Tòa Thánh Vatican với  Thượng Nghị Đệ Nhất Bát Cường G8

 

 

ĐTCBĐXVI: “Tôi hoan nghênh sự kiện là vấn đề nghèo khổ, liên quan đặc biệt tới Phi Châu, giờ đây xuất hiện trong hoạt trình của Nhóm đệ nhất kinh tế bát cường”

Thủ Tướng Đức Angela Merkel: “Những lời lẽ phấn khích của ngài là những gì rất quan trọng đối với tôi”

2005: Vấn Đề Tha Nợ và Giảm Nợ Quốc Tế

 

 

 

 

“Tôi hoan nghênh sự kiện là vấn đề nghèo khổ, liên quan đặc biệt tới Phi Châu, giờ đây xuất hiện trong hoạt trình của Nhóm đệ nhất kinh tế bát cường”

 

ĐTC Biển Đức XVI: Thư Gửi Thủ Tướng Đức Angela Merkel nhân dịp mở màn vai trò chủ tịch Khối Hiệp Nhất Âu Châu và G8 của nước này

 

Kính gửi Tiến Sĩ Angela MERKEL,

Thủ Tướng Cộng Hòa Liên Bang Đức Quốc

 

Vào ngày 17/6/2006, vào lúc kết thúc Thượng Nghị Saint Petersburg, bà đã loan báo rằng dưới thời đóng vai trò Chủ Tịch của mình, Nhóm 7 quyền lực dẫn đầu về kinh tế cộng với Nga (G8) sẽ tiếp tục theo đuổi vấn đề nghèo khổ toàn cầu trong hoạt trình của nó. Sau đó, vào ngày 18/10 năm ngoái, Chính Quyền Liên Bang Đức Quốc đã nói rằng vấn đề trợ giúp cho Phi Châu sẽ là ưu tiên chính yếu ở Thượng Nghị Heiligendamm.

 

Bởi thế tôi viết thư này gửi đến bà để bày tỏ lòng biết ơn của Giáo Hội Công Giáo cũng như việc cảm nhận của cá nhân tôi về những điều loan báo ấy.

 

Tôi hoan nghênh sự kiện là vấn đề nghèo khổ, liên quan đặc biệt tới Phi Châu, giờ đây xuất hiện trong hoạt trình của Nhóm đệ nhất kinh tế bát cường; thật vậy, cần phải hết sức chú trọng và đặt ưu tiên đến quyền lợi của cả các quốc gia nghèo khổ cũng như giầu thịnh. Sự kiện vai trò Chủ Tịch của Đức quốc nơi Nhóm đệ nhất kinh tế bát cường trùng với vai trò Chủ Tịch của Khối Hiệp Nhất Âu Châu cho thấy một cơ hội đặc biệt để giải quyết vấn đề này. Tôi tin tưởng rằng Đức Quốc sẽ tích cực hành sử vai trò lãnh đạo trong tay mình đối với vấn đề quan trọng toàn cầu chi phối tất cả chúng ta này.

 

Ở cuộc chúng ta gặp gỡ nhau ngày 28/8 năm vừa qua, bà đã hứa quyết cùng tôi rằng Đức Quốc chia sẻ quan tâm của Tòa Thánh về sự bất lực của các quốc gia giầu thịnh trong vấn đề cống hiến cho các quốc gia nghèo khổ, nhất là các nước ở Phi Châu, những điều kiện về tài chính và thương mại có thể gia tăng việc phát triển bền bỉ của họ.

 

Tòa Thánh đã thường nhấn mạnh là, trong lúc các Chính Quyền của các quốc gia nghèo khổ có trách nhiệm cần phải tỏ ra thực hiện việc quản trị tốt và loại trừ đi tình trạng nghèo khổ, thì vẫn không thể nào thiếu được việc chủ động tham phần của thành phần đồng bạn quốc tế. Điều này không được coi như là một thứ ‘ngoại tại’ hay như là một sự nhượng bộ có thể trì hoãn trước những quan tâm khẩn trương của quốc gia. Nó là một trách nhiệm luân lý hệ trọng và quyết liệt, căn cứ vào mối hiệp nhất của loài người, cũng như vào phẩm giá chung và định mệnh chung của kẻ giầu lẫn người nghèo, thành phần đang được xích lại gần nhau bởi tiến trình toàn cầu hóa.

 

Những điều kiện giao thương thuận lợi cho các nước nghèo, bao gồm, trước hết, là điều kiện rộng mở và dễ dàng tham gia vào các thị trường, là những gì cần phải được sẵn sàng và bảo đảm bằng những đường lối bền vững và khả tín.

 

Cũng cần phải thực hiện việc hủy bỏ một cách mau chóng, toàn thể và vô điều kiện nợ nần hải ngoại nơi các Quốc Gia Nghèo Nặng Nợ (HIPC: Heavily Indebted Poor Countries) cũng như nơi các Quốc Gia Chậm Phát Triển Nhất (LDCs: Least Developed Countries). Cần phải chấp thuận những biện pháp để bảo đảm rằng những quốc gia ấy không bị rơi vào tình trạng vướng mắc nợ nần không thể trả một lần nữa.

 

Các quốc gia phát triển cũng cần phải nhìn nhận và áp dụng một cách trọn vẹn những quyết tâm mà họ đã thực hiện liên quan tới việc trợ giúp ngoại quốc này.

 

Ngoài ra, cũng cần phải đầu tư chính yếu vào những phương tiện cho việc nghiên cứu và phát triển về thuốc men để chữa trị Hội Chứng Liệt Kháng, lao phổi, sốt rét và các bệnh nhiệt đới khác. Về vấn đề này, cái thánh đố đầu tiên và trên hết về khoa học đối với các quốc gia phát triển đó là việc khám phá ra một thứ chủng ngừa bệnh sốt rét. Cũng cần phải làm sao để cho vấn đề kỹ thuật về y khoa và dược phẩm cũng như vấn đề chuyên muôn  chăm sóc sức khỏe được thuận lợi mà không áp đặt những điều kiện về pháp lý hay kinh tế.

 

Sau hết, cộng đồng quốc tế cần phải tiếp tục hoạt động để giảm thiểu thật sự việc buôn bán các thứ vũ khí bất hợp pháp và hợp pháp, việc buôn bán bất hợp pháp những nguyên liệu quí giá, và vấn đề thất thoát vốn liếng của các quốc gia nghèo khổ, cũng như để loại trừ đi những việc chuyển ngân và tham nhũng của các viên chức ở các quốc gia nghèo khổ. 

 

Những thách đố này cần phải được tất cả mọi phần tử quốc tế thực hiện, nhưng Nhóm đệ nhất kinh tế bát cường và Khối Hiệp Nhất Âu Châu cần phải dẫn đầu.

 

Dân chúng ở các miền đất khác nhau và các nền văn hóa khác nhau khắp thế giới tin tưởng rằng việc đạt được mục tiêu nhổ tận gốc rễ tình trạng cực bần cùng vào năm 2015 là một trong những công việc quan trọng nhất trong thế giới ngày nay. Hơn nữa, họ cũng nghĩ rằng một mục tiêu như thế là những gì gắn liền bất khả phân ly với nền hòa bình và an ninh thế giới. Họ trông đợi vào vai trò Chủ Tịch, một vai trò được Đức quốc năm giữ vào những tháng tới đây, trong việc bảo đảm rằng Nhóm đệ nhất kinh tế bát cường và Khối Hiệp Nhất Âu Châu thực hiện những biện pháp cần thiết để thắng vượt tình trạng nghèo khổ. Họ sẵn sàng thực hiện phần của mình bằng những nỗ lực như thế và họ ủng hộ việc dấn thân của bà trong tinh thần đoàn kết.

 

Xin Thiên Chúa chúc lành cho hoạt động của Nhóm đệ nhất kinh tế bát cường và Khối Hiệp Nhất Âu Châu dưới quyền Chủ Tịch của Đức Quốc, tôi lợi dụng dịp này để lập lại cùng Bà Thủ Tướng lời hứa hết sức quan tâm của tôi.

 

Tại Vatican ngày 16/12/2006

 

Giáo Hoàng Biển Đức XVI

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 23/4/2007 từ bản tiếng Đức của Tòa Thánh)

 

 TOP

 

“Những lời lẽ phấn khích của ngài là những gì rất quan trọng đối với tôi”

 

Bà Thủ Tướng Đức hồi đáp thư của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI

 

Ngày 2/2/2007

 

Trọng Kính Đức Thánh  Cha,

Giáo Hoàng Biển Đức XVI

Thành Đô Vatican

 

Thưa Đức Thánh Cha,

 

Tôi hân hoan đọc bức thư của ngài ngày 16/12/ 2006, trong đó, ngài đã gửi lời chúc tốt đẹp của ngài và chia sẻ tâm tưởng của ngài về vai trò Chủ Tịch Khối Hiệp Nhất Âu Châu và Nhóm đệ nhất kinh tế bát cường. Tôi cảm thấy đặc biệt hài lòng khi thấy ngài, với tư các Lãnh Đạo của Giáo Hội Công Giáo, ủng hộ nâng đỡ những ưu tiên của vai trò Chủ Tịch Khối Hiệp Nhất Âu Châu và Nhóm đệ nhất kinh tế bát cường. Tôi xin lợi dụng dịp này để xin nói cùng ngài rằng những lời lẽ phấn khích của ngài là những gì rất quan trọng đối với tôi.

 

Chúng tôi muốn sử dụng vai trò làm Chủ Tịch của Nhóm đệ nhất kinh tế bát cường và Khối Hiệp Nhất Âu Châu để đẩy mạnh việc chiến đấu với tình trạng nghèo khổ và hiện thực các Mục Đích Phát Triển Ngàn Năm. Ở đây chúng tôi đặc biệt tập trung vào khả năng phát triển của và những thách đố nơi địa lục Phi Châu. Trong vai trò làm Chủ Tịch Nhóm đệ nhất kinh tế bát cường, vấn đề được nhấn mạnh đó là những vấn đề phát triển kinh tế và quản trị cùng với nền hòa bình và an ninh ở châu lục ấy. Đối với tôi, vấn đề quan trọng là các mối liên hệ giữa Nhóm đệ nhất kinh tế bát cường với Phi Châu cần phải tiến tới chỗ canh tân mối thân hữu. Cùng với những nỗ lực gia tăng nơi các quốc gia Phi Châu, chúng tôi cảm thấy các cộng đồng quốc tế cần phải dấn thân hơn nữa.

 

Việc chống lại Hội Chứng Liệt Kháng và Vi Khuẩn Liệt Kháng cũng như việc củng cố các hệ thống chăm sóc sức khỏe là những ưu tiên  quan trọng, nhất là của Nhóm đệ nhất kinh tế bát cường. Mục đích của chúng tôi đó là thay đổi những chính sách chiến đấu với Hội Chứng Liệt Kháng và Vi Khuẩn Liệt Kháng để những chính sách ấy đặc biệt chú trọng tới tình trạng của nữ giới và nữ nhi. Tuy nhiên, tất cả những nỗ lực này mới chỉ là những biện pháp nửa vời nếu hệ thống chăm sóc sức khỏe không được cải tiến về lâu về dài.

 

Những thách đố trong vấn đề minh bạch về tài chính và về những thị trường nguyên liệu được ngài đề cập tới sẽ được đưa vào nội dung của Nhóm đệ nhất kinh tế bát cường. Vấn đề quan trọng chính yếu ở đây đó là cổ võ và phổ biến Sáng Kiến Ghi Nhận Minh Bạch Về Kỹ Nghệ (EITI: Extraction Industries Transparency Initiative) là những gì hoàn toàn được chúng tôi ủng hộ.

 

Những khởi động giảm nợ được ngài đề cập tới là một yếu tố quan trọng trong việc chiến đấu với tình trạng nghèo khổ. Những gì đã được đồng ý ở các cuộc thượng nghị của Nhóm đệ nhất kinh tế bát cường ở Cologne (1999) và ở Gleneagles (2005) đã cống hiến cho các quốc gia được hủy bỏ nợ nần khả năng tài chính mà họ có thể sử dụng để chống lại tình trạng nghèo khổ ở xứ sở của họ. Để áp dụng việc giảm nợ đa phương đối với các quốc gia đang phát triển nghèo nhất bị vướng mắc nặng nợ như được đồng ý ở Gleneagles, thì Chính Quyền Liên Bang này đã hứa phần tham dự của Đức quốc vào hướng đi này khoảng 3.6 tỉ Âu tệ. Chính Quyền Đức Quốc cũng ủng hộ việc phác họa một Cơ Cấu Nợ Nần Khả Trợ Tính. Đây là một phương tiện quan trọng đối với việc hạn chế nguy cơ của các quốc gia nghèo khổ nhất bị rơi lại vào tình trạng nợ nần thái quá. Những xứ sở bị nợ nần trước kia đã có thể gia tăng việc tiêu xài của mình vào vấn đề chiến đấu chống tình trạng nghèo khổ từ 7% vào năm 1999 đến 9% tổng sản lượng vào năm 2005 – số tiền có thể được sử dụng để đầu tư vào các học đường và hạ tầng chăm sóc sức khỏe.

 

Tới vấn đề giao thương, chúng tôi đã từng giải quyết để kết thúc những gì được gọi là các Hiệp Định Hợp Tác Về Kinh Tế giữa Khối Hiệp Nhất Âu Châu và các quốc gia ACP bằng cách cổ võ vấn đề phát triển.

 

Ngoài ra, chúng tôi sẽ sử dụng vai trò Chủ Tịch của Khối Hiệp Nhất Âu Châu và Nhóm đệ nhất kinh tế bát cường để đẩy mạnh việc đối thoại với những nền kinh tế thị trường đang lên. Các quốc gia như Ba Tây, Trung Hoa, Ấn Độ, Mễ Tây Cơ và Nam Phi đang trở thành những quốc gia quan trọng hơn khi cần phải giải quyết những vấn đề toàn cầu như việc cung cấp năng lượng, tình trạng thay đổi khí hậu và các thứ nguyên liệu. Đó là lý do tại sao chúng tôi ôm ấp một mục đích tham lam trong vấn đề nói chuyện với cả các quốc gia ấy về những vấn đề khó khăn. Sau hết, chỉ khi nào tất cả mọi diễn viên  trên thế giới gánh vác trách nhiệm của mình thì chúng tôi mới có thể xây dựng nền công lý và hòa bình hơn mà thôi.

 

Tôi tin rằng những ưu tiên tôi đã trình bày là những gì có thể cung cấp cái đà cho vấn đề phát triển khả trợ và nhờ đó giúp chúng ta kiến tạo việc toàn cầu hóa trên thế giới trong tinh thần công bình.

 

Một lần nữa tôi xin cám ơn ngài về bức thư của ngài.

 

Chân thành,

 

Angela Merkel

 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 23/4/2007 từ bản tiếng Đức của Tòa Thánh)

 

 

TOP

 

 

2005: Vấn Đề Tha Nợ và Giảm Nợ Quốc Tế

 

Hôm Thứ Ba 14/6/2005, Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình đã phổ biến một văn thư sau đây để hoan nghênh thông báo của Hội Nghị Đệ Nhất Bát Cường G8 trong việc hủy bỏ 40 tỉ nợ của 18 quốc gia đang phát triển và dự định sẽ thực hiện việc tha nợ này cho thêm 20 quốc gia khác nữa.

 

“Giáo Hội, qua nhiều năm, đã kêu gọi các quốc gia tân tiến giảm hay hoàn toàn tha nợ cho các quốc gia đang phát triển. Trong nhiều sứ điệp của mình cho Ngày Hòa Bình Thế Giới, ĐGH GPII đã nói về gánh nặng của các món nợ đè nén niềm hy vọng phát triển được những quốc gia đang phát triển tìm kiếm một cách tuyệt vọng… Sau cùng, Hội Nghị Đệ Nhất Bát Cường G8 đã ngả theo chiều hướng ấy… Hội Đồng này có lời khen ngợi Thủ Tướng Hiệp Vương Quốc Tony Blair về việc ông gợi ý vào ngày sửa soạn cho cuộc Thượng Nghị G8 tới đây, cũng như tất cả mọi vị lãnh đạo thuộc những chính phủ khác đã tỏ ra đồng ý như vậy”.

 

“Hội Đồng này kêu gọi số tiền giờ đây không phải trả nợ sẽ được sử dụng vào việc thực hiện những cơ hội phát triển thực sự và khả thủ cho nhân dân của các quốc gia ấy. Điều này có thể được hoàn thành bằng việc cung ứng những sản vật cần thiết công cộng, như nước sạch, điều kiện vệ sinh an toàn, vấn đề chăm sóc sức khỏe căn bản cũng như những cơ hội học hành…. Các chính phủ thuộc tất cả mọi quốc gia cần phải tiếp tục trách nhiệm hoạt động để thực hiện những hứa hẹn đã được quyết định trên 30 năm qua. Đó là việc quyết tâm cung cấp .7% Tổng Sản Lượng của các quốc gia tân tiến để Chính Thức Trợ Giúp Phát Triển (ODA: Official Development Assistance) cho các quốc gia đang phát triển. Tuy đã hứa hẹn song mới chỉ có một tỉ lệ nhỏ tiền bạc được đáp ứng mà thôi.

 

“Hội Đồng Tòa Thánh đây hy vọng rằng quyết định tha 40 tỉ nợ đầu tiên này mới chỉ là bước đầu tiên được tất cả các quốc gia tân tiến thực hiện theo tinh thần đoàn kết thực sự với nhau”.

 

Hôm Chúa Nhật 12/6/2005, tờ nhật báo bán chính thức của Tòa Thánh Vatican là L’Osservatore Romano cũng đã có lời khen ngợi quyết định này của Thượng Nghị G8 họp ở Luân Đôn, một thượng nghị đã nhắc lại rằng ĐGH GPII đã nêu lên “đoạn đường” này cho “cộng đồng quốc tế” tiến bước “như là một mục tiêu của nền văn minh”.

 

Vị Trưởng Ngân Khố Hiệp Vương Quốc là Gordon Brown đã tuyên bố hôm Thứ Bảy 11/6/2005 là Thượng Nghị G8 đã đồng ý hủy nợ cho các quốc gia nghèo nhất thế giới hiện nay hoàn toàn ở Phi Châu (và hầu hết thuộc vùng hạ mạc Sahara, một vùng có tổng số nợ quốc tế 68 tỉ) là Benin, Bolivia, Burkina Faso, Ethiopia, Ghana, Guyana, Honduras, Madagascar, Mali, Mauritania, Mazambique, Nicaragua, Niger, Rwanda, Senegal, Tanzania, Uganda và Zambia. Số nợ 40 tỉ mà 18 quốc gia nghèo nhất thế giới này là những gì họ cần phải trả cho Ngân Hàng Thế Giới, Quĩ Tiền Tệ Quốc Tế và Ngân Hàng Phát Triển Phi Châu.

 

Tờ nhật báo bán chính thức của Tòa Thánh nhận định: “việc hủy bỏ nợ nần ngoại quốc của các quốc gia đang phát triển không còn là một ảo vọng nữa”.

 

Vị Tổng Trưởng Ngân Khố Hiệp Vương Quốc trên đây đã công bố việc hủy nợ quốc tế này sau hai ngày họp của các viên chức về tài chính và ngân quĩ của Đệ Nhất Bát Cường G8, một cuộc họp trước để sửa soạn cho cuộc Thượng Nghị G8 vào ngày 6-8/7/2005 ở Gleneagles Tô Cách Lan tới đây của cấp lãnh đạo 8 quốc gia đệ nhất bát cường.

 

Ngoài ra, theo mạng điện toán toàn cầu CNN ngày 12/6/2005, thì vị tân chủ tịch của ngân hàng phát triển của 184 quốc gia là Paul Wolfowitz hôm Chúa Nhật 12/6, cũng đã thôi thúc G8 tha nợ cho cả nước Nigeria nữa, một quốc gia nợ nhiều nhất ở Phi Châu.

 

Các vị bộ trưởng G8 trong cuộc họp 2 ngày vừa rồi cũng cho biết là 20 quốc gia nữa cũng có thể được giảm nợ nếu họ đạt được những tiêu chuẩn về việc quản trị tốt và tiêu diệt băng hoại. Tổng số tiền vừa tha nợ (cho 18 quốc gia trên đây) vừa giảm nợ (cho 20 quốc gia tới đây) sẽ lên đến 55 tỉ Mỹ kim. Nigeria là một quốc gia đông dân nhất Phi Châu và là quốc gia nặng nợ nhất (35 tỉ) ở châu lục này không hợp lệ về tiêu chuẩn lợi tức thấp đối với G8 để được giảm nợ, vì nước này là nước xuất cảng dầu hỏa đứng hàng thứ 7 trên thế giới.

 

ĐTGM Desmond Tutu ở Nam Phi cũng hôm Chúa Nhật nói rằng việc đồng ý tha nợ này là “một khởi đầu sáng lạn” nhưng vẫn xin G8 nới rộng vấn đề giảm nợ cho khoảng 62 quốc gia đang nặng nợ khác. Vị này đang du hành ở Hiệp Vương Quốc cũng kêu gọi các viên chức hãy kiểm soát việc sử dụng số tiền được tha nợ trong việc làm ích cho dân chúng:

 

“Tổ Chức Tân Hiệp Tác Phát Triển Phi Châu NEPAD (New Partnership For Africa's Development) và Khối Liên Hiệp Phi Châu (African Union) rất cần phải hết sức để ý tới vấn đề áp dụng đường lối kiểm điểm của mình để bảo đảm là tiền bạc không phải trả nợ ấy thực sự đến được với thành phần cần đến nó nhất”.

 

Thượng Nghị Đệ Nhất Bát Cường là cuộc họp hằng năm giữa các vị lãnh đạo thuộc 8 quốc gia kỹ nghệ chính là Hiệp Chủng Quốc, Hiệp Vương Quốc, Gia Nã Đại, Nhật, Pháp, Đức, Nga, Ý.

 

Vai trò chủ tịch (kiêm việc đứng ra tổ chức và soạn thảo chương trình) của thượng hội này được luân chuyển theo phiên cho các quốc gia hội viên hằng năm. 

 

Thượng Nghị G8 này được bắt đầu như là một diễn đàn về kinh tế mà thôi, thế nhưng sau đó nó cũng giải quyết cả những vấn đề về chính trị, xã hội (vấn đề nghèo khổ, môi sinh và nợ nần) và an ninh (như vấn đề năng lực và chống nạn khủng bố) nữa. Khối Hiệp Nhất Aâu Châu bao giờ cũng tham dự với các phần tử của G8, trong khi các vị lãnh đạo khác được mời tham dự thay đổi từng năm.

 

Ý tưởng đầu tiên tiến đến cuộc họp thượng đỉnh này là để các vị lãnh đạo thế giới bàn đến những vấn đề trong một khung cảnh thân tình. Những cuộc họp ban đầu vào thập niên 1970 này như là một “Nhóm Tự Do” được thành lập bởi Bộ Trưởng Ngân Khố Hoa Kỳ bấy giờ là George Shultz, cho đến năm 1975 bắt đầu thường xuyên hằng năm.

 

Sau đây là những năm chính trong lịch sử của cuộc thượng nghị đệ nhất bát cường G8 này: 1975: cuộc họp ở Rambouillet, Pháp mới có 6 trong 8 (bấy giờ chưa có Nga và Gia Nã Đại); 1976: Gia Nã Đại tham gia thành 7; 1977: Cộng Đồng Aâu Châu gửi đại diện tới tham dự lần đầu tiên; 1994: Nga tham dự lần đầu tiên; 1997: Nga bắt đầu trở thành hội viên; 2001 họp ở Genoa Ý quốc đã xẩy ra những đám biểu tình chống đối làm cho 1 người chết. Trong những năm gần đây có những nhóm chống vấn đề toàn cầu hóa vẫn nhắm vào cuộc thượng nghị này và gây nhiều rắc rối.

 

Năm 2002 Thượng Nghị G8 diễn ra vào ngày 26-27/6 tại làng Kananaskis ở Alberta Canada, bàn đến những vấn đề như việc củng cố việc phát triển kinh tế toàn cầu và việc phát triển khả thủ, việc chống nạn khủng bố, và việc xây dựng một hiệp tác mới cho vấn đề phát triển Phi Châu.

 

Năm 2003 Thượng Nghị G8 diễn ra vào ngày 1-3/6 tại tỉnh Evian Pháp quốc, một năm bàn đến vấn đề phát động việc giáo dục căn bản trên thế giới, chống lại việc lan tràn hội chứng và khuẩn liệt kháng cũng như các chứng bệnh lây nhiễm khác, và vấn đề giảm nợ quốc tế.

 

Năm 2004 Thượng Nghị G8 được tổ chức tại Hoa Kỳ (lần thứ 5) vào ngày 8-10/6 tại Sea Island duyên hải tiểu bang Georgia, do Tổng Thống Bush điều hành. Thượng Nghị lần này cũng bị xuống đường chống đối ở Brunswick và Savannah tiểu bang Georgia, nhưng không thể tới được Sea Island là địa điểm hộp họp. Các vấn đề được bàn đến trong thượng nghị 2004 này là tình hình kinh tế thế giới, vấn đề cải tiến Trung Đông, vấn đề phát triển Phi Châu, tình hình an ninh thế giới và vấn đề Iraq liên quan đến việc chuyển nhượng quyền bình và giảm nợ cho Iraq.

 

 

 

TOP