ĐTC Biển Đức XVI với lãnh sự đoàn
Hôm Thứ Tư 12/5/2005, ĐTC đã gặp gỡ các vị lãnh sự thuộc 174 quốc gia có liên hệ
ngoại giao trọn vẹn với Tòa Thánh. Trong bài diễn từ của mình, ngài đã xác nhận
những quyết tâm ngài đã nêu lên trong sứ điệp đầu tiên gửi cho thế giới, một sứ
điệp được đọc tại Nguyện đường Sistine hôm Thứ Tư 20/4/2005, ngay sau ngày ngài
được chọn làm tôn giáo hoàng.
Ngài cho biết kinh nghiệm của ngài về vấn đề hòa bình và nhân quyền, khi còn là
một con người trẻ ở Đức, nơi ngài là nạn nhân bị Nazi áp bức và chứng kiến thấy
việc chia rẽ gây ra bởi cộng sản.
“Phần tôi, một người xuất thân từ một xứ sở mà hòa bình và tình huynh đệ chiếm
được một địa vị lớn lao trong tâm khảm của cứ dân, nhất là cù những ai, như tôi,
nếm mùi chiến tranh và phân rẽ an hem thuộc cùng một quốc gia”.
Nguồn gốc của những thảm kịch này là “những ý hệ tàn hại và phi nhân, những ý hệ
được vẽ vời bằng những mộng tưởng và ảo tưởng hão huyền, đã áp đặt lên nhân loại
ách nặng của việc đàn ép”.
Nói bằng tiếng Pháp, ĐTC bày tỏ: “Đó là lý do quí vị mới hiểu được rằng tôi đặc
biệt nhạy cảm với cuộc đối thoại giữa loài người với nhau, hầu thắng vượt tất cả
mọi hình thức xung khắc và căng thẳng, mà làm cho thế giới của chúng ta thành
một thế giới của hòa bình và huynh đệ”.
Ngài kêu gọi “các cộng động Kitô hữu, các nhà lãnh đạo quốc gia, những vị lãnh
sự, cũng như tất cả mọi con người nam nữ thiện tâm” hãy liên kết nỗ lực “để hiện
thực hóa một xã hội an bình” và “để thắng vượt khuynh hướng đối nghịch giữa các
nền văn hóa, giữa các nhóm sắc tộc và giữa các thế giới khác nhau”.
(Theo người dịch hiểu từ ngữ “các thế giới khác nhau” ở đây ĐTC có ý nói tới thế
giới tư bản và cộng sản, thế giới bắc phương giầu có và nam phương nghèo khó,
thế giới thứ ba đang phát triển v.v., theo ý nghĩa “thế giới” được ĐTC GPII đề
cập tới trong tác phẩm “Hồi Niệm và Căn Tính” của ngài ở chương 21).
Để đạt được mục tiêu này, Vị Thừa Kế Thánh Phêrô đã kêu gọi “hết mọi quốc gia
cần phải lấy ra từ gia sản thiêng liêng và văn hóa của mình những giá trị tốt
nhất mà họ có để mạnh bạo gắp gỡ những thứ giá trị khác, sẵn sàng chia sẻ những
kho tàng về tinh thần và vật chất của mình cho thiện ích của tất cả mọi người”.
Vị lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo bảo đảm với thành phần đại diện hầu hết các quốc
gia trên thế giới này là Giáo Hội sẽ “không thôi loan báo và bảo vệ các quyền
lợi căn bản của con người vẫn còn bất hạnh bị vi phạm trên các phần đất khác
nhau trên thế giới”.
Ngài nhấn mạnh rằng Giáo Hội sẽ hoạt động “để quyền lợi của hết mọi người được
nhìn nhận về sự sống, về thực phẩm, về việc làm, về sức khỏe, về việc bảo vệ gia
đình, về việc cổ võ phát triển xã hội, và về việc tôn trọng phẩm giá của con
người nam nữ được dựng nên theo hình ảnh thiên Chúa”.
“Quí vị hãy tin rằng Giáo Hội sẽ tiếp tục đóng góp việc hợp tác của mình vào
việc bảo trì phẩm giá của hết mọi người cũng như vào việc phục vụ công ích trong
hoàn cảnh và phương tiện xứng hợp với Giáo Hội”.
Để hoàn thành sứ vụ của mình, ngài nói, Giáo Hội không xin “được đặc ân cho bản
thân mình, mà chỉ cần những điều kiện hợp lý về quyền tự do và hoạt động trong
việc hoàn thành sứ vụ của mình mà thôi”.
Trong cuộc gặp gỡ lãnh sự đoàn này, ĐTC cũng ngỏ lời cám ơn những quốc gia không
có đại diện tham dự ở Thánh Lễ an táng của đức cố GH GPII hay lễ đăng quang của
ngài song đã gửi điện văn phân ưu và chúc mừng, chẳng hạn như Trung Cộng, Việt
Nam và Saudi Arabia, rồi ngài bày tỏ lòng mong ước được thấy họ có đại diện ở
Tòa Thánh như 174 hiện nay.
“Tôi cảm tạ những cử chỉ ấy và hôm nay tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn của tôi và
gửi lời chào các vị thẩm quyền dân sự của các quốc gia ấy, cùng bày tỏ lòng tôi
ước mong thấy họ có đại diện ở Tòa Thánh sớm bao nhiêu có thể. Tôi cũng nghĩ đến
các xứ sở Tòa Thánh chưa có liên hệ ngoại giao”.
ĐTC không liệt kê các nước Tòa Thánh chưa có ngoại giao với, nhưng theo các
chuyên viên Vatican thì ngài có ý nói tới Trung Cộng và Việt Nam.
Theo ĐHY Pio Laghi, một nhà ngoại giao hồi hưu, trên đài Telepace, một đài
truyền hình Công Giáo có móc nối với Vatican, thì mặc dù còn sớm để nói tới
chuyến tông du của ĐTC tới Trung Cộng, song vị hồng y này tin rằng “Vatican đang
hoạt động để tạo điều kiện cho chuyến tông du này. Vị Giáo Hoàng này có thể
quyết định tiếp tục thực hiện các chuyến tông du, như vị tiền nhiệm của ngài đã
làm, hay tập trung hoạt động ngoại giao của mình vào một số quốc gia chính là
những nơi Đức Gioan Phaolô chưa tới được”, như Nga, Tầu và Việt. Vị hồng y này
còn nói ĐTC cũng “có ý định sang thăm Thánh Địa”.
Trong khi chờ đợi, vào dịp đến với Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ XX tại Cologne
Đức Quốc vào Tháng 8/2005 tới đây, theo vị lãnh sự Do Thái tại tòa thánh Vatican
cho biết trong 1 cuộc họp báo hôm Thứ Sáu 13/5/2005, ĐTC sẽ ghé thăm hội đường
Do Thái tại đây, vì ngài đã nói như thế với vị lãnh sự này trong cuộc triều kiến
với lãnh sự đoàn hôm Thứ Tư 12/5. Vị lãnh sự Do Thái cho biết đó là “một biến cố
rất quan trọng và chúng tôi hết sức vui mừng”. Cộng đồng Do Thái ở Cologne là
một cộng đồng cổ nhất tại Đức Quốc, bắt đầu từ thế kỷ thứ 4.