CUỘC CHIẾN VỀ ĐỨC PIÔ XII:

TÒA THÁNH VATICAN THỜI THẾ CHIẾN THỨ HAI

VỚI NẠN DIỆT CHỦNG DO THÁI

 

Chiến dịch vĩ đại của ĐGH Piô XII

“Hai vị giáo hoàng của thời điểm này không thể được gán cho tội bàng quang, thủ mưu, hay đồng lõa với kẻ đàn áp”.

Đức Thánh Cha Piô XI Đức Thánh Cha Piô XI nói với một người đến triều kiến ngài rằng: “Hãy hãnh diện là một người Do Thái”

Đức Piô II Xứng Đáng với Tước Hiệu “Công Chính Giữa Chư Quốc” của Dân Do Thái

Đài Phát Thanh Mạc Tư Khoa Có Liên Hệ Tới Những Đồn Đại Phạm Đến Đức Piô XII

Một chứng nhân Do Thái kể lại chuyện các dòng tu và tổ chức Công giáo đã ra tay cứu dân của mình

Những Tu Viện ở Rôma Đã Cứu Những Người Do Thái

Đức Piô XII bị tấn công đợt thứ hai

ĐTC Piô XII đã rõ ràng tỏ ra chống lại đảng Nazi

Thụy Điển Tôn Vinh Một Giáo Sĩ Công Giáo đã cứu những người Do Thái khỏi Đảng Nazis

Một bằng chứng khác cho thấy ĐTC Piô XII đã giúp đỡ những người Do Thái Tiệp Khắc thời Thế Chiến II

ĐTC Piô XII đã cứu trợ cho người Do Thái đến độ bị người Công Giáo phản đối

Một Viên Chức Bồ Đào Nha đã cứu cả chục ngàn người Do Thái thời Thế Chiến Thứ Hai

Cuốn Tự Thuật của một vị tôn sư Do Thái trở lại Kitô giáo

Một Thiên Thần Balan đã cứu được 2500 Trẻ Em Do Thái khỏi bàn tay tán sát của Đảng Nazi

Người Công giáo cứu vớt những người Do Thái bị sát hại tập thể.

Một Sử Gia nổi tiếng lên tiếng bênh vực Đức Piô XII về vụ cứu dân Do Thái thời Thế Chiến Thứ II

Tòa Thánh Vatican mở Văn Khố liên quan đến Vấn Đề Nước Đức (1922-1939)

ĐTC Piô XII đã giúp cho Các Nữ Tu Dòng Ursuline cứu 103 mạng người Do Thái thời Nazi

Một Dấu Chứng nữa chứng tỏ Tòa Thánh chống đối Nazi

Trả lời cho những Tố Cáo của một Sử Gia Do Thái về Vấn Đề Tòa Thánh Vatican hồi Thế Chiến II

Mật Hàm của Tòa Thánh cho thấy Việc Giáo Hội Chống Lại Chế Độ Nazi

Bênh Vực ĐTC Piô XII bằng bộ tài liệu hình ảnh

 

 

Chiến dịch vĩ đại của ĐGH Piô XII

 

Phỏng vấn nữ tu Margherita Marchione

 

Gần đến ngày kỷ niệm 50 năm ĐGH Piô XII qua đời, những sai lầm về cuộc đời của ngài và sự liên can đến biến cố Diệt Chủng Tế Thần (Holocaust) vẫn tiếp tục duy trì, đó là lời phát biểu của sử gia nữ tu Margherita Marchione. ĐGH Piô XII đã thực hiện rất nhiều việc để giúp đỡ các nạn nhân của Đệ nhị thế chiến, kể cả người theo đạo Do Thái, và các văn khố chứng minh điều này, học giả này cho hay.

 

Sr. Marchione, một chuyên gia về cuộc đời của ĐGH Piô XII là tác giả của cuốn sách “Chiến dịch từ thiện: ĐGH Piô XII và các tù binh chiến tranh, 1939-1945” được phát hành gần đây (NXB Paulist). Năm 2003 nữ tu sĩ người Mỹ gốc Ý này đã được trao giải thưởng giáo hoàng là Thánh Giá “Proecclesia et Pontifice” vì công trình của nữ tu trong việc cổ võ cho sự thật về ĐGH Piô XII.

 

Sr. Marchione đã thuật lại với ZENIT các nỗ lực không ngừng của ĐGH trong việc cứu vớt người Do Thái và đoàn tụ các tù binh chiến tranh với gia đình của họ.

 

Vấn: “Chiến dịch từ thiện” là cuốn sách thứ sáu của nữ tu về ĐGH Piô XII và vai trò của Tòa Thánh Vatican trong Đệ nhị thế chiến. Cuốn sách mới này giới thiệu những quan điểm mới nào về vị giáo hoàng?

 

Sr. Marchione: “Chiến dịch từ thiện: ĐGH Piô XII và các tù binh chiến tranh” là một câu chuyện chưa được kể lại.

 

Sách trình bày về ĐGH Piô XII như một vị giáo hoàng nhân ái và yêu thương, một con người cho mọi mùa trong mọi năm, các nỗ lực của ngài an ủi và gây cảm hứng cho người xuất thân từ mọi hoàn cảnh, lứa tuổi, và niềm tin tôn giáo. Điều này được bày tỏ qua lời nói của những người thân trong các lá thư được gởi trực tiếp đến ĐGH Piô XII là người mà họ đã gởi gắm những ước mơ, nỗi buồn, và niềm hy vọng.

 

Trong thời gian diễn ra Đệ nhị thế chiến, người già và trẻ, người theo đạo Do Thái và Kitô giáo đã khẩn cầu sự giúp đỡ của ĐGH Piô XII để tìm người con, người chồng, người thân, và bạn bè đang bị thất lạc. Thay mặt cho ngài, Văn phòng Thông tin của TT Vatican đã xử lý các yêu cầu và cung cấp thông tin để an ủi họ.

 

Tôi kể câu chuyện vô cùng hấp dẫn về những con người đau khổ và anh hùng bằng chính lời nói của họ, và thêm vào đó là các bức thư, điện tín và các báo cáo của các đại diện tòa thánh, những vị dưới sự chỉ đạo của ĐTC đã đến thăm các trại tù khắp nơi trên thế giới.

 

Vấn: Sách được chia thành hai phần: Phần đầu thuật lại cách ĐGH Piô XII đã giúp cứu trợ người theo đạo Do Thái, nhưng phần lớn hơn đáng kể thuật lại những gì ngài đã làm để giúp đỡ các tù binh chiến tranh trong Đệ nhị thế chiến, từ cả hai bên. ĐGH Piô XII đã tham gia vào các hoạt động này như thế nào?

 

Sr. Marchione: Các tài liệu của TT Vatican diễn tả các nỗ lực của ĐGH Piô XII nhằm kết thúc cuộc chiến và xoa dịu những hệ quả đau thương. Sách của tôi cho thấy Văn phòng Thông tin của TT Vatican đã có một hệ thống mạnh mẻ để các tù bình chiến tranh có thể liên lạc với những người thân của họ.

 

Khi còn là một Đức ông trẻ tuổi, cha Euginio Pacelli đã nắm vai trò một phái viên của ĐGH Benedictô XV trong Đệ nhất thế chiến. Nhà ngoại giao trẻ tuổi này đã điều hành mạng hoạt động cứu trợ ba năm và dành được sự tôn trọng trên trường quốc tế cũng như sự hỗ trợ vật chất cho mọi người, đặc biệt các tù binh chiến tranh.

 

Hợp tác với Hội hồng thập tự và chính quyền Thụy Sĩ, ngài bắt đầu các cuộc đàm phán để cho hàng ngàn tù nhân không còn phục vụ trong quân đội, đồng thời những người già cả, trẻ em, bác sĩ, linh mục, các quân nhân bệnh tật, và các con tin được trao đổi và cho về nhà.

 

ĐGH Benedictô XV đã tuyên dương công trình của cha Pacelli bằng cách phong chức ngài làm giám mục ngày 13.5.1917. Ngay khi Đệ nhị thế chiến bắt đầu năm 1939, ĐGH Piô XII đã tái thiết Văn phòng Thông tin của TT Vatican.

 

Vấn: Lý do gì khiến 20 triệu người viết thư đến TT Vatican để tìm người thân bị thất lạc? Tại sao họ đặt quá nhiều niềm tin vào giáo hội?

 

Sr. Marchione: Bất kể sắc tộc hay tôn giáo, người dân từ khắp nơi trên thế giới đã liên lạc với ĐTC để được giúp đỡ. Có người khẩn cầu lời chúc lành, có người xin sự giúp đỡ vật chất.

 

Vâng, nghiên cứu các văn khố bí mật của TT Vatican cho thấy có 20 triệu tài liệu, không chỉ các bức thứ gốc khẩn cầu sự giúp đỡ các tù binh chiến tranh, nhưng còn bản sao của các thư phúc đáp và các thông tin liên can khác được lưu lại trong các tấm cạc. Ở đây ta có thể tìm thấy thông tin về các tù binh chiến tranh như tên tuổi, ngày sanh, tên cha mẹ, nghề nghiệp, chức vị, và nơi cư trú của mỗi cá nhân.

 

Đương nhiên việc tìm kiếm tương đối đơn giản trong trường hợp người viết thư là tù nhân, người bị cầm giữ, hay người bị đày ải muốn tìm thân nhân. Nhưng công việc trở nên khó khăn khi người thân không nhận được tin tức của người nhận thư một tháng hay một năm hoặc lâu hơn. Có những khi việc tìm kiếm thông tin được thực hiện trong sự tuyệt vọng. Có hàng trăm tình nguyện viên giúp đỡ ĐGH Piô XII trong Văn phòng thông tin của TT Vatican.

 

Tìm sự giúp đỡ trong nỗi tuyệt vọng, các gia đình từ mọi tầng lớp xã hội đã viết thư đến ĐGH Piô XII. Các bức thư được viết theo lối ít kiểu cách nhưng chất chứa nhiều hy vọng.

 

Tôi rất thích lá thư số 00425091, không có ghi ngày, từ một đứa bé: “Đức Giáo Hoàng thân mến, con là bé gái năm ngoái có gởi thư chúc Noel đến ngài. Bây giờ con gởi đến ngài lời chúc Noel năm này. Nhưng con muốn có tin tức về cậu của con, tên Tonino Mangano, là em trai của mẹ con. Cậu con ở Mỹ, đường Greenpoint, Brooklyn. Con muốn biết cậu có khỏe không và gởi nhiều cái hôn đến cậu. Con cầu nguyện mỗi đêm để các cậu, các chú của con trở về. Xin Chúa Giêsu chúc lành cho ngài.”

 

Những người không thuộc đạo Công giáo cũng không ngần ngại khẩn cầu sự giúp đỡ. Một bức thư bắt đầu như sau: “Tôi không phải là một tín hữu, nhưng thưa Ông Giáo Hoàng, tôi đang nhờ vào ông.” Để thực hiện sứ vụ này, đài radio của TT Vatican đã phát thanh 1.2 triệu tin nhắn trên làn sóng ngắn để dò hỏi tin tức về những người bị thất lạc.

 

Tòa thánh đã cứu trợ người Do Thái bằng cách chuyển tiền đến những người có nhu cầu, cấp vô số giấy rửa tội để bảo vệ họ, đàm phán với các quốc gia Châu Mỹ Latinh để họ được cấp thị thực, và giữ liên lạc với người thân của họ qua Văn phòng thông tin của TT Vatican. Tin tức về các hành động từ thiện của ĐGH Piô XII đã lan tràn.

 

Các khâm xứ, đại diện tòa thánh, giám mục, linh mục chánh xứ, và các linh mục đã giúp đỡ và an ủi các tù nhân, các người bị giam giữ, và các gia đình. Tạp chí Ecclesia của Vatican (tổng hợp các bài liên quan đến hoạt động của Văn phòng thông tin của TT Vatican trong Đệ nhị thế chiến) được phát hành hàng tuần từ tháng 9 nằm 1942 cho đến tháng 12 năm 1945.

 

Tình cờ trong tạp chí này tôi đã tìm thấy những bức ảnh của các nữ tu của dòng thánh Lucy Filippini tham gia công việc thiện nguyện. Các nữ tu phúc đáp những lá thư gởi đến Đức Thánh Cha. Điều này xác định câu trả lời của seour tổng bề trên của chúng tôi trong một bài phỏng vấn được in trong sách “Giáo hội và chiến tranh” đã nói rằng: mỗi ngày các nữ tu đem máy đánh chữ đến TT Vatican.

 

Vấn: ĐGH Piô XII đã bị tố cáo rằng ngài đã tỏ ra thờ ơ trước nỗi đau của nạn nhân của phe Nazi. Sách của nữ tu kể một câu chuyện rất khác. Tại sao có quá nhiều thông tin sai lạc được đưa ra như thế?

 

Sr. Marchione: Vấn đề thiếu hiểu biết về sự thật của lịch sử là câu trả lời duy nhất. Làm sao người ta có thể tố cáo ĐGH Piô XII mang tội thờ ơ? Sách của tôi bày tỏ sự thật và chứng minh rằng ĐGH Piô XII không có tỏ ra thờ ơ trước nỗi khổ đau của nạn nhân của phe Nazi.

 

Các bức thư [thời chiến tranh gởi đến TT Vatican] bày tỏ niềm tin và sự tự tin của các gia đình về những người thân của họ đang bị bỏ tù hay bị thất lạc. Có người khẩn cầu lời chúc lành, chia sẻ tâm sự, xin thức ăn, áo quần, và tiền bạc.

 

Có nhiều lá thư rất riêng tư: Người cha tàn phế xin được gặp lại người con trai trước khi ông chết; một bà mẹ trẻ cám ơn Đức Thánh Cha vì đã nhận được áo quần cho những đứa con của bà; bé gái xin cho người cha của nó có mặt trong dịp Rước lễ lần đầu; người cha của 9 đứa con, bốn đứa lớn nhất đang phục vụ trong quân đội, khẩn cầu sự giúp đỡ của ĐGH trong một lá thư ghi ngày 21 tháng 5, 1943: “Ngài có thể làm một phép lạ. Con biết ba đứa con trai còn lại có thể góp sức mang lại chiến thắng; nhưng ít nhất thì cố gắng để cho Mario, đứa con trai đang bị giam trong tù trở lại với gia đình”.

 

Thay mặt một nhóm tù nhân, một binh lính van xin ĐTC liên lạc với các gia đình trong một bức thư ghi ngày 22.11.1943: “Vài năm qua chúng con đã xa đất nước, xa nhà, và xa gia đình. Chúng con mong nhớ nụ cười của người mẹ, cái ôm của người cha, cái hôn của người em. Có người trong chúng con mong mỏi được thấy mặt đứa con trai mà chúng con chưa được thấy; những đàn ông phải trải qua quá nhiều thời tiết xấu mong ước có được một ốc đảo, một chút xanh tươi, một chút nghỉ ngơi giữa quá nhiều chiến đấu, quá nhiều đổ máu, quá nhiều hỗn loạn, quá nhiều chết chốc. Một bóng dáng tang tóc bao trùm nhân loại, và chúng con đang chiến đấu trong sự tuyệt vọng giữa quá nhiều tàn phá và điêu tàn.”

 

100 lá thư mà tôi đưa vào sách là viết đến ĐGH Piô XII. Ngài đã đọc, và có lúc, đã tự mình ghi chú nên phúc đáp như thế nào. Đây là số thư trong 20 triệu bức thư nằm trong Văn khố bí mật của TT Vatican.

 

Riêng ngài và qua các đại diện của ngài, ĐGH Piô XII đã vận dụng tất cả các phương tiện có được để cứu trợ người Do Thái và những người tị nạn trong Đệ nhị thế chiến.

 

Phải ghi nhận rằng ở mỗi quốc gia, Giáo hội Công giáo đều có đại diện tòa thánh được trao phó trách nhiệm đi thăm viếng các bệnh viện, nhà tù và trại tập trung để báo cáo lại cho tòa thánh Vatican.

 

Với tư cách vị lãnh đạo tinh thần và nhà ngoại giao, ĐGH Piô XII bị ép buộc phải hạn chế lời nói của mình; nhưng ngài đã âm thầm hành động và mặc dầu có nhiều cản trở to lớn, ngài vẫn đã cứu vớt hàng trăm nghìn người Do Thái khỏi các phòng khí độc.  

 

Vấn: Nữ tu có ý kiến gì về tiến trình phong thánh của ĐGH Piô XII không?

 

Sr. Marchione: Tôi được biết tiến trình phong thánh đang diễn tiến nhanh chóng. Từ khi ĐGH Piô XII qua đời, mọi vị giáo hoàng từ ĐGH Gioan XXIII cho đến ĐGH Benedictô XVI đã ghi nhận sự thánh thiện của ngài.

 

Thực ra, trong thông điệp Giáng Sinh đầu tiên của ĐGH Gioan XXIII, ngài đã tuyên dương vị tiền nhiệm là: “Một vị bác sĩ tối cao, ánh sáng của Giáo hội mẹ, người yêu mến lề luật Chúa”.

 

Vấn: Chúng ta cần học hỏi gì nơi vị giáo hoàng này?

 

Sr. Marchione: Hàng ngàn tài liệu sẵn có trong Văn khố bí mật của TT Vatican ghi lại công việc nhân đạo của Tòa Thánh. ĐGH Piô XII đã điều hành chương trình cứu trợ vĩ đại nhất trong lịch sử Giáo hội Công giáo và là ánh sáng hy vọng suốt nhiệm kỳ giáo hoàng của ngài, các năm 1939-1958.

 

Ngài đã biết rằng những lời lên án thẳng thắn sẽ làm hại đến các hoạt động cứu trợ và kích động thêm những hành động trả đủa dữ tợn. Bằng cách ‘ngoại giao’ thay vì ‘chạm trán’ ngài đã cứu vớt hàng nghìn người theo đạo Do Thái và Kitô giáo khỏi cái chết trong các trại tập trung.

 

Ngài là một anh hùng luân lý: một con người quan tâm đến cả người Do Thái lẫn người Kitô giáo và chiến đấu không ngừng cho hòa bình. Trong nhiều lời nguyện của ngài là lời nguyện “10 điều răn hòa bình”. Chiến dịch của ngài là chiến dịch từ thiện!

 

Sự chứng mình bằng tài liệu sẽ cho thấy một cách thuyết phục rằng suốt thời gian trước, và thời gian diễn ra Đệ nhị thế chiến, TT Vatican đã dùng thanh thế luân lý, tài chánh hạn chế, và mạng lưới liên hệ vô thường để hành động đều đặn nhằm bảo vệ mạng sống và nhân phẩm con người.

 

Hoạt động nhân đạo của TT Vatican được biết đến qua chính lời nói của một lãnh đạo Nazi là Adolf Eichmann, người đã bị kết án trong phiên tòa tại Nuremberg. Trong hồi ký của ông, ông đã rõ ràng cho hay TT Vatican đã “phản đối kịch liệt việc người Do Thái bị bắt bớ, yêu cầu hành động này phải chấm dứt; ngược lại, Đức Giáo Hoàng đã lên án công khai”.

 

Vấn: Điều gì về ĐGH Piô XII gây cảm hứng cho nữ tu?

 

Sr. Marchione: Chắc chắn là lần tôi được gặp ĐGH Piô XII vào năm 1957. Tôi mới 17 tuổi khi ngài lãnh nhận chức vị giáo hoàng vào ngày 2, tháng 3 năm 1939. Lúc ấy tôi là một nữ tu trẻ, tu hội của tôi có sự liên kết đặc biệt với chức vị giáo hoàng từ năm 1707, khi ấy ĐGH Clementê XI kêu gọi các nữ tu trong hội dòng mở trường học ở Roma.

 

Như đa số người Công giáo cùng thế hệ với tôi, tôi rất kính trọng vị Giáo hoàng mới, mà mọi người cho là “Vị Giáo hoàng của hòa bình”. Chuyến đi đến nước Ý đầu tiên của tôi là tháng 5, 1957, trên phương diện là một Học giả Garibaldi của trường đại học Columbia. Cùng với cô gái cháu của ngài là Elena Pacelli, tôi đã có cơ hội gặp ĐGH Piô XII trong Đền Thờ thánh Phêrô.

 

Ánh mắt sâu sắc của ngài đâm sâu vào trong tâm hồn tôi khi chúng tôi ngồi trò chuyện thân tình với nhau. Chúng tôi nói chuyện về việc nghiên cứu thi hào Clemente Rebora mà tôi đang thực hiện, về các nữ tu tại Hoa Kỳ, về gia đình của tôi.

 

Tôi vẫn còn thấy được một vóc dáng cao, trang nghiêm, và chiêm niệm, cùng với một ánh mắt trong sáng, một nụ cười dịu dàng, và những cử chỉ vui tươi. Ngài có một cá tính rất thu hút, trí óc thông minh và tinh thần cao thượng. Khi tôi nghĩ về ĐGH Piô XII, tôi có rất nhiều cảm hứng.

 

Vấn: Nữ tu đang làm gì để cổ võ cho sự thật về ĐGH Piô XII?

 

Sr. Marchione: Chúng ta đang đến gần dịp kỷ niệm 50 năm ĐGH Piô XII qua đời, ngày 9.10.1958, tôi đã yêu cầu tổ chức Yad Vashem công nhận và tuyên dương ngài là “người công chính giữa muôn dân tộc” sau khi đã chết.

 

Ngài đã bỏ quên mạng sống của mình để cứu giúp người Do Thái khi thành phố Roma bị phe Nazi chiếm giữ. Người Do Thái tin tưởng mạnh mẻ vào công lý và chân lý. Tôi cũng muốn tổ chức Yad Vashem sửa chữa lời nhận định dưới bức chân dung của ĐGH Piô XII, là điều ngược với sự thật và bất công. Điều này phải được bác bỏ.

 

Lời nhận định cho rằng: “Sự phản ứng của ĐGH Piô XII trước việc người Do Thái bị giết trong thời điểm Holocaust - Diệt Chủng Tế  Thần là điều mang tính bất đồng. Năm 1933, khi còn là bí thư của TT Vatican, để duy trì quyền lợi của Giáo hội tại Đức, ngài đã ký giao ước với chế độ Nazi với cái giá phải công nhận chế độ duy chủng này. Khi ngài được bầu chọn vào ngôi vị giáo hoàng năm 1939, ngài đã gác qua một bên thông điệp chống chủ nghĩa duy chủng và chống đạo Do Thái mà vị tiền nhiệm đã soạn”.

 

Lời tuyên bố này sai lệch. ĐGH Piô XII đã viết thông điệp riêng của ngài, “Summi Pontificatus”, trong đó bàn về chủ nghĩa duy chủng.

Lời nhận định tiếp như sau: “Mặc dầu những thông cáo về người Do Thái bị giết đến văn phòng TT Vatican, nhưng Đức Giáo Hoàng đã không phản đối bằng cách phát biểu bằng lời nói hay giấy mực”.

 

Điều này không đúng. Khi ĐGH Piô XII phát biểu, bọn Nazi trả đủa ngay lập tức. Có hơn 60 lời phản đối!

 

Từ ngữ ở Yad Vashem nói rằng: “Tháng 12, năm 1942, ngài không tham gia vào việc lên án bởi các thành viên của phe đồng mình về việc người Do Thái bị giết. Ngay cả khi người Do Thái bị trục xuất ra khỏi Roma đến Auschwitz, ĐGH đã không can thiệp”.

 

ĐGH thực sự đã can thiệp. Sau ngày đầu tiên đó, quân SS đã được chỉ đạo ngừng di tản người Do Thái ra khỏi Roma.

 

Lời nhận định nói thêm: “Ngài đã giữ lập trường trung lập ngoại trừ lúc cuộc chiến gần kết thúc, lúc ấy ngài đã phát biểu ủng hộ chính phủ các nước Hung Gia Lợi và Tiệp Khắc. Sự thinh lặng và thiếu chỉ đạo buộc giới giáo sĩ ở Âu châu phải quyết định cách độc lập lối xử sự với người Do Thái bị đàn áp”.

 

Điều này không đúng. Các thành viên của Giáo hội được chỉ đạo phải bảo vệ tất cả người tị nạn và người Do Thái.

 

Nếu lời nhận định được sửa chữa và ĐGH Piô XII được tuyên dương là “người công chính” bởi tổ chức Yad Vashem ở nước Do Thái, điều này có nghĩa cuối cùng người Do Thái công nhận những điều tốt mà ĐGH Piô XII đã làm trong việc cứu giúp hàng nghìn người Do Thái, mà chính người Do Thái đã làm chứng điều đó.

 

Trong lời mở đầu tại phiên tòa Eichmann ngày 17.4.1961, Tổng Biện Lý Gideon Hausner của Do Thái đã tuyên bố rằng: “Chính Đức Giáo Hoàng đã can thiệp cho người Do Thái bị bắt giữ tại Roma”.

 

Có một số sử gia tiếp tục bỏ qua vô số chứng từ của những người làm chứng thời nay. Các sử gia có thể chứng minh rằng những tố cáo chống lại ĐGH Piô XII là sai lệch hay không? Chân lý và công bình đòi hỏi việc lượng định lại đối với những lời tấn công chống đối ĐGH Piô XII cho rằng ngài đã ‘thinh lặng”, “mang tội đạo đức” hay “theo chủ nghĩa chống người Do Thái”. Phải chăng Hitler có ý muốn bắt cóc Đức Giáo Hoàng? Câu trả lời là “có”.

 

Tuy nhiên, tổ chức Yad Vashem đòi hỏi phải có hai chứng từ của người gốc Do Thái cho rằng họ đã được cứu giúp, hay họ có biết người, hay có nghe về những người Do Thái được Đức Giáo Hoàng cứu giúp. Lời chứng từ phải được công chứng. Những người bạn của ZENIT có thể giúp tìm ra những lời chứng từ này.

 

Rev Antôn Lê Ngọc Phúc Đức, SVD, chuyển dịch từ tài liệu được mạng điện toán toàn cầu phổ biến ngày 6/10/2006 

 

TOP

 

 

“Hai vị giáo hoàng của thời điểm này không thể được gán cho tội bàng quang, thủ mưu, hay đồng lõa với kẻ đàn áp”.

 

Phỏng vấn sử gia Allesandro Duce

 

Rome, ngày 17.11.2006 – Một cuốn sách mới được phát hành đã hồi phục cuộc tranh cải về tiến trình phong chân phước cho ĐGH Piô XII. Tập sách “La Santa Sede e la questionaire ebraica (1933-1945)” (Tòa Thánh và vấn đề người Do Thái (1933-1945) được viết bởi sử gia Alessandro Duce, giáo sư môn lịch sử về mối quan hệ quốc tế tại trường Đại Học Parma, và được phát hành bởi nhà xuất bản Studium.

 

Duce tận dụng văn khố của Tòa thánh cũng như những nguồn ngoại giao Ý mà ít ai biết đến. Một trong những vấn đề được sách tiết lộ là các nỗ lực mà Vatican đã thực hiện để giúp đưa người Do Thái ở Âu châu sang Châu Mỹ, cũng như hành động chống đối của Tòa Thánh đối với việc ban luật chống người Do Thái ở miền Trung và Đông Châu Âu.

 

Sự giới thiệu sách tại Roma gần đây cũng đã đánh thức cuộc tranh cải xung quanh tiến trình phong chân phước ĐGH Piô XII. Nhiều tin tức từ báo, đài cho rằng Đức Hồng Y Jose Saraiva Martins, tổng trưởng Thánh Bộ Đặc Tránh Án Phong Thánh, tuyên bố rằng “án phong thánh” của ĐGH Piô XII đã bị “ngừng”.

 

Khi được ZENIT đặt vấn đề, phát ngôn viên cho nỗ lực phong chân phước ĐGH Piô XII, Linh mục Dòng Tên Peter Gumble, cho hay ĐHY Saraiva Martins đã yêu cầu cha tuyên bố rằng ngài “đã chưa từng đưa ra một lời tuyên bố khẳng định rằng “án phong thánh” của ĐGH Piô XII bị ‘ngừng’”.

 

Cha Gumpel cũng đã phê bình một bài báo được đăng ngày 26.10 trong tờ Il Corriere della Sera cho rằng sách của Duce là chỉ trích ĐGH Piô XII, “trong khi rõ ràng là có hàng trăm trang sách trình bày tài liệu chứng minh cách và mức độ mà các ĐGH Piô XI và đặc biệt ĐGH Piô XII đã làm cho người Do Thái”.

 

Để hiểu rõ vấn đề hơn, ZENIT đã phỏng vấn giáo sư Duce.

 

Vấn: Cuốn sách này mất hết 5 năm nghiên cứu. Lý do gì đã thúc đẩy ông tham khảo sâu xa hơn về mối quan hệ giữa Tòa Thánh và “vấn đề người Do Thái”?

 

GS. Duce: Từ việc xem xét kỹ lưỡng rất nhiều công trình nghiên cứu và văn khố sẵn có, tôi đã đi đến một lập trường: Không có bất cứ môt công trình nghiên cứu hệ thống và chặt chẻ nào về lối hành xử của Tòa Thánh và các cơ cấu ngoại giao của Tòa Thánh trong hết khoảng thời gian và địa lý mà sự bạo hành của phong trào Nazi và sự chống đối người Do Thái được biểu hiện. Tôi đã nỗ lực điền vào chỗ trống này; tôi không dám nói là tôi đã thành công.

 

Vấn: Kết luận của quá trình nghiên cứu của ông như thế nào? Mối quan hệ giữa các ĐGH Piô XI và Piô XII với người Do Thái như thế nào? Các ngài đã cư xử như thế nào trước những luật kỳ thị chủng tộc và sự đàn áp người Do Thái?

 

GS. Duce: Trong những năm diễn ra sự đàn áp, mối quan hệ giữa những người cao nhất trong cộng đồng Do Thái và Vatican ngày càng thường xuyên và mãnh liệt. Hai vị giáo hoàng của thời điểm này không thể được gán cho tội bàng quang, thủ mưu, hay đồng lõa với kẻ đàn áp.

 

Vấn: Một bài báo được đăng ngày 26.10 trong Il Corriere della Sera cho rằng sách của ông duy trì quan điểm về ĐGH Piô XII là người “lưỡng lự, cô lập” thậm chí bất động, ngài “không thể bảo vệ tín đồ hay tu sĩ khỏi nạn đàn áp và sự tử vì đạo”. Phải chăng đây là kết luận từ việc nghiên cứu của ông?

 

GS. Duce: Về bản chất thì nhận xét của nhà báo chính xác và thích hợp, nhưng cần có sự cắt nghĩa, đó là một cách đọc cụ thể, được đặt trong bối cảnh của các sự kiện.

 

Việc ĐGH Piô XII không thể bảo vệ chính tín đồ và tu sĩ khỏi sự bạo hành của đảng Xã hội chủ nghĩa quốc gia nên làm cho chúng ta suy gẫm. Phải chăng chúng ta có thể mong chờ một người không có đủ sức để bảo vệ “đàn chiên của mình” lại có khả năng cứu người “hàng xóm”?

 

Bối cảnh thời đại là sự đàn áp ở hai khía cạnh: chống đối người Công giáo, nói chung chống đối tôn giáo, và chống đối người Do Thái. Tôi nghĩ vô ích khi nói rõ là điều thứ hai kinh khủng và dữ tơn hơn điều thứ nhất.

 

Vấn: Trong dịp giới thiệu sách của ông đã có một số tiếng nói ủng hộ việc ngừng tiến trình phong chân phước ĐGH Piô XII. Ý kiến của ông đối với việc này như thế nào?

 

GS. Duce: Việc nghiên cứu của tôi không có mục tiêu là ảnh hưởng đến tiến trình phong chân phước ĐGH Piô XII. Chính tôi phải thừa nhận tôi không biết chính xác những điều kiện của tiến trình này, và hiện nay nó đang ở điểm nào.

 

Tôi đã nêu bật hàng trăm tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu trước đây chưa được biết tới. Tôi không loại trừ việc một số trong đó có thể bổ ích cho công việc của ủy ban đảm trách việc phong chân phước.

 

Đối với tôi công việc “lịch sử” đã rất gian khổ; tôi không có ý định nào muốn đảm trách luôn việc của ủy ban này.

 

Vấn: Cuối sách của ông có một chương mang tên “Chiến dịch từ thiện”. Ông có thể giải thích nó hay không?

 

GS. Duce: “Chiến dịch từ thiện” là một cụm từ có hiệu lực và tích cực mà các đại diện có chức quyền tại Vatican đã sử dụng trong một số trường hợp. Nó muốn nêu bật hành động được thực hiện bởi Tòa Thánh trong thời điểm xung đột để bảo vệ các nạn nhân: tìm kiếm những người thất lạc; thông tin; giúp những người bị giữ lại; hỗ trợ việc di cư; giúp đỡ kinh tế cho các gia đình, tù nhân, người bị trục xuất, v.v.

 

Rõ ràng đây là nỗ lực vĩ đại và kéo dài được duy trì bởi các cơ quan Vatican mà, tuy thế, không được kết hợp với những mục tiêu  này. Giáo hội Roma muốn hỗ trợ mọi khía cạnh bất kể tôn giáo, quốc gia, hay chủng tộc. Trong vô số nạn nhân còn có người Do Thái.

 

Rev Antôn Lê Ngọc Đức Phúc, SVD, chuyển dịch theo tài liệu của Zenit ngày 17/11/2006

 

TOP

 

 

 

 

Đức Thánh Cha Piô XI Đức Thánh Cha Piô XI nói với một người đến triều kiến ngài rằng: “Hãy hãnh diện là một người Do Thái”

 

Vào năm 1944, có một bài báo xuất hiện trên tờ Palestine Post (sau này trở thành tờ Jerusalem Post), được viết bởi một người trẻ Đức gốc Do Thái, đã cho thấy Đức Piô XII tỏ lòng cảm mến dân Do Thái. 

 

Bài viết này được phổ biến vào ngày 28/4/1944, ở Trang 6 với nhan đề ‘Một Buổi Triều Kiến Đức Giáo Hoàng Vào Thời Chiến’. Bài báo được ký tên bí mật là ‘một người tị nạn’; ghi chú cuối bài nói rằng tác giả của b ài viết đã đến Palestine trên chuyến tầu Nyassa.

 

Tác giả thuật lại rằng vào mùa thu năm 1941 anh ta được Đức Piô XII tiếp cùng với nhiều người khác.

 

Khi người Do Thái trẻ ấy tiến đến với vị Giáo Hoàng, anh ta tỏ cho ngài biết rằng anh ta sinh ở Đức nhưng là một người Do Thái.

 

Đức Thánh Cha đã đáp lại rằng: ‘Cha có thể làm gì cho con? Con hãy cứ nói với cha!’

 

Người trẻ Do Thái ấy mới nói với vị Giáo Hoàng về một nhóm người tị nạn Do Thái bị đắm tầu, được những chiến hạm Ý cứu ở Aegean Sea, thành phần bấy giờ lại đang bị đói khát ở một nhà tù thuộc doanh trại trên một hải đảo. Vị Giáo Hoàng chăm chú lắng nghe và đã tỏ ra quan tâm về tình trạng thể lý lẫn sức khỏe của những thành phần tù nhân Do Thái ấy.

 

Theo bài báo này thì bấy giờ Đức Piô XII nói cùng anh ta rằng: ‘Con đã làm một việc tốt lành khi đến nói cùng cha điều này. Trước đây cha cũng đã nghe nói về nó rồi. Con hãy trở lại đây ngày mai với một bản báo cáo mà đưa nó cho vị quốc vụ khanh là người đang giải quyết vấn đề này. Thế nhưng, hỡi con, đối với con là giây phút này đây. Con là một người Do Thái trẻ trung. Cha biết điều này có nghĩa là gì, và cha hy vọng rằng con sẽ mãi mãi hãnh diện là một người Do Thái!’.

 

Tác giả bài báo viết, bấy giờ vị Giáo Hoàng lên giọng, để hết mọi người trong sảnh đường có thể rõ ràng nghe thấy rằng: ‘Hỡi con, cho dù con có xứng đáng hơn những người khác thì chỉ có Chúa biết, song hãy tin cha đi, ít ra con cũng xứng đáng như các người khác đang sống trên thế gian này! Vậy giờ đây, hỡi người bạn Do Thái của tôi, bạn hãy đi trong sự bảo vệ của Chúa, và đừng bao giờ quên rằng, bạn luôn phải hãnh diện là một người Do Thái!’.

 

Tác giả viết tiếp là sau khi đã nói những lới ấy bằng một giọng thoải mái, Đức Piô XII giơ tay ban phép lành như bình thường, song ngài đã ngưng lại, mỉm cười và chạm lên đầu của tác giả bằng mấy ngón tay  của ngài, đoạn nâng anh ta đang quì đứng lên.

 

Đức Piô XII đã nói những lời ấy trong một buổi triều kiến cho các vị hồng y, giám mục – và một nhóm quân nhân Đức quốc.

 

Những chi tiết này ở trong văn khố của Đại Học Tel Aviv và được khám phá ra bởi ông William Doino là một cộng tác viên  của tờ nguyệt san Inside the Vatican,  và là tác giả của một thư mục chú giải về Đức Piô XII, được xuất bản trong cuốn ‘Cuộc Chiến  Piô: Những Giải Đáp Cho Những Ai Chỉ Trích Đức Piô XII’ (Lexington Books, 2004).

 

Theo ông Doino thì ‘chứng tích này là những gì hệ trọng, vì nó tỏ cho thấy vị Giáo Hoàng này tỏ ra chú trọng và rất quí mến đối với người Do Thái, ngoài việc ngài tái khẳng định việc bài bác các thứ lý thuyết duy chủng Nazi coi người Do Thái như thành phần hạng bét trên thế gian này’.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 3/12/2006 

 

TOP

 

Đức Piô II Xứng Đáng với Tước Hiệu “Công Chính Giữa Chư Quốc” của Dân Do Thái

 

Vị Tôn Sư David Dalin người Hoa Kỳ, giáo sư sử học và khoa chính trị học ở Đại Học Ave Maria Florida, trong tác phẩm “Huyền Thaọi về Vị Giáo Hoàng của Hít Le” do Regnery xuất bản, đã chủ trương rằng Đức Piô XII xứng đáng được trao tặng tước hiệu “Công Chính Giữa Chư Quốc”, vì ngài đã nỗ lực bênh vực người Do Thái trong Thế Chiến Thứ Hai.

 

Tác phẩm này chứng minh cho thấy trong giòng lịch sử, nhiều vị giáo hoàng đã bênh vực và bảo vệ những người Do Thái khỏi những cuộc tố cáo và bách hại. Tác phẩm cũng kể lại nhiều trường hợp bất ngờ cho thấy Đức Piô XII đã cứu người Do Thái khỏi bị Nazi bắt bớ.

 

Tôn Sư Dalin đã trích dẫn những nghiên cứu có thế giá của các tác giả Do Thái, như tác phẩm “Rôma và Người Do Thái” của Pinchas Lapide, và cuốn “Piô XII và Người Do Thái” được Joseph Lichten, một phần tử của Hội Chống Phỉ Báng, viết trong năm 1963.

 

Vị tôn sư này cũng trích lại lời của sử gia người Hung Gia Lợi là Jeno Levai, vị, trước những lời tố giáo về sự im lặng của Đức Piô XII, đã viết cuốn “Người Do Thái Hung Gia Lợi và Vai Trò Giáo Hoàng: Giáo Hoàng Piô XII Không Giữ Thinh Lặng. Những Tường Trình, Văn Kiện và Ghi Nhận Từ Giáo Hội và Văn Khố Quốc Gia”, được phát hành bằng Anh Ngữ năm 1968. Robert M. W. Kempner, phó cố vấn Hoa Kỳ trong những cuộc thử thách Nuremberg, đã viết lời giới thiệu cho cuốn sách này.

 

Trong những cuốn sách mơớ đây, vị tôn sư Hoa Kỳ này đặc biệt nhấn mạnh tới những tác phẩm của Martin Gilbert, một trong những sử gia Do Thái có thế giá còn sống. Gilbert là tieêu sử gia chính thức của Winston Churchill và là tác giả của trên 70 cuốn sách về Thế Chiến Thứ II và biến cố Shoah.

 

Gilbert đã thuật lại tất cả những gì Giáo Hội Công Giáo đã làm để bênh vực những người Do Thái, chống lại chủ nghĩa chủng tộc và Nazi, và xác nhận rằng “Đức Piô XII phải được ca ngợi chứ không được phê bình chỉ trích”.

 

Tôn sư Dalin cho rằng Đức Piô XII, vì những hành động của ngài thiên về người Do Thái như thế, cần phải được nhìn nhận với tước hiệu cao cả nhất của người Do Thái giành cho dân ngoại, đó là tước hiệu “Công Chính Giữa Chư Dân”. Ngày 3/11/2005, ấn bản Điện Toán Toàn Cầu của tờ Giêrusalem Post đã phổ biến mục điểm sách mang tích cách tích cực đối với tác phẩm này.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dựa theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 17/1/2006

 

TOP

 

Đài Phát Thanh Mạc Tư Khoa Có Liên Hệ Tới Những Đồn Đại Phạm Đến Đức Piô XII

Một cuộc nghiên cứu mới đây cho thấy rằng “câu truyện hoang đường bôi bẩn” phạm đến Đức Piô XII đã được tung ra bởi Đài Phát Thanh Mạc Tư Khoa vào cuối Thế Chiến Thứ Hai.

Đức Piô XII, vị đã được nhiều vị lãnh tụ quốc gia, kể cả những vị đại diện nhân dân Do Thái, kính viếng khi ngài qua đời, đã bị một số báo chí sách vở cho rằng liên minh với những chế độ độc tài chuyên chế. Đặc biệt là ngài bị tố cáo “im lặng” trước nạn Đức Quốc Nazi.

Hiện nay, trong tờ điểm báo mới nhất La Civiltà Cattolica ở Ý, có một bài viết của cha Giovanni Sale đã phân tích vai trò của đài phát thanh Cộng sản trong việc bôi nhọ Đức Piô XII, nhất là việc phản ứng của đài này đối với bài diễn từ của ngài hôm 2/6/1945, lễ Thánh Eugene.

Vào ngày 7/6/1945, Đài Phát Thanh Mạc Tư Khoa đã thực hiện một chương trình phát thanh với những lời lẽ như sau:

“Những ai nghe bài diễn từ của vị Giáo Hoàng này nhân dịp Lễ Thánh Eugene đã hết sức ngỡ ngàng thấy rằng Vatican, trong những năm qua khi Hitler làm chủ ở Âu Châu, đã can đảm và táo bạo hành động chống lại tội ác của Nazi. Những gì Vatican làm thực sự cho thấy ngược hẳn lại.

“Thật vậy, nếu Vatican hoạt động như thế thì họ chỉ làm để bảo tồn chính sách thận trọng bảo vệ của Hitler và Mussolini mà thôi.

“Không một việc tàn bạo nào gây ra bởi quân quốc của Hitler đã gây cho Vatican cảm thấy kinh tởm và căm phẫn. Vatican đã câm nín khi những bộ máy sát nhân của Đức quốc đang hoạt động, khi những ống khói của những lò thiêu đang bốc khói, khi những trái lựu đạn được ném vào đám dân yên hàn ở Luân Đôn, khi giáo điều của Hitler về việc loại trừ và tận diệt các quốc gia và dân tộc đang trở thành hiện thực”.

Đài Phát Thanh Mạc Tư Khoa này than rằng bài diễn từ của Đức Piô XII đầy những ảo tưởng chống lại Liên Hiệp Sô Viết và Cộng Sản quốc tế đã là những gì “gây ra những khác biệt và lan truyền mối ngờ vực nơi Đồng Minh”.

Tác giả của bài báo này nói rằng “báo chí Cộng sản quốc tế đã hoàn toàn ngả theo những đường hướng của Mạc Tư Khoa về vấn đề này”.

“Thế là ‘Câu Truyện Hoang Đường Bôi Bẩn’ này – mà phần chính yếu đã được truyền đến chúng ta ngày nay – về một Đức Piô XII là bạn và đồng minh của Nazi; vị Giáo Hoàng đã ủng hộ, vì những lý do lợi lộc chính trị, những chế độ độc tài Fascist, và cho mình là kẻ thù của nền dân chủ phổ thông”.

TOP

 

Một chứng nhân Do Thái kể lại chuyện các dòng tu và tổ chức Công giáo đã ra

tay cứu dân của mình

 

Emanuele Pacifici, hiện nay đang là chủ tịch Ý quốc hiệp hội Chư Hữu của Yad Vashem, đã cảm nghiệm được cuộc Diệt Chủng kinh hoàng của Đảng Nazi ở Ý và các cơ quan Công giáo đã dấn thân ra tay cứu vớt dân của ông như thế nào.

 

Cha ông là Riccardo, một tôn sư Do Thái ở Genoa, và mẹ của ông là Wanda Abenaim bị chết trong trại Auschwitz, nơi vừa được kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng tuần áp cuối tháng 1/2005 vừa rồi.

 

Emanuele và người em của mình là Raffaele được các nữ tu Dòng Thánh Martha ở Settignano gần Florence cứu. Emanuele hay bị vận rủi. Có lần ông đã phải ở trong điều dưỡng viện cả mấy năm trời vì bệnh lao phổi. Vào Tháng 10 năm 1982 ông đã bị thương bởi trái bom nổ trước hội đường Do Thái ở Rôma.

 

Là một con trẻ, một số những kỷ niệm đẹp nhất được tập trung quanh 3 nhân vật Công giáo, đó là Sơ Cornelia Cordini, Sơ Esther Busnelli và Cha Gaetano Tantalo. Cả 3 vị này đều đã được dân Do Thái tôn vinh như là “Người Công Chính Nơi Các Quốc Gia”.

 

Trong cuộc phỏng vấn với Zenit, ông đã kể lại rằng “vào năm 1943, khi ấy tôi được 12 tuổi, cha tôi bị Nazis bắt. Bấy giờ, cùng với mẹ và đứa em Raffaele 6 tuổi, chúng tôi tìm nơi nương náu ở Florence. Chúng tôi được ĐHY Elia dalla Costa ở Florence giúp đỡ, vị đã trao cho chúng tôi một danh sách các nữ tu viện là nơi chúng tôi có thể đến ẩn náu.

 

“Việc tìm chỗ náu ẩn này đâu phải là chuyện dễ, vì tất cả những nữ tu viện chúng tôi liên lạc đều đầy người rồi. Sau khi ra sức tìm kiếm cho đến độ chúng tôi đã tuyệt vọng thì Sơ Esther Busnelli đã tiếp nhận chúng tôi, mở cửa nữ tu viện của Missionary Franciscans of Carmel Square ở Florence cho chúng tôi vào. Tuy nhiên, nữ tu viện này cũng chỉ chứa chấp nữ giới mà thôi. Bởi thế tôi và em tôi đã được đưa đến nữ tu viện Thánh Martha ở Settignano.

 

“Một ít ngày sau, Đảng Nazis đã xâm chiếm nữ tu viện của Sơ Esther và đem mẹ tôi đi, cùng với 80 phụ nữ Do Thái khác. Bị phát lưu tới Auschwitz, không một người nào trong họ đã trở về.

 

“Là những cọng rơm trong một cơn bão tố, và trở thành mồ côi mà không hề hay biết, chúng tôi cảm thấy được tiếp đón, cảm thông và thương mến ở nữ tu viện Thánh Martha.

 

“Tôi nhớ rằng, hằng đêm, trước khi đi ngủ, hết mọi em Công giáo đều có thói quen hôn cây thập giá được các sơ đeo vào cổ họ. Thế nhưng, đến lượt tôi, Sơ Cornelia, muốn tránh không muốn cho ai chú ý, đã để ngón tay sơ trên cây thập giá để tôi hôn ngón tay sơ chứ không phải hôn thập giá”.

 

Pacific đã cắt nghĩa rằng nữ tu này muốn tỏ ra tôn trọng căn tính tôn giáo của em nhỏ mà người khác không nhận ra.

 

“Sau đó sơ thỏ thẻ vào tai tôi rằng: ‘Thôi đi ngủ đi con, khi đắp chăn vào con đừng quên cầu nguyện nhé!’ Và điều này đã xẩy ra cho tôi hằng ngày, gần cả năm trời. Bởi thế mà tôi rất biết ơn Sơ Cornelia, người mà tôi luôn gọi là ‘Mẹ Cornelia’.

 

“Vào năm 1939, trong những ngày lễ nghỉ, những ông chú của tôi và tôi đã làm bạn với Cha Gaetano Tantalo, vị linh mục coi xứ Tagliacooão. Cha Gaetano có thể đọc và viết tiếng Do Thái rất giỏi. Vào năm 1943, những ông chú của tôi, bị nhóm Nazis theo dõi, đã xin Cha Gaetano đón tiếp những ai được sự giúp đỡ của chị của tôi đến tìm nơi nương náu cho gia đình đông người của Pacifici cũng như cho gia đình của Orvieto.

 

“Trong 9 tháng trời họ ở nguyên một chỗ không đi đâu cả. Cha Gaetano đã cung cấp tất cả những gì họ cần.

 

“Ngày Lễ Vượt Qua đến, ông chú Enrico của tôi thấy rằng không biết rõ ngày chính xác. Cha Gaetano đã tính ngày và khám phá ra là ngày 14 tháng Nissan trùng vào ngày 8/4/1944. Ngoài ra, Cha cũng cung cấp bột để làm bánh không men cùng với một số nồi mới để nấu.

 

“Thế là, chỉ cách những người Đức có hai bước thôi, chú Enrico của tôi cùng với gia đình chú đã có thể bắt đầu nghi thức Seder cử hành mừng Lễ Vượt Qua. Cha Gaetano cũng tham dự nữa.

 

“Sau khi vị linh mục này qua đời, họ hàng của ngài đã tìm thấy nơi các đồ đạc của ngài một hộp nhỏ đựng một miếng bánh không men ngài dùng để cử hành Lễ Vượt Qua Do Thái với các ông chú của tôi”.

 

Tiến trình phong chân phước cho ngài đang được tiến hành. Sắc lệnh công nhận nhân đức của ngài đã được phổ biến từ Tháng 4/1995.


 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, dịch từ tài liệu của Zenit ngày 30/1/2005

 

 

TOP

 

 

Những Tu Viện ở Rôma Đã Cứu Những Người Do Thái

 

Không ai biết được chính xác bao nhiêu người Do Thái được Giáo Hội che giấu và cứu sống, thế nhưng, theo cuốn “Ba Vị Giáo Hoàng và Người Do Thái” của sử gia Do Thái Emilio Pinchas Lapide, vị bấy giờ là tổng lãnh sự ở Milan Ý quốc, thì “Tòa Thánh, các vị khâm sứ của tòa thánh và Giáo Hội Công Giáo đã cứu vào khoảng giữa 740 đến 850 ngàn người Do Thái khỏi cái chết nắm chắc trong tay”.

 

Người ta thẩm lượng là có khoảng 80% người Do Thái ở Ý đã thoát được việc diệt chủng của Đảng Nazi. Ở nguyên Rôma cộng đồng Do Thái đã xác nhận rằng Giáo Hội đã cứu 4.447 người Do Thái khỏi bị Sát Hại.

 

Coordinamento Storici Religiosi, một hiệp hội về văn hóa của Ý quốc điều hợp vấn đề văn kiện của lịch sử tôn giáo, đang thực hiện một cuộc nghiên cứu về những người Do Thái được trú ẩn tại những viện tu ở Rôma giữa mùa thu năm 1943 và Tháng Sáu năm 1944.

 

Trong cuộc phỏng vấn với Zenit, nữ tu dòng Salesian là Grazia Laparco, giáo sư Giáo sử ở Phân Khoa Các Khoa Giáo Dục ở Rôma và là phó chủ tịch của hiệp hội này, đã cắt nghĩa về cuộc nghiên cứu này như sau.

 

Vấn:     Có bao nhiêu người Do Thái đã được Giáo Hội Công Giáo ở Rôma cứu? Ai là người đặc biệt đã cứu họ?

 

Đáp:    Vào năm 1943, cộng đồng Do Thái có chừng từ 10 đến 12 ngàn người. Theo các vị học giả thì khó lòng mà tính chính xác được con số, vì những người Do Thái khác đến thành phố này từ các quốc gia Âu Châu khác trong cuộc xung đột hy vọng được sống an ninh hơn.

 

Cuộc nghiên cứu đã bắt đầu trong năm 2002-2003 thấy được khoảng chừng con số tối thiểu có 4.300 người Do Thái ẩn trú ở những tu viện. Chắc chắn đó là con số còn thiếu sót, căn cứ vào cuộc nghiên cứu đầu tiên được De Felice phổ biến vào năm 1961, và được trích lại bởi tờ Civilt à Cattolica cùng năm trong một bài của Cha Robert Leiber.

 

Nếu vấn đề không chắc chắn, thì tôi cho rằng con số thấp hơn. Không thể nào biết được con số chính xác, vì không phải là mọi chứng nhân đều biết cách phân biệt ai là người Do Thái hay không Do Thái – có nhiều người ở đó chống lại việc được tuyển mộ hay có những người bị bắt bớ về phương diện chính trị – cũng như vì không có danh sách tên tuổi, trừ một ít trường hợp rất hiếm.

 

Người ta có thể kết luận rằng đôi khi những người Do Thái không lộ thân phận của mình ra, hay chỉ có những vị bề trên trong các cộng đồng tu trì mới biết thân phận của họ.

 

Một lý do khác về vấn đề không chính xác này là do sự kiện việc nghiên cứu của chúng tôi liên quan tới những tu viện và giáo xứ được ủy thác cho tu sĩ chứ không phải là các giáo xứ được ủy thác cho hàng giáo sĩ giáo phận.

 

Có những lý do để nghĩ rằng ít là một nửa người Do Thái ở Rôma được ẩn nấp nơi các tổ chức của giáo hội. Hơn 1 ngàn người đã bị bắt giam vào sáng ngày 16/10/1943, và mấy trăm người nữa bị bắt giữ sau đó gây ra bởi những lời tố giác. Vì khám phá ra được mỗi một người Do Thái người ta có thể nhận được 5 ngàn đồng Ý nếu người Do Thái là nam nhân, và 3 ngàn nếu họ là nữ giới và trẻ em.

 

Bắt đầu vào ngày 16/10/1943, những người Do Thái đang cực kỳ gặp nguy biến đã tìm được chốn ẩn náu trực tiếp nơi thành phần quen thuộc, bạn bè và đôi khi với nhân viên và thương gia Công giáo trong thành phố, ở những tu viện nam nữ, kể cả các đan viện kín là nơi không được chấp nhận họ nếu không có phép chuẩn của Đức Thánh Cha, ở những giáo xứ và chủng viện.

 

Họ không chỉ ở một chỗ. Khó lòng mà ẩn mình ở những tư gia, bởi thế trong nhiều trường hợp họ đã tìm đến ẩn nấp nơi các tu viện.

 

Sau khi trốn ẩn ngay ở những địa điểm thuộc trung tâm thành phố hơn, có một số cố gắng đi đến những vùng ngoại biên xa hơn, có thể là nơi an toàn hơn. Thường thì các tu sĩ nam nữ che giấu những người Do Thái chỉ cách có vài thước trước mắt đảng Nazi. 

 

Vấn:     Đường lối giúp đỡ này làm thế nào đối với thành phần tổ chức bắt bớ và Đức Piô XII đã can thiệp vào việc nâng đỡ nó tới cỡ nào?  

 

Đáp:    Một số chứng nhân nhắc lại những lời hướng dẫn bằng miệng từ các vị chức sắc trong Giáo Hội về cơ hội mở cửa các nữ tu viện và học viện vì đó là “giờ của đức ái”. Và đa số những nơi này đã làm như thế với ý thức rằng bấy giờ họ đang thực hiện nhiệm vụ của họ thôi, khi mà sự sống của thành phần bị bách hại một cách bất công đang gặp nguy hiểm.

 

Tổ chức Delasem có mặt bấy giờ, một tổ chức giúp đỡ tài chính cho những người Do Thái đang gặp khó khăn; bấy giờ có vị linh mục nổi tiếng là Cha Benoit, một tu sĩ dòng Capuchin cùng với những người khác hoạt động ở gần Termini, một trạm xe lửa chính ở Rôma, để cung cấp thẻ căn cước giả cùng những giấy tờ khác, với sự hợp tác của các tu sĩ nam nữ, thêm vào nhân viên thành phố và giới trẻ thuộc Phong Trào Tông Đồ Giáo Dân. Một “đầu mối” làm giấy tờ giả khác ở gần những hang toại đạo Priscilla.

 

Một số tu viện nhắc lại là họ đã nhận được những lương thực dự trữ từ Vatican để nuôi các người Do Thái, những người thường tăng lên hàng tá con số phần tử thuộc các cộng đồng tu trì này.

 

Thế nhưng, nhiều lúc khác, những chứng từ của các nữ tu đặc biệt nói đến những hy sinh cao cả để chia sẻ cái chút xíu họ có, cái chút xíu được chia phần theo thẻ, cùng phải chạy đi thu kiếm và chợ đen để kiếm chác những thứ cần.

 

Ở một số trường hợp, những người Do Thái có thể bồi hoàn hay cung cấp phần bảo tồn cho mình, nhưng nhiều lúc họ không thể nào làm được điều ấy. Tất cả dân chúng cả ngàn người này hầu như không bao giờ bị chối từ bởi việc họ không thể trang trả cho việc bảo tồn của họ.

 

Ngoài ra, việc tiếp đón được thể hiện qua nhiều cách khác nhau, tùy theo từng trường hợp: Đôi khi cả nhiều gia đình có thể được ẩn náu, có những lúc chỉ có nữ giới và trẻ em, hay nam giới và nam nhi, hoặc chỉ có trẻ em mà không có người lớn. Cần phải ngụy trang những người này thành khách khứa bình thường trong nhà.

 

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người Do Thái được giấu ẩn trong các hầm rượu, dưới những hầm đất, trong phòng kín, dưới nóc nhà, ở phòng đựng đồ, trong các ngóc ngách, chỉ có thể lòi mình ra để giãn xương cốt và hít thở khí trời sau những giờ học đường. Trường hợp ở trong các bệnh viện và y viện, họ được hóa trang trà trộn trong số những bệnh nhân.

 

Ở một số thành phố như Florence, ĐHY Elia Dalla Costa đã cung cấp một danh sách các tu viện là nơi các người Do Thái có thể tới. Tuy nhiên, ở Rôma, vấn đề cần phải để ý đó là tính chất của việc cấp cứu, khi tạo nên một hệ thống hợp tác, được đánh dấu bởi tốc độ của việc hành sử. Chẳng hạn, Đền Thờ Thánh Tâm của dòng Salêdiêng gần Termini đã trở thành một trung tâm trú ngụ, và đây không phải là chỗ duy nhất.

 

Các văn kiện và chứng từ cho thấy chứng cớ về việc Đức Piô XII hoàn toàn nâng đỡ và chỉ thị, mặc dù chỉ bằng miệng, song có lúc được hiểu là một mệnh lệnh có thế lực.

 

Nhiều biến co ácụ thể, như việc mở cửa các đan viện kín và các nữ tu viện, chứng tỏ cho thấy sự kiện là nhiều người Do Thái được trú ẩn vì được Vatican trực tiếp quan tâm, cung cấp lương thực và sự trợ giúp.

 

Tôi không thể nói thêm gì nữa, vì không thể vào ngân khố về lịch sử của Văn Phòng Đại Diện Giáo Phận Rôma giai đoạn này cũng như vào Ngân Khố Mật của Vatican, là nơi chắc chắn phải có văn khố của các Tổ Chức tôn giáo.


Vấn:     Trong những tuần gần đây có những cuộc tranh cãi về vấn đề trẻ em Do Thái được Giáo Hội Công Giáo giật thoát được cuộc nổi khùng của Nazi, rồi, trong một số trường hợp, rửa tội cho chúng. Sơ có thể giải thích những chỉ thị của Vatican là gì về khía cạnh này và việc xẩy ra hiện tượng này ở Rôma như thế nào?

 

Đáp:    Ở thành phố Rôma có những trường hợp xẩy ra xin được rửa tội từ người lớn và đôi khi từ giới trẻ. Rất ít trường hợp, chỉ có một tổ chức duy nhất trong cả trăm tổ chức  nói về việc rửa tội trẻ em.

 

Một thí dụ điển hình có thể gợi ý cho thấy tâm thức của thời bấy giờ, đó là có một nữ đan sĩ kể lại cho biết sở đã làm cách nào để mang được một chai nước trên người; khi kèn vang lên là họ phải trốn ở những nơi ẩn nấp, và trong trường hợp cực kỳ nguy hiểm, sơ sẽ rửa tội cho những cô nhi nhỏ bé được ký thác cho sơ. Đó là cái tâm thức của “extra Ecclesia nulla salus”.

 

Trái lại, có những chứng từ của các người Do Thái, họ là thành phần trẻ trung hay giới trẻ, những người cảm thấy đức tin của họ hoàn toàn được tôn trọng, và là những người được giúp đỡ cùng khuyến khích nguyện cầu theo tập tục riêng của người Do Thái. Đôi khi họ chia sẻ việc cầu nguyện của một bài Thánh Vịnh với các nữ đan sĩ, trong những trường hợp nguy hiểm và sợ hãi.

 

Ở vào những lúc khác, vấn đề được viện dẫn là, có những hành động kéo nài nào đó để làm cho các vị khách chú trọng tới đức tin Công giáo, chịu đớn đau bởi không thể đạt được ơn cứu độ, hy vọng về một cuộc hoán cải mai hậu. Tuy nhiên, những ai bênh vực những xác tín của mình đều được tôn trọng và việc họ được ca ngợi về tính cách liên tục của họ không phải là hiếm có.  

 

Có những trường hợp của những người xin được rửa tội chỉ vì hy vọng được dễ dàng hơn hoàn cảnh sống của họ hơn là niềm xác tín thực sự. Và có những vị khách sống trong các viện tu, hiển nhiên là chưa được rửa tội, cho đến khi họ hoàn tất việc huấn luyện chuyên nghiệp, bao gồm một số em trai là thành phần không biết đi về đâu khi chiến tranh chấm dứt.

 

Thực sự, trong nhiều trường hợp, việc trực tiếp liên lạc với nhau đã loại trừ những thành kiến hỗ tương dư thừa. Tu sĩ nam nữ đều sẵn sàng nhìn nhận các phẩm tính nhân bản và luân lý của những người Do Thái được họ cất giữ. Mối thân tình dài lâu trải qua năm tháng cho thấy việc quí mến và việc chia sẻ thực sự vào ý nghĩa của đời sống vẫn không bị đặt điều kiện bởi các phần tử tu trì.



Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, dịch từ tài liệu của Zenit ngày 21/1/2005

 TOP

Đức Piô XII bị tấn công đợt thứ hai

Cách đây mấy năm, cuộc cáo buộc Đức Piô XII không công khai lên tiếng chống lại Đảng Nazi Đức Quốc sát hại người Do Thái bị phản công kịch liệt bởi nhiều bài viết và sách vở từ mọi phía. Cuối năm 2004, một cuôc tấn công khác lại xẩy ra cho vị giáo hoàng thời thế chiến thứ hai này, qua nhận định cho rằng ngài đã ra lệnh đừng trả trẻ em Do Thái đã được rửa tội về cho gia đình của các em sau thế chiến thứ hai.


Thật vậy, vào ngày 28/12/2004, tờ IL Corriere della Sera đã phổ biến một bài báo tựa đề “Đức Piô XII với Khâm Sứ Roncalli: Đừng Trao Trả Trẻ Em Do Thái”, của tác giả Alberto Melloni, giám đốc Thư Viện G. Dossetti của Tổ Chức Đức Gioan XXIII Về Các Khoa Tôn Giáo Ở Bologna. Bài viết này, theo tác giả, được căn cứ vào văn liệu của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin đề ngày 20/10/1946.


Tác giả đã cả quyết rằng Đức Piô XII chuyển đến “cho Đức Khâm Sứ Roncalli”, qua Thánh Bộ này, “những lệnh ớn lạnh” là đừng gửi những trẻ em Do Thái được cứu cho các tổ chức Do Thái và đừng trả chúng về cho cha mẹ còn sống của chúng nếu chúng đã được rửa tội. Vị khâm sứ đây là Angelo Roncalli, tức Giáo Hoàng Gioan XXIII sau này. Tác giả còn cho biết “Đức Gioan XXIII tương lai đã không nghe những lệnh truyền xuất phát từ Rôma này và thiên về việc trả lại các em vị thành niên đang trú ẩn ở các viện tu Pháp quốc”.


Bài báo này đã gây nên một phản ứng bất lợi dữ dội. Trong một bài báo được phổ biến trong II Corriere hôm 29/12/2004, Amos Luzzatto, chủ tịch cộng đồng Do Thái Ý quốc nói rằng “sẽ có những rắc rối trong mối liên hệ với Do Thái, nếu tiếp tục tiến hành việc phong chân phước cho Đức Piô XII”. Hôm 4/1/2005, cũng trong cùng tờ báo, Daniel Goldhagen đã kêu gọi thiết lập một ủy ban quốc tế để điều tra Giáo Hội Công Giáo.


Tuy nhiên, trong số những nhận định khách quan đặt vấn đề về tính cách trung thực và chính xác của bài báo hay thế giá của chính Đức Piô XII, có cả những sử gia Do Thái, như Anna Foa và Michael Tagliacozzo, những người lên tiếng phản đối những gì họ cho rằng sai lầm nơi bài viết của Melloni.


Hôm 4/1/2005, Tagliacozzo, người được coi là thẩm quyền cao nhất liên quan tối cộng đồng Do Thái ở thủ đô trong cuộc chiếm đóng của Nazi, đã viết trong tờ Avvenire rằng: “Đức Piô XII Người Bắt Cóc Trẻ Em? Thế nhưng chúng hãy chấm dứt cái ngớ ngẫn như thế!” và đã xác nhận rằng “các em đã được trả về cho cha mẹ của chúng sớm bao nhiêu có thể. Ngay trong cuộc chiến đã có một số hiệp hội Do Thái và những tình nguyện viên Palestine đang chiến đấu chống Đồng Minh đi khắp các tổ chức tu trì ở Rôma để tìm kiếm các trẻ em Do Thái đang được chứa chấp. Họ không tìm thấy chúng, chỉ vì chúng không còn ở đó nữa”.


Riêng mạng điện toán toàn cầu Zenit đã khám phá ra rằng văn kiện được bài báo trưng dẫn không phải từ Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin và không có chứng cớ về ngày tường trình, cũng không nói những gì bài báo căn cứ.


Văn kiện này, nguyên ngữ bằng tiếng Pháp, được viết theo ý của Đức Gioan XXIII tương lai bấy giờ đang làm khâm sứ ở Ba Lê. Mục đích là để cắt nghĩa cho hàng giáo sĩ Pháp quốc biết về những hướng dẫn ngài nhận được từ Tòa Thánh.


Thật vậy, văn kiện này đã được ký giả Andrea Tornielli của tờ nhật báo ở Milan là IL Giornale phổ biến trọn vẹn vào hôm Thứ Ba 11/1/2005 vừa rồi. Người ký giả này cho biết bản gốc được giữ ở Các Văn Khố Trung Tâm Quốc Gia của Giáo Hội Pháp, văn khố của văn phòng hội đồng giám mục Pháp.


Zenit đã nhận được bản viễn phóng ảnh và thấy rằng văn kiện được niêm ấn bởi tòa khâm sứ Pháp chứ không phải của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, đề ngày 23/10/1946, chứ không phải 20/10 cùng năm, và bản văn kiện nói rằng trẻ em phải trả về cho cha mẹ chúng.


Lịch sử của bản văn kiện này được bắt đầu vào Tháng 3/1946, khi Isaac Herzog, tôn sư trưởng ở Giêrusalem, viết 1 bức thư cho Đức Piô XII rằng: “Dân chúng Do Thái hết lòng tri ân nhớ đến sự giúp đỡ của Tòa Thánh tỏ ra với dân chúng chịu đau thương trong cuộc bách hại của Nazi”. Vị này cũng cám ơn về “hằng ngàn trẻ em được ẩn nấp trong các tổ chức Công giáo” và ông yêu cầu chúng được trả về cho dân chúng Do Thái. Ông nhấn mạnh rằng Đức Piô XII “đã hoạt động để bác bỏ việc bài Do Thái ở nhiều quốc gia”, và kết luận rằng: “Chớ gì lịch sử hãy nhớ rằng khi mà mọi sự đang tăm tối đối với dân tộc của chúng tôi thì Đức Thánh Cha đã khêu lên một tia sáng hy vọng cho họ”.


Đức Piô XII đã chuyên chú tới số mệnh của trẻ em Do Thái và trong cùng Tháng 3 năm đó đã yêu cầu Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin nghiên cứu về vấn đề ấy. Sauk hi nghe tham vấn của một số vị, Thánh Bộ này đã soạn một văn kiện để đáp ứng lời yêu cầu của ĐTC.


Vào Tháng 8/1946, một số giám mục Pháp, nhất là phó giám mục của TGM Emily Guerry ở Cambrai và ĐHY Pierre Gerlier ở Lyon, đã xin đức khâm sứ Roncalli hướng dẫn giải quyết vấn đề trẻ em Do Thái được cứu trong cuộc bách hại của Nazi. Vị khâm sứ tòa thánh thu thập tài liệu và cuối tháng 9/1946 đã gửi 1 bức thư về văn phòng Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh xin hướng dẫn, và ngài đã được trả lời bởi Đức Ông Tardini, bí thư của Thánh Bộ Giáo Vụ Ngoại Lệ không phải như bài báo viết mà là những gì đã được Zenit khám phá trên đây.

 

 

TOP

 

 

ĐTC Piô XII đã rõ ràng tỏ ra chống lại đảng Nazi


Theo tin tức do Zenit phổ biến từ Rôma hôm 23/12/2004 thì tác phẩm “Cuộc Chiến Piô XII: Những Lời Giải Đáp cho Những Phê Bình Gia về Đức Piô XII” vừa được tái bản. Ấn bản lần nhất do Lexington Books xuất bản đã bán hết ở các tiệm sách Hoa Kỳ.


Tác phẩm được thực hiện bởi ông Joseph Bottum, giám đốc phần sách vở và nghệ thuật của The Weekly Standard, và tôn sư David Dalin, giáo sư về lịch sử và khoa chính trị học ở Đại Học Ave Maria. Nó là một tổng hợp 11 bài viết của các triết gia, thần học gia, ký giả, luật sư, sử gia và chuyên viên vụ Thiêu Tế để trả lời rõ ràng cho những tố cáo phạm đến Đức Piô XII.


Trong tác phẩm này, William Doino liệt kê một thư mục gồm những sách vở và bài viết về những liên hệ giữa Tòa Thánh và chế độ Nazi cùng với cuộc bách hại những người Do Thái. Ngoài ra, khi nói với Zenit, ông này còn cho biết ông cho thêm vào đó cả một lịch trình rat ay cứu với người DoThái của Giáo Hội Công Giáo khỏi cuộc bách hại của đảng Nazi.


Tóm lại, theo ông Doino thì:


“Đức Piô XII đã không nín thinh”.


“Khi còn là khâm sứ tòa thánh ở Đức và quốc vụ khanh của Tòa Thánh, nhất là khi làm giáo hoàng, Đức Pacelli đã minh nhiên và mạnh mẽ chỉ tên vạch mặt những thứ sự dữ trong thời của ngài, tức là nạn duy chủng tộc, tình trạng ghét bỏ về sắc tộc và chủng tộc, chủ nghĩa quốc gia quá trớn, những tội ác chiến tranh và những thứ tàn bạo phạm đến thành phần dân sự”.


Để trả lời cho những phê bình gia khác công nhận là Đức Piô XII đã không tỏ ra nín thinh, nhưng theo họ, những lời tuyên bố của ngài có tính cách chung chung chứ không mạnh mẽ tác hiệu, thậm chí ngài không đủ can đảm để nhắc đến chữ “người Do Thái”, ông Doino nói:


“Điều này sai. Trong bức thông điệp đầu tiên của mình là ‘Summi Pontificatus’, Đức Piô XII chẳng những đề cập đến chữ ‘người Do Thái’ mà còn đề cập đến trong bối cảnh bênh vực gia đình nhân loại nữa. Trích lại lời Thánh Phaolô, Đức Piô XII đã viết: ‘Không còn vấn đề Dân Ngoại hay Do Thái, cắt bì hay không cắt bì, man di hay Scythia, nộ lệ hay tự do. Song Chúa Kitô là tất cả mọi sự và trong mọi sự”.


Trong cuốn sách này, ông Doino đã vạch ra cho thấy những bài viết ở tờ L’Osservatore Romano và những bài nói của Đài Phát Thanh Vatican cho thấy vị giáo hoàng này minh nhiên tỏ ra bênh vực người Do Thái, khi nhắc đến tên của họ cả trước, trong và sau cuộc thế chiến.


Ngoài ra, vào tháng 3/1940, trong một cuộc gặp gỡ riêng với vị ngoại trưởng Đức là Joachim von Ribbentrop, Đức Piô XII đã kịch liệt lên án cuộc bách hại của Nazi đối với những người Công Giáo và Do Thái.


Ông Doino cũng đề nghị với thành phần phê bình chỉ trích là hãy đọc những gì được chính các văn bản của đảng Nazi viết về vị giáo hoàng bị họ tố cáo oan ức này: “Hiển nhiên là đối với các phần tử của chế độ Xã Hội Quốc Gia thì những lời lẽ của Đức Piô XII đã tỏ tường; thật vậy, họ đã tố cáo ngài là ‘phát ngôn viên cho người Do Thái’”.


Về luận đề của Susan Zuccotti, người nói rằng Đức Piô XII không biết gì về nhiều người Công Giáo đã rat ay hỗ trợ người Do Thái, ông Doino gọi điều là “một luận đề ngớ ngẩn”. Theo ông, “Cuộc Chiến Piô” này làm phong phú hóa những văn kiện cho thấy việc trực tiếp hỗ trợ được Đức Piô XII điều hợp để cứu giúp những người Do Thái bị bắt bớ khắp Âu Châu.


“Chính bản thân tôi đã phỏng vấn Đức ông John Patrick Carroll-Abbing, một phần tử thuộc tổ chức chống Nazi ở Rôma, vị đã nói với tôi rằng vị ấy đã nhận lệnh trực tiếp từ Đức Piô XII để che dấu và bảo vệ những người Do Thái”.

 

TOP

 

 

Thụy Điển Tôn Vinh Một Giáo Sĩ Công Giáo đã cứu những người Do Thái khỏi Đảng Nazis


ĐTGM Gennaro Verolino, 97 tuổi, sẽ là người đầu tiên nhận Giải Thưởng Per Anger Prize, một giải vừa được người Thụy Điển thiết lập. Phần thưởng này lấy tên của một nhà lãnh sự Thụy Điển Per Johan Valentin Anger (1913-2002) từng là bí thư đặc sứ tại Tòa Lãnh Sự Thụy Điển ở Budapest thời Thế Chiến Thứ II khi thành phố này bị quân đội Đức chiếm đóng.


Phần thưởng được ban cho những cá nhân cổ võ những giá trị nhân bản và dân chủ này sẽ được trao tặng vào Thứ Sáu 1/10/2004 ở Rôma tại Học Viện Thụy Điển Nghiên Cứu Cổ Điển. Thủ Tướng Goran Persson và chừng 300 người khác sẽ tham dự lễ nghi tôn vinh ĐTGM Verolino.


Phần thưởng này đã đã được trao tặng cho nhà lãnh sự Thụy Điển về hoạt động của ông trong thời Nazi chiếm đóng ở Hung Gia Lợi, khi ông thành công trong việc cứu được nhiều người Do Thái ở Budapest bằng cách cung cấp cho họ giấy chiếu khán Thụy Điển.


ĐTGM Verolino, với tư cách là bí thư ở tòa khâm sứ Budapest, cũng cứu được những mạng sống của những người Do Thái Hung Gia Lợi bị Đảng Nazis đe dọa, bằng việc cấp cho họ những giấy tờ giả.


Vị được tôn vinh này sinh ở Naples vào năm 1906, chịu chức linh mục năm 22 tuổi. Sau thế chiến, ngài bắt đầu nghề ngoại giao lâu dài phục vụ tòa thánh Vatican. Ngài đã về hưu năm 1986 và đang sống ở Rôma.


Giải Per Anger Prize đầu tiên này được ban tặng cho ĐTGM Verolino là do ý muốn rõ ràng của gia đình Anger. Giải thưởng này bao gồm cả 22 ngàn Đồng Âu (27 ngàn Mỹ kim)

 

 

TOP

 

 

Một bằng chứng khác cho thấy ĐTC Piô XII đã giúp đỡ những người Do Thái Tiệp Khắc thời Thế Chiến II


Lại xuất hiện một tác phẩm nữa, vừa được xuất bản trong tháng 7/2004, bản dịch Tiếng Ý của Vatican Publishing House, chứng minh việc Đức Piô XII chẳng những không câm nín hay sợ hãi không can thiệp vào vụ thảm sát dân Do Thái thời Thế Chiến Thứ II, trái lại, còn ra tay giúp đỡ họ nữa. Tác phẩm này mang tựa đề là Cuộc Tế Thần ở Tiệp Khắc và Giáo Hội Công Giáo ("L'Olocausto nella Slovacchia e la Chiesa Cattolica") của Đức Ông Walter Brandmuller, chủ tịch Tiểu Ban Tòa Thánh về Các Khoa Sử Học.


Bằng việc nghiên cứu một cách kỹ càng theo khoa học, bao gồm cả việc sử dụng những văn liệu chưa được phổ biến trước đây, tác phẩm này đã phân tích vị thế của Giáo Hội cũng như của Tòa Thánh Vatican trước tình trạng bách hại người Do Thái thời thế chiến thứ hai. Sau đây là cuộc phỏng vấn với chính tác giả của cuốn sách lịch sử quan trọng này.


Vấn: Tác phẩm của Đức Ông thuật lại loch sử của nước Tiệp Khắc trong giai đoạn lịch sử từ 1939 đến 1945, phân tích việc Giáo Hội nhúng tay can thiệp để giải cứu những người Do Thái bị Đảng Nazi bách hại. Đức Ông có thể giải thích những kết luận Đức Ông đã nêu lên trong cuộc nghiên cứu của Đức Ông hay chăng?


Đáp: Trong cuốn sách của mình, trước hết tôi cố gắng, bằng việc ngắn gọn cần thiết, diễn tả tình hình chính trị, xã hội và tôn giáo của Tiệp Khắc từ năm 1939 đến 1945, đồng thời nghiên cứu những phương sách bách hại nổi tiếng phạm đến những người Do Thái.


Sau đó, khi nói đến phản ứng của Giáo Hội Công Giáo, tôi đã phân biệt giữa Giáo Hội ở Tiệp Khắc với Đức Giáo Hoàng, tức là với Tòa Thánh.


Về vấn đề phản ứng của các vị giám mục, linh mục và tín hữu Tiệp Khắc, cần phải ghi nhận rằng, một đàng là tính cách nhạo cười có tính cách tiêu cực trong dân chúng về ảnh hưởng, được coi là thái quá, của thành phần dân Do Thái đối với sinh hoạt kinh tế của người Tiệp Khắc. Một đàng thì bầu khí thay đổi ngả về phía người Do Thái khi mới xẩy ra những biện pháp bách hại họ.


Hiển nhiên cần phải phân biệt ở đây cái khác nhau giữa thành phần đa số Công Giáo với một số Nhà Xã Hội Quốc Gia Chủ Nghĩa, thành phần theo phe Những Nhà Xã Hội Đức Quốc Xã.


Vấn:     Đâu là những cái mới lạ trong lãnh vực lịch sử được chất chứa nơi cuốn sách của Đức Ông?


Đáp:     Trong cuốn sách này cũng có một sự kiện là, chẳng hạn, lần đầu tiên mới thấy được những bản văn truyền thông của các vị giám mục Tiệp Khắc, dưới hình thức chuyển dịch cũng như những văn kiện nguyên thủy.


Ngoài ra, nó còn có thể phân tích những văn kiện được thu giữ trong các Công Hàm của Thánh Bộ Đặc Trách Những Vấn Đề Giáo Hội Ngoại Thường là những gì vẫn chưa được phát hành phổ biến. Cả tài liệu mang tựa đề “Những Hoạt Động và Văn Kiện của Tòa Thánh liên quan đến Thế Chiến Thứ Hai” (Actes et Documents du Saint-Siège relative à la Seconde Guerre Mondiale), những gì đã phát hành vào giai đoạn 1970-1981, cũng được sử dụng lần đầu tiên.


Từ những nguồn tài liệu này phạt hiện, trong số những vấn đề khác, việc thẩm định rất khác biệt về vai trò của tổng thống cộng hóa Tiệp Khắc, ông Josef Tiso, một linh mục Công Giáo, đã thực hiện trong bối cảnh ấy.


Vấn:     Đức Piô XII và Tòa Thánh đã thi hành chính sách nào trước tình trạng của thành phần bị bách hại, và Đức Piô XII cùng Tòa Thánh đã duùg cách nào để cứu những người Do Thái?


Đáp:     Chính sách của Tòa Thánh, đúng hơn của Đức Piô XII, là ở chỗ chi phối chính quyền Tiệp Khắc, qua những liên hệ ngoại giao, để ngăn chặn việc bách hại những người Do Thái, nhất là để ngăn chặn việc tống đi đầy đến các trại tập trung ở Balan.


Về vấn đề này, việc ngoại giao của Tòa Thánh Vatican đã thi hành, dưới thời ĐHY Quốc Vụ Khanh Luigi Maglione, và sau khi vị này qua đời năm 1944, rồi tới thời Đức ông Tadini, một vai trò tuyệt vời.

Vấn:     Đức Ông hy vọng đạt đến mục tiêu nào trong việc phát hành và phổ biến tác phẩm này?


Đáp:     Việc đọc kỹ lưỡng và vô tư cuốn sách này giúp cho người ta hiểu được rằng cách thức giải thích xác đáng các nguồn liệu là những gì cho thấy Đức Piô XII và việc ngoại giao của Tòa Thánh Vatican thực sự đã giải cứu những người Do Thái, chống lại tất cả những tố giác và ngờ vực hiện đang xẩy ra.


Lòng biết ơn và việc nhìn nhận đã giúp đỡ những người Do Thái được chính những người Do Thái bày tỏ cùng Đức Piô XII, cả khi ngài còn sống cũng như sau khi qua đời, bởi thế đã là những gì rất phấn khởi. Chỉ có “vị Đại Diện” của Rolf Hochhuth đã mới tuôn ra những điều chống lại ngài, những gì mà cho tới bấy giờ vẫn là những cảm nghĩ tích cực của dân chúng. Người ta cần phải đặt vấn đề là tại sao lại như vậy nhỉ?


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 7/9/2004
 

TOP

 

ĐTC Piô XII đã cứu trợ cho người Do Thái đến độ bị người Công Giáo phản đối


Văn Khố Mật của Tòa Thánh Vatican đã cho thấy rằng ĐTC Piô XII đã giúp đỡ cho người Do Thái trong thời Thế Chiến Thứ Hai nhiều đến nỗi đã khiếm cho một số thành phần Công Giáo phản đối. Sau đây là cuộc phỏng vấn của Zenit với linh mục Peter Gumpel, một sử gia và là một chuyên viên về vấn đề này:


Vấn:     Văn khố của Tòa Thánh Vatican mới đây đã phổ biến những gì về việc liên hệ của Tòa Thánh với những người Do Thái cũng như về những việc phản đối của một số thành phần Công Giáo?


Đáp:     Trước hết, cần phải nhìn nhận rằng Giáo Hội Công Giáo đã thực hiện một công cuộc trợ giúp thật là lớn lao đối với những người Do Thái.


Tôn sư A. Safran ở Romania qua một số lần đã bày tỏ lòng biết ơn của mình với vị khâm sứ tòa thánh là ĐTGM Andrea Cassulo.


Vào ngày 7/4/1944, vị tôn sư này đã viết thư cho đức tổng giám mục ấy thế này: “Trong những lúc khó khăn này, chúng tôi hơn bao giờ hết nghĩ đến những gì Vị Giáo Hoàng ấy đã làm cho lợi ích của người Do Thái nói chung, cũng như đến ĐTGM đối với lợi ích của Romania và Transylvania. Không thể nào quên được những việc làm ấy” [See Civiltà Cattolica, 1961, Volume 3, p. 462].


Ngoài ra, ở Cuốn Thứ 10, trang 428-429, về “Những Tường Trình và Văn Kiện của Tòa Thánh Liên Quan đến Thế Chiến Thứ Hai”, trong một bản văn do ĐTGM Cassulo cho Đức Ông Domenico Tardini (sau này làm quốc vụ khanh tòa thánh), cả bài viết đã được phổ biến trên tờ nhật báo Mantuirea được vị Tôn Sư Safran nhắc lại cách thức, nhờ những can thiệp của vị khâm sứ tòa thánh này, cùng “sự trợ giúp của Thiên Chúa, ông đã thành công trong việc không để xẩy ra những cuộc trục xuất nữa”.

Vấn:     Cha có thể cho biết về những cuộc chống đối của người Công Giáo trước việc Tòa Thánh giúp đỡ người Do Thái hay chăng?


Đáp:     Công việc trợ giúp những nạn nhân chiến tranh cũng như cho những người Do Thái, theo ý đặc biệt của ĐTC Piô XII, là một việc làm rất bao rộng và nhiệt thành đến nỗi gây ngạc nhiên thậm chí trong cả một số viên chức thuộc hàng ngũ giáo hội.


Chính ĐHY Angelo Giuseppe Roncalli (vị Giáo Hoàng Gioan XXIII sau này), vị đã giúp rất nhiều cho người Do Thái, khi còn là đặc sứ tòa thánh ở Thổ Nhĩ Kỳ, sau không biết bao nhiêu là những khuyến dụ của Tòa Thánh về việc giúp đỡ và nâng đỡ thành phần di dân Do Thái đến Palestine, đã viết những lời này cho Maglione vào ngày 4/9/1943: “Tôi thú thực là việc Tòa Thánh gửi những người Do Thái đến Palestine, một việc làm như thể tái kiến tạo một Vương Quốc Do Thái, bắt đầu bằng việc giúp họ rời Ý quốc, khiến cho tôi cảm thấy một cái gì đó bất ổn làm sao ấy”.


Vấn:     Những chứng từ trong hồ sơ “Inter Arma Caritas” ấy có đóng góp những gì mới lạ hay chăng?


Đáp:     Những khuynh hướng lịch sử mới mẻ này đã dứt khoát bác bỏ nhiều bài viết tố cáo về việc thầm lặng và vô cảm thức của Đức Giáo Hoàng Piô XII đối với trường hợp người Do Thái. Như chúng ta thấy đó, có nhiều người đã bình phẩm vị Giáo Hoàng này đã làm quá nhiều cho người Do Thái.


Những khuynh hướng lịch sử mới ấy cũng bác bỏ cả những luận điệu, như của Susan Zuccotti, cho rằng công việc trợ giúp người Do Thái này là thành quả của những hành động cá nhân, những việc Đức Piô không hề hay biết gì cả.


Căn cứ vào tất cả thư từ của các vị khâm sứ tòa thánh thì rõ ràng là công việc trợ giúp này được chính Đức Giáo Hoàng Piô XII trực tiếp quyết định, điều hành và tổ chức.



Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo Zenit ngày 4/7/2004

 

TOP

 

 

Một Viên Chức Bồ Đào Nha đã cứu cả chục ngàn người Do Thái thời Thế Chiến Thứ Hai


Hôm Thứ Năm 17/4/2004, ĐHY Renato Martino, chủ tịch hội đồng công lý hòa bình của Tòa Thánh đã chủ tế Thánh Lễ ở Rôma, tại Đền Thờ Thánh Maria ở Trastevere, theo lời yêu cầu của Raoul Wallengerg International Foundation, để tưởng niệm vị lãnh sự Bồ Đào Nha Aristides de Sousa Mendes, đã liều mạng cứu rất nhiều ngàn người, trong đó có cả chục ngàn người Do Thái.


Là một vị lãnh sự ở Bordeaux Pháp Quốc, ông Sousa Mendes đã cứu những người bị chế độ Nazi bách hại, bằng cách cấp cho họ giấy thông hành là việc làm vi phạm đến tính cách trung lập của nước ông.


Bắt đầu từ ngày 16/6/1940, ông công khai bất chấp chính phủ của mình để cấp giấy nhập cảnh cho tất cả những ai đến với tòa lãnh sự của ông cho tới khi Đức Quốc đội bom ba ngày sau đó. Những người vị vọng trong số thành phần xin giấy nhập cảnh này thuộc phần tử của hoàng gia Áo Quốc.


Biết được điều này, nhà độc tài Bồ Đào Nha bấy giờ là Antonio de Oliveira Salazar đã ra lệnh bắt giữ và xử vị lãnh sự này. Tuy nhiên, vì nhà độc tài này bỏ ngỏ các biên giới nên đã có cả triệu người tị nạn từ từ vượt thoát theo lộ trình được vị lãnh sự phác họa qua ngả Tây Ban Nha.


Bị tước hết quyền bính và bổng lộc, vị lãnh sự này cùng với gia đình phải sống trong cảnh bất hạnh và chết trong lầm than nghèo khổ.


Thánh Lễ tưởng niệm này có cả sự tham dự của Tôn Sư Do Thái Mario Ablin, phó chủ tịch Raoul Wallenberg Foundation cũng như của Angelo Roncalli International Committee, từ Giêrusalem tới. Theo vị tôn sư này thì để cử hành 50 năm cái chết của vị ngoại giao Bồ Đào Nha này, tổ chức do ông làm phó chủ tịch đã phát động việc cử hành theo nghi lễ tôn giáo tại 30 nhà thờ và 28 hội đường ở 28 quốc gia.


Raoul Wallenberg Foundation cũng như của Angelo Roncalli International Committee là hai tổ chức được thành lập để phổ biến sứ điệp và tưởng nhớ những việc làm của những cá nhân dám liều mạng sống mình trong việc cứu dân chúng bị bách hại trong Cuộc Sát Tế Thời Thế Chiến Thứ Hai, trong đó có hai nhân vật quan trọng được hai tổ chức này mang tên, đó là Wallenberg và Đức Khâm Sứ Angelo Roncalli (Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII).


Kết Thánh Lễ được tham dự bởi nhiều vị lãnh sự làm việc với Tòa Thánh, tổ chức này đã loan báo quyết định tặng thưởng Giải Kỷ Niệm 50 Năm Sousa Mendes cho ĐHY chủ tế Martino. Việc tặng thưởng này được trao ban cho những ai có một niềm xác tín và hoạt động công khai phản ảnh những nguyên tắc đạo lý, những giá trị về tình đoàn kết nhân loại và nêu gương sáng.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ tài liệu được Zenit phổ biến ngày 21/6/2004

TOP

 

Cuốn Tự Thuật của một vị tôn sư Do Thái trở lại Kitô giáo

Có một vị tôn sư mang tên Israel Zoller ở Rôma vào thời thế chiến thứ hai, vị đã trở lại Kitô giáo năm 1945 và viết cuốn tự thuật từ năm 1954, mang tựa đề “Trước Hừng Đông” ("Prima dell'Alba," St. Paul Publishers), một cuốn tự thuật vừa được xuất bản bằng Ý ngữ, sau đúng nửa thế kỷ.

Theo vị tôn sư tác giả này thì ông đã lấy tên thánh khi rửa tội là Eugene để tôn kính ĐTC Piô XII (Eugenio Pacelli) bấy giờ đã giúp cho cộng đồng của ông trong thời thế chiến thứ II. Vị tôn sư này đã lãnh đạo cộng đồng Do Thái ở Rôma từ năm 1938 đến 7/1944. Vào ngày 15/8 năm 1944, ông đã tỏ cho Cha Paolo Dezza, bấy giờ là viện trưởng Đại Học Viện Gregorian và là vị hồng y sau đó, biết ông có ý định trở thành một người Công Giáo. Ông cùng bà vợ là Emma được rửa tội ngày 13/2/1945 ở nguyện đường Thánh Maria ở Nhà Thờ Các Thiên Thần. Ông đã qua đời năm 1956 sau hai năm viết cuốn tự thuật này.

Vị tôn sư Israel Zoller này có gốc gác người Balan. Mẹ của ông thuộc về một gia đình thuộc truyền thống tôn sư Do Thái kéo dài từ 4 thế kỷ trước đó. Ông đã học ở Đại Học Vienne Áo quốc rồi sau đó ở Đại Học Florence, nơi ông lấy được văn bằng về triết học, đồng thời ông cũng học cả ở Rabbinical College nữa.

Năm 1920, ông đã trở thành vị tôn sư trưởng ở Trieste. 13 năm sau ông trở thành công dân Ý. Vì luật của Đảng Fascist, ông phải Ý hóa tên họ của ông từ Zoller thành Zolli. Về sau ông trở thành một vị giáo sư về nghệ thuật và văn chương Do Thái ở Đại Học Padua, thế nhưng ông đã bị bắt buộc phải bỏ nghề dạy học vì luật kỳ thị chủng tộc của chính phủ độc tài Benito Mussolini. Ông được bổ nhiệm làm tôn sư trưởng ở Rôma năm 1938.

Trong cuốn tự thuật của mình, ông đã kể lại, sau khi Đảng Nazis Đức quốc đến Rôma, cách thức ông che giấu những người Do Thái và cứu sống họ ra sao, nhờ việc hợp tác của các cơ cấu ở Vatican, nhất là của Đức Piô XII.

Theo cuốn tự thuật này thì vị chủ tịch cộng đồng Do Thái ở Rôma bấy giờ là Ugo Foa không sợ hãi như vị trưởng tôn sư này và cho những lời cảnh giác của ông về Đảng Nazis là một thứ báo động vậy thôi. Đối với những ai tố cáo ông về việc ông phản bội khi lãnh nhận bí tích rửa tội, ông đã trả lời như sau:

“Tôi không chối bỏ điều gì; lương tâm của tôi bình an. Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô, của Phaolô không phải cũng là vị Thiên Chúa của Abraham, của Isaac và của Giacóp hay sao? Phaolô đã trở lại. Chẳng lẽ ngài đã từ bỏ vị Thiên Chúa của Do Thái hay sao? Chẳng lẽ ngài đã không còn yêu mến Dân Do Thái hay sao? Chỉ cần nghĩ đến mấy điều như thế này là đủ thấy vô lý rồi vậy”.

 

TOP

Một Thiên Thần Balan đã cứu được 2500 Trẻ Em Do Thái khỏi bàn tay tán sát của Đảng Nazi

Theo Zenit phổ biến ngày 28/1/2004 ở Warsaw Balan thì Irene Sendler được coi như là một vị thiên thần ơ ũkhu ổ chuột thành phố Warsaw đã cứu 2500 trẻ em Do Thái khỏi bàn tay sát hại của Đảng Nazi thời Thế Chiến Thứ II.

Cô đã bị tống giam và hành hình, chân và cẳng của cô đã bị gẫy và bị kết án tử, nhưng cô vẫn không phản bội đám trẻ em cô đã giải cứu. Câu truyện của cô ncũng như của nhiều người Công Giáo khác dám liều mạng để cứu người Do Thái mới là câu truyện duy nhất được tiết lộ.

Bà Sendler năm nay 93 tuổi, lúc chưa đầy 30 vào năm 1939 đã dấn thân bảo vệ những người Do Thái. Vào năm 1940, những tay Nazis quyết định dẹp khu ổ chuột ở thành phố warsaw, khiến cho 500 ngàn người Do Thái liều mình thiệt mạng bởi những khốn khó và bệnh hoạn. Bà đã diễn tả trẻ em đã bị dinh dưỡng tệ hại là dường nào và các thứ bệnh tật sớm trở thành nạn dịch ra sao.

“Đó là một địa ngục. Những em lớn và nhỏ chết trên đường phố cả hằng trăm trăm đứa, trước con mắt lạnh lùng của thế giới”.

Nhờ vị giáo sư già của mình, vị là đầu của Văn Phòng Sức Khỏe của Công Xã, bà đã lấy được những tờ giấy phép phục vụ của các nữ y tá cho mình cũng như cho một nhóm bạn bè. Sử dụng các thứ ngân quĩ của Công Xã cũng như của các tổ chức nhân đạo của người Do Thái, bà đã mua thực phẩm, các vật dụng thiết yếu, than đốt và áo quần.

Khi Operation Reinhard bắt đầu vào năm 1942, tức cuộc đầy những người Do Thái ở khu ổ chuột đến các trại tử thần, bà và các người khác đã tập trung lại thành nhóm Zegota, hay Hội Đồng Trợ Giúp Người Do Thái, một hội đồng bắt đầu bí mật đem các trẻ em ra khỏi khu ổ chuột để ký gửi chúng cho các cặp vợ chồng Kitô giáo đóng vai trò làm cha mẹ của chúng. Bà kể lại rằng:

“Chúng tôi tìm các địa chỉ của những gia đình có trẻ em và đi đến gặp họ, nêu lên việc đưa những đứa nhỏ ra khỏi khu ổ chuột, trao phó chúng cho các gia đình Balan hay cho các viện cô nhi bằng một tên giả tạo”.

“Thế nhưng chúng có được cứu hay chăng?” là một câu hỏi bà đã nghe thấy nơi hằng trăm lần từ người Do Thái. Đôi khi xẩy ra những cuộc tranh cãi với nhau giữa người mẹ chấp nhận nhưng người cha lại không bằng lòng.

Tuy nhiên, việc đại giải cứu cũng đã được bắt đầu. Hầu hết các trẻ em được mang đi trên những chiếc xe cứu thương. Họ giấu chúng ở dưới đáy xe, phủ lên chúng bằng những tấm dẻ rách thấm máu, hay được buộc lại trong những bao bị. Có những em thoát khỏi khu ổ chuột này trên những chiếc xe tải rác.

Những em lớn được mang đến nhà thờ ở khu ổ chuột: trẻ em Do Thái đã đến đó thì được trao lại cho các cha mẹ Kitô giáo trông coi.

Để bảo đảm cho các em Do Thái một ngày kia có thể gặp lại cha mẹ thật của mình, bà đã làm một mảnh giấy nhỏ có đề tên tuổi của mọi em theo cha mẹ của các em. Bà đã giấu những mảnh giấy nhỏ này trong một cái lọ thủy tinh được chôn ở sau vườn nhà một người bạn.

Vào Tháng 10/1943, bà đã cứu được 400 em khi bà bị tố cáo. Có người đã phản lại bà. Bà đã bị bắt và bị hành hạ, đến gẫy cả tay chân, nhưng bà vẫn nhất định không nói tiết lộ tí gì. Tuy nhiên, trước khi bà bị hành quyết, Zegota đã đút cho một nhân viên Gestapo một số tiền lớn. Bà đã được thả ra mặc dù bà chính thức bị coi như đã chết. Trước khi chấm dứt thế chiến, bà còn cứu thêm được 2 ngàn em nữa.

Vào năm 1965, tổ chức Yad Vashem Holocaust Memorial ở Do Thái đã tưởng thửng cho bà một huy chương như là một trong Thành Phần Công Chính của Chư Quốc. Thế nhưng chế độ Cộng Sản bấy giờ đang nắm quyền ở Balan không cho bà đi. Cho dến mãi năm 1983 bà mới được phép đi Giêrusalem.

Bà là một trong số 19.700 Người Công Chính Giữa Chư Quốc, người thỉc hiện những việc anh hùng để cứu dân Do Thái khỏi bị bách hại. Hầu như tất cả mọi người được tôn kính như thế đều là Công Giáo.

TOP

 

Người Công giáo cứu vớt những người Do Thái bị sát hại tập thể.

Cha Beato Ambord đã liệt kê một bản danh sách trong năm 1945 và đã phổ biến hôm Thứ Ba 23/9/2003 tại một cuộc họp do Nhóm Điều Hợp Các Sử Gia Tôn Giáo tổ chức. Theo bản văn kiện lịch sử này thì từ đầu năm 1943, khi đảng Nazi quyết định diệt trừ những người Do Thái ở Ý thì đã có 155 giáo xứ cũng như có cả chục nữ tu viện ở Rôma đã ra tay cứu được 4.447 người Do Thái. Hội nghị này cũng nhận thấy rằng còn ít là 7 nữ tu viện và 9 tu hội nữ đan sĩ không được liệt kê trong bản văn kiện ấy.

Ông Emmanuelle Pacifici, chủ tịch của Chư Hữu Hiệp Hội Yad Vashem và là con của tôn sư Genoa trong thời Thế Chiến II, đã nói với Zenit rằng ông đã mắc nợ mạng sống với một bị hồng y và nợ những thứ trú dưỡng nơi các nữ tu viện. Ông còn cho biết các vị linh mục và tu sĩ nam nữ đã liều mạng để che chở cho những người Do Thái trú ẩn. Ông này nói rõ linh mục Gaetano Tantalo, một linh mục giúp xứ ở Tagliacozzo chẳng những cho các chú bác của ông trú ẩn mà còn tìm bột làm bánh không men cho Lễ Vượt Qua của Dân Do Thái nữa: “Giáo Hội Công giáo đã khởi công điều tra phong chân phước cho vị linh mục này”, ông tiết lộ.

 

TOP

 

 

Một Sử Gia nổi tiếng lên tiếng bênh vực Đức Piô XII về vụ cứu dân Do Thái thời Thế Chiến Thứ II


Một trong những sử gia được coi là nổi tiếng nhất hiện còn sống là Sir Martin Gilbert đã ca ngợi những nỗ lực của Đức Piô XII đối với dân Do Thái trong suốt Thế Chiến Thứ II.


Trong một cuộc phỏng vấn ngày 2/2/2003, vị sử gia này đã được chất vấn là Đức Piô XII có thụ động khi đối đầu với Đảng Nazi hay chăng. Ông đã trả lời rằng: “Xin hãy đọc tác phẩm mới của tôi, cuốn ‘Kẻ Công Chính’. Tôi đã viết dài dòng trong cuốn sách này về Giáo Hội Công Giáo, một giáo hội có một số nhà lãnh đạo đã đóng góp một phần đáng kể trong việc giải cứu những người Do Thái, nhiều vị linh mục và […] giáo dân Công Giáo đã đóng vai trò đáng kể. Chính Đức Giáo Hoàng đã được Tiến Sĩ Goebbels (một tác nhân truyền bá Nazi) công bố là Ngài đã đứng về bên những người Do Thái, qua sứ điệp Kitô Giáo được phổ biến vào tháng 12/1942, một sứ điệp Ngài lên tiếng chỉ trích chủ trương duy chủng tộc. Vị Giáo Hoàng này cũng đã góp phần được tôi trình bày một số chi tiết trong việc giải cứu ba phần tư những người Do Thái ở Rôma, khi Ngài cho biết trong vòng một thời gian rất ngắn để SS đến tụ hợp tất cả 5 ngàn người lại, ít là 4 ngàn trong họ đã được chỗ trú ngụ trong chính Vatican và các nơi khác của Công Giáo… Bởi vậy, tôi hy vọng của sách của tôi có thể phục hồi, một cách nào đó, dựa trên nền tảng của sự kiện lịch sử, những chiếm đạt thực sự và tuyệt vời của những người Công Giáo trong việc giúp những người Do Thái trong thời gian chiến tranh ấy”.


Tiến Sĩ Gilbert, một người Do Thái, chuyên gia về Chiến Tranh Thứ II và Cuộc Tế Thần Do Thái. Năm 1968, ông được chỉ định là một người chính thức viết về Sir Winston Churchill. Ông là tác giả của 70 cuốn sách, trong đó có những cuốn như Cuộc Tế Thần "The Holocaust", Trại Tập Trung Auschwitz và Nhóm Đồng Minh "Auschwitz và the Allies", Cuộc Thế Chiến Thứ Nhất "The First World War", Cuộc Thế Chiến Thứ Hai "The Second World War" và Lịch Sử Thế Kỷ 20 "A History of the Twentieth Century".


Ba năm trước đây, ông đã xuất bản cuốn “Không Bao Giờ Còn Một Thứ Lịch Sử Tế Thần Nữa”. Được United Press International phỏng vấn, vị sử gia này cho biết: “Kitô hữu là thành phần nạn nhân đầu tiên của Nazi… Một trong những điều tôi cố gắng nói lên trong cuốn sách này đó là các giáo hội Kitô Giáo đã tỏ ra thái độ cương quyết… Vào giai đoạn xẩy ra Vụ Tế Thần, Giáo Hội này đã không lưỡng lự… tất cả các vị giám mục chính của Pháp đã lên tiếng phản đối chống lại những việc đầy ải… Balan đã có những Người Dân Ngoại (đối với dân Do Thái) Công Chính hơn bất cứ xứ sở nào khác”.


Cũng trong tác phẩm ấy, vị tiến sĩ sử gia này còn cho biết không phải là ông không biết gì đến có một số Kitô hữu sống phản lại với niềm tin của họ trong việc không tỏ ra chống lại Nazi, thế nhưng ông cắt nghĩa là “họ làm như thế không phải bất chấp và không vì tôn giáo của họ. Điều này đặc biết đúng trong trường hợp Giáo Hội Công Giáo, một Giáo Hội có những giáo huấn về luân lý hoàn toàn minh nhiên chống lại chủ nghĩa duy chủng tộc, chủ nghĩa phản Giống Dân Sơ Mít (Semite, một giống dân bao gồm dân Do Thái và Ả Rập) và việc sát nhân. Tôi cố gắng tìm xem những gì Giáo Hội Công Giáo và các vị trong giáo hội cũng như chính Đức Pacelli thực sự đã làm. Vậy việc thử thách xẩy đến cho Đức Pacelli đó là lúc nhóm Gestapo (lực lượng công an bí mật của Nazi) đến Rôma để hốt những người Do Thái. Giáo Hội Công Giáo, theo lệnh khẩn cấp của Ngài, lập tức phân tán những người Do Thái bao nhiêu có thể”.


Đối với những lời tố cáo của Daniel Jonah Goldhagen là tất cả mọi người Đức đã hợp tác với cuộc bắt bớ của Nazi và là những cộng sự viên của Hitler, vị sử gia Do Thái này cho biết: “Có những người ở Đức, mặc dù bị áp lực khủng khiếp của nhóm Gestapo, đã hết sức liều mình để cứu những người Do Thái, và họ đã cố giúp những người Do Thái… Có nhiều tay Schindler, thay vì tác hành như những kẻ khống chế xấu xa, đã tỏ ra những nỗ lực lớn lao để cứu những người Do Thái, không phải những cá nhân Do Thái mà đôi khi cả hàng tá và thậm chí hằng trăm người. ‘Mặt trái của đồng tiền’ đã được hoàn toàn chứng tỏ trong cuốn ‘Kẻ Công Chính’, một cuốc sách có cả một chương về đức anh hùng của Người Đức.


Đối với việc Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II công khai lên tiếng xin lỗi trong Năm Thánh 2000, vị tiến sĩ sử gia Do Thái nổi tiếng này nói rằng ông hết sức cảm kích việc Đức Giáo Hoàng đã nhìn nhận những lạm dụng mà một số người Công Giáo đã phạm đến những người Do Thái trong quá khứ. Thế nhưng, ông nhấn mạnh là “việc làm này không được nhìn một chiều, như thường thấy hiện nay. Nếu vị Giáo Hoàng này đã phải xin lỗi thì có lẽ người ta cũng phải cám ơn Ngài. Thật vậy, tác phẩm của tôi thực sự đã cám ơn Ngài về những gì Tòa Thánh Vatican đã làm để cứu mạng sống của người Do Thái”.

 

 

TOP

 

 

Tòa Thánh Vatican mở Văn Khố liên quan đến Vấn Đề Nước Đức (1922-1939)


Bắt đầu từ ngày 15/2/2003, những người muốn nghiên cứu được phép xem xét những văn kiện của Mật Hàm Vatican về những liên hệ giữa Tòa Thánh với Nước Đức thuộc giáo triều Piô XI. Theo bản công bố với chữ ký của phát ngôn viên Tòa Thánh là tiến sĩ Joaquín Navarro-Valls đề ngày 28/12/2002, những loại văn thư có thể được đọc bao gồm: Giáo Hội Vụ Ngoại Lệ, Bavaria (1922-1939), Đức (1922-1939), Mật Hàm Vatican, Văn Khố Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh ở Bá-Linh (1922-1930). Riêng Văn Khố cuối cùng này đã bị hư hại nặng vào năm 1945 trong những cuộc dội bom Bá Linh và cuộc hỏa hoạn ở dinh khâm sứ tòa thánh. Bởi thế, các văn kiện liên quan từ năm 1931 đến 1934 hầu hết đã bị hủy hoại hay mất đi. Bản công bố nói rằng các văn kiện liên quan đến Nazi và cuộc lên án chủ nghĩa chủng tộc có thể được thấy trong văn khố của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin.

 

TOP

 

ĐTC Piô XII đã giúp cho Các Nữ Tu Dòng Ursuline cứu 103 mạng người Do Thái thời Nazi

Càng ngày vụ Đức Thánh Cha Piô XII bị truyền thông tấn công cho rằng Ngài không tích cực cứu người Do Thái thời Nazi đã được sáng tỏ qua những tiết lộ về văn kiện, nhất là qua những biến cố như biến cố sau đây. Hôm Thứ Năm vừa rồi, 19/12/2002, sơ bề trên tổng quyền dòng Ursulines là Lignone Colette, đã nhận bằng danh dự “Người Công Chính Nơi Các Dân Nước” được trao tặng để tưởng niệm Mẹ Mary Xavier (1870-1962). Đây là một bằng danh dự cao nhất của dân Do Thái trao tặng cho những người công dân không phải người Do Thái nhưng đã vô tư liều mạng để cứu sống một hay nhiều người Do Thái khỏi bị bắt bớ. Viện Yad Vashem đã thực hiện việc làm sáng tỏ câu chuyện này của Mẹ Mary Xavier. Trong thời Thế Chiến Thứ Hai, Mẹ bấy giờ là tổng thư ký của hội dòng này đã mở cửa nhà mẹ cho 103 người Do Thái ẩn trú. Trong Tháng 10 năm 1943, cộng đồng tu trì này đã nhận được một chứng thư với chữ ký của ĐHY Luigi Maglione, vị quốc vụ khanh của ĐTC Piô XII, nói rằng nhà mẹ này trực thuộc Tòa Thánh nên không được khám xét. Điều này đã ngăn cản quân Đức tìm kiếm những người tị nạn. Hai phụ nữ Do Thái trong số những người tị nạn bấy giờ ở nhà mẹ này là Maria Luisa della Seta và người chị em là Marcella đã kể lại những hành động anh hùng này của vị nữ tu ấy như sau. Bức thư Maria Luisa della Seta viết cho viện Yad Vashem đã kể thế này:

“Mẹ Mary Xavier là vị bảo vệ của chúng tôi. Nữ tu viện mà mẹ sống ở Via Nomentana. Mẹ coi sóc chị em của tôi và tôi bất kể tốn kém, không màng đến những tình huống lịch sử, giúp chúng tôi bất cứ lúc nào, ngày lẫn đêm. Khi chúng tôi tỏ ra thất vọng về việc tìm kiếm một chỗ để trú ẩn, chúng tôi đã đến gõ cửa nữ tu viện này, và Mẹ Mary Xavier đã tiếp đón chúng tôi, cho chúng tôi chỗ ở và làm mọi sự có thể để tìm một chỗ ẩn náu an toàn cho họ hàng thân thuộc của chúng tôi, những người bấy giờ thật sự đang ẩn nấp ở một y viện. Mẹ Mary Xavier đã tìm được những cách thức để nhận ra những chỗ khác có những người Do Thái khác ẩn trú và cung cấp cho chúng tôi những tấm thẻ nhận diện. Sơ khuyến khích chúng ta hãy can đảm để chiến đấu với cuộc sống còn của mình, và an ủi chúng tôi bằng ý nghĩ là chúng tôi đang ở giữa những người bạn”.

Dòng nữ này đã bắt đầu việc chứa chấp thành phần tị nạn từ ngày 22/8/1940, ngày Gestapo bắt đầu bắt bớ những người tị nạn Balan khắp nơi. Có những tài liệu ghi nhận ghi nhận là Mẹ Maria Stanislas Pototynska đã phân phối các thứ trợ giúp nhờ tiền Mẹ nhận được từ Đức Giáo Hoàng. Biết được hoạt động của Dòng này, nhà mẹ của dòng đã bị thẩm quyền Fascist kiểm soát nghiêm ngặt. Tuy nhiên, nữ tu viện này đã tăng gia hoạt động của mình bắt đầu từ Tháng 9/1943 là lúc rõ ràng cho thấy vấn đề diệt chủng Do Thái xẩy ra. Sổ sách của nhà dòng đã ghi nhận rằng Maria Siele đã ẩn trú ở nữ tu viện này vào tháng Tư/1943, và Lucia cùng với Gisella Endelli vào tháng 9/1943. Maria Luisa và Marcella Della Seta được nhà dòng này tiếp đón ngày 29/9/1943. Vào ngày 15/12 cùng năm, nhà dòng nhận thêm 15 phần tử nữa của gia đình này. Những nỗ lực của các sơ này đã trở thành nổi tiếng đến nỗi vào tháng 12/1943, Đức Giáo Hoàng Piô XII đã gửi cho Mẹ Mary Xavier tổng số tiền là 10 ngàn lire để giúp cho công việc cứu mạng của Mẹ. Sơ Mary Magdalen Bellasis đã diễn tả lại việc những phụ nữ Do Thái trên đây đến nhà dòng như sau: “Có một em gái Do Thái nhỏ tuổi, cha mẹ em đã bị đầy sang Đức, đến xin chúng tôi tiếp nhận em cùng với đứa em 8 tuổi của em. Các em đã thoát thân từ Croatia và đã liệu hết cách để đến Ý. Đứa em gái đã giả trang làm con trai và được ẵm bởi một người đàn bà lấy tên của đứa con trai nhỏ của bà cho vào giấy thông hành của bé gái này”.

 

TOP

 

Một Dấu Chứng nữa chứng tỏ Tòa Thánh chống đối Nazi

Màn Điện Toán Zenit lại khám phá ra một dấu chứng nữa về vấn đề này, đó là cuốn sách bị Tòa Thánh liệt kê vào thư mục những sách cấm không được đọc (the Vatican’s Index of Forbidden Books), mang tựa đề “Huyền Thoại Thế Kỷ 20” của Alfred Rosenberg. Đức Piô XI đã quyết định cho cuốn sách này vào thư mục cấm này ngày 9/2/1934, đúng hai tuần trước khi Hitler bổ nhiệm tác giả này làm thủ lãnh ý hệ của đảng Nazi. Bấy giờ Đức Piô XII còn là bộ trưởng nội vụ của Tòa Thánh Vatican. Văn bản bằng tiếng Latinh liệt kê cuốn sách này vào thư mục cấm đọc viết như sau: “Cuốn sách này tỏ ra khinh thường và hoàn toàn loại bỏ tất cả mọi tín điều của Giáo Hội Công Giáo, bao gồm cả những nền tảng nhất của Kitô Giáo. Nó bênh vực nhu cầu cần phải thành lập một tôn giáo mới và một giáo hội Đức mới. Nó truyền bá cái nguyên tắc mà theo đó hiện nay cần phải có một niềm tin tưởng hão huyền về huyết thống, một niềm tin cần phải tin rằng bản tính thần linh của con người có thể lấy máu để bênh vực, một niềm tin được khoa học chứng minh cho thấy là huyết tộc Nordic tiêu biểu cho một thứ mầu nhiệm vượt trên và thay thế cho các bí tích cũ”.
 

TOP

 

Trả lời cho những Tố Cáo của một Sử Gia Do Thái về Vấn Đề Tòa Thánh Vatican hồi Thế Chiến II

Theo Màn Điện Toán Zenit ngày 14/11/2002, trong tờ nhật báo La Repubblica, qua một bài viết dài hai trang, ông Michael Marrus, giáo sư sử học dạy ở Đại Học Đường Toronto về biến cố Tế Thiêu Holocaust của người Do Thái trong thời Đệ Nhị Thế Chiến và là một phần tử trước đây của ủy ban các sử gia Do Thái và Kitô Giáo, khi nghiên cứu về những năm khốn khó này đã nói rằng Tòa Thánh Vatican chưa trả lời một số câu hỏi quan trọng. Mặc dù Tòa Thánh Vatican đã tuyên bố sẽ cho phát hành và phổ biến những văn kiện mật vào năm 2003 và 2005 liên quan đến những liên hệ giữa Đức và Tòa Thánh, Màn Điện Tóan Zenit cũng đã xin linh mục Dòng Tên là Cha Peter Gumpel, một sử gia kiêm biện chứng viên của việc phong chân phước cho Đức Piô XII, trả lời cho những câu hỏi của ông Michael Marrus này.

Vấn đề thứ nhất giáo sư Marrus đặt ra liên quan đến phản ứng của Tòa Thánh với “Kristallnacht” ở Đức và cuộc bạo động bấy giờ được các vị có thẩm quyền khuyến khích, bao gồm cả việc tấn công những vùng lân cận của người Do Thái, phá hủy các hội đường của họ, và đầy họ đến các Trại Tập Trung.

Cha Gumpel đáp: “Khi Vương Tước Rothschild tổ chức một cuộc họp ở Luân Đôn để phản đối Kristallnacht (vào năm 1938) thì ĐHY Eugenio Pacelli, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, thay mặt Đức Giáo Hoàng Piô XI, đã gửi những lời tỏ lòng gắn bó với những người Do Thái bị bách hại. Lời Tòa Thánh phản đối đã được đọc trong cuộc họp này. Trọn bản văn này về ghi nhận của Tòa Thánh Vatican ở trong tập thứ sáu của bộ ‘Những Biên Bản và Văn Kiện của Tòa Thánh Liên Quan đến Thế Chiến Thứ Hai ['Actes et documents du Saint Siège relatifs à la seconde guerre mondiale,' or ADSS], trang 12-13, và trang 539 của Phần Phụ Bản’”.

Vấn đề thứ hai là vấn đề giáo sư Marrus muốn biết những vị Hồng Y Đức đã nói những gì trong hai phiên họp với Đức Piô II vào năm 1939.

Cha Gumpel đáp: “Có thể đọc tất cả bản văn của hai cuộc họp này, dài 49 trang, từ trang 387 đến 436, được phổ biến trong tập thứ hai của bộ ADSS. ĐTC và các vị HY hoàn toàn chống lại Hitler, thế nhưng, các vị cũng biết rằng cần phải cẩn thận hành động, như bức thông điệp ‘Mit Breenender Sorge’ ban hành năm 1937 chống lại chế độ Nazi đã là nguyên nhân duy nhất gây ra những cuộc bắt bớ và khiến chiến tranh bùng nổ bất cứ lúc nào”.

Vấn đề thứ ba là vấn đề Giáo sư Marrus cũng là người cho rằng Đức Piô XII chỉ ra tay giúp đỡ những người Do Thái trở lại Công Giáo mà thôi.

Linh mục sử gia Dòng Tên đã gợi lại là: “Chính những sự kiện đã đủ chứng tỏ cho thấy rằng Tòa Thánh tiêu bao nhiêu là triệu Mỹ kim để cứu những người Do Thái, bất kể họ có rửa tội hay chăng. Ở một số trường hợp, ĐGH Pacelli chẳng những xin được giấy nhập cảnh cho các người Đức gốc Do Thái sang Nam Mỹ Châu mà còn kiếm tiền trang trải cho cuộc hành trình của họ nữa”.

Vấn đề thứ bốn giáo sư Marrus còn cho rằng Tòa Thánh Vatican đã bỏ rơi chính quyền Balan bị lưu đầy ở Luân Đôn.

Cha Gumpel cho biết: “Như đã rõ ràng cho thấy trong tập thứ ba của bộ ADSS, các vị giám mục Balan hoàn toàn không ủng hộ những cuộc phản đối công khai, vì các vị nghĩ rằng nó những cuộc phản đối công khai này sẽ càng làm cho tình hình thêm tệ hại. Theo lời yêu cầu của Đức Piô XII, một vị linh mục người Ý đã cầm những tờ phát động cho ĐHY Adam Sapieha, TGM Krakow, để ĐHY này có thể phổ biến cho các vị giám mục và hàng giáo sĩ Balan, những tờ phát động cho biết Đức Giáo Hoàng ở với các vị ấy, những ĐHY tỏ ra không muốn nhận những tờ phát động này. ĐHY nói: ‘Tôi cám ơn Đức Thánh Cha. Đức Ông thân mến, không ai hơn những người Balan chúng tôi về lòng biết ơn và nhậy cảm về mối quan tâm của Đức Giáo Hoàng đối với chúng tôi. Thế nhưng, không cần đến việc Đức Giáo Hoàng phải công khai bày tỏ lòng quí mến và quan tâm của Đức Giáo Hoàng đối với những vấn đề của chúng tôi vì việc này chỉ làm tăng thêm vấn đề mà thôi. Đức ông không biết rằng nếu tôi phổ biến tờ phát động này, nếu họ thấy những thứ giấy tờ này nơi nhà của tôi thì chỉ sợ không đủ thủ cấp cho những người Nazi trả đũa mà thôi”.

Vấn đề thứ năm giáo sư Marrus đưa ra liên quan đến một sứ điệp do ĐTGM Công Giáo Hy Lạp là Adrezeyj Szeptycky ở Lviv, vị nói rằng những người Công Giáo hợp tác với những người Nazi.

Cha Gumpel trả lời: “Tôi đã đọc bức thư của vị TGM Szeptycky này mấy lần thì thấy ngài hoàn toàn nói ngược lại. Có đoạn ngài viết ‘Tôi phải hết sức nhìn nhận mà nói rằng sự giúp đỡ chúng tôi nhận được từ những người Công Giáo Đức qua những móc nối của một tổ chức ở bên ngoài nước Đức muốn dấn thân giúp đỡ những người Đức’. Tôi không thể nào thấy được nơi đoạn văn này cái ảo ảnh chạy theo chế độ Nazi cả, hoàn toàn sai lệch với ý nghĩa của bức thư ấy”.

Vấn đề thứ sáu cũng là vần đề sau cùng được giáo sư Marrus nói đến đó là vấn đề ông đề cập tới những lời kêu gọi của ĐTGM Konrad von Preysing ở Bá Linh, vị sau này được Đức Piô XII phong tước hồng y, và vấn đề ông trách cứ là Giáo Hội đã không công khai kêu gọi chống chế độ Nazi trong những năm ấy.

Cha Gumpel trả lời rằng: “Kinh nghiệm chua cay đã dạy cho những vị lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo là, sau mỗi cuộc phản đối công khai thì lại xẩy ra một phản ứng chống lại ngoài cả những gì người ta ước mong. Một luật sư Hoa Kỳ là ông Robert M. W. Kempner ở những phiên tòa Nuremberg đã nói một cách tỏ tường là Tòa Thánh không còn biết làm cách nào hơn nữa. Bất cứ hành động công khai nào cũng phải trả giá đẫm máu, trong khi đó vì khôn ngoan Đức Piô XII và các vị thẩm quyền của Giáo Hội đã thực hiện những việc giúp đỡ một cách kín đáo cho cả trăm ngàn người Do Thái. Tôi cũng chia sẻ niềm hy vọng với sử gia Michael Marrus trong việc muốn ‘thấy cuộc tranh luận về Đức Piô XII được bình thường hóa’, nhưng phải được thực hiện một cac1h khách quan, chân thành và chính đáng”.

 

TOP

 

Mật Hàm của Tòa Thánh cho thấy Việc Giáo Hội Chống Lại Chế Độ Nazi

Theo Màn Điện Toán Zenit ngày 15/11/2002 cho biết, trước khi Tòa Thánh quyết định mở mật hàm cho công chúng được tự do tham khảo thì, từ Tháng hai, màn điện toán này đã thấy được những văn liệu chứng tỏ Tòa Thánh tỏ ra chống lại chế độ Nazi cùng với những cuộc bắt bớ Giáo Hội phải chịu trong thời Hitler. Những văn liệu này hoàn toàn liên quan đến những liên hệ giữa Tòa Thánh Vatican và Nước Đức trong khoảng thời gian 1922-1939 dưới giáo triều Đức Piô XI. Những văn liệu này ở hai công hàm: Mật Hàm Tòa Thánh Vatican (The Vatican Secret Archive) và Công Hàm Quốc Vụ Khanh Vatican (The Archive of the Vatican State Secretariat).

Các văn liệu này hầu hết chứa đựng những điều hướng dẫn và thư từ giữa Tòa Thánh Vatican, Tòa Khâm Sứ và Các Giám Mục Đức. Trong việc mở công hàm cho công chúng tham khảo, Tòa Thánh Vatican cũng sẽ cho phổ biến 6CD chứa đựng những văn kiện và tên tuổi của những người đã được Giáo Hội Công Giáo giúp giữa năm 1939 và 1946, thành quả nghiên cực do Văn Phòng Tín Liệu của Tòa Thánh Vatican (the Vatican Bureau of Information), một văn phòng được Đức Piô XII thiết lập vào tháng 9/1939 với mục đích để cứu vãn và giúp đỡ những nạn nhân của chiến tranh. Màn điện toán Zenit đã thấy bản tường trình của Tòa Thánh Vatican năm 1948, với những dữ kiện thống kê và chứng từ về công việc do văn phòng này thực hiện.

Văn phòng này đã nhận được 9.891.487 lời yêu cầu từ các cá nhân tìm tin tức về những người bị mất và đã tìm được ít là 36.877 người. Có 16 mục tìm kiếm, khó nhất là những người bị tù đầy và những người Do Thái bị bách hại. Một người thợ may ở Boston Hoa Kỳ tên Jacob Freedman đã làm chứng cho việc làm hiệu nghiệm của văn phòng này. Theo Cuốn Niên Ký Do Thái Canada, thì câu truyện về ông này từ ngày 26/1/1940 khi ông lo lắng về số phận của người em gái và đứa cháu trai của ông đang sống ở Balan bấy giờ bị Nazi xâm chiếm. Ông ta đã viết cho Bộ Nội Vụ Hoa Kỳ và Hội Hồng Thập Tự nhưng không bên nào giúp được gì cho ông. Thế rồi ông viết cho Đức Giáo Hoàng Piô XII. Mấy tháng sau, ĐHY Luigi Maglione, Vị Đại Chưởng Ấn Viện Khảo Cổ Kitô Giáo của Tòa Thánh nói với ông này rằng những người nhà của ông vẫn an toàn và mạnh khỏe ở Warsaw. Theo Cuốn Niên Ký Do Thái Canada, ông Freedman đã viết: “Tôi không diễn tả hết những gì tôi cảm thấy. Tôi lấy làm cảm kích là quí vị đã chú ý tới trường hợp của tôi trong số tất cả mọi vấn đề quan trọng quí vị cần phải quan tâm”. Ông còn thú nhận rằng đó là “một điều hay nhất, tuyệt nhất và đẹp nhất đã xẩy đến cho tôi”.

TOP



Bênh Vực ĐTC Piô XII bằng bộ tài liệu hình ảnh

Trong mấy năm vừa qua, ĐTC Piô XII đột nhiên đã trở thành mục tiêu tấn công của một số tác giả và ký giả chủ trương Ngài đã không can thiệp vào việc cứu dân Do Thái khỏi bị Hitler tru diệt trong thời Thế Chiến Thứ Hai. Trong số những sách vở và bài viết bênh vực ĐTC, theo Màn Điện Toán Zenit ngày 26/8/2002, mới đây có bộ tài liệu hình ảnh về ĐTC Piô XII của nữ tu Margherita Marchione, tác giả của hơn 40 tác phẩm. Bộ tài liệu hình ảnh này là cuốn sách mang tựa đề “Vị Mục Tử của Các Linh Hồn: Hình Ảnh về Đời Sống của Đức Piô XII”, một tác phẩm được Vatican Press xuất bản ở Ý và Hoa Kỳ. Tác giả là một giáo sư về hưu dạy văn chương Ý tại Viện Đại Học Fairleigh Dickinson. Tác giả đã nói chuyện với Màn Điện Toán Zenit về “sứ vụ cần phải đề cao sự thật về Đức Giáo Hoàng Piô XII”.

Vấn: Tại sao sơ thực hiện cuốn hình ảnh về Đức Piô XII?

Đáp: Tôi đã có ý tưởng xuất bản một cuốn sách hình ảnh để chống lại những tư tưởng lầm lạc và bất chính về Đức Piô XII. Hơn nữa, tôi muốn dân chúng hiểu rằng một số cây viết sai lầm khi cho rằng vị Giáo Hoàng này chỉ tìm cách cứu những người Do Thái trở lại thôi, hay cho rằng không có văn liệu về những gì Ngài chỉ thị cho các vị bề trên đan viện và nữ tu viện mở cửa tiếp các người Do Thái, cũng như cho rằng vị Giáo Hoàng này chỉ muốn bảo vệ những thiện ích của Giáo Hội Công Giáo mà thôi.

Với cuốn sách này, độc giả sẽ có dịp nhận ra những ân huệ riêng được Đức Piô trao tặng cho Giáo Hội cũng như cho nhân loại. Để cảm phục và nhìn nhận con người và thánh đức của Ngài, chỉ cần đọc những lời kể ngắn gọn trong cuốn sách này, cuốn sách chứa đựng những văn kiện công khai được ấn hành để chứng thực cho việc ngài hết sức dấn thân cứu giúp thành phần nghèo khó, bệnh nạn và khổ đau, nhất là cho tất cả mọi người chịu khổ trong thời gian chiến tranh.

Vấn: Những hình ảnh trong cuốn sách này cho thấy một Giáo Hoàng Eugenio Pacelli hoàn toàn khác hẳn với vị giáo hoàng được một số sách vở phác tả ra. Ngài là một vị Giáo Hoàng vui vẻ và , bình dân, hết sức để ý đến dân chúng. Trong cuốn phim “Amen” mới đây của hãng Constantin Costa-Garvas, vị Giáo Hoàng này tỏ ra hết sức lạnh lùng, xa cách, đóng kín.

Đáp: Để phủ nhận những gì một số truyền thông nói đến, chỉ cần đọc lời diễn tả của Đức Hồng Y Richard Cushing ở Boston cũng đủ: “Thần học gia, giáo luật gia, học giả, ngữ học viên, nhà chính khách, nhà ngoại giao: Đức Piô XII đóng tất cả những vai trò này. Ngài đã được người ta ca tụng về tất cả những điều này, thế nhưng, trên hết, Ngài là một vị mục tử dấn thân cho đoàn chiên các linh hồn, cho thành phần nghèo khổ trong Giáo Hội, cũng như cho vinh quang Thiên Chúa.

Vấn: Sơ đã từng nghiên cứu về Giáo Hoàng Pacelli nhiều năm. Vậy sơ nghĩ sao về ngài?

Đáp: Tôi đã bắt đầu việc nghiên cứu này vào năm 1995, khi tôi biết rằng hội dòng Congregation of Religious Teachers Filippini của tôi đã cứu 114 người Do Thái ở Rôma. Tôi tin rằng Đức Giáo Hoàng Pacelli là một vị thánh. Khi ngài chết, Cha Piô Năm Dấu, trong một thị kiến, đã thấy ngài về trời rồi. Tôi đã đề cập đến điều này ở Ghi Nhận 36 trong ấn bản Tiếng Anh của cuốn sách.

Vấn: Tuy nhiên, ĐGH Pacelli vẫn là đề tài tranh biện? Tại sao?

Đáp: Sở dĩ có tranh luận là vì những lời của ngài được hiểu khác đi, bởi không nghiên cứu những nguyên bản văn kiện.

Vấn: Theo ý nghĩ của sơ thì vai trò của Đức Piô XII trong Thế Chiến Thư Hai như thế nào?

Đáp: Để bênh chữa cho những lỗi lầm của các vị lãnh đạo khác cũng như của chính những nhà lãnh đạo Do Thái, thành phần làm rất ít để giúp đỡ những nạn nhân, Đức Piô XII đã trở thành một con vật tế thần thực sự của Thiêu Chủng Do Thái. Nói chung, những nhà sử học ý thức nhất cho rằng tình trạng thảm bại và thiếu thành công này cũng không làm giảm suy công nghiệp của Đức Piô XII.

Tôi đồng ý với Rabbi Lapide, người đã viết: “Không thể nào chữa lành bệnh tật của một khối văn minh cũng như không thể nào chấp nhận cuộc tấn công kinh hoàng của một Hitler điên cuồng, Vị Giáo Hoàng này, không giống như rất nhiều người nắm quyền hành trong tay, đã cố gắng xoa dịu, giảm bớt, chữa chạy, lên tiếng, kêu gọi, cứu vớt hết sức có thể”. Ngoài ra, chúng ta cần phải nhớ rằng không có một vị Giáo Hoàng nào đã từng nhận được quá nhiều những lời bày tỏ cảm tạ tri ân và lòng cảm mến từ cộng đồng Do Thái hoàn vũ như Đức Piô XII.

Chúng tôi muốn nhắc lại những lời của chính Đức Piô XII nói vào ngày 13/6/1943 như sau: “Giáo Hội không sợ ánh sáng của sự thật, dù liên quan đến quá khứ, hiện tại hay tương lai”. Những lời này có thể nghe từ một chương trình phát thanh của Đài Phát Thanh Vatican mà tôi đang có đây.

 

TOP