ĐTC với tân lãnh sự các nước

2004

ĐTC GPII với vị tân lãnh sự nước Thái Lan về vấn đề “Đời sống gia đình làm nên trật tự về xã hội và đạo lý của Hoạt Động Con Người”

ĐTC GPII với vị tân lãnh sự nước Norway về “tình trạng nhật thực về cảm quan ý thức Thiên Chúa đang bao trùm bóng tối của mình …”

ĐTC GPII với vị tân lãnh sự nước Tân Kanya về vấn đề “Gia đình đóng vai trò chính yếu nơi các văn hóa của Phi Châu

ĐTC GPII với vị tân lãnh sự nước Malawi về việc “theo đuổi việc phát triển nhân bản chân thực”

ĐTC GPII với vị Tân Lãnh Sự Iraq về Quyền Tự Do Tôn Giáo

ĐTC GPII với Vị Tân Lãnh Sự Iran về Quyền Tự Do Tôn Giáo và Việc Chống Khủng Bố

ĐTC GPII với vị tân lãnh sự Bồ Đào Nha về việc nhân bản hóa vấn đề toàn cầu hóa

ĐTC GPII với vị tân lãnh sự Ai Cập về việc kiến tạo một thứ văn hóa hòa bình, vai trò của tôn giáo trong lãnh vực này và vấn đề đối thoại liên tôn.

ĐTC GPII với Tân Lãnh Sự Ái Nhĩ Lan về “Mối Nguy Hiểm của một Thứ Nghèo Khốn Thiêng Liêng”.

ĐTC GPII với vị tân lãnh sự Guatemala về vấn đề tôn trọng sự sống là cổ võ hòa bình và tiến bộ

ĐTC với vị tân lãnh sự Tây Ban Nha về mối liên hệ giữa Tây Ban Nha với Tòa Thánh và về vấn đề bảo đệ đời sống hôn nhân gia đình
ĐTC với Tân Lãnh Sự Ukraine về Vai Trò Ukraine Làm Chiếc Cầu Nối Giữa Các Dân Tộc Và Các Nền Văn Hóa

ĐTC GPII với tân lãnh sự Phi Luật Tân về vấn đề bần cùng, án tử, bạo lực và bầu cử

ĐTC với vị tân lãnh sự Managua về cuộc chiến chống tình trạng cực bần cùng ở Nicaragua

ĐTC GPII với vị tân lãnh sự Bosnia-Herzegovina về vấn đề tôn trọng Thành Phần Thiểu Số

ĐTC GPII với vị tân lãnh sự Á Căn Đình về việc xây dựng một xã hội an bình, hiệp nhất và hòa giải

ĐTC GPII với tân lãnh sự Mễ Tây Cơ về vấn đề chính phủ phải bảo đảm quyền tự do tôn giáo

ĐTC GPII với tân lãnh sự Thổ Nhĩ Kỳ về mối liên hệ giữa Giáo Hội và Quốc Gia và về Liên Hiệp Quốc

ĐTC GPII với vị tân lãnh sự Đài Loan về vai trò của truyền thống tôn giáo và văn hóa trong xã hội

ĐTC với tân lãnh sự Nam Dương về việc đối đầu với nạn khủng bố quốc tế

ĐTC GPII với vị tân lãnh sự Ý về căn tính Kitô giáo của Âu Châu

 

 

ĐTC GPII với vị tân lãnh sự nước Thái Lan về vấn đề “Đời sống gia đình làm nên trật tự về xã hội và đạo lý của Hoạt Động Con Người”


Hôm Thứ Năm16/12/2004, ĐTC GPII đã tiếp vị tân lãnh sự nước Thái Lan là Pradap Pibulsonggram khi ông trình ủy nhiệm thư hành sự. Sau đây là nguyên văn bài diễn từ của Ngài ngỏ cùng vị tân lãnh sự.


Thưa Ông Lãnh Sự,


Tôi hân hoan đón mừng ông đến với Vatican và chấp nhận Ủy Nhiệm Thư chỉ định ông làm Lãnh Sự của Vương Quốc Thái Lan tại Tòa Thánh này. Tôi cám ơn những lời chào ưu ái được Vua Bhumibol Adulyadej gửi đến tôi qua ông, và tôi xin ông chuyển đến vua lời nguyện cầu của tôi cho xứ sở và nhân dân của ông. Những mối liên hệ lâu dài giữa Vương Quốc Thái Lan và Tòa Thánh này bắt nguồn từ thế kỷ 17, khi Đại Vương Narai và Đức Giáo Hoàng Innocent XI bắt đầu thực hiện mối liên hệ thân ái và hữu nghị. Thật vậy, việc liên hệ này vẫn là những gì làm cho đôi bên đều cảm thấy hãnh diện.


Thái Lan tiếp tục một cách đáng khen ngợi việc vun trồng một bầu không khi khoan nhượng về tôn giáo và việc sống chung thuận hòa nơi đồng bào của mình. Thật thế, truyền thống cao quí làm cho các tín đồ thuộc những niềm tin khác nhau chúng sống thuận hòa với nhau ấy là một trong những nền tảng của xứ sở ông. Những mẫu gương về vấn đề này được thấy chẳng những nơi vai trò của Hoàng Vương với tư cách là người bảo vệ các thứ giá trị về luân lý và tôn giáo của quốc gia, mà còn nơi cả việc bảo đảm của hiến pháp về quyền lợi được hoàn toàn bày tỏ về tôn giáo cũng như được hoàn toàn tự do về tôn giáo. Tuy nhiên, đáng tiếc thay, ngay cả nơi những xã hội khoan nhượng nhất đi nữa, vẫn có thể xẩy ra những thách đố về những mối liên hệ thuận hòa nơi dân chúng. Về vấn đề này, tôi bảo đảm với ông Lãnh Sự rằng Giáo Hội Công Giáo đã có một kinh nghiệm đáng kể trong lãnh vực quan hệ liên tôn, và bao giờ cũng sẵn sàng góp phần vào việc nuôi dưỡng và làm cho dễ dàng việc đối thoại với nhau để giải quyết những vấn đề nhỡ có xẩy ra.


Một trong những đường lối chính yếu Giáo Hội tỏ ra nâng đỡ xã hội dân sự trong việc phát triển sự tôn trọng và thông cảm giữa các nhóm khác nhau đó là bằng việc Giáo Hội này dấn thân thực hiện việc giáo dục. Việc hướng dẫn thích hợp là những gì giúp cho dân chúng có thể có được kiến thức cần thiết để trở thành những phần tử hết sức góp phần xây dựng xã hội, cổ võ tình đoàn kết và việc tôn trọng là những gì liên kết cá nhân con người, gia đình, các dân tộc và các quốc gia lại với nhau. Nhân loại mong mỏi sống thuận hòa và yên hàn, niềm ước mong này có thể được nên trọn chỉ bằng việc tham dự một cách tích cực và khôn ngoan của tất cả mọi thành phần trong đời sống xã hội. Việc giáo dục sâu xa vào những giá trị đích thực là then chốt cho tương lai, là tâm điểm của việc truyền đạt thích hợp và là đường lối dẫn đến việc phát triển thực sự.


Trong những lời nhận định của ông Lãnh Sự, ông đã đề cập đến việc Vua Bhumibl Adulyadej nhìn nhận rằng dân chúng Thái Lan cần phải cống hiến cho nhau việc nâng đỡ lẫn nhau. Triết lý của vua trong việc cải cách nền kinh tế là những gì cho thấy rõ điều ấy, vì nó tìm cách giúp những người sống ở mức kinh tế thấp nhất bằng việc cung cấp phương tiện cho các nguồn tài nguyên và kỹ thuật địa phương. Tôi xin quốc gia của ông hãy tiếp tục hỗ trợ những ai nghèo túng nhất để họ có thể đạt tới mức độ tự lập mưu sinh đầy đủ về kinh tế là những gì họ có quyền đòi hỏi như vậy. Một trong những đường lối hiệu nghiệm nhất để bảo đảm được điều này đó là bằng việc bảo toàn đời sống gia đình. Thật vậy, đời sống gia đình là những gì làm nên chiều kích về xã hội và đạo lý nơi việc làm của con người, và là nguồn mạch thực sự của việc tiến bộ về kinh tế đích thật (cf. Encyclical Letter "Laborem Exercens," 10). Ở Á Châu, theo truyền thống, gia đình vẫn được tôn trọng rất nhiều, được coi chẳng những như là tâm điểm của các mối giao hệ liên ngôi vị mà còn là nơi an toàn về kinh tế đối với các phần tử của gia đình nữa. “Gia đình, do đó, cần phải được thực sự coi như là một tác nhân thiết yếu của đời sống kinh tế, một đời sống kinh tế không bị chi phối bởi ý hệ thị trường mà bởi cái lý lẽ chia sẻ và đoàn kết nơi các thế hệ” (Compendium of the Social Doctrine of the Church, 248). Tôi hy vọng rằng Chính Phủ của ông sẽ nuôi dưỡng một sự tôn trọng hơn nữa đối với vai trò quan trọng của gia đình, một sự tôn trọng khiến cho giới trẻ thâm tín được rằng sự giầu thịnh về vật chất và việc chiếm hữu mau chóng về kinh tế không thể nào thay thế được mối liên hệ yêu thương nơi “xã hội tại gia”.


Ông Lãnh Sự đã nói đến vai trò quan trọng của Thái Lan ở lãnh vực chính trị trong vùng cũng như trên toàn cầu. Việc gia tăng ảnh hưởng quốc gia của ông trong cộng đồng quốc tế là dấu hiệu rõ ràng cho thấy những gì nó thành đạt nơi vận trường xã hội và chính trị. Tôi nguyện cầu để thẩm quyền dân sự này tiếp tục chủ động tham dự vào việc tìm kiếm những giải pháp cho những vấn đề trầm trọng trên toàn cầu ngày nay. Xin ông hãy tin rằng Giáo Hội vẫn quyết tâm hỗ trợ trong vấn đề thách đố ấy, bằng việc cổ võ vấn đề tôn trọng lề luật quốc tế, nhất là bằng việc khuyến khích cộng đồng quốc tế hãy tiếp tục tìm kiếm những đường lối đa phương là những gì sẽ dẫn đến việc giải quyết vấn đề xung khắc một cách ôn hòa cũng như đến việc cứu trợ nhân đạo một cách rộng lớn hơn nữa.


Thưa ông Lãnh Sự, tôi xin cầu chúc ông được những gì tốt đẹp nhất khi ông bắt đầu sứ vụ của ông, và xin ông an tâm vì các văn phòng của Tòa Thánh này luôn sẵn sàng giúp đỡ ông hành sự. Tôi xin muôn vàn phúc lành thần linh đổ xuống trên ông và nhân dân yêu dấu thuộc Vương Quốc Thái Lan.



Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 19/12/2004 (những chỗ in đậm là do người dịch muốn nhấn mạnh đến những xác tín và nhận định quan trọng của vấn đề)
 

top

 

 

ĐTC GPII với vị tân lãnh sự nước Norway về “tình trạng nhật thực về cảm quan ý thức Thiên Chúa đang bao trùm bóng tối của mình …”


Hôm 16/12/2004, ĐTC GPII đã tiếp vị tân lãnh sự nước Norway là Lars Petter Forberg khi ông trình ủy nhiệm thư hành sự. Sau đây là nguyên văn bài diễn từ của Ngài ngỏ cùng vị tân lãnh sự.


Thưa ông Lãnh Sự,


Tôi hân hoan đón chào ông hôm nay và chấp nhận ủy nhiệm thư bổ nhiệm ông làm Lãnh Sự của Vương Quốc Norway tại Tòa Thánh đây. Mặc dù việc tôi đến thăm xứ sở của ông xẩy ra mấy năm trước đây, tôi vẫn bồi hồi nhớ lại những gì nồng hậu và hiếu khách tôi đã nhận được ở đó. Tôi cám ơn ông về những lời chào chúc thân thương từ Vua Harald V cũng như từ Thủ Tướng Bondevik qua ông chuyển đến tôi. Tôi xin ông cũng hãy chuyển đến hoàng gia này, chính quyền cùng toàn thể nhân dân Norway những lời chúc tốt đẹp của tôi và lời tôi hứa nguyện cầu cho niềm phúc hạnh của quốc gia này.


Việc kiên trì dấn thân bênh vực phẩm vị của con người nắm vai trò chính yếu trong sinh hoạt ngoại giao của Tòa Thánh đây. Việc cổ võ nhân quyền, công bình và tình đoàn kết xã hội này, xuất phát từ việc nhìn nhận nguồn gốc chúng của tất cả mọi sự sống và hướng đến định mệnh chung của tất cả mọi con người nam nữ. Nơi quan điểm bao rộng này, chiều kích siêu việt của nhân loại được sáng tỏ, một chiều kích ngược lại với cái phân mảnh và chủ trương duy thế tục về xã hội là những gì đang thảm thương chi phối ở nhiều xã hội ngày nay, và là một chiều kích đang góp phần xây dựng một nền tảng vững chắc cho tình trạng đoàn kết và hòa hợp trong thế giới chúng ta đây.


Trong cộng đồng quốc tế, Norway từ lâu vẫn được kính trọng về việc quảng đại góp phần phát triển các quốc gia. Những thể hiện cụ thể của việc làm này được thấy, chẳng hạn, nơi việc người Norway tham dự vào những công tác bảo trì hòa bình, giúp đỡ những dự án cứu trợ, sẵn sàng chống lại việc buôn bán vũ khí, cũng như đấu tranh cho việc phát triển khả thủ và việc bảo vệ môi sinh. Những hành động đoàn kết ấy cho thấy một ước muốn kiên trì trong vấn đề cổ võ công ích, và ở tầm mức đáng kể nhất của những việc ấy, giúp gợi lên việc nhìn nhận bản chất thiết yếu của sự sống con người như là một tặng ân và nhìn nhận thế giới của chúng ta đây như là một gia đình của những con người. Thật vậy, những hành động đoàn kết chân thực không phải chỉ là những cử chỉ có một ý định tốt lành đơn phương vậy thôi. Chúng là những gì tỏ ra tán thành với dự án phổ quát của Thiên Chúa đối với loài người, và theo quan điểm ấy, chúng là những gì giải quyết các thánh đố phức tạp về công lý, tự do của các dân tộc và hòa bình.


Thưa ông Lãnh Sự, như ông đã nhận định xác đáng là Kitô giáo đã từng có một tầm vóc quan trọng nơi lịch sử nước Norway. Nó cũng phải tiếp tục là như thế trong hiện tại cũng như trong tương lai. Qua việc viếng thăm mục vụ của tôi ở xứ sở của ông, tôi đã đến như một người hành hương muốn tôn kính đời sống của các vị Thánh Olav cũng như các vị đại Thánh Bắc phương khác, những vị có những tấm gương vẫn còn nói cho ngày nay biết về những sự thật và giá trị nền tảng đã từng hình thành nên văn hóa của Norway qua cả hơn ngàn năm. Những nguyên tắc hướng dẫn này vẫn còn quan trọng đối với xã hội hiện đại, vì chúng cho thấy “chiều kích sâu xa nhất của con người” và mang lại “ý nghĩa cho cuộc sống của họ trên thế giới này” (cf. "Redemptor Hominis," 10). Thật vậy, như được thấy nơi những cách thức phi thường ở chứng từ các Thánh Nhân, những giá trị nằm ở tâm điểm của Châu Âu Kitô Giáo này là những gì kêu gọi tất cả mọi con người nam nữ “hãy tiến bước về một sự thật làm họ siêu việt” ("Fides et Ratio," 5), nhờ đó, sự thiện được chủ trị và Thiên Chúa được tôn vinh. Khi cá nhân con người không còn nhìn thấy được mục tiêu này nữa, một mục tiêu là bảo đảm duy nhất của họ về tự do và hạnh phúc, họ bị vướng mắc vào những thứ ý hệ suy yếu, rồi không còn hướng mắt lên cao tới mục đích của đời sống nữa.


Về vấn đề này, người ta không thể không nhận thấy rằng tình trạng nhật thực về cảm quan ý thức Thiên Chúa đang bao trùm bóng tối của mình chẳng những trên xứ sở của ông mà còn trên những miền đất Bắc Âu khác nữa. Trong cái tiến trình bất ổn của việc trần thế hóa này, như tôi đã nhận định ở nhiều dịp, thì hôn nhân và gia đình đang bị cực lực đe dọa. Đó là lý do tôi tiếp tục kêu gọi cả các vị lãnh đạo tôn giáo lẫn dân sự hãy chống đỡ cơ cấu hôn nhân linh thánh, như chính Thiên Chúa muốn việc Ngài tạo dựng, cùng với đời sống gia đình vững chắc của nó. Sự thật về tính dục của con người được sáng tỏ nơi vẻ đẹp của tình yêu hôn nhân vợ chồng như là một tặng ân đặc thù của bản thân chỉ giành cho nhau, cũng như được sáng tỏ trong việc họ chấp nhận lẫn nhau tặng ân tuyệt vời làm cho họ trở thành những cộng tác viên với Thiên Chúa trong việc ban tặng sự sống cho con người mới (cf. "Familiaris Consortio," 14). Những thứ méo mó về trần tục và thực dụng nơi thực tại của hôn nhân không bao giờ có thể cân bằng với cái rạng ngời của một giao ước trọn đời, một giao ước phát xuất từ việc quảng đại trao tặng bản thân cũng như từ tình yêu vô điều kiện, và những thứ méo mó ấy sẽ chỉ làm thiệt hại cho nền tảng của những khát vọng quốc gia mong muốn mà thôi.


Ngay từ đầu giáo triều của mình, tôi đã quyết tâm đặt vấn đề đại kết là việc ưu tiên nơi quan tâm và hoạt động mục vụ của mình. Việc nhận thức về lịch sử chung của các Kitô hữu là những gì nuôi dưỡng tình huynh đệ và việc đối thoại, và là những gì liên kết chứng từ Kitô giáo cho việc mở mang vương quốc Thiên Chúa giữa chúng ta (cf. "Ut Unum Sint," 41). Để đạt được mục đích ấy, tôi xin tất cả mọi vị lãnh đạo tôn giáo thuộc xứ sở của ông hãy kiên trì tiến bước trên con đường hiệp nhất Kitô giáo. Có thế, họ mới giúp cho tất cả mọi người dân Norway ý thức được về gia sản phong phú trên ngàn năm đức tin Kitô giáo của mình là: trong Chúa Kitô, tất cả mọi dân tộc, thành phần quốc dân, di dân hay ngoại quốc, đều là anh chị em với nhau, và những cử chỉ đoàn kết của chúng ta đối với họ trở thành những hành động yêu thương và trung thành với Chúa Kitô, Đấng đã đến cho tất cả mọi người được sự sống và là một sự sống dồi dào (cf. Jn 10:10).

 

Bằng những lời khích lệ ấy tôi bảo đảm với ông rằng Giáo Hội Công Giáo sẽ tiếp tục hoạt động cho việc thăng tiến về tâm linh cũng như cho việc phát triển về xã hội của nhân dân Norway. Qua chứng từ bác ái của mình, Giáo Hội tiến đến với tất cả mọi con người nam nữ, bất kể chủng tộc hay tôn giáo, giúp dễ dàng hóa việc phát triển một thứ “văn hóa kết đoàn” và phục hồi sự sống cho các giá trị đại đồng của việc con người cùng chung sống (cf. "Ecclesia in Europa," 85).


Thưa ông Lãnh Sự, tôi tin tưởng rằng sứ vụ ông bắt đầu hôm nay đây sẽ giúp vào việc củng cố những mối liên kết thân tình về hiểu biết và hợp tác giữa nước Norway và Tòa Thánh đây. Khi ông bắt đầu thi hành những trách nhiệm mới của ông, ông hãy yên tâm về việc sẵn sàng hỗ trợ của các văn phòng khác nhau ở Tòa Thánh Rôma để giúp ông chu toàn nhiệm vụ. Tôi xin Thiên Chúa Toàn Năng đổ tràn phúc lành xuống trên ông, gia đình ông và đồng bào của ông.



Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 17/12/2004 (những chỗ in đậm là do người dịch muốn nhấn mạnh đến những xác tín và nhận định quan trọng của vấn đề)
 

 

top

 

 

ĐTC GPII với vị tân lãnh sự nước Tân Kanya về vấn đề “Gia đình đóng vai trò chính yếu nơi các văn hóa của Phi Châu


Hôm 16/12/2004, ĐTC GPII đã tiếp vị tân lãnh sự nước Tân Kanya là Raychelle Awuor Omamo khi ông trình ủy nhiệm thư hành sự. Sau đây là nguyên văn bài diễn từ của Ngài ngỏ cùng vị tân lãnh sự.


Thưa Ông Lãnh Sự,


Tôi hân hoan thân ái chào đón ông hôm nay đây khi chấp nhận Ủy Nhiệm Thư bổ nhiệmn ông làm Lãnh Sự của nước Kenya tại Tòa Thánh này. Mặc dù các cuộc viếng thăm của tôi đến xứ sở của ông xẩy ra mấy năm trước đây song chúng vẫn còn ghi khắc trong tâm trí tôi như là những biến cố hết sức vui mừng. Tôi cám ơn ông về những lời chào mừng từ Tổng Thống Kibaki, từ Chính Phủ của ông cũng như từ tất cả mọi người công dân nước Kenya chuyển tới tôi qua ông. Xin chuyển đến họ những lời chúc tốt đẹp nhất của tôi và tôi sẽ cầu nguyện cho cuộc phúc hạnh của đất nước này.


Khi tới Nairobi năm 1995, tôi nhận thấy rằng quốc gia của ông và thật sự là cả địa lục Phi Châu nằm ở ngay một giao điểm (cf. Arrival Speech, Nairobi, 18 September 1995). Các dân tộc của châu lục này cũng như các nhà lãnh đạo của các dân tộc ấy đã được kêu gọi để thực hiện tất cả những gì khôn ngoan của mình trong công việc khó khăn và khẩn trương để cổ võ các chính phủ dân chủ cũng như việc phát triển khéo léo về kinh tế như là những yếu tố thiết yếu để xây dựng một xã hội chân chính. “Những ngọn gió đổi thay” đang thôi thúc nỗi ước muốn chung vẫn không giảm bớt; chúng thực sự qui tụ được sức mạnh nơi quần chúng đang đòi phải có những hoạt động cụ thể liên tục hơn để làm sao bảo đảm được tình trạng phát triển của một đời sống dân sự được đánh dấu bằng sự tôn trọng, công bằng và toàn vẹn (cf. "Ecclesia in Africa," 44).


Kenya, giờ đây nó thể nói rằng, đã bắt đầu tiến bước trên con đường chân lý và hòa bình. Trước bối cảnh thường nhiễu loạn của các thảm cảnh của nhân loại tiếp tục hành hạ địa lục Phi Châu và các miền khác, quốc gia của ông đã đóng vai trò dẫn đầu trong việc phát động những hoạt động hòa bình và tình trạng vững chắc của xã hội. Về vấn đề này, cuộc họp của Hội Đồng Bảo An LHQ mới đây diễn ra tại thủ đô của nước ông đã khiến cho truyền thông thế giới chú trọng rất nhiều, và đáng được ca tụng về việc đóng góp đáng kể của quốc gia này vào những sứ vụ và dự án bảo trì hòa bình đặc biệt ở Sudan và Somalia. Những việc dấn thân thực hiện này, cũng như việc mang lại xoa dịu cấp thời cho những dân tộc đau thường lâu dài bị ảnh hưởng trực tiếp bởi xung đột, cũng sẽ gợi lên nơi các quốc gia lân bang của ông một cảm quan sâu xa hơn về trách nhiệm chung đối với vấn đề bênh vực và cổ võ các thứ nhân quyền căn bản của các dân tộc thuộc vùng đất của ông. Khi xẩy ra tình trạng lưỡng lự nơi cộng đồng quốc tế về trách nhiệm phải tôn trọng và áp dụng quyền làm người (cf. Message for the 2003 World Day of Peace, 5), thì kéo theo cảnh cùng cực như xẩy ra rất hiển nhiên hiện nay ở Darfur.


Ngoài việc quốc gia cần phải tỏ ra sẵn lòng tham phần vào các hiệp định và hòa ước cổ võ các mối liên hệ quốc tế, việc phát triển đích thực cũng đòi phải gắn bó với một dự án lành mạnh về sự tiến bộ thực sự của quốc gia nữa. Thật vậy, “mối liên hệ bất khả đổ vỡ giữa công cuộc hòa bình và việc tôn trọng chân lý” (ibid. 8) cho thấy rằng vấn đề thành công của việc một chính quyền tham dự vào các tiến trình hòa bình hải ngoại phần lớn lệ thuộc vào mức độ chân thành và liêm chính được chính quyền này tỏ ra trong nước. Về vấn đề này việc quyết tâm của Tổng Thống Kibaki trong việc nhổ tận gốc nạn tham nhũng là những gì chà đạp tinh thần của một quốc gia, cần phải được hoan hô, và cần đến sự tích cực ủng hộ của tất cả mọi chính trị gia, các vị lãnh đạo và công chức dân sự để công ích được triển nở. Vẫn biết còn nhiều điều cần phải đạt tới nhưng những gì đã đạt thành ở Kenya đã hiển nhiên cho thấy được niềm hy vọng. Những nỗ lực gay go hơn nữa trong việc bảo đảm một guồng máy tư pháp vô tư cũng như trong việc bảo đảm tình trạng an ninh bằng qui tắc của lề luật và trật tự là những gì cần thiết và sẽ giúp nhiều cho tinh thần lạc quan nơi nhân dân của ông cùng thu hút được một loại đầu tư cần thiết để tạo nên những cơ hội có công ăn việc làm, những cơ hội cống hiến một tương lai sáng lạn hơn cho tất cả mọi người, đặc biệt là cho giới trẻ.


Gia đình đóng vai trò chính yếu nơi các văn hóa của Phi Châu. Đây là một kho tàng cần phải được bảo trì và không bao giờ được lơ là, vì tương lai của nhân dân ông cũng như tương lai của thế giới đều đi qua ngả gia đình (cf. "Familiaris Consortio," 86). Bởi thế, các vị lãnh đạo dân sự và tôn giáo rất cần phải cùng nhau hoạt động để bảo đảm là cơ cấu linh thánh hôn nhân này, cùng với đời sống gia đình ổn định, là những gì được công nhận và nâng đỡ. Tình trạng đổ vỡ trong đời sống gia đình bao giờ cũng là nguồn gốc sinh ra những vấn đề khó chữa trị, những vấn đề ngoài việc làm cho nhiều cá nhân con người bị đau thương khôn xiết, còn làm suy yếu chính cơ cấu của xã hội cùng với phương tiện của nó cho vấn đề phát triển một cách an toàn.


Nhân dân Kenya, mặc dù vẫn tin tưởng về tương lai, song vẫn đang chịu khổ sở vì một vài vấn đề xã hội gay go. Những vấn đề giải quyết không thể chỉ được giới hạn vào việc loại trừ đi những khốn khó, trái lại, đòi phải can đảm chấp nhận một con đường sống trung thành với dự án của Thiên Chúa đối với tất cả mọi con người nam nữ. Về vấn đề này, tôi hết sức quan tâm tới những phương thức hiện nay đang được tranh cãi ở xứ sở của ông để làm sao cho dễ dàng hóa vấn đề phá thai. Ngoài việc phạm đến chính phẩm giá của sự sống, việc phá thai bao giờ cũng gây ra tình trạng đớn đau về cảm xúc lẫn tâm lý cho người mẹ, một con người thường là nạn nhân của những hoàn cảnh ngang trái với những niềm hy vọng và ước muốn sâu xa của mình.


Cũng thế, về vấn đề thảm trạng của hội chứng liệt kháng mà toàn thể gia đình nhân loại hiện đang phải đương đầu, thì cần phải nhớ rằng vấn đề chính yếu ở đây là vấn đề tác hành. Những thứ phương trị được đề ra một là coi thường hai là loại trừ đi cái nền tảng chân thực duy nhất về sức khỏe và hạnh phúc nơi vấn đề này, như việc thủy chung chăn gối trong đời sống hôn nhân và chế dục ngoài hôn nhân, là những gì có thể làm gia tăng thay vì giải quyết thảm trạng này, và thực sự có thể hiểu được rằng chúng như là những hình thức mới của chế độ thực dân. Bởi thế, tôi kêu gọi cộng đồng Kitô hữu ở Kenya hãy kiên trì làm chứng cho mối hiệp thông thân mật của sự sống và yêu thương làm nên gia đình này, hãy mang lại niềm vui cho các cộng đồng, và hãy cung cấp nền tảng xây dựng những khát vọng của một dân nước.


Về phần mình, Giáo Hội Công Giáo ở Kenya sẽ tiếp tục hỗ trợ các gia đình bao nhiêu có thể, bằng việc hoạt động như là một đồng minh trong vấn đề theo đuổi hòa bình, bền vững và thịnh vượng. Qua nhiều học đường của mình, qua các cơ quan chăm sóc sức khỏe, cũng như qua các chương trình phát triển cộng đồng, Giáo Hội ở đây đã góp phần thật nhiều để bảo đảm một tương lai tốt đẹp hơn cho xứ sở này. Trong việc phục vụ như thế, Giáo Hội không mong được quyền lực hay đặc ân mà chỉ mong được tự do để bày tỏ đức tin và đức mến của mình nơi những công việc thiện hảo, công lý và hòa bình.


Thưa ông Lãnh Sự, khi ông gia nhập cộng đồng ngoại giao làm việc tại Tòa Thánh này, tôi xin ông biết rằng các văn phòng khác nhau của Tòa Thánh Rôma luôn sẵn sàng hỗ trợ ông. Chớ gì sứ vụ của ông giúp vào việc thắt chặt thêm những liên hệ vốn đã mãnh mẽ về việc hiểu biết và hợp tác giữa nước Kenya và Tòa Thánh này. Tôi thân ái xin Thiên Chúa Toàn Năng ban muôn vàn phúc lành xuống trên ông, gia đình ông và đồng bào của ông.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 17/12/2004 (những chỗ in đậm là do người dịch muốn nhấn mạnh đến những xác tín và nhận định quan trọng của vấn đề)
 

 

top

 

 

ĐTC GPII với vị tân lãnh sự nước Malawi về việc “theo đuổi việc phát triển nhân bản chân thực”


Hôm 16/12/2004, ĐTC GPII đã tiếp vị tân lãnh sự nước Malawi là Gilton Bazilio Chiwaula khi ông trình ủy nhiệm thư hành sự. Sau đây là nguyên văn bài diễn từ của Ngài ngỏ cùng vị tân lãnh sự.


Ông Lãnh Sự,


Tôi vui mừng đón chào ông đến với Vatican và chấp nhận ủy nhiệm thư chị định ông làm Lãnh Sự nước Cộng Hòa Malawi tại Tòa Thánh. Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn của tôi về những lời chào mừng của Tổng Thống Tiến Sĩ Bingu wa Mutharika gửi đến tôi qua ông. Việc hiện diện của ông nơi đây nhắc cho tôi nhớ đến cuộc viếng thăm của tôi ở Malawi năm 1989 là nơi tôi được nồng hậu đón tiếp. Tôi xin ông làm ơn chuyển lời chào thân ái của tôi đến ngài Tổng Thống và hứa sẽ tiếp tục cầu nguyện cho quốc gia của ông được hòa bình và phúc hạnh.


Dân chúng ở châu lục của ông đã cống hiến cho thế giới rất nhiều về việc tôn trọng đời sống gia đình. Đó là lý do tôi đã khuyến khích họ tiếp tục cổ võ đời sống gia đình vững chắc như một môi trường thích hợp để nuôi dưởng con cái, nhờ đó xây dựng những nền tảng kiên cố cho tương lai của xã hội. Tôi đặc biệt khuyến khích Chính Phủ của ông hãy chống lại bất cứ nỗ lực nào của các cơ quan hải ngoại muốn áp đặt các chương trình trợ giúp về kinh tế dính dáng tới vấn đề phát động việc triệt sinh và ngừa thai. Những cuộc vận động như vậy chẳng những “làm xỉ nhục đến phẩm giá của con người và gia đình” (Compendium of the Social Doctrine of the Church, 234), mà còn làm suy yếu việc phát triển và tiến bộ bình thường của các quốc gia. Cho dù có trầm trọng đến đâu về xã hội cũng như về việc chăm sóc sức khỏe đang gây khó khăn cho xứ sở của ông và của Châu Lục này, thì thiện ích của nhân dân ông vẫn đòi phải theo đuổi việc phát triển về nhân bản thực sự, đáp ứng chẳng những nhu cầu về vật chất mà còn cả những khát vọng về văn hóa, luân lý và tâm linh của họ nữa. “Việc phát triển chỉ nguyên về kinh tế thôi không thể giải phóng con người; trái lại, nó sẽ đi đến chỗ làm cho họ bị nô lệ hơn nữa” ("Sollicitudo Rei Socialis," 46).


Tình trạng lan tràn nhanh chóng đến mức báo động của hội chứng liệt kháng đòi cộng đồng quốc tế cũng như Chính Quyền Malawi phải canh tân nỗ lực để tìm kiếm những đường lối khả chấp để chiến đấu với bệnh tình này và để cung cấp việc chăm sóc xứng hợp cho thành phần bệnh nhân và gia đình họ. Các thẩm quyền dân sự cùng các cộng đồng tôn giáo cần phải cùng nhau hoạt động để cổ võ việc thủy chung trong đời sống hôn nhân và việc chế dục ngoài hôn nhân như là những gì an toàn hiệu nghiệm nhất chống lại tình trạng lây lan này. Cần phải vận dụng mọi nỗ lực để giáo dục dân chúng về hội chứng liệt kháng, để ngăn chặn họ khỏi sử dụng tới những việc mê tín và truyền thống có thể làm lây lan thứ vi khuẩn này hơn nữa. Tôi cám ơn ông đã bày tỏ lòng cảm mến của ông đối với việc góp phần của Giáo Hội trong vấn đề chăm sóc sức khỏe nơi xứ sở của ông, và tôi bảo đảm tiếp tục việc nâng đỡ này của tất cả mọi cơ cấu Công Giáo chúng tôi cũng như của nhân viên y khoa dấn thân vào công việc quan trọng ấy.


Ông đã nói về vai trò của các vị Giám Mục Công Giáo tỏ ra trong việc xứ sở của ông chuyển sang chế độ dân chủ, và tôi cám ơn ông về những lời lẽ ưu ái được ông sử dụng khi diễn tả Giáo Hội như là “lương tâm” của quốc gia Malawi. Giáo Hội Công Giáo đón nhận cơ hội để hợp tác với Chính Quyền này bằng viện hướng dẫn và chỉ bảo thành phần tín hữu, “nhất là những ai tham gia sinh hoạt chính trị, hầu các hoạt động của họ bao giờ cũng góp phần vào việc phát triển toàn vẹn con người và công ích” (Congregation for the Doctrine of the Faith, "Doctrinal Note on Some Questions Regarding the Participation of Catholics in Political Life," 6). Thật vậy, Giáo Hội có phận sự làm như thế, đồng thời nhìn nhận quyền tự lập và tính cách độc lập của cộng đồng chính trị nơi lãnh vực xứng hợp của cộng đồng này (cf. Compendium of the Social Doctrine of the Church, 424).


Tình trạng cực bần cùng đang hành hạ rất nhiều người nhân dân của nước Malawi đòi các quốc gia trên thế giới phải thực hiện những hoạt động khẩn trương. Tôi tin tưởng rằng Chính Phủ này sẽ cố gắng làm hết cách có thể để cung cấp đầy đủ tài chính cho tất cả mọi chương trình nhân đạo và giáo dục. Về vấn đề này cần phải hết sức ngăn chặn tình trạng băng hoại, nhờ đó đạt tới mức liêm khiết nhất và tín cẩn nhất trong việc sử dụng những gì được cứu tế cứu trợ. Qua những cơ cấu về giáo dục cũng như các cơ quan từ thiện bác ái của mình, Giáo Hội vẫn dấn thân để cung cấp bất cứ việc trợ giúp nào có thể, để những người công dân nơi xứ sở của ông có thể sống xứng với phẩm vị làm người.


Trong khi nguyện chúc cho ông được thành đạt nơi sứ vụ mới của ông, tôi xin ông biết cho rằng các phân bộ khác nhau của Tòa Thánh Rôma sẵn sàng giúp đỡ và nâng đỡ ông hoàn thành nhiệm vụ của ông. Tôi xin Thiên Chúa ban muôn phúc lành xuống trên Ông Lãnh Sự và nhân dân Malawi.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 17/12/2004 (những chỗ in đậm là do người dịch muốn nhấn mạnh đến những xác tín và nhận định quan trọng của vấn đề)
 

 

top

 

 

ĐTC GPII với vị Tân Lãnh Sự Iraq về Quyền Tự Do Tôn Giáo


Hôm Thứ Hai 15/11/2004, ĐTC GPII đã tiếp vị tân lãnh sự của Iraq là ông Albert Edward Ismail Yelda trong dịp ông trình ủy nhiệm thư với vai trò tân lãnh sự của nước ông với Tòa Thánh Vatican. Trong bài diễn từ của mình, ĐTC GPII đã nói với ông đặc biệt về quyền tự do tôn giáo như sau.


Thưa Ông Lãnh Sự,


Tôi hân hạnh gửi lời chào mừng nồng nhiệt tới ông qua việc chấp nhận Thư Ủy Nhiệm chỉ định ông làm Lãnh Sự Ngoại Lệ và Toàn Quyền của Cộng Hòa Iraq với Tòa Thánh. Tôi cám ơn ông về những lời chào chúc tốt đẹp từ Tổng Thống Sheikh Ghazi Ajeel Al-Yawar chuyển đến tôi qua ông, và tôi xin chúc cho các vị thẩm quyền và nhân dân Iraq của xứ sở ông được mọi sự tốt đẹp. Qua sự hiện diện của vị Khâm Sứ Tòa Thánh, tôi vẫn tiếp tục được cận kề với nhân dân Iraq thân yêu từ khi bắt đầu xẩy ra giai đoạn xung đột này. Tôi xin ông làm ơn cho họ biết rằng tôi luôn quan tâm tới nhiều nạn nhân của khủng bố và bạo lực. Tôi nguyện cầu để họ tránh được tình trạng khổ đau hơn nữa và lãnh nhận việc hỗ trợ cần thiết từ các tổ chức nhân đạo quốc tế.


Nền văn hóa cổ kính của nước ông đã từng được diễn tả là “cái nôi văn minh” và được vinh dự về sự hiện diện của Kitô hữu ngay từ đầu của Kitô Giáo. Thật vậy, nó đã là một tấm gương tốt đẹp về nhiều cách thức cho thấy những tín đồ thuộc các tôn giáo khác nhau có thể sống trong an bình và hòa hợp. Tôi hết sức hy vọng rằng trong khi Iraq đang tiến tới việc hiện thực chế độ dân chủ thì những mốc điểm lịch sử này của Iraq sẽ lại trở thành một phần thiết yếu của xã hội.


Ông Lãnh Sự đã nói đến tầm quan trọng của việc bảo vệ phẩm giá cho hết mọi người. Cái thiết yếu cho vấn đề này đó là qui tắc về luật pháp được chính quyền nắm giữ như là một yếu tố toàn vẹn. Việc bảo trì nguyên tắc nống cốt này là căn bản cho bất cứ một xã hội tân tiến nào muốn thực sự tìm cách bảo toàn và cổ võ công ích. Để làm trọn công việc này, việc cần phải rõ ràng phân biệt giữa lãnh vực dân sự và tôn giáo giúp cho mỗi một lãnh vực hành sử các trách nhiệm xứng hợp của mình một cách hiệu nghiệm, bằng một lòng tương kính và với quyền tự do trọn vẹn theo lương tâm. Tội hy vọng rằng nhân dân Iraq sẽ tiếp tục cổ võ truyền thống lâu đời tỏ ra khopan dung của mình, bao giờ cũng nhìn nhận quyền tự do thờ phượng và dạy đạo. Một khi những quyền lợi căn bản ấy được bảo vệ bởi việc lập pháp bình thường và trở thành một yếu tố bền vững trong cơ cấu sinh động của xã hội thì chúng làm cho tất cả mọi người công dân, bất kể niềm tin hay hội viên tôn giáo nào, có thể góp phần xứng hợp của mình vào việc xây dựng Iraq. Có thế xứ sở ấy mới có thể tỏ bày cho thấy những niềm xác tín về đạo giáo được toàn dân nắm giữ chặt chẽ qua việc thiết lập một xã hội thực sự đạo hạnh và công chính. Tôi có thể bảo đảm với ông Lãnh Sự rằng toàn thể Giáo Hội Công Giáo, nhất là các Kitô Hữu Chaldean đang hiện diện tại xứ sở của ông từ thời các Vị Tông Đồ, dấn thân để hỗ trợ nhân dân của ông trong việc thiết dựng một quốc gia an bình hơn và bền vững hơn.


Iraq hiện nay đang quằn quại trăn trở trong tiến tiền khó khăn của việc chuyển tiếp từ một chế độ chuyên chế sang việc hình thành một Quốc Gia dân chủ tôn trọng phẩm giá con người và cho tất cả mọi người công dân được hưởng quyền bình đẳng. Nền dân chủ đích thực có thể thực hiện được “chỉ ở trong một Quốc Gia được cai trị bằng Luật Lệ”, và cần phải có “những điều kiện cần thiết để thăng tiến cá nhân qua việc giáo dục và huấn luyện theo những lý tưởng chân thực, … cũng như qua việc tạo lập các cơ cấu của vấn đề tham dự và chia sẻ trách nhiệm” (cf. Encyclical Letter "Centesimus Annus," 46). Trong khi ông đang sửa soạn cho nhân dân của mình lãnh nhận công việc tuyển chọn những con người nam nữ sẽ dẫn dắt Iraq mai hậu, tôi khuyến khích chính phủ đương đại, qua những nỗ lực của mình, hãy bảo đảm là những cuộc tuyển cử này được thực hiện một cách công bằng và minh bạch, cống hiến cho tất cả mọi người công dân hợp lệ có cơ hội như nhau nơi quyền lợi dân chủ họ được khích lệ thi hành.


Cuộc chiến đấu để thắng vượt những thách đố gây ra bởi tình trạng nghèo khổ, thất nghiệp và bạo loạn cũng là những gì hiện nay Iraq cần phải đương đầu. Chớ gì chính phủ của ông không ngừng làm việc để ổn định những tranh cãi và xung khắc bằng việc đối thoại và thương thảo, chỉ sử dụng đến lực lượng quân đội như là một biện pháp cuối cùng. Cũng thế, Quốc Gia này cần phải, nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, cổ võ việc tương kiến và tương nhượng nơi những nhóm sắc tộc và tôn giáo khác nhau của mình. Điều này giúp cho nhân dân của miền đất ấy kiến tạo được một môi trường chẳng những dấn thân cho công lý và hòa bình mà còn có khả năng duy trì được việc phát triển cần thiết về kinh tế cũng như việc phát triển trọn vẹn cho phúc hạnh của người công dân của ông cũng như cho chính xứ sở ấy. Những con người nam nữ có thể cùng nhau loại trừ những nguyên nhân chia rẽ và xung khắc về xã hội cũng như về văn hóa, “bằng việc giảng dạy sự cao cả và phẩm giá của con người, và bằng việc lan truyền này một cảm quan sáng tỏ hơn về sự duy nhất của gia đình nhân loại” (Message for the 2002 World Day of Peace, 12).


Ông Lãnh Sự, tôi tin tưởng rằng sứ vụ của ông sẽ củng cố những mối thắt kết của việc hiểu biết và hợp tác giữa nước Cộng Hòa Iraq và Tòa Thánh. Xin hãy tin tưởng rằng các văn phòng khác nhau của Tòa Thánh Rôma bao giờ cũng sẵn sàng giúp đỡ ông trong việc thi hành những nhiệm vụ cao cả của ông. Tôi thân ái xin muôn vàn phép lành của Thiên Chúa Toàn Năng đổ xuống trên ông và trên nhân dân của ông.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 15/11/2004

 

 

top

 

 

ĐTC GPII với Vị Tân Lãnh Sự Iran về Quyền Tự Do Tôn Giáo và Việc Chống Khủng Bố


Hôm Thứ Sáu 29/10/2004, ĐTC GPII đã tiếp vị tân lãnh sự Iran là Mohammed Javad Faridzadeh khi vị này trình ủy nhiệm thư của mình. Trong bài diễn từ của mình, ĐTC đã đề cập đến 2 vấn đề quan trọng liên quan đến nước Hồi Giáo này, đó là vấn đề tự do tôn giáo và vấn đề chống khủng bố. Sau đây là những ý tưởng tiêu biểu của Ngài được phát biểu bằng tiếng Pháp về từng vấn đề.


Về vấn đề tự do tôn giáo: Ngài yêu cầu “chính quyền Iraq cho tín hữu của Giáo Hội Công Giáo sống ở Iran, cũng như các Kitô hữu khác, được quyền tự do tuyên xưng niềm tin đạo giáo của mình”. Ngài cũng kêu gọi chính quyền ở đây “công nhận tính cách pháp nhân của các tổ chức giáo hội để các tổ chức này được dễ dàng hoạt động trong xã hội Iran”.

 

Theo Ngài, trong các quyền căn bản của con người thì đứng đầu là “quyền tự do tôn giáo, một chiều kích chính yếu của vấn đề tự do của lương tâm và là những gì cho thấy xác thực chiều kích siêu việt của con người”. NMgài tiếp, “Quyền tự do thờ phượng là một khía cạnh của quyền tự do tôn giáo, là quyền cần phải bao gồm tất cả mọi người công dân trong nước”.


Ngày 12/2/2004, ở Rôma đã diễn ra một cuộc hội nghị đánh dấu 50 năm liên hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Iran. Đa số trong 69 triệu dân theo Hồi Giáo phái Shiite; Công Giáo chỉ có 23 ngàn người.


Về vấn đề chống khủng bố: “Dĩ nhiên, việc xây dựng hòa bình cần phải tin tưởng lẫn nhau để đừng nhìn nơi người khác như là một thứ đe dọa mà là một đối thoại nhân, đồng thời cũng chấp nhận những liên hệ và những đường lối kiểm soát bao gồm những việc dấn thân chung chẳng hạn như những hiệp định và hòa ước đa phương”.

 

Đặc biệt Ngài nhấn mạnh đến những hiệp định về “vấn đề tôn trọng môi trường, vấn đề kiểm soát việc trao đổi buôn bán vũ khí và vấn đề thôi leo thang chế tạo những thứ vũ khí nguyên tử, vấn đề bênh vực trẻ em, và vấn đề quyền lợi của thành phần thiểu số”.

 

Ngài tiếp: “Tòa Thánh sẽ không bỏ qua một cố gắng nào để thuyết phục chính quyền quốc gia trong việc loại trừ hết mọi cơ hội gây ra bạo lực hay võ lực, và bao giờ cũng thực hiện việc thương thảo trong tầm tay như phương tiện để thắng vượt những khác biệt và xung khắc xẩy ra giữa các quốc gia, những phái nhóm và những cá nhân con người”.


 

top

 

 

ĐTC GPII với vị tân lãnh sự Bồ Đào Nha về việc nhân bản hóa vấn đề toàn cầu hóa


Tại nhà nghỉ mát của mình ở Castel Gandolfo ngày Thứ Ba 21/9/2004, ĐTC GPII đã tiếp nhận vị tân lãnh sự Bồ Đào Nha là João Alberto Bacelar Da Rocha Páris, cựu tổng thư ký của Bộ Ngoại Giao và là lãnh sự ở Washington và Lục Xâm Bảo. Trong bài diễn từ bằng tiếng Bồ Đào Nha của mình, Đức Thánh Cha đã nói đến vấn đề nhân bản hóa vấn đề toàn cầu hóa trước nạn khủng bố đang diễn tiến trên thế giới, và bày tỏ lòng cảm ơn nước này về những nỗ lực vận động Khối Hiệp Nhất đề cập đến các căn gốc Kitô Giáo trong bản hiến pháp của tổ chức ấy.


ĐTC đã đề cập tới “cái nổi bật về các sự khác biệt ở từng miền, cả về văn hóa lẫn kinh tế”, cũng như tới “việc quan tâm để bảo toàn hòa bình trước hoạt động tăng gia của các nhóm cực đoan đang cản trở mỗi ngày một hơn tiến trình đối thoại và thương thảo”.


Ngài nói rằng hết mọi nhà lãnh đạo cần phải tỏ ra quan tâm tới “những thảm họa thiên nhiên thường xẩy ra, nhất là tới những thảm họa trầm trọng hơn có thể tàn phá cả một dân tộc, chẳng hạn như nạn đói; các chứng bệnh ở địa phương có những lúc không thể kiểm soát; tình trạng quá chênh leach giữa giầu nghèo, và việc coi thường các quyền lợi của con người”.


ĐTC khẳng định việc Giáo Hội dấn thân để “nhân bản hóa vấn đề toàn cầu hóa” và hướng “cái tác dụng thiện ích của sự tiến bộ về khoa học và kỹ thuật cho phúc hạnh hơn nữa của hết mọi dân tộc và quốc gia”.


Ngài tin rằng những vấn đề gay go này có thể trình bày cho quần chúng biết “nếu chúng được trở thành những yếu tố trong dự án phát triển mà trong đó các sinh lực của xã hội địa phương làm nên năng lực đẩy mạnh của dự án này”.


“Cái nền tảng để xây dựng một đời sống hòa hợp nơi các xã hội loài người đó là việc liên kết công dân vào các dự án của xã hội và làm cho họ tin tưởng vào những người cai trị họ cũng như vào quốc gia mà họ là phần tử”.


Trong bài diễn từ của mình ngỏ cùng vị tân lãnh sự Bồ Đào Nha đây, Đức Thánh Cha cũng không quên cám ơn nước này đã không “ngần ngại nhìn nhận và bày tỏ niềm xác tín của mình” trong các cuộc tranh luận trong thời gian bản hiến pháp của Khối Âu Châu được soạn thảo. Dự thảo muốn mang các căn gốc Kitô giáo của Âu Châu vào bản văn kiện này không được chấp thuận bởi một số quốc gia chống đối, nhất là Pháp và Bỉ. Bản văn kiện này sẽ được các nhà lãnh đạo quốc gia và chính quyền của khối Hiệp Nhất Âu Châu ký kết vào ngày 29/10/2004, và rồi sẽ được 25 quốc gia thuộc khối này chuẩn nhận bằng một cuộc trưng cầu dân ý hay bởi quốc hội.


ĐTC đã xin chính quyền nước Bồ Đào Nha hãy làm mọi sự có thể để “những niềm xác tín phát xuất từ căn tính Kitô Giáo này được khẳng định nơi cả lãnh vực quốc gia cũng như quốc tế”.


Ngài cũng khen ngợi việc ký kết bản hiệp định mới giữa Tòa Thánh và Bồ Đào Nha để qui định những vấn đề về hôn nhân, về việc trợ giúp tôn giáo cũng như về vấn đề tài chính của Giáo Hội. Theo Ngài, bản hiệp định này là “việc diễn tả thực sự cái thỏa thuận trưởng thành trong việc củng cố sự hiện diện của ‘hồn sống’ Kitô Giáo phát xuất từ những liên hệ loch sử sâu xa giữa Giáo Hội Công Giáo và Bồ Đào Nha”. Mục tiêu của bản hiệp định ấy, “trong lãnh vực tự do tôn giáo” là “việc phục vụ công ích cũng như việc hợp tác để kiến tạo một xã hội cỗ võ phẩm giá con người, công lý và hòa bình”.


ĐTC hy vọng rằng Bồ Đào Nha sẽ “luôn cởi mở trước những thách đố mới của xã hội chúng ta và ý thức rằng Đấng Toàn Năng sẽ không để cho những ai tin tưởng vào dự án của Ngài bị hổ ngươi bẽ mặt”.

 

 

top

 

 

ĐTC GPII với vị tân lãnh sự Ai Cập về việc kiến tạo một thứ văn hóa hòa bình, vai trò của tôn giáo trong lãnh vực này và vấn đề đối thoại liên tôn.


Tại Vatican, sáng ngày Thứ Bảy 18/9/2004, ĐTC GPII đã tiếp nhận vị tân lãnh sự Ai Cập ở Tòa Thánh là bà Nevine Simaika Halim Abadia, và nói với bà về việc kiến tạo một thứ văn hóa hòa bình, vai trò của tôn giáo trong lãnh vực này và vấn đề đối thoại liên tôn.


Ai Cập có tổng dân số là 76 triệu, trong đó 94% là Hồi Giáo theo phái Sunni, hơn 5% một chút là Kitô hữu theo lễ nghi Coptic, Công Giáo chỉ được .35%. Bà tân lãnh sự, trong bài diễn văn ngỏ cùng ĐGH đã nói rằng chính phủ của bà ủng hộ “một thứ toàn cầu hóa chú trọng tới những cái đa dạng về văn hóa”, nhấn mạnh đến “tầm quan trọng của việc đối thoại liên tôn trong việc chiến đấu với khổ đau”. Theo bà, cần phải “củng cố những mối liên hệ giữa các tôn giáo và hướng tới tình đoàn kết trong nhân loại; đó không phải là vấn đề ‘cùng nhau cầu nguyện mà là qui tụ lại cầu nguyện với nhau’”.

 

Nước Ai Cập tin tưởng vào “những việc đóng góp tích cực của ĐGH trong việc đương đầu với những biến cố thảm thương ở Thánh Địa và Iraq”. Bà chủ trương “một thứ toàn cầu hóa nhân bản và văn minh, có khả năng đối xử bình đẳng giữa con người với nhau, có thể trở thành nơi chất chứa tính dung nhượng, việc trao đổi và sự phong phú”.
Tròng bài diễn từ của mình Đức Thánh Cha nói:


“Tòa Thánh tiếp tục lập lại trong thời đại hỗn loạn này là hòa bình bền vững chỉ xẩy ra nơi các mối liên hệ quốc tế khi ước muốn đối thoại vượt trên cái lý lẽ của đối chọi. Vấn đề này áp dụng cho cả ở Iraq là nơi rất khó cho việc tái thiết lập hòa bình, hay ở Thánh Địa là nơi đáng tiếc đã bị nát tan bởi một cuộc xung khắc không cùng đầy những hận thù và trả đũa, hoặc ở những quốc gia khác là nơi nạn khủng bố đã man thành phần vô tội, ở hết mọi nơi mà bạo lực cho thấy cái kinh hoàng của nó cùng khả năng không thể giải quyết các thứ xung đột…. Một lần nữa Tôi xin nhắc nhở cộng đồng quốc tế về trách nhiệm của mình trong việc phát động việc trở về với lý trí và việc thương lượng, giải quyết khả dĩ duy nhất cho các thứ xung khắc xẩy ra nơi nhân loại”.


Trong việc xây dựng hòa bình, ĐTC nhận định tôn giáo đóng một vai trò quan trọng: “Các tôn giáo phổ biến những giáo huấn tôn trọng sự sống như là một quà tặng thánh hảo Chúa ban cần phải được con người tôn trọng và trân quí… Vì lý do ấy, các tôn giáo được kêu gọi để lên án và loại trừ bạo lực như một điều gì đó phản nghịch với mục đích của mình là hòa giải con người với nhau cũng như với Thiên Chúa. Vì việc giáo dục trẻ em và giới trẻ thuộc phạm vi của mình, các tôn giáo mang một trách nhiệm quan trọng trong việc đưa vấn đề giáo dục vào những gì mình giảng dạy, để chiến đấu và loại trừ đi những đường lối bè phái phe đảng, trái lại, để phát triển và khuyến khích hết mọi sự có thể đưa đến việc nhận thức kẻ khác và tôn trọng kẻ khác sâu xa hơn”.


“Việc bảo toàn hòa bình, phúc hạnh và an ninh cho người công dân là một trong những trách nhiệm đầu tiên của quốc gia. Điều này bao hàm việc bình đẳng giữa tất cả mọi người trước pháp lý (ở đây ĐTC trích lại chính những lời của vị tân lãnh sự). Tôi thấy rằng Tôi có thể tin cậy vào sự thận trọng của chính quyền Ai Cập trong việc bảo đảm cho tất cả mọi ngươờ công dân đặc biệt trên nguyên tắc về quyền tự do thờ phượng và đạo giáo, một hình thức tự do quan trọng nhất nơi quyền tự do của con người, và vì thế là một quyền tự do thuộc về những quyền lợi căn bản nhất của con người.


“Tôi kêu gọi tất cả mọi vị lãnh đạo xã hội dân sự hãy chú trọng đến việc làm sao để những thứ quyền lợi này của dân chúng được tôn trọng một cách hiệu nghiệm ở những nơi có các cộng động Kitô hữu, đừng để cho họ phải sợ hãi trước bất cứ hình thức kỳ thị hay bạo động nào. Về phần mình, những người Công Giáo ở Ai Cập cảm thấy sung sướng được chủ động tham phần vào việc phát triển của xứ sở của họ, bằng việc dấn thân thiết lập những mối liên hệ thuận hòa với những người anh chị em đồng bào của họ”.


Trên thực tế, ĐTC đã đề cập tới Đại Học Al-Azhar ở Cairô, một viện đại học được coi là quan trọng nhất của thẩm quyền Hồi Giáo, nơi Ngài đã viếng thăm vào Tháng Hai Năm 2000, viện đại học này, theo Ngài, là nơi trở thành “một cơ hội cho vấn đề tiến triển và tăng phát việc đối thoại liên tôn, nhất là giữa những người Kitô hữu và Hồi giáo”.


“Cần phải phát triển việc tương kiến về các truyền thống và ý hệ của hai tôn giáo này, về vai trò của hai tôn giáo trong loch sử, cũng như về trách nhiệm của cả hai trong thế giới hiện đại đây, qua các cuộc gặp gỡ giữa những nhà lãnh đạo tôn giáo (cũng như) ở cấp độ cá nhân và cộng đồng tín hữu tại thành phố và thôn làng”.


“Khi cảm mến lẫn nhau, Kitô hữu và tín đồ Hồi Giáo mới có thể cùng nhau hoạt động hơn nữa cho việc phục vụ hòa bình cũng như cho tương lai tốt đẹp hơn của nhân loại”.



top

 

 

ĐTC GPII với Tân Lãnh Sự Ái Nhĩ Lan về “Mối Nguy Hiểm của một Thứ Nghèo Khốn Thiêng Liêng”.


Thứ Bảy 4/9/2004, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tiếp vị tân lãnh sự Ái Nhĩ Lan ở Castel Gandolfo về “Mối Nguy Hiểm của một Thứ Nghèo Nàn Thiêng Liêng”. Sau đây là nguyên văn những gì Ngài đã chia sẻ với vị tân lãnh sự là ông Philip McDonagh này:


Thưa ông Lãnh Sự,


Tôi rất hân hoan chào mừng ông và chấp nhận Tín Ủy Thư bổ nhiệm ông làm Lãnh Sự Ngoại Lệ và là Thừa Tác Viên Toàn Quyền của Ái Nhĩ Lan ở Tòa Thánh. Tôi cám ơn ông về những lời chào mừng nồng hậu của ông ngỏ cùng Tôi thay mặt Tổng Thống Mary McAleese, và Tôi xin ông vui lòng chuyển đến bà cũng như đến cùng toàn thể nhân dân Ái Nhĩ Lan yêu dấu những lời chúc thân ái tốt đẹp nhất và lời hứa cầu nguyện của Tôi.


Ái Nhĩ Lan có lý để hãnh diện về di sản cổ kính về tính cách ân cần tiếp đón và quảng đại trợ giúp những ai cần đến mình. Bắt nguồn từ tình yêu thương tha nhân của Kitô Giáo và được nuôi dưỡng trong một đời sống gia đình vững chắc, những nhân đức này đã trở thành “hồn sống” của Ái Nhĩ Lan và tiếp tục là một trong những tài nguyên quí nhất của nó. Câu truyện bất thành văn của rất nhiều con người nam nữ hiến thân mình để phục vụ người khác là một trong những chương lịch sử hào hùng nhất của lịch sử quê hương xứ sở ông. Tôi rất cảm ơn về việc ông để ý đề cập đến một nhân vật trong họ, đó là cố TGM Michael Courtney, người đã tuyệt hiến mạng sống để mang lại hòa bình và phúc hạnh cho dân chúng đau khổ Burundi. Thật là phấn khởi khi thấy rằng chính tình yêu thương tha nhân ấy đã tác động rất nhiều con người trẻ Ái Nhĩ Lan quảng đại tự nguyện bỏ thời giờ, tài năng và năng khiếu chuyên moan để phục vụ kẻ khác. Trong tinh thần trợ giúp những ai quan thiết ấy Ái Nhĩ Lan đã thực hiện trong cộng đồng quốc tế nhiều thứ trong việc làm giảm bớt đau thương, bằng cách trợ giúp về tài chính, cung cấp những cơ hội giáo dục và hướng dẫn chuyên môn, cũng như bằng cách cung ứng những ngân khoản cứu trợ khẩn cấp và những đoàn quân bảo vệ hòa bình khi được yêu cầu.


Kinh nghiệm của các thế hệ di dân Ái Nhĩ Lan đã làm cho nhân dân của ông nhận thấy được những khó khăn trầm trọng và những điều kiện bấp bênh thường hay xẩy ra cho những cá nhân con người và những gia đình đang tìm kiếm một cuộc khởi đầu ở nơi một miền đất lạ. Cái cảm quan này là tiêu biểu cho thấy cả một tài nguyên dồi dào cho việc phát triển một nền văn hóa chấp nhận trưởng thành. Thứ văn hóa này đòi phải có một tấm lòng quảng đại và cởi mở trước tính cách đa dạng hợp tình hợp lý, đồng thời cũng đòi phải tôn trọng gia sản văn hóa của quốc gia và đòi phải dấn thân cổ võ những hình thức hộ nhập thích thuận (cf. "Ecclesia in Europa," 101-102). Cái khốn khó của thành phần di cư cũng như của những ai lưu lạc vì vấn đề nghèo khổ, chiến tranh hay bị bách hại thì thật là thê thảm và cần phải được đặc biệt lưu tâm và quảng đại. Tòa Thánh hy vọng rằng những cách thức được thực hiện trong thời gian Ái Nhĩ Lan làm chủ tịch Khối Hiệp Nhất Âu Châu ngả theo chiều hướng những qui chế cởi mở đối với những dân tộc khác sẽ là những gì tiếp tục giải quyết vấn đề nhân đạo quan trọng này cùng với những đồng bạn Âu Châu của ông bằng một con tim cởi mở và một dấn thân kiên trì.


Như ông Lãnh Sự đã nhận định, Ái Nhĩ Lan gần đây đã trải qua những biến đổi quan trọng về xã hội, bao gồm cả việc phát triển về kinh tế đáng kể. Một xã hội càng phong phú lại càng có trách nhiệm hơn trong việc trở thành một xã hội công chính và cởi mở, thế nhưng xã hội này đồng thời cũng phải đương đầu với những thách đố mới, bao gồm cả cái nguy hiểm của một thứ bần cùng và lãnh đạm về thiêng liêng đối với những khía cạnh sâu xa hơn về luân lý và tôn giáo. Ước vọng của xứ sở ông trong việc trở thành một xã hội thật sự tân tiến, trong gia đình của các quốc gia Âu Châu, sẽ đạt tới mức độ cao nhất của nó trong cuộc dấn thân tái khẳng định trước hết phẩm giá khôn sánh của sự sống và quyền sống của mỗi một con người. Tôi tin tưởng rằng bằng việc trung thành với các giá trị làm nên Ái Nhĩ Lan, như là một quốc gia được bắt đầu từ thời truyền bá phúc âm hóa của mình, nhân dân của ông sẽ giúp vào việc đặc biệt đóng góp cho tương lai của Âu Châu (cf. "Ecclesia in Europa," 96).


Ông đã đề cập đến những niềm hy vọng của Ái Nhĩ Lan đối với tiến trình hòa bình. Tôi cầu nguyện để hết mọi nỗ lực đang được thực hiện trong việc lợi dụng những cơ hội do Hiệp Định Thứ Sáu Tuần Thánh là những gì mang lại một tác lực mới và một niềm hy vọng mới cho dân chúng ở Bắc Ái Nhĩ Lan. Giáo Hội Công Giáo ở Ái Nhĩ Lan sát vai với các cộng đồng Kitô hữu khác dấn thân để củng cố những thái độ tích cực của việc nhận thức, tôn trọng và cảm mến nhau qua các hoạt động đại kết cũng như những nỗ lực giáo dục. Sứ điệp của Phúc Âm không thể nào tách biệt khỏi tiếng gọi hoán cải tâm hồn; việc truyền bá phúc âm hóa cũng không thể nào tách biệt khỏi vấn đề đại kết và cổ động mối hiệp thông, sự hòa giải và lòng cởi mở đối với nhau, nhất là đối với những Kitô hữu khác. Chớ gì những sáng kiến của tất cả những ai tìm kiếm hòa bình và hòa giải được chúc phúc bởi ân sủng của Thiên Chúa và sinh hoa kết trái cho con cái của ngày mai.


Thưa Ông Lãnh Sự, ông bắt đầu nhiệm vụ của mình làm Đại Diện cho xứ sở của ông tại Tòa Thánh cùng năm chúng ta cùng nhau mừng Kỷ Niệm 75 năm liên hệ ngoại giao. Tôi hứa cầu nguyện cho việc làm thành đạt của ông. Tôi xin dồi dào phép lành của Thiên Chúa Toàn Năng đổ xuống trên ông, gia đình ông cũng như trên nhân dân Ái Nhĩ Lan thân yêu của ông.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 5/9/2004

 

 

top

 

ĐTC GPII với vị tân lãnh sự Guatemala về vấn đề tôn trọng sự sống là cổ võ hòa bình và tiến bộ

Tại nhà nghỉ mát của mình ở Castel Gandolfo hôm mùng 2/9/2004, ĐTC đã tiếp nhận vị tân lãnh sự của nước Guatemala là Juan Gavarrete Soverin, nơi Ngài đã ghé thăm 3 lần, một vào năm 1983 và 1996, giai đoạn nước này đang xẩy ra cuộc xung đột nội bộ thê thảm kéo dài 36 năm và gây thiệt mạng cho 200 ngàn người, đa số là người da đỏ, và làm cho cả triệu người phải di tản, nhất là sang Mễ Tây Cơ. Sau khi bản hiệp ước hòa bình được ký kết, Ngài đã trở lại một lần nữa vào Tháng 7/2002 và cổ võ việc hòa giải bằng cách phong thánh cho Thày Pedro De San José De Berancurt, một người dân bản xứ của Quần Đảo Canary, vị đã hiến mạng sống mình cho thành phần nghèo khổ nhất.

Đức Thánh Cha nói với vị tân lãnh sự là “Tôi lấy làm sung sướng thấy rằng việc bênh vực sự sống con người, từ khi được thụ thai cho tới khi tự nhiên qua đi, được hiến pháp quốc gia của ngài nhìn nhận, và đó là tấm huy hiệu vinh dự cho Guatemala. Về phương diện này cũng như ở các lãnh vực khác, khi việc lập pháp dân sự chấp nhận những nguyên tắc của lề luật tự nhiên thì hòa bình và tiến bộ của quốc gia” được duy trì.

“Tiếc thay, mặc dù cuộc xung đột võ trang nội bộ đã chấm dứt, Guatemala vẫn không thể coi thường việc bạo động gây cho nhiều người bị phiền khổ.

“Tôi muốn nhắc lại là trong số nhiều nạn nhân cũng không thiếu thành phần thừa tác viên của Giáo Hội và các người tôi tớ phục vụ Phúc Âm, chẳng hạn như Đức Giám Mục Juan Gerardi bị giết năm 1998, một cuộc sát hại vẫn chưa được sáng tỏ, cũng như một số linh mục và giáo lý viên. Không được bỏ qua một nỗ lực nào để đạt tới tình trạng hòa bình xã hội nơi xứ sở này và hòa giải nơi tất cả mọi người công dân”.

 

top

 

 

ĐTC với vị tân lãnh sự Tây Ban Nha về mối liên hệ giữa Tây Ban Nha với Tòa Thánh và về vấn đề bảo đệ đời sống hôn nhân gia đình

Sáng ngày Thứ Sáu 18/6/2004, ĐTC đã tiếp nhận vị tân lãnh sự Tây Ban Nha Jorge Dezcallar de Mazarredo và đã đề cập đến vấn đề liên hệ ngoại giao có vẻ khả quan hơn giữa Tòa Thánh Vatican và Tây Ban Nha, một quốc gia Ngài đã tông du 5 lần.

Đề cập đến chuyến tông du cuối cùng vừa rồi vào Tháng 5/2003, Ngài đã nói: “Thật là một dấu hiệu hy vọng rất rõ ràng cho Giáo Hội cũng như cho xã hội Tây Ban Nha, vì các giá trị cao quí được thiết tha sống giống như là một thứ hồn sống liên kết hoạt động của con người lại và từ từ làm phát sinh tính cách sáng tạo và viên trọn trong những lúc bị sụp đổ hay gặp nghịch cảnh nước Tây Ban Nha đã vừa mới trải qua với một số biến cố thê thảm gây ra bởi nạn khủng bố.

“Ở vào lúc mà một thứ trật tự mới đang được hình thành ở Âu Châu cổ, Tây Ban Nha không thể nào lại không thực hiện, trong nhiều đóng góp của mình, việc bày tỏ một cách tỏ tường những căn gốc Kitô giáo của mình, những căn gốc mà, như những quốc gia Âu Châu khác, cái quan niệm đã được hoàn chỉnh về con người hướng về siêu việt thể đã được khai triển qua các thế kỷ, một quan niệm cũng là một yếu tố quyết liệt cho việc hiệp nhất và tính cách đại đồng”.

Sau khi nhấn mạnh đến việc Giáo Hội tôn trọng quyền bính dân sự, Ngài nói rằng không thể nào coi thường cả Giáo Hội lẫn quốc gia, vì “công ích thường đòi có những hình thức hợp tác khác nhau giữa đôi bên, không kỳ thị hay loại trừ nhau. Đó là nội dung của những hiệp định bán phần giữa Giáo Hội và Quốc Gia, những hiệp định được thiết lập ngay sau khi bản hiến pháp hiện nay của Tây Ban Nha được chấp thuận”.

ĐTC khẳng định rằng “Giáo Hội nỗ lực kêu gọi tất cả mọi con người nam nữ thiện tâm xây dựng một xã hội được đặt nền tảng trên những giá trị nồng cốt bất khả thay thế cho một trật tự quốc gia và quốc tế chính đáng, xứng với loài người”. Theo chiều hướng ấy, Ngài nhấn mạnh đến “bản chất bất liên hợp của một số khuynh hướng trong thời đại của chúng ta, những khuynh hướng mà, một đàng thì tăng tiến phúc hạnh cho con người, đồng thời cũng tấn công phẩm giá của họ cũng như những quyền lợi căn bản nhất của họ, như đang xẩy ra khi quyền lợi sống cốt yếu bị hạn chế hay bị biến thành một dụng cụ ở trường hợp phá thai. Việc bảo vệ sự sống con người là nhiệm vụ của tất cả mọi người, vì các vấn đề về sự sống cũng như việc cổ võ sự sống chẳng những là một đặc quyền đối với Kitô hữu mà còn là một nhiệm vụ liên quan đến hết mọi lương tâm con người vốn khát khao sự thật và quan tâm đến tình trạng khốn khó của con người.

 

"Về vấn đề bảo toàn quyền lợi của hết mọi người, các viên chức chính quyền buộc phải bảo vệ sự sống, nhất là sự sống của thành phần yếu kém nhất và bất khả tự vệ. Về lãnh vực này, một số được tạm gọi là ‘tiến bộ về xã hội’ thực sự chỉ giành cho một số người bằng giá hy sinh phải trả của những người khác, và những vị lãnh đạo chính phủ, thành phần bảo toàn những quyền lợi nhưng không phải là những quyền lợi được bắt nguồn từ những quyền lợi bẩm sinh của tất cả mọi người, đều phải quan tâm và cảnh giác cứu xét đến những thứ ‘tiến bộ’ này”.

Đức Thánh Cha khẳng định rằng gia đình, “nguyên tố chính yếu và cốt yếu của toàn thể xã hội, một môi trường khôn sánh về tình liên đới và là một học đường tự nhiên về cuộc sống chung thuận hòa, xứng đáng được bảo vệ nhất cũng như được hỗ trợ để thực thi những nhiệm vụ của nó. Những quyền lợi của gia đình còn quan trọng hơn là những cơ cấu xã hội to lớn hơn nó. Trong số những quyền lợi này, chúng ta cũng đừng quên quyền được sinh vào đời và được nuôi dưỡng trong một gia đình vững chắc là nơi hân hoan nói lên những chữ mẹ và cha một cách chân thực”. Xã hội sẽ được thiện ích từ thành phần nhỏ mọn nhất, “nếu nó không nhường bước cho một số tiếng nói làm lẫn lộn hôn nhân với những hình thức hiệp nhất rất khác biệt, mà một số thậm chí phản lại với đời sống hôn nhân, hay coi con cái thuần túy là những đồ vật cho thỏa mãn riêng tư của người ta”.

“Gia đình có quyền lợi và nhiệm vụ giáo dục con cái của mình, bằng cách thực hiện theo một số những xác tín về luân lý và đạo giáo, vì việc phát triển toàn vẹn không thể loại trừ chiều kích siêu việt và thiêng liêng của con người… Cũng không được coi nhẹ giáo huấn của đạo Công Giáo nơi những tổ chức của quốc gia, những tổ chức thực sự được căn cứ vào quyền lợi của các gia đình cần đến quyền lợi ấy một cách bất kỳ thị hay áp đặt”.

Đức Thánh Cha đã kết luận bằng cách thúc giục Tây Ban Nha trong Năm Thánh Kính Thánh Giacôbê, Tông Đồ Nước Tây Ban Nha, “Thánh nhân, như các thế kỷ qua, tiếp tục là hải đăng sáng soi cho dân nhân Tây Ban Nha và tiếp tục làm cho mảnh đất của Ngài trở thành một con đường được gieo rắc sức mạnh và hy vọng cho rất nhiều người hành hương tuốn đến từ khắp Âu Châu”.

 

 

top

 

 

ĐTC với Tân Lãnh Sự Ukraine về Vai Trò Ukraine Làm Chiếc Cầu Nối Giữa Các Dân Tộc Và Các Nền Văn Hóa

Sáng Thứ Sáu 7/5/2004, ĐTC GPII đã tiếp nhận vị tân lãnh sự Ukraine đến làm việc với Quốc Đô Vatican là ông Grygorii Fokovych Khoruzhyi. ĐTC đã đến thăm quốc gia Chính Thống Giáo này vào chuyến tông du 94 (23-27/6/2001). Vào ngày 5/5/2004, chính quyền Ukraine đã trả lại cho Giáo Hội Công Giáo ở đây dinh thự trước đây là tư dinh của vị giám mục Công Giáo lễ nghi Latinh ở Lviv đã bị tịch biên dưới thời cộng sản. Sau đây là những điểm chính yếu trong diễn từ của ĐTC với vị tân lãnh sự này:

“(Nhân dân Ukraine) cảm thấy mình là một phần tử của Âu Châu vì những truyền thống và văn hóa làm nên đặc tính của họ và họ muốn thiết lập một mối liên hệ chặt chẽ hơn nữa với các quốc gia khác ở châu lục này, trong khi vẫn bảo trì được những tính chất riêng về chính trị và văn hóa.

“Ukraine sẽ phát triển hơn nữa sứ vụ của mình như là một chiếc cầu nối giữa các dân tộc và các nền văn hóa khác nhau mà vẫn giữ được nguyên vẹn căn tính chuyên biệt của mình. Tích cực hoạt động về những vấn đề thiêng liêng, xã hội, chính trị và kinh tế, nó có thể trở thành một phòng thí nghiệm của việc đối thoại, phát triển và hợp tác nơi tất cả mọi người.

“(Vì Phúc Âm) đã hình thành đời sống, văn hóa và các cơ cấu tổ chức mà Ukraine có một trách nhiệm lớn lao trong việc ý thức, bênh vực và cổ võ di sản Kitô giáo của mình, một tính chất nổi bật của quốc gia này, một tính chất không bị tác hại cho dù dưới thời cộng sản độc tài chuyên chế bất hạnh đi nữa”.

Sau khi đề cao việc chính quyền nước này chú trọng tới vấn đề quyền tự do tôn giáo, ĐTC bày tỏ ước muốn thấy “việc quyết định sớm sủa về vị thế về pháp lý của các giáo hội dựa vào quyền bình đẳng thực sự giữa tất cả mọi người, đồng thời tiến đến những thỏa thuận về việc dạy tôn giáo và được Chính Quyền công nhận thần học như là một phân khoa của đại học. Ngoài ra, Tôi hy vọng rằng những thỏa thuận đã được đồng ý với nhau cũng đang giải quyết ổn thỏa về vấn đề tế nhị liên quan tới việc hoán trả các sản vật của Giáo Hội bị tịch thu trong thời cộng sản độc tài chuyên chế”.

Về vấn đề bầu khí tôn giáo, ĐTC nhận định rằng “các môn đệ của Chúa Kitô tiếc thay vẫn còn chia rẽ nhau và cộng đồng Ukraine cảm thấy tiếc xót trước tình trạng này. Tuy nhiên, việc đối thoại đại kết vẫn tiếp tục diễn tiến và dẫn tới những thỏa thuận triệt để hơn nơi vấn đề tương kính cũng như nơi việc liên lỉ tìm cầu hiệp nhất theo ý muốn của Chúa Kitô. Chớ gì việc đối thoại chân thành và khôn ngoan này tăng thêm nhờ sự hợp tác của hết mọi người!”

Để kết luận, ĐTC đã nhấn mạnh rằng Giáo Hội Công Giáo ở Ukraine, “từ khi nước này độc lập tới nay, đã được cho là một mùa xuân hứa hẹn của niềm hy vọng, nên nơi mỗi một thành phần của mình đều được thôi thúc bởi ước muốn đạt tới mối hiệp nhất trọn vẹn tất cả mọi người Kitô hữu”.

 


top

 

 

ĐTC GPII với tân lãnh sự Phi Luật Tân về vấn đề bần cùng, án tử, bạo lực và bầu cử

Ngày Thứ Hai 19/4/2004, ĐTC đã tiếp vị tân lãnh sự Phi Luật Tân là ông Leonida Vera.

… Trong những cuộc viếng thăm nhân dân Phi Luật Tân, Tôi bao giờ cũng cảm kích trước sự tiếp đón nồng hậu và lòng cảm mến của họ đối với Tôi. … Là một xứ sở có một đức tin Kitô giáo mạnh mẽ, ngay cả lúc phải đương đầu với những trở ngại dữ dội nhất, đã giúp cho họ thực hiện được một việc làm đáng tôn vinh, chẳng những ở chỗ có thể duy trì cái giá trị của gia sản này mà còn truyền đạt những lý tưởng văn hóa Kitô giáo khắp thế giới nữa.


Những gì xẩy ra trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Manila năm 1995 là một điển hình cho thấy Quốc Gia của ngài muốn thực hiện cái trách nhiệm này, và những điều xẩy ra ấy mãi mãi chắc chắn sẽ là những giây phút hân hoan đặc biệt trong việc thi hành thừa tác vụ chăn dắt Giáo Hội hoàn vũ của Tôi. Những ngày được ở với nhân dân của ngài, với sự hiện diện của giới trẻ khắp thế giới, đã củng cố niềm tin của Tôi, như ngài đã khẳng định, về việc nhân dân Phi Luật Tân thực sự là “ánh sáng” truyền bá phúc âm hóa của lục địa Á Châu.


Việc cần phải bày tỏ mối quan tâm sâu xa tha thiết với người nghèo là một trong những trách nhiệm của các nền văn hóa phát xuất từ những giá trị nhân bản. Tiếc thay, nhân dân Phi Luật Tân và nhiều phần đất ở Á Châu vẫn tiếp tục chịu đựng tai họa cực bần cùng. Có những lúc sự kiện này đã khiến cho các chính quyền chấp nhận những giải pháp thiển cận thực sự thường dẫn đến những chính sách không mang lại thiện ích nào cho dân chúng cả. Để đương đầu một cách hiệu nghiệm với tình trạng nghèo khổ thì hết mọi lãnh vực xã hội cần phải cùng nhau hoạt động để kiếm cách giải quyết. Cuộc giải phóng bền vững cho những ai bị trói buộc bởi tình trạng bần cùng đòi chính quyền chẳng những phải nhìn nhận thành phần nghèo và trợ giúp cho thành phần nghèo này mà còn phải chủ động cho họ được tham gia vào việc tìm kiếm những giải pháp bền vững để giải quyết những vấn đề của họ nữa.


Cuộc chiến đấu có vẻ vô bổ với tình trạng nghèo khổ là một trong những nguyên nhân chính khiến giới trẻ cảm thấy bất mãn và sống ngoài lề xã hội. Bị thúc đẩy tìm kiếm lợi lộc vật chất cấp thời, họ thường bị đẩy vào cuộc đời tội ác, hay như hiện nay cả thế giới đang chứng kiến thấy, họ tham gia vào những phong trào quá khích muốn thay đổi xã hội bằng cách sử dụng bạo lực và đổ máu. Cuộc chiến đấu với những xu hướng này cần phải cùng nhau nỗ lực tiếp nhận, lắng nghe và bao gồm tài năng và tặng ân của thành phần kém may mắn, bằng cách giúp cho họ nhận biết rằng họ là một phần trọn vẹn của xã hội.


Tôi nguyện xin để nhân dân Phi Luật Tân tiếp tục chấp nhận những qui định của Hiến Pháp là văn kiện tỏ tường nhìn nhận tính cách thánh thiện của đời sống gia đình cùng với việc bảo vệ thai nhi ngay từ khi thụ thai (x Hiến Pháp Phi Luật Tân, Mục II, Đoạn 12). Trước vấn đề án tử hình và việc sử dụng án này một lần nữa lại trở thành một đề tài quan trọng được quốc gia của ngài tranh luận, Tôi xin lập lại là mục đích của công lý ở thế giới ngày nay phục vụ có thể sẽ phục vụ hữu hiệu hơn ở chỗ không sử dụng đến án tử hình. “Xã hội tân tiến thực sự có cách làm chủ tội ác một cách hiệu nghiệm bằng việc giúp cho các tội phạm một cách vô hại ở chỗ không vĩnh viễn từ chối ban cho họ một cơ hội để cải thiện đời sống” (Thông Điệp “Phúc Âm Sự Sống”, 27). Vì xã hội dân sự có nhiệm vụ phải công minh mà họ cũng phải tỏ ra nhân hậu nữa.

 

Tôi muốn lợi dụng cơ hội này để bày tỏ mối quan tâm hiện nay của Tôi về tình trạng cuồng lưu bạo động đã xẩy ra lâu dài một thứ báo động tàn phá nơi xứ sở của ngài. Một lần nữa Tôi xin kêu gọi tất cả mọi đảng phái hãy chấm dứt việc khủng bố là những gì tiếp tục gây ra rất nhiều đau khổ cho thành phần dân sự, cũng như hãy thực hiện đường lối thương luận là đượng lối duy nhất giúp cho con người ở miền đấy ấy có thể kiến tạo nên một xã hội bảo đảm cho công lý, bình an và hòa hợp cho tất cả mọi người. Muốn được như thế, Quốc Gia này cần phải tiếp tục cổ võ việc đối thoại trong xã hội, nuôi dưỡng việc tương kiến và tương cảm nơi các tôn giáo khác nhau. Tiến trình này trở thành hiệu nghiệm hết sức khi tất cả mọi lãnh vực của việc giáo dục chung bao gồm những chương trình học giúp con người nhận ra giá trị của sự nhân nhượng và khuyến khích họ cố gắng tiến đến một nền văn hóa bắt nguồn từ sự an bình và công lý chân thực. Chúng ta có thể cùng nhau loại trừ đi những căn nguyên khủng bố về xã hội và văn hóa “bằng việc giảng dạy sự cao cả và phẩm giá của con người, cũng như bằng việc phổ biến một cảm quan sáng tỏ hơn về tính cách duy nhất của gia đình nhân loại” (Sứ Điệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới Năm 2002, 12).

 

Chỉ có thể thực hiện được việc xây dựng một xã hội trên nhân phẩm khi những ai có thẩm quyền biết gắn bó với những nguyên tắc cai trị đúng đắn, có một đời sống cá nhân và xã hội chân thực, và biết vô tư phục vụ công ích cho đồng bào của mình. Đó là lý do những người tôi tớ phục vụ quần chúng có một trách nhiệm hết sức nặng nề trong việc bảo đảm việc họ trở thành những mẫu gương về cách tác hành luân lý cũng như việc họ phải hết sức giúp cho những người khác hình thành một lương tâm xác thực, biết luôn tránh đi bất cứ những gì là bớt xén hay hư hoại. Những phẩm tính lãnh đạo chân chính này phải là mối quan tâm đặc biệt trong thời gian xứ sở của ngài sửa soạn cho cuộc bầu cử tới đây.

 

Thật vậy, tiêu chẩn để biết được sự thành đạt của một nền dân chủ chỉ có thể được thấy nơi phẩm tính của việc bầu cử của nó, một cuộc bầu cử cần phải công bằng, thành thực và tự do, bao giờ cũng theo tiến trình hiến định và qui tắc của luật pháp (x. Bản Tuyên Bố Mục Vụ Về Cuộc Bầu Cử 2004 Tới Đây do Hội Đồng Giám Mục Phi Luật Tân phổ biến). Về khía cạnh này, Tôi tin tưởng rằng thiện chí của những ai tham gia vào cuộc bầu cử sẽ làm cho quốc gia trở nên vững chắc hơn, thỉc sự được xây dựng trên công bằng và công lý cho tất cả mọi người.
……….
 


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 19/4/2004
 

 

top

 

ĐTC với vị tân lãnh sự Managua về cuộc chiến chống tình trạng cực bần cùng ở Nicaragua

Hôm Thứ Bảy 13/3/2004, ĐTC GPII đã tiếp vị tân lãnh sự xứ Nicaragua là ông Armando Luna Silva, và đã bày tỏ mối quan tâm của Ngài về tình hình của xứ sở ở Trung Mỹ Châu này. Bằng tiếng Tây Ban Nha, ĐTC đã nói: “những tình trạng cực bần cùng” là “một thứ bất công trên hết” chi phối nhiều người dân Nicaraguans. Tất cả mọi người phải lấy làm ưu tiên trong việc loại trừ đi những tình trạng cực bần cùng này, cả ở lãnh vực quốc gia cũng như quốc tế”.

ĐTC, vị đã đến thăm xứ sở này 2 lần, đã kêu gọi chính quyền hãy nói lên “cái sự dữ không thể bị coi là vấn đề địa phương ấy, mà là hậu quả của hàng loạt những yếu tố cần phải được vạch ra một cách dứt khoát và mạnh mẽ, nhờ đó phẩm chất của đời sống của nhân chúng Nacaraguans mới thực sự được cải tiến.

“Những nỗ lực như thế, hợp với những nỗ lực của cộng đồng quốc tế, một cộng đồng thực hiện việc viện trợ cần phải được phân phối bằng việc điều hành minh bạch, chân thành và hiệu lực, là những gì bất khả châm chước trong việc xây dựng một xã hội an bình, công chính và đoàn kết, một xã hội thực sự đáp ứng những khát vọng của nhân dân Nicaraguans và thích hợp với các truyền thống của xã hội này.

“Một yếu tố quan trọng (nữa) trong việc chiến đấu chống lại tình trạng bần cùng này là việc nhổ tận gốc rễ vấn đề băng hoại làm suy yếu việc phát triển chân chính về xã hội và chính trị của rất nhiều người.

“Trong việc đóng góp rất nhiều cho việc xây dựng một xã hội chân chính và huynh đệ hơn phải kể đến các thứ hướng dẫn của học thuyết xã hội của Giáo Hội Công Giáo cũng như các giáo huấn về luân lý của Giáo Hội, những giá trị cần phải được chú trọng bởi những ai hoạt động phục vụ quốc gia.

“Người ta không thể tiến đến một thứ an bình thực sự về xã hội mà lại thiếu vắng một thứ trật tự biết tôn trọng tự do cá nhân, đồng thời phấn khích lòng tin tưởng của thành phần công dân nơi các tổ chức công quyền, hay thiếu hụt một thứ chủ động hợp tác và hữu trách tham dự từ tất cả mọi người vào việc xây dựng công ích.

“Giáo Hội địa phương cố gắng để nuôi dưỡng việc hòa giải cũng như để giúp vào việc phát triển một xã hội dân chủ hơn, bằng việc tỏ ra hợp tác để làm cho những giá trị như công lý và tình đoàn kết, vấn đề tôn trọng lề luật và yêu mến chân lý được luôn thể hiện nơi đời sống của nhân dân Nicaraguans”.

Theo Niên Giám của Giáo Hội thì có 89% trên 5 triệu dân Nicaraguan là Công Giáo, song mỗi một linh mục phải coi 12.145 giáo dân.
 

top

 

ĐTC GPII với vị tân lãnh sự Bosnia-Herzegovina về vấn đề tôn trọng Thành Phần Thiểu Số

Ngày Thứ Sáu 27/2/2004, ĐTC GPII đã tiếp nhận vị tân lãnh sự nước Bosnia-Herzegovina là ông Miroslav Palameta, cho đến nay vẫn là giáo sư Đại Học Mostar. Trong diễn từ của mình ngỏ cùng ông, như những vị tân lãnh sự khác, căn cứ vào tình hình của đất nước họ đại diện, một đất nước như của vị tân lãnh sự này đã bị tan nát vì cuộc nội chiến trong thập niên 1990 sau biến cố Đông Âu, Ngài đã nói với ông về việc xây dựng một xã hội đa chủng tộc và đa tôn giáo, một xã hội tôn trọng quyền lợi của mỗi người công dân của mình. Sau đây là những ý tưởng chính yếu tiêu biểu của Ngài:

“Chắc chắn không thể nào không biết tới những cái khác biệt hiện hữu. Tuy nhiên, cần phải tôn trọng và chú trọng tới chúng, nhờ đó, chúng sẽ không bị biến thành những tấm bình phong tranh cãi, hay tệ hơn nữa, cho những cuộc xung đột, mà là được coi như những gì thăng hóa lẫn nhau”.

ĐTC yêu cầu các nhà cầm quyền hãy dấn thân giải quyết “những vấn đề ảnh hưởng tới những thành phần dân chúng địa phương bằng những giải quyết xứng hợp cho tất cả mọi người, chú trọng tới con người, tới nhân phẩm và những nhu cầu hợp lý của họ. Đó là một thử thách đối với một xã hội đa chủng tộc, đa tôn giáo và đa văn hóa như một xã hội thực sự là như thế ở Bosnia-Herzegovina. Cần phải đề cập và giải quyết những tình trạng bất công và loại trừ nhau, bảo đảm các quyền lợi và nhiệm vụ tương xứng cho tất cả mọi dân tộc ở Bosnia-Herzegovina, củng cố mức quân bình về các cơ hội trong tất cả mọi lãnh vực của sinh hoạt xã hội, bằng những cơ cấu có khả năng vạch ra cái khuynh hướng mập mờ giả tạo. Về khía cạnh này, cần phải tạo điều kiện cho việc thành thực thứ tha cũng như cho việc hòa giải thực sự, xóa bỏ đi thứ quá khứ đắng cay và hận thù xuất phát từ những tnh trạng phải chịu đựng những thứ bất công gây ra bởi những thành kiến do con người tạo nên”.

Trong bài diễn từ của mình, ĐTC cũng không quên kêu gọi giải quyết vấn đề thành phần tị nạn trong xứ sở này, những người vẫn chưa hồi hương sau cuộc xung đột với chế độ Slobadan Milosevic. Ngài cũng tỏ ra ủng hộ việc nước này gia nhập Khối Hiệp Nhất Âu Châu sau này. Cuộc nội chiến gần 4 năm (1992-1995) ở Bosnia-Herzegovina đã gây thiệt mạng cho 200 ngàn người và khiến 800 ngàn người phải di tản. Chế độ hiện hành được phác định bởi Hòa Ước Dayton, ấn định vị tổng thống chia quyền với hai vị đồng tổng thống được các cộng đồng dân chúng (Croatia, Bosnia và Serbia) bầu lên, bằng cách mỗi vị làm tổng thống 8 tháng.


top

ĐTC GPII với vị tân lãnh sự Á Căn Đình về việc xây dựng một xã hội an bình, hiệp nhất và hòa giải

Sáng Thứ Bảy 28/2/2004, ĐTC GPII đã tiếp nhận vị tân lãnh sự Á Căn Đình là ông Carlos Luis Custer. Trong bài diễn từ của mình ngỏ với ông, ĐTC đã nhắc lại rằng năm nay kỷ niệm một trăn năm “khánh thành tượng đài Chúa Kitô Cứu Thế ở Andes, ở gần biên giới Chí Lợi”, và Ngài đã nhấn mạnh đến việc xây dựng một xã hội an bình, hiệp nhất và hòa giải.

“Nếu bấy giờ tượng đài này là một biểu hiệu cho lòng tin tưởng vào ơn trợ giúp của Thiên Chúa để giải quyết những vấn đề trầm trọng cho đời sống của xứ sở” thì việc long trọng tưởng niệm này “lại cống hiến một lý do quan trọng để hy vọng, vì tượng đài ấy làm sống lại lòng hân hoan tin tưởng ấy và mong đợi việc dấn thân sau này trong việc tiếp tục cổ võ những thứ giá trị được soi động bởi Phúc Âm và là những thứ giá trị quyết liệt góp phần vào việc xây dựng một xã hội an bình, hiệp nhất và hòa giải hơn, một xã hội nỗ lực cải tiến những tình trạng sinh sống của tất cả mọi người công dân không trừ ai”.

ĐTC nhan mạnh rằng Á Căn Đình “là một chứng từ đặc biệt cho thấy những hoa trái gặt hái được nơi những mối liên hệ chân thành cũng như nơi tinh thần hợp tác giữa Giáo Hội và các quốc gia ở những môi trường khác nhau”. Theo Ngài nhận định thì ở một số trường hợp, những mối liên hệ này giúp cho dễ dàng tìm thấy những giải quyết “cho những vấn đề trầm trọng đang tác hại tới giá trị hòa bình vô giá trên con đường đối thoại và cảm thông”. Ở những trường hợp khác, những mối liên hệ tốt đẹp ấy còn giúp “giảm bớt những yếu tố ngoại tại chi phối những xu hướng trầm trọng về kinh tế, đồng thời chúng không ngừng phấn khích những ai phải chịu đựng những hậu quả về kinh tế này, nhờ đó họ có thể phát triển nhiều khả năng của họ trong việc hoạt động và khôn ngoan thắng vượt chúng”.

ĐTC cũng đề cao nỗ lực của Giáo Hội “trong việc kêu mời tất cả mọi con người nam nữ thiện tâm hãy xây dựng một xã hội được đặt trên căn bản những gía trị nền tảng là những giá trị không bao giờ có thể dung nhượng, hầu đạt được một trật tự quác gia và quốc tế xứng với con người. Một trong những giá trị đó phải là giá trị sự sống con người là những gì cần phải được cẩn thận trông coi, bằng cách lập tức ngưng ngay những nỗ lực tinh xảo làm hạ giá sự thiện nguyên thủy của sự sống, biến nó thành một dụng cụ thuần túy cho những mục đích khác. Một cột trụ khác của xã hội là hôn nhân, một cuộc hiệp nhất giữa nam nữ với nhau, hướng về sự sống, một cuộc hiệp nhất dọn chỗ cho cơ cấu tự nhiên của gia đình”.

Bởi thế, Ngài nhấn mạnh là các thứ luật pháp “phải cẩn thận bảo đảm những thứ quyền lợi này của gia đình và giúp cho họ thực thi các nhiệm vụ của họ khi họ không thể tự mình hoàn thành chúng. Nhà lập luật, nhất là các lập luật gia Công Giáo, không thể góp phần vào việc phá họa hay chuẩn nhận những thứ luật lệ trái nghịch với ‘những qui chuẩn nồng cốt và thiết yếu chi phối đời sống luân lý’. Cần phải nhớ điều ấy trong lúc đang xẩy ra đầy những nỗ lực muốn biến hôn nhân thành một thứ hợp đồng thuần túy, trong lúc các thứ giá trị rất khác với những giá trị liên quan đến đời sống hôn nhân và gia đình, và là những thứ giá trị đi đến chỗ hạ giá hôn nhân như thể nó là một thứ hiệp hội phóng khoáng trong cơ cấu xã hội. Bởi thế, có lẽ hơn bao giờ hết, các viên chức chính quyền cần phải bảo vệ và cổ võ một thứ gia đình là nhân trung chính yếu của xã hội về hết mọi khía cạnh của nó, biết rằng nhờ thế họ đang phát động một đức công chính xã hội hứa hẹn bền vững”.

top

ĐTC GPII với tân lãnh sự Mễ Tây Cơ về vấn đề chính phủ phải bảo đảm quyền tự do tôn giáo

Hôm Thứ Ba 24/2/2004, ĐTC GPII đã tiếp nhận vị tân lãnh sự của Nước Mễ Tây Cơ là ông Javier Moctezuma Barragan. Trong diễn từ của mình ngỏ cùng vị tân lãnh sự này, ĐTC đã nhắc lại chuyến tông du đầu tiên giáo triều của Ngài là đến Mễ Tây Cơ 25 năm trước. Ngài cũng ghi nhận là vào Tháng 10/2004, Hội Nghị Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 48 sẽ được tổ chức tại Guadalajara nước này. ĐTC cũng nhấn mạnh đến việc tái thiết lập bang giao giữa Mễ Tây Cơ và Tòa Thánh vào tháng 9/1992, với nhận định như sau:

“Qua những tháng năm này, những năm tháng được đánh dấu bằng những đổi thay nhanh chóng và sâu xa nơi những lãnh vực về chính trị, xã hội và kinh tế của xứ sở này, Giáo Hội Công Giáo, trung thành với sứ mệnh mục vụ riêng của mình, đã tiếp tục cổ võ công ích của nhân dân Mễ Tây Cơ, tìm cách đối thoại và hiểu biết những tổ chức công khác nhau cũng như tìm cách bênh vực quyền lợi của mình trong việc tham sự vào đời sống của quốc gia. Hy vọng rằng Giáo Hội ở Mễ Tây Cơ có thể hoàn toàn được hưởng tự do trong tất cả mọi lãnh vực đang được Giáo Hội phát triển về sứ vụ mục vụ và xã hội của mình. Giáo Hội không tìm kiếm những đặc ân đặc sủng cũng như không muốn pha mình vào những lãnh vực không hợp với mình, thế nhưng Giáo Hội muốn hoàn thành sứ vụ của mình liên quan đến thiện ích về thiêng liêng cũng như về nhân bản của nhân dân Mễ Tây Cơ mà không bị trở ngại hay ngăn cấm. Bởi thế, các tổ chức của Quốc Gia cần phải bảo toàn quyền tự do tôn giáo của con người cũng như của các đoàn thể, tránh đi tất cả những hình thức bất dung hay kỳ thị. Có thế, hy vọng rằng trong một tương lai không bao lâu nữa,… sẽ có những tiến triển trong các lãnh vực như lãnh vực giảng dạy tôn giáo ở các môi trường khác nhau, lãnh vực hỗ trợ thiêng liêng nơi ngành chăm sóc sức khỏe, nơi những trung tâm xã hội và an sinh của quần chúng cũng như nơi các phương tiện truyền thông đại chúng.

“Người ta không bao giờ được bỏ cuộc trước những lừa bịp của những ai, vì có quan niệm sai lầm về nguyên tắc về vấn đề phân biệt giữa Giáo Hội với Quốc Gia cũng như về tính chất trần thế của Quốc Gia, có ý biến tôn giáo thành một phạm vi hoàn toàn riêng tư đối với cá nhân con người, không nhìn nhận Giáo Hội được quyền giảng dạy tín lý của mình và đưa ra những phán quyết về luân lý đối với những vấn đề liên quan tới lãnh vực xã hội”.

Sang vấn đề “xây dựng một nền văn hóa dân chủ và củng cố một Quốc Gia có luật lệ”, ĐTC nhận định là “gần đây các vị Giám Mục Mễ Tây Cơ, … đã thiết tha kêu gọi việc hiệp nhất quốc gia và việc đối thoại nơi những vị lãnh đạo sinh hoạt xã hội”. Ngài nhấn mạnh tới “vấn đề nghèo khổ buồn thảm và bao rộng”, cho đó là “một thách đố khẩn trương đối với các chính trị gia cũng như với những vị lãnh đạo lãnh vực quần chúng. Việc nhổ tận gốc tình trạng bần cùng nghèo khổ này đòi phải có những phương tiện có tính cách kỹ thuật cũng như chính trị”, thế nhưng, “người ta không bao giờ được quên rằng những phương tiện này sẽ không đủ nếu chúng không được tác động bởi những thứ giá trị đạo lý chân thực…. Một thứ phát triển không cương quyết đối đầu với những sự chênh lệch về xã hội không thể nào phát triển trong tương lai được”.

ĐTC, trong phần kết thúc, đã không quên đề cập tới vấn đề dân bản xứ ở Mễ Tây Cơ, yêu cầu hãy đặc biệt chú trọng tới họ “vì họ thường bị tẩy chay ở trong một lãnh giới của thành phần bị quên lãng”. Ngài cũng bày tỏ mối quan tâm đến “hiện tượng di dân của dân chúng Mễ Tây Cơ lan tràn tới các quốc gia khác, nhất là sang Hoa Kỳ”, thành phần sẽ chịu những ảnh hưởng tiêu cực. “Cần phải khám phá và chữa trị” những nguyên nhân của việc di dân, và “những người Mễ sống ở hải ngoại không bao giờ lại cảm thấy rằng mình là thành phần bị các nhà lãnh đạo quốc gia bỏ quên”.

 

top

ĐTC GPII với tân lãnh sự Thổ Nhĩ Kỳ về mối liên hệ giữa Giáo Hội và Quốc Gia và về Liên Hiệp Quốc

Thứ Bảy 21/2/2004, ĐTC GPII đã tiếp nhận vị tân lãnh sự Thổ Nhĩ Kỳ là Osman Durak. Trong bài diễn từ của mình ngỏ với vị tân lãnh sự này, ĐTC đã nhấn mạnh đến vấn đề liên hệ giữa Giáo Hội và Quốc Gia. Sau đây là nguyên văn toàn bài diễn từ của Ngài.

Thưa Ông Lãnh Sự,

Tôi hân hoan tiếp nhận ông khi chấp nhận Bổ Nhiệm Thư về việc ông làm Lãnh Sự của Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ ở Tòa Thánh. Một trong những cuộc tông du đầu tiên của Giáo Triều của mình Tôi đã đến xứ sở của ông, “như là một sứ giả của hòa bình và như là một thân hữu” (Lời Tạ Biệt ở Smyrna, 30/11/1979). Với những hồi niệm về cuộc hành trình lịch sử còn đậm nét trong tâm trí mình, Tôi xin cám ơn ông về những lời chào hỏi của Tổng Thống Ahmet Necdet Sezer được ông chuyển tới Tôi, và Tôi cũng hân hoan gửi những lời cầu chúc tất đẹp của Tôi tới các vị thẩm quyền cùng nhân dân xứ sở của ông. Tôi xin ông bảo đảm với họ về việc Tôi nguyện cầu cho họ.

Ông đã đề cập tới tình trạng của Thổ Nhĩ Kỳ như là một Quốc Gia dân chủ được hành trị theo qui tắc luật pháp là những gì làm cho tất cả mọi người công dân đều được hưởng những quyền lợi tương đương nhau. Thật vậy, qui tắc luật pháp và mức quân bình về các thứ quyền lợi là những đặc tính thiết yếu đối với bất cứ một xã hội tân tiến nào muốn thực sự tìm cách bảo toàn và cổ võ công ích. Để hoàn thành công việc này, việc phân biệt rõ ràng giữa lãnh vực dân sự và tôn giáo giúp cho mỗi một phạm vi này có thể thực thi các trách nhiệm xứng hợp của mình được hiệu nghiệm, bằng sự tương kính cũng như bằng việc được hoàn toàn tự do theo lương tâm.

Tôi hân hoan nhận thấy rằng Hiến Pháp của Nước Cộng Hòa này nhìn nhận quyền tự do theo lương tâm này, cũng như quyền tự do tôn giáo, thờ phượng và giảng dạy. Những việc bảo đảm theo hiến định này, một khi chúng được trở thành một phần của lập pháp phổ thông nhờ đó cũng trở thành một phần của cơ cấu sống động của xã hội, là những gì khiến cho tất cả mọi người công dân, bất kể niềm tin hay liên hệ về đạo giáo có thể góp phần vào việc xây dựng xã hội Thổ Nhĩ Kỳ. Nhờ đó, quốc gia này có thể được hưởng phúc lợi từ niềm hy vọng cũng như từ những tính chất luân lý làm nên sức mạnh phát xuất từ những xác tín sâu xa về tôn giáo của dân chúng.

Theo chiều hướng ấy, khi Thổ Nhĩ Kỳ đang sửa soạn thiết lập những mối liên hệ mới với Âu Châu, thì hợp cùng dân chúng Công Giáo, Tôi mong ước được thấy các thẩm quyền cùng tổ chức Thổ Nhĩ Kỳ nhìn nhận tình trạng pháp lý của Giáo Hội nơi xứ sở của ông. Giáo Hội không hề muốn tìm kiếm nhựng đặc ân riêng hay việc đối xử thiện cảm với mình; trái lại, Giáo Hội chỉ chú trọng tới những quyền lợi căn bản của các phần tử của mình cần phải được tôn trọng và những người Công Giáo được tự do thực hiện các quyền lợi ấy.

Như Tôi đã có dịp vạch ra vào đầu năm nay, trong một xã hội đa dạng thì tính cách trần thế của Quốc Gia là những gì giúp vào “việc thông đạt giữa các chiều kích thiêng liêng khác nhau với quốc gia” (Diễn Từ với Phái Đoàn Ngoại Giao với Tòa Thánh ngày 12/1/2004, đoạn 3). Bởi thế, Giáo Hội và Quốc Gia không phải là đối phương mà là đồng bạn, ở chỗ, qua cuộc đối thoại lành mạnh với nhau, họ có thể góp phần vào việc phát triển nhân bản toàn diện cũng như vào việc hòa hợp xã hội. Chính vì ý hướng này Tôi muốn bày tỏ niềm hy vọng của Tôi là Tiểu Ban Quốc Hội về Nhân Quyền thuộc Hội Đồng Quốc Gia Thổ Nhĩ Kỳ sẽ biết được phải làm sao để đáp ứng một cách đầy đủ cho thỉnh nguyện đơn được đệ trình hồi Tháng Chín năm ngoái liên quan tới những nhu cầu chung về tôn giáo và mục vụ của thành phần thiểu số Kitô hữu và không phải tín đồ Hồi giáo sống ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Như Vị Tiền Nhiệm của Tôi cũng là Vị Đại Diện Tòa Thánh ở xứ sở của ông là Giáo Hoàng Chân Phước Gioan XXIII đã nhận định trong Thông Điệp “Hòa Bình Dưới Thế” của ngài, thì vấn đề hòa bình không thể tách khỏi vấn đề nhân phẩm cũng như vấn đề nhân quyền. Nói cách khác, những vấn đề khó với thuộc lãnh vực sự vụ trần thế này không thể nào được giải quyết một cách xứng hợp nếu không giải quyết những vấn đề về luân lý cũng như về hành vi đạo lý. Như thế, vấn đề hòa bình và hòa hợp trong đất nước cũng như giữa các dân tộc và Quốc Gia đòi việc thi hành quyền bính chính trị bao gồm và được tham dự hơn nữa, thậm chí ở cả phạm vi quốc tế, một việc thi hành quyền bính chính trị minh bạch và khả tín hơn nữa ở mọi lãnh vực sinh hoạt quần chúng.

Khi nêu lên sự thật, công lý, yêu thương và tự do như là bốn trụ cột của hòa bình, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã kêu gọi thẩm quyền dân sự có một nhãn quan cao cả hơn và “mạnh bạo thách đố thế giới hãy phóng ý nghĩ vượt ra ngoài hiện trạng lệch lạc của mình đến những hình thức mới của một trật tự quốc tế đặt phẩm giá con người lên trên hết” (Sứ Điệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới 2003, đoạn 6).

Một trong những phương tiện chính yếu để bảo đảm trật tự thế giới này, nhờ đó để theo đuổi vấn đề hòa bình, đó là luật pháp quốc tế, một thứ luật pháp được gọi để mỗi ngày một trở thành một thứ luật pháp hòa bình trong công lý và kết đoàn. Như thế, cộng đồng quốc tế nói chung có một vai trò đặc biệt trong việc cổ võ nhân phẩm, duy trì tình trạng tự do của các dân tộc và sửa soạn cho các nền văn hóa cùng với các cơ cấu trong vấn đề thực hiện công việc cần thiết xây dựng hòa bình. Giáo Hội Công Giáo dồn tất cả mọi việc hỗ trợ vào các hoạt động nhắm đến chỗ phục hồi hòa bình và mang lại hòa giải. Vì lý do này, Tôi hoan hỉ nghe thấy tin về việc tiến triển đang đạt được đối với việc ổn định chính đáng vấn đề Cyprus. Tôi thành thực khuyến kích đôi bên trong cuộc hãy hết sức nỗ lực để mau chóng tiến đến chỗ tái thống nhất và hòa bình cho hải đảo này.

Trong cộng đồng quốc tế rộng lớn hơn, Liên Hiệp Quốc đóng một vai trò đặc biệt. Cho dù cần phải thực hiện “một cuộc cải cách giúp cho Tổ Chức LHQ này hoạt động một cách hiệu năng trong việc theo đuổi những mục đích ấn định của mình” (Sứ Điệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới 2004, đoạn 7), cơ cấu quốc tế này vẫn là một cơ quan xứng hợp nhất trong việc đương đầu với những thách đố trầm trọng trước mắt gia đình nhân loại trong thế kỷ 21 này. Trong số những thách đố đó có nạn khủng bố chết chóc là tiêu biểu cho một vấn đề đặc biệt độc hại: vì nó hay coi thường lý lẽ truyền thống của một hệ thống pháp lý được phác họa để điều hợp những mối liên hệ giữa các Quốc Gia chủ quyền. Bởi thế, trong cuộc chiến đấu đang diễn tiến để chống khủng bố này, luật pháp quốc tế cần phải được phác họa những dụng cụ pháp luật đa dạng có khả năng hiệu lực trong việc thanh tra, đương đầu và ngăn ngừa loại tội ác ghê gớm này. Ở đây Tôi xin lập lại lời bày tỏ đoàn kết nguyện cầu của Tôi với quốc gia của ông vừa mới bùng lên những cuộc khủng bố tấn công.

Ông Lãnh Sự, Tôi tin tưởng rằng sứ vụ của ông với Tòa Thánh sẽ làm củng cố những mối giây hiểu biết và cộng tác giữa chúng ta. Ông cứ tin tưởng là các văn phòng của Tòa Thánh Rôma bao giờ cũng sẵn sàng hỗ trợ ông trong việc ông thực thi các nhiệm vụ cao cả của ông. Tôi xin Thiên Chúa Toàn Năng ban muôn vàn phúc lộc xuống trên ông và nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ thân yêu.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh do Zenit phổ biến ngày 23/2/2004.
 

top

ĐTC GPII với vị tân lãnh sự Đài Loan về vai trò của truyền thống tôn giáo và văn hóa trong xã hội

Ngày 30/1/2004, Thứ Sáu, ĐTC GPII đã tiếp nhận vị tân lãnh sự của nước Cộng Hòa Trung Hoa, tức Đài Loan, là ông Chou-seng Tou, và Ngài đã nói với ông về vai trò quan trọng và tầm ảnh hưởng của các truyền thống tôn giáo và văn hóa đối với tình trạng phúc hạnh của xã hội loài người. Sau đây là nguyên văn những gì Ngài nói:

Thưa ông Lãnh Sự,

…….……… (chào đón mở đầu)

Tôi cám ơn ông Lãnh Sự về những lời lẽ ông đã nói lên lòng cảm mến trước những nỗ lực của Tòa Thánh trong việc cổ võ nền hòa bình trên khắp thế giới. Tòa Thánh chúng tôi thấy công việc này như là một phần của việc Tòa Thánh phục vụ gia đình nhân loại, một việc được thúc đẩy bởi mối quan tâm sâu xa đến tình trạng phúc hạnh của hết mọi người. Việc hợp tác giữa các dân tộc, các quốc gia và chính quyền là điều kiện thiết yếu trong việc bảo đảm một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người. Cộng đồng quốc tế đang phải đương đầu với nhiều thách đố về vấn đề bảo đảm này, trong đó có những vấn đề nghèo khổ trầm trọng trên thế giới, vấn đề khước từ các thứ quyền lợi của dân chúng, và vấn đề có một số các phái nhóm thiếu cương quyết bảo trì nền hòa bình và tình trạng ổn định.

Các truyền thống tôn giáo và văn hóa của nước Cộng Hòa Trung Hoa đã làm chứng cho sự kiện là việc phát triển của con người không chỉ giới hạn ở việc thành đạt về kinh tế hay vật chất. Nhiều yếu tố về khổ chế và thần bí nơi các tôn giáo Á Châu dạy rằng không phải việc chiếm hữu được dồi dào về vật chất là những gì đánh dấu mức tiến bộ của cá nhân cũng như xã hội, mà là khả năng của một thứ văn minh nuôi dưỡng chiều kích nội tâm và ơn gọi siêu việt của con người nam nữ. Thật vậy, “một khi cá nhân cũng như cộng đồng không để ý tới việc triệt để tôn trọng những đòi hỏi luân lý, văn hóa và linh thiêng là những gì phát xuất từ phẩm giá của con người cũng như từ căn tính xứng hợp của mỗi cộng đồng, bắt đầu là cộng đồng gia đình và các tổ chức tôn giáo, thì tất cả những gì khác, như tình trạng tiện nghi thuận lợi của các sản vật, mức dồi dào của các nguồn kỹ thuật cần thiết cho cuộc sống hằng ngày, mức độ phúc hạnh nào đó về vật chất, sẽ cảm thấy không thỏa mãn và cuối cùng đi đến chỗ chán chường” (Encyclical Letter "Sollicitudo Rei Socialis," No. 33).

Bởi thế tất cả mọi xã hội cần phải nỗ lực để cống hiến cho công dân của mình quyền tự do cần thiết trong việc nhận thức được hoàn toàn ơn gọi thực sự của họ. Để đạt được điều ấy, quốc gia cần phải kiên quyết dấn thân cổ võ quyền tự do là những gì tự nhiên phát xuất từ giá trị riêng biệt của phẩm giá con người. Vấn đề dứt khoát phát động quyền tự do trong xã hội loài người này, trước hết và trên hết, đòi phải có quyền tự do thi hành tín ngưỡng trong xã hội (cf. Declaration on Religious Freedom, "Dignitatis Humanae," No. 1).

Thiện ích của xã hội đòi hỏi là quyền tự do tôn giáo phải được luật pháp tôn trọng và bảo vệ một cách hiệu nghiệm. Nước Cộng Hòa Trung Hoa đã chứng tỏ cho thấy họ tôn trọng những truyền thống tôn giáo khác nhau trong nước và nhìn nhận quyền lợi của tất cả mọi truyền thống trong việc thực hành tín ngưỡng của những truyền thống ấy. Tôn giáo là một phần trong sinh hoạt và văn hóa của một quốc gia, mang lại một cảm quan sâu xa về phúc hạnh cho cộng đồng, bằng việc cống hiến ở một mức độ nào đó vào trật tự xã hội, vào tình trạng quân bình, vào mối hòa hợp và vào việc trợ giúp thành phần yếu kém và bị bỏ rơi. Bằng việc chú trọng tới những vấn đề nhân bản sâu xa nhất, tôn giáo góp phần rất nhiều vào tình trạng tiến bộ thực sự của xã hội, và cổ võ một cách rất đặc biệt nền văn hóa hòa bình ở cả cấp độ quốc gia cũng như quốc tế.

Như Tôi đã nói trong Sứ Điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới 1992: “Niềm mong mỏi sống hòa bình được sâu xa bắt nguồn từ bản tính của con người và được thấy nơi các tôn giáo khác nhau” (đoạn số 2). Tân thiên niên kỷ này đang thách thức chúng ta hãy nỗ lực tiến đến chỗ hoàn thành một nhiệm vụ thực sự hữu trách đối với hết mọi người, đó là việc hợp tác với nhau hơn nữa trong việc nuôi dưỡng những giá trị của lòng quảng đại, của việc hòa giải, của đức công chính, của nền hòa bình, của sự can đảm và tính nhẫn nại, là những gì gia đình nhân loại hoàn cầu ngày nay cần hơn bao giờ hết (ibid).

Là thành phần của gia đình nhân loại này, Giáo Hội Công Giáo ở nước Cộng Hòa Trung Hoa đã góp phần đáng kể vào việc phát triển xã hội và văn hóa của Đất Nước ông, nhất là bằng việc Giáo Hội dấn thân trong việc giáo dục, chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ thành phần kém may mắn. Qua những hoạt động này và những hoạt động khác, Giáo Hội tiếp tục giúp vào việc duy trì nền hòa bình và hiệp nhất của tất cả mọi dân tộc. Nhờ đó, Giáo Hội theo đuổi sứ mệnh thiêng liêng và nhân đạo của mình, cùng góp phần vào việc xây dựng một xã hội công bình, tin tưởng và hợp tác.

Các chính quyền cũng thế, bao giờ cũng phải cố gắng để duy trì liên hệ với thành phần sống bên lề xã hội ở xứ sở mình cũng như với thành phần nghèo khổ và bị bỏ rơi trên thế giới nói chung. Thật vậy, tất cả mọi con người nam nữ thiện tâm cần phải chú ý tới tình trạng khốn khổ của người nghèo, và trong tầm tay của mình, làm những gì có thể để làm giảm bớt tình trạng bần cùng và túng thiếu. Á Châu là “một đại lục đầy những nguồn lợi và có nhiều nền văn minh lớn, nhưng lại là nơi có những quốc gia nghèo nhất thế giới, và cũng là nơi có hơn một nửa dân số phải chịu cảnh thiếu thốn, bần cùng và khai thác” (Post-Synodal Apostolic Exhortation "Ecclesia in Asia," No. 34). Về vấn đề này Tôi lấy làm cảm phục nước Cộng Hòa Trung Hoa về nhiều hoạt động bác ái trên cầu trường quốc tế và nhất là nơi thế giới đang phát triển. Tôi hy vọng rằng nhân dân Đài Loan sẽ tiếp tục cổ võ những hoạt động bác ái, nhờ đó, góp phần vào việc xây dựng một nền hòa bình bền vững trên thế giới này.

……… (chào chúc kết thúc)

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 30/1/2004.

top

ĐTC với tân lãnh sự Nam Dương về việc đối đầu với nạn khủng bố quốc tế

Hôm 10/1/2004, ĐTC GPII đã tiếp nhận vị tân lãnh sự Nam Dương là Bambang Prayitno và đã đề cập đặc biệt đến việc chống nạn khủng bố quốc tế, vì Nam Dương, nơi Ngài đã viếng thăm năm 1989, cũng đã là một trong những nơi nếm mùi khủng bố tấn công này ở “Bali 15 tháng trước đây”.
….
Như ngài đã đề cập, quốc gia của ngài và Tòa Thánh đã có những mối liên hệ thân hữu và hợp tác chặt chẽ hơn bao giờ hết, bằng việc cùng nhau dấn thân hoạt động cho hòa bình và phúc hạnh của tất cả mọi dân tộc ở mọi tầng lớp xã hội. Đây là một trách nhiệm bao gồm tất cả mọi con người nam nữ thiện tâm, và là một công việc ngày nay có một tầm mức quan trọng hơn bao giờ hết khi toàn thể gia đình nhân loại đang tìm kiếm những phương tiện hiệu nghiệm để đương đầu với nạn khủng bố quốc tế. Không phủ nhận được là tai họa độc hại này đã trở nên dữ dội hơn nữa trong những năm gần đây, gây ra những cuộc tàn sát dã man là những gì chỉ làm thái quá hơn tình trạng khó khăn, làm tăng thêm căng thẳng và làm suy giảm những cơ hội kiến tạo hòa bình giữa các dân tộc và các quốc gia. Bất hạnh thay xứ sở của ngài lần đầu tiên cũng đã nếm mùi những hành động bạo lực ghê tởm như vậy, những hành động bất chấp sự sống bất khả vi phạm của con người vô tội. Cái cảm giác hết sức bàng hoàng trước cuộc khủng bố tấn công cho bom nổ ở Bali 15 tháng trước đây vẫn còn âm vang sâu xa trong tâm trí của cộng đồng thế giới.

Bất chấp sự khinh thường mạng sống con người được thể hiện nơi những cuộc khủng bố tấn công như thế, chúng ta cũng không bao giờ được phản ứng một cách hận ghét hay trả thù. Những biện pháp chỉ nhắm đến việc trừng phạt hay áp đảo thôi cũng không đủ. Cuộc chiến chống khủng bố còn cần phải được thực hiện ở tầm mức chính trị và giáo dục nữa. Cần phải động viên về lãnh vực chính trị để loại trừ những căn nguyên sâu xa gây ra những tình trạng bất công là những gì thúc đẩy con người tới những hành động thất vọng và bạo động. Cũng thế, cần phải quyết tâm thực hiện những chương trình giáo dục được bởi cũng như nuôi dưỡng lòng tôn trọng sự sống con người trong tất cả mọi trường hợp. Có thế mối hiệp nhất nhân loại mới thắng thế, cho thấy nó mãnh lực hơn bất cứ sự chia rẽ lây lan nào làm tách phân cá nhân, nhóm phái và các dân tộc (cf. Message for the 2004 World Day of Peace, No. 8). Chính vì khía cạnh giáo dục này mà các tôn giáo chính trên thế giới mới đóng một vai trò đặc biệt quan trọng.

Việc hiểu biết và hợp tác liên tôn thực sự sẽ giúp nhiều vào vấn đề phát động một cảm quan rõ ràng hơn nữa về mối hiệp nhất của toàn thể nhân loại, bằng việc nhổ tận căn gốc những căn nguyên về xã hội và về văn hóa gây ra nạn khủng bố. Tôi càng tin tưởng rằng các vị lãnh đạo Hồi giáo, Kitô giáo và Do Thái giáo cần phải đi tiên phong trong việc lên án nạn khủng bố cũng như trong việc bác bỏ bất cứ hình thức hợp lý nào về tôn giáo hay luân lý được thành phần khủng bố viện dẫn. Cần phải phát động việc đối thoại với nhau như là một phương tiện cho việc hiểu biết lẫn nhau, như là một cuộc trao đổi gia sản thiêng liêng với nhau và như là dụng cụ thắng vượt cách êm đẹp những thứ khác biệt nhau. Đó là đường lối duy nhất để bảo toàn được mối hiệp nhất, để giữ được tình trạng ổn định và để xây dựng nền dân chủ rất đáng ước mong nơi đại Quốc do ngài đại diện đây.

Trong tinh thần này, Tôi lấy làm mãn nguyện khi thấy rằng việc Chính Phủ của ngài tích cực dấn thân trong việc bảo tồn tình trạng hòa hợp giữa các tín đồ thuộc các tôn giáo khác nhau ở Nam Dương. Thật vậy, câu khẩu hiệu Bihneka Tung al lka, “hiệp nhất trong đa dạng”, đính ở vai áo quốc thể của ngài, đã cho thấy một nguyên tắc hướng dẫn quan trọng khiến xứ sở của ngài đang nỗ lực xây dựng và củng cố một xã hội được xây dựng trên những nguyên tắc dân chủ liên quan đến tự do và bình đẳng, bất kể ngôn ngữ, chủng tộc, văn hóa hay tôn giáo. Những cuộc tuyển cử vào cuối năm nay, một thời điểm lịch sử thực sự đối với nước Nam Dương, là một cơ hội tuyệt hảo để tái củng cố những nguyên tắc này nơi những cơ cấu dân chủ của quốc gia cũng như để phát triển việc tham dự trọn vẹn của tất cả mọi người công dân vào sinh hoạt chung của Đất Nước. Bầu không khí chính trị này cũng cho thấy một bước tiến lớn trong việc tiếp tục biến đổi xã hội Nam Dương, qua những nỗ lực loại trừ tình trạng bại hoại và bảo đảm việc tôn trọng các thứ quyền lợi của tất cả mọi người công dân, nhất là những quyền lợi thuộc các thành phần thiểu số về chủng tộc và tôn giáo.

Về phần mình, Giáo Hội Công Giáo là một đồng bạn tích cực trong việc tiếp tục chương trình của đất nước ngài để phát triển những cơ cấu có khả năng làm thỏa nguyện niềm hy vọng và ước vọng của tất cả mọi dân tộc thuộc quần đảo này. Vai trò của Giáo Hội Công Giáo trong lãnh vực giáo dục có một tầm vóc đặc biệt quan trọng, ở chỗ, mặc dù những người Công Giáo chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng số dân chúng, họ cũng đã phát triển một hệ thống học đường rộng lớn và hiệu nghiệm. Việc quyết tâm giữ tinh thần dung nhượng về tôn giáo cũng như giữ nguyên tắc nền tảng về quyền tự do tôn giáo đã cho phép Giáo Hội thực hiện một thứ đóng góp vô giá vào sinh hoạt của xứ sở này. Tôi hy vọng rằng Chính Quyền đây sẽ tiếp tục hỗ trợ Giáo Hội trong việc theo đuổi sứ vụ của Giáo Hội, bằng việc tỏ ra tôn trọng căn tính Công Giáo nơi các học đường cũng như nơi các hoạt động giáo dục của Giáo Hội.
………

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 11/1/2004.

top

ĐTC GPII với vị tân lãnh sự Ý về căn tính Kitô giáo của Âu Châu

Thứ Sáu 8/1/2004, ĐTC GPII đã tiếp nhận vị tân lãnh sự Ý Giuseppe Balboni Acqua, Ngài đã nhắc lại mối liên hệ giữa Nước Ý và Tòa Thánh Vatican, rồi khuyên giục nước này hãy trung thành với căn tính Kitô giáo của mình, chẳng những nơi lãnh vực chính trị liên quan tới bản hiến pháp chung Âu Châu mà còn nơi lãnh vực hôn nhân gia đình nữa.

“Mối liên hệ cả hai ngàn năm đã gắn bó Tòa Thánh Phêrô với dân cư của hải đảo này này, một dân cư có một gia sản phong phú có những giá trị Kitô giáo làm nên một nguồn hứng khởi và căn tính vững mạnh. Hòa Ước Ngày 18/2/1984 xác định là Nước Cộng Hòa Ý Đại Lợi ‘nhìn nhận giá trị của văn hóa tôn giáo’, khi nhắc nhớ là ‘những nguyên tắc của Công Giáo làm nên gia sản lịch sử của nhân dân Ý’

“Bởi thế, Nước Ý đóng một vai trò hoạt động đặc biệt để Âu Châu, qua các thẩm quyền hữu trách, biết nhìn nhận các gốc tích Kitô giáo của mình, là những gì chắc chắn bảo đảm cho những người công dân của Đại Lục này một căn tính không hời hợt mau qua hay chỉ chiều theo những lợi lộc về chính trị và kinh tế, mà là trên những giá trị sâu xa và trường tồn. Những nền tảng cùng với những lý tưởng về đạo lý làm căn bản cho những nỗ lực của mối hiệp nhất Âu Châu ngày nay cần thiết hơn bao giờ hết, nếu người ta muốn cống hiến cho văn bản tổ chức của Khối Hiệp Nhất Âu Châu một cái gì gọi là vững chắc.

“Tôi muốn xin chính quyền cùng với tất cả mọi vị đại diện về lãnh vực chính trị Ý quốc hãy theo đuổi những nỗ lực đã được thực hiện cho tới nay về lãnh vực này. Chớ gì Ý quốc tiếp tục nhắc nhở cho các quốc gia chị em của mình về thứ gia sản tôn giáo, văn hóa và dân sư đặc biệt là những gì đã làm cho Âu Châu trở thành cao cả qua các thế kỷ.

ĐTC cũng nhắc lại là năm 2004 có hai cuộc mừng kỷ niệm về mối liên hệ giữa Ý quốc với Tòa Thánh Vatican, đó là 75 năm Hòa Ước Latêranô ngày 11/2/1929 là hòa ước công nhận chủ quyền của Quốc Đô Vatican, và 20 năm điều chỉnh hòa ước này (1984). Ngài nói rằng bất cứ những gì thiếu hụt hay chưa được thực hiện, “Giáo Hội vẫn không xin được hưởng những ân huệ, hay Giáo Hội có ý định đi quá mức thiêng liêng hợp với sứ vụ của mình. Những hiểu biết phát xuất từ cuộc trân trọng đối thoại trao đổi (giữa Ý quốc và Tòa Thánh) không có một mục đích nào khác ngoài mục đích để cho Giáo Hội hoàn toàn được tự do thực hiện phận vụ hoàn vũ của mình cũng như được thuận lợi phục vụ lợi ích thiêng liêng của nhân dân Ý quốc”.

ĐTC đã kết thúc bài diễn từ của mình bằng việc nhắc nhở Ý quốc vấn đề liên quan đến cơ cầu và đời sống hôn nhân gia đình như sau: “Vai trò chính yếu của gia đình, một vai trò ngày nay thực sự bị tấn công bởi một cảm quan được hiểu một cách sai lầm về quyền hạn. Hiến pháp Ý quốc kêu gọi và chú trọng tới tâm điểm của cơ cấu ‘xã hội tự nhiên được xây dựng trên hôn nhân’ này. Bởi thế, nhiệm vụ của các chính quyền là phát động các thứ luật lệ theo chiều hướng sinh tồn này của cơ cấu ấy. Quốc gia này cần phải chăm sóc cho cơ cấu gia đình mà không dập tắt đi quyền tự do chọn lựa giáo dục của cha mẹ, cũng như cần phải bảo trì những quyền lợi bất khả nhượng của họ cùng những nỗ lực của họ trong việc củng cố tế bào gia đình”.

top