“NGƯỜI GIÀ
PHẢI ĐƯỢC COI NHƯ LÀ MỘT TRONG

NHỮNG BẢO VẬT CỦA XÃ HỘI”
 

 

Trong Hội Nghị Quốc Tế lần thứ hai về Người Già này, một hội nghị năm nay được tổ chức tại Maní Tây Ban Nha, kết thúc vào ngày Thứ Sáu 12/4/2002, ĐTGM Javier Lozano Barragán, Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Các Cán Sự Chăm Sóc Sức Khoẻ đã đọc bài diễn văn của mình hôm Thứ Hai 8/4/2002, như sau:


Kính thưa Ngài Chủ Tịch,
Quí Vị Thủ Tướng,
Quí Vị Lãnh Sự,
Quí Tôn Bà Tôn Ông,

Tôi hân hạnh chuyển đến quí vị bức thư của ĐTC Gioan Phaolô II đáp lời quí vị mời Ngài tham dự Hội Nghị Thế Giới Lần Hai về Tuổi Già.

Cuộc họp này bàn đến một vấn đề hết sức liên quan đến toàn thể chúng ta. Thật vậy, theo dự án thần linh, tuổi thọ là tặng ân làm viên trọn một cuộc sống có ý nghĩa nhờ ở sự khôn ngoan của ci lòng. Những vị lão thành là những người giám hộ của một ký ức tổng hợp, họ có một nhãn quan về cả quá khứ lẫn tương lai, khi họ sống trong một hiện tại mang sẵn cảm quan về vĩnh hằng và bình yên. Họ không nhìn vào bản thân mình như đang thụ động đợi chờ một biến cố tiêu vong, trái lại, họ nhìn đến một biến cố hứa hẹn sắp xẩy đến cho một tầm vóc hoàn toàn thành nhân của một sự sống không bao giờ tận kết.

Đời sống của họ cần phải nhắm vào việc truyền đạt những mối tương giao liên thế hệ cho tất cả mọi người cái bảo tàng thuộc thời điểm của họ, cái khả năng và kinh nghiệm của họ, để chứng tỏ cho thấy những giá trị đích thực trái ngược lại với những gì là thuần túy bề ngoài. Trong một nền văn hóa hiện đại có tính cách sản xuất hoàn cầu, họ lâm vào tình trạng nguy hiểm ở chỗ coi mình như là một thứ đồ vô dụng, tuy nhiên, nguyên việc hiện diện của họ cũng chứng tỏ cho thấy khía cạnh về kinh tế không phải là một giá trị duy nhất, cũng không phải là một giá trị quan trọng nhất. Chính sự sống mới có giá trị cao cả nhất ở bất cứ giai đoạn nào của nó, nhất là ở nơi tặng ân được đạt tới tuyệt đỉnh cao vời của nó. Tình trạng yên hàn của tuổi già cống hiến cho thế giới sự sống và sinh lực, những yếu tố được coi như là một sự hòa hợp giữa thể lý, xã hội và tinh thần.

Theo thống kê cho biết, hiện nay có 6 trăm triệu người trên 60 tuổi, và các bản ước lượng cho thấy là con số có thể tăng lên đến 2 tỉ vào năm 2050. Vào năm 2030 người ta ước lượng là 71% trong số này sẽ sống ở các nước đang tiến, từ 12% cho đến 16% ở các xứ giầu. Về già được ở nhà riêng của mình là điều tốt đẹp, thế mà chúng ta lại thấy số những vị lão thành bị bỏ rơi tăng lên.

Bởi thế, Giáo Hội Công Giáo, hiện tại cũng như trước đây, vẫn cố gắng trợ giúp họ ngay cả về khía cạnh kinh tế, cho dù có gặp phải nhiều sự khó khăn gây ra bởi thiếu thốn về nguồn liệu hay không đủ nhân viên. Thật vậy, thưa Ngài Chủ Tịch, các cơ quan và tổ chức Công Giáo hiện nay có 532 viện dưỡng lão ở Phi Châu, 3466 ở Mỹ Châu, 1456 ở Á Châu, 7435 ở Âu Châu và 349 ở Đại Dương Châu; tất cả là 12328 viện dưỡng lão cho những người già trên toàn thế giới.

Đối diện với tình trạng những người già bị loại trừ trong xã hội hiện đại, đồng thời hướng tầm nhìn về tương lai, người ta thấy được nhu cầu cần phải thiết lập một xã hội bao gồm tất cả mọi tuổi tác, một xã hội đặt căn bản trên sự bình đẳng về mối tương giao liên thế hệ, một xã hội người già có chỗ đứng của mình, nhất là phụ nữ và thành phần thiếu may mắn.

Để đạt được điều này, Tòa Thánh chúng tôi xin đề nghị những hành động căn bản sau đây, trong gia đình, cộng đồng cũng như toàn thể xã hội:

- Phát động mối liên kết tương giao liên thế hệ;
- Bao gồm cả những vị lão thành trong việc quyết định ở trong gia đình cũng như ở các cấp ngoài xã hội; bảo đảm cho người già có thể được hưởng tất cả mọi dịch vụ xã hội căn bản, bao gồm cả việc chăm sóc sức khỏe, nhất là ở những miền quê;
- Bàn thảo với các hãng y dược để bao gồm người già vào việc nghiên cứu của họ cũng như vào việc cung cấp thuốc men với giá hạ, nhất là những thứ thuốc chính yếu;
- Đặc biệt chăm sóc cho những người già bị Khuẩn Liệt Kháng (HIV) hay Chứng Liệt Kháng (AIDS);
- Hỗ trợ những ai chăm sóc cho con cái, cháu chắt và những người thân thuộc khác, nhất là những người bị Khuẩn Liệt Kháng hay Chứng Liệt Kháng;
- Chăn sóc đặc biệt cho người già bị những bệnh tâm thần như chứng Alzheimer’s;
- Lập luật và kiên cố những biện pháp luật lệ hiện hành trong việc loại trừ tình trạng lạm dụng;
- Bảo vệ phẩm giá và sự sống của họ cho tới khi sự sống của họ tự nhiên qua đi, bằng việc chăm sóc xoa diụ khổ đau;
- Cổ động việc hiểu biết về xã hội và văn hóa đối với vị trí chính yếu của người già ở trong cộng đồng, bằng cách phác họa ra những chương trình học vấn từ tiểu học cho tới cấp chuyên nghiệp;
- Đưa người già vào lãnh vực kỹ thuật về truyền thông và tín liệu, và giúp cho họ có được những bộ phận này cũng như biết sử dụng chúng;
- Giúp người già giữ được mức sống đầy đủ của họ bao lâu có thể;
- Giúp họ hiểu biết và đương đầu với những thay đổi trong xã hội, nhất là liên quan đến vấn đề di chuyển;
- Làm giảm bớt nỗi lo âu và sự tách biệt gây nên bởi những ngăn trở về văn hóa hay ngôn ngữ, nhất là liên quan đến trào lưu của người già qua việc di dân;
- Phấn khích một hình ảnh tích cực về người già và thắng vượt những khuôn mẫu tai hại thường do các phương tiện truyền thông đại chúng gây nên;
- Phát động việc giáo dục tương giao liên thế hệ, một mối tương liên làm cho người già có thể giao tiếp với giới trẻ, nhờ đó tất cả mọi người được lợi ích bởi việc giao tiếp này.


Thưa Ngài Chủ Tịch, tình trạng nghèo khổ và những vấn đề đi liền với nó có thể tăng lên vào tuổi già, nhất là trong những trường hợp cấp cứu hay trong những tình hình xung khắc v lực. Những hệ thống an sinh xã hội và những màng lưới an toàn phải sẵn sàng bảo vệ sự sống cũng như hạnh phúc của tất cả mọi người. Phải để cho những người già có những bộ óc sáng tạo, nhất là ở lãnh giới kinh tế.

Gánh nặng nợ nần bất khả hoán trả của các nước đang tiến cần phải được giảm nhẹ để trừ tuyệt cảnh nghèo khổ, cũng như để những dịch vụ xã hội có thể cống hiến cho những thành phần bị tổn thương, nhất là những người già. Đối với thành phần già di dân, thành phần gặp trở ngại trong vấn đề hội nhập, vì những trở ngại về văn hoá và ngôn ngữ mà chúng ta cần tạo nên những dễ dãi, để có thể giúp họ thắng vượt được những trở ngại này.

Tình trạng chuyển vận của các dân tộc, tình trạng di dân và lang thang cũng đã góp phần vào việc phân lẻ của gia đình. Hậu quả là có quá nhiều người già đã bị bỏ cô đơn một mình, hay bị buộc phải lãnh trách nhiệm chăm sóc cho những đứa con bị bỏ rơi, hay sống tách biệt khỏi cha mẹ và nhà cửa. Cộng đồng quốc tế phải làm tất cả những gì có thể để giảm nhẹ những gánh nặng mà người già phải đương đầu trong tất cả mọi quốc gia, cũng như ở tất cả mọi lãnh vực xã hội.

Thưa Ngài Chủ Tịch, người già phải được coi như là một trong những bảo vật của xã hội. Tòa Thánh hy vọng rằng việc làm của Hội Nghị này sẽ phát động việc hiểu biết hơn cuộc sống của tất cả mọi người già cũng như việc cải tiến những cuộc sống này.

Cám ơn Ngài, thưa Ngài Chủ Tịch.


(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo tài liệu được phổ biến bởi Holy See Mission,
qua Màn Điện Toán Zenit ngày 9/4/2002)
 

 

ĐTC Gioan Phaolô II gửi Sứ Điệp cho Hội Nghị Thế Giới Lần Hai về Tuổi Già

Hội Nghị này diễn ra trong những ngày 8-12/4/2002, tại Maní, Tây Ban Nha. ĐTC đã ngỏ lời cùng hội nghị này như sau:

 

“Làm sao chúng ta có thể bảo đảm được sự kéo dài của một xã hội đang về già, và bảo toàn được tình trạng an sinh xã hội cho những người già cùng với phẩm chất đời sống của họ. Để đáp lại vấn đề này, chúng ta không được căn cứ vào nguyên qui luật về kinh tế; trái lại, chúng ta phải được hướng dẫn bởi những nguyên tắc luân lý lành mạnh. Trước hết, thành phần lão thành, theo phẩm vị của mình, phải được coi là những con người, một con người không suy giảm theo tháng ngày hay theo tình trạng suy thoái về thể lý và tâm trí… Kinh nghiệm cho thấy rằng, một khi quan điểm tích cực này mất đi, người già chẳng mấy chốc bị cho ra rìa và mang bản án cô đơn lẻ loi như là một thứ chết chóc về xã hội. Vậy thì phải chăng lòng tự trọng của thành phần lão thành một phần lớn tùy thuộc vào quan niệm về họ trong gia đình cũng như ngoài xã hội?”

 

ĐTC xác nhận là việc chấp nhận kinh nghiệm, kiến thức và khôn ngoan của thành phần già lão trong xã hội đưa đến “việc giúp giải quyết những vấn đề liên quan đến tuổi già”.

 

ĐTC nhấn mạnh đến những lúc khổ đau và lụy thuộc, người già “không những cần phải được chăm sóc bằng những phương tiện khoa học và kỹ thuật, mà còn phải được coi sóc một cách tốt đẹp và yêu thương, để họ không cảm thấy rằng họ là một thứ gánh nặng vô dụng, hay là một cái gì tồi tệ đến nỗi chỉ muốn chết và xin cho được chết đi. Văn minh của chúng ta phải bảo đảm cho thành phần già lão được hưởng một sự chăm sóc đầy nhân bản và theo những giá trị đích thực”.

 

21/9/2002 Thứ Bảy


Quan Điểm của Tòa Thánh Vatican về Người Già

 

"Một xã hội đa thế hệ chân thực là một xã hội làm cho người già cảm thấy rằng họ hoàn toàn thuộc về nó, một xã hội bao giờ cũng bảo vệ phẩm vị của họ, một xã hội họ không cảm thấy lo âu sợ hãi, và là một xã hội tôn trọng việc đóng góp của họ và biết ơn sự khôn ngoan của họ".


Trong Hội Nghị Âu Châu Về Việc Phục Vụ Người Già, một hội nghị được Hội Đồng Kinh Tế Liên Hiệp Quốc Về Âu Châu bảo trở, được tổ chức ở Bá Linh từ ngày 11 đến 13/9/2002, ĐTGM Diarmuid Martin, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại văn phòng Liên Hiệp Quốc ở Geneva, đã ngỏ lời như sau:


“Ngày nay, việc sống lâu và tuổi già rất thường bị liệt kê vào các thứ nạn. Việc sống lâu thực ra là một tặng ân của Thiên Chúa, cần phải được hoan hưởng và lợi dụng một cách lợi lộc. Ở hấu hết các nơi trên thế giới, việc sống lâu có thể nói là đặc tính của thời đại chúng ta. Bởi thế, thành phần già có quyền được xã hội nhận ra tất cả những khả năng và tài năng họ có, cũng như có quyền chiếm được chỗ đứng thực sự của mình trong xã hội.


Về phần xã hội cùng với các cơ cấu của xã hội, kể cả tổ chức tư, cần phải mặc lấy một vai trò chặt chẽ hơn trong việc bảo đảm có được một kế hoạch đầy đủ nhờ đó con người, khi về già, nhận được sự hỗ trợ cần thiết để tiếp tục đóng những vai chính chủ động. Chúng ta chưa hoàn toàn cứu xét tầm quan trọng rộng lớn của những đổi thay về mức sinh tử sẽ phát xuất từ tình trạng tăng thêm tuổi thọ ở Âu Châu.


Chương trình hành động được Hội Nghị này phác họa nhấn mạnh đến nhu cầu cần phải bảo tồn một hình ảnh tích cực hơn về người già. Chúng ta phải nhìn nhận xã hội của chúng ta như là những xã hội đa hệ, trong đó người già không phải là thành phần chầu rìa. Việc xã hội nhìn nhận này không được dính liền với nguyên vấn đề sản xuất về kỷ nghệ. Phẩm vị bất khả xúc phạm của mỗi một người già không lệ thuộc vào sự hữu dụng trông thấy của họ là người nam hay nữ.


Những đổi thay trong các kiểu mẫu gia đình ở nhiều quốc gia Âu Châu đã đẩy các người già đi đến chỗ bị cô lập. Tình trạng sa sút mức sinh sản một phần là vì chiều hướng cá nhân chủ nghĩa theo triết lý xã hội hiện nay, gây ra bởi những quyết định liên quan đến số lượng cũng như đến khoảng cách sinh con không để ý tới cho lắm vai trò của các gia đình hướng đến tương lai xã hội. Kiến thức theo cá nhân chủ nghĩa tương tự về con người có thể làm suy giảm khả năng của gia đình trong việc thi hành vai trò của nó nơi tình đoàn kết giữa các thế hệ.


Thật là khó khăn trong việc thiết lập mức quân bình thực sự khi chú trọng đến quyền cá nhân tiến tới tình trạng viên trọn con người với trách nhiệm phải sống đoàn kết. Tuy nhiên, tình đoàn kết bao giờ cũng phải trả cái giá của nó. Qui chế xã hội phải được thiết lập làm sao để tình đoàn kết liên thế hệ – một giá trị căn bản của xã hội loài người – không thể thực hiện chỉ vì phải trả một giá quá cao. Trong trường hợp những liên hội công/tư đa cấp cần bảo trì những ngân qũi hưu trí thì phải có đầy đủ những thứ an toàn để bảo đảm những quyền lợi căn bản và nhu cầu của người già đối với mức thăng trầm của thị trường.


Dĩ nhiên thành phần những người già có những nhu cầu đặc biệt liên quan đến nhà cửa và môi trường sinh sống thích ứng với những điều kiện khác nhau của họ. Lúc nào cũng chú ý và nâng đỡ thành phần này về nơi họ muốn sống, nếu có thể, gần với môi trường mà họ sẽ sống hầu hết cuộc đời của họ và nhất là gần gũi với gia đình của họ.


Sự kiện tràn lan và phát triển tuổi thọ đòi hỏi chẳng những các thứ thay đổi trong xã hội của chúng ta mà còn nơi những chọn lựa của con người nữa. Nhiều vấn đề trục trặc người già gặp phải thực sự là những chọn lựa lối sống không đúng trong cuộc sống trước đó, dính dáng đến vấn đề kiêng cữ và dinh dưỡng bất quân bình, thiếu vận động thể dục cũng như thiếu phương tiện về những biện pháp ngăn ngừa sức khỏe tối thiểu.


Để bảo đảm rằng thành phần người già có thể tiếp tục sống tự động và chủ động trong một thời gian dài lâu nhất có thể, cần phải chú trọng tới vấn đề các cơ cấu giáo dục, như Đại Học cho người già, cũng như các nhóm cận nhân cùng với những hiệp hội khác, những cơ cấu có thể cung ứng những hứng khởi về tri thức cũng như biết được những nhu cầu tinh thần của người già.


Một xã hội đa thế hệ chân thực là một xã hội làm cho người già cảm thấy rằng họ hoàn toàn thuộc về nó, một xã hội bao giờ cũng bảo vệ phẩm vị của họ, một xã hội họ không cảm thấy lo âu sợ hãi, và là một xã hội tôn trọng việc đóng góp của họ và biết ơn sự khôn ngoan của họ.


(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
dịch từ tài liệu Anh ngữ của Holy See Mission được Màn Điện Toán Zenit phổ biến ngày 20/9/2002)

 

Quan Sát Viên của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc trình bày về Vấn Đề Người Già.


ĐTGM Renato Martino, vị lãnh đạo phái đoàn đại biểu quan sát viên của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc đã trình bày quan điểm của Tòa Thánh về Người Già cho ủy ban đang bàn thảo về tờ tường trình kiểm điểm của tổng thư ký về Năm Quốc Tế về Người Già: Hội Nghị Thế Giới Lần Hai Về Tuổi Già. Hội Nghị thượng đỉnh này đã được tổ chức ở Tây Ban Nha ngày 12/4, được đúc kết bằng một Dự Án Quốc tế 2002 Thực Hiện Về Tuổi Già. Theo ĐTGM thì phái đoàn đại biểu của Tòa Thánh tin rằng bản tường trình của vị tổng thư ký “đã không tiến xa đủ theo những lời đề nghị của Tòa Thánh về việc tổ chức Liên Hiệp Quốc làm sao có thể góp phần hơn nữa trong việc áp dụng Dự Án Thực Hiện đã ký nhận ở Madrid… Phái đoàn đại biểu của chúng tôi tường trình rằng Giáo Hội Công Giáo khắp thế giới, qua các cơ quan khác nhau cũng như những chương trình của giáo phận địa phương, đang điều hành hơn 13.238 nhà, dưỡng viện và các cơ quan chăm sóc cho người già… Phái đoàn đại biểu chúng tôi cũng nhận thực là con số những người do các nơi này phục vụ chỉ là một con số nhỏ so với những người ở vào tuổi lục tuần”. ĐTGM đã kết luận bằng lời của ĐTC Gioan Phaolô II “tuổi già là một thời gian ân sủng, là một lời mời gọi hiệp nhất sâu xa hơn với mầu nhiệm cứu độ của Chúa Kitô và tham phần sâu xa hơn vào dự án cứu độ của Người. Giáo Hội âu yếm và đặt tin tưởng nơi người già anh chị em, ở chỗ dấn thân vào việc phấn khích làm trọn mối liên hệ về nhân bản, xã hội và tâm linh giúp cho mọi người có thể sống giai đoạn quan trọng này của cuộc đời mình một cách trọn vẹn và xứng đáng