa nguy hiểm như vậy, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã lợi dụng nhiều lần nhắc nhở cho họ về căn tính Kitô Giáo của Âu Châu. Điển hình là trong chuyến Tông Du 96 của Ngài ở Nước Bulgaria, khi Ngài gặp gỡ Giới Văn Hóa, Nghệ Thuật và Khoa Học chiều Thứ Sáu 24/5. Trong bài diễn từ của mình, Ngài đã nói đến công lao của hai anh em Thánh Cyrilô và Mêthôđiô đối với di sản chung của Âu Châu như sau:

Thưa Quí Bà và Quí Ông,

2.- Cuộc gặp gỡ này diễn ra vào một ngày rất đặc biệt, vì nước Bulgaria hôm nay mừng lễ Hai Thánh Huynh Đệ Cyrilô và Mêthôđiô, những vị mạnh dạn rao giảng Phúc Âm của Chúa Kitô và là sáng lập viên ngôn ngữ văn từ cùng văn hóa các dân tộc thuộc sắc tộc Slav. Việc tưởng niệm các vị theo phụng vụ có một ý nghĩa đặc biệt, vì đó cũng là một “ngày mừng lễ chữ nghĩa Bulgaria”. Đây không phải là một điều gì đó chỉ liên quan đến riêng tín hữu Chính Thống và Công Giáo, mà là một dịp cho tất cả mọi người suy tư về gia sản văn hóa phát xuất từ Nhị Vị Huynh Đệ xứ Thessalonica này…

Tôi muốn cuộc gặp gỡ này như là một cử chỉ chung trọng thể tôn kính và tri ân đối với Thánh Cyliô và Mêthôđiô, những vị mà vào năm 1981 Tôi đã tuyên nhận là Quan Thày của Âu Châu, cùng với Thánh Benedict Norcia. Hôm nay đây, Nhị Vị Thánh Huynh Đệ này còn nhiều điều dạy cho tất cả chúng ta, cả bên Đông lẫn bên Tây.

3.- Bằng việc giới thiệu Phúc Âm cho nền văn hóa của các dân được các vị truyền bá phúc âm hóa, Nhị Vị Huynh Đệ Thánh này đã có công đặc biệt với tài sáng tạo một bộ mẫu tự mới sáng sủa. Để đáp ứng các nhu cầu thừa tác vụ tông đồ của mình, các vị đã chuyển dịch Các Sách Thánh sang ngôn ngữ địa phương để cử hành phụng vụ và dạy giáo lý, nhờ đó, đã đặt nền tảng văn chương nơi ngôn ngữ của các dân tộc Slav. Thế nên, các vị chẳng những đáng được coi là Tông Đồ sắc dân Slav, mà còn là cha đẻ của văn hóa Slav nữa. Văn hóa hiện thân nơi lịch sử như là một diễn đạt cái căn tính của một dân tộc; nó khuôn đúc hồn thiêng cho một quốc gia dân tộc, một quốc gia dân tộc đồng hóa với những giá trị đặc biệt, thể hiện mình nơi những biểu hiệu xác đáng, và tỏ mình ra qua những dấu hiệu xứng hợp của mình.

Nhờ các môn đệ của mình, công cuộc truyền giáo của Thánh Cyrilô và Mêthôđiô đã được củng cố một cách tuyệt vời ở Bulgaria. Ở nơi đây, qua Thánh Clement Ohrid, các trung tâm sinh động về đời sống đan viện đã được thành lập, và cũng tại nơi đây, bộ mẫu tự của Thánh Cyrilô đã được phát triển mạnh. Cũng từ nơi đây, Kitô Giáo đã được lan truyền đến các vùng da916t khác, cho đến khi, qua nước Rumania lân bang, nó tiến đến Kievan Rus cổ kính, rồi lan tới Moscow và các miền đất khác thuộc phía đông.

Công cuộc của Hai Thánh Cyrilô và Mêthôđiô đã đóng góp cả thể vào việc hình thành các thứ gốc rễ chung của Kitô Giáo Âu Châu, những gốc rễ mà nhờ tính cách sâu xa và sinh động của chúng đã tạo nên một điểm qui chiếu về văn hóa sáng giá không thể bị coi thường trong bất cứ một nỗ lực hệ trọng nào để tái thiết tình rạng hiệp nhất của Lục Địa một cách mới mẻ và hiện đại.

5.- Kinh nghiệm lịch sử đã chứng tỏ cho thấy rằng việc loan báo đức tin Kitô Giáo đã không bị dập tắt, trái lại, còn hội nhập và thăng hoá các giá trị nhân bản và văn hóa chân thực xứng với tinh hoa của các dân nước là những nơi đức tin được rao giảng. Đức tin cũng đã góp phần vào việc làm cho các giá trị này hướng về nhau, cũng như giúp cho chúng thắng vượt được những chướng ngại vật, kiến tạo một gia sản tinh thần và văn hóa chung, cần thiết cho những mối liên hệ bền vững và xây dựng của hòa bình.

Những ai dấn thân hoạt động một cách hữu hiệu cho việc xây dựng mối hiệp nhất Âu Châu đích thực không thể coi thường những dự kiện lịch sử này, những dữ kiện tự chúng là một biện minh hùng hồn không thể chối cãi. Như Tôi đã nói trong một cơ hiệu khác, “việc hất ra ngoài các tôn giáo đã từng góp phần và tiếp tục góp phần vào nền văn hóa và nhân bản mà Âu Châu có lý hãnh diện, Tôi coi như là một việc bất công và là một sai lầm về quan niệm” (Diễn Từ với Phái Đoàn Ngoại Giao bên Tòa Thánh, ngày 10/1/2002, đoạn 2). Phúc Âm không làm suy thoái hay hủy hoại những gì được mọi người, mọi dân tộc hay mọi quốc gia nhìn nhận và cho là sự thiện, sự thật và sự mỹ (xem Slavorum Apostoli, 18).

6.- Khi nhìn lại quá khứ, chúng ta phải nhận ra rằng, cùng với một Âu Châu của văn hóa được đánh dấu bằng những phong trào triết lý, nghệ thuật và tôn giáo nổi vượt và đặc thù, và với một Âu Châu của lao động được đánh dấu bằng những chiếm đạt về kỹ thuật và truyền thông của thế kỷ 20, bất hạnh thay còn có cả một Âu Châu của các thể chế độc tài và chiến tranh, một Âu Châu của máu lệ cũng như của những hành động dã man kinh hoàng. Có lẽ cũng chỉ vì những kinh nghiệm quá khứ chua cay này mà Âu Châu ngày nay dường như ngả theo chiều hướng càng ngày càng trở nên nghi hoặc và hững hờ đối với tình trạng suy đồi về những cứ điểm luân lý căn bản nơi đời sống cá nhân cũng như xã hội.

Chúng ta cần phải đáp ứng. Trong những lúc trục trặc này đây lại càng cần phải xác nhận là, Âu Châu, nếu cần phải tái nhận thức căn tính sâu xa nhất của mình, nó cần phải quay về với các gốc rễ Kitô giáo của nó, nhất là với công việc của những con người như Bênêđictô, Cyrilô và Mêthôđiô, những vị mà chứng từ của họ cống hiến một đóng góp thiết yếu cho việc phục hồi về tinh thần và luân lý của Lục Địa này.

Như thế thì sứ điệp của Các Vị Quan Thày của Âu Châu cũng như của tất cả các Vị Thánh Kitô Giáo cùng những vị thần bí đã làm chứng cho Phúc Âm nơi các dân tộc Âu Châu, đó là cái “lý do tại sao” về cuộc sống của con người cũng như của lịch sử đã được tỏ ra cho chúng ta nơi Lời Thiên Chúa, Đấng đã mặc lấy xác thịt để cứu chuộc con người khỏi sự dữ tội lỗi cũng như khỏi vực thẳm sầu thương.


 

3) "Trong tiến trình hướng đến tổ chức về cơ cấu mới,

Âu Châu không được bỏ qua gia sản Kitô Giáo của mình"

Hội Nghị Âu Châu đã diễn ra 4 ngày ở Rôma, chấm dứt vào ngày Chúa Nhật 23/6/2002, với 250 tham dự viên, bàn về vấn đề “Tiến Đến Một Bản Hiến Pháp Âu Châu”. ĐTC đã gửi đến một sứ điệp kêu gọi Hội Nghị Âu Châu này “hãy nhìn nhận và bảo trì những giá trị làm nên gia sản cao quí nhất của nền nhân bản Âu Châu”. Cuộc họp này bao gồm các nhân vật dẫn đầu về chủ nghĩa nhân bản Kitô giáo ở Âu Châu. Hội Nghị được tổ chức bởi Giáo Phận Rôma, với sự hợp tác của Ủy Ban Hội Đồng Giám Mục Khối Hiệp Nhất Âu Châu và Liên Minh Đại Học Công Giáo Âu Châu. Hội Nghị được Tổng Thống Ý khai mạc. Hội Nghị này đã bắt đầu các cuộc họp của mình từ ngày 28/2/2002, nhắm đến việc phác họa một nội dung về pháp chế và cơ cấu cho một tương lai Âu Châu.

Đối với vấn đề “Tiến Đến Một Hiến Pháp Cho Âu Châu”, ĐTC đã nhắc nhở như sau tổ chức mới Âu Châu “phải nhìn nhận và bênh vực những giá trị làm nên gia sản xác thực hơn của nền nhân bản Âu Châu”. Những giá trị đó là gì, ĐTC liệt kê như sau: “phẩm giá con người; tinh chất linh thánh của sự sống; vai trò chính yếu của gia đình được đặt nền tảng trên đời sống hôn nhân; tầm mức quan trọng của việc giáo dục; quyền tự do tư tưởng, phát biểu và tuyên xưng những niềm xác tín và tôn giáo của con người…việc bảo vệ cá nhân cũng như đoàn thể theo pháp chế; tất cả mọi người cần phải cộng tác vào việc xây dựng công ích; việc làm phải được coi như là một sự thiện cá nhân cũng như xã hội; quyền lực chính trị phải được hiểu là để phục vụ, phải tùy thuộc vào luật lệ và lý trí, và phải ở ‘trong giới hạn’ phạm vi các quyền lợi của cá nhân và dân chúng. Nhất là cần phải nhìn nhận và bảo vệ trong tất cả mọi hoàn cảnh phẩm vị của con người và quyền tự do tôn giáo được hiểu theo chiều kích tam diện là cá nhân, đoàn thể và cơ cấu”.

Về phương diện áp dụng thực hành, ĐTC còn nhấn mạnh rằng: “trong tiến trình hướng đến tổ chức về cơ cấu mới, Âu Châu không được bỏ qua gia sản Kitô Giáo của mình… Âu Châu cần phải được tác động bởi lòng trung thành thức thời nơi những căn gốc Kitô Giáo đã đánh dấu lịch sử Âu Châu. Đó là điều ký ức lịch sử đòi phải có, nhất là sứ vụ của Âu Châu cần phải có, một sứ vụ mà cho tới ngày nay vẫn còn được gọi là thày của sự tiến bộ đích thực, và là một sứ vụ cổ võ vấn đề toàn cầu hóa tình đoàn kết”. ĐTC cho biết có nhiều căn gốc văn hóa “góp phần vào việc xác nhận” những giá trị này: từ văn minh Hy Lạp đến văn minh Rôma, chưa kể đến việc góp phần của văn minh các dân tộc Latinh, Celtic, Đức, Slav, Hung Gia Lợi và Scandinavian (Bắc Âu), cùng với việc góp phần của thế giới Do Thái và Hồi Giáo nữa. “Những yếu tố khác nhau này đã tìm thấy nơi truyền thống Kitô Tô Do Thái Giáo một năng lực có thể hòa hợp, củng cố và phát động chúng. Bằng việc nhìn nhận sự kiện lịch sử này trong tiến trình hiện tại hướng đến việc hình thành cơ cấu tổ chức, Âu Châu không được bỏ qua gia sản Kitô giáo của mình… Phần tốt lành của những gì Âu Châu đã tạo nên nơi các lãnh vực về pháp lý, nghệ thuật, văn chương và triết lý đã được ảnh hưởng bởi sứ điệp phúc âm”. ĐTC yêu cầu nhìn nhận và bảo toàn “căn tính riêng và vai trò của các Giáo Hội và niềm tin tôn giáo”.

Theo ĐTC, “các tổ chức chính trị và quyền lực chính quyền” không phải là những gì tuyệt đối, vì bên trên chúng là con người “thuộc về” Thiên Chúa, “Đấng mà hình ảnh của Ngài không thể xóa nhòa nơi chính bản tính của mỗi người nam và nữ”. ĐTC kết luận: “Không có sự thật này cũng không có gì cả, và còn nguy hiểm trong việc đi sâu vào những chiều hướng giáo dân hóa cũng như chiều hướng tục hóa theo ngộ thức và vô thần là những gì sẽ dẫn đến tình trạng loại trừ Thiên Chúa và lề luật luân lý ra khỏi những phạm trù khác nhau của đời sống con người. Cuộc chung sống dân sự ở Lục Địa này, trước hết, đó là phải chịu những hậu quả thê thảm như chính kinh nghiệm Âu Châu đã cho thấy như vậy”.

Để kết luận, ĐTC đã khẳng định: “trong tất cả tiến trình hướng về tổ chức một cơ cấu Âu Châu mới này, cần phải nhìn nhận và bảo toàn căn tính riêng biệt và vai trò của các Giáo Hội và Niềm Tin tôn giáo… Nói cách khác, chúng ta phải tỏ ra chống lại xu hướng muốn cải tiến tình trạng sống chung ở Âu Châu mà lại loại trừ việc góp phần của các cộng đồng tôn giáo nơi tính cách phong phú của sứ điệp, hoạt động và chứng từ của các cộng đồng ấy”.

 

 4) "Thật là đáng tiếc và không xứng hợp khi Quốc Hội tìm cách áp đặt những qui chế trên Các Nước Hội Viên mà còn trên cả Các Nước Dự Viên, trong một lãnh vực mà tổ chức này không có trách nhiệm"

Bản tường trình về sức khỏe và các quyền lợi về tính dục và sản sinh, do Ủy Ban về Các Quyền Lợi Nữ Giới và Các Cơ Hội Bình Đẳng của Quốc Hội Âu Châu, đã được chấp thuận với số phiếu 280-240 và 28 phiếu trắng. Những đại biểu thuộc Đảng Xã Hội đã vỗ tay rất dài hoan hô cuộc thắng phiếu ấy, còn Đảng Phổ Thông Âu Châu (The European Popular Party) bỏ phiếu chống lại bản tường trình này. Cuộc tranh cãi đã kéo dài từ tối Thứ Ba hôm qua tới sáng Thứ Tư hôm nay, 3/7/2002. Tuy nhiên, Ủy Ban Âu Châu phác họa bản tường trình này, qua ông David Byrne, cho biết Quốc Hội Âu Châu không có thẩm quyền về vấn đề này. Bản tường trình này đã được viết bởi bà Anne van Lancker, một nghị viên Âu Châu thuộc Đảng Xã Hội Bỉ. Ủy Ban Hội Đồng Giám Mục Cộng Đồng Âu Châu (COMECE: Commission of the Bishops’ Conferences of the European Community) đã lên tiếng phản đối việc Quốc Hội Âu Châu chấp nhận bản tường trình tìm cách áp đặt vấn đề phá thai trên các nước hội viên hay dự viên thuộc Khối Hiệp Nhất Âu Châu. Sau đây là “Lời Phát Biểu của Văn Phòng Ủy Ban Hội Đồng Giám Mục Cộng Đồng Âu Châu (COMECE) về Việc Quốc Hội Âu Châu Thừa Nhận Bản Tường Trình Về Sức Khỏe Cùng Quyền Lợi Tính Dục và Sản Sinh”.

“Văn Phòng COMECE lấy làm tiếc về việc Quốc Hội Âu Châu thừa nhận bản tường trình được bà Anne van Lancker MEP phác họa về vấn đề sức khỏe và các quyền lợi tính dục và sản sinh (A5-0223/2002) hôm mùng 3 tháng 7 năm 2002, với số phiếu 280 thuận, 240 chống và 28 trắng. Văn Phòng COMECE đã hết sức chú ý và quan tâm theo dõi việc soạn thảo bản tường trình này cũng như việc tranh luận chúng quanh bản tường trình ấy.

"Bản tường trình đã gây nên một số vấn đề trầm trọng. Bởi thế, chúng tôi thấy bản tường trình lại càng đáng tiếc hơn nữa khi những vấn đề này bị phủ mờ bởi một số những chủ trương đang được tranh cãi dựa vào những kết luận còn ngờ ngợ về những gì được chính bản tường trình nhìn nhận là chưa được nghiên cứu đầy đủ. Chúng tôi đặc biệt lấy làm tiếc là bản tường trình kêu gọi hợp pháp hóa vấn đề phá thai, cũng như việc làm thuận lợi hơn cho việc sử dụng thuốc ngừa thai hậu giao hợp (the morning-after pill), nơi tất cả mọi Nước Hội Viên và Các Nước Dự Viên. Chúng tôi cũng lấy làm tiếc về tính cách mâu thuẫn giữa việc bản tường trình muốn nắm giữ vấn đề tôn trọng tính cách phụ trợ cùng đường lối vốn có trong vấn đề sức khỏe tính dục, với việc bản tường trình lại gắn bó với đường lối thu hẹp vấn đề cung cấp những dịch vụ sức khỏe về tính dục và sản sinh nơi Các Nước Hội Viên cùng Các Quốc Gia Dự Viên.

"Giáo Hội Công Giáo coi vấn đề sức khỏe của tất cả mọi con người nữ, nam và trẻ em, ở tất cả mọi giai đoạn trong cuộc sống của họ, là một vấn đề hết sức quan trọng. Giáo Hội Công Giáo bênh vực đường lối theo quan điểm toàn vẹn, bao gồm việc chăm sóc y tế, việc giáo dục cùng với trách nhiệm cá nhân, và thực hiện đường lối toàn vẹn này bằng những bệnh viện, học đường, các trung tâm cộng đồng cùng với những dự án khác. Về vấn đề phá thai, Giáo Hội Công Giáo dạy rằng sự sống con người bắt đầu từ giây phút thụ thai, ở chỗ phá thai là việc sai trái vì nó chối bỏ quyền sống của một con người. Điều này không sai trệch với việc Giáo Hội ủng hộ nhân quyền căn bản của phụ nữ sống một cách xứng đáng và an toàn.

"Khối Hiệp Nhất Âu Châu không có các thứ quyền hạn hay trách nhiệm về vấn đề phá thai hoặc bất cứ vấn đề gì liên quan đến việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tính dục và sản sinh. Những vấn đề này vẫn thuộc về thẩm quyền riêng của Các Nước Phần Tử, như ông David Byrne, Ủy Viên Âu Châu phụ trách Việc Bảo Vệ Sức Khỏe và Người Hưởng Dịch Vụ, trong cuộc tranh luận về bản tường trình này trong Quốc Hội hôm mùng 2 tháng 7. Dù nguyên tắc này có được nhìn nhận ở đoạn nhất của bản tường trình, nhưng nó lại trở thành mâu thuẫn ở những đoạn sau đó. Thật là đáng tiếc và không xứng hợp khi Quốc Hội tìm cách áp đặt những qui chế trên Các Nước Hội Viên mà còn trên cả Các Nước Dự Viên, trong một lãnh vực mà tổ chức này không có trách nhiệm.

"Bản tường trình này không thay đổi vấn đề lập pháp hay qui chế của Khối Hiệp Nhất Âu Châu, của Các Nước Hội Viên hay của Các Nước Dự Viên. Tuy nhiên, chúng tôi sợ rằng bản tường trình này sẽ tung ra hai hàm ý chỉ có thể làm mất uy tín của Quốc Hội mà thôi. Bản tường trình này sẽ gây ra một ấn tượng là Quốc Hội này muốn áp đặt trên Các Nước Hội Viên và Các Nước Dự Viên mà chỉ có họ mới có độc quyền dân chủ để quyết định. Hay nó sẽ khơi lên một sự ngờ vực là Quốc Hội này không còn việc làm nào khẩn trương hơn là việc tung ra những bản tường trình về các vấn đề mà tự nó không có thẩm quyền. Chúng tôi hy vọng rằng hai hàm ý này đều không đúng, thế nhưng, việc thừa nhận bản tường trình này lại khiến cho những người công dân ít tin tưởng hơn vào tiến trình thực hiện quyết định của Khối Hiệp Nhất Âu Châu.

"Những vấn đề phức tạp và tế nhị về luân thường đạo lý này đáng được nêu lên một cách nghiêm cẩn và tôn trọng theo tầm cấp xứng hợp. Nếu bản tường trình này được tạm phác họa theo sáng kiến riêng của Ủy Ban Quốc Hội Về Các Quyền Lợi Và Các Cơ Hội Bình Đẳng Của Phụ Nữ, chứ không tham vấn với dự thảo lập pháp chuyên biệt hay với việc áp dụng thực tế liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe về tính dục và sinh sản ở môi trường địa phương, thì những đúc kết của bản tường trình này khó tránh được tính chất ý hệ. Tuy nhiên, chúng tôi cũng xin nhấn mạnh là những ngôn từ cùng với cử chỉ tiêu cực và xúc phạm nhắm vào nhau của cả hai bên trong cuộc tranh luận này chỉ làm hại đến uy tín của những ai sử dụng chúng mà thôi. Chúng tôi đặc biệt tin rằng những ai tự cho rằng mình tranh đấu cho quyền sống phải đối xử một cách kính trọng với anh em đồng loại của mình”.

“Một thứ luật cho phép loại trừ đi một con người vô tội không bao giờ lại được coi là chính đáng cả”. Âu Châu “đang đe dọa áp đặt quan niệm luân lý ‘của nó’ về sự sống cũng như về những mối liên hệ nam nữ”.

Quyết nghị phá thai được Quốc Hội Âu Châu bỏ phiếu thuận hôm 3/7/2002 chẳng những đã bị Ủy Ban Hội Đồng Giám Mục Âu Châu phản đối mà còn bị cả Tòa Thánh Vatican phê phán nữa. Vấn đề không phải chỉ ở tại chính việc phá thai tự nó là một tội ác mà còn ở tại việc muốn áp đặt vấn đề phá thai trên các nước hội viên và đang muốn trở thành hội viên của Khối Liên Hiệp Âu Châu.


ĐHY Alfonso Lĩpez Trujillo, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Về Gia Đình, và ĐGM Elio Sgreccia, phó chủ tịch Học Viện Tòa Thánh Về Sự Sống, đã bày tỏ mối quan tâm của các vị đối với quyết nghị này trong L’Osservatore Romano, tờ nhật báo bán chính thức của Tòa Thánh,
11/7 Thứ Năm. Mặc dù quyết nghị có tính cách lập pháp của Quốc Hội Âu Châu này không đủ quyền lực về pháp lý, song nó cũng gây một ảnh hưởng chính trị mạnh mẽ đối với lục địa Âu Châu. ĐHY chủ tịch nói vấn đề nguy hiểm ở đây là vấn đề nhất trí với việc công bố và bảo vệ những quyền lợi căn bản của con người, mà quyền lợi đầu tiên là quyền sống. Quyền sống đã được bao gồm trong Bản Tuyên Ngôn Chung Về Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc. Quyền sống này, khi con người chuẩn nhận cho phép phá thai, đã bị đe dọa bởi tất cả mọi thứ cắt nghĩa và luật trừ. ĐHY nêu lên khoản 12 của bản quyết nghị, một quyết nghị “đề nghị là để bảo vệ những quyền lợi của phụ nữ về sức khỏe và sản sinh, cần phải làm cho việc phá thai được hợp pháp hóa, an toàn và thuận tiện cho tất cả mọi người”, rồi ĐHY nhận định chính ý tưởng về vấn đề “pháp chế” việc phá thai là sai trái, vì “một thứ luật cho phép loại trừ đi một con người vô tội không bao giờ lại được coi là chính đáng cả”. Đối với từ ngữ “vấn đề phá thai an toàn”, ĐHY cho biết “việc an toàn” như vậy chỉ mang lại nguy hiểm cho sức khỏe của nữ giới mà thôi, thành phần có những “quyền lợi” lấn át quyền lợi của những con người được họ thụ thai. ĐHY còn nêu lên khoản 6 của bản quyết nghị, một quyết nghị yêu cầu các chính phủ phát động “việc ngừa thai khẩn cấp […] như là một việc làm bình thường trong lãnh vực chăm sóc sức khỏe tính dục và sản sinh”, rồi nói lên nhận định của mình là điều khoản này “không phải là về vấn đề ngừa thai thực sự, mà là vấn đề nhúng tay vào việc phá thai, một việc nhắm đến mầm thai con người, không cho nó được đậu thai”.


Về phần mình, ĐGM Sgreccia đặt vấn đề “bản văn kiện này kiếm cách nghiêng chiều về hành vi có ảnh hưởng đến luân thường đạo lý cá nhân, đến gia đình, đến chính việc tồn tại của hành vi này, cũng như đến quyền sống của thai nhi. Khi chúng ta nói về luân thường đạo lý, chúng ta không muốn giới hạn ý nghĩa của nó vào nền luân lý Công Giáo và đạo giáo là những gì cũng có quyền phải được tôn trong trong một nền dân chủ thực sự, mà chúng ta nói đến một thứ luân thường đạo lý tự nhiên”. Nơi những xứ sở vốn có những luật lệ bảo vệ các giá trị bị quyết nghị này tấn công, thì khó có thể chấp nhận tính cách xứng hợp của việc gán ghép này cho một Âu Châu “đang đe dọa áp đặt quan niệm luân lý ‘của nó’ về sự sống cũng như về những mối liên hệ nam nữ”.


ĐHY chủ tịch nói rằng những gì quyết nghị của Quốc Hội Âu Châu “về các quyền lợi sức khỏe, tính dục và sản sinh” đều cho thấy một “’thứ luân lý mới’ liên quan đến những mục tiêu chính trị, và tiêu biểu cho một thách đố đối với sự thật về việc con người sản sinh”. ĐHY đồng ý với những lời phát biểu của bà nghị viên Elizabeth Montfort về quyết nghị này là “buồn cười thay quyền sản sinh lại bị gồm tóm trong danh mục của những phương cách thực sự ngăn cản chính việc sản sinh”.


ĐGM Sgreccia còn thêm là bức thông điệp “Phúc Âm Sự Sống” Evangelium Vitae nói rằng vấn đề phá thai tiếp tục là một “tội ác”, và “điều này đúng chẳng những đối với những tín đồ mà còn với lương tâm sáng suốt nữa”.

 

 

5) Các phản ứng theo chiều hướng của Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II.

 

"Các Giáo Hội Kitô Giáo chủ trương rằng họ đã đóng góp và tiếp tục góp phần một cách tích cực và trọng yếu vào việc kiến tạo nên Âu Châu”

Vị nguyên thủ tướng nước Ý và là đương kim phó chủ tịch của Nghị Viện Âu Châu là Giuliano Amato trong tuần này đã cho biết ông hướng chiều về việc “nhìn nhận vai trò của tất cả mọi tôn giáo đang và đã từng thêu dệt nên tấm vải của các giá trị của Âu Châu”. Đây là lần đầu tiên một phần tử của Nghị Viện này tự bày tỏ cho thấy bằng những lời lẽ như vậy. Mấy tháng trước đây, vị phó chủ tịch khác thuộc đảng Dân Chủ Kitô Giáo Bỉ Quốc là Jean Luc Dehaene tỏ ra bi quan về cơ hội này. Ông Amato đã nói với các ký giả hôm Thứ Ba 26/6/2002 vừa rồi khi kết thúc cuộc họp thứ sáu của Nghị Viện này, một cuộc họp để nghe phát biểu ý kiến của đại diện xã hội dân sự.

Trước lời phát biểu của ông Amato còn có vị phó tổng thư ký của Hội Đồng Các Giáo Hội Âu Châu là ông Keith Jenkins đã lên tiếng với hội nghị về những dự thảo phải được đồng ý của các giáo phái Kitô Giáo là phần tử của hội nghị cũng như của Giáo Hội Công Giáo: “Bản văn kiện về Hiến Pháp Âu Châu sau này cần phải hội đủ những quyền lợi căn bản”, những quyền lợi phổ quát và vượt trên chính trị và lề luật vì chúng bắt nguồn từ nhân phẩm con người, “một nhân phẩm từ Thiên Chúa mà có”. Vị này còn nói, Bản Tuyên Ngôn thứ 11 của Hiệp Ước Amsterdam “cần phải được cho vào bản văn kiện về hiến pháp sau này”, vì bản tuyên ngôn ấy buộc Khối Liên Hiệp Âu Châu phải tôn trọng “vị trí của các giáo hội, của các hiệp hội và cộng đồng tôn giáo, cũng như những tổ chức vô tín ngưỡng được các quốc gia khác nhau nhìn nhận”. Ông còn nói các cộng đồng “đức tin và niềm tin này đã đóng góp vào việc hình thành văn hóa và các giá trị Âu Châu. Các Giáo Hội Kitô Giáo chủ trương rằng họ đã đóng góp và tiếp tục góp phần một cách tích cực và trọng yếu vào việc kiến tạo nên Âu Châu”.

 "Chúng ta phải nhận biết, ý thức và hãnh diện về những căn gốc Kitô Giáo của Âu Châu, không phải là những căn gốc duy nhất mà là những căn gốc hết sức quan trọng nữa"

Chủ Tịch Thượng Viện Ý Quốc là ông Marcelo Pera, một trí thức gia nổi tiếng. Ông cho tờ nhật báo Avvenire ngày 26/6 biết như sau: “Tôi nghĩ rằng, trái ngược với những gì đã từng xẩy ra cho tới nay, ở Khối Liên Hiệp Âu Châu, chúng ta phải nhận biết, ý thức và hãnh diện về những căn gốc Kitô Giáo của Âu Châu, không phải là những căn gốc duy nhất mà là những căn gốc hết sức quan trọng nữa. Tôi thường nói rằng Âu Châu có hai cha mẹ. Truyền thống Kitô giáo là những gì hiến cho chúng ta quan niệm về ngôi vị, tức là về cá thể, một cá thể có trước khi thành một người công dân, là thành phần có phẩm vị và quyền lợi. Và truyến thống Hy La, một truyền thống đã đưa quan niệm về các cơ cấu và quyền lợi cộng đồng vào thị trường thế giới tư tưởng”. Vị nguyên giáo sư triết lý về khoa học ở đại học Pisa nhận định thêm: “Thật là thiển cận khi kiến tạo nên một Âu Châu mà lại quên mất thành phần con cái chúng ta là ai. Tóm lại, là một người luật sư, tôi lấy làm lạ lùng khi thấy một trong hai bậc phụ huynh của tôi bị hạ cấp xuống thành một thứ linh tinh ‘relegation to et cetera’. Truyền thống Kitô Giáo còn cao trọng hơn cả một cái gì linh tinh nữa: Truyền thống này là điều kiện làm nên sự kiện chúng ta hiện hữu hôm nay đây với những giá trị của chúng ta. Tôi nhớ tôi đã nói với Ngài, ‘Kính thưa Đức Thánh Cha, con là một giáo dân, nhưng vấn đề chiều hướng tương đối được Đức Thánh Cha nói tới rầt nhiều khiến cho con lo lắng. Tôi thấy rằng 50 năm qua đã lan tràn một thứ triết lý đơn điệu, ở chỗ ‘không có nền tảng, không có những biểu hiện lâu dài hơn, không có những chân lý cao cả hơn’ Tôi không thích vơ đũa cả nắm, song tôi thấy được một mối lo lắng đáng sợ về sự thật. Chúng ta cần phải thoát khỏi điều này”.

Có 3 Cách để làm cho vấn đề Tôn Giáo được đề cập đến trong bản Hiến Pháp Âu Châu

 

Ông Rocco Buttiglione, một chuyên viên luật pháp và là một triết gia chuyên về tư tưởng của giáo sư Karol Wojtyla, tức của vị đương kim Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đã đưa ra những đề nghị của ông ở cuối một Hội Nghị về Quyền Tự Do Tôn Giáo trong Khối Hiệp Nhất Âu Châu diễn tiến hôm Thứ Tư 4/9/2002 vừa rồi. Đại Công Đồng Âu Châu ở Brussels Bỉ đang bàn đến một bản Hiến Pháp Âu Châu. Theo cơ quan PAP Polish cho biết thì bốn giải pháp được ông Rocco nêu lên là:


“Giải pháp thứ nhất là đề cập đến danh Thiên Chúa trong bản Hiến Pháp, thế nhưng giải quyết này gặp trở ngại bởi những người nhìn thấy nơi danh xưng này một cái gì đó có vẻ kỳ thị về phía các tín đồ”.


Giải pháp thứ hai có thể là nhìn nhận vai trò của tôn giáo trong việc kiến tạo nền các xã hội Âu Châu mà không bao gồm danh Thiên Chúa. (Mặc dù người đề nghị giải pháp này không hài lòng lắm, song ông nghĩ có thể là giải pháp được sự ủng hộ của Hiệp Vương Quốc, nhất là của Pháp Quốc vốn là nước có truyền thống rất ngặt nghèo trong việc phân biệt giữa giáo hội và quốc gia.


Giải pháp thứ ba là nhắc đến những căn gốc Hy Lạp và DoTháiKitôGiáo của Lục Địa vào bản Hiếp Pháp: “Căn tính của Âu Châu chúng ta phát xuất từ việc trao đổi giữa nền văn hóa cổ với Kitô Giáo là tôn giáo liên quan đến Do Thái Giáo. Đây là những căn gốc của Âu Châu vậy”.


Hội Nghị Về Tự Do Tôn Giáo được các đại học và cơ quan Công Giáo Ba Lan và Đức tổ chức 3 ngày đã qui tụ những chuyên viên luật pháp và các đại diện của Giáo Hội Công Giáo, cũng như những nhà trí thức từ Pairs, Bonn, Luxembourg, Prague và Budapest. Hội Nghị này đã nghe lời của ĐTC Gioan Phaolô II hôm Thứ Hai 2/9 ngỏ với vị tân lãnh sự Hy Lạp kêu gọi các nước trong Khối Hiệp Nhất Âu Châu đừng loại trừ vai trò của các tín hữu. ĐTC còn lập lại lời này hôm Thứ Năm 5/9 với vị tân lãnh sự Slovenia. Trong phần khai mạc Hội Nghị này, ĐTGM Jozef Zycinski ở Lublin đã nhắc lại lời yêu cầu của nước Balan về việc kêu cầu Thiên Chúa cần phải được viết ra trong bản Hiến Pháp đang được phác họa: “Không được sử dụng những viên đá của Bức Tường Bá Linh để xây lên một Tháp Babel tân thời mới mẻ” mà lại thiếu nền móng Kitô Giáo. Balan là một trong 10 ứng quốc đang xin gia nhập vào Khối Hiệp Nhất Âu Châu vào năm 2004. Ngày 19/8, ngày cuối cùng của chuyến tông du mục vụ của mình về Krakow Balan, ĐTC Gioan Phaolô đã ủng hộ việc quê hương của Ngài gia nhập Khối Hiệp Nhất Âu Châu, nhưng Ngài đồng thời cũng thúc giục quê hương của Ngài đừng bỏ đi những giá trị đã từng làm nên lịch sử của nó.

 

Phật Tử khuyên Kitô Hữu Âu Châu hãy giữ lấy căn tính tôn giáo của mình

 

Hôm Thứ Sáu 20/9/2002, vị phó giám đốc người Thủy Sĩ của Chùa Shingyoji ở Geneva là Ducor đã mở đầu cho ngày thứ hai của “Việc Tham Vấn về Phật Giáo ở Âu Châu”. Cuộc họp được kết thúc vào ngày Thứ Bảy 21/9/2002 hôm qua được Hội Đồng Tòa Thánh Về Đối Thoại Liên Tôn và Văn Phòng Liên Hội Đồng Giám Mục Âu Châu tổ chức. Vị theo đuổi Phật Giáo từ hồi còn là ở tuổi vị thành niên này đã mở lời bằng việc nói lên con số 1 triệu tín đồ Phật Giáo ở Âu Châu. “Vấn đề ở đây là có nhiều cảm tình viên hơn là những Phật tử sống đạo. Trong số này phải kể đến những lời công bố của các cô đào nổi tiếng như Sophie Marceau và Isabelle Adjani, những người đã nhận mình là Phật tử nhưng không hăng hái. Thật vậy, họ không hiểu lắm về những gì thực sự nói lên ý nghĩa của chúng. Bởi vậy mới có nhiều lầm lẫn. Thế nhưng có một điều chắc chắn là Phật giáo được ưa chuộng rất nhiều ở Âu Châu là vì Phật giáo xuất hiện như là một đức tin giải thoát, một tiếng nói linh thiêng trọn vẹn”. Vậy tại sao con người ta hướng về Phật Giáo chứ không hướng về Kitô Giáo? “Tôi phải nói hết sức thành thực là đại đa số những người này không biết đến di sản Kitô giáo. Và lạ lùng là sự kiện này chẳng những xẩy ra nơi giới trẻ mà cả nơi người lớn nữa… Người ta đã biết đến những việc cử hành – như tham dự các lễ nghi cưới hỏi - thế nhưng người ta không biết sâu xa về linh đạo Kitô Giáo. Nếu nền tảng về văn hóa đang bị mất đi nơi sứ điệp Kitô Giáo thì dĩ nhiên bấy giờ người ta bắt đầu đi tìm kiếm. Tôi nghĩ rằng người ta đang tìm kiếm một cách sâu xa. Vấn đề to lớn nhất chúng ta hôm nay đây phải đối diện là vấn đề liên quan đến sự chết. Đối với tôi, chết là một vấn đề lớn. Tôi không cần đến những câu giải đáp về lý thuyết mà là những đường lối cụ thể… Người ta cần một đời sống thiêng liêng, hay đúng hơn, họ cần một linh đạo để sống. Về vấn đề này thì Kitô Giáo đã có cả một đại bảo tàng viện. Tôi đang nghĩ đến các Vị Giáo Phụ của Hội Thánh cùng với những bản văn tuyệt vời của các vị, về việc cầu nguyện và di sản đan tu”.

 

Hiến Pháp Âu Châu không được loại trừ căn tính Kitô Giáo

 

Vị chủ tịch của Ủy Ban Âu Châu là Prodi, trong bức thư gửi cho Hội Nghị Kitô Hữu Cho Âu Châu, được tổ chức ở Barcelona, Tây Ban Nha ngày 6-8/12/2002, một hội nghị đã được đúc kết bằng bản hiến chương Barcelona (http://www.eurocristians.org), đã tỏ ra “cảm nhận” và “hỗ trợ” cho hội nghị này. Nội dung của bức thư đại ý như sau:

 

“Trong tiến trình kiến tạo nên một tân Âu Châu, không ai có thể lại ở ngoài lề hay bị quên lãng, chưa nói đến những ai bị loại trừ; các truyền thống văn hóa và tôn giáo không thể bị lãng quên, nhất là Kitô Giáo đã từng là và đang là những gì không thể thiếu trong việc nói lên ký ức và hy vọng cho tương lai của Âu Châu. Ở Âu Châu, tương lai Kitô Giáo gắn liền với tương lai của những thách đố Lục Địa này phải đương đầu, cũng như với các trách nhiệm của nó trước thế giới trong giây phút lịch sử này. (Khối Hiệp Nhất Âu Châu) phải chứng tỏ cho thế giới thấy rằng có một đường lối dân chủ và dân sự trong việc điều hành vấn đề toàn cầu hóa phát xuất từ chính đường lối dân chủ, từ sự vững vàng cũng như từ nền hòa bình. Để thực hiện được điều này, chúng ta cần đến tất cả mọi giá trị thuộc truyền thống của chúng ta, cả về trần tục lẫn đạo giáo”.

 

Để trả lời cho những ai chủ trương rằng Bản Hiến Pháp cần phải “trung lập” và không được đề cập đến tôn giáo, các tham dự viên của hội nghị này đã nói rằng “tính cách trung lập không bao gồm việc chối bỏ chiều kích xã hội của lương tâm Kitô hữu chiếm đa số dân Âu Châu, mà là nhìn nhận nó, cùng với những quan niệm phổ quát của các tôn giáo cũng như của vô tôn giáo khác nó cần phải trao đổi, hầu đạt được công ích và tình huynh đệ đại đồng cho Âu Châu”.