ĐTC BIỂN ĐỨC XVI với tân lãnh sự các nước

2005

 với Các Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc trong Năm 2005 dịp Các Vị Trình Ủy Nhiệm Thư bắt đầu hành sự, và cả một số vị Thủ Tướng và Tổng Thống

với tân lãnh sự của Hiệp Vương Quốc về tình hình đại kết tôn giáo và xã hội đa chủng ở đại cường quốc này

với Các Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc trong Năm 2005: với chung 11 vị tân lãnh sự ngày 1/12

với vị tân lãnh sự Gilbert Ramirez Chagoury nước Saint Lucia ngày 1/12

 với vị tân lãnh sự Madan Kumar Bhattarai nước Nepal ngày 1/12

với vị tân lãnh sự Ali Abeid A. Karume nước Tanzania ngày 1/12

với vị tân lãnh sự Petros Tseggai Asghedom nước Eritrea ngày 1/12

với vị tân lãnh sự Sten Erik Malmborg Lilholt nước Đan Mạch ngày 1/12

với vị tân lãnh sự với tân lãnh sự Hoa Kỳ là Francis Rooney ngày 12/11

Tân Đại Sứ Hoa Kỳ ở Quốc Đô Vatican ngỏ lời cùng ĐTC Biển Đức XVI dịp trình ủy nhiệm thư

với vị tân lãnh sự với tân lãnh sự Mễ Tây Cơ là Luis Felipe Bravo Mena ngày 23/9

với vị tân lãnh sự Cộng Hòa Ecuador là Francisco Salazar Alvarado Thứ Hai 29/8

với vị tân lãnh sự Cộng Hòa Paraguay là Gerónimo Narváez Torres Thứ Sáu 26/8

với vị tân lãnh sự Cộng Hòa Bolivaria Nước Vanezuela là Ivan Guillermo Rincón Urdaneta Thứ Năm 25/8

với 7 Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc Azerbaijan, Guinea, Malta, New Zealand, Rwanda, Switzerland và Zimbabwe trong Năm 2005 ngày Thứ Năm 16/6

với vị tân lãnh sự là Geoffrey Kenyon Ward nước Tân Tây Lan Thứ Năm 16/6

với vị tân lãnh sự là Elchin Oktyabr Oglu Amirbayov Cộng Hòa Azerbaijan Thứ Năm 16/6

với vị tân lãnh sự là El Hadj Aboubacar Dione Cộng Hòa Guinea Thứ Năm 16/6

với vị tân lãnh sự là David Douglas Hamadziripi Cộng Hòa Zimbabwe Thứ Năm 16/6

với vị tân lãnh sự là Jean-François Kammer nước Thụy Sĩ Thứ Năm 16/6

với vị tân lãnh sự là Antonio Ganado nước Malta Thứ Năm 16/6

với vị tân lãnh sự là Joseph Bonesha Cộng Hòa Rwanda Thứ Năm 16/6

ĐTC Biển Đức XVI với vị tân lãnh sự Macedonia về Một Âu Châu đại kết

 

 

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc trong Năm 2005 dịp Các Vị Trình Ủy Nhiệm Thư bắt đầu hành sự, và cả một số vị Thủ Tướng và Tổng Thống các nước nữa.

 

Trong Năm 2005, năm đầu tiên trong giáo triều của mình, trong vòng 8 tháng trời, vị tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI của chúng ta đã gặp gỡ các Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc thuộc 17 quốc gia trên thế giới vào dịp các vị trình Ủy Nhiệm Thư bắt đầu hành sự của các vị. Thứ tự như sau:

 

Thứ Sáu 23/12 với vị tân lãnh sự Hiệp Vương Quốc là Francis Campbell; Thứ Năm 1/12, với một nhóm các vị tân lãnh sự, trong đó có các ông Ali Abeid A. Karume nước Tanzania, Madan Kumar Bhattarai nước Nepal, Pekka Ojanen nước Finland, Gilbert Ramirez Chagoury nước Santa Lucia, Francisco A. Soler nước El Salvador, Sten Erik Malmborg Lilholt nước Denmark, Konji Sebati nước South Africa, Idriss Jazairy nước Algeria, Petros Tseggai Asghedom nước Eritrea, Feliz Kodjo Sagbo nước Togo, Antoni Morell Mora nước Andorra, tân lãnh sự ; Thứ Tư 17/11 với Tổng Thống Moshe Katsav nước Do Thái; Thứ Bảy 12/11 với tân lãnh sự Hoa Kỳ là Francis Rooney; Thứ Tư 10/11 với Tổng Thống Talabani nước Iraq; Thứ Sáu 23/9 với vị tân lãnh sự Mễ Tây Cơ là Luis Felipe Bravo Mena; Thứ Hai 29/8 với vị tân lãnh sự Cộng Hòa Ecuador là Francisco Salazar Alvarado; Thứ Sáu, 26/8 với vị tân lãnh sự Cộng Hòa Paraguay là Gerónimo Narváez Torres; Thứ Năm 25/8 với vị tân lãnh sự Cộng Hòa Bolivaria Nước Vanezuela là Ivan Guillermo Rincĩn Urdaneta; Thứ Năm 16/6 với các vị tân lãnh sự là Geoffrey Kenyon Ward nước Tân Tây Lan, Elchin Oktyabr Oglu Amirbayov Cộng Hòa Azerbaijan, El Hadj Aboubacar Dione Cộng Hòa Guinea, David Douglas Hamadziripi Cộng Hòa Zimbabwe, Jean-François Kammer nước Thụy Sĩ, Antonio Ganado nước Malta, Joseph Bonesha Cộng Hòa Rwanda, ; Thứ Hai 23/5 với Thủ Tướng Vlado Buchkovski nước Cộng Hòa Macedonia, và với Tổng Thống Georgi Parvanov nước Bulgaria; Thứ Năm 19/5 với tân lãnh sự Cộng Hòa Macedonia là Bartolomej Kajtazi;

 

Qua bài chia sẻ của mình với các vị, ngài đã nói về tình hình nội quốc của các vị và hoạt động tông đồ của Giáo Hội địa phương nơi nước ấy, thường là những gì liên quan tới các hoạt động giáo dục và xã hội theo tinh thần bác ái và giáo huấn xã hội của Giáo Hội Công Giáo.

 

Sau đây chúng tôi xin chuyển dịch lại những bài quan trọng của ngài, hay những điểm chính yếu ngài muốn nói với từng vị, trước khi chúng ta được nghe bài ngài chia sẻ chung với phái đoàn ngoại giao chư quốc với Tòa Thánh vào dịp các vị chúc mừng ngài đầu năm Dương Lịch khoảng giữa tháng Giêng 2006 tới đây.

 

 

TOP

 

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với tân lãnh sự của Hiệp Vương Quốc về tình hình đại kết tôn giáo và xã hội đa chủng ở đại cường quốc này

 

Trước hết là bài ngài ngỏ cùng vị tân lãnh sự của Hiệp Vương Quốc (United Kingdom of Great Britian) là Francis Campbell, vị ngài mới gặp nhất trong thành phần ngoại giao của năm 2005 hôm Thứ Sáu 23/12, về tình hình đại kết tôn giáo và xã hội đa chủng ở đại cường quốc này.

 

“Tòa Thánh rất coi trọng những liên hệ chính thức với xứ sở của ông, những liên hệ đã được phục hồi từ năm 1914 và được nâng lên vị thế ngoại giao trọn vẹn vào năm 1982. Những liên hệ này đã trở thành khả dĩ một mức độ cộng tác đáng kể nơi việc phục vụ cho hòa bình và công lý, nhất là ở thế giới đang phát triển, nơi Hiệp Vương Quốc đã đóng một vai trò dẫn đầu trong các nỗ lực quốc tế để chiến đấu với tình trạng nghèo khổ cà bệnh nạn. Qua những hoạt động như Cơ Cấu Tài Chính Quốc Tế ấy, chính phủ của Hoàng Vương ông đã thực hiện những việc làm cụ thể để cổ võ việc hiện thực hóa đúng lúc những Mục Tiêu Phát Triển Ngàn Năm. Đặc biệt là ở Phi Châu, nhiều quốc gia đã lấy làm ủi an trước những quyết nghị viện trợ được cuộc thượng nghị Gleneagles Tháng Bảy vừa rồi ấn định, thời điểm Nhóm G-8 gặp nhau khi Hiệp Vương Quốc đang giữ vai trò lãnh đạo nhóm này. Tôi cầu xin để tình đoàn kết hiệu lực này đối với anh chị em đau khổ của chúng ta sẽ được bảo tồn và sâu đậm hơn trong những năm tới đây. Theo lời của vị tiền nhiệm đáng kính của tôi là Đức Giáo Hoàng Grêgôriô Cả thì “Khi chúng ta phục vụ nhu cầu của những ai thiếu thốn là chúng ta cống hiến cho họ những gì là của họ chứ không phải của chúng ta. Không phải là chúng ta thực hiện những việc làm từ bi bác ái hơn là chúng ta đang trả món nợ công lý vậy” (Pastoral Rule, 3:21, quoted in Compendium of the Social Doctrine of the Church, 184).

 

Thưa Ông Lãnh Sự, như ông đã nhận định, xứ sở của ông không phải là kẻ xa lạ đối với cuộc tranh chấp gây ra bởi những chia rẽ đau thương trong nội bộ Kitô Giáo. Những vết thương xuất phát từ trên 4 thế kỷ của tình trạng phân ly không thể chữa lành mà không thực hiện những nỗ lực dứt khoát, không kiên trì, nhất là không cầu nguyện. Tôi xin tạ ơn Chúa về sự tiến bộ đã đạt được trong những năm gần đây ở các cuộc đối thoại đại kết khác nhau, và tôi xin tất cả mọi người liên quan tới công cuộc này đừng bao giờ hài lòng mãn nguyện với những giải quyết bán phần mà không vững vàng hướng tới mục tiêu của cuộc hiệp nhất hoàn toàn hữu hình nơi Kitô hữu hợp với ý muốn của Chúa Kitô đối với Giáo Hội của Người. Vấn đề đại kết không phải chỉ là một vấn đề quan tâm nội bộ của các cộng đồng Kitô Giáo; nó là một trách nhiệm bác ái trong việc bày tỏ tình yêu thương của Thiên Chúa đối với toàn thể nhân loại cùng dự án của Ngài để hiệp nhất tất cả mọi dân tộc trong Chúa Kitô (x Thông Điệp Xin Cho Họ Được Hiệp Nhất Nên Một, 99). Nó cống hiến một “dấu hiệu rạng ngời của niềm hy vọng và ủi an cho toàn thể nhân loại” ("Letter of Pope Paul VI to Ecumenical Patriarch Athenagoras" I, 13 January 1970), và do đó nó là yếu tố thiết yếu để thắng vượt những chia rẽ giữa các cộng đồng và các quốc gia.

 

Về vấn đề này, tôi vui mừng nhận thấy sự tiến bộ đáng kể đã được thực hiện trong ít năm qua đối với việc đạt được tình trạng hòa bình và hòa giải ở miền Bắc Ái Nhĩ Lan. Các Giáo Hội Địa Phương và các cộng đồng giáo hội đã vất vả làm việc để thắng vượt những khác biệt về lịch sử giữa những thành phần dân chúng, và trong số những dấu hiệu tỏ tường nhất của việc gia tăng lòng tin tưởng lẫn nhau này đó là việc gần đây Quân Đội Cộng Hòa Ái Nhĩ Lan đã buông các vũ khí xuống. Điều này không thể nào xẩy ra nếu không có những nỗ lực ngoại giao và chính trị rất nhiều để đạt được một giải quyết chính đáng cho cuộc xung đột lâu dài ấy, và điều này đã gây uy tín lớn lao cho tất cả những ai dự phần vào việc làm này.

 

Thảm thương thay, sau cuộc nổ bom xẩy ra ở Luân Đôn vào Tháng Bảy vừa rồi, xứ sở của ông vẫn còn phải đương đầu với các hành động bạo lực bừa bãi nhắm đến thành phần quần chúng. Tôi xin bảo đảm với ông về việc Giáo Hội tiếp tục hỗ trợ của mình đối với việc quí vị tìm kiếm những giải pháp cho những căng thẳng đáng quan tâm gây ra những hành động tàn bạo ấy. Dân chúng Công Giáo ở Hiệp Vương Quốc được đánh dấu bằng một mức  độ cao về tính cách đa dạng chủng tộc và đang thiết tha đóng vai trò của mình trong vấn đề hòa giải cùng hòa hợp hơn nữa giữa các nhóm sắc dân khác nhau hiện diện ở xứ sở của ông. Tôi biết rằng chính phủ Quốc Vương của ông nhìn nhận tầm quan trọng của việc đối thoại liên tôn, và tôi hoan hô tinh thần cởi mở được chính phủ này tỏ ra đối với các cộng đồng đức tin trong tiến trình hội nhập những yếu tố phức tạp đang gia tăng làm nên xã hội Hiệp Vương Quốc này.

 

Việc chấp nhận và tôn trọng tính cách khác biệt là các giá trị được Hiệp Vương Quốc đã thực hiện nhiều để cổ võ cả trong lẫn ngoài biên cương bờ cõi của mình, và chúng xuất phát từ việc cảm nhận về phẩm giá bẩm sinh cùng với các thứ nhân quyền bất khả chuyển nhượng của hết mọi người. Bởi thế mà chúng đã được sâu xa bắt nguồn từ đức tin Kitô Giáo. Ông đã nói về tầm quan trọng của Hiệp Vương Quốc trong việc vẫn còn bảo tồn các truyền thống phong phú của Âu Châu, và việc trung thành này dĩ nhiên bao gồm cả việc sâu xa tôn trọng chân lý được Thiên Chúa mạc khải cho thấy về con người.

 

Nó đòi hỏi chúng ta phải nhìn nhận và bảo vệ tính cách linh thánh của sự sống từ lúc mới được thụ thai cho tới khi tự nhiên chết đi. Nó đòi hỏi chúng ta phải nhìn nhận vai trò bất khả châm chước của đời sống hôn nhân và gia đình bền vững cho thiện ích của xã hội. Nó bắt buộc chúng ta hãy cẩn thận chú ý tới việc áp dụng về đạo lý vấn đề tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, đặc biệt ở lãnh vực nghiên cứu về y khoa và kỹ thuật về di giống. Nhất là nó hướng chúng ta tới một kiến thức thích hợp hơn về quyền tự do của con người là quyền không bao giờ có thể thể hiện  một cách biệt lập với Thiên Chúa nhưng chỉ trong mối hợp tác dự án yêu thương của Ngài đối với loài người (cf. "Homily for the Feast of the Immaculate Conception," Dec. 8, 2005). Việc chấp nhận và tôn trọng đối với tính cách khác biệt, nếu chúng thực sự mang lại thiện ích cho xã hội, là những gì cần phải được xây dựng trên tảng đá của một thứ kiến thức đích thực về con người là loài được dựng nên theo hình ảnh và tương tự như Thiên Chúa và được kêu gọi để thông phần vào sự sống thần linh của Ngài.

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch và tổng hợp từ mạng điện toán toàn cầu Zenit và

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/index_en.htm

 

 

TOP

 

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc trong Năm 2005: với chung 11 vị tân lãnh sự ngày 1/12

 

Bằng tiếng Pháp, ngài đã nói lên tình hình liên quan tới “các tin tức từ khắp nơi trên thế giới về các cuộc xung đột xẩy ra”, và tái kêu gọi “các vị lãnh đạo chư quốc và tất cả mọi người thiện tâm hãy liên kết để chặn đứng việc bạo động là những gì đang làm méo mó dung nhan con người và gây ra một thiệt hại nặng nề cho việc phát triển nhân loại cũng như cho niềm hy vọng của nhiều dân tộc. Không thực hiện một cuộc dấn thân chung cho hòa bình – để kiến tạo một bầu khí an bình và một tinh thần hòa giải ở mọi lãnh vực sinh hoạt xã hội, bắt đầu là gia đình – thì không thể nào tiến bộ được trên lộ trình dẫn đến một xã hội bằng an vui sống.

 

“Để chiếm đạt được tình trạng phát triển hòa hợp hơn bao giờ hết nơi các dân tộc, cần phải đặc biệt chú trọng tới giới trẻ, bảo đảm rằng các gia đình cùng với các cơ cấu về giáo dục có được những phương tiện để hình thành và giáo dục giới trẻ, trong việc truyền đạt những giá trị thiết yếu về tâm linh, luân lý và xã hội, và trong việc sửa soạn cho họ một tương lai tốt đẹp hơn. Giới trẻ cần phải được dạy cho biết thực sự ý thức về vai trò của họ trong xã hội và về hành vi cử chỉ họ cần phải chấp nhận để phục vụ công ích và chú trọng tới các nhu cầu của mọi người.

 

Theo Đức Thánh Cha thì đó là “một trong những đường lối thiết yếu để bảo đảm rằng, về lâu về dài, thế giới thoát khỏi cái vòng bạo lực”. Ngài bảo đảm với 11 tân vị lãnh sự này rằng Giáo Hội Công Giáo, “hiện diện ở khắp mọi châu lục, sẽ không ngừng cống hiện việc trợ giúp của mình qua nhiều hoạt động về giáo dục, cũng như bằng việc đào luyện cho lương tâm đạo đức của con người trong việc bảo đảm việc phát triển một cảm quan về tình huynh đệ và đoàn kết”.

 

Ngài đã bày tỏ niềm hy vọng là tất cả mọi con người “biết dấn thân cho hòa bình và hòa giải ở tất cả mọi châu lục, vì việc ‘nhất quyết’ về hòa bình mà thôi chưa đủ, mà còn phải chiếm được hòa bình nữa. Cần phải sử dụng tất cả mọi phương tiện ở hết mọi lãnh vực trong xã hội để đạt được mục tiêu ấy”.

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch và tổng hợp từ mạng điện toán toàn cầu Zenit và

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/index_en.htm

 

 TOP

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc trong Năm 2005: với vị tân lãnh sự Gilbert Ramirez Chagoury nước Saint Lucia ngày 1/12

 

Thưa Ông Lãnh Sự, cơ cấu linh thánh hôn nhân là cơ cấu quan trọng đối với tình trạng phúc hạnh của mọi quốc gia, trong đó có cả nước Saint Lucia. Nó là nền tảng bất khả thiếu của đời sống gia đình và là nguồn mạch nồng cốt của mối liên kết trong các cộng đồng. Trước những truyền thống và khuynh hướng có thể làm mất đi giá trị và thậm chí còn làm suy yếu hôn nhân, cần phải thực hiện một nỗ lực cương quyết về phía các vị thẩm quyền về dân sự và tôn giáo để cùng nhau hoạt động hầu bảo đảm được việc hết lòng tán thành và ủng hộ đối với một đời sống gia đình vững chắc và trung thành. Thật vậy, bất cứ niềm hy vọng nào muốn canh tân một xã hội không gắn bó với dự án của Thiên Chúa về hôn nhân và gia đình đều nhắm đến Đấng Sáng Lập, vì chính ở nơi dự án này mà phẩm vị thiên phú của con người mới được hiện thực trước hết và niềm tự trọng cần thiết cho những mối liên hệ thành nhân chín mùi mới được cảm nghiệm và nuôi dưỡng trước hết (cf. apostolic exhortation "Familiaris Consortio," 3).

 

Việc chính quyền của ông dấn thân cho vấn đề đa dạng hóa và phát triển về kinh tế của hạ tầng xã hội là những gì cống hiến, đặc biệt cho thế hệ trẻ, một tương lai của lòng tin tưởng và lạc quan. Quan trọng cho viễn ảnh này là việc kiến tạo nên những cơ hội về giáo dục. Ở đâu sinh hoạt học đường có tính cách chuyên nghiệp và được coi sóc bởi thành phần có tư cách liêm khiết thì ở đó tất cả mọi người, nhất là giới trẻ, mới cảm thấy hy vọng. Việc đào luyện có tính cách trọn vẹn là ở tại việc hướng dẫn về đạo đức. Kiến thức được đức tin khai sáng, chẳng những không chia rẽ các cộng đồng mà còn thắt kết các dân tộc lại với nhau trong cuộc tìm kiếm chung chân lý là những gì cho thấy hết mọi người như là thành phần sống bởi niềm tin (x Thông Điệp Đức Tin và Lý Trí, 31). Về vấn đề này, nguyên tắc về tự do tôn giáo, khi được áp dụng vào học trình dạy đạo đức nơi các học đường, cần phải bao gồm cả quyền được giảng dạy về nội dung của đức tin Công Giáo lẫn việc làm dễ dàng hóa vấn đề tham dự vào các việc hành khác nhau của đức tin này (cf. Second Vatican Ecumenical Council, declaration on religious freedom, "Dignitatis Humanae," 4).

 

Khía cạnh luân lý của việc phát triển đích thực về kinh tế cũng có một tầm vóc quan trọng thật sự cho tình trạng phúc hạnh và sự tiến bộ an bình của một quốc gia. Chính ở chỗ này mà cần phải thỏa đáng đòi hỏi về công lý (cf. "Sollicitudo Rei Socialis," 10). Quyền được có việc làm ý nghĩa và có một mức sống khả chấp, quyền được bảo đảm về một sự phân phối công bằng các sản vật và tình trạng phong phú, và việc sử dụng một cách hữu trách các nguồn lợi thiên nhiên, tất cả đều lệ thuộc vào quan niệm về phát triển không chỉ thuần túy giới hạn vào việc thỏa đáng các nhu cầu vật chất mà thôi. 

 

Trái lại, quan niệm này cũng cần phải đề cao phẩm vị của con người – thành phần là chủ thể xứng hợp của tất cả mọi tiến bộ – nhờ đó gia tăng công ích cho tất cả nhân loại. Vì mục tiêu này thật sự đòi được cả cộng đồng quốc tế hỗ trợ, mà nó cũng có thể đạt được nhiều ở tầm cấp của các hoạt động theo vùng nữa. Điều này đòi hỏi là chủ nghĩa quốc gia thái quá cần phải lui bước cho các giá trị sâu xa tình đoàn kết chung được thể hiện ở các hiệp ước địa phương mang lại lợi ích cho việc hợp tác về kinh tế và xã hội theo vùng.

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch và tổng hợp từ mạng điện toán toàn cầu Zenit và

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/index_en.htm

 

 TOP

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc trong Năm 2005: với vị tân lãnh sự Madan Kumar Bhattarai nước Nepal ngày 1/12

 

Tôi cảm thấy quan tâm tới những hành động bạo lực đã gây ra một cuộc thiệt hại tàn khốc  ở xứ sở của ông. Tôi cầu xin để tất cả mọi bên chấm dứt cuộc đổ máu tiếp tục gây ra nhiều đau khổ cho quốc gia này, để thay vào đó, theo đuổi con đường đối thoại và thương thuyết. Chỉ có cách duy nhất này mới khiến cho toàn thể nhân dân Nepal hoan hưởng công lý, bình lặng và thái hòa. Thật vậy, chỉ nhờ có đối thoại chúng ta mới có thể thắng vượt được những hình thức xung khắc và căng thẳng làm ngăn cản những nỗ lực của chúng ta trong việc xây dựng một nền tảng vững chắc cho hòa bình và huynh đệ (cf. Address to the Diplomatic Corps, 12 May 2005).

 

Cần phải tránh việc sử dụng bạo lực như dụng cụ để làm thay đổi chính trị, trái lại, bao giờ cũng cần phải hướng về việc kiến tạo mối tương kiến và trao đổi tư tưởng xây dựng. Việc chống lại những thứ bè phái cần phải làm sao để mối ân phúc thứ tha mang lại niềm hy vọng cho nền hòa bình tương lai, hầu nhờ đó xoa dịu những nỗi đau thương và lau khô nước mắt quá khứ. Bằng việc nhấn mạnh tới sự cao cả và phẩm vị của con người, cũng như bằng việc quảng bá một cảm quan rõ ràng hơn về tính cách duy nhất của gia đình nhân loại, chúng ta có thể cùng nhau nhổ tận gốc những căn nguyên gây ra bạo động và bất công.

 

Về phần mình, Giáo Hội Công Giáo cũng được thúc đẩy bởi nguyên tắc đoàn kết cao cả nơi việc Giáo Hội dấn thân phục vụ thiện ích toàn vẹn của con người. Cho dù dân số chẳng bao nhiêu, những người Công Giáo ở Nepal đã chú trọng tới nhu cầu cần phải nâng đỡ thành phần nghèo khổ trong việc chống nghèo. Các nỗ lực của Giáo Hội không phải chỉ là việc bày tỏ mối quan tâm của Giáo Hội đối với thành phần kém may mắn mà còn để bày tỏ ước vọng thiết tha của Giáo Hội trong việc muốn cùng với các thẩm quyền chính phủ hoạt động cho nỗi phúc hạnh về cả vật chất lẫn tinh thần của hết mọi người công dân.

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch và tổng hợp từ mạng điện toán toàn cầu Zenit và

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/index_en.htm


 
TOP

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc trong Năm 2005: với vị tân lãnh sự Ali Abeid A. Karume nước Tanzania ngày 1/12

 

Tôi hân hoan nhận thấy rằng quốc gia của ông, là một phần tử thiết lập Cộng Đồng Đông Phi Châu, dấn thân với các quốc gia khác để hoạt động ở vùng này cho việc kiến tạo nên một thị trường chung. Việc chấp thuận một khối những tập tục duy nhất cho các quốc gia phần tử thật sự là một dấu hiệu tích cực của sự tiến bộ đang được thực hiện nơi việc đảm nhiệm quan trọng này. Tình đoàn kết chung ở mức độ này chẳng những giúp vào việc phát triển toàn diện của vùng này, mà còn phát triển một mức độ của việc quan hệ và mối quan tâm đến nhau là những gì có thể hết sức hữu dụng trong việc giải quyết bất cứ khó khăn nào có thể xẩy ra.

 

Ngoài ra, thật là đáng ca ngợi trước lòng quảng đại của xứ sở ông khi tỏ ra chấp nhận gần cả triệu người tị nạn lánh nạn bạo động và cảnh chiến tranh đổ máu nơi xứ sở của họ. Quốc gia này thật sự có thể hãnh diện về những trường hợp quan tâm đến lợi ích hơn nữa của tất cả mọi người; những trường hợp ấy tiêu biểu cho những cử chỉ đáng kể làm cho Tanzania trở thành mẫu gương cho Phi Châu và thế giới. Tôi cũng ý thức được gánh nặng về thể chất do lòng quảng đại ấy gây ra cho xứ sở của ông, và tôi xin cộng đồng quốc tế hãy tiếp tục nâng đỡ quí vị nơi các nỗ lực quí vị hỗ trợ thành phần dân chúng bị đẩy ra ngoài lề xã hội và bị xa thải.

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch và tổng hợp từ mạng điện toán toàn cầu Zenit và

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/index_en.htm

 

 TOP

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc trong Năm 2005: với vị tân lãnh sự Petros Tseggai Asghedom nước Eritrea ngày 1/12

 

Những nạn nhân chính của chiến trang bao giờ cũng là thành phần có đời sống bị lũng đoạn rất đáng thương bởi bạo lực và việc tàn phá hủy hoại. Nhiều người đã buộc phải thoát chạy cho khỏi nhà cửa của họ, hay tìm nơi tị nạn ở các quốc gia lân bang. Giáo Hội gần gũi với những người tị nạn và những kẻ phân tán, “chẳng những bằng việc hiện diện mục vụ của Giáo Hội cùng với việc hỗ trợ về vật chất, mà còn bằng việc Giáo Hội dấn thân bênh vực nhân phẩm nữa” (cf. Compendium of the Social Doctrine of the Church, 505). Ở xứ sở của ông, nơi những tác dụng của chiến tranh đang gia tăng bởi các gánh nặng thêm thắt của hạn hán và nẹn đói, tình trạng bần cùng của dân chúng đã lên tới mức cân xứng trầm trọng; Giáo Hội Công Giáo quyết tâm chứng tỏ tình đoàn kết với nỗi khổ đau của họ cũng như cống hiến cho họ việc trợ giúp cụ thể. Trong khi các vị lãnh đạo thế giới gia tăng y ýhức về nhu cầu cần phải cung cấp việc viện trợ hiệu nghiệm cho Phi Châu thì Giáo Hội vui mừng được liên kết với cuộc chiến đấu của họ chống đói khổ, nghèo nàn và bệnh tật.

 

Mặc dù chỉ là một số nhỏ trong tổng số dân của Eritrea, những người Cộng Giáo vẫn có thể dđ1ng phần đáng kể vào đời sống cuủ đất nước, qua chứng từ Kitô Giáo của họ cũng như qua việc họ dấn thân cổ võ công ích. Chính vì bản chất và sứ vụ của mình, Giáo Hội luôn tìm cách cứu trợ thành phần nghèo khổ và bệnh nhân, và không ngừng nghỉ trong việc cổ võ phẩm vị của con người là loài được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa. Đó là lý do Giáo Hội đón nhận cơ hội cộng tác với chính quyền Eritrea và đem các nguồn nhân lực và chuyên môn đáng kể của mình ra phục vụ cho nhân dân của ông.

 

Tôi tin rằng, về phần mình, chính quyền sẽ đi đến chỗ dễ dàng hóa cấ nỗ lực về nhân đạo của Giáo Hội, bằng việc tiếp nhận những vị thừa sai từ hải ngoại đến và nâng đỡ thành phần giáo sĩ và tu sĩ quốc nội đang hiến trọn cuộc sống để cầu nguyện và thi hành thừa tác mục vụ. Đặc biệt tôi xin cho họ được quyền miễn dịch: Eritrea sẽ được phục vụ tốt đẹp hơn nếu thành phần được miễn dịch này được tự do theo đuổi ơn gọi Kitô hữu cùng các ơn thiên triệu xứng hợp của họ.

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch và tổng hợp từ mạng điện toán toàn cầu Zenit và

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/index_en.htm

 

 

TOP

 

 

Tân Đại Sứ Hoa Kỳ ở Quốc Đô Vatican ngỏ lời cùng ĐTC Biển Đức XVI dịp trình ủy nhiệm thư

 

Sau đây là nguyên văn bài diễn từ của tân lãnh sự Hoa Kỳ Francis Rooney ở Quốc Đô Vatican ngỏ cùng Đức Thánh Cha Biển Đức XVI dịp ông trình ủy nhiệm thư hoô Thứ Bảy 19/11/2005, một bài diễn từ được chính tòa lãnh sự Hoa Kỳ phổ biến.

 

Kính Đức Thánh Cha,

 

Tôi hết sức diễm hạnh trình lên ngài ủy nhiệm đặt tôi làm Lãnh Sự của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ tại Tòa Thánh. Tôi xin chuyển đến ngài lời chào thăm nồng nhiệt của Tổng Thống George W. Bush cũng như của nhân dân Hoa Kỳ. Tôi biết ơn Tổng Thống Bush về cơ hội được đại diện tổng thống và xứ sở của tôi ở Tòa Thánh đây. Thật là đặc ân được làm vị lãnh sự đầu tiên của Hoa Kỳ trong giáo triều của ngài.

 

Kính Đức Thánh Cha, tôi xin nhắc lại những liên hệ tốt đẹp xứ sở của tôi đã có được với vị tiền nhiệm của ngài là cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Nhân dân Hiệp Chủng Quốc cảm mến nhớ lại 7 chuyến tông du mục vụ của vị cố giáo hoàng này ở xứ sở của chúng tôi. Trong giáo triều của viịcố giáo hoàng ấy, Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ và Tòa Thánh đã hoàn toàn thiết lập liên hệ ngoại giao với nhau sau nhiều năm liên hệ với nhau không chính thức cho lắm. Hai mươi năm qua đã chứng kiến thấy việc phát triển một mối thân hữu sinh hoa kết quả tốt đẹp giữa Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ và Tòa Thánh về những hoạt động làm cho thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn, cũng như làm cho dân chúng trên thế giới được hưởng bình an hơn, an ninh hơn và tự do hơn.

 

Hiệp Chủng Quốc coi Tòa Thánh như là một đồng chí trong những nỗ lực truyền bá hòa bình, khuyến khích dân chủ, và khắc chế khủng bố. Công việc làm này đòi hỏi nhiều cố gắng dài hạn nơi thành phần đồng hữu có cùng một chủ trương trong việc chế ngự tình trạng bất khoan dung và hận thù là căn nguyên  của những ai muốn làm lan tràn tình trạng khủng bố. Từ thời điểm khủng bố tấn công Hiệp Chủng Quốc năm 2001, Tòa Thánh đã liên lỉ lên án nạn khủng bố bởi động lực tôn giáo.

 

Tòa Thánh đồng thời cũng kêu gọi thái độ khoan dung và cởi mở với tất cả mọi người. Tôi nhớ lại là năm 2005 là năm đánh dấu 40 năm hai văn kiện quan trọng của Công Đồng Chung Vaticanô II được ban hành, đó là “Nostra Aetate” về mối liên hệ của Giáo Hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo, và “Dignitatis Humanae” về tự do tôn giáo. Hiệp Chủng Quốc thấy nơi những văn kiện này tinh thần của việc cởi mở, khoan dung, tôn trọng và đối thoại giữa các dân tộc đa dạng, những gì chúng tôi muốn cổ võ ở xã hội riêng của chúng tôi – và trên thế giới. Đó là những nguyên tắc chúng tôi có thể sử dụng để hoạt động cho việc quảng bá nền hòa bình và dân chủ thực sự.

 

Hiệp Chủng Quốc và Tòa Thánh đã hợp tác với nhau trong những năm gần đây bằng nhiệu nỗ lực liên hệ để đẩy mạnh cho vấn đề nhân vị. Chúng ta đã cùng nhau giải quyết vấn đề đói khổ và mạo dưỡng trên thế giới, một tình trạng đang gia tăng ở rất nhiều miền đất. Chính phủ Hiệp Chủng Quốc cảm nhận duđợc hoạt động đáng phục của các cơ quan Caritas, của những hội dòng tu trì, của những hiệp hội giáo dân, và của những tổ chức thiện nguyện có liên hệ với Giáo Hội về vấn đề này. Trong cuộc họp của chư vị lãnh đạo thế giới tại tổng hành dinh Cơ Quan Lương Nông thuộc Tổ Chức Liên Hiệp Quốc ở Rôma vào Tháng 10 vừa rồi, sứ điệp của Đức Thánh Cha gửi đến kêu gọi mối đoàn kết quốc tế hơn nữa trong công việc gay go đế chiến đấu với nạn đói khát và mạo dưỡng.

 

Chúng tôi nguyện hứa tiếp tục cố gắng về lãnh vực này, bằng việc cung cấp một số lượng chính yếu trong vấn đề cứu trợ lương thực của thế giới, cũng như bằng việc hoạt động để cải tiến nhiều tình trạng nơi thế giới đang tiến, những tình trạng gây ra nạn nghèo đói. Ngoài ra, chúng tôi tin rằng tình trạng tiến bộ về khoa học và kỹ thuật nông nghiệp là những gì có thể giúp con người cho dù ở trong những môi trường khó khăn nhất có thể sản xuất hoa mầu để nuôi thêm dân chúng của họ hơn nữa. Chúng tôi trông nhờ Tòa Thánh trong việc giúp cho thế giới nhận biết cái trách nhiệm về luân lý đối với việc tìm hiểu thực sự về những thứ kỹ thuật ấy. Không gì có thể tự mình giải quyết được vấn đề phức tạp của tình trạng đói khổ trên thế giới. Thế nhưng, chúng ta không thể để cho những nỗi sợ hãi vô lý ngăn chặn chúng ta trong việc tìm hiểu những gì có thể trở thành yếu tố giải đáp vấn đề.

 

Tình trạng an toàn về thực phẩm có liên hệ mật thiết đến một thứ khủng hoảng khác trên thế giới – đó là nạn dịch Vi Khuẩn Liệt Kháng HIV và Hội Chứng Liệt Kháng AIDS. Qua ư là nhiều người o3ơnhững quốc gia đang tiến ngày nay bị chết vì Hội Chứng Liệt Kháng  AIDS. Cả nhiều thế hệ đang bị càn quét đi bởi cái tai họa này của thời đại chúng ta. Chúng tôi hoan nghênh những nỗ lực của Giáo Hội Công Giáo cũng như của các cơ quan liên hệ với Giáo Hội, như chỗ chúng tôi biết, cung cấp hơn 1 phần 4 việc chăm sóc và trợ giúp thành phần mắc Vi Khuẩn Liệt Kháng HIV và Hội Chứng Liệt Kháng AIDS trên thế giới. Những hoạt động moơi như Hội Người Samaritanô Nhân Lành của Tòa Thánh đang đẩy mạnh cuộc chiến đấu này. Trong nhiều trường hợp, chính phủ Hiệp Chủng Quốc hoạt động sát cánh với những tổ chức ấy, cung cấp những ngân khoản rất cần thiết để cống hiến cho thành phần bệnh nhân việc chăm sóc tốt đẹp nhất có thể. Việc hợp tác như thế giữa chính phủ Hiệp Chủng Quốc với những tổ chức tín ngưỡng có thể là một dụng cụ quan trọng khi chúng ta đương đầu với những thứ thử thách ấy.

 

Hiệp Chủng Quốc cũng liên hợp với Tòa Thánh trong việc nỗ lực ngăn chặn việc buôn chuyển người ta vượt qua các vùng biên giới quốc tế. Cần phải chặn đứng việc vi phạm tân tiến này đối với phẩm giá của con người. Con người nam, nữ và trẻ em tiếp tục bị dụ dỗ hay bị ép buộc làm tôi mọi tại gia, bi ịhai thác về tình dục, và bị áp bức lao công. Bằng tiếng nói luân lý thế lực của Tòa Thánh cùng với những phương tiện về nhân bản và vật chất của Hiệp Chủng Quốc, tôi tin rằng chúng ta sẽ thành công trong việc chặn đứng sự dữ này. Tôi hãnh diện về một chương trình do chúng tôi bảo trợ để huấn luyện thành phần nữ tu khả năng và phương pháp chống lại nạn buôn chuyển. Chương trình này hiện đang hoạt động ở 5 quốc gia thuộc Âu Châu, Phi Châu và Á Châu, và năm tôi chúng tôi hy vọng mang chương trình này tới cho các nữ tu làm việc ở Ba Tây, Bồ Đào Nha và Phi Luật Tân.

 

Kính Đức Thánh Cha, tôi tin rằng Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ và Tòa Thánh có cùng một niềm tương kính và những mục đích chung. Tôi tin rằng chúng ta sẽ thành công trong nỗ lực quyết tâm của chúng ta trong việc mang lại cho thế giới tặng ân hòa bình, công lý, tự do, cơ hội về kinh tế và dân chủ – cho tất cả mọi người. Xin cám ơn Đức Thánh Cha.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 14/11/2005

 

 

TOP

 

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc trong Năm 2005: với vị tân lãnh sự Sten Erik Malmborg Lilholt nước Đan Mạch ngày 1/12

 

Từ năm 1982, Tòa Thánh và nước Đan Mạch đã hưởng những lợi ích của những mối liên hệ chính thức duđợc thiết lập về ngoại giao. Đây là thành quả ở mức độ phấn khởi về việc giáo tiếp và cộng tác trong việc phục vụ hòa bình và công lý, nhất là ở thế giới đang phát triển. Về vấn đề này, tôi vui mừng nhận thấy rằng xứ sở của ông tiếp tục tỏ ra hết sức quảng đại trong việc dấn thân thực hiện vấn đề giảm nghèo trên thế giới và nuôi dưỡng việc phát triển quốc tế.

 

Tòa Thánh cảm nhận được tầm quan trọng mà chính phủ Đan Mạch tỏ rat ha thiết với việc chiếm đạt Các Mục Tiêu Phát Triển Ngàn Năm, nhất là vấn đề đóng góp 7% tổng sản lượng của các quốc gia giầu cho ngân quĩ việc trợ quốc tế. Tôi hết lòng phấn khích quí vị hãy cương quyết tiếp tục đi theo con đường này, tiến tới chỗ thực hiện một việc phân  phaối công bình hơn cấ nguồn lợi toàn cầu, và tôi cầu xin để nhiều quốc gia khác cũng được tác động bởi việc đi tiên phong của xứ sở ông về khía cạnh này.

 

Ngoài tình trạng nghèo khổ về vật chất anh chị em chúng ta đang trải qua ở thế giới đang phát triển, còn có các hình thức khác của sự thiết hụt khiến người ta quan tâm đến xã hội tân tiến. Ở Đan Mạch , cũng như ở nhiều xứ sở ở Âu Châu, người ta đang bàn nhiều đến những vấn đề liên hệ tới việc di dân. Tôi xin nhân dân Đan Mạch hãy thực hiến việc đón nhận thành phần mới đến xứ sở của mình, và tôi cũng tin rằng những ai đã lập cư ở Đan Mạch sẽ tôn trọng các thứ giá trị và cảm quan của quốc chủ mình cư ngụ.

 

Trong việc hội nhập các dân tộc là những gì đòi mỗi nhóm phải đạt được một sự quân bình chính đáng giữa việc nắm giữ lấy căn tính của mình với việc thích ứng căn tính của người khác (cf. Message for the 2005 World Day of Migrants and Refugees, 2), và tôi biết rằng chiní phủ của ông cảm nhận được tầm quan trọng của vấn đề hòa giải các yếu tố khác nhau ấy. Tôi cầu xin là các nhóm khác nhau tiêu biểu nơi xã hội Đan Mạch sẽ tiếp tục cùng nhau sống thuận hòa, làm gương cho các quốc gia khác về việc làm phong phú lẫn nhau được thực hiện bởi chư quốc chủ với thành phần di dân.

 

Việc hợp tác này đặc biệt quan trọng ở các lãnh vực đại kết và đối thoại liên tôn. Mặc dù cộng đồng Công Giáo ở Đan Mạch chỉ có một tỉ lệ nhỏ mọn trong dân số, tôi bảo đảm với ông là nó cũng thiết tha thực hiện phần của mình dđ63 góp phần vào những nỗ lực quan trọng ấy. Tôi tha thiết hy vọng rằng việc đối thoại đại kết với Giáo Hội Luthêrô đã đươc thiết lập sẽ bắt đầu thực hiện được sự tiến bộ đáng kể, và tôi tin tưởng rằng ông sẽ làm mọi sự có thể để phấn khích việc làm này. Ngoài ra, theo chiều hướng hiện tượng di dân, việc đối thoại liên tôn cũng có một tầm mức quan trọng hơn nữa. Giáo Hội Công Giáo rất sâu sắc trong việc đóng góp kinh nghiệm và sở trường của mình nơi lãnh vực này để cổ võ việc tương kính và tương kiến giữa thành phần môn đề của các truyền thống tôn giáo khác nhau nơi xứ sở của ông.

 

Như nơi nhiều quốc gia Âu Châu ngày nay, xã hội Đan Mạch đang có vẻ trở thành trần thế mỗi ngày một hơn. Giáo Hội có quyền và nhiệm vụ vạch mặt chỉ tên những mối hiểm nguy xẩy ra khi nguồn gốc và định mệnh thần linh của con người bị coi thường hay bị từ khước. Truyền thống đức tin Kitô Giáo nơi xứ sở của ông, có cả trên ngàn năm lịch sử, đã làm nên những gì nó có hiện nay. Thật vậy, những nguyên tắc thành hình nền văn minh Tây Phương xuất phát từ vũ trụ quan đặc biệt được đức tin Kitô giáo loan báo. Cần phải nhớ rằng bản chất sâu xa của nguyên tắc này không phải chỉ thuần túy ở việc đồng thuận mà là ở mạc khải thần linh.

 

Vì lý do này cần phải cẩn thận kiểm điểm hết những thứ phát triển mới về xã hội xẩy ra, cho dù chúng có được ủng hộ rộng rãi hay có cho thấy những thành quả hứa hẹn đáng kể. Việc bênh vực sự sống từ khi noóđược thụ thai cho tới khi qua đi tự nhiên chẳng hạn, và tình trạng bền vững của đời sống hôn nhân và gia đình, là những thiện ích cần phải được bảo trì ở hết mọi xã hội, cho dù các quyền lực có mạnh miệng tìm cách làm suy yếu chúng đi chăng nữa. Chúng thuộc về lãnh vực muân lý khách quan, và không bao giờ có thể bị loại bỏ mà không gậy thiệt hại trầm trọng cho công ích. Cũng thế, các thứ tiến bộ của khoa học và kỹ thuật cũng luôn cần phải được thẩm định theo các qui chuẩn lành mạnh về đạo lý, và không bao giờ được chấp thuận những gì làm hại tới phẩm vị bẩm sinh của con người. Chỉ khi nào thiết tha trung thành gắn bó với các chân lý bất dịch đó xã hội mới có thể kiến tạo nên các điều kiện làm cho nhân loại nẩy nở và sung mãn.


Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch và tổng hợp từ mạng điện toán toàn cầu Zenit và

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/index_en.htm

 

 

TOP

 

 

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc trong Năm 2005: với vị tân lãnh sự với tân lãnh sự Hoa Kỳ là Francis Rooney ngày 12/11

 

Trong Sứ Điệp của mình cho Ngày Hòa Bình Thế Giới 2005, vị tiền nhiệm của tôi là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đã chú trọng tới chiều kích đạo lý nội tại của hết mọi quyết định về chính trị, và đã nhận định rằng tình trạng lũng đoạn lan tràn nơi lãnh vực xã hội, chiến tranh, baât công và bạo lực trên thế giới của chúng ta đây cuối cùng chỉ có thể đối đầu bằng việc cảm nhận mới và tôn trọng lề luật luân lý phổ quát là những gì xuất phát từ chính Thiên Chúa (các đoạn 2-3).

 

Việc nhìn nhận cái gia sản phong phú các thứ giá trị cùng với những nguyên tắc được thể hiện nơi luật lệ ấy là những gì thiết yếu cho việc xây dựng một thế giới công nhận và cổ võ nhân phẩm, sự sống và tự do của mỗi một người, trong khi đó kiến tạo nên những điều kiện cho công lý và hòa bình là những gì nhờ đó cá nhân cũng như cộng đồng có thể thực sự triển nở. Chính việc cổ võ và bênh vực các thứ giá trị này, những thứ giá trị cần phải chi phối những liên hệ giữa cacáquốc gia và các dân tộc trong việc theo đuổi công ích của gia đình nhân loại, một công ích tác động việc hiện diện và hoạt động của Tòa Thánh trong cộng đồng quốc tế.

 

Như Công Đồng Chung Vaticanô II đã nói, sứ vụ về tôn giáo phổ quát của Giáo Hội không cho phép Giáo Hội được đồng hóa mình với bất cứ một hệ thống chính trị, kinh tế hay xã hội đặc biệt nào, tuy nhiên, sự vụ này đồng thời cũng là nguồn mạch của việc dấn thân, hướng dẫn và sức mạnh là những gì có thể góp phần vào việc thiết lập và củng cố cộng đồng nhân loại theo lề luật của Thiên Chúa (x Vui Mừng và Hy Vọng, 42).

 

Đó là lý do tôi cám ơn việc ông đã ưu ái đề cập tới những nỗ lực của Tòa Thánh trong việc góp phần vào vấn đề tìm kiếm những giải đáp hiệu nghiệm cho một số vấn đề quan trọng hơn đang gây khó khăn cho cộng đồng quốc tế mấy năm gần đây, chẳng hạn như tình trạng tệ hại của vấn đề đói khổ cứ tiếp tục lan tràn, bệnh nạn và nghèo khổ trầm trọng oơ những miền rộng lớn trên thế giới của chúng ta đây.

 

Giải pháp thích hợp cho những vấn đề này không thể chỉ giới hạn vào các vấn đề về kinh tế hay kỹ thuật, mà đòi phải có một viễn ảnh rộng rãi hơn, có một tình đoàn kết thực tiễn và có những quyết định mạnh mẽ lâu dài hơn liên quan tới các vấn đề về đạo lý phức tạp; về vấn đề những quyết định này, tôi đặc biệt nghĩ tới những tác dụng gây ra bởi món nợ trầm kha là những gì khiến cho nhiều các quốc gia chậm phát triển lại càng nghèo khổ hơn nữa. Nhân dân Hoa Kỳ đã từng nổi bật về việc quảng đại làm việc bác ái với thành phần kém may mắn và nghèo khổ ở hết mọi châu lục.

 

Trong một thế giới gia tăng tình trạng toàn cầu hóa, tôi tin tưởng rằng quốc gia của ông vẫn tiếp tục chứng tỏ cho thấy vai trò lãnh đạo của mình trong việc mạnh mẽ dấn thân cho các thứ giá trị tự do, liêm chính và tự quyết, đồng thời cộng tác với những trường hợp quốc tế khác nhau để thực hiện việc xây dựng vấn đề đồng tâm nhất trí chân thực, cùng phát triển một thứ liên kết hành động trong việc đối đầu với các vấn đề quan trọng cho tương lai của toàn thể gia đình nhân loại. 

 

Ông Lãnh Sự, tôi lợi dụng dịp này để nhắ clại rằng trên hai thập niên trước đây những liên hệ về ngoại giao đã được thiết lập giữa Hiệp Chủng Quốc và Tòa Thánh, qua nỗ lực của vị Tổng Thống bấy giờ là Ronald Reagan và cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Tôi cám ơn về cuộc đối thoại và hợp tác tốt đẹp này, những gì làm cho các mối liên hệ ấy được khả thực, và tôi hy vọng rằng trong những năm tới đây những việc này sẽ được sâu đậm và kiên cố hơn.


Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch và tổng hợp từ mạng điện toán toàn cầu Zenit và

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/index_en.htm 

 

 TOP

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc trong Năm 2005: với vị tân lãnh sự với tân lãnh sự Mễ Tây Cơ là Luis Felipe Bravo Mena ngày 23/9

 

Từ khi thiết lập liên hệ ngoại giao giữa Mễ tây Cơ và Tòa Thánh vào năm 1992, đã có được một sự tiến bộ đáng kể qua bầu khí tương kính và hợp tác mang lại thiện ích cho cả đôi bên.

 

Đó là điều phấn khích để tiếp tục làm việc, theo quyền biệt lập xứng hợp và quyền hạn tương xứng, để nhắm tới mục đích chính yếu là cổ võ nhân bản toàn diện cho công dân của Quốc Gia này, một quốc gia đại đa số là trẻ em thuộc Giáo Hội Công Giáo.

 

Về vấn đề này, như ông đã nhấn mạnh, một Quốc Gia dân chủ trần thế là một quốc gia bảo vệ việc hành đạo của công dân mình mà không thiên vị hay chối bỏ. Đàng khác, Giáo Hội thấy rằng nơi các xã hội  dân chủ tân tiến có thể và phải được hoàn toàn tự do tôn giáo.

 

Trong một Quốc Gia trần thế, chính thành phần công dân, thành phần, khi hành sử quyền tự do của mình, cống hiến cho đời sống xã hội một ý nghĩa đạo đức đặc biệt. Hơn nữa, một Quốc Gia tân tiến cần phải phục vụ và bảo vệ quyền tự do của những người công dân cùng việc hành đạo họ theo mà không bị giới hạn hay ép buộc.

 

Đây là điều mà nhiều Văn Kiện nơi Huấn Quyền của Giáo Hội đã bày tỏ, như các vị Giám Mục Mễ Tây Cơ cũng đã diễn tả trong bản thông báo của mình mới đây là Đối Với Quyền Tự Do Tôn Giáo Đích Thực Ở Mễ Tây Cơ. Các vị tuyên bố rằng “Không phải là vấn đề quyền lợi của Giáo Hội như là một cơ cấu tổ chức mà là một thứ nhân quyền xứng hợp với mỗi người, mỗi dân tộc và mỗi quốc gia” (10/8/2005).

 

Trước tình trạng gia tăng của chủ nghĩa tục hóa đang tìm cách biến đời sống đạo của người công dân thành phạm vi riêng tư và tìm cách loại trừ đi các biểu hiện của tôn giáo nơi xã hội hay chốn công cộng, Giáo Hội quá biết rằng sứ điệp Kitô Giáo là những gì củng cố và soi chiếu những nguyên tắc căn bản của tất cả mọi cuộc chung sống, chẳng hạn như tặng ân sự sống linh thánh, phẩm vị của con người cùng với các thứ quyền lợi bình đẳng và bất khả xâm phạm của họ, giá trị của hôn nhân và gia đình là những gì không thể nào bị chối bỏ hay so sánh hoặc bị lẫn lộn với các hình thức hiệp nhất nhân loại khác.

 

Cơ cấu gia đình cần được đặc biệt nâng dỡ vì ở Mễ Tây Cơ, cũng như ở các xứ sở khác, tính cách sống động và vai trò nống cốt của nó đang dần dần bị suy giảm đi. Điều không phải chỉ gây ra bởi những đổi thay về văn hóa mà còn bởi hiện tượng di dân, kéo theo những khó khăn trầm trọng đủ thứ khác nhau, nhất là đối với nữ giới, trẻ em và giới trẻ.

 

Cần pah3i chú trọng đặc biệt tới việc buôn bán thuốc phiện đang trầm trọng gây tai hại cho xã hội. Về vấn đề này, cần phải nhìn nhận nỗ lực liên tục của Quốc Gia này cũng như của một số cơ quan xã hội trong việc chống lại nạn bán buôn này là nạn đang ảnh hướng tới nền an ninh và sức khỏe quần chúng.

 

Không được quên rằng một trong những căn nguyên của vấn đề này là tình trạng bất quân bình trầm trọng về tài chính là tình trạng không cho phép thực hiện một cuộc phát triển công bằng của một phần lớn dân chúng, dẫn đầu là giới trẻ là thành phần trở thành nạn nhân trước hết của việc nghiện ngập hay mê mẩn với ảo tưởng là họ dễ kiếm được tiền bạc bằng việc buôn bán thuốc phiện và thực hiện các mưu đồ tội ác.

 

Bởi thế mà hết mọi người cần phải hợp lực để nhổ tận gốc sự dữ này, bằng việc quảng bá các thứ giá trị nhân bản đích thực và xây dựng một nền văn hóa sự sống chân thực. Giáo Hội ngày nay cống hiến cho hết mọi người việc hợp tác của mình trong lãnh vực này.

 

Để ý tới lịch sử của Mễ Tây Cơ người ta không thể nào không nhận thấy nhiều thổ dân của họ, thành phần vẫn đang nỗ lực qua nhiều thể kỷ để bảo tồn các thứ giá trị cha ông và truyền thống của họ.

Như vị tiền nhiệm yêu dấu của tôi là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói khi phong thánh cho người Da Đỏ Juan Diego ở Đền Thờ Đức Mẹ Guadalupe: “Mễ Tây Cơ cần đến những thành phần thổ dân và những thành phần thổ dân này cần đến Nước Mễ Tây Cơ” (31 July 2002, n. 4; L'Osservatore Romano English edition, 7 August 2002, p. 8).

 

Thật vậy, ngày nay, hơn bao giờ hết, cần phải khuyến khích việc hội nhập của họ, tỏ ra tôn trọng các tập tục của họ cùng những cách thức cộng đồng của họ tổ chức. Điều này sẽ giúp cho việc phát triển văn hóa của họ và giúp họ có thể cơiû mở, mà không mất đi căn tính của họ, trước những thách đố của một thế giới toàn cầu hóa.

 

Bởi vậy, tôi xin những ai có trách nhiệm các tổ chức công cộng hãy cổ võ, theo chiều hướng bình dẳng một cách hiệu nghiệm về quyền lợi, việc chủ động tham dự của thành phần thổ dân vào việc tiến bộ và tương lai của Xứ Sở này. Đó là một ước vọng chính đáng và bất khả thiếu mà việc hiện thực của nó sẽ là nền tảng cho một thứ hòa bình là hoa trái của công lý.

 

Tôi cũng phải đề cập tới những cuộc tuyển cứ tới đây trong năm 2006. Chúng sẽ là cơ hội và là một thách đố để củng cố những bước tiến quan trọng được thực hiện trong việc dân chủ hóa Xứ Sở này. Hy vọng rằng tiến trình tuyển cử ấy sẽ tiếp tục giúp vào việc kiên cường lãnh vực dân chủ, bằng việc dứt khoát hướng dẫn nó trong việc phác họa những chính sách được chi phối bởi công ích và việc phát triển trọn vẹn của tất cả mọi người công dân, nhất là thành phần yếu kém và kém may mắn.

 

Các vị Giám Mục Mễ Tây Cơ đã nói đến vấn đề này trong Sứ Điệp của các vị khi bắt đầu mở màn cho tiến trình tuyển cử. Nhan đề của bản văn kiện này là Củng Cố Nền Dân Chủ Bằng Việc Tái Thiết Niềm Tin Tưởng Của Người Công Dân, đã rõ ràng noó lên nhu cầu của lúc này đây.

 

Hoạt động chính trị ở Mễ Tây Cơ, dĩ nhiên, cần phải được thực hiện như là một việc phục vụ đắc lực cho Quốc Gia này. Mục đích của nó cần phải là việc cổ võ và bảo đảm những điều kiện cần thiết cho công dân của mình trong việc họ sống cuộc đời của họ ở những điều kiện tốt đẹp bao nhiêu có thể. Trong bối cảnh của Quốc Gia Hiến Định thì cần phải nuôi dưỡng việc tôn trọng sự thật, uúc muốn công ích hơn nữa, bênh vực tự do, công ly vv2 việc thân tình chung sống. Tiến trình dân chúng nhờ đó thực hiện trách nhiệm chung về dân chủ là một tiến trình chậm rãi.

 

Bởi thế mà các nỗ lực của Chính Quyền cũng như những nỗ lực của nhiều tổ chức daâ sự và tôn giáo, các đại học và hiệp hội nhắm đến việc cổ võ một nền văn minh tham dự vào xã hội Mễ Tây Cơ là những nỗ lực vô giá.

Cái cấu trúc của guồng máy xã hội cũng được kiên cường khi những mục tiêu cao qúi được trình bày cho dân chúng biết, và khi những phương tiện để cho họ đạt được ở trong tầm tay với của họ. Vậy, trong bối cảnh của nền dân chủ, rất cần phải khuyến khích việc thiết lập các trung tâm huấn luyện về đạo lý và chính trị là nơi các quyền hạn và nhiệm vụ, của tất cả mọi người muốn dấn thân phục vụ mọi người công dân, được sáng tỏ và thích ứng.

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch và tổng hợp từ mạng điện toán toàn cầu Zenit và

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/index_en.htm

 

 

TOP

 

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc trong Năm 2005: với vị tân lãnh sự Cộng Hòa Ecuador là Francisco Salazar Alvarado Thứ Hai 29/8

 

Được tiếp ông đây, tôi không thể nào không nhớ lại cuộc viếng thăm tốt đẹp tôi đã thực hiện ở Xứ Sở của ông vào năm 1978, khi tôi làm Tổng Giám Mục Munich và Freising, với tư cách là Đặc Sứ chủ sự Hội Nghị Thánh Mẫu Toàn Quốc Lần Ba ở Guayaquil. Vào dịp ấy, tôi cũng đã có thể viếng thăm những Giáo Phận Cuenca, Ambato và ngắn ngủi ở Quito. Cuộc viếng thăm này là một kinh nghiệm rất hay; và nó giúp tôi có thể thấy được tính cách phong phú của đức tin và niềm gắn bó với Giáo Hội Công Giáo là những gì làm nên đặc tính của Nhân Dân Ecuado, những người dđ4 tiếp đón tôi là vị đại diện của Đức Giáo Hoàng với đầy những bày tỏ ưu ái và trọng kính.

 

Ecuador, như nhiều các quốc gia khác, gặp rắc rối về những vấn đề tài chính, xã hội và chính trị. Việc tìm kiếm phương tiện nhờ đó giải quyết cấ vấn đề này là một việc làm vất vả bao giờ cũng đòi thiện chí và việc hợp tác của tất cả mọi người công dân thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau, nhất là thành phần lãnh đạo của các tổ chức cơ cấu về chính trị và kinh tế xã hội khác nhau.

 

Hơn thế nữa, việc liên kết những chủ hướng và ước muốn này là những gì rất cần thiết. Nó sẽ có thể giúp vào hoạt động liên tục của thành phần lãnh đạo chính quyền trong việc đương đầu với những thách đố gây ra bởi một thế giới đang toàn cầu hóa, một thế giới cần phải được đương đầu bằng tình đoàn kết chân thực.

 

Nhân đức này, như Vị Tiền Nhiệm của tôi là Gioan Phaolô II đáng nhớ thường nói, cần phải là những gì chi phối hoạt động của cá nhân, chính quyền và các tổ chức cùng cơ cấu quốc tế, cũng như của tất cả mọi phần tử trong xã hội dân sự. Nó cần phải bao gồm họ vào việc hoạt động cho việc tăng trưởng chính đáng các dân tộc và các quốc gia là những gì nhắm đến mục tiêu thiện ích của từng người và mọi người  (cf. Sollicitudo Rei Socialis, n. 40).

 

Trong bài diễn văn của mình, ông Lãnh Sự đã đề cập tới việc Chính Quyền của ông muốn chiến đấu chống tình trạng băng hoại dưới đủ mọi hình thức, muốn giảm thiểu tình trạng bất quân bình giữa những si có hết mọi sự và những ai thiếu thốn cả những sản vật căn bản nhất như học hành, chăm sóc sức khỏe và nhà cửa. Với những việc làm ấy, ông đã đề cập tới những dự phóng để tiếp tục xây dựng nên một Quốc Gia tốt đẹp hơn.

 

Thật vậy, tính cách liêm khiết và chân thành nơi một chính quyền là những gì nuôi dưỡng một bầu khí uy tín và niềm tin tưởng của người công dân vào thành phần thẩm quyền của họ. Những tính cách ấy cũng là nền tảng cho một việc phát triển thích đáng và quân bình. …

 

Ông Lãnh Sự, ông quá rõ là Giáo Hội Công Giáo cống hiến việc hợp tác nhiệt tình một cách dứt khoát về vấn đề phiền toái của việc di dân. Việc nhìn nhận và toô trọng đượïc Chính Phủ của ông cống hiến nơi lãnh vực này là những gì đáng được tri ân cảm tạ.

 

Ngoài ra, tình trạng xa cách của thành phần di dân với Quê Hương của họ, vì ước muốn hợp pháp trong việc tìm kiếm những điều kiện sống tốt đẹp hơn, mang lại với nó cả một chuỗi những bất ổn, khó khăn và khổ đau cho các gia đình, nhất là khi họ bỏ lại con cái còn ở vào tuổi thơ dại.

Đó là lý do, ngoài việc cải tiến tình trạng tài chính của thành phần di dân, cần phải bảo trì và gia tăng những gia trí phong phú về văn hóa và tôn giáo là những gì làm thành những gì mà một ngày kia họ mang theo mình.

 

Trong số những giá trị ấy, việc tôn sùng Mẹ Thiên Chúa đã được đâm rễ rất sâu xa trong tâm khảm của tín hữu Ecuado. Chính ông đã nhắc lại là việc mừng bách niên “phép lạ” của bức ảnh Dolorosa del Colegio ở Quito sẽ được cử hành vào năm tới. Qua các tháng năm này, các nhân vật khác nhau từ các giới chính trị, văn hóa và nghệ thuật đã công khai bày tỏ lòng tôn sùng của mình đối với Vị Trinh Nữ duúi tước hiệu này.

 

Tôi cũng xin đề cập tới oơ đây lòng mộ mến của đồng hương oôg tỏ ra với Mariana de Jesús, vị Thánh đầu tiên của nhân dân Ecuado. Một bức tượng cẩm thạch của ngài chẳng mấy chốc sẽ được dựng lên ở Đền Thờ Thánh Phêrô, ở một nơi đã được ấn định, như một biểu tượng của lòng trung thành kiên trì của nước Ecuador đối với Tòa Thánh.

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch và tổng hợp từ mạng điện toán toàn cầu Zenit và

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/index_en.htm

 

 

TOP

 

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc trong Năm 2005: với vị tân lãnh sự Cộng Hòa Paraguay là Gerónimo Narváez Torres Thứ Sáu 26/8

 

Sau ít năm mừng 200 năm độc lập của nước Paraguay và việc nước này thiết lập như một Quốc Gia chủ quyền, ngày nay, như ông đã rõ ràng đề cập tới, Quốc Gia này đã có một cơ hội lớn lao trong việc tiến triển nơi cuộc đối thoại và chung sống yên hàn giữa thành phần công dân của mình với các quốc gia khác, hầu thắng vượt bất cứ hình thức xung khắc và căng thẳng nào. Còn giây phút nào tốt hơn là giây phút hiện tại đây, khi mà tính cách hợp pháp của Quyền Tối Thượng của Quốc Gia này được tái thiết, như đã xẩy ra ở những cuộc tổng tuyển cử vừa rồi, và khi mà các nền tảng đã được thiết dựng hứa hẹn hy vọng cho việc vững chắc về cơ cấu hơn nữa?

 

Bởi thế tôi khuyến khích những người công dân hãy thực hiện nền dân chủ thực sự, tức là, nền dân chủ của một Quốc Gia được chi phối bởi những thứ giá trị tối hậu và bất biến, những giá trị giúp cho cái phong phú về văn hóa của dân chúng cùng với việc dần dần phát triển của xã hội có thể đáp ứng các nhu cầu của phẩm vị con người. Về vấn đề này, thật là hợp tình khi tái xác nhận rằng hòa bình “là sự thiện trước hết và tối cao của một xã hội; nó bao hàm công lý, tự do và trật tự, và làm làm khả hữu hết mọi sự thiện khác của sự sống con người” (Paul VI, Christmas Message, 23 December 1965).

 

Về đề tài này, Đức Gioan Phaolô II đã nói trong Thông Điệp “Bách Niên” của ngài là: “Một nền dân chủ phi giá trị dễ dàng rơi vào chủ nghĩa độc đoán công khai hay mập mờ che đậy” (khoản 46), vì không có sự thật tối hậu để hướng dẫn và điều khiển hoạt động chính trị, thì “những tư tưởng và niềm xác tín có thể dễ dàng bị mạo dụng vì lý do quyền lực” (cùng nguồn vừa dẫn).

 

Như tôi đã nói với phái đoàn ngoại giao ngày 12/5/2005 thì Giáo Hội luôn công bố và bênh vực các quyền lợi căn bản của mình, những quyền lợi tiếc thay bị vi phạm ở các phần đất khác nhau trên thế giới, và nỗ lực nhìn nhận các quyền lợi của con người được sống từ lúc được thụ thai, được lương thực, nhà ở, việc làm, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ gia đình và cổ võ phát triển xã hội, hoàn toàn tôn trọng phẩm vị của con người nam nữ được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa.

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch và tổng hợp từ mạng điện toán toàn cầu Zenit và

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/index_en.htm

 

 

TOP

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc trong Năm 2005: với vị tân lãnh sự Cộng Hòa Bolivaria Nước Vanezuela là Ivan Guillermo Rincón Urdaneta Thứ Năm 25/8

 

Xứ sở của ông, như ông đã đề cập tới, có một truyền thống cổ kính và sâu xa Công Giáo – như nhà giải phóng Simón Bolívar đã nhấn mạnh – và nó được đánh dấu bằng niềm cảm mến và tôn kính ViịThừa Kế Thánh Phêrô. Bởi vậy, người ta cũng không lấy làm lạ trước sự hết sức trân trọng được Chính Quyền nước này tỏ ra qua việc tiếc thương trước cái chết của vị Tiền Nhiệm đáng kính của tôi là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và việc bản quốc gửi thầh phần đại biểu tới tham dự lễ an táng của ngài cũng như việc đăng quang của Giáo Triều của tôi.

 

Về phần mình, Tòa Thánh theo dõi các biến cố của mmảnh đất ân sủng” rất thân thương này, như Tòa Thánh đã tỏ ra ở nhiều trường hợp.

 

Giáo Hội Công Giáo, một giáo hội đã từng hiện diện và đồng hành vo1iơNhân dân Venezuela suốt mọi giai đoạn lịch sử của nước này, hiện nay đang chia sẻ với những lo âu và hy vọng của nước Venezuela cho một tương lai tốt đẹp hơn.

 

Để làm trọn sứ vụ xứng hợp của mình, Giáo Hội loan báo Phúc Âm và công bố việc thứ tha cùng hòa giải. Được chân thành cống hiến và nhận lãnh là con đường duy nhất để đạt được sự hòa hợp tồn tại và để ngăn ngừa những bất nhất hợp lý từ việc thoái hóa đến những cuộc đụng độ dữ dội.

 

Giáo Hội mời con người hãy nuôi dưỡng các thứ giá trị căn bản của hết mọi xã hội, như lòng mến yêu sự thật, việc tôn trọng công lý, lòng thành thật thi hành các trách nhiệm của mình và sẵn sàng quảng đại phục vụ thiện ích của tất cả mọi công dân trước những lợi ích của đảng phái.

 

Hơn nữa, vấn đề quá rõ là tình hình xã hội không cải tiến bằng việc chỉ biết áp dụng các phương tiện về kỹ thuật mà thôi; nó còn cần phải chú trọng tới việc cổ võ các thứ giá trị nữa, ở chỗ tỏ ra tôn trọng chiều kích đạo lý xứng hợp với con người, gia đình và đời sống xã hội. Nhờ đó, mới dễ dàng bảo đảm được việc phát triển trọn vẹn của tất cả mọi phần tử của cộng đồng quốc gia, bằng cách tôn trọng các quyền lợi căn bản và tự do của họ, hợp với một Quốc Gia của các quyền lợi.

 

Giáo Hội không thể ngừng công bố và beêh vực phẩm vị của con người nơi tính cách nguyên tuyền trọn vẹn của họ và nơi việc họ hướng về siêu việt tính thần linh. Giáo Hội xin được liên lỉ có một khoảng bất khả thiếu trong tầm tay của mình cùng với những phương tiện cần thiết để thi hành sứ vụ của Giáo Hội cũng như việc phục vụ nhân bản hóa của Giáo Hội.

 

Về vấn đề này, bằng việc tôn trọng các thẩm quyền chuyên biệt của Giáo Hội và Quốc Gia, có nhiều lãnh vực đáng thiết lập những hình thức khác nhau của việc hợp tác tốt đẹp giữa đôi bên. Điều này giúp cho họ thực hiện được việc phục vụ tốt đẹp hơn cho việc phát triển của dân chúng và duy trì tinh thần chung sống trong tự do và đoàn kết là những gì mang lại lợi ích cho tất cả mọi người.

 

Ông Lãnh Sự đã nhắc lại giá trị chắc chắn của tự do, một sự thiện cao cả cho phép con người có thể nên trọn bản thân họ một cách hoàn toàn. Giáo Hội cần quyền tự do này để thực hiện sứ vụ của mình, để chọn các vị Mục Tử của mình và để hướng dẫn tín hữu của mình. Các Vị Thừa Kế Thánh Phêrô bao giờ cũng nỗ lực để bênh vực quyền tự do này. Hơn nữa, Các Chính Phủ không cần gì phải sợ hoạt động của Giáo Hội, vì trong việc hành sử quyền tự do của mình, Giáo Hội chỉ tìm cách thi hành sứ vụ tôn giáo của mình mà thôi để gopù phần vào việc tiến bộ thiêng liêng cho mỗi một xứ sở.

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch và tổng hợp từ mạng điện toán toàn cầu Zenit và

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/index_en.htm

 

 

TOP

 

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với 7 Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc Azerbaijan, Guinea, Malta, New Zealand, Rwanda, Switzerland và Zimbabwe trong Năm 2005 ngày Thứ Năm 16/6

 

Thế giới của chúng ta dđng phải đối diện với nhiều thách đố cần phải hiệu nghiệm đương đầu để con người bao giờ cũng thắng vượt trên kỹ thuật. Một tương lai chính đáng đối với các dân tộc phải là mối quan tâm chính yếu của những ai lãnh trách nhiệm điều hành coôg vụ, không phải cho lợi ích của họ mà hướng về công ích. Tâm can của chúng ta không thể an bình trong khi chúng ta thấy anh chị em của chúng ta đang chịu khổ bởi thiếu lương thực, việc làm, nhà cửa hay những sản vật căn bản khác.

 

Để thực hiện một đáp ứng cụ thể với lời kêu gọi của anh chị em chúng ta trong nhân loại, chúng ta cần phải nắm vững cái thách đố đầu tiên này, đó là tình đoàn kết giữa các thế hệ, đoàn kết giữa các xứ sở và toàn thể châu lục, nhờ đó tất cả mọi con người đều được chia sẻ công bằng hơn những nguồn phong phú của trái đất đây. Đây là một trong những dịch vụ thiết yếu mà thành phần thành tâm thiện chí cần phải cung cấp cho nhân loại. Thật vậy, trái đất này có thể sản xuất ra đủ để nuôi tất cả mọi dân cư của nó, với điều kiện là các nước giầu đừng giữa lấy cho mình những gì thuộc về tất cả mọi người.

 

Giáo Hội không bao giờ thôi nhắc nhở hết mọi người rằng họ cần phải chịu đựng để kiến tạo nên tình huynh đệ nhân loại, một tình huynh đệ bao gồm những cử chỉ cụ thể nơi phía cá nhân cũng như Chính Quyền và Tổ Chức Quốc Tế.

 

Về phần mình, được chia sẻ tâm điểm của đời sống của mình từ thời các vị tông đồ, Giáo Hội sẽ tiếp tục ở tất cả mọi châu lục trong việc cứu trợ dân chúng của mình bằng việc hỗ trợ của các cộng đồng địa phương cũng như của tất cả mọi con người thành tâm thiện chí, nhất là ở những lãnh vực về giáo dục, chăm sóc sức khỏe và các sản vật căn bản. Tôi biết rằng, là thành phần ngoại giao, quí vị đặc biệt cảm thức được khía cạnh này của cuộc sống trong xã hội và là những gì vai trò ngoại giao đóng phần quan trọng vậy.

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch và tổng hợp từ mạng điện toán toàn cầu Zenit và

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/index_en.htm

 

 

TOP

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc trong Năm 2005: với vị tân lãnh sự là Geoffrey Kenyon Ward nước Tân Tây Lan Thứ Năm 16/6

 

Tôi biết rằng nhân dân xứ sở của ông rất ý thức về trách nhiệm cổ võ hòa bình và đoàn kết trên thế giới. Năm ngoái, vị Thủ Tướng của ông, đi theo có một nhóm cựu chiến binh, đã đến viếng thăm địa điểm lịch sử Monte Cassino để tôn kính vô vàn người trẻ đã can đảm hy sinh mạng sống mình để bênh vực những thứ giá trị phổ quát căn bản là những gì đang bị đe dọa bởi những ý hệ quốc gia sai lầm. Cho tới ngày nay, việc sẵn sàng để bênh vực và cổ võ các giá trị công lý và hòa bình, những giá trị vượt trên biên  cương bờ cõi văn hóa hay quốc gia, là một đặc tính hiển nhiên và đáng khen của nhân dân ông. Những thể hiện tỏ tường về tính chất này được thấy nơi việc quốc gia của ông tham gia vào các dự án viện trợ và các hoạt động bảo vệ hòa bình, kéo dài từ Quần Đảo Solomon đến Afghanistan và Trung Đông, cũng như nơi nhiệt tình tranh đấu cho việc phát triển khả thủ và việc bảo vệ môi trường. Ở mức độ ý nghĩa nhất của mình, việc dấn thân này cần đến việc nhìn nhận bản tính thiết yếu của sự sống con người như là một tặng ân và về thế giới của chúng ta như là một gia đình con người.

 

Ước muốn chống đỡ công ích được bắt nguồn từ niềm tin là con người vào thế giới này như một tặng ân của Đấng Hóa Công. Chính từ Thiên Chúa mà tất cả mọi con người nam nữ, được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, lãnh nhận phẩm giá chung bất khả vi phạm của mình cùng với những lời kêu gọi thực hiện trách nhiệm. Hôm nay, khi cá nhân con người thường quên mất nguồn gốc của mình, và vì thế lạc mất mục đích của họ, họ dễ dàng rơi vào những chiều hướng xã hội dị thường, rơi vào tình trạng méo mó về lý trí nơi những nhóm lợi lộc đặc biệt, và rơi vào cá nhân chủ nghĩa thái quá. Đương đầu với “cuộc khủng hoảng về ý nghĩa” này (cf. Encyclical Letter Fides et Ratio, 81), các thẩm quyền dân sự và tôn giáo được kêu gọi để cùng nhau giúp phấn khích mọi người, đặc biệt là giới trẻ, hãy “hướng bước tiến của mình đến một sự thật làm cho họ trở thành siệu việt” (ibid., 5). Bị tách lìa khỏi sự thật phổ quát này, một sự thật là bảo đảm duy nhất cho tự do và hạnh phúc, cá nhân con người ta sẽ trở thành bất nhất đáng thương và từ từ mất đi khả năng khám phá ra được cái ý nghĩa sâu xa làm mãn nguyện đời sống của con người.

 

Theo truyền thống thì nhân dân Tân Tây Lan đã nhìn nhận và coi trọng vị thế hôn nhân và cuộc sống bền vững của gia đình như cốt lõi của xã hội, và thật sự tiếp tục mong đợi những quyền lực về xã hội cùng chính trị tỏ ra ủng hộ các gia đình và bảo vệ phẩm giá nữ giới, nhất là thành phần yếu kém nhất. Họ lấy làm biết ơn khi thấy những thứ méo mó trần tục về hôn nhân không bao giờ che khuất đi ánh rạng ngời của một thứ giao ước trọn đời xuất phát từ tình yêu quảng đại hiến thân vô vị lợi. Lý trí đúng đắn cho họ thấy rằng “tương lai của nhân loại là những gì băng ngang qua con đường gia đình” (Apostolic Exhortation Familiaris Consortio, 86) là cơ cấu cống hiến cho xã hội một nền tảng vững chắc vì những khát vọng của mình. Bởi thế tôi khuyến khích nhân dân Aotearoa, qua ông Lãnh Sự, hãy tiếp tục chấp nhận cuộc thách đố trong việc hình thành một mẫu sống, theo cá nhân cũng như đoàn thể, liên hệ với dự án của Thiên Chúa giành cho toàn thể nhân loại.

 

Tiến trình ồn ào của việc trần tục hóa đang xẩy ra ở nhiều phần đất trên thế giới. Ở đâu các nền tảng Kitô Giáo về xã hội đang gặp nguy cơ bị quên lãng, thì ở đó công việc bảo trì chiều kích siêu việt đang có nơi hết mọi nền văn hóa cũng như công việc củng cố việc hành sử chính đáng quyền tự do cá nhân chống lại chủ nghĩa tương đối là những gì càng ngày càng trở thành khó khăn. Cái tình thế khó khăn này là những gì đòi hỏi cả thành phần lãnh đạo của Giáo Hội lẫn dân sự hãy bảo đảm việc bàn luận nhiều tới vấn đề về luân lý nơi cuộc diễn đàn công khai. Về vấn đề này, ngày nay rất cần phải tái nhận thức quan niệm về mối tương hệ giữa luật dân sự và luật luân lý là những gì, như được truyền thống Kitô Giáo chủ trương, cũng thuộc về gia sản của đại truyền thống chung về pháp luật của nhân loại (cf. Encyclical Letter Evangelium Vitae, 71). Chỉ có thế những đòi hỏi đủ thứ được cho là ‘quyền lợi’ liên hệ với sự thật và với bản chất của tự do chân thực mới được hiểu cách đứng đắn đối với sự thật đặt giới hạn cho nó và cho nó thấy mục đích của nó.

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch và tổng hợp từ mạng điện toán toàn cầu Zenit và

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/index_en.htm

 

 

 

TOP

 

 

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc trong Năm 2005: với vị tân lãnh sự là Elchin Oktyabr Oglu Amirbayov Cộng Hòa Azerbaijan Thứ Năm 16/6

 

Nhân dân Azerbaijan quá biết rằng, nếu chiều kích linh thiêng về con người bị đè nén, thậm chí bị chối bỏ, thì hồn nước bị tiêu tan. Trong giai đoạn thê thảm của tình trạng đe dọa nơi lịch sử Đông Âu, trong khi cái thượng tôn của quyền lực đang làm chủ tình hình, thì các cộng đồng có niềm tin độc thần hiện diện qua các thế kỷ nơi quốc gia của ông đã bảo tồn được một niềm hy vọng cho công lý và tự do, một tương lai được cái thượng tôn của chân lý làm chủ. Ngày nay, họ đang thực hiện điều này một cách mới mẻ. Đúng thế, khi vị tiền nhiệm đáng kính của tôi là Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gặp gỡ Các Vị Lãnh Đạo Tôn Giáo của nước Azerbaijan đại diện cho các cộng đồng Hồi Giáo, Chính Thống Nga và Do Thái, ngài đã nhận định rằng việc qui tụ đó là biểu hiệu cho thế giới về cách thức làm thế nào việc tương nhượng giữa các cộng đồng tôn giáo là những gì dọn đường cho một cuộc phát triển rộng lớn hơn về nhân bản, dân sự và xã hội một cách đoàn kết hơn.

 

Vì nhân dân Azerbaijan tiếp tục dấn thân vào công việc tế nhị để hình thành tính chất quốc gia của mình, thì các vị thẩm quyền về chính trị và dân sự có thể hướng về các cộng đồng tôn giáo để thực hiện một cuộc dấn thân dứt khoát cho vấn đề hình thành trật tự xã hội theo công ích. Cuộc dấn thân này đòi hỏi là quyền tự do tôn giáo, một quyền tự do bảo trì tính cách chuyên biệt của mỗi cộng đồng tôn giáo, là những gì cần phải được chấp nhận như là một quyền dân sự căn bản và cần phải được bảo vệ bởi một hệ thống qui tắc vững chắc về pháp luật biết tôn trọng luật tắc cùng nhiệm vụ xứng hợp với các cộng đồng tôn giáo (cf. Second Vatican Ecumenical Council, Declaration on Religious Freedom Dignitatis Humanae, 2). Việc nâng đỡ cụ thể như thế đối với quyền tự do tôn giáo bởi các vị lãnh đạo chính trị trở thành một phương tiện vững chắc cho vấn đề tiến bộ về xã hội và hòa bình. Đối với khía cạnh này, tôi trị ân cảm tạ vai trò của Tổng Thống Aliev cùng Chính Phủ của ông trong việc tỏ ra dễ dàng đối với việc tái thiết Giáo Hội Công Giáo ở Bakù cùng với việc việc đặt nền móng cho một ngôi nhà cho thành phần cần thiết.

 

Thưa Ông Lãnh Sự, việc phát triển lành mạnh về kinh tế từng là một khát vọng lâu dài của toàn thể nhân dân Azerbaijan. Nó cũng là một thứ quyền lợi bao gồm một nhiệm vụ tương ứng trong việc góp phần, theo khả năng của con người, vào việc tiến bộ chân thực của cộng đồng này. Cái ưu tiên của việc cổ võ những dự án về xã hội và thương mại có khả năng tạo nên một xã hội quân bình hơn cho thấy cái thách đố khó khăn song phấn khích cho tất cả những ai điều hành và hoạt động nơi lãnh vực thương vụ.

 

Xứ sở của ông đã thực hiện một số điều hướng tới chỗ bảo đảm các thứ quyền lợi căn bản của công dân mình và việc cổ võ những thực hiện về dân chủ. Tuy nhiên, còn nhiều điều cần phải chiếm đạt. Chỉ khi nào tỏ ra tôn trọng phẩm giá bất khả vi phạm của con người và phát động các thứ tự do cá nhân tương hợp thì xã hội dân sự mới có thể được kiến tạo để góp phần vào tình trạng thịnh vượng cho toàn thể thành phần công dân của mình. Hãy tin tưởng rằng cộng đồng Giáo Hội Công Giáo, mặc dù ít ỏi về số lượng ở Azerbaijan, về phần mình, cũng sẽ tiếp tục đóng góp một cách vô tư vào việc cổ võ công lý và việc bảo vệ thành phần nghèo khổ.

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch và tổng hợp từ mạng điện toán toàn cầu Zenit và

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/index_en.htm

 

   

 TOP

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc trong Năm 2005: với vị tân lãnh sự là El Hadj Aboubacar Dione Cộng Hòa Guinea Thứ Năm 16/6

 

Thưa Ông Lãnh Sự, ông đã cho tôi biết về việc Xứ Sở của ông gắn bó với những lý tưởng hòa bình và tình huynh đệ, nhất là nơi các dân tộc thuộc miền đất của ông, thành phần đã quá bị thử thách đau thương trong những năm gần đây. Thật vậy, chính nhờ tin tưởng nguyên vào việc đối thoại mới có thể làm nhẹ bới những cái căng thẳng và xung khắc, cho lợi ích và phúc hạnh của tất cả mọi người thôi.

 

Để đáp ứng một cách hiệu nghiệm cho các khát vọng của dân chúng về một nền hòa bình chân thực, một tặng ân xuất phát từ Thiên Chúa, thì chúng ta có nhiệm vụ phải tự dấn thân vào việc xây dựng nó trên các nền tảng của chân lý, công lý và tình đoàn kết.

 

Trong số những hậu quả của bạo động xẩy ra nơi miền đất của ông là khổ đau, chúng ta tiếc thay cũng chứng kiến thấy việc phát triển của một thảm cảnh về thành phần bị phân tán, một thảm trạng tạo nên những cuộc cấp cứu về nhân đạo. Xứ Sở của ông đã quảng đại đáp ứng cho tình trạng khủng hoảng này, đặc biệt bằng việc tỏ ra tiếp đãi một số lớn thành phần tị nạn, thành phần thường phải trả một giá hy sinh lớn lao. Đó là những gì trước hết và trên hết mà thảm cảnh của con người nam nữ chịu đựng khổ đau cần phải có để được giảm bớt khổ đau và cảm thấy được niềm hy vọng mới.

 

Tuy nhiên, cần phải nhổ tận gốc rễ những căn nguyên gây ra các thảm cảnh ấy, vì chúng đang ảnh hưởng trầm trọng tới nhân phẩm của con người được Thiên Chúa dựng nên. Tôi hy vọng rằng Chính Phủ các nước sẽ không quên thành phần tị nạn ở các quốc gia Phi Châu đang nóng lòng đợi chờ Chính Quyền chú trọng tới nỗi khốn khổ của họ, cũng như đợi chờ cộng đồng quốc tế cương quyết dấn thân để củng cố hòa bình và công lý hơn nữa.

 

Ở mỗi quốc gia, việc thiết lập hòa bình được bắt đầu bằng việc tìm kiếm các mối liên hệ thân tình và việc cộng tác giữa các cộng đồng sắc tộc, văn hóa và tôn giáo khác nhau. Đức tin chân chính không thể gây ra bạo lực; trái lại, nó khuyến khích hòa bình và yêu thương.

 

Bất chấp những khó khăn, Giáo Hội Công Giáo dấn thân theo đuổi việc cống hiến các nỗ lực của mình vào việc phát triển mối cảm thông và tôn trọng giữa thành phần tín hữu thuộc các truyền thống tôn giáo khác nhau.

 

Bởi thế, tôi hân hoan thấy rằng, ở Guinea, Kitô hữu và Hồi hữu đang cùng nhau hoạt động cho công ích của xã hội. Trong việc phát triển các mối liên hệ tin tưởng này, tương xứng với các quyền lợi hợp lệ của mỗi cộng đồng, liên kết với toàn thể những ai thiện chí thành tâm, thành phần tín hữu góp phần vào việc xây dựng một xã hội thoát khỏi hết mọi thứ suy thoái về luân lý và xã hội, nhờ đó mỗi người được sống một cách xứng đáng với phẩm vị của mình và trong tình đoàn kết yêu thương nhau.

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch và tổng hợp từ mạng điện toán toàn cầu Zenit và

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/index_en.htm

 

 

TOP

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc trong Năm 2005: với vị tân lãnh sự là David Douglas Hamadziripi Cộng Hòa Zimbabwe Thứ Năm 16/6

 

Qua các cuộc tuyển cử ngày 31/3/2005, nước Zimbabwe đã thực hiện một khởi điểm mới trong việc đương đầu với các vấn đề trầm trọng về xã hội là tình trạng đã từng chi phối quốc gia này trong những năm gần đây. Tôi thiết tha hy vọng rằng những cuộc tuyển cử này sẽ chẳng những góp phần vào những mục tiêu trực tiếp cho việc hòa bình hóa và việc phục hồi kinh tế, mà còn dẫn tới chỗ tái thiết xã hội về mặt luân lý cũng như tới việc củng cố cho một nền dân chủ dứt khoát ban hành những qui chế được tác động bởi mối quan tâm thực sự đến công ích, và đến việc phát triển toàn diện của mỗi cá nhân và mọi nhóm xã hội. Vào giờ phút quan trọng này của lịch sử quốc gia ông, cần phải tỏ ra đặc biệt quan tâm tới thành phần nghèo khổ, thành phần bị tước đoạt quyền công dân, và thành phần giới trẻ, họ là những người bị ảnh hưởng nhất bởi tình trạng bất ổn chính trị và kinh tế, và là những người cần một cuộc canh tân thực sự nhắm tới chỗ đáp ứng các nhu cầu căn bản và mở ra cho họ thấy được một tương lai hy vọng. Cái thách đố lớn lao của việc hòa giải đất nước cũng đòi hỏi rằng trong khi nhìn nhận và giải quyết các thứ bất chính của quá khứ, cũng cần phải thực hiện những nỗ lực trong tương lai để tác hành theo công lý và tỏ ra tôn trọng phẩm giá và quyền lợi của người khác.

 

Về vấn đề này, tôi không thể nào không đồng ý với các nhận định của Chư Vị Giám Mục Zimbabwe bày tỏ vào ngày áp của những cuộc tuyển cử vừa rồi về nhu cầu khẩn trương cho “một vai trò lãnh đạo hữu trách và đảm nhiệm” là vai trò có tính cách chân thành, có một tinh thần phục vụ kẻ khác, biết thành thực sử dụng các sản vật chung, biết dấn thân theo các qui tắc của luật lệ và biết cổ võ quyền lợi cùng nhiệm vụ của tất cả mọi người công dân trong việc tham dự vào đời sống của xã hội.  Mục đích cao quí này trong việc chiếm đạt công ích bằng một đời sống xã hội có thứ tự lớp lang chỉ có thể thành công nếu các vị lãnh đạo chính trị quyết tâm bảo đảm sự an sinh của cá nhân cũng như của các nhóm theo tinh thần liêm chính và công bằng. Hướng tới vai trò tương lai của Phi Châu trong cộng đồng quốc tế, vị tiền nhiệm của tôi là Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh rằng “sẽ có một thế giới tốt đẹp hơn chỉ khi nào nó được xây dựng trên nền tảng của những nguyên tắc lành mạnh về đạo lý và thiêng liêng mà thôi” (Ecclesia in Africa, 114).

 

Tôi xin cám ơn việc ngài ưu ái nhắc tới việc tông đồ về đạo đức, giáo dục và bác ái của Giáo Hội nơi xứ sở của ông, và tôi xin ông hãy tin tưởng vào lòng ước muốn của những người Công Giáo của quốc gia này trong việc ủng hộ các khát vọng hợp lý của nhân dân Zimbabwe. Qua tổ chức của các cơ cấu về giáo dục, các bệnh viện, các trạm phát thuốc cùng các viện mồ côi, Giáo Hội dấn thân phục vụ dân chúng thuộc hết mọi tôn giáo. Giáo Hội tìm cách cống hiến việc góp phần đặc biệt và tương lai của quốc gia này, bằng việc giáo dục dân chúng các khả năng thực tiễn cùng với những giá trị thiêng liêng giúp vào việc đặt nền móng cho cuộc canh tân cải cách xã hội. Về phần mình, Giáo Hội chỉ xin được tự do để thi hành sứ vụ xứng hợp của mình mà thôi, một sứ vụ làm cho Vương Quốc của Thiên Chúa trị đến qua chứng từ ngôn sứ cho Phúc Âm, cũng như qua việc Giáo Hội làm cho giáo huấn về luân lý của mình được khắc ghi sâu đậm. Như thế, Giáo Hội hoạt động cho việc xây dựng một xã hội thái hòa và chân chính, đồng thời tôn trọng và khuyến khích quyền tự do và trách nhiệm của người công dân trong việc tham gia vào tiến trình chính trị cũng như vào việc theo đuổi công ích.

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch và tổng hợp từ mạng điện toán toàn cầu Zenit và

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/index_en.htm 

 

 

TOP

 

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc trong Năm 2005: với vị tân lãnh sự là Jean-François Kammer nước Thụy Sĩ Thứ Năm 16/6

 

Theo gương của hầu hết các quốc gia Tây Phương, xã hội Thụy Sĩ vẫn đang trải qua một cuộc cách mạng đáng kể nơi những tập tục của mình, và trước những áp lực bao gồm cả phương diện tiến bộ về kỹ thuật lẫn những ước muốn của một phần dư luận quần chúng, đã có những khoản luật được soạn thảo ở nhiều lãnh vực khác nhau ảnh hưởng tới việc tôn trọng sự sống và gia đình. Vấn đề này liên quan tới những vấn đề tế nhị của việc truyền sinh, của bệnh tật và của việc chấm dứt sự sống, mà còn tới cả vị thế của gia đình cùng với việc tôn trọng cơ cấu hôn nhân nữa.

 

Về tất cả những vấn đề liên hệ tới các thứ giá trị nền tảng ấy, Giáo Hội Công Giáo đã mình nhiên bày tỏ chủ trương của mình qua tiếng nói của các vị Mục Tử và sẽ tiếp tục làm như thế bao lâu còn cần thiết, để nhắc lại một cách liên tục tính cách cao trọng bất khả nhượng của phẩm vị con người là những gì dođi hỏi việc tôn trọng quyền lợi của con người, trước hết và trên hết, tôn trọng quyền sống.

 

Tôi khuyến khích xã hội Thụy Sĩ hãy tiếp tục hướng về thế giới chung quanh mình, hãy bảo trì vị thế của mình trên thế giới cũng như ở Âu Châu, và hãy sử dụng khả năng của mình để phục vụ cộng đồng nhân loại, nhất là những quốc gia nghèo khổ nhất là những nơi không thể nào phát triển nếu không được trợ giúp.

 

Cũng thế, tôi hy vọng rằng, tin tưởng sự phong phú dồi dào của mình cuũg ở tại cả chỗ tỏ ra đón nhận người khác, Xứ Sở của ông sẽ tiếp tục cởi mở với những ai muốn đến tìm kiếm công ăn việc làm hay tìm sự bảo vệ chở che.

 

Trong một thế giới có nhiều cuộc xung đột vẫn còn đang tiếp tục xẩy ra, cần phải thực hiện việc đối thoại giữa các nền văn hóa, việc đối thoại chẳng những bao gồm các vị lãnh đạo quốc gia, mà còn bao gồm từng và mọi cả nơi mọi chốn, nơi gia đình, nơi các địa điểm giáo dục, nơi thế giới việc làm và nơi các liên hệ xã hội, để xây dựng một nền văn hóa chân thực của hòa bình

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch và tổng hợp từ mạng điện toán toàn cầu Zenit và

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/index_en.htm

   

 TOP

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc trong Năm 2005: với vị tân lãnh sự là Antonio Ganado nước Malta Thứ Năm 16/6

 

Tôi cảm thấy gần gũi với Nhân Dân Malta. Qua các thế kỷ, họ luôn luôn tỏ ra lòng gắn bó đặc biệt sâu xa với Vị Thừa Kế Thánh Phêrô, Vị Giám Mục Rôma và là Vị Mục Tử của Giáo Hội hoàn vũ.

 

Thưa Ông Lãnh Sự, tôi quá quen với lòng trung thành voơi Phúc Âm và với Giáo Hội là những gì làm nên đặc tính của người Kitô hữu nơi Xứ Sở được ông đại diện đây. Nhất trí với cấ căn rễ Kitô Giáo, họ cảm thấy tầm quan trọng của sứ vụ mình trong giai đoạn mong manh của nhân dân Âu Châu và của lịch sử thế giới này. Nhân Dân Malta biết rằng mình là một phần trọn vẹn của việc nới rộng được công nhận là Âu Châu.

 

Ngoài ra, trong việc gìn giữ các truyền thống cao quí về thiêng liêng và văn hóa là những gì làm nên đặc tính của mình qua các thế kỷ, họ muốn làm hết sức mình để ngăn ngừa Cộng Đồng Âu Châu trong ngàn năm thứ ba khỏi bị mất đi cái gia sản của các thứ giá trị quá khứ của châu lục này về văn hóa và tôn giáo. Thật vậy, chỉ với điều kiện ấy nó mới có thể xây dựng một tương lai đoàn kết và hòa bình với một niềm hy vọng mãnh liệt.

 

Việc cống hiến sự sống cho một Âu Châu hiệp nhất và cảm thông là một cuộc dấn thân của tất cả mọi dân tộc thuộc châu lục này. Thật thế, Âu Châu cần phải làm sao để có thể hòa hợp các lợi ích của mỗi một quốc gia với những đòi hỏi của công ích thuộc toàn châu lục này.

 

Thưa Ông Lãnh Sự, tôi xin cám ơn về việc ông bày tỏ ước muốn mới mẻ của Xứ Sở ông trong việc đóng vai trò đi tiên phong vào giai đoạn mới của lịch sử Lục Địa này, bằng việc giúp củng cố khả năng của nó về việc đối thoại, về vấn đề bênh vực và cổ võ gia đình được đặt căn bản trên hôn nhân, về các truyền thống Kitô Giáo và về việc cởi mở cùng gặp gỡ các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau.

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch và tổng hợp từ mạng điện toán toàn cầu Zenit và

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/index_en.htm

 

 

TOP

 

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc trong Năm 2005: với vị tân lãnh sự là Joseph Bonesha Cộng Hòa Rwanda Thứ Năm 16/6

 

Thưa Ông Lãnh Sự, ông nhấn mạnh rằng Chính Phủ của ông sẵn sàng tiếp tục phát triển những liên hệ đang có giữa Cộng Hòa Rwanda và Tòa Thánh; việc mừng kỷ niệm 40 năm của những mối liên hệ được thiết lập này đã được cử hành vào năm 2004. Việc hợp tác này xuất phát từ ước muốn chung, tương hợp với quyền hạn riêng của mỗi bên, đó là tất cả mọi cư dân, không trừ ai, đầu được cống hiến cho các điều kiện chung sống giúp họ có thể dự phần hơn nữa vào việc tiến bộ về nhân bản cùng tinh thần của Xứ Sở họ, một xứ sở đang bị sứt mẻ bởi lịch sử gần đây của nó.

 

Những cuộc cử hành để tưởng niệm cuộc tàn sát xẩy ra năm ngoái, nhắc nhở nhân dân Rwanda và toàn thế giới về thảm trạng khủng khiếp xẩy ra trong năm 1994, một thảm trạng đã xé nát cơ cấu xã hội, kinh tế, văn hóa và gia đình của xứ sở này. Ngày nay, chúng ta cần phải cảm thấy mình được kêu gọi hoạt động không ngừng nghỉ cho hòa bình và hòa giải, để sửa soạn một tương lai yên hàn cho các thế hệ hiện đại và tương lai!

 

Điều này bao gồm, trước hết, một cuộc tự kiểm điểm lương tâm liên quan tới những căn nguyên sâu xa gây ra thảm trạng ấy, để gieo vào ký ức cùng tâm can nhiệm vụ cần phải biết sống như anh chị em với nhau, và loại trừ đi cái dã man tàn bạo dưới tất cả mọi hình thức. Điều này uũg đòi hỏi việc bảo đảm những điều kiện an ninh giúp cho các cơ cấu tổ chức dân chủ sinh hoạt một cách thuận hòa. Cũng thế, cần phải bảo đảm cho tất cả mọi người công dân những quyền lợi căn bản của họ. Họ cần phải được cống hiến cho những phương tiện để hưởng một thứ công lý quân bình phục vụ sự thật và loại trừ sợ hãi, trả thù, dung túng và bất công trong tương lai tới đây.

 

Hy vọng rằng những nỗ lực đang được thực hiện để thiết lập sự công lý thực sự hòa giải sẽ củng cố tình trạng hiệp nhất quốc gia, cũng như để thực hiện các quyết định về chính trị, kinh tế và xã hội làm phấn khích việc phát triển đang diễn tiến của Xứ Sở này, làm tái nhận thức ra phẩm giá của tất cả mọi cư dân và làm gia tăng một cách vững chắc Vùng Đại Hồ.

 

Thưa ngài, tôi lấy làm cảm kích trước những lời lẽ ông nhấn mạnh tới vai trò tích cực được Giáo Hội Công Giáo thực hiện trong tiến trình tái thiết quốc gia. Thật vậy, Giáo Hội hết sức tham gia vào tiến trình hòa giải và thứ tha, qua các phát biểu của thành phần Giám Mục Giáo Hội, những vị tôi đã được gặp gỡ ở đây mới rồi, qua nhiều cơ cấu tổ chức của Giáo Hội ở những lãnh vực trợ giúp về bác ái, giáo dục và chăm sóc sức khỏe, cũng như qua việc chăm sóc mục vụ của Giáo Hội để chữa lành các tâm hồn và giúp dân chúng phục hồi niềm vui chung sống voơi nhau như anh chị em một nhà.

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch và tổng hợp từ mạng điện toán toàn cầu Zenit và

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/index_en.htm

 

 

TOP

 

 

ĐTC Biển Đức XVI với vị tân lãnh sự Macedonia về Một Âu Châu đại kết.

 

Hôm 19/5/2005, Thứ Năm, ĐTC Biển Đức đã gặp vị tân lãnh sự Bartolomej Kajtazi của Nguyên Cộng Hòa Yogosla xứ Macedonia dịp ông trình ủy nhiệm thư, và ngài đã nói với ông về vấn đề chính yếu là Âu Châu cần đến các quốc gia vùng Balkins và các quốc gia này cần đến Âu Châu.

 

Thưa Ông Lãnh Sự,

 

Tôi hân hoan đón mừng ông hôm nay đây và chấp nhận ủy nhiệm thư bổ nhiệm ông làm vị lãnh sự của Nguyên Cộng Hòa Yugoslav xứ Macedonia tại Tòa Thánh. Tôi xin cám ơn những lời chào hỏi nồng hậu được ông chuyển cho tôi từ Tổng Thống Crvenkovski. Tôi vui mừng đáp lại những lời ấy và hứa cùng chính quyền cũng như công dân thuộc quốc gia của ông rằng tôi sẽ cầu nguyện cho hòa bình và phúc hạnh ở xứ sở này.

 

Lễ Thánh Cyrilô và Mêthôđiô, các vị cùng với các Thánh Biển Đức, Brigita Thụy Điển, Catarina Siena và Têrêsa Benedicta Thánh Giá, là những vị đại thánh sư của Âu Châu, được đánh dấu bằng cuộc viếng thăm Rôma thường niên của một phát đoàn đại biểu thuộc xứ sở của ngài. Biến cố đầy biểu hiệu này nhắc nhở mối quan tâm thiết tha của các Đức Giáo Hoàng Nicholas I, Hadrian II và Gioan VIII đối với những vị tông đồ của sắc dân Slavs này, bằng việc phấn khích các vị hoàn thành hoạt động truyền giáo của các vị cách trung thành và sáng tạo. Như Thánh Cyrilô và Methôđiô đã nhận thấy nhu cầu thật sự trong việc chuyển đạt một cách chính xác những ý tưởng Thánh Kinh cùng những quan niệm thần học Hy Lạp sang một môi trường hoàn toàn khác biệt về tư tưởng cũng như về kinh nghiệm lịch sử thế nào, thì ngày nay công việc chính yếu Kitô hữu Âu Châu đang gặp phải đó là việc chiếu tỏa ánh sáng rạng ngời của Mạc Khải trên tất cả những gì là thiện hảo, chân thực và diễm lệ. Nhờ đó, tất cả mọi dân tộc và mọi quốc gia được lôi kéo tới nền hòa bình và tự do theo dự án của Thiên Chúa Hóa Công đồi với hết mọi người.

 

Với lòng biết ơn tôi nhận thấy rằng quốc gia của ông đã tái khẳng định việc dấn thân của mình trong vấn đề hình thành một đường lối hòa bình và hòa giải. Làm như thế là quốc gia của ông trở thành một mẫu gương cho các nước khác thuộc vùng Balkan. Thảm thương thay, những khác biệt về văn hóa thường là nguyên cớ gây ra hiểu lầm giữa các dân tộc, thậm chí còn gây ra những cuộc xung đột và chiến tranh vô nghĩa nữa. Thật vậy, cuộc đối thoại giữa các nền văn hóa là một nền tảng xây đắp bất khả thiếu cho nền văn minh yêu thương phổ quát là những gì hết mọi con người nam nữ đều trông mong. Bởi thế, tôi xin ông cùng nhân dân của ông hãy nắm vững các giá trị nền tảng chúng của tất cả mọi nền văn hóa; chung là bởi vì những giá trị ấy bắt nguồn từ chính bản tính của con người. Có như thế việc tìm cầu hòa bình mới được củng cố giúp cho ông có thể giành hết mọi nguồn nhân bản và thiêng liêng cho vấn đề tiến bộ về vật chất và luân lý của nhân dân ông, bằng một tinh thần hợp tác tốt đẹp với các quốc gia lân bang.

 

Thưa ông Lãnh Sự, ông đã ghi nhận rằng mục đích của hội nhập xã hội được chính phủ của ông hăng say theo đuổi thực hiện một cách hợp lý là những gì làm ông gần gũi hơn với các quốc gia Âu Châu khác. Thật vậy, truyền thống của ông và văn hóa của ông là những gì phản ảnh từ đó và là những gì thuộc về cái tinh thần đã làm thấm đẫm châu lục này. Như vị tiền nhiệm yêu dấu của tôi đã nói một số lần là: Âu Châu cần đến các quốc gia vùng Balkan, và các quốc gia này cần đến Âu Châu! Việc gia nhập Cộng Đồng Âu Châu, tuy nhiên, không được hiểu thuần túy như là một thứ phương thuốc cứu chữa để thắng vượt đối thủ về kinh tế. Trong tiến trình nới rộng Khối Hiệp Nhất Âu Châu “rất cần phải” nhớ rằng việc nới rộng này “sẽ thiếu bản chất nếu nó bị biến thành những chiều kích thuần túy về địa dư và kinh tế”. Trái lại, việc hiệp nhất cần phải “bao gồm trước hết là một hợp đồng về các thứ giá trị… được thể hiện nơi luật lệ và sinh hoạt của việc hiệp nhất này” (Tông Huấn Giáo Hội Tại Âu Châu, 110). Vấn đề này có lý để đòi hỏi mỗi một quốc gia phải có một tổ chức xã hội biết tự động lấy lại hồn sống của Âu Châu, một hồn sống có được nhờ sự góp phần quyết liệt của Kitô giáo, trong việc xác nhận phẩm giá siêu việt của con người cùng với những giá trị sự thật, tự do, dân chủ và hiến định (cf. ibid., 109).

 

Nhân dân của đất nước ông đã thành đạt nhiều ở công việc khó khăn nhưng an ủi nơi vấn đề làm sao để bảo đảm được mối liên kết và ổn định xã hội. Vấn đề phát triển chân thực đòi phải có một dự án tiến bộ được điều hợp toàn quốc, một vấn đề phát triển tôn trọng những khát vọng hợp lý của tất cả mọi lãnh vực trong xã hội, và là một phát triển mà thành phần lãnh đạo chính trị và dân sự cần phải có trách nhiệm. Lịch sử loài người vẫn dạy cho chúng ta là nếu những thứ chương trình ấy muốn có một tác dụng gây ra một đổi thay tích cực bền vững thì chúng cần phải có tính cách bảo vệ các thứ nhân quyền bao gồm cả những quyền lợi của thành phần thiểu số về sắc tộc và về tôn giáo, việc cai trị hữu trách và minh bạch, và việc bảo trì luật lệ và trật tự bằng một hệ thống pháp lý vô tư và một lực lượng cảnh sát đáng kính nể. Không có những nền tảng này thì niềm hy vọng mong thấy được tình trạng thực sự tiến bộ vẫn là những gì mơ hồ.

 

Thưa ông Lãnh Sự, việc chính phủ của ông dấn thân cải tiến tình trạng tịnh vượng về xã hội và kinh tế của nhân dân là những gì cống hiến cho thế hệ trẻ một nhãn quan tin tưởng và lạc quan. Trọng tâm của việc hứa hẹn này đó là việc tạo ra những cơ hội giáo dục. Nơi đâu các học đường hành sử một cách chuyên nghiệp và được điều hành bởi con người liêm chính thì tất cả mọi người, nhất là giới trẻ cảm thấy được niềm hy vọng. Trong việc huấn luyện này có cả việc hướng dẫn về đạo giáo. Việc này giúp cho giới trẻ khám phá ra ý nghĩa trọn vẹn của đời sống con người, nhất là mối liên hệ quan trọng hết sức giữa tự do và sự thật (x Thông Điệp “Đức Tin và Lý Trí”, 90). Thật vậy, kiến thức được đức tin soi động, thay vì chia rẽ cộng đồng lại liên kết các dân tộc lại với nhau để cùng tìm kiếm sự thật, một cuộc tìm kiếm giúp cho mọi người như một kẻ sống bởi niềm tin (cf. ibid. 31). Bởi thế, tôi hết sức khuyến khích chính phủ của ông hãy theo đuổi ý hướng của họ trong việc cho phép giảng dạy về tôn giáo ở các trường sơ cấp.

 

Giáo Hội Công Giáo nơi quốc gia của ông, mặc dù là một con số nhỏ, cũng muốn cùng hợp tác với các cộng đồng tôn giáo khác thực hiện việc vươn mình ra với tất cả mọi phần tử thuộc xã hội Macedonia không phân biệt. Sứ vụ bác ái của Giáo Hội, đặc biệt đối với thành phần nghèo nàn và khổ đau, là một phần thuộc về việc “Giáo Hội dấn thân yêu thương một cách thực tế và cụ thể đối với mọi người” (Tông Thư “Vào Lúc Mở Màn Cho Một Tân Thiên Kỷ”, 49), và là những gì được xứ sở của ông cảm nhận rất nhiều. Tôi tin tưởng rằng Giáo Hội sẵn sàng đóng góp thậm chí dồi dào hơn nữa vào những chương trình phát triển nhân bản của xứ sở này, bằng cách cổ võ những giá trị hòa bình, công lý, đoàn kết và tự do.

 

Thưa ông, sứ vụ ngoại giao được ông bắt đầu hôm nay đây sẽ làm củng cố hơn nữa những mối liên hệ về việc cảm thông và hợp tác đang có giữa xứ sở của ông và Hội Thánh. Tôi muốn ông nhớ rằng những văn phòng khác nhau của Giáo Triều Rôma sẵn sàng hỗ trợ ông trong việc hoàn thành nhiệm vụ của ông. Với những lời nguyện chúc tốt đẹp, tôi xin Thiên Chúa ban cho ông, gia đình ông và toàn thể nhân dân của đất nước ông muôn vàn ân phúc.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo tài liệu được Zenit phổ biến ngày 19/5/2005 

 

 

TOP